Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề xuất phương án sắp xếp vùng nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.37 KB, 14 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP VÙNG NUÔI CÁ LỒNG BÈ
TRÊN HỒ TRỊ AN
Nguyễn Nguyễn Du1* & Phan Thanh Lâm1

TÓM TẮT
Hiện nay, việc ni cá lồng bè trên hồ Trị An mang tính tự phát và chưa có quy hoạch sắp xếp.
Việc đề xuất phương án sắp xếp vùng nuôi cá lồng bè trên hồ là mục tiêu chính của đề án đã được
UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt thực hiện. Cách tiếp cận chính để xây dựng phương án là tiếp cận
liên ngành, liên vùng và dựa vào cộng đồng. Trong tháng 7/2019, đã tiến hành thu mẫu chất lượng
nước và trầm tích tại 10 điểm đại diện cho các vùng ni; đồng thời, tiến hành điều tra 200 hộ về
hiện trạng kỹ thuật nuôi cá lồng bè. Kết quả cho thấy điều kiện tự nhiên khu vực lòng hồ khá thuận
lợi cho việc nuôi cá lồng bè. Điều kiện kinh tế xã hội đã tác động tương đối lớn đến việc nuôi cá
lồng bè do việc phát triển nhiều nhà máy, xí nghiệp gần khu vực gây nên những tác động bất lợi
cho việc nuôi cá lồng bè vào thời điểm giao mùa. Các chỉ tiêu chất lượng nước hiện nay vẫn nằm
trong ngưỡng cho phép đối với nuôi cá lồng bè, ngoại trừ một số chỉ tiêu trầm tích như xyanua và
asen có giá trị vượt quá giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu kỹ thuật về mật độ thả, thức ăn, FCR, tỷ
lệ sống và năng suất nuôi đều còn chưa hiệu quả. Dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp, vùng đề xuất
với tổng chiều dài của bờ sông, hồ tại mực nước thấp nhất là 34.186 m, và được chia thành 8 vùng
nuôi lồng bè. Phương án đề xuất sẽ duy trì 537 bè và 1.236 lồng; và số lồng dôi dư không được tiếp
tục nuôi cá là 1.599. Các khu vực nuôi đều phải thực hiện việc sắp xếp lại lồng bè để đảm bảo tuân
thủ QCVN 02-22:2015/BNNPTNT và yêu cầu cơ sở đủ điều kiện ni cá lồng bè trong Nghị định
26/2019/NĐ-CP.
Từ khóa: Hồ Trị An, phương án, lồng bè, sắp xếp.

I. GIỚI THIỆU
Hồ Trị An là hồ nước nhân tạo nằm trên
sông Đồng Nai và sơng La Ngà với chức năng
chính cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị
An. Tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh miền


Đơng Nam bộ nói chung, nhân dân đã và đang
tận dụng nguồn nước ngọt, mặt nước hồ sẵn có
để ni trồng thủy sản, đây là nguồn lợi to lớn
để phát triển kinh tế của địa phương. Việc nuôi
cá lồng bè của người dân trên hồ Trị An thời
gian qua mang tính tự phát, chưa có quy hoạch
sắp xếp cụ thể, các hình thức ni thủy sản ở
đây còn nhiều bất cập. Hiện nay, mật độ và vị trí
đặt lồng, bè cũng mang tính tự phát nên đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến một số hộ nuôi do cá
chết hàng loạt khơng kiểm sốt kịp, ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên, ô nhiễm môi
trường nước; và vi phạm quy chế quản lý hồ Trị
An, gây khó khăn trong cơng tác quản lý của

chính quyền địa phương (Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn Hóa Đồng Nai, 2019).
Bên cạnh đó, việc ni thủy sản lồng bè của
các hộ dân được xếp dọc theo bên tuyến sông
(chủ yếu là sông La Ngà) với mật độ rất dày
(Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai,
2019). Vào mùa khô, lịng sơng này bị thu hẹp
lại có những chỗ chỉ còn khoảng 50 m (chỗ hẹp
nhất) đã gây cản trở rất nhiều cho các phương
tiện giao thông thủy nội địa, đặc biệt gây cản
trở cho các phương tiện đi lại của chính quyền
địa phương, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn
hóa Đồng Nai và các phương tiện của dịch vụ
du lịch (Nguyễn Nguyễn Du và ctv., 2019). Do
đó, đề xuất phương án sắp xếp vùng nuôi cá

lồng bè trên hồ Trị An này là rất cần thiết nhằm
phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên cơ sở khai
thác, tận dụng tiềm năng và sử dụng hiệu quả
mặt nước hồ thủy điện Trị An nhằm tạo sinh

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
* Email:

1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

57


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

kế và tăng thu nhập cho người dân, góp phần
phát triển du lịch và đáp ứng đa mục tiêu trong
việc sử dụng hồ chứa. Phương án sắp xếp vùng
nuôi này là một trong những mục tiêu chính của
Đề án đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt
theo Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày
20/5/2019; và là công việc cần thiết và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay, qua đó xác định được
phạm vi và khả năng nuôi trồng thủy sản lồng
bè trên hồ Trị An.

được phân tích tại Trung tâm dịch vụ phân tích
thí nghiệm Tp. Hồ Chí Minh.


II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

Phân tích đánh giá tổng hợp trên phương
diện tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Tổng hợp
các tài liệu thứ cấp, cơ sở pháp lý liên quan từ
cấp Trung ương đến cấp địa phương, các đánh
giá về điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường,
hiện trạng nuôi cá lồng bè và các công nghệ
mới, phương pháp GIS, và các dự báo các điều
kiện phát triển để phân tích tính tốn khả năng
đặt bè, vị trí đặt bè, đánh giá lồi cá, đối tượng
và hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng bè trên hồ. Việc
đề xuất phương án sắp xếp số lượng lồng bè, thể
tích kích cỡ thì căn cứ quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản tỉnh Đồng Nai (QĐ 3476/QĐUBND, ngày 27/11/2012) và các quy định của
ngành nơng nghiệp có liên quan như Thông tư
16/2015/TT-BNNPTNT, Nghị định số 26/2019/
NĐ-CP.

