Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chương 4 khởi kiện vụ án HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.54 KB, 16 trang )

CHƯƠNG IV
KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
I. NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Người thực hiện việc khởi kiện là người khởi kiện trong vụ án hành chính.
Nhận định sai.
Ngưới khởi kiện theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015 là cơ quan, tổ chức
cá nhân khởi kiện VAHC đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính… Tuy nhiên
khơng phải trường hợp nào người thực hiện việc khởi kiện cũng là người khởi kiện.
Trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân là người người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện. Ngoài ra, nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người
người thực hiện việc khởi kiện là người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Vì
vậy, khơng phải trường hợp nào người thực hiện việc khởi kiện cũng là người khởi kiện
trong VAHC.
CSPL: Khoản 3, 5 Điều 117 Luật TTHC 2015.
Câu 2: Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính trong thời
hạn 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính.
Nhận định sai.
Vì trường hợp đương sự có khiếu nại quyết định hành chính đó trước khi
kiện theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện:
01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc
01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho
người khiếu nại.
=> Cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ khởi kiện vụ án hành chính trong thời hạn 01
năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính.
CSPL: Khoản 3 Điều 116 LTTHC 2015.
Câu 3: Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu


Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào thời


điểm cá nhân nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách
cử tri.
Nhận định sai.
Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là từ ngày nhận được thông báo về kết quả
giải quyết khiếu nại hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng không nhận được
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày
bầu cử 05 ngày. Như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phụ thuộc
vào thời điểm cá nhân nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh
sách cử tri.
CSPL: điểm c Khoản 2 Điều 116 LTTHC 2015.
Câu 4: Khi không đáp ứng một trong các điều kiện khởi kiện, Tòa án phải trả lại
đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Nhận định sai.
Các điều khởi kiện vụ án hành chính:
+ Chủ thể.
+ Đối tượng.
+ Thủ tục khiếu nại.
+ Thời hiệu khởi kiện.
+ Vụ việc chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, những trường hợp thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 123 thì Thẩm phán mới
trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Bên cạnh đó, trường hợp hết thời hiệu khởi
kiện Tịa án vẫn nhận đơn khởi kiện và thụ lý, nhưng sau đó ra quyết định đình chỉ theo
Điểm g Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC.
CSPL: Điều 123, Điều 143 Luật TTHC 2015.
Câu 5: Khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì cá

nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện
Nhận định đúng
Vì căn cứ theo Điều 5 và Khoản 1 Điều 115 LTTHC thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp khơng
đồng ý với quyết định, hành vi đó để u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình theo quy định của Luật này.
CSPL: Khoản 1 Điều 115 LTTHC.
Câu 6 :Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính được tính từ ngày quyết
định hành chính được ban hành.


Nhận định là sai.
Vì Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận được
(nếu người khởi kiện thuộc trường hợp được nhận QĐHC) hoặc biết được quyết định
hành chính (nếu người khởi kiện khơng thuộc trường hợp được nhận QĐHC)
Ngồi ra, trường hợp đương sự khiếu nại trước khi khởi kiệnheo đúng quy định của pháp
luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi
kiện:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho
người khiếu nại.
=> Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính khơng được tính từ ngày quyết
định hành chính được ban hành.
Cơ sở pháp lý : Khoản 2, 3 điều 116 LTTHC 2015.
Câu 7: Nếu thấy đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung quy định của pháp luật,
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành văn bản trả lại đơn khởi
kiện cho người khởi kiện
Nhận định sai.

Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 122 Luật TTHC 2015: sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thấy
đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung quy định của pháp luật tố tụng hành chính cụ
thể là các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 thì Thẩm phán thơng báo bằng văn
bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thơng báo của Tồ án.
Câu 8: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính khơng thể ủy quyền
cho người khác khởi kiện vụ án hành chính
Nhận định đúng.
Vì theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật TTHC thì người khởi kiện chỉ là cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền và lợi ích bị tác động trực tiếp bởi đối tượng khởi kiện chứ
không cho phép ủy quyền người khác khởi kiện vụ án hành chính.
CSPL: Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC.
Câu 9: Việc tính thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính phụ thuộc vào người đi
kiện có thực hiện việc khiếu nại hay không.
Nhận định sai.


Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để
yêu cầu Tịa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm. Việc tính thời hiệu khởi kiện không phụ thuộc vào người đi kiện có thực hiện việc
khiếu nại hay khơng. Cụ thể quy định thời hiệu khởi kiện:
01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thơi việc;
30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh;
Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử
tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả
giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
=> Tính thời hiệu khơng phụ thuộc vào khiếu nại mà có thể tính từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

CSPL: Khoản 1, 2 Điều 116 Luật TTHC 2015.
Câu 10: Đối với hành vi hành chính thể hiện dưới dạng khơng hành động thì thời
hiệu khởi kiện vụ án hành chính được tính từ ngày nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết vụ
việc.
Nhận định sai.
Hành vi hành chính khơng hành động như là cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm
quyền khơng giải quyết u cầu theo thẩm quyền của mình hoặc khơng có văn bản trả lời
cho người khiếu nại.
Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được hành vi hành chính
=> Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi hành chính thể hiện dưới dạng khơng hành động
là 01 năm kể từ ngày hết thời hạn theo quy định pháp luật mà cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao
Ngồi ra, trường hợp đương sự có khiếu nại quyết định hành chính đó trước khi khởi
kiện theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện:
01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho
người khiếu nại.
Vậy thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính khơng được tính từ ngày nộp hồ sơ yêu cầu
giải quyết vụ việc.
CSPL:Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 116 LTTHC 2015.


Câu 11: Cá nhân là người chưa thành niên khởi kiện vụ án hành chính thì đơn khởi
kiện khơng cần có chữ ký của người khởi kiện hoặc người đại diện của họ.
Nhận định sai.
Cá nhân khi khởi kiện VAHC thì phải làm đơn khởi kiện. Trường hợp cá nhân là người
chưa thành niên khởi kiện VAHC thì người đại diện của họ có thể tự mình hoặc nhờ
người khác làm đơn khởi kiện và tại phần cuối đơn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người đại diện hợp pháp đó. Vì vậy chữ ký của người đại diện của họ là yêu cầu bắt

buộc.
CSPL: Khoản 3 Điều 117 Luật TTHC 2015.
Câu 12: Đối với trường hợp đương sự khơng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì
Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện được Thẩm phán thông báo việc
thụ lý.
Nhận định sai.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thơng báo cho người khởi kiện biết để
họ nộp tiền tạm ứng án phí. Đối với trường hợp đương sự không được miễn nộp tiền tạm
ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí.
CSPL:Khoản 2 Điều 125 LTTHC.
Câu 13: Trong trường hợp nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án
có thẩm quyền vừa có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tịa án khi đa số người chọn khởi kiện ra Tòa
án.
Nhận định sai.
Trong trường hợp nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án có thẩm quyền
vừa có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải
quyết được chia ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập
với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa
án, còn việc giải quyết khiếu nại của người khiếu nại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Trường hợp 2: Nếu quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại khơng
độc lập với nhau thì Tịa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục chung đồng thời thông báo


cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và u cầu chuyển tồn bộ hồ sơ cho Tịa
án.

CSPL: Khoản 3 Điều 33 LTTHC 2015

Câu 14: Khi có tranh chấp thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa Tịa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tịa án nhân dân tỉnh Long An thì Chánh án
Tịa án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết.
Nhận định đúng.
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 34 Luật TTHC 2015 thì Tịa án nhân dân Tp. HCM là Tòa án
thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh Long An trực thuộc phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao Tp. HCM. Đây là tranh chấp
thẩm quyền giữa các Tòa án cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án
nhân dân cấp cao tại TP HCM. Vì vậy, khi có xảy ra tranh chấp giữa hai Tịa án thì
Chánh án Tịa án nhân dân cấp cao tại Tp.HCM có thẩm quyền giải quyết.
CSPL: Điều 34 Luật TTHC 2015.
Câu 15: Ngày khởi kiện vụ án hành chính khơng căn cứ vào ngày tháng năm làm
đơn khởi kiện
Nhận định đúng
Căn cứ Điều 120 LTTHC thì xác định ngày khởi kiện là dựa vào ngày nộp đơn hoặc
ngày gửi đơn hoặc ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi tùy phương thức
gửi
Vì vậy ngày khởi kiện vụ án hành chính khơng căn cứ vào ngày tháng năm làm đơn khởi
kiện.
CSPL: Điều 120 LTTHC.
Câu 16 : Thông báo thụ lý vụ án luôn không được gửi cho người khởi kiện
Nhận định là sai
Vì trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc khơng phải nộp
tiền tạm ứng án phí thì sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu
xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thơng báo cho
người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Cơ sở pháp lý : Khoản 1 Điều 125 LTTHC 2015.
Câu 17: Thẩm quyền ra văn bản thụ lý vụ án hành chính có thể thuộc về Chánh án

