Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ u đôm xay quản lý trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.04 KB, 100 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ và cơng tác cán bộ giữ vai trị rất quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng, quyết định đến sự thành bại của cách mạng Lào. Vì thế, xây dựng
đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp luôn là
mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, tríc hÕt phải làm tốt quy hoạch
cán bộ (QHCB). QHCB là căn cứ khoa học o to, bi dng, rèn
luyện, th thỏch cán bộ và qua đó xem xét đề bạt, bố trí và
bổ nhiệm cán bộ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng
(ĐNDCM) Lào luôn luôn chú trọng vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ,
trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành đủ phẩm chất và năng
lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng Lào.
Những năm qua, ĐNDCM Lào đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về cơng tác tổ
chức cán bộ, trong ®ã cã Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị, ngày 21-8-2007 về
QHCB lãnh đạo, quản lý; Hướng dẫn 198 của Ban Tổ chức Trung ương ngày
13-10-2007 về tổ chức thực hiện Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị về QHCB lãnh đạo,
quản lý. Đã là những căn cứ rất quan trọng để các cấp uỷ đảng quán triệt, vận
dụng và tổ chức thực hiện trong việc QHCB nhất là QHCB lãnh đạo, quản lý.
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, trong những năm qua các cấp uỷ
đảng đã tiến hành QHCB góp phần khắc phục tình trạng bị động, hụt hẫng đội
ngũ cán bộ, xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Đội
ngũ cán bộ này đã góp phần to lớn vào những thành tựu chung của đất nước Lào
trong thời kỳ đổi mới.


2
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế hiện
nay, nhất là trước những tác động cđa mỈt trái nỊn kinh tế thị trường;


sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một bộ phận
cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thối về đạo đức
cách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đội ngũ cán bộ, cơng
chức nói chung, cán bộ chủ chốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
của thời kỳ mới. Cơng tác cán bộ, nhất là QHCB cịn nhiều bất cập, các
khâu của công tác cán bộ như tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. Ở một số nơi chưa tổ chức quán
triệt kỹ và làm đúng theo quy trình, nguyên tắc QHCB theo tinh thần của
Trung ương.
U Đôm Xay là một tỉnh miền núi nghèo nằm ở trung bắc Lào, kinh tế
chậm phát triển. Công tác cán bộ, nhất là QHCB trong những năm qua đã có
nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định; đội ngũ cán bộ nói chung,
cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (BTVTU) quản lý đã
thể hiện sự vững mạnh về bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức, năng lực ngày
càng được nâng cao, cơ bản hồn thành nhiệm vụ được Đảng, chính quyền và
nhân dân giao phó. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ vẫn cịn hạn chế về trình độ,
chun mơn, nghiệp vụ, năng lực; mét sè n¬i đội ngũ cán bộ vừa thừa,
vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hụt hẫng. Nhìn
chung chất lượng, hiệu quả trong QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý
chưa thật rõ nét; cịn những hạn chế về quy trình, phương pháp, tính đồng bộ
chỉ đạo thực hiện.
Thực trạng trên đòi hỏi cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng
cao chất lượng công tác cán bộ nhất là QHCB để xây dựng được đội ngũ cán
bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực tiễn, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố (CNH, HĐH) của tỉnh.


3
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Quy hoạch cán bộ diện Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay quản lý trong giai đoạn hiện nay" làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quy hoạch là một khâu rất quan trọng trong cơng tác cán bộ, chính vì
thế đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên
cứu, tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến những cơng
trình tiêu biểu như:
* Ở Việt Nam:
- Bài viết của PGS,TS Trần Đình Hoan: “Đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Cuốn sách phân tích những vấn
đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; quá trình thực hiện công tác đánh giá, quy
hoạch, luân chuyển cán bộ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và thực
trạng công tác này trong tình hình hiện nay; quan điểm, giải pháp đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước và nêu lên một số vấn đề đánh giá,
quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lịch sử nước Việt Nam
và một số nước trên thế giới.
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của Cao Khoa Bảng: “Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố"
(Qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của Trần Cát Điền: “Công tác quy
hoạch cán bộ chủ chốt cấp quận thuộc diện Thành uỷ Thành phố Hồ Chí
Minh quản lý trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2005.


4
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của Trần Thị Thanh Nhàn: “Quy

hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội quản lý giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007.
- Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị của Phạm Minh Phúc: “Công tác
quy hoạch cán bộ chủ chốt diện Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Cần Thơ
quản lý trong giai đoạn hiện nay", Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
- Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị của Trần Minh Thấu: “Công tác
quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Đồng Nai trong giai đoạn
hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
- Bài: "Về vấn đề cán bộ và quy hoạch cán bộ", của Hà Đăng, Tạp chí
Cộng sản, số 8, 2003.
- Bài: "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước", của Trần Đình Hoan, Tạp chí Cộng sản,
số 33, 2003.
- Bài: "Mối quan hệ giữa đánh giá, quy hoạch, đào tạo và luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý", của Nguyễn Duy Hùng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, 2003.
- Bài: "Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị một số giải pháp chủ yếu", của Ngô Kim Ngân, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, 2002.
- Bài: "Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời
kỳ mới", của Tơ Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, số 3, 1999.
* Ở Lào:
- Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị của Thong Chăn Khổng Phum
Khăm: “Cơng tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng NDCM Lào quản lý
giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị của Đăm Đi Năn Tha Vông: “Xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý


