1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương
sáng ngời vì dân, vì nước. Hồ Chí Minh là sự tích hợp kỳ diệu những tinh hoa
văn hố phương Đơng và phương Tây. Tư tưởng và đạo đức của Người là tài
sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc Việt Nam, là hiện thân của những
khát vọng cao đẹp nhất của nhân loại. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp
quốc UNESCO, năm 1987, khóa 24, đã khẳng định: Hồ Chí Minh là một biểu
tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền
thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng của
Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng
định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau
[16].
Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hố đạo đức Hồ Chí Minh là một vấn đề
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Q trình thực hiện đề tài "Vai trị của văn
hố đạo đức phương Đơng trong sự hợp thành văn hố đạo đức Hồ Chí
Minh” là hướng triển khai nghiên cứu về một phương diện lớn của cội nguồn
hình thành văn hố đạo đức Hồ Chí Minh.
1.2. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991, đã khẳng
định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và
kim chỉ nam cho hành động. Trong giai đoạn hiện nay, việc quán triệt và vận
dụng những quan điểm Hồ Chí Minh vẫn cịn ngun giá trị, mang tính thời sự.
Bước sang thế kỷ XXI, để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần thuấm nhuần sâu sắc,
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.
2
Ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung ương ra chỉ thị 23/CT/TW về “Đẩy mạnh
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”.
Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 06-CT/TW về việc tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây
là một nhiệm vụ mấu chốt trong công tác tư tưởng của Đảng, cần được toàn
Đảng, toàn dân quán triệt và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng,
toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3/2/2007) tới hết nhiệm kỳ Đại
hội X của Đảng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội cần tổ chức nghiên cứu, học tập
và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm của Người; các cơ
quan, đơn vị thông qua học tập mà xây dựng tiêu chuẩn cho đạo đức lối sống cho
cán bộ, đảng viên, công chức để phấn đấu thực hiện phù hợp với tình hình cơ
quan, đơn vị, xây dựng chương trình hành động, việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh nhằm khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém, xử lý các vi phạm.
Hơn nữa vấn đề văn hoá đạo đức xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế đang đứng
trước những thời cơ và thách thứ đòi hỏi tồn Đảng tồn dân cần có nhận thức sâu
sắc về vấn đề này, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nghiên cứu văn hoá
đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi người,
của các cấp, các ngành, các địa phương, để giải quyết những vấn đề thực tiễn
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương
Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống. Q trình nghiên cứu đề tài
“Vai trị của văn hố đạo đức phương Đơng trong sự hợp thành văn hố đạo
đức Hồ Chí Minh” là một hoạt động triển khai thực hiện quan điểm, đường lối
của Đảng ta về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.3 Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực phản động thường xuyên có những
biểu hiện chống phá Đảng, Nhà nước ta, xun tạc, bóp méo hình ảnh lãnh tụ Hồ
Chí Minh. Do đó, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt phải có lập trường tư
3
tưởng vững vàng, nêu cao đạo đức cách mạng, văn hóa xã hội Việt Nam. Để đấu
tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, chúng ta càng cần thiết phải đi
sâu nghiên cứu văn hóa đạo đức Hồ Chí minh.
Luận văn Vai trị của văn hóa đạo đức phương Đơng trong sự hợp
thành văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh xin được góp phần làm rõ thêm văn hóa
đạo đức Hồ Chí Minh vận dụng trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay nhằm
nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy những mặt tốt, khắc phục những yếu
kém để hồn thiện mình theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về di sản văn hóa đạo đức
Hồ Chí Minh và các yếu tố văn hóa đạo phương Đơng đã kết tinh hội tụ trong
văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh phân tích vai trị của văn
hóa đạo đức phương Đơng trong sự hình thành văn hố đạo đức Hồ Chí Minh,
những vấn đề về lý luận và thực tiễn
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn chỉ ra vai trò của các yếu tố văn hố
đạo đức phương Đơng cơ bản trong truyền thống và hiện đại, đồng thời làm
sáng tỏ các yếu tố đó đã ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử luận văn sử dụng phương pháp hệ thống phối hợp phương pháp liên
ngành. Cụ thể là các phương pháp: Phân tích; tổng hợp; so sánh-đối chiếu;
logic lịch sử…
4. Lịch sử vấn đề
4.1. Tình hình nghiên cứu
Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã
thực sự được đặt ra để các nhà nghiên cứu tìm hiểu nghiên cứu một cách
nghiêm túc. Văn hố đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành một đối tượng khoa
học địi hỏi việc nghiên cứu tìm hiểu phải mang tính khoa học, tính hệ thống.
4
Trước những năm đổi mới, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước
cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong cuốn "Hồ Chủ tịch - Lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân
dân Việt Nam", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 65 - 81. Đồng chí Trường
Chinh đã viết về đạo đức và tác phong của Chủ tịch. Trong bài viết này đồng
chí Trường Chinh đã khẳng định: "Hồ Chủ tịch là một nhà lãnh đạo thiên tài
của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Một đặc điểm nổi bật trong
đạo đức Hồ Chí Minh là lịng thương người. Nhưng ở đây khơng phải là lịng
thương người siêu giai cấp, trừu tượng mà là tình thương u giai cấp đối với
cơng nhân, tình thương u vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, đối
với người cùng khổ. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về học tập, về công tác
huấn luyện, về văn phong, về phong cách lãnh đạo, về cần, kiệm, liêm chính,
chí cơng vơ tư Hồ Chí Minh là bậc Đại nhân - Đại trí - Đại dũng".
