Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực nghiệm so sánh các chất kích thích chín và rụng trứng trên cá heo xanh (Botia modesta Bleeker, 1865) tại Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.02 KB, 9 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

THỰC NGHIỆM SO SÁNH CÁC CHẤT KÍCH THÍCH CHÍN
VÀ RỤNG TRỨNG TRÊN CÁ HEO XANH
(Botia modesta BLEEKER, 1865) TẠI ĐỒNG THÁP
Nguyễn Thị Long Châu1* , Mai Đình Bảng2
TĨM TẮT
Nghiên cứu sinh sản cá heo xanh được thực hiện tại Trường trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên
Hồng Ngự từ năm 2015 – 2016. Cá bố mẹ được thu gom từ các hộ nuôi cá trên khu vực 2 tỉnh Đồng
Tháp và An Giang. Sử dụng thức ăn là tép để nuôi vỗ cá heo bố mẹ đem lại kết quả tốt với tỷ lệ cá
thành thục sau 6 tháng nuôi vỗ là 65,7%, hệ số thành thục đạt 3,06±0,91 và sức sinh sản tương đối
là 3.689±115 trứng/cá cái. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng đơn độc các loại hormon là LRHa
+ DOM, não thùy thể và HCG đều không thấy hiện tượng rụng trứng. Kích thích cá heo sinh sản
bằng cách kết hợp não thùy và HCG ở cả 3 nghiệm thức cá đều rụng trứng, thời gian hiệu ứng KDT
là 7 giờ, trứng phân chia đến giai đoạn phôi vị thì đồng loạt hỏng. Sử dụng kết hợp 2 mg não thùy
và 100 μg LRHa + 5 mg DOM/kg thì trứng rụng sau 7,25±0,08 giờ với tỷ lệ rụng trứng là 65%; tỷ
lệ thụ tinh là 33,5±0,23% và tỷ lệ nở là 75,2±0,11%. Thời gian phát triển phôi cho đến khi cá nở là
10 giờ 30 phút ở điều kiện nhiệt độ nước là 290C, cá nở đồng loạt sau 14 giờ 20 phút. Chiều dài cá
mới nở đạt 1,67±0,04mm và khi hết nỗn hồng là 4,38±0,2mm.
Từ khóa: Cá heo, sinh sản nhân tạo, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở.

I. GIỚI THIỆU
Cá heo (Botia modesta Bleeker, 1865) là
loài cá nước ngọt, kích thước nhỏ, cá phân bố
nhiều ở khu vực Đông Nam Á, các lưu vực của
sông Mekong như Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam. Ở nước ta, cá thường phân bố
trong các lưu vực sông nước chảy như lưu vực
sơng Tiền, sơng Hậu cũng như các kênh cấp
thốt nước lớn.
Ở Việt Nam, cá heo được người nuôi bắt


đầu chú trọng nuôi bè và nhân rộng qui mô ở
vùng An Phú, Châu Đốc tỉnh An Giang. Tuy
là lồi có giá trị cao, nhưng hiện nay nguồn
lợi cá heo cung cấp cho người tiêu dùng chủ
yếu được đánh bắt từ tự nhiên là chính, khơng

đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường. Cá heo
xanh đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo vào
năm 2014 tại An Giang (Dương Nhựt Long và
ctv., 2014), ngồi ra cịn 1 vài cơng trình khác
về nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Heo xanh,
trong đó có nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Nơng
nghiệp cơng nghệ cao Tp.HCM. Nhằm bảo vệ
nguồn lợi và phát triển nhân rộng đối tượng
nuôi cho người dân tại tỉnh Đồng Tháp, việc chủ
động nguồn giống là rất quan trọng. Do đó đề
tài: “Thực nghiệm so sánh các chất kích thích
chín và rụng trên cá heo xanh (Botia modesta
Bleeker, 1865)” được thực hiện.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm cung cấp
dẫn liệu khoa học để từ đó xây dựng quy trình

Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.
Trường Trung cấp nghề - giáo dục thường xun Hồng Ngự.
*Email:
1

