Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.11 KB, 10 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

ỨNG DỤNG VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP TRONG NI TRỒNG
THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
Đỗ Thị Tố Uyên1*, Đỗ Thị Liên1, Lê Thị Nhi Cơng1,
Hồng Thị Yến1, Nguyễn Thị Diệu Phương2
TĨM TẮT
Từ lâu, vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) đã được sử dụng trong xử lý nhiều loại nước thải có
nguồn gốc nơng nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản, thậm chí cả cơng
nghiệp khai thác dầu khí. Ngồi ra, sinh khối của nhóm vi khuẩn này rất giàu dinh dưỡng nên có
thể sử dụng như một nguồn thức ăn tươi sống trong nuôi giống thủy hải sản. Ở một số nước trên
thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia đã sử dụng sinh khối một số loài thuộc nhóm vi
khuẩn tía quang hợp với vai trị tương tự như vi tảo làm nguồn thức ăn tươi sống trong ni trồng
tơm và nhuyễn thể. Nghiên cứu về nhóm vi khuẩn này trong hơn 20 năm qua, đơn vị chúng tơi đã
có được bộ chủng giống vi khuẩn tía quang hợp và nghiên cứu ứng dụng chúng trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có ni trồng thủy sản.
Với mục tiêu làm thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thủy sản: chúng tơi đã chọn lựa được 4 chủng
VKTQH có hàm lượng protein tổng số và thành phần các amino acid khá cao, đặc biệt một số
amino acid không thay thế. Sử dụng sinh khối của chúng làm thức ăn tươi sống đã làm gia tăng
mức độ sống sót của ấu trùng và ngao, hàu, tu hài giống. Đã sản xuất sinh khối VKTQH để cung
cấp thức ăn tại trại giống hải sản cơ sở (Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định và trại giống thủy sản
Xuân Đán, Cát Bà, Hải Phòng) với quy mô 300-500 l/ngày, mật độ 109-1010 TB/ml.
Với mục tiêu làm chế phẩm xử lý trong ao nuôi, chúng tơi đã chọn lựa được 3 chủng có khả năng
xử lý sulfur và hữu cơ cao, nghiên cứu một số điều kiện tối ưu cho sinh trưởng của chúng và
thử nghiệm sản xuất chế phẩm đưa vào ứng dụng xử lý nước và đáy ao nuôi cá tra (Cái Bè, Tiền
Giang), cá rơ phi đơn tính (Trại thử nghiệm của Viện NCNTTS I).
Từ khóa: ni trồng thủy sản, quy trình, thức ăn tươi sống, vi khuẩn tía quang hợp, xử lý sulfur

I. MỞ ĐẦU
Vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) là
nhóm vi khuẩn chưa có nhân thật (Prokaryote)


có khả năng sinh trưởng bằng cách quang hợp.
Trong quá trình quang hợp chúng không sử
dụng nước làm nguồn cho điện tử mà sử dụng
các nguồn cơ chất khác nhau từ bên ngoài
như lưu huỳnh, phân tử hydro (H2) hoặc các
hợp chất hữu cơ đơn giản, do đó khơng thải
oxy như các đối tượng quang dưỡng khác
(Imhoff JF., 2005). Ngồi khả năng đồng hóa
CO2 theo tự dưỡng, chúng cịn có khả năng sử

dụng nhiều hợp chất hữu cơ vừa làm nguồn C
vừa làm chất cho điện tử và sinh trưởng theo
kiểu quang dị dưỡng. Đa số các lồi thuộc
nhóm vi khuẩn này đều có khả năng sử dụng
sulfide hoặc các hợp chất khử của lưu huỳnh
làm chất cho điện tử trong quang hợp. Chúng
có thể được sử dụng trong xủ lý nguồn gốc
nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp lên men công nghiệp đóng
đồ hộp… (Bolinger, 1985) thậm chí cả cơng
nghiệp khai thác dầu khí. Việc lựa chọn các
chủng VKTQH để xử lý những nguồn nước

Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*Email: ,
2
Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 1
1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015


