Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BP giúp tre 3,4t ngủ trưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.36 KB, 10 trang )

1. Lí do chọn biện pháp
- Cơ sở lí luận:
Bác Hồ của chúng ta đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Vâng một đứa trẻ mà biết ăn ngủ, biết học hành thì điều đó khơng
cịn gì tốt hơn. Một đứa trẻ ăn uống đầy đủ, đều đặn, ngủ đủ giấc thì có sức khỏe
đảm bảo, có tinh thần để học hành, vui chơi, hứng thú tham gia các hoạt động và
tiếp thu kiến thức. Cịn nếu một đứa trẻ ăn uống khơng đảm bảo, giấc ngủ khơng
đầy đủ thì đứa trẻ đó sẽ học hành khơng chăm, bởi vì đứa trẻ đó sẽ không đảm
bảo sức khỏe để mà học với hành.
Trẻ mẫu giáo phát triển tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt.
Như chúng ta đã biết giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, giấc ngủ
là nhu cầu sinh lý của cơ thể , khi cơ thể làm việc kéo dài và căng thẳng tế bào
thần kinh sẽ mệt mỏi và suy kiệt, thậm chí có thể bị tổn thương hoặc biến loạn
trầm trọng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trung ương thần kinh của trẻ hoạt động còn
rất yếu dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khơi phục lại trạng thái bình thường
của các tế bào thần kinh việc ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc là rất cần thiết có ý
nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe cho, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm
non. Bởi sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng
hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên việc ngủ đúng giờ, ngủ
đủ giấc là rất cần thiết và quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cơ sở thực tiễn:
Trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một trong những biện
pháp nâng cao thể lực cho trẻ là đảm bảo giấc ngủ cho trẻ. Một giấc ngủ sâu, đủ
độ dài là phương tiện cơ bản ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh
và cơ thể. Những đứa trẻ ngủ theo quy luật bình thường, ngủ đủ thời gian, ngủ
ngon giấc thì tinh thần ln sáng khối, phát triển tốt. Cịn những trẻ ngủ bất
thường, ngủ ít thì ln mệt mỏi... Giấc ngủ là một nhu cầu không thể thiếu của
con người.
Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi


thôi chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ
đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Như vậy
cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài
tốt. Đối với tôi là một cô giáo mầm non, biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
và hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Cho nên tôi thấy việc rèn cho trẻ có


2
nền nếp thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc là vơ cùng cần thiết.có như vậy
chúng ta mới có những chủ nhân tương lai của đất nước thật khỏe mạnh, thơng
minh và sáng tạo.
Muốn rèn luyện thói quen giấc ngủ cho trẻ đạt hiệu quả cao thì địi
hỏi bản thân giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp các biện pháp trong
việc truyền thụ các kỹ năng sống, giáo dục nề nếp hằng ngày cho trẻ bằng cách:
Thông qua các hoạt động học, thông qua giờ ngủ trưa, qua các hoạt động vui
chơi, ở mọi lúc mọi nơi…
Làm thế nào để cho thế hệ trẻ và mỗi chúng ta có được một sức
khỏe đảm bảo, có đủ tài trí để chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước. Đó là
nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu phát triển con người xã hội mới hiện
nay. Đứng trước một vấn đề cần thiết mà đất nước cần phải quan tâm, vì vậy tơi
thấy mình cần phải có trách nhiệm giáo dục trẻ rèn nề nếp thói quen giờ ngủ trưa
ở trẻ, để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện sau này cho trẻ.
Trên đây chính là lý do để bản thân tơi chọn “Một số biện pháp
giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng
Về mặt thuận lợi: Trường mới được xây dựng lại khang trang sạch
đẹp, có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định
cho các độ tuổi. Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện
chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, ln

năng nổ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
Được sự động viên quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, nhiệt tình của
Ban giám hiệu nhà trường, của tổ trưởng chuyên môn cũng như sự quan tâm ủng
hộ của phụ huynh.
Bên cạnh những thuận trên cịn gặp một số khó khăn sau: Đa số trẻ
là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nơng nghiệp nên thời gian chăm sóc trẻ ít.
Một số phụ huynh nng chiều con để con thích gì làm ấy. Một số trẻ mới ra
lớp cịn quấy khóc.
Tiến hành khảo sát và đánh giá nền nếp thói quen ngủ trưa của 22
trẻ lớp mẫu giáo 3 tuổi A, trường mầm non Thục Luyện đầu năm học kết quả
như sau:
Số trẻ ngủ ngon, có nền nếp: 6 cháu chiếm 27 %.