2

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


45


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

ni vỗ thành thục cá heo xanh bố mẹ và quy
trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá heo xanh tại
Đồng Tháp.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm
2015 đến tháng 4 năm 2016.
- Địa điểm thực hiện: Trại thực hành Nuôi
trồng thủy sản, Khoa Nông Nghiệp – Thủy Sản,
Trường Trung Cấp Nghề - Giáo dục thường
xuyên Hồng Ngự.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thí nghiệm ni vỗ thành thục cá
bố mẹ
Cá bố mẹ được thu mua từ các hộ ni
cá trên khu vực Đồng Tháp, An Giang, cá có
trọng lượng 30 g/con. Tổng khối lượng cá bố
mẹ là 50 kg. Sau đó, cá được ni vỗ thành
thục trong giai (4m x 6m x 1,5m) đặt trong
ao đất. Trong quá trình ni cá bố mẹ thì thực
hiện các biện pháp chăm sóc và quản lý mơi
trường ni, phịng trị bệnh để đảm bảo cho cá
phát triển thành thục tốt nhất.

Nuôi vỗ thành thục cá heo được bố trí
hồn tồn ngẫu nhiên ở các giai đặt trong ao
đất, sử dụng thức ăn là tép (Dương Nhựt Long,
2014). Tép được mua từ chợ, sau đó rửa sạch,
cân trọng lượng rồi bảo quản ở tủ lạnh sử dụng

trong vòng 7 ngày. Thức ăn trước khi cho ăn
được tiến hành rã đông.
Nuôi vỗ cá heo được chia thành hai giai
đoạn: Cho ăn với khẩu phần 5% khối lượng
thân ở giai đoạn ni vỗ tích cực (NVTC) (60
ngày) và 3% khối lượng thân ở giai đoạn nuôi
vỗ thành thục (NVTT) (60 ngày tiếp theo). Mỗi
ngày cho cá ăn hai lần, sáng và chiều. Thức ăn
được đặt trong sàng. Một tháng tiến hành kiểm
tra và vệ sinh giai 1 lần. Ngồi ra tiến hành sục
khí và đặt các ống nhựa ngắn trong giai để cho
cá trú ẩn.
2.2.2. Thí nghiệm sinh sản nhân tạo cá heo
* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
- Cá cái: Cá khỏe mạnh khơng bị xây xát,
khơng thương tật, có phần bụng dưới to, mềm
đều, biểu hiện da bụng mỏng, lỗ sinh dục to và
ửng hồng. Trứng có đường kính > 0,6mm, màu
sắc trứng sáng và đồng đều.
- Cá đực: Thân thon dài, khỏe mạnh, khơng
bị xây xát, thương tật, có lỗ sinh dục hơi lõm
vào trong, vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có sẹ
trắng sữa chảy ra.
* Tiêm kích dục tố cho cá sinh sản

Kích thích cá heo sinh sản nhân tạo với các
loại kích dục tố khác nhau gồm 5 thí nghiệm,
mỗi thí nghiệm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần (Bảng 1).

Hình 1: Cá heo bố mẹ tham gia nuôi vỗ và sinh sản
46

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 1: Bố trí thí nghiệm tiêm kích dục tố cho cá sinh sản
Thí nghiệm

Kích dục tố

1

LRHa + DOM (µg/kg cá cái)

2

Não thùy (mg/kg cá cái)

3

HCG (UI/kg cá cái)


4
5

[Não thùy (mg) + HCG (UI)]/kg cá cái
Não, LRHa + DOM

Cá cái được tiêm 2 liều, thời gian cách nhau
giữa 2 liều là 10 giờ. Cá đực tiêm 1 liều bằng 1/3
liều quyết định của cá cái. Sau khi tiêm xong, cá
được chuyển sang các bể chứa là các xơ nhựa,
thể tích 30L.
Sau khi tiêm liều quyết định 6 giờ, tiến hành
kiểm tra sự rụng trứng bằng cách vuốt nhẹ bụng
cá, thấy trứng chảy ra chứng tỏ trứng đã rụng.
Sau đó tiến hành vuốt trứng theo hướng từ đầu
xuống bụng và dùng thau để chứa trứng. Sau
khi vuốt trứng xong, tiến hành vuốt tinh dịch và
dùng lông gà đảo đều cho trứng thụ tinh trong
khoảng 1 – 2 phút và chuyển trứng sang bể
composite thể tích 3m3 để ấp. Mật độ ấp trứng
khoảng 200 – 300 trứng/L.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Các yếu tố môi trường được theo dõi bao
gồm: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế (2 lần/ngày lúc 9
giờ và 14 giờ) và pH đo bằng máy đo pH (2 lần/
ngày). Các chỉ tiêu DO (2 lần/ ngày) và NH4+/
NH3 (1 tuần/ lần) được đo bằng bộ test Sera.
Thu thập một số chỉ tiêu sinh sản:
- Xác định hệ số thành thục (GSI)
GSI = 100 x (khối lượng tuyến sinh dục/

khối lượng cá bỏ nội quan)
- Tỷ lệ thành thục (TLTT)
TLTT = 100 x (số cá thành thục / tổng số
mẫu cá thu được)
- Sức sinh sản tuyệt đối (SSSTĐ)
SSSTĐ = n G/g

