Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đánh giá tác động về kinh tế xã hội của việc nuôi tôm thất bại đối với mô hình tôm lúa và bán thâm canh quy mô nhỏ ở Sóc Trăng và Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 23 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC
NUÔI TÔM THẤT BẠI ĐỐI VỚI MƠ HÌNH TƠM LÚA VÀ
BÁN THÂM CANH QUY MƠ NHỎ Ở SĨC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
Đồn Văn Bảy1*, Phan Thanh Lâm1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động về kinh tế xã hội của việc ni tơm thất bại đối
với mơ hình tơm lúa (T – L) và bán thâm canh (BTC) quy mô nhỏ, nhận dạng nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp hạn chế khó khăn. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia các chuyên
gia và nhà quản lý, bốn cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của các nhóm nơng dân và phỏng vấn 120
hộ ni theo các mơ hình trên tại Sóc Trăng và Bạc Liêu. Kết quả cho thấy, nếu vụ ni thành cơng, mơ
hình BTC đạt được năng suất từ 1,56 – 1,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 125.000.000 – 280.740.000 đồng/ha/
vụ; mơ hình T – L cho năng suất từ 220 – 860 kg/ha/vụ, lợi nhuận từ 35.240.000 – 51.580.000 đồng/ha/
vụ. Tuy nhiên, khi vụ nuôi thất bại mô hình BTC lỗ từ 16.680.000 – 117.210.000 đồng/ha/vụ, mơ hình
T – L lỗ từ 13.190.000 – 59.120.000 đồng/ha/vụ và mô hình này cịn có các nguồn thu khác từ trồng
lúa, hoa màu, chăn nuôi… cuộc sống kinh tế hộ tương đối ổn định. Sáu nguyên nhân quan trọng gây tổn
thất trên tôm nuôi và ảnh hưởng của chúng đến đời sống kinh tế xã hội của nông hộ đã được phân tích
và trình bày. Mười một giải pháp đã được người nuôi tôm đề xuất để hạn chế và khắc phục những khó
khăn. Ba đề xuất đối với các nhà quản lý và các cơ quan chuyên ngành được đưa ra để hỗ trợ người nuôi
khắc phục và hạn chế những tổn thất, ứng dụng công nghệ mới vào các mơ hình canh tác hiện tại, nâng
cao hiệu quả về kinh tế và bền vững về mơi trường.
Từ khóa: thất bại trên tơm ni, mơ hình bán thâm canh, mơ hình tơm lúa.

I. MỞ ĐẦU
Ni tơm nước lợ đã phát triển nhanh chóng
ở nhiều nước châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng do có giá trị cao tại các thị trường xuất
khẩu (Trần et al., 2013). Ở Việt Nam, nuôi tôm
nước lợ chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sơng
Cửu Long (ĐBSCL) và có nguồn gốc từ các


hình thức nuôi quảng canh, nhưng do nhu cầu
của thị trường thế giới càng tăng nên mức độ
nuôi thâm canh càng cao và các hình thức ni
càng đa dạng. Đánh dấu bước phát triển mạnh
mẽ của nghề nuôi bắt đầu từ sau nghị quyết số

09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ,
diện tích ni trồng thủy sản ven biển càng mở
rộng khi được phép chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp từ trồng lúa kém hiệu quả. Diện
tích và sản lượng tơm ni ở ĐBSCL tăng nhanh
chóng đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2014.
Đến năm 2014, diện tích ni tơm ở ĐBSCL là
604.136 ha, tôm nuôi sản xuất là 508.936 tấn;
bao gồm cả tơm sú (diện tích 545.73 5 ha, và
230.491 tấn); và tôm chân trắng (58.401 ha và
278.445 tấn), (Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản, 2015; Phan et al.,2015).

Phòng Sinh thái nghề cá và tài nguyên thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu ni trồng thủy sản II
*Email:
1

114

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL nói riêng và
Việt Nam nói chung phải đối mặt với những
bất lợi về thời tiết khắc nghiệt. Năm 2102,
nghề nuôi bị thiệt hại nặng do Hội chứng tôm
chết sớm (EMS) cả nước có khoảng 100.766
ha diện tích bị thiệt hại (VASEP, 2013). Năm
2013, có 68.099 ha tơm ni bị thiệt hại do
các bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan
tụy (Bộ NN&PTNT, 2013). Đến cuối năm
2014, tổng diện tích ni tôm nước lợ vùng
ĐBSCL bị thiệt hại khoảng 65.950 ha với
46.241 ha tôm sú (chiếm 70,1%) và 19.709
ha tôm TCT (29,9%) bị thiệt hại. Nhiều vùng
nuôi tôm đã bị thiệt hại nặng, tỉnh Sóc Trăng
và Bạc Liêu là hai tỉnh có diện tích ni tơm
bị thiệt hại nặng nhất vùng, Sóc Trăng thiệt
hại 21.297 ha (tơm sú 8.850 ha; tơm chân
trắng (TCT) 12.447 ha) Bạc Liêu thiệt hại
15.539 ha (tôm sú 13.485 ha; tôm chân trắng
2.054 ha) (Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản, 2015).
Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản (2015) nguyên nhân thất bại trên tôm nuôi
bị chết là do thời tiết nóng, lạnh bất thường
tạo điều kiện cho một số virus, vi khuẩn cơ
hội phát triển mạnh gây hội chứng bệnh gan
tụy trên tôm nuôi, bên cạnh đó nhiễm độc mơi
trường làm nguồn nước bị ơ nhiễm, diện tích
tơm ni bị thiệt hại trên diện rộng. Mặt khác,

giá tôm nguyên liệu giảm làm cho nông dân
gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư khơi
phục sản xuất. Ngồi ra, các yếu tố chủ quan
như: người ni khơng thực hiện tốt công tác
cải tạo ao đầm, sử dụng hệ thống ao nuôi tôm
sú trước đây để nuôi tôm TCT, điều kiện một
số ao nuôi chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, không
tuân thủ lịch thời vụ; Ý thức quản lý dịch bệnh,
quản lý môi trường vùng nuôi của người dân
và một số địa phương chưa cao, việc bơm bùn
và xả thải mầm bệnh ra kênh rạch tự nhiên vẫn
còn xảy ra; Một số địa phương chưa quan tâm
đến việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt

động của ban quản lý vùng ni, chưa thể hiện
được tính cộng đồng trong quản lý môi trường,
dịch bệnh
Nhằm hạn chế những nguyên nhân khách
quan và khắc phục nguyên nhân chủ quan đưa
nghề nuôi tôm nước lợ nước lợ ở ĐBSCL phát
triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác
động về kinh tế xã hội của việc ni tơm thất
bại đối với mơ hình tơm lúa và bán thâm canh
qui mơ nhỏ ở Sóc Trăng và Bạc Liêu”nhằm
nhận dạng nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp cải tiến tập quán canh tác từ đó phát triển
khả năng phục hồi sau những tổn thất của hộ
nuôi tơm quy mơ nhỏ, cải thiện lợi ích mơi
trường của nghề nuôi tôm trong bối cảnh ảnh

hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng
diễn ra phức tạp tại ĐBSCL.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Chọn địa điểm thực hiện nghiên cứu
Thơng tin thứ cấp về tình hình thiệt hại và
phương hướng khắc phục trên tôm nuôi trong
mô hình bán thâm canh (BTC) và tơm – lúa
(T – L) được tổng hợp và đề xuất qua các buổi
làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng và
Bạc Liêu. Sau đó, hội thảo chuyên đề với sự
tham gia của lãnh đạo ngành nông nghiệp và
các chuyên gia về cũng được tổ chức vào tháng
8 năm 2015 tại Sóc Trăng. Tại mỗi tỉnh, chúng
tôi chọn địa điểm nghiên cứu và tổ chức khảo
sát thực địa, gặp gỡ nơng dân và chính quyền
địa phương trao đổi, đánh giá hiện trạng. Trên
cơ sở này, chúng tôi chọn khu vực canh tác
T – L ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu và
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Trong khi
đó các vùng ni BTC đã được lựa chọn ở các
huyện Hịa Bình và Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu và
các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng (Hình 1).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

