HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
TRN TH THANH NHN
QUY HOạCH CáN Bộ DIệN BAN THƯờNG Vụ
TỉNH, THàNH ủY QUảN Lý ở ĐồNG BằNG
BắC Bộ GIAI ĐOạN HIệN NAY
LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR
HÀ NỘI - 2014
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
TRN TH THANH NHN
QUY HOạCH CáN Bộ DIệN BAN THƯờNG Vụ
TỉNH, THàNH ủY QUảN Lý ở ĐồNG BằNG
BắC Bộ GIAI ĐOạN HIệN NAY
Chuyờn ngnh : Xõy dng ng Cng sn Vit Nam
Mó s
: 62 31 23 01
LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR
Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS, TS Trng Th Thụng
2. PGS, TS Dng Trung í
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Thanh Nhàn
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
6
1.1. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
6
1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
27
Chương 2: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
32
2.1. Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc bộ và cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý
32
2.2. Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở
đồng bằng Bắc bộ - Khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính
nguyên tắc
55
Chương 3: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH,
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
77
3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ
77
3.2. Thực trạng quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy
quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, nguyên nhân, kinh nghiệm
86
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH QUY
HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY
QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020
111
4.1. Dự báo những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng đẩy
mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản
lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020
111
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020
122
KẾT LUẬN
166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LUẬN ÁN
169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
170
PHỤ LỤC
181
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV
:
Ban thường vụ
BTC
:
Ban tổ chức
CNH, HĐH
HĐND
HTCT
:
:
:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Hệ thống chính trị
Nxb
:
Nhà xuất bản
QHCB
XHCN
UBND
:
:
:
Quy hoạch cán bộ
Xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc” [7475, tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt
hay kéem” [7475, tr. 273]. Công tác cán bộ là khâu quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ,
là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [2882, tr.66].
Trong công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ (QHCB) là khâu quan trọng.
Thông qua quy hoạch cán bộ mới có cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng nhấn mạnh các cấp ủy phải xây dựng quy hoạch cán bộ để
trên cơ sở đó thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) của Đảng khẳng định tầm quan trọng của
công tác quy hoạch cán bộ và đề ra nhiệm vụ của công tác quy hoạch cán bộ
theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2004, Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã
ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là lần
đầu tiên Đảng ta ban hành một nghị quyết chuyên đề quan trọng về công tác
QHCB. Mục đích của công tác QHCB là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến
lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục,
vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính
trị.
Trong xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ
2
thống chính trị (HTCT) nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ diện bBan
thường vụ (BTV) tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan
trọng. Đây là đội ngũ cán bộ đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các
cơ quan, ban, ngành, quận, huyện của các tỉnh, thành phố, những người trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ
diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, việc quy hoạch đội ngũ cán bộ này là rất
cần thiết.
Là vùng đất có bề dày văn hóa – - lịch sử, nay là một trong những
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – - công nghệ, các tỉnh, thành
phố đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ đang gánh trên vai trách nhiệm
làm vùng động lực phát triển của cả nước. Trách nhiệm đó chỉ có thể thực
hiện thành công, nếu các cấp ủy, tổ chức đảng các tỉnh, thành phố xây dựng
được một đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, thường xuyên được đổi mới,
trẻ hóa, quy chuẩn hóa.
Nhận thức rõ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua, các tỉnh, thành ủy ở
đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ đã coi trọng công tác QHCB, nhờ đó,
công tác này có bước chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả bước
đầu. Nhận thức của các cấp ủy đảng về công tác QHCB có sự chuyển biến rõ
nét, thấy rõ hơn ý nghĩa của công tác QHCB là nhằm tạo thế chủ động trong
công tác cán bộ, qua đó khắc phục được tình trạng bị động trong công tác
nhân sự mỗi kỳ đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban
nhân dân (UBND) các cấp. Công tác QHCB đã góp phần xây dựng được
một đội ngũ cán bộ nguồn khá dồi dào, được phát hiện từ phong trào hành
động cách mạng của quần chúng. Nhiều cán bộ, đảng viên được tiếp tục đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện từ thực tiễn công tác qua các cương vị lãnh đạo,
quản lý từ thấp đến cao hơn, mang tính cơ bản và lâu dài. Cơ chế phát hiện
3
và đào tạo có định hướng đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, chú trọng cán bộ
xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, gia đình có công
với cách mạng và cán bộ nữ… góp phần tạo sự đồng bộ trong cơ cấu của cả
đội ngũ cán bộ của HTCT.