5
ở tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn

hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
Nhìn khái qt, đã có một số cơng trình nghiên cứu về cơng tác cán bộ
nói chung, QHCB nói riêng trong giai đoạn hiện nay, với nội dung phong phú,
làm sáng tỏ tính tất yếu, vai trị, phương thức, quy trình, ngun tắc QHCB…
mang lại những đóng góp đáng kể làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương,
chính sách về cán bộ, QHCB ở Lào.
Tuy nhiên, cho đến nay ở nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về QHCB diện BTVTU
U Đơm Xay quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài QHCB diện BTVTU
U Đôm Xay quản lý thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ
đề, đề xuất nh÷ng giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng QHCB
diện BTVTU U Đôm Xay quản lý trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Luận giải cơ sở lý luận của QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý.
- Đánh giá đúng thực trạng QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý;
những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến QHCB diện BTVTU U Đôm Xay
quản lý, chỉ ra các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan,
những tồn tại, thiếu sót của QHCB của tỉnh và rút ra những kinh nghiệm về
nâng cao chất lượng QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
những vấn đề cấp bách và lâu dài về QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản
lý trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


6

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý trong
giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐNDCM Lào, tham khảo kinh
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các bài viết của các tác giả Việt Nam
về công tác cán bộ nói chung, QHCB nói riêng.
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động thực hiện
QHCB ở tỉnh U Đôm Xay từ năm 2005 đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp
khảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp; phương pháp lơgíc và lịch sử,
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ tính cấp bách của QHCB diện BTVTU U
Đôm Xay quản lý giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng và rút ra được một số kinh nghiệm QHCB
diện BTVTU U Đôm Xay quản lý trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tăng cường
thêm chất lượng QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Ban Chấp hành
đảng bộ tỉnh; ngồi ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
giảng dạy ở trường chính trị tỉnh U Đơm Xay.


7

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Chương 1
QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ
U ĐÔM XAY QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH UỶ VÀ BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ U
ĐÔM XAY

1.1.1. Vài nét về tỉnh U Đôm Xay
Tỉnh U Đôm Xay là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của năm tỉnh
bắc Lào, cách Thủ đô Viêng Chăn hơn 500 km.
Tỉnh U Đôm Xay có diện tích khoảng 15.370 km2, chiếm 6,4% tổng
diện tích cả nước; phía Bắc giáp với tỉnh Phơng Sa Lú và nước Cộng hịa
Nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha bu Ly, phía Đơng
giáp với tỉnh Lng Pha Bang và phía Tây giáp với tỉnh Lng Năm Tha,
tỉnh Bo Kẹo. Địa hình tỉnh U Đơm Xay chia thành ba vùng rõ rệt: vùng núi,
vùng trung du và vùng đồng bằng. Trong đó miền núi chiếm 85% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh; mỗi vùng có khí hậu khác nhau, song khí hậu tỉnh U
Đơm Xay là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh và khơ; mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều.
Tồn tỉnh gồm có 7 huyện, có 67 khu vực cơ sở (gọi là nhóm bản phát
triển); có 508 bản - làng, 44.891 hộ gia đình, dân số của tỉnh là 275,926
người, trong đó nữ 138.347 người (theo số liệu thống kê năm 2009 của tỉnh),
mật độ dân số 17 người/ km2, phân bố không đồng đều giữa vùng cao và vùng


8
thấp, giữa thành thị và nông thôn. Dân số trong tỉnh có 3 d©n téc.

Tỉnh U Đơm Xay là cửa ngõ, là trung tâm và đầu mối giao thông giữa
các tỉnh miền Bắc của Lào và các nước láng giềng như: Việt Nam, Trung
Quốc và Thái Lan. Hệ thống giao thông tương đối phát triển, bao gồm đường
bộ, đường thủy và đường hàng không thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa
trong nước và quốc tế.
Là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển. Đại bộ phận
dân số sống bằng nghề nông, phá rừng làm rẫy và làm ruộng trồng lúa là
chủ yếu, cơ sở sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, đời sống của một bộ phận
đồng bào vùng cao cịn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập
qn ở nhiều nơi cịn lạc hậu. Tình hình đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm
vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cơ quan
nhà nước ở địa phương. Từ khi đất nước Lào giành được độc lập và thành
lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến nay, đảng bộ và nhân dân
các dân tộc tỉnh U Đôm Xay đã ra sức xây dựng quê hương phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt sau khi có đường lối đổi mới của Đảng. M Ỉc dù cịn
nhiều khó khăn do hậu quả của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp và t¸c
động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vào những năm 1999
-2002, nhưng đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh U ụm Xay tip tc
phỏt huy truyền thng đoàn kết, hăng hái thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và đã đạt được những kết quả rất quan trọng về các mặt kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Những thành tựu nổi bật về kinh tế là: năm
2000 thu nhập bình quân đầu người là 270 USD, năm 2005 là 323 USD,
năm 2007 là 477 USD, năm 2009 là 568,58 USD; cơ cấu kinh tế có bước
chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh năm
2005 là 954,58 tỷ kíp, tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông - lâm nghiệp
chiếm 61,40 %, công ngiệp - chế biến chiếm 19,10 %, thương mại dịch vụ
chiếm 19,50 % [39, tr.6], ®ến năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh


9
là 1.368,11 tỷ kíp, tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông - lâm nghiệp chiếm