115



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 1. Vị trí của điểm thực hiện khảo sát

2.2. Thu thập dữ liệu
Để thực hiện nghiên cứu này, một số
phương pháp được áp dụng như: i) Thu thập dữ
liệu thứ cấp về tình hình tơm ni tại Sóc Trăng
và Bạc Liêu từ năm 2010 đến 2014; ii) Thảo
luận nhóm theo chủ đề nhằm xác định nguyên
nhân gây thất bại trong nuôi tôm, các giải pháp
khắc phục của nông dân, và các yếu tố có liên
quan đối với cộng đồng địa phương; iii) Khảo
sát nông hộ thông qua các cuộc phỏng vấn trực
tiếp về các biện pháp canh tác hiện nay, vấn đề
bền vững và các yếu tố có liên quan đến vấn đề
này.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp về tập quán canh tác, sinh
kế nông hộ, các số liệu thống kê cũng như các
vấn đề khác trong chuỗi giá trị tôm nuôi được
thu thập. Thông tin cần thiết về tiềm năng,diện
tích, sản lượng, năng suất và thị trường của khu
vực khảo sát được tổng hợp.

Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm được tổ chức nhằm ghi
nhận những nhận xét đánh giá và tổng quan về
các vấn đề chính liên quan đến các nhóm đối
116


tượng nơng dân. Ngun nhân chính của việc
ni tơm thất bại và tác động của nó đến sinh
kế đã được thảo luận và kiểm tra chéo với 7-12
người tham gia đến từ các nông hộ khác nhau.
Bốn cuộc thảo luận nhóm đã được tổ chức với
sự tham gia của hai mơ hình canh tác gồm mơ
hình ni T – L và mơ hình ni tơm BTC ở Bạc
Liêu và Sóc Trăng.

Khảo sát nơng hộ
Câu hỏi phỏng vấn: Bảng câu hỏi được thiết
kế sau đó được chuẩn hóa bằng cách phỏng vấn
thử, các câu hỏi chuẩn được sử dụng cho điều
tra hộ để thu thập dữ liệu.
Đào tạo và giám sát phỏng vấn: Sáu điều
tra viên được đào tạo về kỹ năng, ghi dữ liệu và
phương pháp giảm thiểu sai sót trong q trình
điều tra phỏng vấn. Các điều tra viên khi phỏng
vấn được giám sát bởi các cán bộ nghiên cứu có
kinh nghiệm.
Chọn đối tượng phỏng vấn: các phương
pháp lấy mẫu phân tầng được sử dụng để chọn
hộ phỏng vấn, đối tượng được chọn phỏng vấn
gồm: i) nông dân ni tơm trong mơ hình ni
tơm BTC; và ii) nơng dân trồng lúa, ni tơm

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

trong mơ hình tôm lúa, lúa được trồng trong
mùa mưa và tôm được ni trong mùa khơ trên
cùng một diện tích.
Các nơng dân nuôi tôm được lựa chọn ngẫu
nhiên từ danh sách hộ nuôi tại đại phương, 120
hộ nuôi đã được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng

vấn sử dụng một bảng câu hỏi chuẩn hóa, trong
đó có 60 hộ ni thêm mơ hình T- L và 60 ni
theo mơ hình BTC (Bảng1). Người được phỏng
vấn được lựa chọn là chủ sở hữu hoặc người quản
lý, người tham gia trực tiếp, họ phải có kiến thức
khá tốt về hoạt động nuôi tôm, trồng lúa.

Bảng 1. Thơng tin về kích thước mẫu hộ gia đình trong vùng nghiên cứu

Huyện

Bạc Liêu
Ni BTC

Giá Rai

24

Hịa Bình

6


Phước Long

Sóc Trăng
Tơm lúa

Ni BTC

Tơm lúa

30

Mỹ Xun

16

Vĩnh Châu

14

Kiểm sốt chất lượng dữ liệu: Các thông
tin khảo sát được ghi nhận và kiểm tra vào ngày
phỏng vấn, những thơng tin cịn thiếu được bổ
sung bằng điện thoại.
Thời điểm khảo sát: Khảo sát hộ gia đình
được thực hiện từ 3/11 đến 3/12 năm 2015.
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số
liệu
Cơ sở dữ liệu và quản lý dữ liệu: dữ liệu
định tính và định lượng từ các cuộc khảo sát

đã được mã hóa và nhập vào máy tính sử dụng
MS Excel 2007. Các lĩnh vực trong cơ sở dữ
liệu được thiết kế theo nhóm với các thông tin
tương tự trong các cấu trúc của bảng câu hỏi
để tạo điều kiện cho việc kiểm tra và nhập dữ
liệu. Tất cả các phiếu phỏng vấn được kiểm
tra và hoàn thành trước khi nhập vào cơ sở dữ
liệu. Sau khi dữ liệu được nhập xong, sử dụng
các công cụ của Excel để kiểm tra nhanh cơ
sở dữ liệu và sửa các lỗi đánh máy. Ngoài ra,
những khoảng trống dữ sẽ được kiểm tra và

30

bổ sung bằng điện thoại trực tiếp người được
phỏng vấn.
Phân tích số liệu và giải thích: Phân tích
dữ liệu được thực hiện theo chủ đề cụ thể để
trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu sẽ
được chuyển sang phần mềm thống kê liên quan
như SPSS21 (SPSS Inc., Illinois, USA) và MS
Excel 2007 để phân tích thống kê.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung về hộ nuôi tôm
Thông tin về người phụ trách kỹ thuật ni
tơm của gia đình
Chủ hộ thường là kỹ thuật viên với hơn
10 kinh nghiệm và có độ tuổi trung bình
khoảng 50 và chủ yếu là nam giới (> 90% số
người được hỏi), họ có trình độ cơ bản về kỹ

thuật nuôi đủ để quản lý ao ni tơm nhưng
trình độ học vấn cịn thấp, đa số ở trình độ
tiểu học và trung học. Do đó, trong công tác
khuyến nông, các tài liệu, lớp tập huấn nên có
nội dung đơn giản phù hợp (Bảng 2)

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

117


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 2. Thơng tin về người phụ trách kỹ thuật nuôi tôm của gia đình
Bạc Liêu

Chỉ tiêu

Sóc Trăng

BTC (n=30)

T – L (n=30)

BTC (n=30)

T – L (n=30)

Tuổi chủ hộ (năm)


49,20±10,97

50,37±10,22

50,30±8,79

50,43±10,47

Giới tính*: Nam

97%

90%

100%

97%

Nữ

3%

10%

0%

3%

Mù chữ


17%

17%

33%

17%

Tiểu học

13%

10%

27%

30%

Trung học

57%

47%

33%

40%

Cao đẳng, đại học


13%

27%

7%

13%

Số năm kinh nghiệm (năm)

11,87±4,73

13,93±4,24

16,70±4,40

17,17±3,63

Trình độ học vấn*:

*: % người trả lời phỏng vấn; BTC: Mơ hình bán thâm canh; T – L: Mơ hình tơm lúa

Số nhân khẩu và nguồn lao động
Trung bình mỗi hộ gia đình có 4-6 người,
gồm một cặp vợ chồng sống cùng với 2-3người
con. Lao động gia đình dao động 2-3 người/hộ,
trong đó hơn 50% nguồn lao động này tham gia
vào ni tơm, trồng lúa (Bảng3).
Lao động gia đình tham gia vào các hoạt
động sản xuất của nông hộ cho thấy hoạt động


Chỉ tiêu

nuôi tôm là quan trọng đối với các hộ gia đình.
Một số hộ ni tơm BTC đã phải th lao động
tồn thời gian. Ngồi ra, hộ ni cũng th lao
động khi bơm bùn hoặc lúc chuẩn bị ao. Những
dữ liệu này cho thấy nghề ni tơm có ý nghĩa
quan trọng đối với việc cung cấp việc làm cho
cộng đồng địa phương (Vũ và ctv., 2013; Phan,
2014).