Tuy nhiên, công tác QHCB của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ
đồng bằng Bắc bộ còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Quy trình giới thiệu,
phát hiện, xem xét, quyết định đưa cán bộ vào diện quy hoạch vẫn chưa đảm
bảo tính công khai, mở rộng thảo luận dân chủ đi đôi với quyền tập trung quyết
định của BTV cấp ủy. Một số nơi có biểu hiện “độc quyền” quy hoạch của bí
thư hoặc BTV. Một số nơi do chưa phân biệt giữa công tác quy hoạch với công
tác nhân sự cụ thể nên lúng túng về cách làm. Có nơi xây dựng quy hoạch
thành các phương án nhân sự, nên số lượng nguồn ít, chưa đa dạng. Tình trạng
phổ biến ở các địa phương khi quy hoạch chức danh chủ chốt chỉ tập chung vào
một số đồng chí đương nhiệm, cá biệt, có nơi nguồn quy hoạch chỉ được 01
người cho 01 chức danh chủ chốt. Việc phát hiện và quy hoạch nguồn xa còn
rất hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của một địa bàn rộng lớn, có vị trí
trọng yếu của đất nước, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện các BTV tỉnh, thành ủy quản lý
đang đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, nghiên cứu vấn đề “Quy hoạch cán
bộ diện ban thường vụBban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng
bằng Bác Bắc Bộ bộ giai đoạn hiện nay” thực sự có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ
đồng bằng Bắc bộ, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ
4
yếu đẩy mạnh QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này, góp phần
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của
sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu ở trong nước và
nước ngoài đã công bố có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được
nghiên cứu, làm rõ, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Luận giảiàm làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và, thực tiễn
vềtrong QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đồng
bằng Bắc bộ hiện nay, gồm: đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ liên quan
đến yêu cầu công tác QHCB; đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTV
các tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay; khái niệm, nội
dung, phương châm, nguyên tắc, quy trình và vai trò của QHCB diện BTV các
tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ được quy hoạch các chức
danh diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc
bộ và thực trạng công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng
này; chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm và những
vấn đề đặt ra cần thiết từ thực tiễn.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng
Bắc bộ đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quy hoạch
5
các chức danh cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ (gồm các chức danh: trưởng, phó các sở, ban,
ngành, đoàn thể và tương đương ở các tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư,
chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, ủy viên thường vụ các quận, huyện,
thị xã trực thuộc…).
- Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: 11 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng
Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà
Nội.
- Thời gian khảo sát, nghiên cứu: từ năm 2004 đến 2014, định hướng
giải pháp đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ
và công tác cán bộ nói chung, QHCB nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời sử dụng các phương pháp cụ
thể: lôgic-lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, tổng kết
thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia…
5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
5.1. Những đóng góp mới
- Đưa raXây dựng và luận giải làm rõ quan khái niệm và nội dung về
QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bBộ.
- Khái quát những kinh nghiệm thực hiện QHCB diện BTV tỉnh,
thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đồng bằng Bắc bộ những năm qua.
