Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sử dụng tảo Isochrysis galbana cô đặc làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Meretrix lyrata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.5 KB, 9 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

SỬ DỤNG TẢO Isochrysis galbana CÔ ĐẶC
LÀM THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG NGHÊU Meretrix lyrata
Đặng Tố Vân Cầm1*, Võ Minh Sơn2
TĨM TẮT
Tảo cơ đặc Isochrysis galbana ở dạng nhão và lỏng đậm đặc được nghiên cứu làm thức ăn thay thế
vi tảo tươi tương ứng cho ấu trùng nghêu Meretrix lyrata giai đoạn trơi nổi. Ấu trùng được ương
trong các bể composite hình trụ, dung tích 120 lít. Thức ăn là hỗn hợp hai loài vi tảo Isochrysis galbana và Nannochloropsis oculata theo tỷ lệ bằng nhau. Vi tảo I. galbana cô đặc ở dạng nhão hoặc
lỏng đậm đặc, sản phẩm khoa học của đề tài làm thí nghiệm so với dạng tươi hoặc dạng nhão, sản
phẩm thương mại làm đối chứng. Hai thơng số kích thước và tỷ lệ sống của ấu trùng được sử dụng
để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển của ấu trùng. Ấu trùng nghêu 10 ngày tuổi khi
cho ăn bằng tảo I. galbana dạng nhão-thí nghiệm có kích thước trung bình (209,7±2,4 µm) cao khác
biệt so với tảo tươi (201,7±2,1 µm), khi cho ăn bằng tảo I. galbana dạng lỏng-thí nghiệm (205,3±2,3
µm) và dạng nhão-đối chứng (203,3±1,7 µm) có kích thước cao hơn so với tảo tươi, nhưng sự khác
biệt không mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu 10 ngày tuổi khi cho
ăn tảo I. galbana dạng nhão-thí nghiệm (22,5±1,4%), dạng lỏng-thí nghiệm (29,2±2,8%), hay dạng
nhão-đối chứng (24,5±1,5%) khơng khác biệt có ý nghĩa so với tảo tươi (23,6±1,7%). Tảo cô đặc
I. galbana, sản phẩm của nghiên cứu này, có thể làm thức ăn thay thế vi tảo tươi tương ứng trong
ương ấu trùng nghêu giai đoạn trơi nổi.
Từ khóa: Isochrysis galbana, Meretrix lyrata, tảo cơ đặc dạng nhão, tảo cô đặc dạng lỏng.

I. MỞ ĐẦU
Isochrysis galbana là một trong những lồi
vi tảo biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
giàu axit béo thiết yếu, rất tốt để làm thức ăn
cho ấu trùng các loài nhuyễn thể. Tế bào I. galbana chứa hàm lượng DHA rất cao, cao hơn
nhiều loài tảo khác, chiếm khoảng 1/4 tổng
hàm lượng acid béo và một lượng nhỏ EPA, cụ
thể 5,53 µg DHA/mg trọng lượng ướt và 0,24
µg EPA/mg trọng lượng ướt (Volkman và ctv.,


1989) là thức ăn chính cho ấu trùng nhuyễn thể
và ấu trùng một số lồi tơm cá biển (Wikfors và
Patterson, 1994). Tuy nhiên, việc sử dụng vi tảo
tươi nói chung trong ni trồng thủy sản gây ra
nhiều hạn chế, do công nghệ nuôi chủ yếu theo

phương pháp truyền thống như ở nước ta hiện
nay thường không đảm bảo về mặt số lượng và
chất lượng. Khả năng bị tạp nhiễm, biến động
trong nhân nuôi vi tảo dẫn đến rủi ro không đáp
ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Hơn
nữa, I. galbana là một trong những loài vi tảo
rất khó ni, trên thế giới dù cơng nghệ nuôi
tiên tiến nhưng theo Takeyama và ctv., cho đến
năm 1996 lồi này vẫn chưa được sử dụng phổ
biến do khó khăn trong công nghệ nuôi.
Ở nước ta trong những năm gần đây, nuôi
vi tảo tiếp cận công nghệ nuôi hiện đại trên
thế giới, hệ thống photobioreactor, đặc biệt kết
quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu công
nghệ nuôi, thu sinh khối vi tảo Nannochlorop-

Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
* Email:
2
Phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 2.
1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


29


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
sis oculata & Isochrysis galbana phục vụ sản
xuất giống hải sản” đã đưa công nghệ nuôi vi
tảo lên một tầm cao mới. Tuy nhiên công nghệ
vẫn chưa được áp dụng rộng đến các cơ sở sản
xuất giống, vì vậy sinh khối vi tảo tươi nói
chung và I. galbana nói riêng vẫn đang cịn là
vấn đề nan giải cho các cơ sở sản xuất giống
nhuyễn thể. Sản phẩm tảo cơ đặc có hàm lượng
carbohydrate thấp hơn, hàm lượng protein cao
hơn so với tảo tươi tương ứng, sử dụng tảo cô
đặc thay thế cho vi tảo tươi là điều có thể. Giá
trị dinh dưỡng của tảo cơ đặc của các lồi tảo
khác nhau đã được đánh giá thông qua ấu trùng
và hậu ấu trùng hàu trong các nghiên cứu của
nhiều tác giả (Heasman và ctv., 2000; Robert và
ctv., 2001) với kết quả đầy hứa hẹn. Việc có thể
thay thế tảo tươi bằng sản phẩm cơ đặc tương
ứng trong ương ấu trùng nhuyễn thể có ý nghĩa
quan trọng. Khi nuôi vỗ tu hài mẹ và ương nuôi
ấu trùng sử dụng tảo tươi Chlorella, Isochrysis,
Chaetoceros, Chroomonas salina. Một trong
những hạn chế của việc dùng tảo tươi là khó đảm
bảo nguồn cung cấp ổn định vì ni sinh khối
tảo phụ thuộc nhiều vào thời tiết, hiện tượng tảo
tàn lụi đồng loạt vẫn thường xuyên xảy ra ở các
trại sản xuất giống mà chưa có biện pháp khắc

phục hiệu quả (Trần Thế Mưu, 2010). Sự cố này
đã gây thiếu thức ăn nghiêm trọng cho tu hài mẹ
và ấu trùng trong các trại sản xuất giống (Trần
Thế Mưu và Vũ Văn Sáng, 2013.)
Sản phẩm tảo cô đặc trong nước chưa được
sản xuất, sản phẩm thương mại chưa được nhập
khẩu chính thức, có thể do thời hạn sử dụng của
sản phẩm ngắn, giá thành cao. Kết quả đề tài
“Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh khối vi
tảo Nannochloropsis oculata & Isochrysis galbana phục vụ sản xuất giống hải sản” triển khai
2011-2013, đã tạo ra được sản phẩm tảo cơ đặc
hai lồi N. oculata và I. galbana ở dạng nhão và
lỏng đậm đặc.

30

Xuất phát từ nhu cầu của vi tảo I. galbana trong sản xuất giống nhuyễn thể, từ việc
nghiên cứu ứng dụng sản phẩm tảo cô đặc sản
xuất trong nướcthay thế vi tảo tươi tương ứng,
nghiên cứu đã được thực hiện. Mục tiêu của
nghiên cứu nhằm so sánh việc sử dụng vi tảo
tươi và cơ đặc lồi I. galbana, sản xuất theo
quy trình cơng nghệ của Đề tài nêu trên, lên sự
phát triển của ấu trùng nghêu giai đoạn trôi nổi.
Kết quả nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu con
giống ngày càng cao của các đối tượng hải sản
có giá trị kinh tế cao.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nghêu Meretrix lyrata.