Nghiệm thức
1

2

3

100 + 5

120 + 5

150 + 5

3

5

7

1.500

2.000


2.500

2 + 1.500
2 + 60 + 5

2 + 2.000
2 + 80 + 5

2 + 2.500
2 + 100 + 5

Trong đó:
G: khối lượng buồng trứng (g)
g: khối lượng 01 mẫu trứng được lấy ra để
đếm (g)
n: số lượng trứng có trong 1 mẫu.
- Tỷ lệ cá sinh sản (%) = (Số cá cái sinh sản/
Số cá cái tham gia sinh sản) x100
- Thời gian hiệu ứng kích dục tố (h): Tính
từ khi tiêm liều quyết định cho đến khi cá rụng
trứng.
- Tỷ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh / Số
trứng theo dõi) x 100
- Tỷ lệ nở (%) = (Số cá nở / Số trứng thụ
tinh) x 100
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu ở các thí nghiệm được tính tốn
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương
trình phần mềm Excel 2003 và SPSS 16.0. So
sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa

vào phân tích ANOVA và phép thử DUNCAN ở
mức ý nghĩa p<0,05.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các chỉ tiêu mơi trường
Trong suốt q trình nuôi vỗ pH ao nuôi
dao động trong khoảng (7,29 – 7,92), trong
khi đó hàm lượng oxy hịa tan dao động trong
khoảng (3,03 – 4,68) mg/L, hàm lượng NH4+/
NH3 ở trong khoảng (0,03 – 0,18) mg/L và nhiệt
độ nước ao nuôi dao động trong khoảng (28,2 –
29,9)0C và được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

47


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 2: Các chỉ tiêu mơi trường trong q trình thí nghiệm
Nhiệt độ (0C)

Giai
đoạn

Sáng

DO (mg/L)

Chiều


pH

NH4+/NH3 (mg/L)

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

NVTC

28,9±0,7

30,3±0,7

3,03±0,74

4,68±0,93

7,29±0,27

7,88±0,27


0,03±0,02

0,08±0,07

NVTT

28,4±0,4

30,1±0,4

3,12±0,37

4,40±0,57

7,29±0,35

7,92±0,32

0,10±0,04

0,18±0,13

Nhìn chung các yếu tố mơi trường dao động
không chênh lệch nhiều giữa sáng và chiều, tất
cả dao động đều nằm trong khoảng thích hợp
cho hoạt động sống của cá và không ảnh hưởng
đến kết quả nghiên cứu.

3.2. Kết quả nuôi vỗ thành thục

Các chỉ tiêu sinh sản của cá heo thu thập
trong q trình ni vỗ và được thể hiện như
Bảng 3.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh sản của cá heo trong q trình ni vỗ
Chỉ tiêu

Tháng nuôi
1

2

3

4

5

Wcá cái (g/con)

24,3±1,12a

26,4±2,01a

29,4±1,18b

30,0±2,13b

31,4±3,40b


Wtuyến SD (g)

0,27±0,05a

0,34±0,04a

0,51±0,09b

0,54±0,08b

0,98±0,11c

GSI

0,13±0,02a

0,15±0,03a

0,21±0,02b

0,22±0,04b

3,06±0,91c

TLTT (%)

-

-


-

-

65,7

SSSTĐ (trứng/cá cái)

-

-

-

-

3.689±115

Ghi chú: Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả nuôi vỗ thành thục cá heo cho thấy
khối lượng của cá cái trong q trình ni vỗ
tăng trong q trình thí nghiệm, ở hai tháng
đầu khối lượng cá cái tăng không đáng kể từ
24,3±1,12 g/con lên 26,4±2,01 g/con, sự thay
đổi này khơng có sự khác biệt (p>0,05), đến
tháng ni vỗ thứ 3 trở đi thì có sự khác biệt về
khối lượng (p<0,05) và đạt khối lượng cao nhất