- Góp phần làm rõ nội dung công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy
6
quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Đề xuất 02 giải pháp có tính đột phá để thực hiện tốt QHCB diện
BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bBộ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đội ngũ cán
bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ; chỉ rõ nguyên
nhân của thực trạng. cung cấp thêm luận cứ khoa học để các BTV tỉnh,
thành ủy ở đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc bộ
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu cho việc chỉ đạo làm tốt hơn công tác QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy ở
đồng bằng Bắc Bộ hiện nayquản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tại Học
viện Chính trị qQquốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành
phố.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 4 chương, 6 8 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn là đề tài mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị này càng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng
định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong
công tác xây dựng Đảng” [2882]. Quán triệt tinh thần đó, nhiều công trình
nghiên cứu gần đây đã dày công làm rõ các vấn đề liên quan đến cán bộ,
công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ và những khâu liên
quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng,
cụ thể:
- Sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn
Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên). Nxb Chính trị quốc giaChính trị
quốc gia, H. 2003 [123]. Các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước; chỉ ra những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn
chung đối với cán bộ và tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể. Đề tài
8
cũng đã làm rõ nội dung các khâu, các bước, quy trình của công tác cán bộ
như: phát hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng và cất nhắc cán bộ; huấn luyện,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, đề tài cũng đã xác định yêu cầu chung
về chất lượng của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trên cơ sở đó, đề tài xác định những quan điểm, phương hướng, giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của Bùi
Đình Phong, [84] Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. Tác giả đã hệ thống hóa quá
trình hình thành và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công
tác cán bộ của Đảng, trong đó có một số nội dung cơ bản như: vai trò của cán bộ;
đạo đức của người cán bộ cách mạng; huấn luyện cán bộ là công việc gốc của
Đảng... Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là cơ
sở quan trọng để tác giả đề xuất, vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ nói
chung, quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ
đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
- Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóahoá, hiện đại hóahoá đất nước” do
Vũ Văn Hiền chủ biên [45] , Nxb Chính trị Quốc gia Chính trị quốc gia , Hà
Nội, 2007. Các tác giả đã tập trung luận giải vai trò của việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT; phân tích, đánh giá thực trạng đội
ngũ này. Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến những yêu cầu về tiêu chuẩn
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực cán bộ trong mối quan
hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa
ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóahoá, hiện đại hóahoá
đất nước, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.
- Sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ”
của Bùi Ngọc Thanh [97], Nxb Chính trị Quốc gia Chính trị quốc gia ,
9
Hà Nội, 2008. Cuốn sách đánh giá khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán
bộ đã được Hội nghị Trung ương 3 khóakhoá VIII của Đảng xác định
cũng như những việc làm được, những việc phải tiếp tục thực hiện trong
việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Nghị quyết số 11-NQ/TW
của Bộ Chính trị khóakhoá IX...
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên sẽ được tác giả
luận án kế thừa một cách có chọn lọc, góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ được các nhà khoa học khẳng định là khâu quan
trọng tạo cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tốt việc sắp xếp, bố
trí, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự
nghiệp cách mạng. Bởi vậy, từ lâu, công tác quy hoạch cán bộ đã được các
cấp ủy đảng, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm, nhất là
sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Chính trị về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đến nay đã có một số công trình
tiêu biểu sau:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước ĐTĐL-2002/07 “Về quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” do PGS, TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm [46]. Đây là công trình
khoa học có giá trị lớn, đề cập có hệ thống vấn đề quy hoạch cán bộ ở nước
ta hiện nay. Về mặt lý luận, đề tài đã làm sáng tỏ các quan niệm quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán
bộ. Đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán
bộ trên địa bàn cả nước, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cơ bản và những
nguyên nhân của thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm, nêu những vấn đề
10
đặt ra đối với công tác quy hoạch cán bộ của cả nước trong tình hình mới.
Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu phương hướng và đề xuất hệ giải pháp chủ yếu
gắn liền với một loạt những công tác nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch
cán bộ của cả nước giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Sách “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ công nghiệp hóahoá, hiện đại hóahoá đất nước”(2008) của Trần Đình
Hoan [48], Nxb Chính trị Quốc giaChính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là kết
quả nghiên cứu của đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: "Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong thời kỳ công nghiệp hóahoá, hiện đại hóahoá đất nước" do PGS, TS
Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm. Chương I, các tác giả đã phân tích cơ sở
phương pháp luận và những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước về công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở
nước ta; đồng thời, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ;
QHCB; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương II: các tác giả đã
phân tích phong trào vô sản hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945
và bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ của Đảng ta; làm rõ thực trạng
công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ
1945-1985 và từ 1986 đến nay. Chương III: các tác giả đã đưa ra các quan
điểm và 7 giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay. Theo các tác
giả, trong công tác cán bộ hiện nay, có thể xác định: đánh giá cán bộ là khâu
tiền đề, QHCB là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Để
đánh giá đúng cán bộ, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải thật sự “có tầm,
có tâm”. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác QHCB đã được các tác giả
tập trung làm rõ. Trên cơ sở các phân tích về nguyên tắc “động và mở” trong
QHCB các tác giả chỉ ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả nguyên tắc
11
động và mở trên cả phương diện nhận thức và vận dụng thực tiễn. Từ đó, đề
xuất các kiến nghị về tạo nguồn quy hoạch; về các hình thức phát hiện nhân
tài, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; nhận thức về vai trò, tác dụng của quy
hoạch trong quá trình bố trí, sử dụng cán bộ ở các cấp, các ngành… Phần Phụ
lục, nhóm tác giả đã phân tích vấn đề đánh giá, luân chuyển quan lại trong
các triều đại phong kiến Việt Nam và kinh nghiệm đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển cán bộ ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN.