Nghêu bố mẹ Meretrix lyrata có nguồn gốc
từ Bình Đại, Bến Tre; cho đẻ để thu ấu trùng cho
bố trí thí nghiệm.
Phương pháp kích thích sinh sản: Nghêu bố
mẹ thành thục được vệ sinh sạch sẽ bằng nước
ngọt sau đó được chuyển vào bể cho sinh sản,
con đực và cái được bố trí vào trong cùng một
bể. Cho sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt.
Cụ thể như sau: nghêu bố mẹ được phơi trong
bóng mát trong 5 giờ. Nghêu bố mẹ cũng được
giữ khô ở bàn đẻ qua một đêm, sau đó nước
được cấp vào sáng hơm sau để kích thích sinh
sản. Trứng thụ tinh trong vịng 30 phút, 5 giờ
sau khi trứng được thụ tinh, chúng được thu lại
bằng lưới lọc kích thước 30 μm, sau đó được
chuyển vào bể ương với mật độ 10 ấu trùng/ml.
Bằng cách lọc, trứng thụ tinh sẽ được rửa nhằm
loại bỏ tạp chất và tinh trùng bám ở ngoài bể
mặt trứng. Tạp chất và tinh trùng dư thừa có thể
làm ơ nhiễm môi trường do chúng giàu protein.
Khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh, khi ấu trùng
chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (giai đoạn
chữ “D”), chúng được lọc qua lưới 50 μm và
chuyển vào bể ương thí nghiệm.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
2.2. Bố trí thí nghiệm


& PTNT, viết tắt là “Nhão ĐT”.

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức khác
nhau về các dạng của vi tảo I. galbana sử dụng,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần (20 bể ni,
Hình 1).
• Nghiệm thức 1: dạng tươi
• Nghiệm thức 2: dạng nhão, sản phẩm thương
mại của Reed Mariculture, Campbell,
California, viết tắt là “Nhão ĐC”.
• Nghiệm thức 3: dạng nhão, sản phẩm của
đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh
khối vi tảo N. oculata & I. galbana phục vụ
sản xuất giống hải sản” thuộc chương trình
CNSH Nơng nghiệp, Thủy sản của Bộ NN

• Nghiệm thức 4: dạng lỏng đậm đặc, sản
phẩm của đề tài, viết tắt là “Lỏng ĐT”.
Sử dụng sản phẩm dạng nhão và lỏng
đậm đặc lồi I. galbana của đề tài có thời gian
bảo quản sau 2 tuần vào thời điểm bắt đầu thí
nghiệm. Loài Nannochloropsis oculata sử dụng
ở dạng tươi cho tất cả các nghiệm thức.
Bố trí thí nghiệm được tiến hành ngẫu
nhiên, NT1 bao gồm các bể 1, 12, 13, 14, 20;
NT2 bao gồm các bể 3, 5, 9, 11, 19; NT3 bao
gồm các bể 4, 6, 8, 10, 16; NT4 bao gồm các bể
2, 7, 15, 17, 18.


Hình 1. Bể ương ấu trùng

2.3. Phương pháp ương
Nước ương
Nước sử dụng để ương ấu trùng là
nước biển được pha loãng bằng nước máy
để điều chỉnh về độ mặn 23‰, xử lý diệt
trùng bằng calcium hypochlorite Ca(OCl) 2
nồng độ 30 ppm và sục khí cho đến khi hết
Ca(OCl) 2.

Bể ương
Thí nghiệm được tiến hành trong 20 bể
composite hình trụ, đáy chóp, màu xám, đặt
trong nhà, dung tích bể 120 l, dung tích ni
100 l. Mật độ ấu trùng được bố trí 10 con.ml-1.
Thức ăn và cho ăn
Chuẩn bị thức ăn: Tảo tươi I. galbana ở
cuối pha tăng trưởng, xác định mật độ trước