3
Số trẻ khó ngủ: 11 cháu chiếm 50%
Số trẻ khơng ngủ là: 5 cháu chiếm 23%
- Nguyên nhân trẻ khó ngủ, ngủ không do:
+ Trẻ chưa quen với môi trường, nề nếp, giờ giấc sinh hoạt ở lớp.
+ Trẻ được cha mẹ nng chiều, mải chơi thích gì làm nấy
+ Do sinh hoạt trong gia đình khơng có quy luật không ngủ trưa hoặc ngủ muộn
2.2. Biện pháp
* Biện pháp 1: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi qua các hoạt động học
Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục rèn giờ ngủ trưa cho trẻ
mẫu giáo 3- 4 tuổi vào các môn học, với nội dung bài dạy nhằm hình thành cho
trẻ những kỹ năng, nền nếp thói quen hàng ngày, thói quen về hành vi văn minh
trong cuộc sống. Trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Đọc thơ, kể
chuyện, đóng kịch, hát múa, khám phá khoa học, … Thông qua các bài học giúp
trẻ tiếp thu, lĩnh hội được những tri thức, kỹ năng từ đó vận dụng trong cuộc

sống hàng ngày.

*Ví dụ: Qua hoạt động âm nhạc: Bài "Ru em".
Cơ đàm thoại: Trong bài hát nói lên bạn nhỏ đang làm cơng việc gì
nhỉ? Tại sao lại phải ru em? Ở nhà các con đã giúp bố mẹ ru cho em ngủ chưa?
Ở lớp và ở nhà các con đã ngủ trưa chưa? Vì sao chúng ta phải ngủ trưa? Sau
thời gian buổi sáng vui chơi và học tập cơ thể chúng ta đã mệt mỏi cần được
nghỉ ngơi. Nếu chúng ta ăn, ngủ không đủ cơ thể sẽ mệt mỏi sức khỏe không tốt


4
sẽ không thể vui chơi và học tập cùng các bạn. Các con thấy giấc ngủ có quan
trọng khơng?
Thơng qua bài học giáo dục trẻ biết vâng lời, biết giúp đỡ bố mẹ, có
ý thức tự giác trong giờ ngủ, biết được giấc ngủ có vai trị quan trọng đối với cơ
thể.
Qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
-Qua bài thơ:

“Giờ đi ngủ”
Giờ đi ngủ
Em lên giường
Nằm lặng n
Hai mắt nhắm
Ngủ cho ngoan
Ngủ cho say
Chiều mẹ đón

Cơ có thể lồng ghép để giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ như:
Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: Trong bài thơ nói về giờ gì? Đến

giờ ngủ trưa chúng ta phải làm gì? Khi lên giường chúng ta nằm như thế nào?
hai chân thì duỗi làm sao? Hai tay để ở đâu? Hai mắt thì làm gì? Trong giờ ngủ
có nói chuyện khơng? Chúng ta ngủ để làm gì nhỉ?… Qua đó tơi đã giáo dục trẻ
biết tự mình đi ngủ, đi ngủ đùng giờ,trong khi ngủ phải giữ gìn trật tự và biết
vâng lời cơ, biết được ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe con người.
Qua hoạt động Khám phá khoa học:
Thông qua bài học “Bé cần gì để lớn và khỏe mạnh”
Cơ giáo có thể đàm thoại: Làm thế nào để chúng ta lớn lên và khỏe
mạnh, muốn khỏe mạnh thi chúng ta phải ăn, ngủ như thế nào? Nếu khơng ngủ
thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu khơng ngủ hoặc ngủ khơng đủ thì tinh thần sẽ mệt
mỏi khơng thể tiếp thu bài học và tham gia vào các hoạt động đâu các con ạ.
Muốn cho khỏe mạnh thì các con phải ăn đủ chất, ngủ đủ giấc thì mới khỏe
mạnh được, Có sức khỏe chúng ta có thể vui chơi, học tập và sáng tạo để trở
thành bé khỏe bé ngoan.
Qua bài học giúp trẻ hiểu được vai trò của giấc ngủ đối với sức
khỏe, từ đó rèn cho trẻ có tình thần tự giác, nền nếp thói quen tốt trong giờ ngủ.


5
* Biện pháp 2: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”, trong giờ
vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống
hàng ngày của người lớn, nên tôi tiến hành lồng ghép giáo dục rèn luyện giờ ngủ
trưa cho trẻ vào hoạt động vui chơi, vì thơng qua trị chơi trẻ được trải nghiệm
trong cuộc sống, trẻ biết cảm nhận những việc gì mình nên làm, và những việc gì
mình không nên làm. Trong khi trẻ tham gia hoạt động tơi theo dõi quan sát lắng
nghe, nắm bắt được tính cách từng cá nhân trẻ, để kịp thời uốn nắn cho trẻ khi trẻ
có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó hình thành ở trẻ những kỹ năng, nền nếp,
thói quen tốt trong cuộc sống và biết giấc ngủ là quan trọng đối với đời sống con

người.