56 %, công nghiệp - chế biến chiếm 21,70 %, thương mại dịch vụ chiếm
22,3 % [40, tr.7].
Mặc dù kinh tế có sự phát triển nhưng đời sống nhân dân còn ở mức
thấp và còn nhiều khó khăn. Trong tồn tỉnh cịn có 14.417 hộ gia đình nghèo
chiếm 31,2% của hộ gia đình tồn tỉnh [40, tr.9].
1.1.2. Khái quát về Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay
1.1.2.1. Khái quát về Tỉnh uỷ U Đôm Xay
Tỉnh uỷ U Đôm Xay (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh U Đôm Xay) là cơ
quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biu, đc Đại hội đại
biểu ng b tnh bu ra để lãnh đạo đảng bộ và nhân dân tỉnh thực hiện
nghị quyết cña Đại hội và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.
- Về số lượng: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 20052010 (tháng 5/2005) đã bầu 27 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, trong đó nữ có 03 đồng chí = 11,11%.
- Về trình độ, độ tuổi:
+ Trình độ chuyên mơn: có 1/27 đồng chí = 3,7% có trình độ tiến sỹ;
4/27 đồng chí = 14,81% có trình độ thạc sỹ; trình độ cử nhân khơng có;
17/27 đồng chí = 62,96% có trình độ cao đẳng; 5/27 đồng chí = 18,51% có
trình độ trung cấp.
+ Trình độ lý luận chính trị: có 25/27 đồng chí = 92,59 % có trình độ
cao cấp trở lên, có 2/27 đồng chí = 7,4 % có trình độ trung cấp.
+ Độ tuổi tính đến năm 2010: Dưới 45 tuổi khơng có, từ 45 tưổi đến 54
tuổi có 11/27 đồng chí = 40,74%, từ 55 tuổi trở lên có 16/27 đồng chí = 59,25%.
- Chức năng của Tỉnh uỷ: Điều 21 của Điều lệ ĐNDCM Lào khoá VIII,
đã quyết định chức năng của Tỉnh uỷ như sau:


10
1. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương về kết
quả và thiệt hại trong tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đường
lối, chính sách, điều lệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Lãnh đạo hoạt động của đảng bộ tỉnh giữa hai Đại hội trong Ban
Chấp hành đảng bộ tỉnh và hoạt động của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại hội
trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội cấp mình, tăng cường củng cố
đồn kết thống nhất và phương thức làm việc giữa Đảng uỷ với cơ quan chính
quyền cơ sở và đồn thể.
3. Tun truyền, giáo dục tư tưởng chính trị và lãnh đạo các tổ chức ở
cơ sở làm trịn nhiệm vụ chính trị của mình.
4. Xây dựng Đảng uỷ và các tổ chức Đảng cấp mình trong sạch, vững
mạnh; góp phần xây dựng và qn triệt đường lối, chính sách của Đảng để tổ
chức thực hiện cụ thể; bàn bạc thoả thuận, thừa nhận các chính sách, nhiệm
vụ quan trọng của đảng bộ, xây dựng - quản lý cán bộ, đảng viên, quản lý tài
chính của Đảng thuộc quyền trách nhiệm của mình.
5. Lãnh đạo cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể và cơ
quan, tổ chức xã hội khác hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình; lãnh đạo, kiểm tra cơ quan quản lý địa phương tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nâng cao cuộc sống
của nhân dân, động viên quần chúng nhân dân góp phần xây dựng cơ quan
quản lý địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
6. Xem xét, cảm nhận các nghị quyết Đại hội và kết quả bầu cử cấp ủy
cấp dưới; xem xét phê duyệt nhận quần chúng tiến bộ vào Đảng; thực hiện kỷ
luật tổ chức ®ảng và đảng viên thuộc quyền quản lý.
7. Xem xét việc quyết định việc bố trí đảng viên, cấp ủy viên cơ sở
và tổ chức cơ sở đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tiến hành kiểm
tra, giám sát thường xuyên tổ chức đảng cấp dưới. Quyết định về công tác


11
cán bộ như, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng luân chuyển cán bộ
và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý của
mình [56, tr.48-51].

1.1.2.2. Khái quát về Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay
BTVTU U Đôm Xay là cơ quan lãnh đạo do Hội nghị Ban Chấp hành
đảng bộ tỉnh bầu ra.
- Về số lượng: BTVTU U Đôm Xay gồm có 7 đồng chí, trong đó có 01
đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và có 01 nữ.
- Về trình độ, độ tuổi:
+ Trình độ chun mơn: có 1/7 đồng chí = 14,28% có trình độ tiến sỹ,
5/7 đồng chí = 71,42% có trình độ cao đẳng, 1/7 đồng chí = 14,28% có trình
độ trung cấp.
+ Trình độ lý luận chính trị: có 6/7 đồng chí = 85,71 % có trình độ cao
cấp trở lên, có 1/7 đồng chí = 14,28% có trình độ trung cấp.
+ Độ tuổi tính đến năm 2010: Dưới 45 tuổi khơng có, từ 45 tuổi đến 54
tuổi có 2/7 đồng chí = 28,57%, từ 55 tuổi trở lên có 5/7 đồng chí = 71,42%.
Nhìn chung, các đồng chí trong BTVTU U Đơm Xay trình độ chun
mơn thấp, độ tuổi cao, nhưng các đồng chí đều là những người có kiến thức,
kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ được nhân dân tin
tưởng, có uy tín và trách nhiệm cao.
- Nhiệm vụ của BTVTU: Điều 22 của Điều lệ Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào khoá VIII, đã quyết định nhiệm vụ của BTVTU là: lãnh đạo và
kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh, nghị quyết, chỉ
thị của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh và cấp trên; quyết định những vấn đề về
chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triÖu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ
họp của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh [56, tr.51-52].
1.1.3. Cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay quản lý