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

31


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
khi sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng (sử dụng
buồng đếm Neubauer, đếm dưới KHV có độ
phóng đại 400 lần). Thể tích tảo sử dụng được
tính theo cơng thức: V (lít) = [Mật độ tảo duy trì

trong bể ni x Thể tích nước ni (lít)]/Mật độ
tảo sử dụng.
Tảo cơ đặc dạng nhão, sản phẩm thương
mại có mật độ 3,9 tỷ tb.ml-1; tảo cơ đặc dạng
nhão, sản phẩm của đề tài có mật độ 4 tỷ

tb.ml-1; tảo cô đặc dạng lỏng, sản phẩm của đề
tài có mật độ 0,4 tỷ tb.ml-1. Tính tốn lượng
tảo cô đặc sử dụng, cho vào nước 23‰ đã qua
xử lý, sục khí mạnh trong thời gian 5-10 phút,
lọc qua vợt có mắc lưới 30 µm, pha thêm với
nước 23‰ đã qua xử lý cho bằng thể tích tảo
tươi sử dụng ở đối chứng trước khi cho vào bể
ương ấu trùng.

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng (%) của sản phẩm tảo cô đặc I. galbana
sau thời gian bảo quản 5 tuần.

Dạng nhão

Dạng lỏng

Tảo tươi

Nhão ĐC

Lipid

1,49


0,41

0,03

1,72

Protein

2,82

0,60

0,01

3,16

Carbohydrate

1,38

0,20

0,68

1,73

Tro

5,60


3,81

3,41

8,05

Độ ẩm

88,71

94,98

95,87

85,34

Thức ăn cho ấu trùng bơi tự do và ấu trùng
sống đáy được sử dụng bởi hỗn hợp 2 loài tảo I.
galbana, N. oculata. Tỷ lệ cho ấu trùng ăn được
duy trì với mật độ 100 ngàn tb.ml-1 hỗn hợp 2
loài tảo kể trên với tỉ lệ 1:1 ở tất cả các nghiệm
thức. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 3 giờ.lần1
vào lúc 6, 9, 12, 15, 18 và 21 giờ trong ngày.
Sau 8 đến 10 ngày ấu trùng sẽ chuyển sang giai
đoạn sống đáy.
Chăm sóc
Bể được sục khí liên tục, nước trong bể
ương được thay 100%/lần theo định kỳ 2 ngày/
lần. Trong quá trình thay nước, ấu trùng đồng
thời được lọc và rửa bằng việc sử dụng rây lọc

và chuyển lại bể ương sau khi rửa. Quá trình lọc
và rửa ấu trùng được tiến hành trong nước, tránh
tình trạng ấu trùng bị va đập gây dập vỡ.
Trong suốt quá trình ương, các yếu tố môi
trường như pH, nhiệt độ được theo dõi 2 lần.
ngày-1 theo định kỳ 2 ngày.lần-1; ammonia và
nitric theo định kỳ 5 ngày.lần-1.
32

2.4. Thu thập và xử lý số liệu
Chất lượng nước bể ương: đo nhiệt độ và
pH bằng máy đo đa chỉ tiêu YSI Model 556MPS.
Ammonia tổng số (TAN, bao gồm NH3 và NH4+)
và nitric đo bằng test kit Sera (Germany) bằng
cách lọc lấy 10-20 ml bằng giấy lọc 0,45 µm.
Đo kích thước ấu trùng: đo vào buổi sáng
theo định kỳ 2 ngày.lần-1 bằng cách lấy ngẫu
nhiên 30 ấu trùng ở mỗi nghiệm thức, cố định
bằng formol 10%, tiến hành đo kích thước về
chiều dài ấu trùng (Hình 2) bằng trắc vi thị kính
dưới KHV BX51 (Nhật Bản).