Tịa án
Nhận định sai


Căn cứ theo khoản 1 Điều 125 Luật TTHC 2015 quy định sau khi nhận đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà
người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc khơng phải
nộp tiền tạm ứng án phí thì thơng báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Và theo Điều 37 Luật TTHC 2015 thì khơng có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra văn bản thụ lý vụ án hành chính.
Như vậy, Thẩm quyền ra văn bản thụ lý vụ án hành chính thuộc về Thẩm phán.
Câu 18: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện thuộc về
Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện.
Nhận định sai.
Vỉ theo quy định tại Điều 124 Luật TTHC thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc trả
lợi đơn khởi kiện thuộc về:
+ Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về
việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh
án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên 1 cấp trực tiếp là
quyết định cuối cùng nếu người khởi kiện kiếu nại theo khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không chỉ thuộc về
thẩm phán được phân cơng xem xét đơn khởi kiện mà cịn thuộc về Chánh án Tòa án
trên 1 cấp trực tiếp.
CSPL: Khoản 2, 5, 6 Điều 124 Luật TTHC.
Câu 19: Văn bản trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện được ban hành trong
mọi giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Nhận đinh sai.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án

phân cơng một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét
đơn khởi kiện và có một trong các quyết định:
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
=> Văn bản trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện được ban hành trong giai đoạn
trước khi tòa án thụ lý vụ án
CSPL: Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 121 Luật TTHC 2015
Câu 20: Nhiệm vụ xem xét đơn khởi kiện thuộc về Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án.


Nhận định sai
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 121 LTTHC thì khi nhận được đơn khởi kiện trong vịng 3
ngày làm việc Chánh án toà án nhân dân sẽ phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi
kiện. Thẩm phán xem xét đơn là trong giai đoạn khởi kiện, thụ lý có thể đồng thời là
Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bi xét xử sơ thẩm
nhưng cũng có thể khơng đồng thời là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Vậy
nhiệm vụ xem xét đơn khởi kiện không phải luôn thuộc về Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ án mà Thẩm phán xem xét đơn và Thẩm phán được phân cơng giải quyết
vụ án có thể là hai Thẩm phán khác nhau
CSPL: Khoản 2 Điều 121 LTTHC.

II. BÀI TẬP.
Bài 1: Bà A - chủ doanh nghiệp tư nhân M có trụ sở đặt tại huyện ĐH tỉnh LA. Ngày
01/8/2016, doanh nghiệp M bị Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện CĐ tỉnh KG xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Bà A đã khiếu nại vào ngày 01/9/2016. Việc
khiếu nại đã được thụ lý vào ngày 05/9/2016 nhưng đến ngày 16/9/2016 khiếu nại vẫn
không được giải quyết. Bà A muốn khởi kiện vụ án hành chính. Hỏi:
a/ Bà A có được quyền u cầu Tịa án giải quyết vụ việc trên hay không?

- Chủ thể: Bà A là chủ doanh nghiệp tư nhân M - là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp M bị Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện CĐ tỉnh KG xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi trốn thuế ( Điều 5, 8, Khoản 1 Điều 115 Luật TTHC 2015).
- Đối tượng: Hành vi hành chính của Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện CĐ tỉnh KG xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế doanh nghiệp M (Khoản 1 Điều 30 Luật
TTHC 2015).


Theo khoản 3, 4 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì:
Về mặt hình thức: Hành vi xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế là hành
động
Về mặt chủ thể ban hành: Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện CĐ tỉnh KG là người có
thẩm quyền trong cơ quan được giao thực hiện quản lí hành chính nhà nước.
Về mặt tính chất: Xử phạt hành vi trốn thuế là nằm trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ
được giao của Chi cục trưởng Chi cục Thuế và không thuộc các trương hợp loại trừ tại
Điểm a, b , c Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC
=> Đây là HVHC và là HVHC bị khiếu kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết TAND.
- Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Điểm d
Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC
- Thủ tục khiếu nại: Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì Thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết có thể kéo dài hơn nhưng khơng quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
=> Bà A nộp đơn khiếu nại ngày 01/9/2016, đến ngày 5/9/2016 đơn khiếu nại được thụ
lý nên ngày 16/9/2016 chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại
=> Trường hợp này bà A đã khiếu nại và được thụ lý. Theo Khoản 1 Điều 115 Luật
TTHC 2015 thì bà A chỉ có quyền khởi kiện khi đã khiếu nại với người có thẩm quyền
giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không
được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu
nại về quyết định, hành vi đó. Vậy thời hạn giải quyết khiếu nại chưa hết nên bà A chưa
được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc khi đã
được giải quyết khiếu nại nhưng bà khơng đồng ý thì bà A mới có thể khởi kiện ra Tịa
án trong thời hiệu quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật TTHC 2015:
01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
b/ Xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ việc trên.
Quyết định xử phạt của chi cục trưởng chi cục thuế là hành vi hành chính bị khởi kiện
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật TTHC thời hiệu khởi kiện:


TH1: Nếu khiếu nại được giải quyết đúng thời hạn
01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
TH2: Hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho người
khiếu nại.
01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho
người khiếu nại.Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì Thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết có thể kéo dài hơn nhưng khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
=> Bà A nộp đơn khiếu nại ngày 01/9/2016, đến ngày 5/9/2016 đơn khiếu nại được thụ
lý nên thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày 5/10/2016. Vậy thời hiệu khởi kiện sẽ
kết thúc vào ngày 5/10/2017.
c/Tịa án có thẩm quyền giải quyết việc khiếu kiện của bà A.
Quyết định hành chính nêu trên không thuộc trường hợp loại trừ từ điểm a đến điểm c
khoản 1 Điều 30 nên khiếu kiện này thuộc thẩm quyền của giải quyết của Tòa án.
Chủ thể bị khởi kiện à chi cụ trưởng chi cục thuế, đây là người có thẩm quyền trong cơ

quan hành chính cấp huyện (huyện GĐ) nên theo khoản 1 Điều 31 Luật TTHC 2015,
khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước đó nên Tịa án huyện GĐ sẽ có thẩm quyền giải
quyết khiếu kiện nêu trên.
d/Giả sử sau khi Tòa án thụ lý vụ án, Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện CĐ ra
quyết định rút lại toàn bộ quyết định xử phạt bị khiếu kiện để xử lý lại vụ việc theo
đúng thủ tục. Trong trường hợp này, Tòa án xử lý như thế nào? Vì sao?
Người bị kiện là chi cục trưởng chi cục thuế, khi người bị kiện rút lại quyết định xử phạt
để xử lý lại vụ việc đúng thủ tục thì Tịa án vấn tiếp tục giải quyết vụ án, bởi lẽ, việc rút
quyết định xử phạt để xử lý lại không thuộc các căn cứ để tịa án có thể tạm đình chỉ
hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.
Còn nếu trường hợp khi rút lại quyết định xử phạt để xử lý lại và bà A rút đơn khởi kiện
theo điểm e Khoản 1 Điều 143 thì tịa án mới có căn cứ đề đình chỉ giải quyết vụ án.


Bài 2: Ngày 01/10/2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh LA ban hành Quyết định số 1234/QĐUB thu hồi đất của ông A (cư trú tại huyện MC, tỉnh BT). Không đồng ý với quyết định
thu hồi đất này, ông A khiếu nại Quyết định số 1234/QĐ-UB, khiếu nại này được thụ lý
giải quyết vào ngày 10/10/2016.
a/ Cho đến ngày 30/10/2016 khiếu nại của ông A vẫn chưa được giải quyết bằng một
quyết định giải quyết khiếu nại, dù ông UBND đã nhiều lần mời ông lên làm việc.
Nay ông A muốn khởi kiện VAHC đối với quyết định 1234/QĐ-UB. Theo Anh/chị,
Ơng LT có thể khởi kiện khơng? Tại Tồ án nào? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý?
- Chủ thể: Ông A là cá nhân bị UBND tỉnh LA ra quyết định thu hồi đất nên khởi kiện
Quyết định số 1234/QĐ-UB để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình ( Điều 5, 8,
Khoản 1 Điều 115 Luật TTHC 2015).
- Đối tượng: Quyết định hành chính của UBND tỉnh LA (Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC
2015).
Theo khoản 1, 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì:
Về mặt hình thức: Quyết định thu hồi đất số 3154/QĐ-UBND bằng văn bản