Trong cuốn "Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân
tộc ta", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr 30 - 36. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết:
"Hồ Chủ tịch là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt bón ngàn
năm lịch sử. Ở Người, tinh hoa dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác Lênin, đỉnh cao tư tưởng loài người trong thời đại mới. Cuộc đời Hồ Chủ tịch
trong như ánh sáng. Đó là một tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên
cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm
thiết, đạo đức chí cơng vơ tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Tư tưởng đạo đức
cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn của chúng ta. Ngọn
cờ chói lọi của Người mãi mãi chỉ lối cho chúng ta tiến bước.”
Trong cơng trình: "Hồ Chủ tịch - Hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của
thời đại", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974, tr. 80 - 88. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã viết về "Những đạo đức cao thượng" của Hồ Chí Minh tác phẩm nhấn
mạnh, nêu nên tính chất vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh, thể hiện những
đạo đức và tác phong cao thượng của một vị lãnh tụ, một người chiến sĩ cách
mạng vô sản cuộc đời đấu tranh cách mạng của Hồ Chủ tịch là tấm gương
chói loại nhiệt tình cách mạng, ý chí cách mạng, thắng khơng kiêu, bại khơng
nản, một lịng kiên trì cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, lâu dài cho đến
5
thắng lợi cuối cùng đồng chí Phạm Văn Đồng đã nêu cao đức tính giản dị,
khiêm nhường của Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là một vị lãnh đạo cách mạng
kiểu Lênin, càng vĩ đại vì giản dị.
Tạp chí Cộng sản số 9 (5-1997), đăng bài "Một số nội dung trong tư
tưởng Nhân văn, Đạo đức, Văn hố Hồ Chí Minh", của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Nội dung bài viết nêu rõ giá trị tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí
Minh, lịng thương u q trọng con người, tin tưởng mãnh liệt vào con
người, quan tâm đến quyền lợi của quần chúng nhân dân. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp khẳng định: “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa
nhân văn khoa học, hiện thực cách mạng. Người ta cho rằng Hồ Chí Minh là
một nhà triết học hành động thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là
một nhà nhân văn hành động - hành động nhằm giải phóng con người. Hồ Chí
Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm
nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách
mạng. Không những thế, bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo
đức cách mạng”.
Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngày 18-5-1990. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khẳng định công lao, sự
nghiệp, tư tưởng đạo đức của Bác Hồ sống mãi trong lịng các thế người Việt
Nam, hơm nay và mai sau đồng thời khẳng định Chủ tịch là một nhà văn hoá
lớn, là hiện thân của tinh hoa dân tộc và thời đại. Trong diễn văn còn khẳng
định Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng lỗi lạc nhất trong lịch sử đấu tranh
giải phóng của dân tộc Việt Nam. Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng
sản Việt Nam, Người đã đắp xây nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc,
Người là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh là người cộng sản mẫu mực, là hình ảnh tuyệt đẹp về mối quan
hệ giữa lãnh tụ và quần chúng. Khẳng định những di sản tư tưởng và đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân
Việt Nam. Các thế hệ ngày nay và mai sau cần trân trọng, bảo vệ, học tập,
không ngừng bổ sung và phát triển di sản đó, làm cho những tư tưởng, đạo
6
đức của Người ln có sức sống trong thực tiễn sinh động của sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
Trong Diễn văn Lễ kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngày 19-5-1995. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định gương
cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đi đến
thắng lợi hoàn toàn. Nghiên cứu, học tập để thấu suốt tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh là điều rất cần thiết và quan trọng song điều còn cần thiết hơn nữa
là đưa tư tưởng, đạo đức của Người vào cuộc sống, phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của đất nước hiện nay... Đó là cơng việc quan trọng và thiết thực,
làm cho tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thường xun tiếp cận với thực tế
nóng bỏng, khơng ngừng được bổ sung, phát triển, ngày càng trở nên phong
phú và sâu sắc, chỉ dẫn cho hành động chúng ta.
Diễn văn Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 195-2000 nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tiếp tục khẳng định tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta diễn vào thế
kỷ XXI.
Cho đến ngày 19-5-2005 trong diễn văn kỷ niệm 115 ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đã khẳng định: Học tập và
làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của Đảng và rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, tiếp tục đợt
vận động sâu rộng học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh giáo dục, xây
dựng đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thời kỳ mới,
nhằm đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy
lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và có các tệ nạn xã hội, xây dựng con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, xây dựng các quan hệ
xã hội lành mạnh, văn minh tiến bộ.
Tại Hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người chiến sĩ kiên cường của
phong trào cộng sản quốc tế ” Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1-1991, nhà nghiên
cứu Đào Duy Tùng đã có bài viết nêu rõ những giá trị tư tưởng, đạo đức và
phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết khẳng định giá trị tư
tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định một cuộc đời, một con người, một sự nghiệp
7
đã dành trọn vẹn cho dân, cho nước, khẳng định những giá trị tư tưởng vĩ đại
nhất của Bác qua q trình tìm tịi gian khổ. Khẳng định những giá trị tư duy
lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ở sự chỉ đạo chiến lược, sách lược rất tài
tình của Bác, Hồ Chí Minh khơng những là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược
thiên tài mà còn là nhà tổ chức vĩ đại cái tạo nên con người Hồ Chí Minh vĩ
đại khơng chỉ ở tư duy lý luận sáng tạo ở những quyết định chiến lược thiên
tài, ở những hành động tổ chức kiên trì, bền bỉ, có hiệu quả mà cịn ở đạo đức,
phong cách hoạt động cách mạng của Người.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng và Nhà nước đọc bài phát biểu
ở cuộc Hội thảo quốc tế "Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hố lớn", kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tại Hà Nội năm 1990, đã nhận định khái quát về đạo đức, phong cách
của Người: vừa dân tộc, vừa quốc tế. Vừa rất mực nhân từ vừa triệt để cách
mạng. Rất uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn. Rất nguyên tắc về chiến lược mà
lại rất linh hoạt về sách lược. Vừa nhìn xa trơng rộng, vừa thiết thực cụ thể.