Bảng 3. Số nhân khẩu và nguồn lao động
Bạc Liêu
BTC
T–L
(n=30)
(n=30)

Sóc Trăng
BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

Số nhân khẩu (người)

4,70±1,60


4,62±1,21

5,43±1,63

3,90±1,71

Nam

50%

46%

52%

45%

Nữ

50%

54%

48%

55%

Lao động gia đình (% tổng số nhân khẩu)

53%


54%

50%

68%

Lao động gia đình (người/hộ)

2,45±0,91

2,41±1,05

2,70±1,24

2,37±1,03

Lao động gia đình ni tơma

25%

69%

56%

87%

Lao động th quanh năm (người/hộ)

0%


0%

2.83±1.33

0%

Lao động thuê nuôi tômb

0%

0%

12%

0%

a: % tổng số nhân khẩu; b: % tổng số lao động thuê

118

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Nguồn thu nhập của nông hộ
Các hoạt động kinh tế của nông hộ trong
vùng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.
Tại Bạc Liêu, có hơn 50% thu nhập của nơng
hộ từ ni tơm, trong khi đó, tại Sóc Trăng ni

tơm chỉ chiếm 23% đối với các hộ canh tác theo
mơ hình T –L. Bên cạnh hoạt động nuôi tôm,
hầu hết các hộ gia đình tham gia vào các hoạt
động khác như trồng lúa, trồng hoa màu, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, làm công và buôn bán
nhỏ. Trong điều kiện thuận lợi thu nhập từ ni
tơm đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng số thu

nhập của nông hộ. Đối với hộ nuôi tơm BTC,
thu nhập chính đến từ ni tơm và chăn ni
trong khi hộ T – L có thu nhập chính từ nuôi tôm
và trồng lúa. Nguồn thu nhập của nông hộ chính
là ni tơm ở cả hai mơ hình BTC và T – L.
Mặc dù lợi nhuận từ nuôi tôm là rất cao
nhưng sự đa dạng của các nguồn thu nhập trong
hệ thống canh tác T – L có thể góp phần ổn định
nguồn thu cho nơng hộ và sự đa dạng lồi ni,
cây trồng làm giảm nguy cơ bùng phát dịch
bệnh trên tôm nuôi và các rủi ro khác trong chu
kỳ sản xuất (Nguyễn & Phan, 2009).

Bảng 4. Nguồn thu nhập của nơng hộ
Chỉ tiêu

Bạc Liêu

Sóc Trăng

BTC (n=30)


T – L (n=30) BTC (n=30)

T – L (n=30)

174,16±240,62

66,5±58,06

545,47±983,85

32,29±37,18

Nuôi tôm

60%

51%

73%

23%

Trồng lúa

3%

40%

0%


47%

Chăn nuôi

22%

2%

23%

9%

Làm thuê

2%

5%

0%

4%

Trồng hoa màu

0%

1%

0%


0%

Khác

12%

1%

5%

16%

Tổng thu nhập (x 1.000đ/hộ)
Trong đó:*

*: % tổng thu của nông hộ

3.2. Thông tin kinh tế của nông hộ
Nếu vụ nuôi thành công, một chu kỳ sản
xuất của tôm sú là 4-5 tháng và TCT là 3-4 tháng.
Đối với mơ hình T – L ở Bạc Liêu người dân thu
tơm lần đầu từ tháng thứ ba, sau đó họ thu tỉa thả
bù đến cuối vụ với cỡ tôm sú dao động từ 20-30
con/kg. Đối với mơ hình BTC ni tơm sú thì
cỡ thu hoạch 30-40 con/kg, TCT cỡ 70-100 con/
kg. Mức độ thâm canh khác nhau quyết định
sản lượng tôm nuôi, sản lượng sẽ tăng khi mức
đầu tư tăng. Năng suất tơm trong mơ hình T – L
tại Bạc Liêu là 220 kg/ha/vụ,tại Sóc Trăng là
860 kg/ha/vụ, trong khi đó ni BTC có thể đạt


được năng suất của 1,56-1,71 tấn/ha/vụ.
Mơ hình T – L cho năng suất từ 220 – 860 kg/
ha/năm, lợi nhuận từ 35.240.000 – 51.580.000
đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, khi vụ ni thất bại
mơ hình BTC lỗ từ 16.680.000 – 117.210.000
đồng/ha/vụ, mơ hình T – L lỗ từ 13.190.000 –
59.120.000 đồng/ha/vụ và mơ hình này cịn có
các nguồn thu khác từ trồng lúa, hoa màu, chăn
nuôi.
Hiệu quả kinh tếgiữa mơ hình T – L và BTC
có sự khác biệt lớn. T – L tuy có sản lượng tơm
thấp hơn nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn so
với BTC. (Bảng 5)

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

119


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 5. Thơng tin hạch tốn kinh tế sản xuất của nơng hộ
Hiệu quả
sản xuất

Vụ ni
thất bại

Vụ ni

thành cơng

Bạc Liêu

Sóc Trăng

Chỉ tiêu

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

Năng suất (kg/ha)

588,24

130,00

1,149,39

431,41


Tổng thu (x 1.000đ/ha)

4,28

3,16

0,16

0,04

Tổng chi (x 1.000đ/ha)

20,96

16,35

117,37

59,16

Lợi nhuận (x 1.000đ/ha)

-16,68

-13,19

-117,21

-59,12


Năng suất (kg/ha)

1,712,30

218,98

1,562,50

855,56

Tổng thu (x 1.000đ/ha)

387,94

40,93

268,75

106,71

Tổng chi (x 1.000đ/ha)

107,20

5,69

143,75

55,13


Lợi nhuận (x 1.000đ/ha)

280,74

35,24

125,00

51,58

Trong các khoản chi của vụ ni, chi phí cao
nhất là chi phí mua giống đối với mơ hình ni
có cho ăn và chi phí tơm giống đối với mơ hình
ni khơng cần cung cấp thức ăn. Tuy nhiên với
mức đầu tư thấp của mơ hình ni khơng cho
ăn với mật độ thả thấp, hạn chế sử dụng hố
chất có thể là một mơ hình ít rủi ro hơn và bền
vững hơn, có khả năng chuyển đổi sang các mơ
hình ni hữu cơ để có thể đạt các chứng nhận
tơm sạch bởi các tổ chức như Naturland (Phan,
2014).

3.3. Nhận thức của người dân về nguyên
nhân chính gây tổn thất trên tơm ni
Khía cạnh kỹ thuật
Ngun nhân phổ biến theo khía cạnh kỹ
thuật đã được thảo luận với nông dân trong các
cuộc phỏng vấn, hầu hết người ni tơm có thể
xác định được và những nguyên nhân này có xu
hướng đe dọa đến sự bền vững của nghề nuôi.