ở tháng thứ 6 là 31,4±3,40 g/con.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ số
thành thục (GSI) có xu hướng tăng qua các
tháng. Ở hai tháng đầu sự gia tăng này là không
đáng kể (p>0,05). Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi có
sự khác biệt về GSI (p<0,05) và GSI đạt cao
nhất vào tháng thứ 5 với mức 3,06±0,91. Kết
quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của

A
B
Hình 2: Cá cái (A) và buồng trứng (B)
48

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Dương Nhựt Long và ctv., (2014) thực hiện tại
An Giang.
Tỷ lệ thành thục của cá heo sau 6 tháng
nuôi vỗ đạt 65,7%, sức sinh sản tuyệt đối của
cá đạt kích cỡ 31,4±3,40 g/con là 3.689±115
trứng/cá cái. Kết quả này cho thấy trong điều
kiện ni vỗ tốt cá heo hồn tồn có thể thành
thục sinh dục sau 4 – 5 tháng nuôi (Dương
Nhựt Long và ctv., 2014).
3.3. Kết quả kích thích sinh sản nhân
tạo cá heo
3.3.1. Kết quả về sự tác động đơn độc của

các loại hormone
Thử nghiệm về tác động đơn độc của các
loại hormone trong sinh sản nhân tạo cá heo
được thực hiện với 3 loại kích dục tố là LRHa
+ DOM, HCG và não thùy. LRHa + DOM được
sử dụng với 3 nghiệm thức là (100µg + 5mg),
(120µg + 5mg) và (150µg + 5mg)/kg cá cái. Ba
nghiệm thức sử dụng HCG ở các mức tương
ứng là 1.500, 2.000 và 2.500 UI/kg cá cái.
Trong khi đó sử dụng não thùy với 3 nghiệm
thức là 3, 5 và 7 mg/kg cá cái.
Kết quả cho thấy, khi sử dụng đơn độc
LRHa + DOM, HCG và não thùy cũng đều
không mang lại hiệu quả, sau khi tiêm liều
quyết định 6 giờ thì khơng thấy hiện tượng
rụng trứng.
Ở một số loài cá khác như cá chép, mè
vinh hay cá linh khi sử dụng HCG và não thùy
đơn độc để kích thích sinh sản cũng bắt gặp

tình trạng trứng khơng rụng sau thời gian hiệu
ứng kích dục tố. Việc dùng não thùy để tiêm
cho cá bố mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
chất lượng và hoạt tính của não thùy, tình trạng
thành thục và chất lượng của cá bố mẹ, các
yếu tố môi trường (Nguyễn Tường Anh và ctv.,
1999).
Theo Phạm Quốc Hùng và ctv., (2014) việc
sử dụng tuyến yên (não thùy) trong sinh sản
nhân tạo đã bộc lộ nhiều hạn chế, thứ nhất là

sự khác nhau về hàm lượng LH trong các tuyến
yên, thứ hai là sự hiện diện của các hormone
khác trong tuyến yên có thể ảnh hưởng đến
sinh lý của cá được tiêm và thứ ba là khả năng
truyền bệnh từ cá cho sang cá nhận.
Trong khi đó, Dương Nhựt Long và ctv.,
(2014) lại cho rằng việc cá heo không rụng
trứng khi sử dụng HCG và não thùy có thể do
hai nguyên nhân là chất lượng sinh dục cá bố
mẹ chưa tốt và liều lượng kích dục tố sử dụng
trong thí nghiệm cịn thấp.
3.3.2. Kết quả về sự kết hợp của các loại
hormone khác nhau
• Kết hợp não thùy và HCG
Khi kết hợp sử dụng não thùy và HCG cho
cá heo sinh sản thì có hiện tượng rụng trứng ở
cả 3 nghiệm thức với thời gian hiệu ứng kích
dục tố là 7 giờ. Sau khi tiến hành thụ tinh trứng
có sự phân chia tế bào nhưng chỉ phát triển
đến giai đoạn phôi vị sau đó đồng loạt bị hỏng
(Hình 3)

Hình 3: Sự phát triển của trứng cá heo khi kết hợp não thùy và HCG
A: trứng sau khi thụ tinh; B: phôi vị; C: trứng hỏng

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

49



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm (2009) thời kỳ phân cắt xảy ra với hợp
tử và cả những trứng không thụ tinh (ngoại trừ
những trứng đã chết trong buồng trứng từ trước
khi được cá mẹ thải ra ngoài).
Dương Nhựt Long và ctv., (2014) khi thực
hiện đề tài sinh sản cá heo tại An Giang cho thấy
sử dụng kết hợp giữa não thùy + HCG với 2 lần
tiêm, liều sơ bộ 2 mg não thùy/kg cá cái và liều
quyết định 1.500 UI; 2.000 UI; 2.500 UI/kg cá
để kích thích, đều khơng mang lại kết quả như
mong muốn.