- Sách “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý” (2009) của Đỗ Minh
Cương, Nxb Chính trị Quốc giaChính trị quốc gia, Hà Nội[267]. Tác giả đã
trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác QHCB lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước; phân tích thực trạng của công tác QHCB, chỉ ra những
nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém, khuyết điểm trong công tác QHCB
lãnh đạo, quản lý. Theo tác giả, nhận thức và tư tưởng của chủ thể và khách
thể trong công tác quy hoạch hiện tại ở một số nơi chưa đúng đắn, thống nhất
và đầy đủ. Việc đổi mới về mặt thể chế, chính sách trong công tác tổ chức
cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; chưa thể
chế hóa được nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; thẩm quyển
và trách nhiệm tập thể lãnh đạo, của cá nhân người đứng đầu, của các chủ thể
khác trong công tác cán bộ chưa được quy định rõ ràng và thiếu các chế tài xử
phạt. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng không kiểm soát được
chất lượng và hiệu quả của công tác QHCB nói riêng, công tác cán bộ nói
chung trong HTCT nước ta. Nguồn QHCB hiện nay còn bị bó hẹp, chưa thực
sự “mở”, chưa tạo ra dòng chảy giữa HTCT với xã hội vì các quan niệm, quy
định hiện hành về công tác cán bộ. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp của những người làm công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất
cập; sự tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân đối với công tác cán bộ
còn kém hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp
12
nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QHCB lãnh đạo, quản
lý trong thời kỳ mới, đó là: Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ cán bộ tổ chức xây dựng đảng; xây dựng quy chế xác
định rõ mức độ thẩm quyền, trách nhiệm về công tác cán bộ đối với từng tập
thể lãnh đạo và cá nhân thành viên, nhất là người đứng đầu tổ chức; mở rộng
đối tượng tham dự quy hoạch và phát hiện nguồn từ xa; tổ chức thi tuyển
công khai một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp ủy tỉnh, thành thực hiện
lồng ghép công tác QHCB với công tác nhân tài để tạo nguồn cán bộ dài hạn;
phát huy sức mạnh dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân
vào quá trình đánh giá, quy hoạch, sử dụng và luân chuyển cán bộ; gắn kết
chặt chẽ công tác QHCB với các khâu khác của công tác cán bộ; hoàn thiện
các quy trình áp dụng trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý: phát hiện
nguồn từ xã hội, xử lý “động” và “mở” trong QHCB, xử lý giữa QHCB với
công tác nhân sự…
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở
tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”(2004), Luận văn thạc sĩ của Trương
Thị Mỹ Trang [122], Học viện Chính trị qQuốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã
phân tích vai trò của công tác QHCB, khẳng định QHCB là khâu trọng yếu
trong công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động
có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Theo tác giả, đội
ngũ cán bộ ở cơ sở có số lượng lớn, giữ vai trò quyết định năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, năng lực và hiệu quả quản lý của
chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Nhận thức được vấn đề đó, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm và đặt QHCB, đặc
biệt là công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT ở các xã là công
tác trọng tâm, thường xuyên. Tuy vậy, nhiều năm qua, việc triển khai QHCB
cán bộ chủ chốt của HTCT các xã còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh
giá đúng thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Quảng
13
Ngãi, tác giả đã đưa ra những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm đẩy
mạnh quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT các xã ở tỉnh Quảng
Ngãi.