2.1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài cá đã và đang
được nuôi trong lồng bè, các hộ dân liên quan và
toàn bộ sinh cảnh thuộc khu vực hồ Trị An.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thu mẫu môi
trường được thực hiện trong vùng quy hoạch
phân khu chức năng dịch vụ hành chánh của hồ
Trị An (Nguyễn Nguyễn Du và ctv., 2019; Quyết

định số 3188/QĐ-UBT, ngày 10/10/2019).
Trong khi khảo sát đánh giá hiện trạng nuôi cá
lồng bè được thực hiện tại tất cả các vùng nuôi
hiện nay trên hồ Trị An. Thời gian nghiên cứu
tiến hành từ 5-30/7/2019.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thu
mẫu để đánh giá các chỉ tiêu liên quan về cơ sở
thức ăn tự nhiên, chất lượng nước và trầm tích
tại 10 điểm đại diện đặc trưng cho từng vùng của
hồ Trị An. Thu mẫu phiêu sinh động, thực vật
nổi được thu bằng lưới hình chóp chun dụng,
mẫu động vật đáy được thu bằng gàu Perteson,
tất cả các mẫu đều được thu định tính và định
lượng. Sử dụng các tài liệu chuyên ngành để
phân tích thủy sinh vật phù du như: Dương Đức
Tiến, Võ Hành (1997); Đặng Ngọc Thanh và
Hồ Thanh Hải (2001); Nguyễn Xuân Quýnh
(2001); Nguyễn Văn Tuyên (2003); Nguyễn
Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009). Đồng
thời cũng thu mẫu nước và trầm tích bằng các
dụng cụ chuyên dụng để đánh giá các chỉ tiêu
như: nhiệt độ, độ dẫn điện, TDS, pH, DO, Pb,
As, Zn, Ni, Cr, phenol, xyanua. Các mẫu trên
58

Thu thập số liệu thứ cấp liên quan từ Sở ban
ngành và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó,
tiến hành thu thập số liệu thứ cấp bằng phỏng
vấn trực tiếp 200 nông hộ đang nuôi cá lồng bè;
lựa chọn hộ để phỏng vấn theo phương pháp

ngẫu nhiên phân tầng từ danh sách tất cả các hộ
nuôi cá và sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn để
thu thập số liệu.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm GIS, Mapinfor và MS Excel
được sử dụng để thiết kế, lưu trữ, phân tích dữ
liệu và viết báo cáo tổng hợp. Sử dụng phương
pháp phân tích thống kê mơ tả (số trung bình, độ
lêch chuẩn, tần suất xuất hiện…) để phân tích
các chỉ số từ điều tra khảo sát và đưa ra các nhận
định đánh giá.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội (KTXH) liên quan đến phát triển nuôi
cá lồng bè
3.1.1. Điều kiện tự nhiên liên quan đến
phát triển nuôi cá lồng bè
a) Đặc điểm thủy văn hồ Trị An
Diện tích hồ Trị An lớn nhất ở cao trình
cote 62 vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

hàng năm là 32.519 ha với thể tích 2,8 tỷ m2.
Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình cote
50 vào thời điểm 30 tháng 6 là khoảng 6.300 ha

với thể tích là 218 triệu m3 nước, mức nước sâu
trung bình 8,5m, chiều dài khoảng 44 km, chiều
rộng 10 km và diện tích lưu vực xấp xỉ 14.800
km2 (Nguyễn Nguyễn Du và ctv., 2019). Diện
tích mặt nước trong hồ biến động qua các tháng
trong năm do lượng nước được cung cấp từ các
sông ở đầu nguồn và do sự điều tiết nước của
Nhà máy thủy điện Trị An.
b) Đặc điểm cơ sở thức ăn tự nhiên
Kết quả thu mẫu và phân tích (tháng 7/2019)
về cơ sở thức ăn tự nhiên của hồ Trị An được thể
hiện như sau:
Thực vật nổi: có 119 lồi thuộc 6 ngành tảo,
tập trung chủ yếu vào ngành tảo lam (43 loài
chiếm 36,1%), kế đến là ngành tảo lục (38 loài
chiếm 32%), tảo silic (22 loài chiếm 18,5%),
các ngành tảo cịn lại chiếm từ 1- 6% tổng số
lồi. Mật độ tế bào thực vật nổi phân bố không
đồng đều dao động từ 574 - 2.658.497 tế bào/lít.
Khơng thấy xuất hiện các loài tảo độc trong các
mẫu thu được.
Động vật nổi: có 47 lồi thuộc 6 nhóm lồi.
Chiếm ưu thế nhất là nhóm Rotifera (Trùng bánh
xe) có 19 lồi chiếm 40,4%, nhóm Cladocera
(Giáp xác râu ngành) có 10 lồi chiếm 21,3%,
nhóm Copepoda (Giáp xác chân chèo) có 9
lồi chiếm 19,2%, Larva (Ấu trùng) có 5 lồi,
Protozoa (Động vật ngun sinh) có 3 lồi và
nhóm Ostracoda (Giáp xác có vỏ) 1 loài. Mật
độ cá thể dao động từ 600 cá thể/m3 đến 46.000

cá thể/m3, trung bình 12.505 cá thể/m3. Trong đó
tổng mật độ cá thể nhóm Cladocera nhiều nhất,
kế tiếp là Copepoda và Rotifera, các nhóm khác
với mật độ thấp khơng đáng kể. Đây là nguồn
thức ăn tốt và phong phú cho ni trồng thủy sản.
Động vật đáy: Có 11 lồi thuộc 5 lớp, 3
ngành, bao gồm ngành thân mềm (Mollusca),

ngành giun đốt (Annelida) và ngành chân
khớp (Arthropoda). Trong đó, ngành thân mềm
có số lồi cao nhất với 7 lồi, ngành chân khớp
với 2 loài và ngành giun đốt với 2 loài. Mật độ
phân bố dao động từ 20-500 cá thể/m2, sinh khối
dao động từ 0,02-383,82 g/m2.
c) Đặc điểm chất lượng nước và trầm tích
Kết quả khảo sát và đo đạc các chỉ tiêu
chất lượng nước tại các điểm trên hồ Trị An cho
thấy những chỉ tiêu chất lượng nước như pH,
nhiệt độ (oC), độ dẫn điện (uS/cm), hàm lượng
oxy hòa tan DO (mg/L), tổng chất rắn hòa tan
trong nước TDS (mg/L) nằm trong giới hạn cho
phép theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT. Nhìn
chung, chất lượng nước trong thời điểm đo đạc
phù hợp cho việc ni thủy sản. Bên cạnh đó,
các chỉ tiêu trầm tích đất tại các điểm thu mẫu
trong hồ Trị An căn cứ theo QCVN 43:2017/
BTNMT cho thấy những chỉ tiêu xyanua (CN)
vượt quá giới hạn cho phép (<0,1 mg/kg) ở các
điểm thu mẫu số 3, 9 và 10; hàm lượng asen
(As) đều vượt quá giới hạn cho phép (<17 mg/