27


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
thải chứa các hợp chất khác nhau đã được
tiến hành. Đối với nguồn nước thải chứa các
hợp chất lưu huỳnh, các chủng thuộc nhóm
vi khuẩn tía lưu huỳnh được chú trọng vì
chúng có khả năng loại bỏ các hợp chất của
lưu huỳnh với hiệu suất cao (Hirayama, 1988).
Do đó, khi làm sạch các nguồn nước thải chứa
hàm lượng chất hữu cơ và sulfide cao, người
ta thường sử dụng kết hợp chủng vi khuẩn tía
khơng lưu huỳnh để nâng cao hiệu suất xử lý.
Ngồi ra, sinh khối của nhóm vi khuẩn này rất
giàu chất dinh dưỡng, trong tế bào của chúng
có chứa một hàm lượng protein khá cao, chiếm
60-70% trọng lượng khô, các thành phần
axit amin không thay thế như methionine,
phenylalanine, threonine, valine, leucine,
lysine… cũng chiếm một lượng đáng kể, có
thể tương đương hoặc cao hơn so với một số
nguồn protein khác. Thành phần axit amin của
một số loài VKTQH đã được các nhà nghiên
cứu so sánh với một số đối tượng khác thường
được sử dụng trong sản xuất protein đơn bào
(Vrati, 1984; Noparatnaraporn, 1987b). Hàm
lượng cacbonhydrat trong VKTQH thường
chiếm tới 20-25%, khá phù hợp với mức độ

yêu cầu sử dụng trong chế độ ăn của các loài
cá. Ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản,
Trung Quốc và Malaysia đã thành công khi
sử dụng sinh khối một số lồi thuộc nhóm
vi khuẩn quang hợp tía với vai trị tương tự
như vi tảo làm nguồn thức ăn tươi sống trong
nuôi trồng tôm và nhuyễn thể (Michiharu và
Michihiko, 1995; Sasikala và Ramana, 1995;
Xu và ctv., 1992; Sujjat Al Azad và ctv., 2002).
Ở Việt Nam hiện nay, đối tượng này đã
được tìm kiếm, phân lập, tuyển chọn và nghiên
cứu các đặc điểm sinh học cơ bản nhằm ứng
dụng trong một số lĩnh vực: công nghệ môi
trường (Đỗ Thị Tố Uyên và ctv., 2003), thu
nhận hoạt chất sinh học (Đỗ Thị Tố Uyên và
ctv., 2005; 2006). Việc nghiên cứu để ứng
dụng đối tượng này làm thức ăn trong nuôi
trồng thuỷ sản đã được chú trọng trong những
năm gần đây đối với con giống của các loài
28

nhuyễn thể.
Trong bài báo cáo này, chúng tôi tổng kết
các ứng dụng thành cơng nhóm VKTQH được
phân lập ở Việt Nam trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy hải sản.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu: Một số chủng VKTQH có triển
vọng trong tập đồn chủng giống của phịng
Cơng nghệ sinh học mơi trường- Viện Công

nghệ sinh học – VHLKHCNVN
Phương pháp:
Vi khuẩn quang hợp tía được nhân ni
trong mơi trường DSMZ 27 (http://www.
dsmz.de/media/med027.htm), khả năng sinh
trưởng của các chủng được xác định thông qua
sự gia tăng mật độ quang tại bước sóng 800
nm (OD800) (Li et al., 1995), mật độ tế bào
được xác định theo phương pháp pha loãng và
cấy trên đĩa thạch, ủ ở điều kiện kị khí, sáng.
Thành phần và hàm lượng các axit amin
trong tế bào vi khuẩn quang hợp tía được xác
định dựa theo phương pháp của Phan Văn
Chi và ctv., 1998 trên hệ HP - AminoQuant
Series II (CHLB Đức). Hàm lượng lipid tổng
số, acid béo no và không no được xác định
theo phương pháp sắc ký khối phổ trên máy
sắc ký HP-6890 (CHLB Đức), ghép nối với
Mass Selective Detector Aligent 5973 với cột
HP-5MS và khí mang He (được tiến hành tại
phịng Hoạt chất sinh học biển- Viện Hố học
các hợp chất thiên nhiên, Viện KH &CN Việt
Nam).
Hàm lượng sulfide được xác định bằng
phương pháp so màu của phức xanh methylene
tạo thành khi phản ứng với p-aminodimethyl
aniline có mặt của FeCl3 (Standard Method
428C, 1975). Phổ hấp thụ của dịch huyền phù
tế bào được xác định trên máy UV-1650PC
(Shimadzu – Nhật Bản).