Về mặt chủ thể ban hành: UBND tỉnh LA là cơ quan. có thẩm quyền được giao thực hiện
quản lí hành chính nhà nước.
Về mặt nội dung: đây là QĐHC cá biệt vì nó được ban hành cụ thể trong quản lý hành
chính và được áp dụng một lần đối với ông A và không thuộc các trương hợp loại trừ tại
Điểm a, b , c Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC
=> Đây là QĐHC và là QĐHC bị khiếu kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết TAND.
- Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Điểm d
Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC
- Thủ tục khiếu nại: Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì Thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
=> Ông A đã khiếu nại và được thụ lý vào ngày 10/10/2016 nhưng cho đến ngày
30/10/2016 vẫn chưa được giải quyết bằng một quyết định giải quyết khiếu nại nhưng
vẫn chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại của ông A
=> Trường hợp này ông A đã khiếu nại và được thụ lý. Theo Khoản 1 Điều 115 Luật
TTHC 2015 thì ơng A chỉ có quyền khởi kiện khi đã khiếu nại với người có thẩm quyền
giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không


được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu
nại về quyết định, hành vi đó. Vậy thời hạn giải quyết khiếu nại chưa hết nên ơng A chưa
được quyền u cầu Tịa án giải quyết.
Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc khi đã
được giải quyết khiếu nại nhưng bà không đồng ý thì ơng A mới có thể khởi kiện ra Tòa
án trong thời hiệu quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật TTHC 2015:
01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
* Tòa án giải quyết:

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì QĐHC trên khơng thuộc các trương hợp loại
trừ tại Điểm a, b , c Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC nên đây là QĐHC bị khiếu kiện và
thuộc thẩm quyền giải quyết TAND.
Theo Khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015 thì khiếu kiện quyết định hành chính của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh là UBND tỉnh LA trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa
án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. => TAND tỉnh LA có thẩm
quyền giải quyết
b/ Giả sử Tồ án có thẩm quyền đã tun Quyết định số 1234/QĐ-UB là trái pháp
luật và huỷ bỏ quyết định này. Ông A muốn khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt
hại do quyết định xử phạt gây ra. Theo Anh/chị, thủ tục tố tụng nào sẽ được áp
dụng? Vì sao?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật TTHC 2015 A có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi
thường thiệt hại do quyết định xử phạt gây ra. Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt
hại, các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố
tụng dân sự được áp dụng để giải quyết.
c/ Giả sử, Bản án sơ thẩm bị kháng cáo, bản án phúc thẩm được tuyên vào ngày
30/12/2016. UBND tỉnh LA khơng đồng ý nên ngày 06/01/2017 đã có văn bản đề
nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án
phúc thẩm. Anh/chị hãy xác định:
- Thời hạn kháng nghị.


- Cách xử lý của Hội đồng giám đốc thẩm nếu Hội đồng giám đốc thẩm phát hiện
Thư ký đã tham gia xét xử phúc thẩm của vụ án hành chính này là em ruột của
người bị kiện.
Trả lời:
- Thời hạn kháng nghị: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 263 Luật THHC 2015 thì người có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời
hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật tức là thời
hạn 03 năm kể từ ngày bản án phúc thẩm được tuyên vài ngày 30/12/2016 . Như vậy,

thời hạn kháng nghị đến ngày 30/12/2019. UBND tỉnh LA đã có văn bản đề nghị người
có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm ngày
06/01/2017 thì vẫn nằm trong thời hạn kháng nghị.
- Nếu Hội đồng giám đốc thẩm phát hiện Thư ký đã tham gia xét xử phúc thẩm của vụ án
hành chính này là em ruột của người bị kiện thì hủy bản án xét xử phúc thẩm để xét xử
phúc thẩm lại.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2015 thì Thư ký Tịa án là người tham
gia tiến hành tố tụng. Căn cứ Khoản 7 Điều 3 thì người bị kiện là đương sự.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 8 NQ 02/2011/NQ - HĐTP thì em ruột là người thân thích.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 và Khoản 1 Điều 47 Thư ký là người thân thích của đương
sự là em ruột của người bị kiện thuộc trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng.
=> Căn cứ theo Khoản 3 Điều 274 Luật TTHC 2015 thì Thành phần của Hội đồng xét xử
phúc thẩm vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nên phải hủy bản án phúc thẩm đã có
hiệu lực pháp luật để xét xử phúc thẩm lại.
Bài 3: Công ty A bị Chi Cục trưởng Chi Cục Quản lý cạnh tranh ban hành Quyết định số
02 xử phạt 5.000.000 đồng do đã có hành vi trực tiếp đưa ra thơng tin khơng trung thực.
Cơng ty A thì cho rằng việc xử phạt là khơng có cơ sở.
1/ Nếu muốn khởi kiện, Công ty A phải thực hiện các thủ tục nào? Vì sao?
* Thủ tục khởi kiện:
Cơng ty A có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính số 02 trên trong
trường hợp khơng đồng ý với quyết định đó: Khoản 1 Điều 115 Luật TTHC 2015
* Soạn đơn khởi kiện:
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo khoản 1 Điều 118 Luật TTHC 2015.
– Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp
của người khởi kiện là Công ty A bị xâm phạm.