kg) ở tất cả các điểm khảo sát, và vượt từ 1,023,96 lần ngưỡng cho phép (Bảng 1). Tất cả các
mẫu đất và mẫu trầm tích được lấy tại khu vực
này có thể liên quan đến ơ nhiễm dioxin trước
đây. Theo tổng hợp đánh giá từ kết quả quan trắc
mẫu nước tại các khu vực hồ Trị An trong giai
đoạn 2016-2018 của Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường Đồng Nai cũng đã cho
thấy: i) chất lượng nước: hàm lượng tổng chất
rắn lơ lững (TSS), tiêu hao oxy hóa học (COD),
Nitrit (N-NO2-) và sắt (Fe) là những yếu tố có
giá trị vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN
08-MT: 2015/BTNMT; và ii) trầm tích: hàm
lượng xyanua và asen ln vượt quá giới hạn
cho phép theo QCVN 43:2017/BTNMT. Chất
lượng nước và trầm tích tại các vùng ni phù
hợp với việc cá lồng bè. Tuy nhiên, cần quan
tâm và chú trọng hơn vào thời điểm nước thấp
nhất và giao mùa (mùa khô chuyển sang mùa
mưa) đặc biệt là khu vực ở đoạn sơng La Ngà.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

59


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 1. Các chỉ tiêu chất lượng nước tại các điểm trong hồ (tháng 7/2019)
Địa điểm thu mẫu nước


Chỉ tiêu
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

pH

7,16

7,14

7,09

7,15


7,11

7,27

7,21

7,26

7,10

7,07

Nhiệt độ (oC)

29,70

30,10 30,20

30,20

30,50 29,40

29,40 31,00

31,00

30,90

Độ dẫn (uS/cm)


70,10

71,10 44,40

55,10

53,20 56,20

56,90 53,30

55,50

53,70

DO (mg/L)

6,88

6,50

7,00

6,70

7,07

6,31

7,69


5,63

6,36

TDS (mg/L)

14,85

15,05 15,10

15,10

15,25 14,70

14,70 15,50

15,50

15,45

CN (mg/kg)




0,2


0,21

KPH

KPH

KPH

6,86

Phenol (mg/kg)

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

Cr (mg/kg)

24,31

27,97 25,24

37,55


32,44 34,28

21,56 18,73

20,15

19,77

Ni (mg/kg)

15,48

22,67 20,66

25,55

26,21 23,19

17,80 12,68

11,34

14,27

Zn (mg/kg)

14,59

23,18 24,11


15,25

16,32 14,29

8,41

9,08

9,01

8,59

As (mg/kg)

56,24

67,34 60,35

47,88

49,22 37,88

22,46 18,14

17,35

18,01

Pb (mg/kg)


4,41

4,24

7,33

6,33

2,50

3,66

3,13

4,11

KPH

3,15

KPH

4,10

Ghi chú: KPH: không phát hiện; MQL: nhỏ hơn giá trị định lượng

Tóm lại, điều kiện tự nhiên khu vực lòng hồ
Trị An khá thuận lợi cho việc ni thủy sản lồng
bè. Hồ Trị An có nguồn nước dồi dào được cung

cấp bởi 2 nhánh sông chính là sơng La Ngà và
sơng Đồng Nai và được điều tiết nước thông qua
sự vận hành các tổ máy của Nhà máy thủy điện
Trị An luôn đảm bảo mức nước trong hồ đạt tối
thiểu 6.300 ha. Cơ sở thức ăn tự nhiên của hồ
rất phong phú và đa dạng, là nguồn thức ăn bổ
sung trực tiếp cho các loài cá ni. Chất lượng
nước trong hồ có số liệu nằm trong giới hạn
cho phép theo quy định QCVN 08-MT: 2015/
BTNMT, phù hợp cho việc nuôi thủy sản. Tuy
nhiên, lượng trầm tích có hàm lượng xyanua và
asen có một số điểm đã vượt quá giới hạn cho
phép của QCVN 43:2017/BTNMT.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội liên quan
đến phát triển nuôi cá lồng bè
Về hoạt động sản xuất: Nguồn cung cấp
60

nước chính cho hồ Trị An là sơng Đồng Nai và
sơng La Ngà, ngồi ra hồ cịn tiếp nhận nước
thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
trồng lúa vùng bán ngập trong mùa khô, khu
vực nuôi lồng bè, các hộ dân nuôi gia súc, gia
cầm và nước thải sinh hoạt,… ở khu vực xung
quanh hồ.
Về điều kiện dân số: Một điều đáng quan
tâm hiện nay, dân số sống tập trung trong vùng
hồ chưa có đăng ký hộ khẩu thường trú rất đông,
đây là lượng dân cư là Việt kiều Camphuchia đổ
về sinh sống, họ không đất đai, nhân khẩu trong

mỗi hộ từ 4-5 người, họ sống mưu sinh trên hồ
thông qua việc khai thác thủy sản và sử dụng
nguồn lợi thủy sản khai thác được để ni các
lồi cá lồng bè. Đây là một trong những nguyên
nhân gây khó khăn trong việc quản lý, sắp xếp
các hộ dân trong việc ni cá lồng bè trên hồ
thời gian qua.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Về hạ tầng giao thơng nơng thơn: Các tuyến
đường xã có chức năng nối kết các khu dân cư
và vùng sản xuất nông nghiệp ra đường huyện,
đường tỉnh và quốc lộ phục vụ cho việc vận
chuyển, đi lại sinh hoạt hàng ngày của người
dân địa phương đã được xây dựng và nâng cấp
trong thời gian qua (có trục chính mặt đường
3,5-5,5 m, lề đường mỗi bên rộng 1-1,5 m, nền
đường 6,5-7,5 m, phần đất bảo trì mỗi bên rộng
1 m, hành lang an toàn mỗi bên 4-9 m, lộ giới
19-29 m). Kết cấu mặt đường láng nhựa, bê
tông xi măng, chất lượng tốt đảm bảo đi lại và
vận chuyển. Do vậy, việc tiếp cận đi lại của các
hộ dân lên xuống các lồng bè nuôi cá, bến cá, cơ
sở dịch vụ hậu cần nghề cá (cơ sở kinh doanh
thức ăn, vật tư và thú y thủ sản) tương đối thuận
lợi. Nếu được mở rộng nâng cấp nhựa hóa tồn