Vừa vĩ đại, vừa bình dị, vừa là chiến sĩ, vừa là nhà thơ. Lời nói đi đơi với việc
làm, lý luận đi đối với thực tiễn. Bác Hồ của chúng ta là con người "giàu sang
không thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất
phục", con người "cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư". Tồn bộ cuộc đời
của Người tốt lên chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
Hội thảo đã làm nổi bật tấm lòng yêu nước, thương dân vô hạn
của Bác Hồ. Đồng thời, Người cịn có tình thương u bao la đối với
nhân dân các nước, đối với nhân dân cần lao trên toàn thế giới…Ở
Bác Hồ, văn hóa là sự kết tinh văn hóa nghìn năm của đất nước Việt
Nam trên cơ sở đổi mới, kết hợp hài hòa với tinh hoa của văn hóa
nhân loại… [16].
Theo quan điểm của Giáo sư Trần Văn Giàu thì nghiên cứu nhân cách
của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mấy điểm chú ý sau đây: tấm gương đạo đức,
tận tuỵ qn mình, lịng kiên trì bất khuất, sự khiêm tốn, tính giản dị, hài hồ
trong các mối quan hệ, lòng yêu thương con người, nâng đỡ con người.
8
GS. Đặng Xuân Kỳ nhìn nhận tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trên góc
độ là nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo
đức dân tộc Việt Nam, đồng thời chắt lọc những tư tưởng đặc điểm phương
Đông và tinh hoa đặc điểm của nhân loại, ở con người Hồ Chí Minh có những
phẩm chất đạo đức cơ bản như trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con
người, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, tinh thần quốc tế trong sáng. Đối
với nguyên tắc xây dựng đổi mới thì cần phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nói
đi đơi với làm, phải nêu gương đạo đức, xây đi đôi với chống.
Trong cuốn "Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách
mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh", Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2006, tr. 229 - 237 PGS.TS Thành Duy viết: “Đạo đức Hồ Chí Minh là
sự hiện diện của một tấm gương tuyệt đối và các hành vi ứng xử trong hoạt
động thực tiễn của Người. Cịn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nếu được
nghiên cứu và khẳng định rõ ràng thì đó là một khoa học, khoa học đạo đức,
hay đạo đức học mang tên Hồ Chí Minh. Đó sẽ là một cống hiến có giá trị lý
luận vơ cùng quan trọng trong tồn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Trong bài viết "Văn hoá dân tộc và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" của
PGS Trường Lưu nhận định: “Khi nguồn gốc tư tưởng chịu sự chi phối của ý
thức dân tộc thì đi vào góc cạnh nào trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
chúng ta cũng thấy nổi lên những tinh hoa trong di sản quá khứ của dân tộc được
bảo vệ và nâng cao, phù hợp với tình thế và giai đoạn cách mạng mới. Tư tưởng
yêu nước, đạo đức thương dân, thuỷ chung và sâu sắc của các nhân vật tiêu biểu
qua các triều đại, hầu như đều có mặt trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trong Hội thảo 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Viện
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin tổ chức, với bài viết: “Đạo đức Bác Hồ
giữa mùa xuân cách mạng”, GS. Vũ Khiêu đã khẳng định đạo đức Hồ Chí
Minh - một đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, một mẫu mực của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một nhân cách tuyệt vời của rèn luyện và
thử thách, và là một tấm gương sáng cho chúng ta hôm nay.
9
Ở đây có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: GS Đặng
Xuân Kỳ; GS Vũ Khiêu; PGS Trần Quang Nhiếp; GS, TS Hồng Chí Bảo;
GS, TS Mạch Quang Thắng; GS Song Thành; PGS,TS Bùi Đình Phong; PGS,
TS Hoàng Trang; GS, TS Lê Hữu Nghĩa…là những tác giả có nhiều bài viết,
nhiều cơng trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh được đánh giá cao.
4.2. Nhận xét chung
Có thể nói trong những năm qua số lượng bài viết, bài nghiên cứu về tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất đa dạng và phong phú.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng các nhà khoa học, nghiên
cứu đã có nhìn nhận, đánh giá về vai trị giá trị văn hố đạo đức Hồ Chí Minh
một cách đúng đắn, khẳng định sự tồn tại của một đối tượng nghiên cứu đã
được đặt ra đó là văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.
Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua khi nghiên cứu tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là vơ cùng to lớn, có giá trị về mặt khoa học, là
những viên gạch đặt nền móng để các thế hệ tiếp nối suy nghĩ, tìm hiểu,
nghiên cứu một cách thấu đáo, đánh giá chuẩn xác giá trị đạo đức Hồ Chí
Minh trong thời đại mới. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hố Hồ
Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh mang tầm quốc gia, quốc tế. Đó là những
thành tựu lớn cho tồn Đảng, tồn dân ta.
Tuy nhiên trong q trình tìm hiểu nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh cũng vẫn cịn có những hạn chế nhất định, chẳng hạn vấn đề nghiên
cứu đơi khi cịn nhỏ lẻ, vụn vặt, phạm vi nghiên cứu tìm hiểu cịn có những
biểu hiện áp đặt chủ quan gượng ép, chưa nêu bật được giá trị đích thực của
vấn đề.
4.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Để tìm hiểu văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần dựa trên cơ sở
lý luận văn hóa, làm rõ khái niệm đạo đức, vai trị của đạo đức trong xã hội,
đồng thời năm rõ khái niệm văn hóa đạo đức. Trên cơ sở đó chúng ta nhận
thức rõ và sâu sắc hơn vai trò, giá trị di sản văn hố đạo đức Hồ Chí Minh
trong đời sống cách mạng Việt Nam.