Mật độ ấu trùng hầu và ngao được xác
định bằng buồng đếm hồng cầu trên kính hiển
vi quang học.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
III. KẾT QUẢ
3.1. Ứng dụng VKTQH làm thức ăn tươi
sống cho con giống hai mảnh vỏ
Thành phần dinh dưỡng của một số chủng
VKTQH lựa chọn
Chúng tôi đã lựa chọn sơ bộ được 4
chủng VKTQH khơng lưu huỳnh (kí hiệu là:
NDT6, 86, CB5, và TH3) dựa vào khả năng
làm thức ăn tươi sống để duy trì số lượng
artemia sau khi ấp nở - một loại động vật phù
du được sử dụng phổ biến làm thức ăn trong
ương nuôi giống nhiều loại hải sản. Chúng tôi

đã xác định hàm lượng các axit amin không
thay thế ở tế bào các chủng lựa chọn và so
sánh với một số loài vi tảo thường được sử
dụng làm thức ăn trong ni trồng thuỷ sản.
Kết quả được trình bày ở bảng 1. Kết quả ghi
nhận được cho thấy, nhiều thành phần axit
amin có trong tế bào các chủng VKTQH cao
hơn so với chủng tảo Chlorella sp. và thấp hơn
so với chủng Nanochloropsis sp. Do đó, chúng

tơi thử nghiệm hỗn hợp sinh khối cả 4 chủng
này làm thức ăn cho con giống của một số loài
hai mảnh vỏ.

Bảng 1. So sánh hàm lượng và thành phần các axit amin (%TLK) của các chủng vi khuẩn
quang hợp tía với vi tảo Chlorella sp. và Nanochloropsis sp.
Chủng Chủng 86 Chủng
Thành phần
TH3
Aspartic
5,05
4,39
Glutamic
6,80
5,67
Serine
1,69
1,54
Histidine
1,19
1,06
Glycine
3,02
2,59
Threonine
2,26
2,09
Alanine
3,81
3,47

Arginine
2,59
2,32
Tysorine
1,92
1,69
Cystein +Cystine
0,37
0,37
Valine
2,42
2,09
Methionine
1,14
1,07
Phenylalanine
1,90
1,59
Isoleucine
1,98
1,61
Leucine
3,56
3,01
Lysine
5,67
4,35
Proline
0,98
0,87

Tổng acid béo no
24,71
17,24
(% acid béo)
Tổng acid béo
72,73
81,69
khơng no (% acid
béo)

Chủng
CB5
4,76
6,30
1,82
1,20
3,12
2,45
4,11
2,81
1,88
0,35
2,32
1,32
1,81
1,74
3,49
5,38
1,00
17,63


Chủng
NDT6
4,29
7,32
1,77
1,20
3,22
2,21
4,01
2,78
1,95
0,30
2,25
1,40
1,86
1,71
3,56
5,65
0,93
18,31

Chlorella
sp.
4,74
4,62
2,12
1,06
2,28
2,28

2,98
3,24
0,96
3,02
0,27
2,65
2,44
2,44
2,71
2,12
22,1

Nanochlo-ropsis
sp.
8,4
6,48
3,31
0,61
5,11
5,28
1,54
3,57
1,06
6,90
2,64
1,92
1,47
5,57
4,07
4,2

14,68

80,54

81,38

77,99

85,32

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015

29


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Ứng dụng làm thức ăn cho ngao giống
Ấu trùng ngao trải qua thời kỳ biến thái sau
8-9 ngày đã trở thành ngao con và có tập
tính sống vùi trong cát, chúng tơi thử nghiệm

VKTQH làm thức ăn tươi sống cho ngao con
và so sánh với nguồn thức ăn là chủng tảo
Nanochloropsis oculata. Kết quả được trình
bày ở bảng 2 và hình 1.

Bảng 2. Kết quả so sánh mức độ sống sót của ngao giống (%) theo thời gian khi sử dụng thức
ăn khác nhau
Đợt thí nghiệm
6/2006

7/2006
8/2006

Nguồn thức ăn
Vi tảo
VKQHT
Vi tảo
VKQHT
Vi tảo
VKQHT

Ngày tuổi

A

12

24

36

0,96
0,98
0,85
0,85
0,92
0,92

0,82
0,87

0,68
0,73
0,71
0,74

0,40
0,44
0,37
0,36
0,56
0,55

B
Hình 1. Ngao con được nuôi bằng các nguồn thức ăn khác nhau
A: Sinh khối vi tảo Chlorella sp; B: Sinh khối vi khuẩn quang hợp tía

Ứng dụng làm thức ăn cho hàu giống
Chúng tôi sử dụng sinh khối VKTQH làm
thức ăn tươi sống cho hàu giống và so sánh
với việc sử dụng sinh khối vi tảo Chlorella sp.