bộ sẽ là tạo điều kiện tốt cho việc tiếp cận và
thông thương với các vị trí ni lồng bè.
Tóm lại, điều kiện kinh tế xã hội đã tác
động tương đối lớn đến việc nuôi thủy sản lồng
bè trên hồ Trị An. Về mặt tích cực, địa phương
đã đáp ứng tương đối đầy đủ các điều kiện điện,
đường, trường, trạm. Tuy nhiên, việc phát triển
kinh tế của tỉnh Đồng Nai đã đầu tư nhiều nhà
máy, xí nghiệp cơng nghiệp gần khu vực gây

nên những tác động bất lợi cho việc nuôi cá lồng
bè đặc biệt vào thời điểm giao mùa nước kiệt và
đầu mùa mưa.
3.2. Hiện trạng nuôi cá lồng bè trên hồ
Trị An
3.2.1. Hiện trạng tồn khu vực ni cá
lồng bè trên hồ Trị An
Theo số liệu thống kê năm tháng 5/2019 của
Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
(2019), tại hai huyện Định Quán và Vĩnh Cửu
có 464 hộ hiện đang tham gia nuôi cá lồng bè
trên hồ Trị An, với 537 bè và 2.835 lồng (Bảng
4), có tổng thể tích lồng nuôi 607.816,4 m3 trên
40.152.400 con giống các loại được thả ni.
Hiện nay, có 17 lồi cá đang được ni tại 8
vùng nuôi thuộc địa bàn 6 xã và 1 thị trấn, trong
đó có 4 lồi cá như cá lăng, cá lóc đồng, cá điêu
hồng và cá nàng hai hay còn được người dân địa
phương gọi là cá còm/thát lát cịm được ni ở
hầu hết ở các xã và thị trấn. Những lồi cá khác

cịn lại phân bố khơng rộng rãi chỉ tập trung ở
một vài xã nhất định như cá mè, cá leo, cá trê,
cá tra chỉ thả nuôi ở huyện Định Quán, trong
khi cá trắm cỏ, cá rô phi, cá chạch lấu, cá chình,
cá koi, cá trơi chỉ thấy nuôi ở một số xã thuộc
huyện Vĩnh Cửu.

Bảng 2. Kết quả hiện trạng kỹ thuật nuôi cá lồng bè (Khảo sát 200 hộ nuôi)
Thời gian
nuôi (tháng)

Mật độ
(con/m3)

Hệ số
FCR

TLS
(%)

Cá lăng

17 ± 5,38

39,56 ± 67,99

4,08 ± 0,91

42 ± 3


25,17 ±

Cá chép

5 ± 2,96

55,83 ± 31,65

2,21 ± 0,12

74 ± 49

33,91

Cá điêu hồng

4 ± 2,96

110,1 ± 151,22

2,88 ± 1,02

24 ± 18

39,73 ± 0

Cá lóc bơng

6 ± 3,63


150,99 ± 167,14

2,91 ± 0,56

93 ± 9

22,7 ± 31,45

Cá lóc đồng

5 ± 3,66

125,51 ± 129,94

3,46 ± 0,83

39 ± 29

81,79 ± 69,79

Cá mè

6 ± 3,5

5,96 ± 9,47

3,98 ± 0,85

32 ± 17


29,00 ± 22,63

Cá nàng hai

8 ± 4,5

57,416 ± 67,4

5,95 ± 5,48

54 ± 56

4,52 ± 5,13

11 ± 2,12

24,18 ± 32,10

3,33 ± 0,58

47 ± 38

37,40 ± 49,74

Lồi cá
ni

Cá trắm cỏ

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


Năng suất
(kg/m3)

61


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.2.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá lồng bè
trên hồ Trị An
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các lồi
cá được ni có mật độ thả khá cao, cụ thể cá
điêu hồng (110,10 con/m3), cá lăng (39,56 con/
m3 ), và cá nàng hai (57,416±67,4 con/m3). Hệ
số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho từng đối tượng
rất cao và dao động từ 2-6, do sử dụng thức ăn
tự chế biến làm chính. Tỷ lệ sống (TLS) của các
lồi cá ni rất thấp, những lồi cá ni có tỷ
lệ sống trên 50% chỉ chiếm 37,5% số hộ khảo
sát. Bên cạnh đó, năng suất ni của các lồi cá
cũng rất thấp, với năng suất trung bình của tất
cả các lồi thì khoảng 31,07 kg/m3/vụ (Bảng 2).
Nhìn chung, các chỉ tiêu kỹ thuật ni đều cịn

chưa hiệu quả so với loại hình ni thủy sản
hồ chứa như ở Quảng Nam (Trung tâm Khuyến
Nông tỉnh Quảng Nam, 2015).
Về chi phí sản xuất, kết quả điều tra cho
thấy cá lóc bơng có chi phí cao nhất và thấp nhất

là cá mè. Với 4 đối tượng ni chính có giá trị
kinh tế (cá lăng, cá điêu hồng, cá lóc và cá nàng
hai/cịm) có số lượng lồng bè chiếm tỷ trọng
lớn, thì chi phí đầu tư chính cho ni cá vẫn
là chi phí thức ăn, tiếp đến là chi phí mua con
giống và chi phí tu sửa lồng bè. Về lợi nhuận,
thì cá trắm cỏ có lợi nhuận cao nhất, và thấp
nhất là cá mè. Trong bốn đối tượng chính thì cá
lăng cho lợi nhuận cao nhất, tiếp đến là cá nàng
hai/cịm, cá lóc đồng và cá điêu hồng (Bảng 3).