10
Văn hố đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung cần thực sự được quan
tâm nghiên cứu tìm hiểu hơn nữa như: sự tích hợp của văn hố phương Đơng,
văn hố phương Tây trong sự hợp thành văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, tìm
hiểu cặn kẽ nguồn gốc sâu xa của văn hóa đạo đức phương Đơng có tác động
như thế nào với văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh; thực trạng, phương hướng và
giải pháp đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh và vấn đề phát huy các giá trị đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống
nước ta hiện nay.
5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề về vai trò cvăn hố đạo đức
phương Đơng trong sự hợp thành văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời
chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục phát huy, nêu
cao phẩm chất, giá trị, tôn vinh văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, khẳng định vẻ
đẹp tâm hồn của Người, khơi dậy sức sống tấm gương văn hóa đạo đức Hồ
Chí Minh trong thời kỳ mới. Luận văn làm rõ thêm một số nội dung về đạo
đức, đồng thời làm rõ văn hố đạo đức Hồ chí Minh làm rõ sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm
của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những
khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và
tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
6. Ý nghĩa luận văn
Về mặt lý luận: Luận văm góp phần nghiên cứu tìm hiểu làm rõ cơ sở
thực tiễn của quá trình hình thành văn hố đạo đức Hồ Chí Minh, vân dụng
các quan điểm của Đảng nghiên cứu văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn: Luận văn bước đầu tìm hiểu nghiên cứu văn hóa đạo đức
Hồ Chí Minh nhằm vận dụng trong giai đoạn hiện nay một cách thiết thực, sáng
tạo, phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa đạo đức người Việt Nam, chống lại
âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch, nhằm xây dựng vững chắc nền tảng văn
hóa đạo đức xã hội, thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
11
hóa đất nước, tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài
liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong các trường đại học và cao
đẳng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa đạo đức và văn hố đạo đức
Hồ Chí Minh
Chương 2: Vai trị của những yếu tố văn hố đạo đức phương Đơng trong
q trình hình thành văn hố đạo đức Hồ Chớ Minh
Chương 3: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống cánh mạng
Việt Nam hiện nay
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HĨA ĐẠO ĐỨC
VÀ VĂN HỐ ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HĨA
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là gì? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ lâu với tư duy nhân loại. Đã
có khơng biết bao nhiêu định nghĩa về văn hóa xuất phát từ những cách tiếp
cận khác nhau. Điều quan trọng đối với chúng ta không phải là thống kê đã có
bao nhiêu định nghĩa. Điều quan trọng là từ lịch sử hình thành các định nghĩa
đó để đi đến những nhận định cần thiết.
Ngay từ thời xa xưa hai chữ “văn hóa” đã sớm xuất hiện trong ngơn ngữ
loài người, đặc biệt ở những quốc gia được coi là cái nôi của văn minh nhân
loại. Ở phương Tây, trong nền văn minh cổ đại Hy La, từ văn hóa (cultus) có
nghĩa là trồng trọt. Từ nghĩa trồng trọt dần dần biến nghĩa thành gieo trồng trí
tuệ, tinh thần. Ở phuơng Đơng, từ “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong ngôn
12
ngữ Trung Quốc. Ngay từ trước công nguyên, ở đời Tây Hán, trong bài “Chi
Vũ” sách “Thuyết Uyển”, Lưu Hương đã viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ,
trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực”. Phàm dùng vũ lực để đối phó
với người bất phục tùng, dùng văn hóa khơng thay đổi được thì sau đó sẽ
“trừng phạt”. Như vậy văn hóa được dùng để đối lập với vũ lực.
Như vậy, trong quan niệm của người cổ đại, dù phương Đơng hay
phương Tây, văn hóa mang ý nghĩa giáo hóa con người.
Sự xuất hiện sớm từ “văn hóa” trong ngôn ngữ của các dân tộc khẳng
định rằng văn hóa là hoạt động xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Hiện nay khoa
học về tiếng Việt cổ chưa cung cấp cho chúng ta những tư liệu đầy đủ về tiếng
nói của cha ơng từ xa xưa, nhưng ít ra bằng văn bản, chúng ta cũng có thể biết
rằng cách chúng ta hơn 600 năm, trong bài Đại cáo bình ngô, Nguyễn Trãi đã
dõng dạc tuyên bố: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã
lâu”. Từ “văn hiến” mà Nguyễn Trãi dùng ở đây, về một khía cạnh nào đó,
đồng nghĩa với hai từ “văn hóa”.
Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể nói rằng: tư duy nhân loại đã sớm
quan tâm đến hoạt động văn hóa. Sự quan tâm đó ngày càng trở nên sâu sắc.
Sự xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng về văn hóa ở thế kỷ XVIII, XIX, XX,
cùng với sự xuất hiện khoa học về văn hóa (khởi đầu là Klemm với cuốn sách
“Khoa học chung về văn hóa” ra đời năm 1885), đặc biệt từ 1988 với chương
trình Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988- 1997) do UNESCO phát
động đã chứng tỏ văn hóa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của lồi người.
Để có một định nghĩa đầy đủ về văn hóa, cách tốt nhất là gắn văn hóa với
con người. Thơng qua việc khám phá chiều sâu bí ẩn của đời sống con người
và hoạt động của con nguời thì sẽ hiểu được văn hóa là gì. Điều này sẽ giải
thích vì sao văn hóa là hoạt động xuất hiện rất sớm trong lịch sử và vì sao mỗi
bước phát triển của nhân loại lại tạo điều kiện để con người quan tâm hơn đến
văn hóa?
Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến
hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu và cách diễn đạt
13
khác nhau về văn hoá tuỳ theo cách tiếp cận và tuỳ theo từng giai đoạn lịch
sử. Người ta cho rằng, có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hoá. ở đây,
chúng ta sẽ tiếp cận với một số định nghĩa mang tính triết học, khoa học và
đặc sắc nhất về văn hoá.
Từ điển triết học định nghĩa:
Văn hố là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn và tiêu biểu cho trình độ
đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người
ta vẫn quen nói về văn hố vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất, giá trị vật chất) và văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật và
văn học, triết học, đạo đức, giáo dục...). Văn hoá là một hiện tượng
lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tếxã hội [96, tr.329].
Đối lập lại các học thuyết duy tâm về văn hoá, tách văn hố tinh thần
khỏi cơ sở vật chất và giải thích nó là sản phẩm tinh thần của “giới ưu tú”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi quá trình sản xuất của cải vật chất là cơ sở và là
nguồn gốc để phát triển văn hố tinh thần; từ đó dẫn đến kết luận là dưới
những hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, văn hố được tạo ra nhờ hoạt động
của đơng đảo quần chúng lao động.
Như vậy là từ góc độ triết học, người ta đã xem xét văn hoá theo nghĩa
rộng nhất, trên cả phương diện văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần, phụ
thuộc vào sự phát tnển của hình thái kinh tế - xã hội, đặc biệt là văn hố gắn
với hoạt động của đơng đảo quần chúng lao động.
Văn hoá biểu hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới
và nhân sinh, tín ngưỡng trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống,
tạo dựng xã hội, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ. Có thể tìm thấy những biểu hiện
của văn hố trong các phương thức sản xuất và công cụ sản xuất, sở hữu, các
thể chế xã hội, phong tục tập quán, giao tiếp giữa người với người, trong
trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, trong trình độ sáng tạo và thưởng
thức văn học nghệ thuật. Văn hoá của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản
nhất, là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận
14
biết mình và giúp các dân tộc khác nhận biết mình. Bởi vậy, văn hố là nơi
thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể
hiện ý thức và những phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc
khác theo tinh thần cùng tham dự và cùng chia sẻ.
Nhà triết học Nga M.Kagan đã trình bày quan niệm của mình về văn hố
như một “vịng xoắn chập ba”, trong đó vịng xoắn thứ nhất là hoạt động
mang tính vật chất của con người, là cơ sở của văn hố. Vịng xoắn thứ hai là
sự giao tiếp của con người diễn ra ở bình diện khơng gian văn hố và thời
gian văn hố xã hội. Vịng xoắn thứ ba là sự sáng tạo nghệ thuật, một phương
thức để nhân đôi đời sống hiện thực của con người, tạo nên một đời sống ảo,
và qua những khía cạnh khác nhau của đời sống ảo đó để hiểu hiện thực sâu
sắc hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam và nhân
dân u chuộng hồ bình trên thếgiới, danh nhân văn hoá thế giới, từ năm
1943 đã viết:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người
mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
lồi người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn [62, tr.43].
Định nghĩa về văn hố của Hồ Chí Minh là một định nghĩa được ra đời
sớm, mang tính bao quát nhất, toàn diện nhất và khoa học nhất, phản ánh đúng
bản chất của văn hoá cùng những thành tố bên trong cấu thành khái niệm văn
hoá.
Tổng hợp tất cả những cách tiếp cận khác nhau về văn hoá, chúng ta có
thể suy rộng ra: Văn hố là tập hợp một hệ thống những giá trị vật chất và tinh
thần do con người tạo ra trong lịch sử. Trải qua hoạt động thực tiễn, những giá
15
trị đó được các thế hệ thừa nhận một cách tự nguyện, vận dụng vào cuộc sống
hàng ngày và được trao truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những đặc
trưng và bản sắc của từng dân tộc. Văn hố là một phạm trù lịch sử, nó được
biến đổi theo thời gian và không gian, mang theo dấu ấn của thời đại và quốc
gia, dân tộc.
1.1.2. Bản chất văn hóa
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 10 năm 2003, có giới thiệu bài Bản chất
văn hóa của David Hicks - tiến sĩ nhân loại học ở Đại học Oxford, dạy tại Đại
học quốc gia New York và Margazet A. Grognne - tiến sĩ nhân loại học của
Đại học quốc gia New York. Bài viết trình bày về “Khái niệm văn hóa”, trong
đó có các ý như: Văn hóa là tổng thể; văn hóa là một hợp thể thống nhất; văn
hóa là sự vận động. Văn hóa là cái duy nhất thuộc về con người. Văn hóa là
cái đối nghịch với tự nhiên...[12, tr.71-75].
Từ điển Triết học do Rôdentan làm chủ biên cho biết:
Bản chất là một phạm trù triết học phản ánh tồn bộ những khía
cạnh quan trọng và chung nhất của tất cả các sự vật và q trình trong
thế giới. Bản chất - đó là một tổng thể các mối liên hệ, quan hệ sâu sắc
của những quy luật bên trong, xác định những đặc điểm cơ bản và các
xu hướng phát triển hệ thống vật chất [82, tr.402].
Từ định nghĩa này, nhận thấy bài viết của hai tác giả Hoa Kỳ mới nêu lên
một số khía cạnh hay thuộc tính của văn hóa mà chưa phải là bản chất của nó.
Vậy bản chất văn hóa là gì? Theo Từ điển Triết học Rơdentan thì văn hóa
là tồn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần mà loài người đã và đang sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội - lịch sử, những giá trị ấy xác
định mức độ đạt được về mặt lịch sử của sự phát triển xã hội [82, tr.198]. Văn
hóa cịn có thể là thiên nhiên thứ hai của con người (triết gia Đức I. Herder);
là bình diện tinh thần của thế giới nhân tạo (nhà khoa học Pháp Abrraham
Moles); là tri quyển (Noosphère) - quyền về ý thức, tinh thần của con người
(Viện sĩ Pháp Teilhard de Chardin); là thế giới ý niệm (học giả người Nga
Radughin A.A); là thế giới tinh thần thế tục (nhà nghiên cứu Nga Gôrelốp A.
