Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận xã hội học chuyên biệt dox

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.13 KB, 17 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU.
1.

Đặt vẫn đề.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, ngày
càng tiện nghi, hiện đại, góp phần tác động khơng nhỏ tới tâm – sinh lý của con
người. Kèm theo đó là sự ra đời của điện thoại, máy tính, mạng Internet, các trang
mạng xã hội như facebook, zalo, Instagram,… ngày càng phổ biến đến từng người,
từng nhà, mỗi quan hệ xã hội cũng được mở rộng hơn, tiếp cận được nhiều thơng
tin hơn, từ đó giúp người ta tơn trọng cuộc sống hơn để gia tăng sự hưởng thụ cuộc
sống. Tuy nhiên bên cạnh những suy nghĩ, thái độ tích cực như trên thì khơng ít
người lại khơng tự tìm ra, hoạc vì những lý do tiêu cực nào đó họ khơng tìm ra
được suy nghĩ như vậy và từ đó khiến họ cảm thấy chán ghét cuộc sống, họ khơng
muốn sống và từ đó nảy sinh ra quyết định “tự tử”. Trong số những người có suy
nghĩ như vậy có một bộ phận khơng nhỏ là những người trẻ tuổi, nhất là ở độ tuổi
học sinh, sinh viên là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người
tràn đầy sinh khí, nghị lực và hoài bão, là lực lượng lao động to lớn của tương lai
không thể thay thế với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là niềm hi vọng
của mỗi gia đình thầy cơ và bạn bè. “Trẻ người non dạ” đó là cách mà người ta hay
nói về đối tượng này, trẻ về tuổi tác, non về kinh nghiệm sống, phong cách sống
nhất là trong bối cảnh xã hội có nhiều cám dỗ đặt ra khơng ít thách thức đối với
chính bản than họ. Chính vì vậy mà những vụ việc tự tử nhất là ở giới trẻ trong thời
gian gân đây đã gây ra những hậu quả vừa thương tâm vừa nhức nhối với gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết của mình, em khơng thể tìm hiểu
tường tận về mọi vẫn đề liên quan đến hiện tượng tự tử mà chỉ đưa ra những quan
điểm, phân tích, đánh giá của bản than, từ đó lý giải một phần nào đó về hiện
tượng tự tử ở giới trẻ theo cách nhìn của riêng mình đồng thời kiến nghị một số
biện pháp giải quyết.
2.
3.


4.
-

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phân tích nguyên nhân gây ra hiện tượng tự tử.
Đánh giá thực trạng của hiện tượng tự tử.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị để khác phục, giảm thiểu hiện tượng tự tử.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Giới trẻ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi đất nước Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu.
Phần II. NỘI DUNG.


Khái niệm liên quan.
1.1.
Tự tử là gì?
Theo nhà tâm lý học người Mỹ, Edwin shneidman, tự tử là hành động tự làm
tổn thương, cố ý chấm dứt sinh mạng của bản thân.
Theo Charles Bagg, một chuyên gia tâm lý người Anh, cho rằng, tự tử là
hành động cướp đi sinh mạng của bản thân một cách có chủ tâm, và hành
động này có thể là hậu quả của những chững bệnh tâm thần và cũng có thể là
hậu quả của những động cơ khác nhau, những động cơ này không nhất thiết
phải liên quan đến các chứng bệnh tâm thần, nhưng chúng mạnh hơn cả bản
năng sinh tồn của con người.
Trong cuốn sách Definition of Suicide (định nghĩa về tự tử) xuất bản năm
1985, Edwin Shneidman đã định nghĩa tự tử như sau: Tự tử là một hành
động tự kết liễu sự sống của bản thân một cách có ý thức. Ở đấy, người ta
phải đối mặt với một tình cảnh vơ cùng khó khăn, phức tạp và họ nhận thấy