* Ví dụ: - Trị chơi phân vai: Gia đình
Trẻ nhập vai người mẹ: Các con ăn cơm trưa xong là lên giường
ngủ trưa cho mẹ nhé.
Trẻ nhập vai người con: Ăn xong phải đi ngủ hở mẹ?
Đúng rồi các con ăn xong lau miệng, lau tay, uống nước, đi vệ sinh
rồi lên giường đi ngủ cho mẹ để chiều dậy học bài cho khỏi mệt mỏi.
Nếu khơng đi ngủ có được khơng mẹ!
Cơ có thể nói tren vào: khơng được đâu bạn ơi! Nếu không đi ngủ
chiều các bạn sẽ mệt mỏi không học được bài.
Thế hả mẹ! Vậy bây giờ con đi ngủ đây.
Đúng rồi bạn hãy đi ngủ đi nhé!


6
Đây là một cộng đồng thu nhỏ mà thông qua đó trẻ tái tạo lại cảnh
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người lớn. Thông qua hoạt động vui chơi
này rèn cho trẻ có thói quen ăn, ngủ đúng giờ, hợp lý, và giáo dục trẻ có ý thức
tự giác trong giờ ngủ… Từ đó, trẻ biết giấc ngủ có lợi cho sức khỏe con người.
và biết yêu giấc ngủ.
*Biện pháp 3: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi thông qua giờ ngủ trưa:
Đây là một biện pháp quan trọng nhất trong các biện pháp giáo dục
giờ ngủ trưa cho trẻ, bởi qua biện pháp này sẽ giúp cô nắm bắt được tâm sinh lý
của từng cá nhân trẻ, để từ đó cơ tìm ra biện pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.
*Ví dụ: Đến giờ ngủ trưa cơ nói các con ơi! Bây giờ là giờ gì các
con nhỉ,? Đến giờ đi ngủ rồi chúng ta cùng vào phòng ngủ nào? Đi ngủ cần có gì
nhỉ? Cho cả lớp đọc cho cơ bài thơ “Giờ đi ngủ”, Cơ trị chuyện về nội dung bài
thơ giáo dục trẻ nằm ngủ đúng tư thế. Giờ đi ngủ các con có nói truyện nữa

khơng nhỉ, đúng rồi bây giờ các con nằm im lặng để nghe nhạc, và ngủ đi, nhớ
mơ, những giấc mơ thật đẹp các con nhé, sau khi ngủ dậy kể cho cơ nghe xem
trong mơ mình có gặp được cơ tiên không nhé, khi trẻ bắt đầu vào giờ ngủ cô
mở băng, đĩa nhạc, hoặc cơ có thể hát cho trẻ nghe những làn điệu dân ca du
dương để đưa trẻ chìm sâu vào giấc ngủ, hoặc cơ có thể kể cho trẻ nghe những
câu truyện mang tính giáo dục trong giờ ngủ do cơ sáng tác ra ví dụ: Các cháu
đang làm gì đấy, ta là bà tiên đây ta xuống trần gian xem các cháu ngủ như thế
nào, có vâng lời cô giáo không , nếu các cháu vâng lời ngủ ngoan thì cơ sẽ cho
các cháu một phép nhiệm màu, nếu là bạn nữ thì lớn lên thật là xinh đẹp, học
giỏi và thật là hiền hậu, còn nếu là bạn nam thì lớn lên dáng vẻ oai phong, trí
huệ thơng minh, và trở thành một tràng trai dũng cảm. Các con đã nghe gì chưa,
bà tiên ln theo dõi các cháu xem các con đang làm gì, ngủ cho ngoan đi nhé…
qua câu truyện cơ kể có thể tạo cho trẻ có niềm tin trong giấc ngủ, và ngủ một
cách dễ dàng hơn, và qua đó cơ cũng đã lồng ghép giáo dục trẻ phải biết vâng
lời cơ ngủ cho ngoan để đón nhận được những điều tốt đẹp nhất.
Khi trẻ ngủ cô đi quan sát xem trẻ nào khó ngủ, cơ có thể lại vỗ về,
ân cần cho trẻ để trẻ có niềm an ủi và chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
Khi trẻ ngủ dậy cơ có thể hỏi: Các con ngủ có ngon khơng, có mơ
những giấc mơ đẹp khơng, trong mơ các con thấy được điều gì, nếu trẻ nào kể
trong mơ thấy những giấc mơ sợ thì cơ sẽ an ủi trẻ bằng cách là: do bà tiên đang
thử lòng của con đấy, và do con chưa ngủ sâu giấc nên chưa gặp được bà tiên mà
thơi. Nếu có trẻ kể gặp được bà tiên thì cơ sẽ nói: đó là con ngủ ngoan nên mới