30

Chúng tôi đã ghi lại hình ảnh hai nguồn thức
ăn trong khoang ruột của chúng (minh họa ở
hình 2) và kết quả ghi nhận sự sống sót được
trình bày ở bảng 3.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

A

B
Hình 2. Hàu giống (25 ngày tuổi) được nuôi bằng các nguồn thức ăn khác nhau
A: Sinh khối vi tảo Chlorella sp; B: Sinh khối vi khuẩn quang hợp tía

Bảng 3. Kết quả xác định % sống sót của hàu giống so với thời điểm ban đầu khi ăn bằng hai
nguồn thức ăn khác nhau: vi tảo và VKTQH
Ngày tuổi

1
3
5
8
10
12
14
20
26

Mức độ sống sót của hàu (% sống sót
so với thời điểm ban đầu)
Ni bằng
Nuôi bằng tảo
VKTQH
100
100

98,0
97,8
97,2
97,3
95,4
96,0
87,8
87,7
78,4
79,0
65,4
65,6
58,3
59,2
55,3
54,9

Ứng dụng làm thức ăn cho tu hài giống:
Chúng tôi đã thử nghiệm sử dụng sinh
khối VKTQH làm thức ăn cho tu hài giống tại
Trại thực nghiệm nuôi trồng giống thuỷ sản,
thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản
TW I (Cát Bà, Hải Phịng). Thí nghiệm được
thực hiện ở giai đoạn ấu trùng ngay sau khi
mới nở. Đây là giai đoạn ấu trùng dạng bơi lội
tự do, yếu tố quan trọng trong giai đoạn này là
khả năng biến thái. Chúng tơi đã xác định khả

Kích thước (μm)
Ni bằng

VKTQH
20
50
65
100
140
160
200
215
253

Ni bằng tảo
20
50
65
100
140
160
200
218
258

năng này của ấu trùng tu hài khi sử dụng sinh
khối VKTQH làm thức ăn và so sánh với khi
sử dụng sinh khối hỗn hợp vi tảo Chlorella sp
và Nanochloropsis oculata. Kết quả quan sát
trên kính hiển vi trình bày ở hình 3 cho thấy
thời gian biến thái từ dạng chữ D sang dạng
đỉnh vỏ lồi đều khoảng 6-7 ngày và kích thước
ấu trùng tu hài là tương đương nhau khi được

ăn bằng hai nguồn thức ăn trên.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015

31


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

A

B

Hình 3. Sự biến thái của ấu trùng tu hài từ dạng chữ D sang dạng đỉnh vỏ lồi khi được ăn bằng
vi tảo (A) và khi ăn bằng VKTQH (B)
3.2. Ứng dụng VKTQH làm chế phẩm xử
lý đáy ao ni
Từ tập đồn chủng giống VKTQH phân
lập được tại các vùng ven biển, chúng tơi đã
lựa chọn được 3 chủng có khả năng loại bỏ
sulfide cao, ký hiệu là TH21, QN71 và QN52.
Dựa vào các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh
hóa và kết quả phân tích trình tự nucleotide
gene 16S-rDNA, đã xác định vị trí phân loại
của các chủng lựa chọn. Đã nghiên cứu một
số điều kiện ni cấy để có thể sản xuất chúng
với lượng sinh khối lớn với môi trường bột
đậu tương, pH=5,5- 7,5, 0-30‰ NaCl để nhân
nuôi nhằm tạo chế phẩm ứng dụng.


Ứng dụng trong xử lý môi trường ao nuôi cá
tra (tại Cái Bè, Tiền Giang)
Chế phẩm VKTQH (bao gồm cả 3 chủng
lựa chọn, với tỷ lệ ngang nhau) được sản xuất
tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước
ngọt Nam Bộ (Cái Bè, Tiền Giang) và cung
cấp cho một số hộ dân nuôi cá tra trong khu
vực lân cận (Hình 4). Thí nghiệm được bố trí
với 3 ao bổ sung chế phẩm và 1 ao đối chứng
không bổ sung chế phẩm. Các chỉ tiêu môi
trường nước trong ao thí nghiệm và đối chứng
có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt về chỉ số
H2S. Điều này cũng đã phản ánh được khả
năng xử lý môi trường ao nuôi của chế phẩm
VKTQH (Bảng 4).