Bốn nguyên nhân chủ yếu là bệnhtôm, quản lý
sức khỏe tôm, kỹ thuật chuẩn bị/xử lý ao nuôi,
và chất lượng con giống (Bảng 6).

Bảng 6. Nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh kỹ thuật
Ngun nhân chính gây tổn thất*

Bạc Liêu

Sóc Trăng

BTC (n=30) T – L (n=30) BTC (n=30) T – L (n=30)

Bệnh tôm

70%

80%

83%

87%

Chất lượng con giống

23%

37%

17%


33%

Kỹ thuật chuẩn bị/xử lý ao ni

27%

70%

43%

53%

Tỉ lệ sống thấp

13%

33%

20%

10%

Quản lý sức khỏe tơm

20%

40%

47%


50%

Trình độ ni của công nhân kỹ thuật

3%

27%

13%

30%

Địch hại

0%

10%

7%

13%

Mật độ thả không phù hợp

17%

13%

10%


10%
*: % số hộ liên quan

120

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Khi xếp hạng những nguyên nhân này
so với các yếu tố khác cho thấy bệnh tôm là
nguyên nhân gây tổn thất quan trọng nhất đến
nghề nuôi, tiếp theo là kỹ thuật chuẩn bị/xử lý
ao nuôi, chất lượng con tôm giống, quản lý sức

khỏe, và trình độ ni của cơng nhân kỹ thuật.
Gần đây, sự bùng phát dịch bệnh tôm đã trở nên
nghiêm trọng hơn, và điều này có thể đã ảnh
hưởng đến nhận thức của người dân (Hình 2).

Hình 2. Xếp hạng nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh kỹ thuật
Bệnh tơm xảy ra hàng năm và có xu hướng
tăng lên do con giống kém chất lượng, ô nhiễm
nước kém và lây lan bệnh từ môi trường xung
quanh (Nguyen et al., 2009;.Oanh & Phương.
2012). Trong năm 2011, 1.000 ha diện tích tôm
nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh đốm trắng và tăng
lên đến 12,250ha vào năm 2013. Bệnh đốm

trắng gây thiệt hại trên cả tôm sú và TCT trong
tất cả các hệ thống nuôi tôm (Tổng cục Thủy
sản, 2010; DoAH, 2013; Phan, 2014).
Bệnh tơm là một ngun nhân chính gây
thiệt hại kinh tế và được xem là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng phát triển bền vững của ngành
này, người nuôi càng giảm lợi nhuận sẽ giảm

đầu tư (Phan, 2014). Những hạn chế về kỹ năng
kỹ thuật chuẩn bị ao và quản lý sức khỏe tơm là
những yếu tố chính ảnh hưởng đến dịch bệnh
tôm. Vấn đề chất lượng con giống cần được xem
xét ưu tiên cải thiện vì chất lượng con giống
đóng vai trị then chốt giúp người ni hạn chế
tối đa rủi ro.
Khía cạnh mơi trường
Ngun nhân chính gây tổn thất trên tơm
ni theo khía cạnh mơi trường là điều kiện thời
tiết khắc nghiệt, chất lượng của nguồn nước cấp
kém, và ảnh hưởng của dịch bệnh tôm xung
quanh khu vực nuôi (Bảng 7).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

121


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 7. Nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh mơi trường

Bạc Liêu

Sóc Trăng

Ngun nhân chính gây tổn thất*

B T C T –
(n=30)
(n=30)

Chất lượng nguồn nước cấp

77%

90%

47%

73%

Ảnh hưởng dịch bệnh của vùng ni

53%

63%

63%

83%


Thời tiết/khí hậu

57%

80%

97%

57%

L B T
(n=30)

C T – L
(n=30)

*: % số hộ liên quan

So sánh giữa ba yếu tố này, tại Bạc Liêu
chất lượng nguồn cung cấp nước được xem là
nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thất đến
nghề nuôi, tiếp theo là thời tiết cực đoan và ảnh
hưởng dịch bệnh của vùng nuôi xung quanh.
Ngược lại, ảnh hưởng dịch bệnh của vùng nuôi
xung quanh được xem là nguyên nhân quan
trọng nhất gây tổn thất tại tỉnh Sóc Trăng, tiếp
theo là thời tiết cực đoan và chất lượng nguồn
cung cấp (Hình 3).
Phan (2014) chỉ ra rằng thời tiết thay đổi


và chất lượng nguồn cung cấp dẫn đến những
tác động tiêu cực là ngun nhân chính gây
bùng phát dịch bệnh tơm. Theo quan điểm của
người nuôi, với biến động bất thường của thời
tiết (mưa lớn, thời tiết bất thường…) làm cho
chất lượng nước biến động và khó kiểm sốt,
từ đó nó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi vốn
rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi
trường, người nuôi phải chi nhiều tiền hơn cho
hóa chất/chế phẩm sinh học cũng như sử dụng
lao động và quản lý ao ni.

Hình 3. Xếp hạng nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh mơi trường

122

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Khía cạnh quản lý trang trại/ao ni
Mặc dù hầu hết người ni có nhiều năm
kinh nghiệm nhưng họ vẫn phải đối mặt với
những khó khăn trong việc quản lý trang trại.
Một số yếu tố liên quan đến khía cạnh quản
lý trang trại được xem là nguyên nhân quan
trọng nhất gây tổn thất đến nghề ni trong

những năm gần đây được trình bày trong Bảng

8, gồm hạ tầng phục vụ nghề ni (điện, kênh
cấp/thốt, nguồn nước, đường vận chuyển…),
cơng trình ni (bờ, cống, ao …), giá nguyên
liệu đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu thấp
và biến động được đa số người trả lời phỏng
vấn đồng tình.

Bảng 8. Ngun nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh quản lý trang trại/ao ni
Bạc Liêu

Sóc Trăng

Ngun nhân chính gây tổn thất*

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

Quản lý kỹ thuật ao ni (cho ăn, đo môi trường, xử
lý thuốc….)

27%


27%

27%

23%

Quản lý trang trại (nhân công, đầu vào, đầu ra …)

17%

7%

10%

13%

Thời gian thả nuôi khơng phù hợp

3%

10%

13%

13%

Cơng trình ni (bờ, cống, ao …)

23%


50%

23%

23%

Hạ tầng phục vụ nghề ni (điện, kênh cấp/thốt,
nguồn nước, đường vận chuyển..)

20%

50%

33%

23%

Trình độ ni của cơng nhân kỹ thuật/chủ trang trại

20%

3%

13%

13%

Giá tôm nguyên liệu thấp và biến động.