7
gặp được bà tiên đấy, ngày mai các con nhớ ngủ cho ngoan để lại được gặp bà
tiên nhé.
*Biện pháp 4: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi thông qua mọi lúc mọi nơi:
Giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở mọi lúc mọi nơi

đây là một biện pháp hết sức quan trọng vào việc rèn luyện thói quen, kỹ năng
sống và hình thành nhân cách cho trẻ, bởi trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi mới bắt đầu
hình thành trí nhớ có chủ định, cho nên trẻ dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, hoạt
động ở mọi lúc mọi nơi là thời gian cô gần gũi trẻ nhiều nhất, để theo dõi được
từng cá nhân trẻ, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào cô cũng lồng ghép được nội
dung giáo dục rèn thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ, thông qua hoạt động này cô
thường xuyên nhắc nhở và giáo dục trẻ để hình thành cho trẻ những thói quen,
hành vi văn minh trong cuộc sống.
Giờ đón trẻ cơ ân cần trị truyện với trẻ như: tối qua con ngủ có ngon
khơng? Đi ngủ có đúng giờ khơng, có phải để mẹ nhắc đi ngủ khơng, Mơ những
giấc mơ có đẹp khơng, trong mơ con thấy những điều gì, khi ngủ dậy con thấy
tinh thần có thoải mái khơng… qua đó cơ giáo dục trẻ biết u giấc ngủ và tự
mình đi ngủ.
*Biện pháp 5: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi thơng qua nêu gương cuối ngày:
Nêu gương là món ăn tinh thần của trẻ mẫu giáo, bởi tâm lý trẻ mẫu
giáo thích khen hơn là chê, lúc nào trẻ cũng muốn được người lớn khen và còn
khen nhiều, lại cịn nhất là cơ giáo mình khen, vì vậy hàng ngày vào giờ nêu
gương cuối ngày, trước khi cắm cờ tơi cho trẻ nhận xét về mình, về bạn trong
ngày xem trẻ đã làm tốt chưa, đã tự mình ngủ trưa chưa, trong giờ ngủ trưa có
nói truyện riêng khơng… Chính vì vậy, biện pháp này là hiệu quả nhất trong các
biện pháp, Rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo
Ví dụ: Hơm nay bạn Dung đã làm được những cơng việc gì, bạn đã
ngoan chưa, trong giờ ngủ bạn có ngủ khơng, có nói truyện riêng khơng, đã
xứng đáng để nhận hoa bé ngoan chưa, vì sao bạn được nhận hoa bé ngoan…
đúng rồi vì ngày hơm nay bạn rất ngoan, nên bạn xứng đáng nhận được hoa bé
ngoan, cả lớp vỗ tay tuyên dương và tặng bạn một bơng hoa.
Ngồi ra hàng ngày tơi cịn đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan, trong giờ
ngủ trưa ngoan để trẻ tham gia thực hiện, nhằm khích lệ trẻ tích cực tham gia
vao các hoạt động mang tính tự giác, ngoan ngoãn, học tốt mong được cắm cờ,

trẻ sẽ nỗ lực để đạt được, vì trẻ ở lứa tuổi này thích được động viên khen ngợi,


8
nếu được khen ngợi trẻ thêm tự tin và hào hứng, thực hiện tốt các yêu cầu của cô
đề ra.
* Biện pháp 6: Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi phối hợp với gia đình:
Gia đình là cái nơi hình thành ý thức cho trẻ. Chính vì vậy, việc kết
hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác chăm sóc rèn luyện giờ ngủ trưa
cho trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong buổi họp phụ huynh
đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng giấc ngủ trưa của trẻ làm
ảnh hưởng đến việc học tập và hình thành nhân cách cho trẻ mai sau cho phụ
huynh nắm rõ và cùng thảo luận đưa ra các biện pháp để giáo dục trẻ rèn luyện
thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ đạt hiệu quả cao
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ và trả
trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình tiến triển của trẻ. Qua một thời gian
thực hiện trẻ đã có những tiến bộ rõ riệt như: đến giờ đi ngủ trẻ biết tự đi lấy gối
nằm vào đúng vị trí của mình khơng phải để cơ nhắc nhở, trong giờ ngủ trẻ im
lặng khơng nói truyện riêng, khơng dậy trước khi cô chưa đánh thức, và một
điều đáng mừng là trẻ ngoan ngỗn hơn rất nhiều …Chính vì vậy việc kết hợp
với gia đình trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức
quan trong, tạo tiền đề biết bao nhiêu thành cơng trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
2.3. Kết quả
Sau khi tôi sử dụng một số biện pháp trên áp dụng vào việc giáo
dục giờ ngủ trưa cho trẻ lớp Mẫu giáo 3 Tuổi A với thời gian 2 tháng tôi tiến
hành khảo sát kết quả như sau như sau:
Số trẻ ngủ ngon, ngủ đúng giờ: Có 22/22 trẻ chiếm: 100%
Số trẻ khó ngủ: 0