16
A.); là thế giới biểu tượng (học giả Đức Cassirer E); là thế giới ký hiệu học
(Iuri Lôtman Giáo sư Liên Xô); là thế giới ngôn ngữ (nhà khoa học Pháp
Strauss C L.), v.v.. Mỗi cách trả lời trên đây đều có thể đúng nếu đặt văn hóa
vào trong một bối cảnh cụ thể, nói khác đi là nó có điểm khả thủ, nhưng nó
chưa đủ sức khái quát nói lên cái bản chất nhất rút ra từ toàn bộ những bình
diện khác nhau của văn hóa.
Các nhà lý luận văn hóa mácxít khi trình bày về bản chất của văn hóa,
thường dựa vào quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen nói về các lực lượng
bản chất người. Trong sách Bản thảo triết học, C. Mác đã dẫn ra một câu nói
rằng: “Chúng ta nhận thấy lịch sử cơng nghiệp và sự tồn tại của nền công
nghiệp là quyển sách mở của các lực lượng bản chất người” [51, tr.3]. ở một
tác phẩm khác C. Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Của cải là gì nếu khơng phải
là sự biểu hiện tuyệt đối của những tài năng sáng tạo của con người khơng cần
tiền đề nào khác ngồi sự phát triển lịch sử đã có sự phát triển vốn lấy cái
chính thể của phát triển làm mục đích tự thân, tức là mọi lực lượng bản chất
người, bất chấp quy luật đã định”[52, tr.476]. Ở một cuốn sách khác nữa, hai
ơng cịn viết: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản
chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể
xét được trình độ văn hóa chung của con người”[53, tr.587].
Dựa theo các đoạn trích dẫn trên đây, cho thấy C. Mác và Ph.Ăngghen đã
phân tích tính chất xã hội của các lực lượng bản chất người. Một trong các lực
lượng bản chất ấy là sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người. Đây
không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên, mà chúng
sinh ra và biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển
của văn hóa. Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thơng qua
hoạt động thích ứng và cải tạo thế giới của con người.
Jonh Erhart - nhà nghiên cứu văn hóa người Đức nhận ra trong hai tác
phẩm Gia đình thần thánh và Hệ tư tưởng Đức của C. Mác và Ph.Ăngghen đã
đặt đối lập hai quan niệm: “Lao động như một phạm trù kinh tế và lao động
như hoạt động sáng tạo” với nhau [33, tr.28]. Nếu phương diện kinh tế của lao
17
động là sự sản xuất ra của cải vật chất, thì phương diện văn hóa của lao động
là sáng tạo - biểu hiện của các lực lượng bản chất người. Đó chính là q trình
sức sáng tạo được vật thể hóa trong các hoạt động thích ứng và cải tạo thế
giới, trong đó có bản thân con người.
Tóm lại, theo ý kiến của C. Mác và Ph.Ăngghen thì khái niệm lao động
nói ở đây là hoạt động sáng tạo - hiện tượng thuộc về bản chất người, là hiện
tượng tự do của tư chất tinh thần và thể chất của con người. Lao động sáng
tạo là bản chất của văn hóa.
1.1.3. Chức năng văn hóa
Trước đây người ta thường chia văn hóa thành hai lĩnh vựng: văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Nhưng gần đây, theo cách phân chia của UNESCO,
văn hóa có hai lĩnh vực: văn hóa hưu thể và văn hóa vơ thể. Việc phân chia
như trên cũng là cần thiết để có một cách nhìn tồn diện, tổng thể đối với văn
hóa, tuy nhiên ranh giới của sự phân chia đó lại chỉ là tương đối, không thể
tách bạch giữa các lĩnh vực. Bởi lẽ ngay trong trong văn hóa hữu thẻ lai có cái
vơ thể và ngược lại. Văn hóa là hoạt động tinh thần hướng đến việc tao ra các
giá trị chân, thiện, mỹ. Trong giới nghiên cứu, sự trình bày chức năng của văn
hóa khơng phải thống nhất hồn tồn. Trong bài Về khái niệm văn hóa in
trong trong tập Khái niệm và khái niệm văn hóa. PGS.TS Tạ Văn Thành trình
bày văn hóa có các chức năng sau: Chức năng chính của văn hóa là chức năng
giáo dục. Để thực hiện chức năng này, văn hóa có các chức năng khác như:
Chức năng nhận thức; Chức năng định hướng đánh giá xác định chuẩn mực
điều chỉnh cách ứng xử của con người; Chức năng giao tiếp; Chức năng đảm
bảo tính kế tục lịch sử; Ngồi ra cịn một số thành tố của văn hóa cịn có cả
chứ năng riêng của nó. Ví dụ nghệ thuật, thể thao, trị chơi, hội hè..có chức
năng giải trí [87, tr.124-126]. Theo Giáo sư viện sĩ Trần Ngọc Thêm thì chức
năng văn hóa lại xuất phát từ các đặng trưng sau đây: Chức năng tổ chức xã
hội; Chức năng điều chỉnh xã hội; Chức năng giáo dục; Chức năng phái sinh
là đảm bảo tính kế tục của lịch sử [89, tr.21-24]. Giáo trình Văn hóa xã hội
chủ nghĩa (Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, in lần 2, Hà
18
Nội, 1995) lại trình bày chức năng văn hóa gồm các chức năng sau: Chức
năng bao trùm là chức năng giáo dục; Chức năng nhận thức; Chức năng thẩm
mỹ; Chức năng dự báo; Chức năng giải trí. Sở dĩ có sự khác nhau trong cách
trình bày chức năng của văn hóa là do cách tiếp cận của từng tác giả khác
nhau hoặc đó là những cách nói khác nhau về cùng một chức năng của văn
hóa [35]. Mục tiêu cao cả nhất của của hoạt động văn hóa là vì con người, vì
sự phát triển tồn diện và hồn thiện con người. Chức năng bao trùm nhất của
văn hóa là chức năng giáo dục. Nói cách khác chức năng tập trung của văn
hóa là bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức hành vi của con người
vào điều hay lẽ phải, điều khôn lẽ thiệt, theo những khuôn mâu, chuẩn mực
mà xã hội quy định. Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một q trình và
được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử từ đó tạo cho văn hóa một
bề dày, một chiều sâu đặc biệt. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hố,
tức là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua khơng
gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định( nhưng kinh nghiệm
tập thể) thể tạochiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo
trong cộng đơng người và được cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, phong tục
tập qn, nghi lễ, luật pháp, dư luận... Bằng chức năng giáo dục, văn hóa tạo
cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức
năng tổ chức xã hộivà sự phát sinh chức năng này là văn hóa có chức năng
điều chỉnh xã hội, định hướng các các chuẩn mực, các cách ứng xử của con
người. Gần đây UNESCO cũng như Đảng và Nhà nước ta cho răng văn hóa
là động lực của sự phát triển, chính là đề cập tới chức năng này. Mặt khác,
chức năng nhận thức tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Nói cách khác,
chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hóa, thiếu
chức năng này khơng thể nói tới chức năng nào khác. Cùng với chức năng
nhận thức là chức năng thẩm mỹ. Đây là một chức năng quan trọng của văn
hóa.nhưng cũng là chức năng hay bị coi nhẹ và lãng qn trong xem xét điều
hành quản lý văn hóa. Vì cùng với nhu cầu hiểu biết thì con người cịn có nhu
cầu hưởng thụ hướng tới cái đẹp...Con người nhào năn hiện thực theo quy luật
19
của cái đẹp như Các Mác từng khẳng định. Xét cho cùng, văn hóa là sự sáng
tạo của con người theo quy luật của cái đẹp. Ngồi ra cịn một chức năng
khơng thể khơng nói tới đó là chức năng giải trí của văn hóa. Chức năng này
khơng tách rời chức năng giáo dục và khơng đi ngồi mục tiêu giáo dục hoàn
thiện con người. Nhận biết các chức năng của văn hóa, chính là khăng định rõ
ràng hơn mục tiêu cao cả của văn hóa là vì con người, vì sự hồn thiện và
phát triển con người.
1.2. VĂN HĨA ĐẠO ĐỨC
1.2.1. Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, ấn Độ,
Hy Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói
(moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Cịn “ln lý” được xem
như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos - lề thói, tập
tục. Khi nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối
quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày.
Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức cịn
ethicos là đạo đức học.
Ở Phương Đơng, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức của họ. Đạo là
một trong nhừng phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại.
Nhà triết học Dương Hưng Thuận nói về khái niệm đạo theo cách hiểu của
người Trung Quốc như sau: Xét theo kết cấu văn tự, chữ đạo gồm chữ thủ và
chư xước, nghĩa là đường đi. Trong sự phát triển của lịch sử, chữ đạo ngày
càng có nội dung phong phú hơn. Hàm nghĩa của chữ đạo không chỉ dùng để
chỉ về thế giới bên ngồi mà cịn ding để chỉ về cuộc sống của con người.
Đường đi là đường, là hướng đã được khẳng định mà con người phải theo, là
cái thuộc về quy tắc luân lý [90, tr.53-54].
20
Khái niệm đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó
trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến
nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là
nguyên tắc luân lý. Trong Đạo đức kinh, Lão Tử viết: “Khổng đức chi dung,
duy đạo thị tòng” (Dáng của đức lớn, theo cùng với đạo) [49, tr.118-120],
hoặc: "Đồng ư đức giả, đức diệc lạc đắc nhi” ( Đồng với đức, đức cũng vui
tiếp đó) [49, tr.128-129]. Vương Bật cắt nghĩa những chữ đức là được, Lục
Đức Minh và Thích Đức Thanh cắt nghĩa là công dụng của đạo, người Anh
dịch là power, nghĩa là năng lực [93, tr.43-44]. Với những vấn đề xã hội, đức
dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung, đức là sự biểu hiện của
đạo. Hai khái niệm trên cùng một nguồn gốc nhưng khác tên. Xét chung theo
chiều dài lịch sử, chữ đức của Trung Quốc được hiểu theo đạo nghĩa, là
nguyên tắc luân lý, nó đồng nghĩa với đạo [90, tr.53-54].
Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những
yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [34,
tr.8].
Trong định nghĩa này có mấy điểm cần chú ý sau:
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Xã hội học trước Mác không
thể giải quyết một cách khoa học vấn đề nguồn gốc và thực chất của đạo đức.
Cho rằng đạo đức xuất phát từ “mệnh lệnh của Thượng đế”, “ý niệm tuyệt
đối, lý tính trừu tượng”, bản tính bất biến của lồi người,... chứ khơng xuất
phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ quan niệm xã hội hiện thực
để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức.
21
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc
bao gồm cả triết học và luân lý học, con người đã hoạt động, tức là đã sản
xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. ý thức xã hội của con người
là sự phản ánh tồn tại xã hội của con người. Các hình thái ý thức xã hội khác
nhau tuỳ theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối
với đời sống xã hội. Đạo đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh
một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Và cũng như các
quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tơn giáo, đều mang tính chất của
kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế - xã hội là nguồn gốc của quan điểm về
đạo đức con người. Các quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó. Ví dụ:
thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô
bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức xã hội nơng nơ. Thích ứng với chế độ tư
bản dựa trên cơ sở bóc lột người cơng nhân làm thuê là đạo đức tư sản. Chế
độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp tác
trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của những người lao động đã
được giải phóng khỏi ách bóc lột. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo
đức xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất
quyết định.