Chiều dài
Hình 2. Đo kích thước chiều dài ấu trùng chữ D

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2. Ấu trùng


Tỷ lệ sống: được tính sau 10 ngày tuổi, lúc
ấu trùng nghêu đáp đáy.
Tỷ lệ sống (%) = 100 x (tổng số ấu trùng nghêu
đáp đáy/tổng số ấu trùng bố trí).
Xử lý số liệu
Sử dụng phân tích One-Way ANOVA và
phép thử Duncan (SPSS version 18.0) để phân
tích số liệu về tăng trưởng kích thước và tỉ lệ
sống. Số liệu về tỷ lệ sống được chuyển sang giá
trị arsin trước khi phân tích thống kê.
III. KẾT QUẢ
3.1. Chất lượng nước bể ương
Trong suốt quá trình ương, nhiệt độ trung
bình dao động từ 26,8ºC đến 28,2ºC, pH từ 7,58,6, ammonia tổng số duy trì <0,5 ppm, nitric
<0,5 ppm. Các thơng số mơi trường nằm trong
khoảng tối ưu cho ương ấu trùng nghêu. Nghêu
M. lyrata là lồi thân mềm nhiệt đới, chúng có
thể phát triển trong điều kiện có sự biến động
mạnh về các điều kiện môi trường như độ mặn
dao động trong khoảng 10-30 ppt, nhiệt độ nước
từ 22-31ºC (Thiết và Kumar, 2008).

Tăng trưởng về kích thước
Từ kết quả tăng trưởng của nghêu ở Bảng
2 cho thấy kích thước của nghêu ở nghiệm
thức cho ăn tảo “Nhão ĐT” tăng cao khác
biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với khi dùng “Tảo
tươi” sau 10 ngày. Kết quả tăng trưởng kích
thước ở các nghiệm thức dao động từ 201,7209,7 µm. Kết quả này phù hợp với kết quả

ương nghêu trong nghiên cứu dùng thức ăn
là tảo tươi kết hợp 3 loài tảo I. galbana, N.
oculata và Chaetoceros sp. cho kích thước ấu
trùng khoảng 180-200 µm của Thiết và Kumar (2008).
Tăng trưởng về kích thước của ấu trùng
nghêu khi cho ăn bằng tảo “Nhão ĐT”
(209,7±2,4µm) tăng cao khác biệt có ý nghĩa
so với “Tảo tươi” (201,7±2,1 µm). Tuy nhiên,
kích thước của ấu trùng nghêu khi cho ăn
“Lỏng ĐT” và “Nhão ĐC” tăng khác biệt
khơng có ý nghĩa với khi dùng tảo tươi sau
10 ngày tuổi.

Bảng 2. Kích thước (µm) của ấu trùng nghêu theo ngày tuổi khi sử dụng
các dạng tảo I. galbana khác nhau.
Nghiệm thức

0

2

Ngày tuổi

4

6

8

10


“Tảo tươi”

59,2±4,8 102,3±2,9b

155,7±2,0ab

161,3±2,9b

181,3±1,8b

201,7±2,1b

“Nhão ĐT”

59,2±4,8 92,2±2,5c

151,7±2,4b

161,0±2,3b

185,7±1,8ab

209,7±2,4a

“Lỏng ĐT”

59,2±4,8 110,3±1,5a

159,3±2,0a


174,3±3,4a

188,7±2,2a

205,3±2,3ab

“Nhão ĐC”

59,2±4,8 90,3±2,5c

153,0±1,9b

172,3±2,4a

187,3±2,1a

203,3±1,7b

Số liệu trong bảng là giá trị TB±SD (n=30). Giá trị có cùng chữ cái viết lên trên trong cùng một
cột thể hiện sự sai khác khơng có ý nghĩa (p>0,05).
Tỷ lệ sống
Từ kết quả đồ thị 1 cho thấy tỷ lệ sống của
ấu trùng nghêu ở nghiệm thức “Lỏng ĐT” cao
khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với “Nhão ĐT”
và khơng khác biệt với các nghiệm thức “Tảo

tươi” và “Nhão ĐC” sau 10 ngày ương. Tuy
nhiên tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu ở nghiệm
thức “Nhão ĐT” và “Nhão ĐC” tăng khác biệt

khơng có ý nghĩa so với “Tảo tươi”.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