Trẻ khơng ngủ: 0
Khảo sát

Trẻ ngủ ngon
Có nền nếp

Trẻ khó ngủ

Trẻ khơng ngủ

Khảo sát đầu năm

27%

50%

23%

Khảo sát sau khi thực hiện

100%

0

0

100% các cháu đã quen được với nề nếp giấc ngủ của lớp,có ý thức
trong giờ ngủ, các cháu đều ngủ ngon và ngủ đẫy giấc.



9
Sau khi thực hiện các biện pháp rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu
giáo, tôi thấy trẻ lớp tôi có thói quen thích ngủ trưa tăng lên rõ rệt, đó là điều tơi
phấn khởi nhất.Trẻ biết đến giờ ngủ đi lấy gối và mằm vào đúng chỗ của mình,
trong giờ ngủ khơng nghịch ngợm, khơng nói chuyện riêng làm mất trật tự trong
giờ ngủ, Trẻ thích được nghe những làn điệu dân ca mượt mà của quê hương đất
nước, muốn trở thành một người con ngoan trò giỏi, qua đó trẻ cũng đã được
hình thành thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, có tình cảm, cảm xúc…
và điều đặc biệt nhất là sau khi ngủ dậy trẻ có một tinh thần thoải mái, phấn khởi
để bước vào các hoạt động chiều một cách tốt hơn.
Về các bậc phụ huynh có nhiều tiến chuyển rõ rệt, họ biết quan tâm
đến giấc ngủ của con em mình, rèn cho trẻ có thói quen ngủ trưa trong những
ngày ở nhà, biết quan tâm trao đổi với cô về việc chăm sóc giáo dục trẻ…
Về bản thân: Tơi đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, được phụ huynh và các đồng nghiệp yêu mến và
tin tưởng.
3. Kết luận
Từ những biện pháp trên đã giúp tôi rút ra nhiều kinh ngiệm và bài
học bổ ích cho bản thân đó là: Giáo viên mầm non phải khơng ngừng học hỏi để
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình, ln nghiên cứu, tìm tịi tìm
ra những phương pháp, biện pháp sáng tạo, lồng ghép sao cho phù hợp vào nội
dung cần giáo dục, sưu tầm những bài hát ru và các làn điệu dân ca mang đậm
đà tinh yêu quê hương đất nước, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, thơ ca, truyện kể,
trưng bày ở các góc tuyên truyền và thư viện của bé ngày càng phong phú, và đa
dạng, luôn thay đổi đồ dùng đồ chơi và trang trí các góc theo từng chủ điểm, để
tạo sự mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ… Phải thường xuyên nêu gương, và khích lệ
tinh thần, để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Giúp cho việc chăm sóc
giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với gia đình thì phải thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ
là tấm gương đầy mẫu mực về mọi hành vi cử chỉ, ứng xử trong cuộc sống để trẻ

noi theo.
Đối với cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng, ln ln có kỷ
cương, tình thương, trách nhiệm, ln thận trọng trong mọi hành vi ,cử chỉ của
mình, ln thân thiện, ân cần, yêu thương gần gũi trẻ, tạo cho trẻ có niềm tin, để
giúp trẻ có một tâm lý thoải mái, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách
con người ở trẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong công cuộc xây dựng con
người mới trong xã hội hiện nay.


10
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy
các cháu lứa tuổi 3-4 trong năm học này. Xong chắc chắn rằng mỗi giáo viên
đều có những kinh nghiệm của riêng mình để vận dụng vào chăm sóc giáo dục
trẻ để có kết quả cao nhất. Bản thân tôi sẽ cố gắng không ngừng học hỏi để
nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng sư phạm, mẫu mực trong cơng việc, ứng
xử hịa hịa nhã trong giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo, luôn xứng đáng
là người mẹ hiền thứ hai của trẻ.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT

Đinh Thị Hông Ngân



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×