Như vậy kết quả có được trong thí nghiệm
này có thể được giải thích theo hướng trứng cá
mẹ sau khi được vuốt ra ngồi khơng diễn ra
q trình thụ tinh nhưng trứng vẫn thực hiện
quá trình phân cắt. Tuy nhiên vấn đề này cần
phải được xem xét thêm.
• Kết hợp não thùy và LRHa + DOM
Khi sử dụng kết hợp não thùy và LRHa +
DOM thì cá heo có rụng trứng sau khi tiêm liều
quyết định (7,25 ± 0,08) giờ. Kết quả cụ thể
được thể hiện qua Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4: Kết quả sinh sản nhân tạo cá heo bằng não thùy và LRHa + DOM

NT1 (2 + 60 + 5)


Nghiệm thức
NT2 (2 + 80 + 5)

NT3 (2 + 100 + 5)

Thiệu ứng (giờ)

-

-

7,25 ± 0,08

Tỷ lệ rụng trứng

-

-

65%

Tỷ lệ thụ tinh (%)

-

-

33,5 ± 0,23


Tỷ lệ nở (%)

-

-

75,2 ± 0,11

Chỉ tiêu

Qua kết quả này cho thấy, cá heo sinh sản
ở nghiệm thức 3 tức là nghiệm thức có nồng
độ kích dục tố cao nhất trong thí nghiệm. Theo
Nguyễn Tường Anh và ctv., (1999), khi nồng độ
kích dục tố tăng thì kết quả sinh sản tăng, nhận
định này hồn tồn phù hợp với kết quả của thí
nghiệm. Ở 2 nghiệm thức 1 và 2 có thể do liều
lượng kích dục tố chưa đủ để kích thích cá heo
rụng trứng, nhưng trong nghiệm thức 3, khi tăng
hàm lượng LRHa lên 100µg /kg cá cái thì cá có
hiện tượng rụng trứng với thời gian hiệu ứng
kích dục tố là (7,25 ± 0,08) giờ, tỷ lệ rụng trứng
đạt 65%, tỷ lệ thụ tinh dao động trong khoảng
(33,5± 0,23)% và tỷ lệ nở đạt (75,2 ± 0,11)%.
Kết quả này cũng tương tự thử nghiệm của
Dương Nhựt Long và ctv., (2014) thực hiện tại
An Giang với tỷ lệ rụng trứng là 80%, thời gian
hiệu ứng là 8 ± 0,8 giờ, sức sinh sản đạt 198.501
± 10.971 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh đạt 64,3
± 22,8%.

50

3.4. Q trình phát triển phơi của cá heo
Thời gian phát triển phôi của cá heo đến lúc
trứng nở là 10 giờ 30 phút ở điều kiện nhiệt độ
nước là 290C và được thể hiện ở hình 4. Thời
gian cho đến lúc trứng nở đồng loạt ở nghiên
cứu này là 14 giờ 20 phút. Chiều dài cá heo bột
mới nở đạt 1,67 ± 0,04 mm, chiều dài cá heo nở
đến khi hết nỗn hồng đạt 4,38 ± 0,2 mm.
Qua kết quả này ta thấy rằng, thời gian phát
triển phôi của cá heo ngắn hơn so với một số loài
cá khác. Theo Đỗ Minh Tri (2008) thời gian phát
triển phôi của cá hú ở điều kiện nhiệt độ nước
28 – 290C là 26 – 28 giờ. Ở điều kiện nhiệt độ
28 – 290C thời gian phát triển phôi của cá chép là
36 – 38 giờ; cá trê là 26 – 28 giờ, cá mè trắng là
16 – 18 giờ và cá trôi Ấn độ là 14 – 16 giờ (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Như
vậy thời gian phát triển phơi của cá sẽ phụ thuộc
vào lồi và nhiệt độ nước trong bể ấp.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 4: Q trình phát triển phơi của cá heo đi đỏ
IV. KẾT LUẬN
- Sử dụng thức ăn là tép để nuôi vỗ cá heo

bố mẹ đem lại kết quả tốt với tỷ lệ cá thành
thục sau 6 tháng nuôi vỗ là 65,7% và SSSTĐ là
3.689±115 trứng/cá cái.
- Sử dụng đơn độc các loại hormon là LRHa
+ DOM, não thùy thể và HCG đều không thấy
hiện tượng rụng trứng.
- Sử dụng kết hợp não thùy và HCG ở cả 3
nghiệm thức cá đều rụng trứng, thời gian hiệu