33


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

Đồ thị 1. Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu khi sử dụng các dạng tảo I. galbana
khác nhau sau 10 ngày tuổi.
Như vậy, tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu
khi cho ăn “Nhão ĐT” (22,5±1,4%) hay “Lỏng
ĐT” (29,2±2,8%), “Nhão ĐC” (24,5±1,5%)
không khác biệt có ý nghĩa so với khi cho ăn
bằng “Tảo tươi” (23,6±1,7%). Sản phẩm I.
galbana dạng nhão hay lỏng của đề tài phù hợp
cho ương ấu trùng nghêu giai đoạn trôi nổi đến
bám đáy.
IV. THẢO LUẬN
Sản phẩm tảo cô đặc loài I. galbana sản
xuất trong nước, được sử dụng trong nghiên
cứu này có mật độ 4 tỷ tb.ml-1 dạng nhão và 0,4
tỷ tb.ml-1 dạng lỏng, có thời gian bảo quản sau
2 tuần lúc bắt đầu thử nghiệm. Chất lượng sản
phẩm sau thời gian bảo quản 5 tuần đạt tỷ lệ
sống (81±2)%, mùi bình thường, khơng nhiễm
khuẩn hay ở mức độ rất thấp (vài khuẩn lạc),
mức độ kết dính tế bào <10%, thành phần dinh
dưỡng như đã được trình bày ở bảng 1 (Đặng

Tố Vân Cầm và ctv., 2014). Giá trị dinh dưỡng
của sản phẩm tảo cơ đặc lồi I. galbanasản
xuất trong nước được khẳng định thông qua
34

sự phát triển của ấu trùng nghêu trong nghiên
cứu này.
Kích thước và tỷ lệ sống của ấu trùng
nghêu giai đoạn trôi nổi đạt được trong nghiên
cứu này khơng có sự khác biệt khi sử dụng tảo
cơ đặc lồi I. galbana ở cả hai dạng nhão và
lỏng đậm đặc so với tảo tươi tương ứng. Kết
quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước
đây của các tác giả McCausland và ctv., (1999)
khi thử nghiệm sản phẩm tảo cơ đặc hai lồi
Pavlova lutheri và I. galbana trên ấu trùng
hàu đá châu Úc (Saccostrea glomerata) và sản
phẩm tảo cơ đặc hai lồi Chatoceros calcitrans
và Skeletonema costatum trên hậu ấu trùng hàu
Thái Bình Dương (Crassostrea gigas); Robert
và ctv., (2001) khi thử nghiệm sản phẩm tảo cơ
đặc lồi T. suecica trên ấu trùng hàu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas); Knuckey và ctv.,
(2006) khi thử nghiệm sản phẩm tảo cô đặc
lồi Thalassiosira pseudonana cũng trên hậu ấu
trùng hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas).
Hay kết quả ương ấu trùng khi sử dụng tảo cơ

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
đặc đạt gần bằng so với tảo tươi như Heasman
và ctv., (2000) ương ấu trùng tơm ương bằng
tảo cơ đặc lồi P. lutheri và C. calcitrans hoặc
S. costatum cho tốc độ phát triển đạt 85-90% so
với tảo tươi tương ứng; Đặng Tố Vân Cầm và
ctv., (2014) nuôi sinh khối luân trùng bằng tảo
cô đặc lồi N. oculata, dạng lỏng cho kết quả
khơng khác biệt tảo tươi, dạng nhão cho kết quả
đạt 80% so với tảo tươi.
Một số nghiên cứu cho kết quả ương không
khác biệt khi sử dụng sản phẩm tảo cô đặc và
tảo tươi tương ứng, nhưng chỉ khi khơngthay
thế hồn tồn tảo tươi bằng sản phẩm tảo cô
đặc, như nghiên cứu củaBrown và Robert,
(2002) ương ấu trùng hàu bằng C. calcitrans,
Chaetoceros sp. cho kết quả không khác biệt
khi thay thế 80% tảo tươi bằng sản phẩm cô
đặc, hoặc kết quả ương tùy thuộc vào thời gian
bảo quản của sản phẩm tảo cơ đặc như ương ấu
trùng hàu Thái Bình Dương Crassostrea gigas
bằng sản phẩm tảo cơ đặc lồi P. lutheri, I.
galbana và C. calcitranscho tốc độ phát triển ấu
trùng tốt hơn tảo tươi tương ứng khi sản phẩm
sau thời gian bảo quản 1-2 tuần, nhưng kết quả
ngược lại khi sản phẩm sau thời gian bảo quản 4
tuần (Ponis và ctv., 2003).
Sản phẩm tảo cô đặc I. galbana thử nghiệm
trong nghiên cứu này thay thế hồn tồn tảo