– Cơng ty A là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơng ty có thể tự mình
hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi
kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp

pháp của cơ quan, tổ chức ; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp cơng ty A khởi kiện
thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
* Nộp đơn khởi kiện:
Căn cứ theo Điều 119 Luật TTHC 2015 thì Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các
phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án
– Gửi qua dịch vụ bưu chính
– Gửi trực tuyến qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).
Trình tự thủ tục khởi kiện là các công việc và thứ tự các công việc mà người khởi kiện
phải thực hiện để đơn khởi kiện của họ được Tòa án xem xét và thụ lý. Trình tự tiến hành
khởi kiện bắt đầu từ việc người khởi kiện gửi đơn và tài liệu kèm theo đến Tịa án có
thẩm quyền giải quyết vụ án => Công ty A phải thực hiện các thủ tục khởi kiện vì Tịa án
chỉ chấp nhận thụ lý giải quyết vụ án khi chủ thể khởi kiện có đơn khởi kiện và tuân thủ
đúng thủ tục, trình tự khởi kiện luật định: Điều 8, Khoản 1 Điều 117 Luật TTHC 2015
2/ Giả sử Công ty A đã khiếu nại Quyết định số 02 nhưng đã quá thời hạn giải quyết
khiếu nại theo quy định nhưng vẫn chưa được giải quyết. Hỏi Cơng ty A có thể khởi
kiện vụ án hành chính khơng?
Cơng ty A có thể khởi kiện vụ án hành chính.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Luật TTHC 2015 có quy định cơ quan, tổ chức có quyền
khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính đã khiếu nại với người có
thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà
khiếu nại không được giải quyết.
Như vậy, Công ty A đã khiếu nại Quyết định số 02 nhưng đã quá thời hạn giải quyết
khiếu nại theo quy định nhưng vẫn chưa được giải quyết thì Cơng ty A có quyền khởi
kiện vụ án hành chính theo quy định trên.
3/ Giả sử, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 04 giải quyết
khiếu nại, theo đó, bác khiếu nại của Cơng ty A và giữ nguyên Quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh số 02 do xét thấy việc khiếu nại là không đủ căn cứ. Công ty A khởi



kiện vụ án hành chính. Anh/chị hãy xác định đối tượng khởi kiện và tư cách đương
sự trong vụ án hành chính.
*Xác định đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính mang tính cá biệt
do cơ quan hành chính có thẩm quyền ban hành hay là hành vi hành chính của công chức
nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức và một số
đối tượng khác được cho là xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức đó.
Theo khoản 1, 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì:
Về mặt hình thức: Quyết định xử phạt số 02 bằng văn bản
Về mặt chủ thể ban hành: Chi cục trưởng Chi cục quản lý cạnh tranh là người có thẩm
quyền trong cơ quan được giao thực hiện quản lí hành chính nhà nước.
Về mặt nội dung: đây là QĐHC cá biệt vì nó được ban hành cụ thể trong quản lý hành
chính và được áp dụng một lần đối với Cơng ty A và không thuộc các trương hợp loại trừ
tại Điểm a, b , c Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC
=> Đây là QĐHC và là QĐHC bị khiếu kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết TAND.
Công ty A khiếu kiện Quyết định số 04 về giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh là đã bác khiếu nại của Công ty A và giữ nguyên Quyết định số 02 là
khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, đối tượng khởi kiện trong trường hợp
này là khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
là quyết định số 04 của Bộ trưởng Bộ Công thương: Khoản 3 Điều 30 Luật TTHC 2015
* Xác định tư cách đương sự.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì Đương sự bao gồm người khởi kiện,
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người khởi kiện là cơng ty A vì cơng ty A là tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Người bị kiện là Bộ trường Bộ Cơng thương vì đã ban hành Quyết định số 04 để giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh





×