ứng KDT là 7 giờ, trứng phân chia đến giai đoạn
phơi vị thì đồng loạt hỏng.
- Sử dụng kết hợp não thùy và LRHa + DOM
thì trứng rụng sau 7,25±0,08 giờ ở nghiệm thức
3 với tỷ lệ rụng trứng là 65%; tỷ lệ thụ tinh là
33,5±0,23% và tỷ lệ nở là 75,2±0,11%.
- Thời gian phát triển phôi cho đến khi cá
nở là 10 giờ 30 phút ở điều kiện nhiệt độ nước là
290C, cá nở đồng loạt sau 14 giờ 20 phút. Chiều
dài cá mới nở đạt 1,67±0,04mm và khi hết nỗn
hồng là 4,38±0,2mm.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

51


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Thủy sản, 1996. Danh sách các loài cá nước

ngọt có giá trị kinh tế ở Việt Nam.
Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu, Nguyễn
Thanh Sử và Lam Mỹ Lan, 2014. Nghiên cứu
ni vỗ thành thục và kích thích cá heo (Botia
modesta Bleeker, 1865) sinh sản. Tạp chí khoa
học 2014 (1): trang 69 - 77. Trường Đại học
Cần Thơ.
Dương Tuấn, 1981. Sinh lý cá. Trường Đại học
Hải sản Nha Trang. 336 trang.

52

Đỗ Minh Tri, 2008. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
giống cá hú (Pangasius conchophilus). Luận
án thạc sĩ.
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội
tiết học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp Hà
Nội. 238 trang.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009.
Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống.
NXB Nông nghiệp. 215 trang.
Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh và Nguyễn
Đình Mão, 2014. Hormon và sự điều khiển
sinh sản ở cá. NXB Nơng nghiệp. 107 trang.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


THE EXPERIMENT ON INDUCED BREEDING OF BLUE BOTIA
(Botia modesta BLEEKER, 1865) IN DONG THAP PROVINCE
Nguyen Thi Long Chau1*, Mai Đinh Bang2
ABSTRACT
The research in induced spawning of blue botia (Botia modesta Bleeker, 1865) was carried out at
the Hong Ngu Vocational Training and Continuing Education School in 2015 and 2016. Broodstock
was collected from fish farmers in Dong Thap and An Giang provinces. The results showed that
the broodstock of blue botia matured when they were fed with tiny shrimp. After 6 month culture, the maturation rate, GSI parameter and fecundities of female fish were 65,7%, 3,06±0,91 and
3.689±115 eggs/fish, respectively. In induced reproduction, blue botia did not ovulate if LRHa +
DOM, hypophysis and HCG were separately used for stimulating female fish but the ovulation happened after 7 hours when fish was injected with a combination of hypophysis and HCG in all three
treatments. However, the eggs almost spoiled laterat the gastrula stage. A combining dosage of 2
mg hypophysis + 100 μg LHRH-a + 5 mg DOM/kg of female brought about good ovulation after
7,25±0,08 hours at a rate of 65%. The fertilization and hatching rates were recorded at 33,5±0,23%
and 75,2±0,11%, respectively. The fertilized eggs of blue botia hatched at 29oC after an incubation
of 10 hours 30 minutes. The total length of newly hatched larvae was 1,67±0,04 mm and reached
4,38±0,2 mm after yolk sac absorption.
Keywords: blue botia,maturation, artificial propagation, fertilize rate, hatching rate.

Người phản biện: TS. Vũ Cẩm Lương
Ngày nhận bài: 26/7/2016
Ngày thông qua phản biện: 10/8/2016
Ngày duyệt đăng: 05/9/2016

Dong Thap Community College
Hong Ngu Vocational Training and Continuing School
* Email:

1

2


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

53



×