Bảng 3. Chi phí và cơ cấu chi phí cho các lồi cá khác nhau
Cơ cấu chi phí (%/tổng chi phí)
Chi
khác

Tổng thu
(triệu
đồng/m3)

Lợi nhuận
(triệu
đồng/m3)

44

10

2,24±3,18


1,70±3,07

11

42

6

2,04±2,20

1,25±1,70

1

23

61

1

0,81±1,19

0,61±0,98

22

0

14


32

32

3,82±3,07

1,45±1,32

0,53±0,52

30

0

21

37

12

1,44±1,14

1,11±1,02

Cá mè

0,04±0,04

33


0

25

22

21

0,06±0,06

0,02±0,04

Cá nàng hai

0,84±1,16

17

2

18

48

14

2,02±3,01

1,40±2,68


Cá trắm cỏ

0,33±0,36

16

34

10

37

13

1,77±2,98

2,26±3,13

Chi phí
(triệu
đồng/m3)

Sửa
chữa

Thuê


Con
giống


Thức
ăn

Cá lăng

0,69±1,05

24

0

22

Cá chép

0,79±1,14

39

2

Cá điêu hồng

1,24±3,39

15

Cá lóc bơng


2,37±2,44

Cá lóc đồng

Lồi cá

3.3. Đề xuất phương án sắp xếp vùng
nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An
3.3.1. Đề xuất vùng dự kiến sắp xếp, quản
lý vùng nuôi cá lồng bè
Quan điểm phát triển nuôi thủy sản trên hồ
Trị An là phải phù hợp với chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch
tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020, và các quy định về phát triển nuôi cá
lồng bè theo Luật Thủy sản; đồng thời ni thủy
sản phải đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và

62

hài hịa lợi ích với các ngành kinh tế khác. Căn
cứ vào quy hoạch phân khu chức năng dịch vụ
hành chánh của hồ Trị An (Nguyễn Nguyễn Du
và ctv., 2019; Quyết định số 3188/QĐ-UBT
Đồng Nai, ngày 10/10/2019) và số liệu bản đồ
GIS tại mức nước thấp nhất của hồ Trị An, vùng
dự kiến đề xuất sắp xếp để ni cá lồng bè trên
hồ Trị An được trình bày trong Bảng 4 và Bản
đồ 1. Vùng đề xuất có tổng chiều dài của bờ

sông, hồ ở mức nước thấp nhất là 34.186 m, và
được chia thành 8 vùng nuôi, với chiều rộng dao
động 40-1.200 m

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Các thơng số chính của phương án đề xuất sắp xếp vùng nuôi cá bè trên hồ
Trị An tại mức nước thấp nhất
Mức nước thấp nhất

Hiện trạng

Phương án sắp xếp

Số
lượng
lồng

Số cụm
bè khi
xếp song
song

Số bè
dư so
với
hiện

trạng

Khu vực
nuôi cá

Chiều
dài bờ
(m)

Khoảng
cách chiều
rộng (m)

Số
lượng


1. KV TT. Vĩnh An

2.610

660-770

37

132

48

11


96

-36

2. KV TT. Mã Đà

2.930

40-400

50

400

52

2

104

-296

3. KV Suối Tượng

1.640

50-210

47


53

32

-15

64

11

900

1.200

8

13

16

8

32

19

5. KV Sa Mách

1.550


40-130

14

6

28

14

56

50

6. Đoạn sông Đồng Nai

3.800

50-120

38

80

68

30

136


56

7. Đoạn sông La Ngà

4.256

80-100

341

2.151

78

-263

8. KV Hồ

16.500

170-170

2

0

296

294


TỔNG CỘNG

34.186

40-1.200

537

2.835

618

81

4. KV Phú Lý

Số lồng Số lồng
sắp xếp dư so
kèm
với
theo bè
hiện
trạng

156 -1.995
592

592


1.236 -1.599

Bản đồ 1. Bản đồ sắp xếp vùng nuôi thủy sản lồng bè trên hồ Trị An
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

63


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

3.3.2. Tính tốn các chỉ số cho phương án
đề xuất quản lý, sắp xếp vùng ni cá lồng bè

7) Đảm bảo an tồn trong vận hành đập
thủy điện: cách chân đập ít nhất là 1,5 km.

Theo rà sốt, tính tốn so sánh số liệu hiện
trạng (số lồng, số bè) so với quy hoạch tổng thể
phát triển thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
(Lê Đức Liêm và ctv., 2012) và so với quy định
trong QCVN 02-22:2015/BNNPTNT thì mật
độ lồng bè cần phải giảm tổng thể tích lồng bè.
Đồng thời, hiện nay chỉ có khu vực đoạn sông
La Ngà (4,25 km) và đoạn sông Đồng Nai (3,80
km) là có thể quy vào khu vực nước chảy, trong
khi 6 khu vực ni cịn lại là khu vực nước tĩnh
trong thời gian mức nước hồ thấp nhất. Do vậy,
chúng tôi đề xuất phương án sắp xếp mật độ
lồng bè thành từng cụm lồng bè (mỗi cụm sẽ có
2 bè và 4 lồng), và tổng mật độ bè và lồng chiếm

0,121% diện tích mặt nước hồ lúc mực nước
thấp nhất là phù hợp. Việc sắp xếp mật độ lồng
bè như đề xuất nhằm tránh xáo trộn nhiều cuộc
sống của người dân (do đa số các hộ sống và
sinh hoạt trên bè), vừa có thể đáp ứng tuân thủ
theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT, giảm tổng
thể tích lồng bè hiện nay do mật độ quá dày so
với Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020 (QĐ 3476/QĐ-UBND,
ngày 27/11/2012), và cũng đảm bảo triển khai
và thực hành các chính sách hỗ trợ các gia đình
diện chính sách và neo đơn tại địa phương.
Phương án đề xuất có một số đặc điểm chính:

Nếu thực hiện theo phương án đề xuất thì
số lượng bè hiện nay vẫn duy trì và có thể tăng
thêm 81 bè, tuy nhiên với quan điểm là không
tăng thêm bè mà cần đầu tư nâng cấp bè để
đáp ứng yêu cẩu cơ sở đủ điều kiện nuôi lồng
bè theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (Bảng
4). Với phương án đề xuất, thì số lồng dơi dư
khơng được tiếp tục nuôi cá 1.599 lồng. Với
phương án đề xuất, các khu vực nuôi đều phải
thực hiện việc sắp xếp lại lồng bè để đảm bảo
tuân thủ QCVN 02-22:2015/BNNPTNT. Khu
vực ni cá bè thuộc đoạn sơng La Ngà là nơi
có số lượng bè và lồng dôi dư nhiều thuộc diện
phải giải toả bớt một phần và di dời về khu vực
hồ (nơi có tiềm năng và khả năng phát triển
ni lồng bè).