rằng tự tử là giải pháp tốt nhất để giải quyết khó khăn đó.
Theo Durkhiem: Tự tử là cái chết do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành
động tích cực hay tiêu cực từ cá nhân, nhằm chống lại chính bản thân mình.
Như vậy qua các quan điểm trên tựu chung lại chúng ta có thể hiểu: Tự tử là
hành vi tự kết liễu cuộc đời của chính bản thân mình. Hành động này có thể
được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau và vì nhiều lí do khác nhau.
1.2.
Giới trẻ là gì?
Giới trẻ là những người trong độ tuổi thanh thiếu niên (tức là giao động
khoảng từ 15 – 25 tuổi), hay còn gọi là tuổi Teen, là một giai đoạn chuyển
tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giưa giai
đoạn trẻ em và trưởng thành. Giới trẻ là những người năng động, sáng tạo,
sành điệu, chịu chơi, thường rất tị mị, thích khám phá và ham vui chơi.
2. Thực trạng.
2.1.
Thực trạng chung.
1.

-

-

-

-

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 1 triệu
người chết vì tự tử, tức khoảng 3.000 người chết mỗi ngày. Đáng lo ngại là
độ tuổi có hành vi tự tử đang trẻ hóa, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 15 - 25.
Hiện số vụ tự tử đã tăng 60% so với 50 năm trước. Dự báo đến năm 2020,

con số này có thể sẽ tăng lên thành 1,5 triệu, và tự tử sẽ là nguyên nhân tử
vong hàng đầu ở các nước phát triển và hàng thứ 2 ở các nước đang phát
triển. Các nước Đơng Âu có tỷ lệ tự tử cao nhất toàn cầu (45 - 75 người/
100.000 người). Ở Mỹ, tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho thanh
thiếu niên độ tuổi từ 15 - 24. Tỷ lệ tự sát ở nam cao hơn nhiều so với ở nữ


giới. Có khoảng 10-20 triệu vụ tự sát khơng thành xảy ra mỗi năm trên toàn
thế giới. Cũng theo các nghiên cứu thì tỉ lệ nữ giới có ý định tự tử nhiều hơn
nam giới nhưng tỉ lệ chết thì nam giới cao hơn phụ nữ. Tỉ lệ tự tử cũng có sự
khác nhau giữa các nước và các khu vực. LB Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Cannada, Trung Quốc… là những quốc gia có tỉ lệ người tự tử cao
nhất thế giới.
2.2.

Thực trạng tự tử ở giới trẻ.

Tỉ lệ người chết vì tử tử ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động.
Tình hình chung của tự tử ở học sinh Việt Nam hiện nay. Tại Việt Nam, tỷ lệ
thanh thiếu niên từng nghĩ đến chuyện tự tử và từng tìm cách kết thúc cuộc
sống của mình đã tăng cao hơn gấp đôi so với năm 2005 (Theo cuộc điều tra
quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 9 thứ 2, năm 2010). Số lượng
người dân có ý nghĩ tự tử chiếm khoảng 8,9% dân số (Theo nghiên cứu của
bác sĩ Trần Thị Thanh Hương và các đồng sự, năm 2006).
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2008 cũng cho thấy, trong hơn 10.000 thanh thiếu niên thì trên 73% người
từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tự. So với số
liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ
thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên. Đáng chú ý, tỷ lệ
nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30%.

Theo số liệu của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP HCM, trong vòng
một năm (từ tháng 5/2007 - 5/2008), bệnh viện này tiếp nhận 310 ca tự tử
dưới 16 tuổi, trong đó 4 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM
cũng có đến 47 trường hợp trẻ tìm đến cái chết trong năm 2008. Theo thống
kê của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam
thanh niên từ 15 - 24 tuổi là nhóm lứa tuổi có ý định tự tử cao nhất, trong đó
tỷ lệ nữ cao gấp hai lần so với nam. Điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi
này cho thấy, 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử, 25% đã tìm cách kết thúc
cuộc sống.
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh viện
Mai Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi từ 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó
khăn về ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử.


Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam
cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ
sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần
chung là 19,46 %. Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội
thành, ngoại thành không có gì khác biệt.
Theo bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, nguyên
nhân dẫn đến hành vi tự tử thường là do bệnh nhân gặp phải những biến cố
về tình cảm (61,6%). Ngồi ra cịn vì lý do tiền bạc (14,8%); bệnh tật (7,4%)
và áp lực học hành thi cử (chiếm 3,5%). Phương thức tự tử phổ biến của các
bệnh nhân là uống thuốc độc hay uống các loại hố chất (chiếm tới 97,7%),
thơng dụng nhất là các loại phục vụ cho nông nghiệp như thuốc diệt sâu rầy
có hay khơng có phốt pho hữu cơ, thuốc diệt cỏ.
Những khủng hoảng, biến đổi tâm lý của học sinh theo hướng bất thường và
hiện tượng tự tử ngày càng gia tăng rung lên hồi chuông báo động cho
những bậc cha mẹ nói riêng, nhà trường và tồn xã hội nói chung.

Phân loại.
Esmile Durkhiem – một nhà xã hội hội học người Pháp nổi tiếng đã phân tự
tử thành 4 loại: tự tử ích kỷ, tự tử vị tha, tự tử phi chuẩn mực, và tự tử cuồng
tín.
2.2.1.

-

+, Tự tử ích kỷ: Hành vi tự tử này xảy ra khi cá nhân bị bỏ rơi, không được quan
tâm đến và cá nhân sống chỉ vì bản thân mình. Đây là kiểu chủ nghĩa tự do cá nhân
quá lớn. Trong hiện tượng tự tử này, Durkhiem cho rằng, đây là những người có ít
ràng buộc xã hội, có nghĩa là các cá nhân trở nên tách rời khỏi các giá trị và các
mong đợi được chia sẻ bởi những người xung quanh như: gia đình, họ hàng. VD:
người độc thân, góa bụa, li hơn dễ tự tử hơn những người có chồng và ngược lại
những gia đình có con cái càng miễn dịch với hiện tượng tự tử và điều này được
tăng cường khi con cái gia tăng.
+, Tự tử vị tha: Hành vi này xảy ra khi cá nhân xả thân vì mục tiêu của nhóm. Tự
tử vị tha có thể diễn ra dưới hình thức bắt buộc khơng thể làm khác trong tình
huống nhất định. Kiểu tự tử này chủ yếu do sự gắn kết quá mạnh của cá nhân với
nhóm, với cộng đồng xã hội. Những vụ tự tử này xảy ra khi các cá nhân hoàn tồn
bị ngập vào trong nhóm xã hội của họ, bị liên kết cao độ khiến cho cá nhân có ít
hay khơng có giá trị.


+, Tự tử phi chuẩn mực: Đó là sự tự sát trong tình huống nhiễu loạn, hỗn độn,
khủng hoảng. Trong tình huống xã hội như vậy, các chuẩn mực cũ khơng cịn tác
dụng kiểm sốt, điều tiết hành vi cá nhân, nhưng chuẩn mực mới chưa xuất hiện.
Cá nhân rơi vào trạng thái chơi vơi, mất phương hướng. Khi trật tự xã hội bị xáo
trộn thì xảy ra sự gia tăng về tự tử phi chuẩn mực. VD: Sự đổ vỡ về kinh tế. tai họa
tài chính…

+, Tự tử cuồng tín: Đó là sự tự sát do niềm tin mù quáng chi phối, do bị kiếm soát,
điều phối quá gắt gao, do sự trừng phạt quá nặng nề về mặt giá trị và chuẩn mực.
-