12
1.1.3.1. Quan niệm về cán bộ diện Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ U Đơm Xay quản lý
Để có quan niệm về cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay quản lý, trước

hết cần làm rõ khái niệm cán bộ.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng như
trong Đề cương bài giảng sau đại học, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Học
viện Xây dựng Đảng, khái niệm này đã được trình bày, phân tích khá đầy đủ.
Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ cán
bộ xuất hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách
mạng theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là danh xưng để chỉ
một lớp người là những chiến sĩ cách mạng, lớp người mới sẵn sàng chịu
đựng gian khổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân. Qua nghiên cứu tác phẩm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng thấy Người sử dụng từ cán bộ lần đầu tiên trong
bài "Nhật Bản" đăng trên báo La vie Ouvriére ngày 09/11/1923, trong bài đó
có đoạn viết: cần "Đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực" [25, tr.219].
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn
nhiều về cán bộ và công tác cán bộ, Người đã chỉ rõ: "Cán bộ là những
người đem chủ trương của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng
hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho
Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách đúng" [27, tr.269].
Ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội của Lào từ
khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin
lãnh đạo, nó được dùng làm tên gọi cho những người đã thoát ly đi làm cách
mạng, mà nhân dân hay gọi những người đó là cán bộ Lào It - xạ - la và
được sử dụng rất nhiều ở vùng giải phóng của phái Mặt trận Lào yêu nước.
Trong bản báo cáo của Tổng Bí thư Cay xỏn Phơm Vi Hản trước Đại hội
thành lập Đảng Nhân dân Lào (hiện nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào)
ngày 22/3/1955, từ cán bộ đã được viết vào trong chính sách cơ bản và


13
chương trình hành động trước mặt của Đảng như sau: "Tích cực đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, nhất là phải quan tâm đối với cán bộ là công nhân - nơng dân,

bộ tộc ít người" [44, tr.7]. Sau ngày giải phóng hồn tồn đất nước, thành lập
nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào ngày 02/12/1975, từ cán bộ được sử
dụng trên cả nước. Kể từ đó cho đến nay, trong xã hội được hiểu danh từ cán
bộ là danh xưng cho tất cả những người đã làm việc trong bộ máy cơ quan
Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, các nhà
máy - xí nghiệp do Nhà nước thành lập nên và tất cả những đối tượng đã nói
trên là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hàng ngày
nhân dân thường gọi những người đó là cán bộ để phân biệt với người dân
bình thường. Cách hiểu này, trong thực tiễn cũng trở thành phổ biến ngay cả
trong bản thân đội ngũ làm việc ở các bộ máy nói trên. Nó thể hiện trong
bản kê khai lý lịch về mặt pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hµnh
hai Nghị định về cơng chức của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào như: Nghị
định số 171/TTg ngày 11/11/1993 và sau đó được thay bằng Nghị định số
82/TTg ngày 19/5/2003, quy định tương đối rõ cơng chức của Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân Lào. §ã là cơng dân Lào đã được bố trí và được bổ nhiệm cho
làm việc thường xuyên ở các cơ quan bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ
chức đoàn thể quần chúng cấp Trung ương và địa phương, các cơ quan đại
diện của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở nước ngoài, mà được hưởng
lương và các tiền trợ cấp từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiªn, cách hiểu từ
cán bộ vẫn như được giữ nguyên và có quan niệm về từ cán bộ và từ cơng
chức có ý nghĩa như nhau, do đó rất ít người gọi những người làm việc trong
bộ máy cơ quan của Đảng và Nhà nước, ngay cả chính bản thân người đó
nhận mình là cơng chức. Cách hiểu như thế cũng có ngun nhân của nó, bởi
vì trong các văn bản của Đảng và Nhà nước (ngoài Nghị định về cơng chức),
thì phần lớn đều viết cán bộ, cơng nhân viên, và rất ít dùng từ cơng chức.
Quan niệm này còn thể hiện trong Quy định của Bộ Chính trị số 02 ngày


14
17/10/2006 về công tác quản lý cán bộ, mà trong đó đã quy định các loại cán

bộ do các cấp quản lý, nó đều bao gồm các cơng chức theo quy định của Nghị
định công chức. Theo quan niệm này đã thể hiện cách hiểu phổ biến nhất ở
Lào rằng cán bộ là những người làm việc trong các bộ máy tổ chức, cơ quan
của Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp mà được hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước; đây là những người có trách nhiệm, quyền hạn nhất
định trong lãnh đạo, quản lý, điều hành trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002,
danh từ cán bộ được định nghĩa: 1. Người làm công tác có nghiệp vụ chun
mơn trong cơ quan Nhà nước; 2. Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ
quan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ.
Với nghĩa thứ nhất, đối với Lào, cán bộ khơng chỉ bao gồm những
người làm cơng tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước mà
trong cả hệ thống chính trị. Cán bộ nghiệp vụ chuyên mơn này được hình
thành thơng qua con đường đào tạo từ nhà trường. Bộ phận này là chiếm số
đông nhất.
Với nghĩa thứ hai, người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan,
một tổ chức, cũng cần nhấn mạnh của cả hệ thống chính trị. Đây là đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có chức vụ, phân biệt với người
thường khơng có chức vụ. Bộ phận cán bộ này được hình thành thơng qua
bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất trong điều kiện hiện nay,
cán bộ là khái niệm chỉ những người làm công tác trong bộ máy tổ chức của
cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp được hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước. §ã lµ những người có vai trị, trách nhiệm, quyền
hạn nhất định trong mỗi tổ chức cơ quan, đơn vị, có tác động đến hiệu quả
hoạt động và sự phát triển của tổ chức nói riêng, tác động đến việc nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà


15

nước nói chung. Tuy nhiên, theo sự phát triển nền kinh tế - xã hội và tiến
trình đổi mới, củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức trong hệ thống chính trị
của Lào, quan niệm về từ cán bộ sẽ có sự phát triển, sẽ có sự quy định rõ
hơn về nội hàm, phạm vi của nó.
Khi nói đến cán bộ diện BTVTU U đôm Xay quản lý, cần lưu ý đặc
điểm về sự phân cấp quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị của nước Cộng
hịa Dân chủ Nhân dân Lào. Sự phân cấp quản lý cán bộ ở Lào được phân
cấp quản lý theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Đối với cán bộ của
các cơ quan ban Đảng, đồn thể chính trị - xã hội thì cấp nào là do cấp ủy
cấp đó quản lý, gọi là quản lý theo chiều ngang. Đối với cán bộ của các cơ
quan Nhà nước thì do cấp uỷ bộ và cấp ủy cấp tỉnh quản lý, gọi là quản lý
theo chiều dọc.
Theo Quy định số 02 của Bộ Chính trị ngày 17/10/2006 về cơng tác
quản lý cán bộ, có quy định về cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý bao gồm
những cán bộ có chức danh sau đây:
- Phó Bí thư Huyện ủy, huyện uỷ viên và tương đương.
- Trưởng, Phó ban của các Ban ®ảng cấp tỉnh.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Bí thư,
Phó Bí thư của tổ chức đoàn thể quần chúng cấp tỉnh.
- Các Đảng uỷ viên cơ sở của các sở, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp
trực thuộc tỉnh.
- Huyện phó
- Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh.
- Trưởng, phó khu vực thuộc tỉnh.
- Anh hùng dân tộc, chiến sĩ thi đua, cán bộ lão thành hưu trí trong
phạm vi trách nhiệm của mình.
- Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương không phải là Tỉnh ủy viên.


16

- Quản lý tất cả cán bộ - công chức của các Ban ®ảng, Mặt trận Lào
xây dựng đất nước, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh.
- Quản lý đội ngũ đảng viên và số lượng cán bộ - cơng chức cả tỉnh.
§ối với cán bộ - cơng chức của các Ban ®ảng, Mặt trận Lào xây dựng
đất nước, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và quản lý đội ngũ
đảng viên và số lượng cán bộ - công chức cả tỉnh đã giao cho cấp uỷ đảng
của các cơ quan, ban ngành quản lý cụ thể về mọi mặt của từng cán bộ. Còn
BTVTU chỉ quản lý chung về đội ngũ cán bộ này.
Như vậy, có thể hiểu cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay trực tiếp quản
lý cụ thể về mọi mặt hiện nay bao gồm cán bộ trong các loại chức danh sau
đây: Phó bí thư huyện ủy, huyện uỷ viên, trưởng, phó ban của các ban
®ảng cấp tỉnh không phải là tỉnh ủy viên; chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận
Lào xây dựng đất nước, bí thư, phó bí thư của tổ chức đồn thể quần chúng
cấp tỉnh khơng phải là tỉnh ủy viên; các ®ảng uỷ viên cơ sở của các sở, cơ
quan, đơn vị doanh nghiệp trực thuộc tỉnh; huyện phó; giám đốc, phó giám
đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh; giám đốc, phó giám đốc sở
và tương đương khơng phải là tỉnh ủy viên; chánh văn phịng, phó chánh
văn phịng và các trưởng ban, đơn vị trực thuộc văn phòng Tỉnh uỷ khơng
phải là tỉnh ủy viên.
1.1.3.2 Vai trị cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay
quản lý
Vai trò của cán bộ đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: "Muốn
thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"
[24, tr.181]. "Con người sử dụng lực lượng thực tiễn" đó chính là người cán bộ.
Người sáng tạo học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân,
V.I.Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được
quyền thống trị nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình


17

những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức
và lãnh đạo phong trào" [21, tr.473]. Lênin cho rằng, khâu then chốt trong
toàn bộ sự lãnh đạo chính trị của Đảng, quyết định sự thành bại của cuộc
cách mạng là ở chỗ nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ cách mạng chuyên
nghiệp. Người viết: "Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc
được nếu khơng có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm
những người lãnh đạo" [21, tr.158]. Người viết: "Nghiên cứu con người, tìm
những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt; nếu khơng thế thì tất cả
mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [22, tr.449].
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin vào
thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Công việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hoặc kém" [17, tr.240]. Đây là những luận điểm, những chỉ dẫn
rất cơ bản, có tính quy luật trong công tác cán bộ của các Đảng Cộng sản, có
ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc định ra các chủ trương, chính sách về cán
bộ và cơng tác cán bộ. Người cịn cho rằng: Khi đã có chính sách đúng, thì
sự thành cơng hay thất b¹i cũng chính là do cách tổ chức công việc, do nơi
lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy s¬ sài, thì chính sách
đúng đắn mấy cũng vơ ích.
Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng
Lào đã chỉ rõ vai trò của cán bộ là:
Muốn thực hiện được đường lối của Đảng phải có một lực
lượng cán bộ mạnh. Cán bộ là vốn quý của Đảng, là người lãnh
đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, là cầu nối của Đảng với quần
chúng. Khi Đảng đã có đường lối, chính sách đúng đắn, mọi công
việc cách mạng của Đảng, sẽ thắng hay bại đều do cán bộ của
Đảng quyết định [43, tr.68-69].