1) Đảm bảo khoảng cách giữa hai cụm bè
sắp nối đuôi nhau là 200 m.
2) Khoảng cách giữa hai cụm bè xếp song
song hoặc xếp so le là 10 m.
3) Mỗi cụm bè có 2 bè và 4 lồng nuôi
cá; chiều dài 1 cụm là 25,64 m và diện tích là
247,58 m2/cụm.
4) Đảm bảo lộ giới giao thơng thủy: chừa
đường giao thông thủy tối thiểu là 50 m.
5) Đảm bảo lộ giới đường bộ, thủy: cách
cầu ít nhất là 150 m; cách bến phà, cầu phao ít
nhất là 150 m ra mỗi phía; và cách kè bảo vệ
đường bộ 20 m.
6) Tổng diện tích lồng bè chiếm 0,121%
diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.

64

3.3.3. Bố trí sắp xếp vị trí đặt cụm bè trong
phương án đề xuất
Hiện nay, kết cấu bè và lồng từ kiểm kê và
điều tra thực tế có các thơng số trung bình như
sau: bè (8,0 x 4,4 x 2,3 m), lồng (8,8 x 5,0 x 3,3
m). Về lâu dài, thì kết cấu thiết kế bè và lồng
phải bắt buộc tuân thủ Nghị định số 26/2019/
NĐ-CP, và quy định trong QCVN 02-22:2015/
BNNPTNT. Tuy nhiên, trước mắt vẫn tiếp tục
duy trì như hiện trạng về kết cấu lồng bè để
giảm bớt đầu tư mới cho người dân, nhưng phải

yêu cầu họ sửa chữa để sử dụng; và sẽ phải đầu
tư mới khi hết khấu hao lồng bè theo 02 quy
định nêu trên.
Việc chọn vị trí đặt cụm bè cần phải xem
xét và lựa chọn cho phù hợp, và cần chú ý lựa
chọn vị trí như sau:
- Tránh nơi tiếp nhận nước thải của các
cơ sở sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi, dịch vụ.
- Không được đặt tại cống xả của Cơng ty
cổ phần Mía đường La Ngà, Công ty TNHH AB
Mauri Việt Nam.
- Đảm bảo lộ giới, hành lang an toàn theo
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010
về việc: Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, và Nghị định số 64/2016/

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

NĐ-CP ngày 01/7/2016 về việc: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của NĐ 11/210/NĐ-CP ngày
24/2/2010.
- Đảm bảo lộ giới giao thông thủy theo
Thông tư 46/2016/TT-BGTVT, ngày 29/12/2016
của Bộ GTVT về việc: Quy định cấp kỹ thuật
đường thủy nội.
- Tuân thủ theo quy định về vị trí đặt lồng
bè trong QCVN 02-22:2015/BNNPTNT.

- Đảm bảo an toàn trong vận hành đập
thủy điện: cách chân đập ít nhất là 1,5 km.

- Tránh vị trí lấy mẫu đánh giá sự bồi lắng
lịng hồ Trị An của Cơng ty Thủy Điện Trị An.
Bố trí sắp xếp đặt bè của phương án đề xuất
theo 2 dạng như mô tả trong Hình 1. Đồng thời,
cắm mốc theo các tọa độ vị trí cho từng vùng
ni lựa chọn; và đề xuất sử dụng các phao nổi
để cắm mốc tạo luồng cho đường thủy, tạo chỉ
giới hành lang an toàn cho đường thủy, cơng
trình thủy điện và cơng trình thủy lợi khi sắp
xếp lồng bè ở từng vùng ni.

Hình 1. Bố trí sắp xếp các cụm bè theo phương án đề xuất.
[Hình (a) Sắp xếp so le cùng 1 bên bờ sông/hồ; và Hình (b) Sắp xếp song song 2 bên bờ sơng]
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

65


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.4. Đề xuất các dự án ưu tiên để thực
hiện phương án sắp xếp
Để thực hiện phương án đề xuất và đạt
được mục tiêu đề ra thì cần tập trung đầu tư cho
một số dự án ưu tiên như trình bày trong Bảng
5. Khái toán nhu cầu vốn thực hiện các dự án ưu
tiên là 22,65 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách

nhà nước đề nghị cấp là 18,09 tỷ đồng (chủ yếu
chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sắp xếp, di

dời và giải tỏa; hỗ trợ một phần để làm các mơ
hình; và hỗ trợ cơng tác nghiên cứu phục vụ các
mơ hình), nguồn đối ứng của người dân là 4,55
tỷ đồng (chủ yếu là chi phí thực hiện mơ hình
tại hộ dân để ni cá lồng bè; do khơng thu hồi
sản phẩm (cá ni) vì vậy khi thực hiện các mơ
hình có tính chất cải tiến cần tác động kỹ thuật
thì người dân cũng phải bỏ đối ứng).

Bảng 5. Khái toán nhu cầu vốn thực hiện các dự án ưu tiên cho phương
án đề xuất
Dự án
1

Tên nhiệm vụ
Dự án Sắp xếp lại vùng nuôi bè, di dời và giải tỏa số bè và

Tổng kinh phí
(1.000 đ)
2.492.400

lồng ni cá dôi dư trên hồ Trị An
2

Dự án Thiết lập hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường

1.110.000


nước tự động tại vùng nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An
3

Dự án Xây dựng và triển khai dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho

7.990.000

Khu vực Hồ trên hồ Trị An
4

Dự án Xây dựng và triển khai các mơ hình ni cá bè cải

3.490.000

thiện năng suất và hiệu quả sản xuất tại vùng nuôi cá lồng bè
trên hồ Trị An
5

Dự án Xây dựng mơ hình và áp dụng vùng ni theo

4.490.000

VietGAP tại vùng nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An
6

Dự án Xây dựng mơ hình ni lồng bè theo THT và HTX

1.500.000


gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại vùng nuôi cá lồng bè
trên hồ Trị An
7

Dự án Bồi dưỡng, đào tạo tăng cường nguồn nhân lực cho

580.000

cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật phục vụ cho ni cá
8

Dự án Thí điểm bảo hiểm cho ni cá lồng bè tại vùng nuôi

1.000.000

cá lồng bè trên hồ Trị An
Tổng cộng

66

22.652.400

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.5. Các giải pháp thực hiện phương án
sắp xếp vùng nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An
3.5.1. Giải pháp về chính sách