-

Các kiểu tự tử trên đều liên quan đến một nhân tố xã hội duy nhất đó là sự
cố kết và thống nhất nội tại của nhóm xã hội. Tỉ lệ tự tử trong một xã hội tùy
thuộc vào mức độ mà các thiết chế của nó sản sinh ra những trạng thái tự kỷ,
vị tha, phi chuẩn mực và cuồng tín.
Theo mục đích và cách thức tự tử thì có thể phân loại tự tử thành các như: tự
hại, an tử và hỗ trợ tự tử, tự sát giết người, tấn công tự sát, tự sát tập thể,
hiệp ước tự sát và tự sát phản đối. Tuy nhiên bài tiểu luận này chủ yếu đề
cập tới hiện tượng tự tử xét trên khía cạnh tâm lí và hành vi con người nên
em sẽ khơng làm rõ cách phân loại này.
2.3.
Những biểu hiện của người sắp tự tử.
+, Nói về tự tử, về cái chết: Người có ý định tự tử thường nói về tự tử,
về cái chết hoặc sự trừng phạt bản thân, ví dụ: “thà chết đi cho khuất
mắt, chết khỏi khổ; chẳng còn gì quan trọng nữa,…”
+, Chuẩn bị các phương tiện để tự tử: Họ tìm kiếm, chuẩn bị dao, kiếm,
thuốc ngủ, dây hoặc thường lui tới những nơi có thể tử tử như hành lang
nhà cao tầng, cầu, sông, hồ,…
+, Quan tâm tơi cái chết: Thể hiện sự quan tâm bất thường về cái chết,
như làm thơ, viết nhật ký, tự truyện có đề cập đến cái chết và sự ra đi
của mình. Tìm đọc các sách, báo, phim ảnh về cái chết.
+, Khơng cịn hi vọng về tương lai: Bày tỏ sự cô vọng, bế tắc, mất niềm
tin vào cuộc sống, niềm tin vào tương lai. Trong lời nói, thư từ, email,
facebook của những người có ý định tự tử thường thể hiện sự vô vọng,
không thiết sống.

+, Căm ghét, đày đọa bản thân: Có cảm giác tội lỗi, xấu hỗ, vô giá trị
hoặc chán ghét bản thân. Họ thường nói về tội lỗi hoặc gánh nặng của


bản thân mình đối với những người xung quanh. Ví dụ: “khơng có tơi thì
anh sẽ sướng hơn,…”
+, Sắp xếp tư trang, và các việc riêng: Sắp xếp lại tư trang, cho đi các đồ
vật có giá trị hoặc liên lạc với các thành viên gia đình và bạn bè, như
nhờ ai đó giúp gửi lời nhắn tới gia đình.
+, Nói những lời tạm biệt: Có thể bất ngờ tới thăm hoặc gọi điện cho
người thân và bạn bè và nói những lời vĩnh biệt hoặc nhắn gửi, ám chỉ
sự chia tay, như “nếu khơng cịn gặp lại thì,...”
+, Rút lui khỏi người thân, bạn bè: Trong thời thời gian trầm cảm, bế tắc,
người có ý định tự tử thường sống khép mình, tự cơ lập mình với người
thân, bạn bè.
+, Có hành vi khác thường: Từ ăn, ngủ thất thường, có các xích míc,
xung đột với mọi người xung quanh; sử dụng rượu bia, thuốc lá và các
chất kích thích nhiều hơn bình thường; có lối sống bng thả và coi
thường rủi ro như: phóng xe trên đường, khơng sợ chết,…
+, Đột ngột thay đổi tâm tính: Có thể thay đổi tâm tính từ lo âu, trầm
cảm sang điềm tĩnh, vui vẻ, thoải mái. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy
người này đã có giải pháp vượt qua bế tắc, nhưng đa số là họ thay đổi
tâm tình vì đã đưa ra quyết định tự tử rồi. Họ bình thản chờ cơ hội để
thực hiện. Vì vậy, cần phải theo dõi, hỗ trợ để ngăn ngừa họ thực hiện tự
tử.


Những phương thức tự tử.
Treo cổ, uống thuốc trừ sâu, dùng súng, nhảy lầu, cầu,ao, hồ, sông, suối,
đứng trên đường ray xe lửa, đụng xe, mất máu, cố ý chết đuối, tự thiêu, điện

giật, cắt mạch máu, uống thuốc an thần, các chất kích thích từ ma túy, sử
sụng các dụng cụ làm tắc đường thở, đập đầu, cắn lưỡi,… Tất cả các phương
thức hủy hoại bản thân đều có thể được các đối tượng sử dụng.
2.4.