Bảng 4. Các chỉ tiêu phân tích mơi trường nước trong ao ni cá tra
Chỉ tiêu
pH
Oxy (mg/l)
Nhiệt độ (oC)
COD (mg/l)
NH3 (mg/l)
H2S (mg/l)
Vi khuẩn (tổng)
Vibrio

32

Ao


TN1

TN2

TN3

6,3 - 7,0
6,0 – 6,9
6,0 – 7,0
1,9 – 3,0
1,5 – 2,7
1,7 – 2,9
28 - 29
28 - 29
28 - 29
7,42 – 13,48
6,32 – 8,93
6,3 – 9,31
1,25 – 3,12
1,05 – 2,92
1,82 – 3,12
0,15 – 0,86
0,21 – 0,92
0,17 – 0,56
10,5x103 – 20x103 250x103- 300x103 500x103- 688x103
0
0
0


Đối chứng
5,9 – 6,8
2,0 – 3,0
28 - 29
5,10 – 8,1
2,0 – 3,5
0,5 – 0,8
20,5x103- 31x103
0

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

A

B

Hình 4. Sản xuất chế phẩm VKTQH (A) và thả cá tra giống trong ao thí nghiệm (B) tại Cái
Bè, Tiền Giang
Ứng dụng trong xử lý ao nuôi thâm canh cá
rô phi đơn tính (Viện Nghiên cứu Ni trồng
thủy sản 1)
Thí nghiệm được tiến hành 2 ao đối chứng
(không bổ sung chế phẩm) và 2 ao thử nghiệm,
thực hiện bổ sung chế phẩm với lượng 10 lít/
ha. Tháng đầu tiêu bổ sung chế phẩm 1 lần.
Những tháng tiếp theo, cách 2 tuần bổ sung 1


lần, cho đến khi thu hoạch. Trước khi bổ sung
chế phẩm, tiến hành thu mẫu bùn và mẫu nước
để phân tích chỉ tiêu H2S và BOD3. Định kỳ
1 tháng kiểm tra sinh trưởng một lần, mỗi lần
cân đo 30 cá thể. Theo dõi tỷ lệ sống của cá
cho đến khi thu hoạch. Kết quả được trình bày
ở bảng 4 và minh họa ở Hình 5.

Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá rơ phi (g/con)
Thời gian (tháng)
0
1
2
2,5
Tăng trưởng trung
bình (g/con)

Lơ thử nghiệm
TN1
TN2
310,6 ± 5,47
269,4 ± 3,02
525,4 ± 9,27
487,4 ± 8,61
775,6 ± 7,65
719,4 ± 12,63
829,8 ± 12,1
776,4 ± 10,65
519,2
507,0


Với khối lượng cá thả trung bình khi bắt
đầu bổ sung chế phẩm là 269,4 - 327,6 g/con,
sau 3 tháng thí nghiệm ta thấy, lơ thí nghiệm
khối lượng trung bình của cá đạt 776,4 - 829,8
g/con, lô đối chứng không bổ sung chế phẩm

Lô đối chứng
ĐC1
ĐC2
327,6 ± 5,03
293,2 ± 3,46
528 ± 8,51
494,6 ± 8,22
779,6 ± 8,42
698,6 ± 15,30
798,6 ± 12,14 752,4 ± 15,63
471,0
459,2

đạt 752,4 - 798,6 g/con. Như vậy, sử dụng
chế phẩm VKTQH có góp phần ảnh hưởng
tốt đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của
cá.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015