tươi, có thời gian bảo quản sau 2 tuần kể tử lúc
bắt đầu thử nghiệm, cho kết quả khơng khác
biệt tảo tươi.

V. KẾT LUẬN
1. Kích thước của ấu trùng nghêu sau 10
ngày tuổi khi sử dụng tảo cơ đặc I. galbana
dạng nhão (209,7±2,4 µm) cao hơn tảo tươi
(201,7±2,1 µm), dạng lỏng đậm đặc cho kích
thước khơng khác biệt (205,3±2,3 µm).
2. Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu khi sử dụng
tảo cô đặc I. galbana dạng nhão là (22,5±1,4%)
và dạng lỏng đậm đặc (29,2±2,8%) không khác
biệt so với tảo tươi (23,6±1,7%).
3. Tảo cô đặc I. galbana, sản phẩm của đề
tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh khối
vi tảo N. Oculata & I. galbana phục vụ sản xuất
giống hải sản” thuộc chương trình CNSH Nơng
nghiệp, Thủy sản của Bộ NN & PTNT, sau thời
gian bảo quản 2-4 tuần, thay thế được vi tảo tươi
tương ứng trong ương ấu trùng nghêu giai đoạn
trôi nổi đếm đáp đáy.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện từ kinh phí đề
tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh khối
vi tảo I. galbana, N. oculata phục vụ sản xuất
giống hải sản”, thuộc chương trình Cơng nghệ
sinh học Nơng nghiệp, Thủy sản của Bộ NN &
PTNT. Tác giả chân thành cảm ơn Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Trung tâm Quốc

gia giống hải sản Nam bộ đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho nghiên cứu thành cơng.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

35


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đặng Tố Vân Cầm, 2014. Sử dụng tảo cô đặc
Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho luân
trùng Brachionus plicatilis. Báo cáo tổng kết đề
tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
Đặng Tố Vân Cầm, Đặng Thị Nguyên Nhàn, 2014.
Sử dụng tảo cô đặc Nannochloropsis oculata làm
thức ăn cho ln trùng Brachionus plicatilis. Tạp
chíNghề cá sơng Cửu Long 4, 62-72.
Thiết, C.C., Kumar, M.S., 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản
xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851). Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ
sản Bắc Trung Bộ (ARSINC). Viện Nghiên cứu và
Phát triển Nam Australia (SARDI).
Trần Thế Mưu, 2010. Hồn thiện cơng nghệ sản xuất
giống và nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria
philippinarum). Báo cáo tổng kết dự án cấp Nhà
nước, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Trần Thế Mưu, Vũ Văn Sáng, 2013. Ảnh hưởng của

thức ăn đến tỷ lệ thành thục của tu hài mẹ và tỷ lệ
sống của ấu trùng (Lutraria philippinarum). Tạp
chí Khoa học và Phát triển 1, 24-29.
Tài liệu tiếng Anh
Brown, M., Robert, R., 2002. Preparation and
assessment of microalgal concentrates as feeds
for larval and juvenile Pacific oyster (Crassostrea
gigas). Aquaculture 207, 289-309.
D’Souza, F.M.L., Knuckey, R.M., Hohmann, S.,
Pendrey, R.C., 2002.Flocculated microalgae
concentrates as diets for larvae of the tiger prawn
Penaeus monodon Fabricius. Aquacult.Nutr. 8,
113-120.
D’Souza, F.M.L., Lecossois, D., Heasman, M.P.,
Diemar, J.A., Jackson, C.J., Pendrey, R.C., 2000.
Evaluation of centrifuged microalgae concentrates