18

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng Nhân dân Lào ngày
03/02/1972, khi nói đến đường lối chính sách cán bộ của Đảng, Chủ tịch
Cay Xỏn Phơm Vi Hản đã khẳng định: "Để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách
mạng, vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định là Đảng phải đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho đủ về số lượng và chất lượng ngày càng cao,
có cả đức và tài..." [43, tr.165].
Trong bài phát biểu trước Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 07/08/1975,
Chủ tịch Khăm Tay Xỉ Phăn Đon có đoạn nói về vai trị của cán bộ:
Vấn đề cán bộ, nó gắn trực tiếp với sự củng cố năng lực lãnh
đạo của Đảng, nếu có cán bộ giỏi và tốt sẽ nâng cao vai trị và uy
tín của Đảng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng,
ngăn chặn các hiện tượng quan liêu, cöa quyền, tham nhũng và
các hiện tượng tiêu cực khác; có cán bộ tốt mới có Đảng tổ chức
mạnh, đảm bảo sự đồn kết thống nhất trong Đảng và sự hịa hợp
đồn kết giữa các tầng lớp người và các bộ tộc, phát huy được
những tiềm năng của toàn dân trong việc thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước [57, tr.126].
Trong văn kiện các Đại hội của ĐNDCM Lào, đều đã xác định về vai
trò hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ trong mỗi giai đoạn cách mạng
của Lào. Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng định và làm rõ thêm quan điểm
của Đại hội trước. Trong văn kiện Đại hội VII đã viết: "Đảng ta đã ln ln
khẳng định rằng, cán bộ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thực hiện
đường lối chính sách của Đảng" [50, tr.60]. Trong Văn kiện Đại hội VIII đã
viết: "Thực tiễn đã khẳng định rằng, cán bộ có vai trị quan trọng quyết định
sự thành công hoặc thất bại của việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước" [55, tr.79].
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai đoạn phát triển đất nước
theo xu hướng mở rộng, hòa nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, nhưng phải



19
giữ được độc lập chủ quyền dân tộc, giữ được quyền lãnh đạo của Đảng và
đưa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vai trị của người cán bộ
của Đảng và Nhà nước càng hết sức quan trọng. Họ là người nghiên cứu,
tham mu cho Đảng và Nhà nước định ra đường lối, chính sách, các chủ
trương kinh tế - xã hội... và họ cũng là người đem đường lối, chính sách, các
chủ trương đó đến với dân, đồng thời là triển khai tổ chức thực hiện trong
phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình.
Nói tóm lại, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, đội ngũ cán bộ của mỗi cấp,
mỗi ngành, mỗi tổ chức đều có vai trị quan trọng, to lớn trong sự nghiệp
cách mạng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.
Cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý được hình thành, xây dựng
và phát triển trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nguyên tắc của ĐNDCM Lào về cán bộ và công tác cán bộ, là một bộ phận
trong đội ngũ cán bộ, có vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung.
Tuy nhiên, do vị trí cụ thể, vai trò của cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay
quản lý thể hiện trên những điểm sau đây:
Thứ nhất, cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay quản lý là lực lượng
nòng cốt của tỉnh, đi đầu trong việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội,
Chính phủ thơng qua q trình hoạch định, xây dựng các nghị quyết, kế
hoạch, chương trình hành động, chính sách cụ thể... trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở trong tỉnh. Do những chủ trương, chính sách
của cấp Trung ương phần lớn là những chủ trương, chính sách mang tính
vĩ mơ, tồn quốc; cho nên địi hỏi cấp tỉnh phải nghiên cứu, vận dụng và
phát triển một cách sáng tạo, linh hoạt, dựa trên đặc điểm, điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của địa phương để xây dựng thành các chủ trương, kế hoạch,
chính sách của cấp mình, vừa đảm bảo nguyên tắc chung của Đảng và
Chính phủ, vừa có tầm chỉ đạo chung trong tồn tỉnh và có tính cụ thể của



20
địa phương; nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của các ngành, các
cấp trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đây là yêu cầu rất cao đối với cấp
tỉnh, mà trước hết là cán bộ diện BTVTU quản lý, nhất là trong giai đoạn
hiện nay.
Cán bộ chủ chốt các Ban Đảng Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan phải
đủ tầm tham mưu giúp Tỉnh uỷ, BTVTU trong việc đề ra các nghị quyết
đúng đắn, phù hợp nhất những nhu cầu thực tiễn của tỉnh. Cán bộ chủ chốt
các sở, ngành phải đủ sức tham mưu xây dựng các đề án, kế hoạch, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền cấp tỉnh, và chính đội ngũ
cán bộ đó cũng là lực lượng chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện. Đối với
việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động của các đồn
thể chính trị - xã hội, thì vai trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt của các tổ chức
đó hết sức quan trọng trong việc xây dựng các mơ hình hoạt động trong từng
lĩnh vực và cơ sở của địa phương.
Từ luận điểm đường lối, chủ trương đúng là cơ sở cho thắng lợi trong
hoạt động thực tiễn, thì phải thấy rõ vai trị hết sức quan trọng và có tính
quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt này đối với chất lượng các nghị
quyết của tỉnh uỷ, chương trình, kế hoạch, đề án của chính quyền... Khơng
có q trình nghiên cứu, chuẩn bị, thẩm định, phản biện một cách khoa học,
đầy đủ, có trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, mà trách nhiệm trước hết
là cán bộ chủ chốt, thì các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch của Ban Chấp
hành đảng bộ và chính quyền tỉnh khơng thể có chất lượng.
Thứ hai, cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý có vai trị mang
tính quyết định thắng lợi trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương
của Trung ương và các chủ trương, kế hoạch, đề án của tỉnh trên các lĩnh
vực. Mỗi cán bộ, tuỳ theo vị trí của mình, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ và
chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của ngành, địa phương
mình một cách tốt nhất và có hiệu quả cao nhất. Thực hiện nhiệm vụ này đòi