33



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 5. Một số hình ảnh minh họa bổ sung chế phẩm trong q trình ni thâm canh cá rơ phi
đơn tính
IV. THẢO LUẬN
Về khả năng làm thức ăn tươi sống trong
nuôi trồng thủy sản: kết quả xác định cho thấy,
hàm lượng các amino acid không thay thế như:
Phenylalanine, leucine, lysine, methionine...,
và hàm lượng các acid béo không no tổng số
của các chủng lựa chọn cao hơn so với tảo
Chlorella sp. và thấp hơn không đáng kể so
với tảo Nanochloropsis sp - là hai loài vi tảo
được sử dụng phổ biến làm thức ăn tươi sống
trong nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam cũng
như ở các nước trên thế giới. Do đó, có thể sử
dụng các chủng VKTQH đã lựa chọn thay thế
cho vai trò của vi tảo.
Đối với ngao giống: sử dụng sinh khối
VKTQH làm thức ăn cũng làm gia tăng mức
độ sống sót của ngao giống so với ăn bằng vi
tảo. Kết quả được minh chứng bằng hình ảnh
quan sát bộ máy tiêu hóa của ngao con trên
kính hiển vi. Đối với hàu giống: mức độ sống
sót của hàu khi ni bằng VKTQH và vi tảo là
tương đương nhau. Đối với tu hài giống: kích
thước của tu hài khi ăn sinh khối VKTQH cũng
tương đương so với khi ăn vi tảo, đặc biệt khả
năng biến thái của chúng rất đồng đều. Sau
6-7 ngày đã quan sát được sự biến thái của ấu

trùng từ giai đoạn hình chữ D sang giai đoạn
đỉnh vỏ lồi ở cả hai cơng thức thí nghiệm sử
dụng thức ăn vi tảo và VKTQH với kích thước
34

tương đương. Như vậy, có thể sử dụng sinh
khối VKTQH để thay thế hoặc bổ sung cùng
vi tảo làm thức ăn tươi sống trong giai đoạn
ương ni ấu trùng của các lồi nhuyễn thể hai
mảnh vỏ.
Về khả năng sản xuất chế phẩm xử lý ao
nuôi thủy sản: Sử dụng chế phẩm đưa vào ao
nuôi cá tra đã cải thiện được môi trường nước
nuôi và làm xốp đáy bùn ao. Đối với nuôi
thâm canh cá rô phi, kết quả thu được cho thấy
sử dụng chế phẩm VKTQH bổ sung vào ao
nuôi đã làm giảm rõ rệt hàm lượng BOD3; H2S
trong nước và trong bùn đáy ao so với ao đối
chứng. Sau 2,5 tháng nuôi, hàm lượng BOD3
trong nước giảm từ 9,6-9,8 mg/l xuống 3,23,4 mg/l và hàm lượng BOD3 trong bùn giảm
từ 10,8-11,2 mg/l xuống còn 3,67 - 4,1 mg/l,
hàm lượng H2S trong nước giảm từ 0,03-0,04
mg/l xuống 0 mg/l và hàm lượng này trong
bùn giảm từ 5,5-5,6 mg/l xuống 3,5- 4,5 mg/g
bùn tươi. Chế phẩm VKTQH có góp phần ảnh
hưởng tốt đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cá
V. KẾT LUẬN
5.1. Đã chọn lựa được 4 chủng VKTQH
có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt thành phần

một số axit amin không thay thế. Sử dụng sinh
khối các chủng này có thể thay thế sinh khối
của các vi tảo trong vai trò thức ăn tươi sống

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
cho con giống của các loài 2 mảnh vỏ như:
ngao, hàu, tu hài.
5.2. Đã chọn lựa được 3 chủng VKTQH
có khả năng loại bỏ sulfide trong môi trường
nuôi. Sử dụng các chủng này để sản xuất chế
phẩm xử lý hữu cơ và sulfide trong ao ni cá
tra và cá rơ phi đơn tính đã đem lại hiệu quả
tốt.
5.3. Đã sản xuất sinh khối của các chủng
VKTQH tại các cơ sở sản xuất giống thủy hải
sản để phục vụ 2 mục tiêu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Phan Văn Chi, Nguyễn Bích Nhi, Nguyễn
Thị Tỵ, 1998. Xác định thành phần
axit amin bằng phương pháp dẫn xuất
hoá với O-Phthađialehyd (OPA) và
9-Fluorenylmethyl Chloformat (FMOC) trên
hệ HP-Amino Quant Series II”, Kỷ yếu Viện
Công nghệ Sinh học 1997: 454-461.
Đỗ Thị Tố Uyên, Văn Thị Như Ngọc, Trần Văn
Nhị, 2003. Xử lý và tái sử dụng nước thải

chế biến tinh bột gạo bằng vi khuẩn quang
hợp, Báo cáo Hội nghị CNSH toàn quốc
12/2004: 416-420.
Đỗ Thị Tố Uyên, Trần Văn Nhị, 2005. Nghiên cứu
quy trình tách chiết ubiquinone từ sinh khối
vi khuẩn quang hợp tía, Báo cáo Hội nghị
Khoa học toàn quốc: Những vấn đề cơ bản
trong Khoa học sự sống, định hướng y dược
học, Đại học Y Hà Nội, tháng 10/2005: 846849
Tài liệu tiếng Anh
Vrati, S., 1984. Appl. Microbiol. Biotechnol. 19,
199- 202.