40%

57%

57%

33%

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

33%

57%

53%

30%

*: % số hộ liên quan

Đối với khía cạnh quản lý trang trại/ao
ni, ngun nhân chính gây tổn thất khác
nhau tại các mơ hình ni khách nhau (Hình
4). Kết quả xếp hạng về mức độ quan trọng
cho thấygiá tôm nguyên liệu thấp và biến động
là guyên nhân quan trọng nhất gây tổn thất của
mơ hình BTC, tiếp theo là giá nguyên liệu đầu
vào tăng cao, quản lý kỹ thuật ao nuôi (cho
ăn, đo môi trường, xử lý thuốc….). Trong khi
đó, hạ tầng phục vụ nghề ni là ngun nhân

quan trọng nhất gây tổn thất của mơ hình T –L,

tiếp theo là giá tôm nguyên liệu thấp và biến
động, quản lý trang trại (nhân công, đầu vào,
đầu ra …) và cơng trình ni (bờ, cống, ao …).
Hạ tầng phục vụ nghề ni (điện, kênh
cấp/thốt, nguồn nước, đường vận chuyển..)
chưa hoàn chỉnh là một yếu tố quan trọng đối
với hiệu quả của vụ ni, ao khó giữ nước gây
khó khăn trong việc quản lý chất lượng nước
trong điều kiện ao ni có diện tích ni lớn
đây là một trong những ngun nhân gây rủi
ro vụ ni.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

123


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 4. Xếp hạng nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh quản lý trang trại
Khía cạnh quản lý ngành ni của chính
quyền địa phương
Người ni tơm cũng được phỏng vấn về
hiệu quả của các quy định và quản lý từ chính
quyền địa phương, kết quả đượctrình bày trong

Bảng 9. Các hạn chế này là nguyên nhân gián
tiếp ảnh hưởng gây tổn thất vụ ni. Có ba yếu

tố được đồng ý cao nhất là kiểm soát chất lượng
nguồn nước, kiểm soát chất lượng thuốc thú y
thủy sản và quy hoạch vùng nuôi.

Bảng 9. Nguyên nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh quản lý nghành ni
của chính quyền địa phương

Bạc Liêu

Sóc Trăng

Ngun nhân chính gây tổn thất*

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

Lịch mùa vụ

27%

10%


13%

17%

Kiểm sốt chất lượng con giống

43%

63%

40%

40%

Kiểm soát chất lượng nguồn nước

40%

60%

43%

40%

Kiểm soát chất lượng thuốc thú y thủy sản

7%

40%


33%

37%

Quy hoạch vùng nuôi

7%

23%

17%

23%
*: % số hộ liên quan

124

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Yếu tố quan trọng nhất là kiểm soát chất
lượng con giống, tiếp theo là kiểm soát chất
lượng nguồn nước, kiểm soát chất lượng thuốc
thú y thủy sản và lịch mùa vụ (Hình 5). Các hộ
nuôi tôm hiện nay quan tâm hơn đến những

quy định của chính quyền về về kiểm sốt chất

lượng con giống, thuốc thú y thủy sản, quan trắc
chất lượng nước và các quy định về thành phần
hóa chất được phép sử dụng trong ni trồng
thủy sản.

Hình 5. Xếp hạng ngun nhân chính gây tổn thất theo khía cạnh
quản lý ngành ni của chính quyền địa phương
3.4. Nhận thức của người dân về ảnh
hưởng của tổn thất trong nuôi tôm đối với
đời sống nông hộ
Ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm đối
với kinh tế nông hộ
Người dân cũng đã thảo luận về ảnh hưởng
của tổn thất trong nuôi tôm đối với kinh tế nông

hộ, họ quan tâm đến các ảnh hưởng trên khía
cạnh kinh tế như: giảm thu nhập, gia tăng nợ,
cho thuê đất canh tác, cầm cố tài sản, bán tài
sản, bán ao nuôi/trang trại, thay đổi phương
thức canh tác tôm, chuyển đổi nghề khác, đa
dạng sinh kế, giảm cơ hội về nguồn vốn tín
dụng đầu tư sản xuất, bỏ đất trống (Bảng 10).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

125


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


Bảng 10. Ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm đối với kinh tế nơng hộ
Bạc Liêu

Sóc Trăng

Những ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

BTC (n=30)

T–L
(n=30)

Giảm thu nhập nông hộ

63%

74%

57%

71%

Gia tăng nợ nần

33%


22%

54%

43%

Phải cho thuê đất canh

0%

0%

0%

0%

tác (ao nuôi/trang trại)

0%

0%

4%

7%

Cầm cố tài sản (đất đai, nhà cửa, xe cộ...)

0%


0%

0%

0%

Bán tài sản như đất đai/nhà cửa

0%

0%

0%

0%

Bán ao nuôi/trang trại

8%

26%

21%

21%

Thay đổi phương thức canh tác tôm (giảm
mật độ, nuôi ghép, đổi đối tượng ni….)
0%


0%

0%

0%

Chuyển đổi nghề khác

4%

9%

0%

0%

Đa dạng sinh kế nơng hộ (tìm kiếm thêm các
nguồn thu từ nghề khác)
0%

0%

4%

14%

Giảm cơ hội về nguồn vốn tín dụng đầu tư sản
xuất (từ đại lý, ngân hàng, người thân v.v.)
0%


0%

4%

0%
*: % số hộ liên quan

Giảm thu nhập được thống kê là quan trọng
nhất đối với nông hộ, tiếp theo là ngày càng
tăng nợ, và thay đổi phương thức canh tác trong
các mơ hình ni ở cả hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc
Trăng. Bên cạnh đó, giảm cơ hội về nguồn vốn
tín dụng đầu tư sản xuất trong mơ hình BTC và
T – L tại Sóc Trăng, đa dạng sinh kế sẽ được
người dân thực hiện nhiều hơn trong cả hai mơ
hình tại Bạc Liêu (Hình 6).
Sau nhiều lần thất mùa do bệnh tôm, hầu
hết các hộ nuôi tôm cạn kiệt nguồn vốn để tái
đầu tư và duy trì các vụ ni tiếp theo. Cơ hội về
nguồn vốn tín dụng đầu tư sản xuất giảm đã trở

126

thành một trở ngại kép cho người ni, họ càng
ít có cơ hội hồn trả nợ vay (Phan, 2014)
Mặc dù các hộ ni tơm đã gặp nhiều khó
khăn do ni tôm thất bại nhưng hầu hết người
dân tiếp tục nuôi các đối tượng khác vì sinh kế ở
các vùng ven biển chỉ thích hợp cho ni trồng
thủy sản với chi phí đầu tư là tương đối thấp

(Nhường et al, 2002; Lê, 2009). Để hạn chế rủi
ro, người dân được khuyến khích đa dạng hóa
sinh kế bằng việc chuyển đổi lồi nuôi khác phù
hợp (Nguyen et al., 2009;. Bộ NN & PTNT,
2009).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 6. Xếp hạng ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm đối với kinh tế nông hộ
Ảnh hưởng của tổn thất trong ni tơm đối
với mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội
Thất bại trong nuôi tôm cũng tác động
đến mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội
của người nuôi, những vấn đề này là học hành
con cái bị ảnh hưởng, xung đột trong gia đình
gia tăng, giảm hạnh phúc gia đình, gất sự tơn
trọng trong gia đình/cộng đồng, gất uy tín
trong gia đình/cộng đồng, găng thất nghiệp tại
địa phương, sinh hoạt gia đình xáo trộn, giảm
chất lượng cuộc sống gia đình, giảm hứng thú
với nghề ni thủy sản, gia tăng tệ nạn xã hội,
gia tăng nghèo đói các ảnh hưởng này được
trình bày trong Bảng 11.
Khi xếp theo tầm quan trọng, giảm sức
khỏe thể chất và tâm thần là những tác động

quan trọng nhất khi thất bại trong nuôi, tiếp

theo là ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục
của trẻ em, và hạnh phúc gia đình xáo trộn
trong các mơ hình ni ở cả hai tỉnh Bạc Liêu,
Sóc Trăng và (Hình 7). Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ
thất nghiệp tại địa phương đã được xác nhận
trong mô hình T – L và ngày càng tăng của
các cuộc xung đột trong gia đình đã xuất hiện
trong mơ hình BTC tại cả hai tỉnh Bạc Liêu và
Sóc Trăng. Ngồi ra, một số nông dân cho rằng
việc nuôi tôm thất bại dẫn đến việc giảm hứng
thú với nghề nuôi thủy sản.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng,
hậu quả nghiêm trọng nhất do những tổn thất
trong ni tơm có tác động tiêu cực dài các hộ
nuôi tôm thua lỗ liên tục sau vài năm có thể