Xây dựng cơ chế và chính sách hỗ trợ cho
cơng tác sắp xếp, di dời và giải tỏa lồng bè dôi
dư khi thực hiện đề án. Có chủ trương hỗ trợ
việc thực hiện nghiên cứu thí điểm bảo hiểm
cho ni cá lồng bè, và qua đó sẽ đề xuất chính
sách bảo hiểm nuôi trồng thủy sản cho các đối
tượng liên quan đến nuôi lồng bè trên hồ Trị An.
Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở di
dời về vùng nuôi cá bè mới, nhất là giao thông
và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
3.5.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và
công tác khuyến nông
Thực hiện các lớp học hiện trường áp dụng
phương pháp FFS (Fish Farm School) cho vùng
nuôi. Phương pháp FFS đã được áp dụng khá
hiệu quả ở nhiều địa phương và trên nhiều loại
đối tượng nuôi thủy sản so với phương pháp tập
huấn truyền thống. Triển khai thử nghiệm các
mơ hình ni cá bè theo tiêu chuẩn ni trồng
thủy sản có chứng nhận như quy phạm thực
hành ni tốt VietGAP, hoặc tiêu chuẩn khác
có liên quan để nâng cao chất lượng và giá trị
của sản phẩm; hạn chế rủi ro do môi trường và
thời tiết để tiến tới duy trì vùng ni cá bè hồ
Trị An ổn định và hiệu quả. Giới thiệu và hướng
dẫn để hộ nuôi áp dụng một số phương pháp
tăng cường hàm lượng oxy và dịng chảy cho
lồng bè ni cá như: ứng dụng hệ thống sục khí
tăng cường oxy (hệ thống đĩa thổi khí, sục khí

bằng cơng nghệ bọt khí siêu nhỏ Micro-nano
Bubble Oxygen), ứng dụng máy airlift pump
để tạo dịng chảy và cung cấp oxy. Trong quản
lý chăm sóc lồng bè nuôi cá cần tuân thủ theo
quy định của Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT,
ngày 10/4/2019 của Bộ NN-PTNT về việc Ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện
nuôi thủy sản (QCVN 02-22: 2015/BNNPTNT)
về các yêu cầu: i) chuẩn bị lồng bè; ii) chọn
và thả giống; iii) thức ăn nuôi cá; iv) phòng trị
bệnh cá; v) thu hoạch cá; vi) xử lý rác thải; và
vii) ghi chép và lưu giữ hồ sơ.

3.5.3. Giải pháp về phát triển nguồn giống,
thức ăn và thuốc thú y thủy sản
Sử dụng thức ăn và lựa chọn cá giống thả
nuôi cần tuân thủ các quy định QCVN 02-22:
2015/BNNPTNT. Thực hiện tốt các văn bản
liên quan đến việc quản lý‎ và sử dụng thuốc,
hóa chất trong nuôi cá đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành.
3.5.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất và
quản lý
Rà soát đánh giá lại điều kiện cơ sở nuôi
cá lồng bè của tất cả các hộ nuôi theo quy định
trong Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và Thông tư
số 16/2015/TT-BNNPTNT. Qua đó, thực hiện
việc phân loại đánh giá và cấp giấy phép cơ sở
đủ điều kiện nuôi cá lồng bè, công việc này cần
được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Thực

hiện phát triển nuôi cá lồng bè phải tuân thủ
theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và QCVN
02-22:2015/BNNPTNT.
3.5.5. Giải pháp về vốn
Chính quyền địa phương cần xem xét bố
trí một gói tín dụng ưu đãi 3-5 năm cho các cơ
sở ni cá lồng bè thuộc diện sắp xếp lại và di
dời vay để phục vụ công tác xây dựng và di dời
đến nơi mới, ổn định cuộc sống và phát triển
sản xuất. Đây được xem là một bước đột phá về
chính sách giúp làm thay đổi nhận thức và hỗ
trợ cho đề án được triển khai thuận lợi.
3.5.6. Giải pháp về thị trường
Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính
sách hiện hành liên quan đến khuyến khích phát
triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giảm tổn thất
sau thu hoạch trong ni cá bè; khuyến khích
phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm theo hướng tập trung, quy mô
lớn gắn với áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng;
áp dụng chính sách phát triển vùng sản xuất gắn
với liên kết chuỗi.
3.5.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo môi
trường ở một số vùng nuôi cá bè tập trung (nhất
là khu vực đầu nguồn sông La Ngà) để kiểm tra
chất lượng mơi trường nước từ đầu nguồn đưa

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


67


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

vào các vùng ni cá bè. Ngồi ra, cần thiết lập
mạng lưới thu nhận thông tin từ các trung tâm
cảnh báo môi trường ở khu vực nhằm thông tin
kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục
và xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại xảy ra. Những
vùng nuôi áp dụng các hình thức sản xuất đảm
bảo an tồn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản, áp dụng
thực hành nuôi thuỷ sản tốt (VietGAP), thực
hành quản lý tốt, ni có trách nhiệm CoC để
hướng tới một ngành thủy sản “phát triển xanh”.
3.6. Tổ chức thực hiện
Quá trình thực hiện phương án sắp xếp, ổn
định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An cần có sự
phối hợp chặt chẽ và phân cơng rõ trách nhiệm
của các đơn vị, các sở, ban ngành và các huyện,
xã liên quan: (1) Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thơn: có trách nhiệm chính trong tổ chức
thực hiện phương án; (2) Các sở, ngành liên
quan: các đơn vị có liên quan trong phạm vi
chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn trong việc tổ chức thực
hiện phương án; (3) UBND các huyện Định
Quán, Vĩnh Cửu và UBND các xã có liên quan:
chủ động triển khai và cụ thể hóa phương án,

định hướng sắp xếp, di dời và giải tỏa các lồng
bè trên hồ Trị An theo phương án; và (4) Khu
Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai: phối
hợp với Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông
thôn, các sở ban ngành và UBND huyện, xã liên
quan trong việc triển khai thực hiện phương án.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tư
liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, điều kiện
KTXH, khảo sát hiện trạng môi trường, khảo
sát đánh giá hiện trạng nuôi cá lồng bè, rà soát
cơ sở pháp lý và các chiến lược phát triển của
ngành thủy sản và của địa phương đã xây dựng
được phương án sắp xếp vùng nuôi cá bè trên
hồ Trị An. Vùng đề xuất với tổng chiều dài của
bờ sông, hồ tại mực nước thấp nhất là 34.186
m, và được chia thành 8 vùng nuôi lồng bè, với
chiều rộng dao động 40 - 1.200 m. Phương án
đề xuất duy trì 537 bè và 1.236 lồng trên cơ sở
68

tuân thủ theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT và
đáp ứng yêu cầu cơ sở đủ điều kiện nuôi cá lồng
bè theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Theo đề
án thì số lượng lồng dơi dư khơng được tiếp tục
nuôi cá là 1.599 lồng. Với phương án đề xuất,
các khu vực nuôi đều phải thực hiện việc sắp
xếp lại lồng bè để đảm bảo tuân thủ QCVN 0222:2015/BNNPTNT.
4.2. Đề xuất