Noparatnaraporn, N., Trakulnaleumsai, S., and
Duangsawat, S., 1987b. J. Sci. Soc. Thailand
13, 15- 27.
Bolinger, R., Zurrer, H., and Bachofen, R., 1985.
Photoproduction of molercular hydrogen
from waste water of a sugar refinery by
photosynthetic bacteria. Appl. Microbiol.
Biotechol. 23:147-151.
Hirayama, O., and Katsuta, Y., 1988. Bull. Fac.
Agric. 6:85-88. (Shimane University).
Imhoff, J.F., Hiraishi, A., Suling, J., 2005.
Anoxygenic phototrophic purple bacteria.
Bergey’s manual of Systematic Bacteriology.
Vol. 2. George M. Garrity.
Michiharu, K., Michihiko, K., 1995. Waste
remediation and treatment using anoxygenic
phototrophic bacteria. In: Anoxygenic

phototrophic bacteria. Robert E Blankenship
(Eds). Kluwer Academic Publishers. pp.
1269-1282.
Sujjat, A., Azad, L., Ving, C., Vikineswaryb,
S., 2002, Phototrophic Bacteria as Feed
Supplement for Rearing Penaeus monodon
Larvae, Journal of the World Aquaculture
Society: Vol. 33, No. 2, pp. 158–168.
Xu, B., Ding, M., Mao, J., Xu, H., 1992. The food
value of Rhodopseudomonas sphaeroides
for Brachionus plicatilis, Transaction of
Oceanology and Limnology. pp. 19-22 (In
Chines).
Li, Y., Xu, B., Shu, X.H., 1995. Isolation,
identification and growth condition of
Rhodopseudomonas. Ocean University of
Qing dao 25: 354-359.
Standard Methods for the Examination of Water
and Wastewater, 14th edition, p.503, Method
428C (1975).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015

35


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

APPLIED PURPLE PHOTOSYNTHETIC BACTERIA TO
AQUACULTURE IN VIETNAM

Do Thi To Uyen1*, Do Thi Lien1, Le Thi Nhi Cong1,
Hoang Thi Yen1, Nguyen Thi Dieu Phuong2

ABSTRACT
Purple photosynthetic bacteria (PSB) are distinguished by their ability to carry out anoxygenic
photosynthesis. They use only one photosystem and require electron donors of lower redox
potential than water, such as sulfide and other reduced sulfur compounds, hydrogen and
number of small organic molecules. Therefore, they can be used in waste treatment, even
industrial waste. Besides, their biomass can be used as living food in aquaculture breeding
similar to micro-algae because of high nutritive value. We had a longtime to study on and
applied this bacteria group in several fields, especial aquaculture with two aims: Living food
for breeding and waste treatment bio-product. For living food aim: From the collection of
PSB isolated from coastal area of Vietnam, four trains were chosen for using as living feed in
aquaculture animal breeding. Base on the results of optimization of their growth conditions,
a PSB biomass production technique was construction in large scale (300-500 liter/day).
This technique was applied at two aquaculture farms (Giao Xuan, Giao Thuy Nam Dinh and
Xuan Dan, Cat Ba, Hai Phong). For bio- product production aim: Three selected PSB strains
with high of sulfur removal activity have been taxonomic identified and characterized. They
can grow with different substrate as acetate, soybean powder or wastewater from starch
processing. Cells density is the same when they grow under tungsten lamp or sunlight (108109 cells/ml). Under solar energy, the growth dynamics are resembled in each scale from
10 ml to 20 little. A procedure of production biomass of purple bacteria was established
for treating sulfur polluted. This bio –product was applied in cat-fish ponds (Cai Be, Tien
Giang) and intensive culture of tilapia (RIA1).
Keywords: aquaculture, living food, purple photosynthetic bacteria, sulfur removal,
technique

Người phản biện: ThS. Ngô Thị Ngọc Thủy
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2015
Ngày duyệt đăng: 07/8/2015


Institute of Biotechnology - Vietnam Academy of Science and technology (VAST)
*Email: ,
2
Research Institute for Aquaculture No.1 (RIA1)
1

36

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 6 - THÁNG 8/2015



×