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

127


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

khơng tái đầu tư vào ni trồng thủy sản, do
đó họ đã phải bán hoặc cho thuê đất của họ và
rơi vào cảnh đói nghèo (Lê, 2009; Nguyễn et
al., 2009); ii) tình trạng nghèo đói, suy giảm
nguồn nước mặt và giảm chất lượng nguồn
nước sinh hoạt, cũng như sự cần thiết phải đa
dạng hóa các lồi ni trồng thủy sản đã trở

thành ngun nhân chính dẫn đến khai thác
quá mức gây cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi
thủy sản tự nhiên (Lê, 2009; Hà & Dijk, 2013);
và iii) các xung đột xảy ra do tranh chấp sử
dụng nguồn nước giữa các nhóm liên quan ví

dụ giữa nơng dân trồng lúa và nơng dân ni
tơm (RIA2, 2009. Vũ et al, 2013) và một tác
động tiêu cực đến việc khai thác thủy sản là
sinh kế quan trọng của người nghèo (Irz et al.,
2007). Lê (2009) ghi nhận rằng nuôi tôm thất
bại dẫn đến ngày càng tăng của các tệ nạn xã
hội như trộm trở nên phổ biến hơn, có tổ chức
và nguy hiểm hơn; và người dân địa phương
uống rượu nhiều hơn, và người thua lỗ trong
nuôi tôm dường như tham gia thường xuyên
hơn trong các trò chơi xổ số bất hợp pháp hoặc
cờ bạc.

Bảng 11. Ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm đối với mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội

Những ảnh hưởng của tổn thất trong
ni tơm

Bạc Liêu

Sóc Trăng

BTC
(n=30)


T–L
(n=30)

BTC
(n=30)

T–L
(n=30)

Học hành con cái bị ảnh hưởng

27%

27%

27%

7%

Xung đột trong gia đình gia tăng

23%

3%

17%

3%


Giảm hạnh phúc gia đình

10%

3%

20%

7%

Mất sự tơn trọng trong gia đình/cộng đồng

7%

0%

13%

0%

Mất uy tín trong gia đình/cộng đồng

3%

0%

23%

7%


Tăng thất nghiệp tại địa phương

3%

23%

23%

20%

Sinh hoạt gia đình xáo trộn

7%

0%

20%

10%

Giảm chất lượng cuộc sống gia đình

23%

33%

23%

23%


Giảm hứng thú với nghề ni thủy sản

3%

30%

27%

13%

Gia tăng tệ nạn xã hội

7%

0%

13%

10%

Gia tăng nghèo đói

7%

20%

27%

27%
*: % số hộ liên quan


128

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 7. Xếp hạng ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm
đối với mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội

3.5. Kết quả thảo luận nhóm
Trong hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và bốn
buổi thảo luận nhóm, tất cả người tham gia được
yêu cầu thảo luận về i) nguyên nhân chính gây
tổn thất trên tơm ni, ii) ảnh hưởng của tổn thất
trong nuôi tôm đối với đời sống nông hộ, và iii)
đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó

khăn của tổn thất này. Kết quả của hội thảo và
bốn buổi thảo luận như sau:
Nguyên nhân chính gây tổn thất trên tôm
nuôi
Nguyên nhân thường gặp gây tổn thất trên
tôm ni đã được thảo luận và trình bày trong
Bảng 12. Các ngun nhân chính được thảo luận

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

129



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

theo từng nhóm dựa trên hoạt động sản xuất
thực tế của nông hộ. Mỗi nhóm xác định nguyên
nhân cụ thể liên quan đến việc ni tơm thất bại,
sau đó từng nhóm ngun nhân được phân loại
và tổng hợp để tìm ngun nhân chính đối với
các mơ hình ni ở Bạc Liêu và SócTrăng.

trên tơm ni với số lượng thành viên đồng tình
cao nhất là bệnh tôm và chất lượng con giống,
tiếp theo là chất lượng của các nguồn cung cấp
nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn chế
của cơng trình ni (ao, bờ, cống, ..), và giá tôm
nguyên liệu thấp và biến động.

Sáu nguyên nhân quan trọng gây tổn thất
Bảng 12. Tóm tắt ngun nhân chính gây tổn thất từ thảo luận nhóm
Ngun nhân chính gây tổn thất

Hội thảo

Bạc Liêu*

Sóc Trăng*

BTC


T–L

BTC

T–L

Khía cạnh kỹ thuật:
Bệnh tơm

x

2

1

1

1

Chất lượng con giống

x

3

2

2

2


Quản lý sức khỏe tơm ni

x

4

x

1

7

Khía cạnh môi trường:
Chất lượng nguồn nước cấp
Ảnh hưởng dịch bệnh của vùng ni

5
x

Thời tiết/khí hậu

3

3

6
4

1


6

Khía cạnh quản lý trang trại/ao nuôi:
Quản lý kỹ thuật ao nuôi (cho ăn, đo môi trường, xử lý
thuốc….)

6

Quản lý trang trại (nhân công, đầu vào, đầu ra …)

5

Thời gian thả nuôi không phù hợp

4

Hạn chế của cơng trình ni (bờ, cống, ao …)

x

1

5

Hạn chế hạ tầng phục vụ nghề ni (điện, kênh cấp/thốt,
nguồn nước, đường vận chuyển..)

x


2

5

Giá tôm nguyên liệu thấp và biến động

x

Mối liên kế giữa nơng dân và cộng đồng cịn hạn chế.

x

Lịch mùa vụ

5

5

Kiểm soát chất lượng con giống
Kiểm soát chất lượng nguồn nước

7
x

Kiểm soát chất lượng thuốc thú y thủy sản
Quy hoạch vùng ni

2

5


4

4
6

3

x
*: xếp hạng 1= quan trong nhất,…n

130

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm
đối với đời sống nông hộ
Tương tự như nhận thức của nơng dân về
ngun nhân chính gây tổn thất, những tác động
của nó đến sinh kế là làm giảm giảm cơ hội về

nguồn vốn tín dụng đầu tư sản xuất kéo theo sau
là thu nhập của hộ gia đình giảm, tăng của nợ,
chuyển đổi làm nghề khác, làm giảm sức khỏe
thể chất, tinh thần và sự xáo trộn của các hoạt
động gia đình (Bảng 13).