- “Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành
phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp” (2005), Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Lan [54], Học viện Chính trị Quốc giaChính trị quốc gia Hồ Chí
Minh. Tác giả đã nêu và phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công
tác tạo nguồn cán bộ, khẳng định công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ và
phát huy, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là yêu cầu có tính cấp thiết trong công
tác cán bộ hiện nay. Tác giả đã làm rõ thực trạng công tác quy hoạch tạo
nguồn cán bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá nguyên nhân của thực
trạng, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân cơ bản là do nhiều cấp ủy, lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và cấp bách của
việc tạo nguồn cán bộ trẻ để đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh
đạo các cấp, nên việc quan tâm phát hiện cán bộ công chức trẻ triển vọng
đưa vào diện, tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ công tác, thử thách còn
hạn chế. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả cho rằng cần thực hiện tổng thể các giải pháp: nâng cao nhận
thức, phân công, phân nhiệm rành mạch đối với cấp ủy và thủ trưởng các cấp,
các ngành về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ; cải tiến nội dung, quy trình
tuyển chọn vào diện quy hoạch tạo nguồn; đổi mới nội dung quản lý đội ngũ
cán bộ quy hoạch tạo nguồn; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cán
bộ; thường xuyên cải tiến chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ diện quy hoạch tạo
nguồn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ không ngừng học tập, nâng cao trình
độ, năng lực công tác; kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan tham
mưu các cấp về công tác tổ chức, cán bộ.
14
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong giai đoạn hiện nay”(2006), Luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Xuân Lập [64], Học viện Chính trị Quốc giaChính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác QHCB;
khẳng định vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý và QHCB lãnh đạo, quản lý,
coi đây là yêu cầu cấp thiết trong công tác cán bộ. Tác giả đã làm rõ thực
trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động Thương binh và xã hội giai đoạn 2001 đến năm 2005. Theo tác giả, nguyên
nhân cơ bản của những ưu điểm trong QHCB là do có sự chỉ đạo chặt chẽ
của ban cán sự đảng, đảng ủy cơ quan Bộ về công tác quy hoạch tạo nguồn
cán bộ; cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị từng bước có sự quan tâm nhiều hơn
trong việc tham gia phát hiện cán bộ công chức trẻ, giỏi đưa vào diện quy
hoạch và tạo điều kiện, môi trường để cán bộ trẻ rèn luyện phát huy năng
lực. Tuy vậy, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ
Lao động - Thương binh và xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị đặt ra, có lĩnh vực, có đơn vị vẫn còn tình trạng bị động, hụt hẫng
cán bộ... Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân, những dự báo về sự phát
triển của ngành Lao động - Thương binh và xã hội và nhu cầu đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý từ năm 2006- 2010, tác giả đã đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng
cao chất lượng công tác QHCB lãnh đạo, quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội đến năm 2010, các giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo các cấp của Bộ Lao động - Thương binh và xã
hội về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng chức
danh tiêu chuẩn cán bộ diện QHCB lãnh đạo, quản lý; tuyển chọn, tạo nguồn
cán bộ đưa vào diện QHCB lãnh đạo, quản lý; cải tiến quy trình đánh giá
xây dựng, quản lý và thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
15
quản lý; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội
ngũ cán bộ thuộc diện QHCB lãnh đạo, quản lý; kết hợp quy hoạch, luân
chuyển, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm và chính sách đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm
công tác tổ chức cán bộ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụBan
thường vụ Tỉnh ủyuỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn
thạc sĩ của Thân Minh Quế, Học viện Chính trị quốc giaChính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2007. Tác giả đã đưa ra quan niệm quy hoạch cán bộ: “là
việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến bố trí, sắp
xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ nhất định với một trình tự hợp lý,
trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội
ngũ cán bộ”. Phạm vi cán bộ trong nghiên cứu của tác giả thuộc diện BTV
tỉnh ủy quản lý, đó là “những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
một ngành, một địa phương, một đơn vị trong HTCT ở tỉnh và cấp huyện”
với những vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước nói
chung, xây dựng tỉnh nói riêng.