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Đồng Nai cần phối hợp với các
cơ quan/tổ chức nghiên cứu chuyên ngành thủy
sản, các Trường Đại học… để triển khai việc
ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất; xây dựng các mơ hình thực
nghiệm nuôi cá lồng bè, đào tạo cán bộ kỹ thuật
và tập huấn cho nông hộ.
Đề nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai
ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ nhằm
thúc đẩy phát triển nuôi, tiêu thụ sản phẩm cá
ni trên địa bàn tỉnh; hàng năm bố trí nguồn
lực để thực hiện các chính sách của trung ương
và tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019. Niên giám
thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2018. Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001. Giáp xác
nước ngọt, tập 5, Động vật chí Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt
Việt Nam phân loại bộ tảo lục (Chlorococcales),
Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
Khu Bảo tồn TN-VH Đồng Nai, 2019. Báo cáo Tình
hình quản lý các hộ dân ni cá bè hồ Trị An. Báo
cáo số 517/BC-KBTTNVHĐN, ngày 06/8/2019,
Đồng Nai.
Lê Đức Liêm, Võ Thị Xuân Chi, Trần Minh Lâm,
Nguyễn Văn Đoán, Nguyễn Văn Huy, Phan Thị

Thu, Nguyễn Thị Xuân An, 2012. Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020. Báo cáo tổng kết dự án, Phân
Viện Kinh tế - Quy hoạch Thủy sản phía Nam,
Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Nguyễn Du, Hùynh Hồng Huy, Đinh
Trang Điểm, Trần Thúy Vy, Nguyễn Hữu Phước,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Nguyễn Văn Hiệp , Hoàng Ngọc Diễm, Nguyễn
Văn Phụng, Trần Quang Thọ, Phan Thanh Lâm,
2019. Điều tra, đánh giá hiện trạng NLTS và xây
dựng quy hoạch phân khu chức năng sử dụng và
bảo vệ ĐDSH khu hệ cá vùng đất ngập nước hồ
Trị An. Báo cáo tổng kết dự án, Khu Bảo tồn TNVH Đồng Nai, Đồng Nai.
Nguyễn Văn Thường, Trương Quốc Phú, 2009,
Giáo trình Ngư loại 2 (Giáp xác và nhuyễn thể),
Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
Nguyễn Văn Tuyên, 2003, Đa dạng sinh học tảo
trong thủy vực nội địa Việt Nam - Triển vọng và
thử thách. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Xn Qnh, 2001. Định loại các nhóm
động vật không xương sống nước ngọt thường
gặp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2019.

Báo cáo xử lý nôi dung đơn kêu cứu khẩn cấp
của các hộ dân đang sinh sống nuôi cá tại làng
bè khu vực La Ngà. Báo cáo số 6129/STNMTCCBVMT, ngày 11/9/2019, Đồng Nai.
Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, 2015. Kỹ
thuật nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa. Tài
liệu kỹ thuật, TT.Khuyến nông tỉnh Quảng Nam,
Tam Kỳ.
Văn bản pháp luật tham khảo:
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của
Chính phủ về việc Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ.

Nghị định số 64/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của NĐ 11/210/NĐ-CP ngày 24/2/2010.
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về Quy định về quản lý an
tồn đập, hồ chứa nước.
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, ngày 08/3/2019 của
Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Thông tư 46/2016/TT-BGTVT, ngày 29/12/2016 của
Bộ GTVT về việc Quy định cấp kỹ thuật đường
thủy nội.
Quyết định số 3188/QĐ-UBT, ngày 10/10/2019 của
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc “Phê
duyệt dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn
lợi thủy sản và xây dựng quy hoạch phân khu
chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học
khu hệ cá vùng đất ngập nước hồ Trị An”.

Quyết định số 3476/QĐ-UBT, ngày 27/11/2012 của
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc “Phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy
sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và định
hướng đến năm 2020”.
QCVN 02-22:2015/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọtĐiều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường.
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 43:2017/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Chất lượng trầm tích.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

69


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

PROPOSAL PROJECT ON ARRANGEMENTS OF FISH CAGE
CULTURE AREA IN TRI AN RESERVOIR
Nguyen Nguyen Du 1* & Phan Thanh Lam1

ABSTRACT
Fish cage culture in Tri An reservoir is spontaneous currently and there is no master plan. The
proposal project for arranging fish cage culture in Tri An reservoir is the main objective of the
project approved by the People's Committee of Dong Nai province. The main approach to develop
the proposal project is interdisciplinary, interregional and community-based. In July 2019, samples
of water and sediment quality were collected at 10 locations representing in cage culture areas; at

the same time, 200 households were also surveyed on the current farming practices of fish cage
culture. The results show that the natural condition of the reservoir is quite favorable for fish cage
culture. Socio-economic conditions have had a relatively large impact on cage culture, because the
development of many factories and plants near the culture area could create adverse impacts for
fish cage farming at the time of season change. Current water quality indicators are still within the
allowed limits for cage culture, however, several parameters in sediment such as cyanide and arsenic
whose values exceed the permissible limits. Technical culture indicators of stocking density, type of
feed use, FCR, survival rate and fish yield are still ineffective. Based on the integrated assessment,
the proposed project area has a total length of river and reservoir side at the lowest water level of
34,186m, and is divided into 8 cage culture areas. The proposed project will maintain 537 cages and
1,236 happa net-cages; and the number of happa net-cages that are not allowed to continue raising
fish is 1,599. All fish cage farming areas must rearrange to be compliance with QCVN 02-22:2015/
BNNPTNT and to meet full requirements of fish cage culture in Decree 26/2019/ND-CP.
Keywords: Tri An reservoir, proposal project, cage culture, arrangement.
Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Tùng

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Ngày nhận bài: 18/10/2019

Ngày nhận bài: 18/10/2019

Ngày thông qua phản biện: 12/11/2019

Ngày thông qua phản biện: 15/11/2019

Ngày duyệt đăng: 25/12/2019

Ngày duyệt đăng: 25/12/2019


Research Institute for Aquaculture No.2
* Email:

1

70

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019



×