Bảng 13. Tóm tắt những ảnh hưởng chính của tổn thất trong ni từ thảo luận nhóm
Ngun nhân chính gây tổn thất

Hội thảo

Bạc Liêu*

Sóc Trăng*

BTC T – L

BTC T – L

x

x

x

x

x

x

x

Khía cạnh kinh tế
Giảm thu nhập nông hộ
Gia tăng nợ nần

Cầm cố tài sản

x

Thay đổi phương thức canh tác tôm

x

Chuyển đổi nghề khác

x

x

Đa dạng sinh kế nông hộ

x

Giảm cơ hội về nguồn vốn tín dụng đầu tư sản xuất

x

x

x

x

x


x

Tạm thời nghỉ ni

Mối quan hệ với cộng đồng
Giảm uy tín trong gia đình/cộng đồng

x

x

Tăng thất nghiệp tại địa phương

Sinh hoạt gia đình xáo trộn

x

Giảm đời sống sức khỏe và tinh thần

x

Gia tăng tệ nạn xã hội

x

Gia tăng nghèo đói

x

Một số giải pháp đề xuất để hạn chế rủi ro

Mười một giải pháp khác nhau đã được đề
xuất để khắc phục những khó khăn của tổn thất
tùy ni tơm, trong đó đa dạng lồi nuôi như
cua, cá, tôm nước ngọt và thay đổi lịch thả giống
phù hợp với lúa và tôm đã được đồng ý bởi hầu
hết các nhóm liên quan, tiếp theo là thiết lập
mối liên kết dọc với các thành phần khác trong
chuỗi giá trị, nâng cao trình độ kỹ thuật và cải
tiến tập quán canh tác, chọn nhà cung cấp đầu
vào có uy tín, phát triển các câu lạc bộ/hợp tác

x
x

xã nuôi tôm, và tăng cường áp dụng các công
nghệ mới được chuyển giao từ viện nghiên cứu/
trường đại học (Bảng 13). Giải pháp về thiết lập
mối liên kết hoạt động theo chiều dọc và chiều
ngang là rất quan trọng không chỉ cho nơng dân
quy mơ nhỏ mà cịn đối với ngành tôm. Các
mối liên kết dọc và ngang trong các chuỗi giá
trị thường đề xuất nhằm giảm rủi ro và dễ bị tổn
thương của một ngành công nghiệp như ngành
công nghiệp nuôi tôm.
Bolwig et al., (2010) cho rằng các liên kết

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

131



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

dọc hiện nay là mối quan hệ giữa các dịng sản
phẩm/dịch vụ, thơng tin, đầu vào, và tài chính
giữa một thành phần và các thành phần khác
trong chuỗi giá trị; và các liên kết ngang của
chuỗi giá trị từ một thành phần chính nối kết
với các thành phần ngoại vi khác từ gián tiếp
đến cộng đồng xung quanh. Trong các giải pháp

hỗ trợ hộ nuôi quy mô nhỏ là giúp họ thiết lập
mối liên kế ngang và dọc (Umesh et al., 2009;..
Khiêm et al., 2010; Khởi, 2011; DeSilva &
Nguyen, 2011). Do đó, nhà làm chính sách cần
phải tìm các biện pháp phù hợp để hỗ trợ họ
trong quá trình lập kế hoạch (Dey&Ahmed,
2005; DeSilva & Nguyen, 2011).

Bảng 14. Tóm tắt một số giải pháp đề xuất để hạn chế rủi ro
Hội
thảo

Giải pháp đề xuất để hạn chế rủi ro

Thiết lập mối liên kết dọc với các thành phần
khác trong chuỗi giá trị

x


Tăng cường vai trị quản lý nhà nước về kiểm
sốt chất lượng tơm giống, hóa chất và thuốc thú
y thủy sản

x

Đa dạng lồi ni như cua, cá, tơm nước ngọt

x

Tăng cường kiểm tra nguyên liệu đầu vào sản
phẩm đầu ra cho nghề nuôi

x

Tăng cường áp dụng các công nghệ mới được
chuyển giao từ viện nghiên cứu/trường đại học

x

Tăng cường tuyên truyền bảo vệ môi trường,
bệnh tôm, …

x

Thay đổi lịch thả giống phù hợp với lúa và tôm

x

Giảm mật thả nuôi


x

Phát triển các câu lạc bộ/hợp tác xã ni tơm

x

Bạc Liêu*
BTC

T–L

Sóc Trăng*

BTC

T–L

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

Nâng cao trình độ kỹ thuật và cải tiến tập quán
canh tác

x

x

x

Chọn nhà cung cấp đầu vào có uy tín

x

x

x

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Chủ hộ thường là người quản lý cũng là kỹ

thuật viên với hơn 10 kinh nghiệm trong ni
tơm, họ có độ tuổi trung bình khoảng 50 và trình
độ học vấn đa số ở bậc tiểu học và trung học. Do
đó việc biên soạn các tài liệu khuyến nơng, giáo
132

trình tập huấn phải đơn giản, dể hiểu phù hợp
với trình độ của họ.
Hơn 50% nguồn lao động gia đình tham
gia tồn thời gian vào việc ni tơm, trồng lúa.
Ngồi ra các hoạt động mang tính chun mơn
cao, có sử dụng cơ giới như bơm bùn, làm bờ,
cải tạo ao… sử dụng thêm các nguồn lao động

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

khác tại địa phương tạo thêm việc làm cho
người dân nơng thơn.
Ngồi ni tơm là nguồn thu chính của
nơng hộ với tỉ trọng cao hơn 50% trong tổng
thu nhập, hầu hết các hộ gia đình có nguồn thu
khác từ trồng lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm,
làm công và buôn bán nhỏ. Khi xảy ra thất bại
trong ni tơm, nguồn thu này góp phần ổn định
cuộc sống kinh tế nông hộ.
Nếu vụ nuôi thành cơng, ni theo mơ
hình BTC có thể đạt được năng suất của 1,56

– 1,71 tấn/ha/năm trong khi mơ hình T – L
cho năng suất từ 220 – 860 kg/ha/năm. Tuy
nhiên, khi vụ ni thất bại mơ hình BTC lỗ từ
16.680.000 – 117.210.000 đồng/ha/năm và T –
L từ 13.190.000 – 59.120.000 đồng/ha/năm.
Sáu nguyên nhân quan trọng gây tổn thất
trên tôm nuôi là bệnh tôm và chất lượng con
giống, tiếp theo là chất lượng của các nguồn
cung cấp nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
hạn chế của cơng trình ni, và giá tôm nguyên
liệu thấp và biến động
Ảnh hưởng của tổn thất trong nuôi tôm làm
nông hộ giảm thu nhập, càng tăng nợ, giảm cơ
hội tiếp cận các nguồn tín dụng tài chính cho
ni tơm dẫn đến thay đổi phương thức canh

tác, chuyển đổi nghề khác, những hậu quả này
như một vịng khép kín làm giảm sức khỏe thể
chất và tâm thần của người nuôi.
Mười một giải pháp khác nhau đã được
đề xuất để khắc phục những khó khăn của tổn
thất tùy ni tơm, trong đó đa dạng lồi ni
như cua, cá, tôm nước ngọt và thay đổi lịch thả
giống phù hợp với lúa và tôm là những giải phát
quan trọng và cấp bách.
4.2. Đề xuất
Các cơ quan nghiên cứu tiếp tục hồn thiện
các cơng nghệ, quy trình ni kiểm sốt dịch
bệnh, các quy trình ni kết hợp nhằm đa dạng
thành phần nuôi hạn chế hạn chế về sinh học và

rủi ro về thị trường để chuyển giao cho người
nuôi.
Các cơ quan quản lý tăng cường kiểm
soát chất lượng nguồn giống lưu thông trên
thị trường, tăng cường công tác quản lý nguồn
nước và chất lượng thuốc thú y thủy sản.
Các cơ quan quản lý tại địa phương phối
hợp với Viện nghiên cứu/Trường Đại học tổ
chức triển khai các mơ hình trình diễn phù hợp
với địa bàn, khả năng ứng dụng với người dân,
hiệu quả về kinh tế và bền vững về mơi trường.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016

133


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ NN & PTNT, 2009. Dự án phát triển nuôi
trồng thủy sản của Việt Nam đến năm 2020.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (p.
38). Hà Nội.
Bộ NN&PTNT, 2013. Chun đề: “Tình hình dịch
bệnh trên tơm nuôi năm 2013”. Tổng cục thủy
sản, Trung tâm thông tin thủy sản, 20 trang.
Nguyễn, H.A., Phan, L.T., 2009. Phát triển các
hệ thống canh tác lúa-tôm ở Đồng bằng sông