21
hỏi người cán bộ, mà trước hết cán bộ chủ chốt phải cụ thể hóa nghị quyết,
chủ trương, kế hoạch của tỉnh thành các chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ
thể của ngành, lĩnh vực mình phụ trách; đề xuất các giải pháp sát thực tế,
tuyên truyền, giải thích, tổ chức và động viên lực lượng thực hiện các nhiệm
vụ đó. Trong q trình tổ chức thực hiện cịn địi hỏi những cán bộ này
hướng dẫn, hỗ trợ; khi có tình huống mới, phức tạp nảy sinh phải xử lý một
cách chủ động và sáng tạo. §ồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
điều chỉnh các chủ trương, kế hoạch ngày càng phù hợp với yêu cầu thực
tiễn. Đây là một thách thức, đòi hỏi khá lớn đối với đội ngũ cán bộ diện
BTVTU quản lý hiện nay.
Thứ ba, cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý có vai trò nòng cốt
trong việc xây dựng, củng cố, kiện tồn hệ thống chính trị của tỉnh vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Công việc xây dựng
và phát triển là nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công
dân trong tỉnh. Nhưng hoạt động đó lại được tiến hành thơng qua các tổ
chức trong hệ thống chính trị và nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng
của quần chúng sâu rộng, mạnh mẽ. Vì vậy, xây dựng hệ thống chính trị
của tỉnh vững mạnh là một trong những yếu tố để tạo cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển địa phương tiến mạnh, tiến nhanh và vững chắc. Việc
xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng của
đội ngũ cán bộ của tỉnh, và trong đó là cán bộ diện BTVTU quản lý giữ vai
trò nòng cốt, mang tính quyết định. Bởi lẽ, tất cả các yếu tố của hệ thống
chính trị đều thể hiện rõ vai trò của đội ngũ cán bộ như: yếu tố con người
trong hệ thống đó, tổ chức bộ máy và xây dựng tổ chức bộ máy, thể chế, cơ
chế và xây dựng thể chế, cơ chế; trong đó đặc biệt quan trọng là con người
trong tổ chức ấy. Con người trong các tổ chức ở đây, mà trước hết là cán bộ
diện BTVTU U Đôm Xay quản lý là lực lượng hàng đầu, giữ các trọng



22
trách lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các tổ chức, cơ quan hợp thành của
hệ thống chính trị.
Thứ tư, cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý có vai trị hàng đầu
việc xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân và
gương mẫu trong mọi hoạt động, công tác, sinh hoạt ở địa phương. Họ phải trở
thành những tấm gương trong quần chúng nhân dân. Đoàn kết, thống nhất là
một trong những truyền thống của dân tộc và của ĐNDCM Lào trong suốt thời
kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước trong những năm qua, nó đã đảm bảo cho sự ổn định
về chính trị và an ninh, trật tự xã hội, kinh tế phát triển. Trước tình hình thế giới
hiện nay, đảng bộ và nhân dân tỉnh U Đôm Xay càng nhận thức rõ và tiếp tục
khẳng định, chỉ có sự đồn kết trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc của Đảng
mới tạo nên sự đoàn kết thống nhất sâu rộng, vững chắc bao gồm: đoàn kết
trong Đảng, đoàn kết trong đội ngũ cán bộ đảng viên, đoàn kết trong các tầng
lớp người dân và giữa nhân dân các bộ tộc... Trước yêu cầu xây dựng khối đại
đồn kết thống nhất đó, vai trị của cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý
nổi lên vị trí hàng đầu. Mỗi cán bộ chủ chốt phải là hạt nhân đồn kết trong
ngành, cơ quan, đơn vị mình; đồng thời là một tấm gương trong việc học tập
sự đoàn kết trong dân ở địa bàn dân cư mà mình cư trú. Đây không phải là sự
áp đặt chủ quan, mà là yêu cầu khách quan xuất phát từ vai trị, tính chất của
những người cán bộ này. Bởi vì họ là nòng cốt của nguồn lực con người của
địa phương, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị của địa phương.
Vai trị của cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý có quan hệ biện
chứng với vai trị của tồn thể đội ngũ cán bộ và vai trị của tầng lớp nhân
dân trong tỉnh. Trong đó, cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý giữ vai
trị là lực lượng nòng cốt, đi đầu. Từ vai trò như đã trình bày trên đây, đặt ra
đối với cấp uỷ và chính quyền tỉnh U đơm Xay phải xây dựng cho được một

đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cấp thiết này.