- “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụBan Tthường
vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (2012),. Luận án tiến sĩ của
Thân Minh Quế [86], Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2012. Tác giả đã đưa ra quan niệm quy hoạch cán bộ: là việc
lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến bố trí, sắp xếp
tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ nhất định với một trình tự hợp lý, trong
một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ
cán bộ. Phạm vi cán bộ trong nghiên cứu của tác giả thuộc diện BTV tỉnh ủy
quản lý, đó là những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu một
ngành, một địa phương, một đơn vị trong HTCT ở tỉnh và cấp huyện” với
16
những vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước nói
chung, xây dựng tỉnh nói riêng. Khái niệm Công tác quy hoạch cán bộ thuộc
diện BTV tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc được xác định: “Đó
là hệ thống, tổng thể các công việc của BTV tỉnh ủy và tập thể cấp ủy, tập
thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có liên quan ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, nhằm lập dự án thiết kế xây dựng đội ngũ cán bộ; dự
kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ các chức danh thuộc diện BTV
tỉnh ủy quản lý với một trình tự hợp lý, theo một mục tiêu nhất định, trong
một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch xây dựng đội
ngũ cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm
nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
- Bài “Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời
kỳ đổi mới”(1997) của PGS, TS Tô Huy Rứa [90], đăng trên Tạp chí Cộng
sản, số 3-1997. Tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của xây dựng và thực hiện tốt
công tác quy hoạch cán bộ. Nếu không thực hiện quy hoạch sẽ dẫn đến tình
trạng hẫng hụt cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng không chủ động được nguồn
cán bộ có chất lượng cho việc bố trí, sử dụng cán bộ.
- Bài “Tính cấp thiết của vấn đề quy hoạch cán bộ thành phố Đà Nẵng
hiện nay” (1998) của Trần Phướcương Hường [52]đăng trên Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 9.. Tác giả khẳng định Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã nhận
thức được tầm quan trọng của công tác QHCB. Nhiệm kỳ (1997-2000),
Thành ủy Đà Nẵng đã đặt vấn đề quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đến năm
2010 và những năm tiếp theo, chuẩn bị bàn giao cho thế kỷ XXI một thế hệ
cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Tác giả đã khẳngxác định đây là vấn đề cấp
thiết bởi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là do sự hẫng hụt cán bộ sau khi chia tách
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
17
Nẵng trực thuộc Trung ương. Để thực hiện có hiệu quả công tác QHCB, tác
giả cho rằng Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cần nhận thức rõ và cần rút kinh
nghiệm trong việc tạo nguồn quy hoạch và kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch
với các khâu khác của công tác cán bộ, nhất là khâu ĐTBD cả trước và sau
quy hoạch.
- Bài “Công tác đĐào tạo bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán
bộ” (1998) của PGS, TS Tô Huy Rứa [91]đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa
học về một số vấn đề về công tác QHCB thuộc chương trình khoa học xã hội
cấp Nhà nước KHXH.05. Trên cơ sở luận giải về quan niệm, vai trò, mối
quan hệ của công tác QHCB và ĐTBD cán bộ, tác giả đề xuất những giải
pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và gắn kết chặt chẽ giữa QHCB với
ĐTBD cán bộ là: Chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch đi đào tạo; đổi
mới nội dung chương trình, phương thức ĐTBD, làm tốt công tác quản lý
học viên trong quá trình đào tạo và bố trí, sử dụng học viên khi ra trường.
- Bài “Quan niệm khoa học về quy hoạch cán bộ - lịch sử vấn đề và
quá trình tiếp cận vấn đề”(1999) của PGS Lê Văn Lý [70]đăng trên Tạp chí
Thông tin lý luận, số 6-1999. Tác giả nhấn mạnh ngoài cái tâm thật trong
sáng, cán bộ dj đào tạo chọn vào quy hoạch còn phải có phương pháp, có
quyết tâm và trách nhiệm cao. Chọn cán bộ để quy hoạch không chỉ đúng
người mà còn đòi hỏi đúng việc, đúng sở trường. Ai thạo việc gì nói chung
nên quy hoạch để làm việc đó. Khi thực hiện quy hoạch cần kết hợp công
việc với sở trường, nguyện vọng cá nhân. Quy hoạch cán bộ còn phải đúng
chỗ, đúng môi trường phù hợp. Có những cán bộ ở chỗ này, môi trường này
không phát huy được vai trò, uy tín, nhưng sang chỗ khác, môi trường khác
lại phát huy tốt. Quy hoạch cán bộ còn đòi hỏi phải đúng lúc, khi cán bộ
đang phát triển đi lên phù hợp với chức danh nào đó cần được quy hoạch và
thực hiện quy hoạch. Đó là lúc cán bộ hăng hái làm việc nhất, có nhiệt tình
cống hiến, sung sức và có khả năng làm việc tốt nhất. Tránh tình trạng khi