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài
người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong
tục tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức... Đối với đạo đức, sự đánh giá hành
vi con người theo khuôn phép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành
những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất
kỳ trong thời đại lịch sử nào, đạo đức con người cũng đều được đánh giá như
vậy. Các khái niệm về thiện, ác khuôn phép và qui tắc hành vi của con người
thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và
trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu hiện lợi ích của một
giai cấp nhất định. Những khn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu
cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá
nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (tổ quốc, nhà nước, giai
cấp mình và giai cấp đối địch...) và đối với người khác. Những chuẩn mực và
22
qui tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp,
dân tộc thừa nhận. ở đây, quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với
xã hội và đối với người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của hành vi đạo
đức cá nhân. Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu một sự
giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của
mình và trong những hồn cảnh nào đó cịn chịu sự khiển trách của lương
tâm... Cá nhân phải có trách nhiệm chuyển những địi hỏi của xã hội và những
thể hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của
mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những
ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi
hỏi của xã hội... Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về
bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Giá trị là đối tượng của giá trị học
(giá trị học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng
nên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị vật
chất và tinh thần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội - chính trị,
nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ, tơn giáo). Đạo đức là một hiện tượng xã hội,
mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt.
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định,
hoặc là phủ định một lợi ích chính đáng, hoặc khơng chính đáng nào đó.
Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng
xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định.
Vì vậy đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình
thành phát triển và hồn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát
triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ
thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính
tích cực, mang tính nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản
động, phản nhân đạo.
1.2.2. Vai trò của đạo đức
23
Đạo đức có vai trị rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con
người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm bảo
đảm cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát triển. Sống trong xã hội,
người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con
đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và
cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng
đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người, suy cho cùng, nhân
tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ
yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm
lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội khơng thể thiếu
vai trị của đạo đức. Và khi xã hội phân chia thành giai cấp, có áp bức, có bất
cơng, thì chiến đấu cho cái thiện, đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát
vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt
lên, xốc tới. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để
phát triển xã hội.
Vai trò của đạo đức cịn được biểu hiện thơng qua các chức năng cơ bản của
đạo đức: điều chỉnh hành vi, giáo dục, nhận thức như đã trình bày ở phần trên.
Ngày nay, để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con
người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln ln lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức
nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lầu bền trên
nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức.
* Đạo đức có khả năng chỉnh hành vi xã hội
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi
của đạo đức làm cho cá nhân và xã hội cũng tồn tại và phát triển, bảo đảm
quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Loài người sáng tạo ra nhiều phương
thức điều chỉnh hành vi, trong đó có chính trị, pháp quyền và đạo đức.Chính
trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp các dân tộc, các quốc gia bằng các
biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực...Pháp quyền
24
và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân với cộng động
bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương tâm. Sự
điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều. Điều chỉnh hành vi
của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thức điều
chỉnh.Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc
mọi người phải tuân theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện
bằng ngăn cấm và cưỡng bức (quyền lực cộng đồng cùng với đội vũ trang đặc
biệt, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù...). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của
mỗi cá nhân sống trong cộng đồng.Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối
với các hành vi cá nhân. Phương thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và
lương tâm. Những chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và
cả chuẩn mực khuyến khích.Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng
dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người
đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức
khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế của đạo
đức.
Mục đích điều chỉnh của đạo đức nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển
xã hội bằng việc tạo nên sự hài hịa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân (và
khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).Đối tượng điều chỉnh của đạo đức là
hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ cá nhân với cộng đồng
(gián tiếp).Cách thức điều chỉnh của đạo đức được biểu hiện qua sự lựa chọn
giá trị đạo đức; xác định chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác
định phương án cho hành vi bởi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của
hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình cảm đạo đức, kiểm soát, uốn nắn hành vi
bởi dư luận xã hội.Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện
bằng hai hình thửc chủ yếu: xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến
khích cái thiện, phê phán mạnh mẽ cái ác; bản thân chủ thể đạo đức tự giác
điều chỉnh hành vi trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Đạo đức có tác dụng giáo dục xã hội
25
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con
người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến
mức ấy. Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy
tác. động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo
đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là
cái khách quan hóa tác động, chi phối con người.Xã hội có giai cấp hình
thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau luôn tác động đến các cá
nhân. Môi trường đạo đức tác động đến cá nhân bằng nhận thức đạo đức và
thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hóa đạo đức xã hội thành ý
thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hóa nội dung giáo dục
bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp di lặp lại trong đời sống xã hội
và cá nhân làm cho cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển trở
thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.Hiệu quả giáo dục đạo đức
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ
tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá trình giáo dục.Giáo dục
đạo đức gắn với tiến bộ đạo đức:
Nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các
quan hệ xã hội; sự hồn thiện của cấu trúc đạo đức và mức độ phổ biến của
nó... sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giá
đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng
bản thân mình. Và một khi đã có sự tự nhận thức, tự đánh giá đúng thơng qua
mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước
đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành
vi và thực tiễn đạo đức đúng. Con người luôn luôn vươn lên chân - thiện - mỹ.
Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt giáo
dục lẫn nhau trong cộng đồng giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng
đồng; mặt khác, là sự tự giáo dục ở cả cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng.
*Đạo đức giúp con người nhận thức xã hội
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận
thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội.Đạo đức phản ánh hiện thực có đặc