23
1.1.3.3. Đặc điểm của cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm
Xay quản lý trong giai đoạn hiện nay
- Cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay quản lý hiện nay gồm có ba dân
tộc lớn, trong đó: dân tộc Mông (Lào Xủng) chiếm 17,33 %, dân tộc Lào
Lum chiếm 43,95 % và dân tộc Lào Thâng chiếm 38,70 %.
- Cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay quản lý hiện nay tương đối trẻ và
trung bình nhất là Huyện uỷ viªn.
- Là lực lượng đã được tuyển chọn tương đối nghiêm túc, là số đã
được đào tạo, rèn luyện qua các trường lớp, được thử thách qua thực tiễn
công tác, có trình độ về một số chun mơn nghiệp vụ, nhưng phần lớn trình
độ chun mơn nghiệp vụ chưa cao.
Cán bộ diện BTVTU U Đôm Xay quản lý hiện nay tuyệt đại đa số có
bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu phát triển đất nước theo hướng
xã hội chủ nghĩa; quán triệt và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ được đạo đức, phẩm chất cách
mạng, ham học, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với dân và được dân tín
nhiệm; giữ được truyền thống đoàn kết trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập
trung dân chủ trong nội bộ cơ quan; năng động, hăng hái thực hiện nhiệm vụ đã
được giao với tinh thần dám nghĩ, dám làm và có trách nhiệm.
Tuy vậy, nhìn tổng quát cán bộ diện BTVTU U Đơm Xay quản lý
hiện nay vẫn có những bất cập như: số lượng đội ngũ cán bộ có trình độ
chun mơn nghiệp vụ cao cịn ít. Do vậy, chất lượng so với yêu cầu của
nhiệm vụ trong giai đoạn mở rộng hợp tác, hội nhập với thế giới và khu
vực nhiều mặt chưa đáp ứng được; một số cán bộ còn bị động, lúng túng,
thiếu năng động, sáng tạo để thích ứng với cơ chế mới, phong cách lãnh
đạo, điều hành chậm đổi mới. Đặc điểm này đặt ra vấn đề phải có quy

hoạch để làm chỗ dựa cho lập kế hoạch đạo tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ này.


24
1.2. QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ U ĐƠM
XAY QUẢN LÝ - QUAN NIỆM, VAI TRỊ, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG
CHÂM, QUY TRÌNH

1.2.1. Quan niệm về quy hoạch cán bộ và quy hoạch cán bộ diện
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ U Đôm Xay quản lý
1.2.1.1. Quan niệm về quy hoạch cán bộ
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hố thơng tin năm 1999,
“Quy hoạch” được định nghĩa như sau:
“1. Là bố trí, sắp xếp kế hoạch dài hạn;
2. Là kế hoạch tổng thể trong thời gian dài” [11, tr.1380].
Từ đó có thể hiểu quy hoạch theo nghĩa thường dùng, đó là bố trí, sắp
xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, từng giai đoạn để
làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cụ thể dài hạn và ngắn hạn.
Theo PGS Lê Văn Lý thì “Quy hoạch cán bộ là việc lập dự án xây dựng
đội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ, theo một ý đồ nhất
định với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ së cho
viÖc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ ”[23, tr.17].
Theo PGS, TS. Trần Đình Hoan thì: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý
(gọi tắt là quy hoạch cán bộ) là việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các ngành, các cấp, các lĩnh vực của hệ thống chính trị theo một mục
tiêu kế hoạch dài hạn (trong một giai đoạn cách mạng, hoặc một nhiệm kỳ Đại
hội Đảng, Quốc hội…) sao cho mỗi cán bộ đều phát huy cao nhất năng lực,
phẩm chất của mình, nhằm hồn thành có hiệu quả nhất những nhiệm vụ đảm
nhận và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho thời kỳ, giai đoạn cách mạng

tiếp theo [16, tr.103-104].
QHCB là một hoạt động có ý thức, mang tính tích cực, chủ động của
cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ nhằm xây dựng một cách có kế
hoạch đội ngũ cán bộ đồng đều về số lượng, ngày càng nâng cao về chất


25
lượng, phù hợp về cơ cấu, phát triển một cách bền vững, đáp ứng được các
yêu cầu cho cả trước mắt và lâu dài. QHCB là quá trình tạo nguồn cán bộ
cho cả hiện tại và tương lai. Bản chất của QHCB là chú trọng tới việc phát
hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng nhân tài cho đất nước, có ở tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, khoa học - cơng nghệ,
văn hoá - nghệ thuật…
1.2.1.2. Quan niệm về quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
U Đôm Xay quản lý
Theo nghĩa chung nhất của từ quy hoạch thì QHCB diện BTVTU U
Đôm Xay quản lý là công việc và kết quả của cơng việc chuẩn bị hình thành
mới đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm, bầu cử vào các chức danh
của tỉnh U Đôm Xay đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng.
QHCB diện BTVTU U Đôm Xay quản lý, kể cả cán bộ đương chức
và cán bộ dự nguồn, là toàn bộ hoạt động của Tỉnh ủy U Đôm Xay và các
cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, các cơ quan tham mưu về cơng tác cán bộ và các
cơ quan có liên quan, nhằm chuẩn bị hình thành đội ngũ cán bộ diện
BTVTU U Đơm Xay quản lý có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ các ban, ngành, đơn vị của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Hay nói cách khác, QHCB diện BTVTU U Đơm Xay quản lý là việc
lập dự án thiết kế xây dựng tổng thể đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện, các
ban, ngành, đơn vị ở tỉnh, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong cả hệ thống chính trị ở tỉnh.
Theo quan niệm trên:

- Đối tượng nhằm tới để đưa vào QHCB diện BTVTU U Đơm Xay
quản lý bao gồm: các đồng chí phó bí thư huyện ủy, huyện uỷ viên, trưởng,
phó ban của các ban ®ảng cấp tỉnh khơng phải là tỉnh ủy viên; chủ tịch, phó
chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước và bí thư, phó bí thư của tổ chức
đồn thể quần chúng cấp tỉnh không phải là tỉnh ủy viên; các ®ảng uỷ viên


×