Cửu long thơng qua mơ hình đồng quản lý Bài học kinh nghiệm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng. Báo cáo tại hội thảo về Phát triển
bền vững của các hệ thống canh tác lúa-tôm
khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu long,
24/9/2009, trang 74-85.
Nguyễn, T.T. et al., 2009. Dự án quy hoạch phát
triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu
long đến năm 2015 và kế hoạch đến năm 2020.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn, Hồ
Chí Minh.
Phan, L.T, Doan, B.V, Nguyen, D.N, Vu, A.V,
2015. Fish catch monitoring and updated
database on the inland fisheries resources of
the Me Kong Delta (in Vietnamese). Technical
report, RIA2, Ho Chi Minh.
Phan, L.T, Đoàn, B.V, Nguyễn, D.N, Vũ, A.V,
2015. Quan trắc sản lượng khai thác và cập
nhật cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản nội
địa vùng của Đồng bằng sông Cửu long.Báo
cáo kỹ thuật, RIA2, Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thủy sản2010. Đánh giá thành tựu của
kế hoạch năm 2010 và triển khai kế hoạch năm
2011, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
(p. 23). Hà Nội.
VASEP, 2012.Báo cáo ngành tôm Việt nam năm
2013 và xu hướng năm 2013.15 trang. Địa chỉ
website: />image/luu-viet-thang/file/bao-cao-xuat-khautom-nam-2012.pdf.
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản 2015. Xây
dựng quy hoạch nuôi tơm nước lợ vùng ĐBSCL
đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 135 trang.

134

Tài liệu tiếng Anh
Berg, H. 2011. Pesticide use in rice and rice–fish
farms in the Mekong Delta, Vietnam. Crop
Protection 20 (2001) 897–905.
De Silva, S. S., & Nguyen, P. T. (2011). Striped
catfish farming in the Mekong Delta,Vietnam:
a tumultuous path to a global success. Reviews
in Aquaculture, 3(2), 45–73.
Dey, Madan M. and Mahfuzuddin Ahmed. 2005.
“Aquaculture—Food and Livelihoods for the
Poor in Asia: A Brief Overview of the Issues.”
Aquaculture Economics & Management 9(12):1–10.
Ha, T. T. P., & van Dijk, H. (2013). Fishery
livelihoods and (non-)compliance with fishery
regulations—A case study in Ca Mau Province,
Mekong Delta, Vietnam. Marine Policy, 38,
417–427.
Irz, X., Stevenson, J. R., Tanoy, A., & Morissens,
P. (2007). The Equity and Poverty Impacts of
Aquaculture: Insights from the Philippines.
Development Policy Review, 25(April 2004),
495–516.
Khiem, Nguyen T., Simon R. Bush, Chau M.
Nguyen, and Loc T. T. Vo. 2010. Upgrading
Small-Holders in the Vietnamese Pangasius
Value Chain. Final Report, ODI grant number
RO334, An Giang.
Khoi, Le Doan Nguyen. 2011. “Quality

Management in the Pangasius Export Supply
Chain in Vietnam: The Case of Small-Scale
Pangasius Farming in the Mekong River
Delta.” University of Groningen.
Le, S. X. 2009. Social impacts of coastal aquaculture
in the Mekong Delta. In M. Bondad-Reantaso
M.G.; Prein (Ed.), Measuring the contribution
of small-scale aquaculture: an assessment.
FAO Tecnical paper 534 (pp. 95–107). Rome:
FAO.
Nhuong, T. V. et al., 2002. Vietnam shrimp
farming review. Individual Partner Report
for the Project (EC INCO-DEV Project
PORESSFA No.IC4-2001-10042): Policy
research for sustainable shrimp farming in
Asia, Research Institute for Aquaculture
No.1, Bac Ninh. Available at: http://www.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

port.ac.uk/research/cemare/publications/
pdffiles/sustainableshrimpfarminginasia/
filetodownload,28779,en.pdf.
Oanh, D.T.H. & Phuong, N.T., 2012. Serious
diseases in marine shrimp and freshwater
prawn farming in the Mekong river delta.
Science Journal of Can Tho University, 22c,

pp.106–118.
Phan, L.T., 2014. Sustainable development
of export-orientated farmed seafood in
Mekong Delta, Vietnam. PhD thesis, The
University of Stirling ( />handle/1893/20752).
RIA2, 2009. Fisheries comanagement: A case
study in rice-shrimp rotation in Soc Trang
province, Research Institute for Aquaculture
No.2, Ho Chi Minh.
Tran, N. et al., 2013. Governance of Global

Value Chains in Response to Food Safety
and Certification Standards: The Case of
Shrimp from Vietnam. World Development,
45(202374), pp.325–336. Available at:
/>S0305750X13000314.
Umesh, N. R. et al. 2009. “Shrimp Farmer in
India: Empowering Small Scale Farmer
through a Cluster-Based Approach.” Pp. 43–65
in Success Stories in Asian Aquaculture, edited
by S. S. De Silva and F. B. Davy. Springer and
IDRC, Canada, Drodecht, The Netherlands.
Vu, T. A., Phan, L. T., Do, H. V., Ngo, T. T. N.,
Nguyen, K. D., Phan, V. Q., & Nguyen, H.
T., 2013. Status of small-scale environmentall
friendly shrimp production in the Ca Mau
province, the Mekong Delta, Vietnam (p. 111).
GIZ Vietnam, Ca Mau.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016


135


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ASSESSMENT OF SOCIAL – ECONOMIC IMPACTS
FROM THE FAILURE OF RICE-SHRIMP FARMING SYSTEM
AND SMALL-SCALE SEMI-INTENSIVE FARMING SYSTEM
IN SOCTRANG AND BAC LIEU PROVINCES
Doan Van Bay1*, Phan Thanh Lam*
ABSTRACT
This study was conducted to assess the social- economic impacts from the failure of small scale
semi-intensive (SI) and integratedrice-shrimp (RS) farming systems, to identify causes and propose
solutions to overcome constraints. During the study, researcher group held a consultation workshop
with experts and managers, and four focus group meetings with local farmers. Additionally, 120
farmers randomly applying these farming systems were also interviewed in Soc Trang and Bac Lieu
provinces. The results showed that a yield of 1.56 – 1.71 ton/ha/year and profit of 125 – 280.74 million VND/ha/crop were recorded from the successful SI system and yield of 220 – 860 kg/ha/year
with profit of 35.24– 51.58 million VND/ha/crop from RS system, but in case of failed shrimp crop
farmers suffered heavy losses of 16.68 – 117.21 million VND/ha/crop for SI system and 13.19 –
59.12 million VND/ha/crop for RS system. However, in the RS farming system famers had other
incomes from rice, vegetables, livestock... in their house. Six major reasons causing failed shrimp
farming and its impacts on the farmer livelihood have been analyzedand presented in the paper.
Eleven solutions have been proposed by farmers to overcome constraints. Three recommendations
for managers and specialized agencies are suggested to support farmers overcome constraints, including introduction of new technologies in shrimp farming systems, improvement of economic
efficiency and environmental sustainability.
Keywords: integrated rice – shrimp farming system, semi-intensive shrimp farming system, failed
shrimp farming system.

Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Niên

Ngày nhận bài: 11/03/2016
Ngày thông qua phản biện: 14/04/2016
Ngày duyệt đăng: 05/9/2016

Deparment of Fisheries ecology and Aquaticresource, Research Institute for Aquaculture No. 2
*Email:
1

136

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016



×