36

as diets for Penaeus monodon Fabricius larvae.
Aquacult. Res. 31, 661-670.
Heasman, M., Diemar, J., O’Connor, W., Sushames,
T., Foulkes, L., 2000. Development of extended
shelf-life micro-algae concentrate diets harvested
by centrifugation for bivalve mollusks - A
summary. Aquacult. Res. 31, 637-659.
Knuckey, R.M., Brown, M.R., Robert R., Frampton
D.M.F., 2006. Production of microalgal
concentrates by flocculation and their assessment
as aquaculture feeds. Aquacult. Eng. 35, 300-313.

McCausland, M.A., Brown, M.R., Barrett, S.M.,
Diemar, J.A., Heasman, M.P., 1999. Evaluation of
live and pasted microalgae as supplementary food
for juvenile Pacific oysters (Crassostrea gigas).
Aquacult. Res. 174, 323-342.
Ponis, E., Robert, R., Parisi, G., 2003. Nutritional value
of fresh and concentrated algal diets for larval
and juvenile Pacific oysters (Crassostrea gigas).
Aquaculture 221, 491-505.
Robert, R., Parisi, G., Rodolfi, L., Poli, B.M., Tredici, M.R., 2001. Use of fresh and preserved
Tetraselmis suecica for feeding Crassostrea gigas
larvae. Aquaculture 192, 333-346.
Takeyama, H., Iwamoto, K., Hata, S., Takano, H.,
Matsunaga, T., 1996. DHA enrichment of rotifers:
A simple two-step culture using the unicellular
algae Chlorella regularis and Isochrysis galbana.
J. Mar. Biotechnol. 3, 244-247.
Volkman, J.K., Jeffrey, S.W., Nichols, P.D., Rogers,
G.I., Garland, C.D., 1989. Fatty acid and lipid
composition of 10 species of microalgae used in
mariculture. J. Exp. Mar. Biol. Ecol. 128, 219-240.
Wikfors, G.H., Patterson, G.W., 1994. Differences in
strains of Isochrysis of importance to Mariculture.
Aquaculture 123, 127-135.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2


CONDENSED MICROALGAE Isochrysis galbana
AS FEED FOR SPAT OF CLAM Meretrix lyrata
Dang To Van Cam1*, Vo Minh Son2
ABSTRACT
Condensed microalgae Isochrysis galbana in paste and concentrated forms were studied as feed for
spat of clam Meretrix lyrata during veliger stage, replaced to fresh one. Spat are reared in composite
cylinder tanks, volume of 120 litres. Mix of microalgae Isochrysis galbana and Nanno chloropsis
oculata is used as feed at equal ratio. Microalgae I. galbana is in different forms such as paste or
concentrated-experimental product, comparing with fresh or paste-commercial product as control.
Parametters such as size and survival are used to evaluate the effect of feed on larval development.
Ten-day-old spat used I. galbana in paste form-experiment as feed had everage size (209,7±2,4µm)
higher than those from fresh one (201,7±2,1µm), used concentrated form-experiment and paste
form-control as feed had everage size (205,3±2,3µm and 203,3±1,7µm) also higher than those from
fresh one, but the differences is not significant (p>0,05). The survival in paste form-experiment
(22,5±1,4%), concentrated form-experiment (29,2±2,8%), paste form-control (24,5±1,5%) was not
significant different comparing to those from fresh one (23,6±1,7%). In conclusion, condensed microalgae I. galbana-experimental product are able to replaced for fresh one as feed for larviculture
of clam during veliger stage.
Keywords: Meretrix lyrata, Isochrysis galbana, concentrated microgalgae, paste microalgae.

Người phản biện: ThS. Nguyễn Đức Minh
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 10/6/2015
Ngày duyệt đăng: 15/6/2015

National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2.
* Email:
2
Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No 2.
1


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

37



×