-


Nguyên nhân của hiện tượng tự tử.
3.1.
Nguyên nhân chung.
Tự tử để giải thoát bản thân: điều này xuất phát từ nguyên nhân tâm lý bên
trong của mỗi con người. Sự sống mang đến sự bất mãn chán ghét đến tột độ
đem đến sự sụp đổ hoàn toàn về tinh thần, mất niềm tin nghị lực khơng tìm
thấy lí do gì để có thể cho họ tồn tại. Họ muốn tìm đến cái chết để giải thoát
bản thân khỏi ốm đau, bệnh tật, tình trạng túng quẫn, nợ nần, trốn tránh trách
nhiệm,…
Nguyên nhân xuất phát từ môi trường xã hội: tự tử xảy ra do những tác
nhân, những sự kiện bên ngồi, những ảnh hưởng từ phía xã hội, chẳng hạn
như bị người yêu chối bỏ, bị thầy cô giáo phạt, bị bạn bè chêu trọc, bị quấy
rỗi, lạm dụng tình dục, bị cưỡng hiếp, bị cha mẹ trách mắng, bị mất cha hay
mẹ, cha mẹ ly hôn, bị mất việc, bị sạt nghiệp, bị vỡ nợ, bị phản bội,… Đôi
khi nhiều thanh thiếu niên tử tử vì một nguyên nhân rất lạ đời, như thần
tượng của họ (ngôi sao ca nhạc, ngôi sao điện ảnh, người mẫu thời trang,…)
bị chết hoặc tự tử, dẫn đến việc họ quyết định chết theo.
Tự tử cũng là sự thách thức và kháng nghị: Nhiều người sự dụng cách thức
tự tử để thể hiện sự phản đối 1 điều gì đó hay để đe dọa người khác. VD:
Hịa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư ở Sài Gòn
vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính
3.


-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

quyền Ngơ Đình Diệm, hay một số người con nhịn đói đến chết để phản đối
quyết định của bố mẹ mình,…
Các chứng bệnh về tâm lý, những rối loạn tinh thần, chẳng hạn như bị bệnh
tâm thần phân liệt, bị trầm cảm nặng, bị chứng rối loạn lưỡng cực (lúc thì
vui đến phát cuồng, lúc thì buồn đến mức suy sụp tinh thần), bị sang chấn
tâm lý mạnh (có thể là do mất đi người thân yêu nhất, do bị chối bỏ, bị hắt
hủi,…)
Lạm dụng các chất kích thích: Việc lạm dụng các chất kích thích trong thời

gian ngắn cũng như trong thời gian dài đều làm nguy cơ tự tử tăng lên. Hơn
50% số người tự tử có dính líu đến việc sử dụng bia rượu và ma túy. Hơn
25% số người nghiện ma túy và nghiện rượu tự tử. Trong lứa tuổi vị thành
niên, việc lạm dụng bia rượu và ma túy chiếm tỷ lệ 70% số trẻ vị thành niên
tự tử.
Do các chứng bệnh về sinh lý: như bị mắc phải các chứng bệnh nan y, bị
khuyết tật hoặc bị mất khả năng vận động do tai nạn đột ngột gây ra,… Não
bộ bị thương tổn, hoạt động kém hiệu quả ở một vài chức năng nào đó cũng
dễ dẫn đến việc tự tử. Những thương tổn sinh lý này gây ra thiểu năng trong
quá trình nhận thức và ảnh hưởng đến các hoạt động sống, các quan hệ xã
hội của người bệnh, chúng tác động ngược trở lại với xúc cảm, tình cảm, tâm
trạng,… của người bệnh, khiến cho nguy cơ tự tử của người bệnh tăng cao.
Tự tử để thoát khỏi sử trừng phạt của pháp luật: đây cũng là nguyên nhân
của nhiều vụ tự tử khác nhau. Nhiều người sau khi phạm tội cảm thấy ăn năn
hối hận và sợ hãi khi nghĩ đến cảnh phải chịu tội nên trốn tránh trách nhiệm
bằng cách tự tử.
Tự sát để phục vụ mục đích quân sự: sử dụng cái chết của một hay nhiều
người để phục vụ mục đích quân sự. VD: những vụ tự tử của những người
mật thám khi bị lộ để bảo toàn bí mật…
Tự sát vì nghĩa vụ: Tự sát vì nghĩa vụ hay bổn phận là một hành động tự sát
có hoặc không gây tử vong, được thực hiện với niềm tin rằng việc này sẽ đạt
được những điều tốt đẹp hơn, chứ khơng phải là để thốt khỏi những điều
kiện quá đáng hoạc quá khắc nhiệt. VD: Các quý tộc La Mã bị truất phế đôi
khi được phép tự sát để gia đình họ thốt khỏi những hình phạt.
3.2.
Ngun nhân tự tử đặc trưng của giới trẻ.
Ngoài những nguyên nhân chung trên, do một số tính chất đặc thù của lứa
tuổi nên tỉ lệ học sinh, sinh viên tự tử nhiều hơn hẳn các lứa tuổi khác đó là
so các nguyên nhân sau:



+, Những căng thẳng trong gia đình, như: bất hịa giữa cha - mẹ, cha mẹ ly hôn,
sự thiếu quan tâm của cha mẹ về tâm lý, sự độc tài, sự áp đặt, sự buông lỏng,
thờ ơ của cha mẹ, kinh tế gia đình khó khăn, tình trạng trầm cảm - lo âu của cha
mẹ, bệnh lý của cha mẹ hoặc của trẻ,… là những yếu tố rất thường gặp trong
những trường hợp tự tử tuổi vị thành niên.
+, Bắt chước: Việc trẻ chọn lựa hành vi tự tử có liên quan đến nhiều vấn đề.
Ngoại trừ vấn đề bệnh lý tâm thần do bất thường của hoạt động não, đa số yếu
tố ảnh hưởng đến việc tự tử ở học sinh là những vấn đề xã hội, nhà trường và
gia đình. Các nhà nghiên cứu tâm lý - tâm thần - xã hội học đã ghi nhận tình
trạng bắt chước, “lây bệnh” từ những chương trình truyền hình, phim ảnh, các
thơng tin xã hội về tình trạng tự tử. Theo nhà nghiên cứu thì hiện tượng tự tử
càng lúc càng tăng thêm theo từng đợt xuất hiện các bộ phim liên quan đến
những hành vi tự tử nhất là các bộ phim có những ngơi sao thần tượng.
+, Yếu tố bất an, căng thẳng trong trường học, trong giao tiếp với bạn bè. Ở độ
tuổi này, mối quan hệ với trường học và bạn bè là mối quan hệ ngồi gia đình
duy nhất của trẻ, có tính nâng đỡ và xây dựng nhân cách của trẻ. Khi có những
khó khăn trong mối quan hệ này, cộng với những khó khăn xuất phát từ gia
đình, trẻ sẽ mất nguồn lực, mất đi sự động viên và giúp đỡ trong khi tình trạng
căng thẳng nội tại cũng vừa xuất hiện và mạnh mẽ dần. Chính vì vậy, việc trẻ
thu mình, tự kỷ, trầm cảm và nặng nhất là tự tử là điều rất dễ xẩy ra. Một số vấn
đề nảy sinh tại trường học như là: Không đạt được kết quả mong muốn trong
học tập như: thi rớt, bị điểm kém,… Bị mất danh dự, bị sỉ nhục trước trường,
trước tập thể lớp; Bị người thân xúc phạm, vu oan, hiểu lầm; Bị áp lực do gia
đình, nhà trường kỳ vọng ở các em quá cao trong học tập; Bị ngăn cấm trong
tình u, tình bạn Thiếu trong 3 khía cạnh: sinh lí – tâm lí – quan hệ: Dưới góc
độ sinh lý, chúng ta đều biết ở độ tuổi thanh thiếu niên, hưng phấn trong thần
kinh rất mạnh, do đó các em dễ mất kiểm sốt và có hành động bất ngờ.



+, Dưới góc độ tâm lý, tuổi mới lớn đang gặp nhiều trục trặc trong thời điểm
dậy thì, tính tự ái cực kỳ cao, dễ thổi phồng mọi việc, lại gặp những vấp váp
đầu đời trong khi chưa có kinh nghiệm sống, chưa có kỹ năng ứng phó.
+, Dưới góc độ quan hệ xã hội, đây là lúc mà vị thế của người lớn giảm một bậc
trong mắt trẻ và các em tự nâng vị thế của mình lên một bậc, cho mình nhiều
quyền quyết định hơn - thậm chí quyết định cả mạng sống của mình, giữa các
em và người lớn đang có một “dấu cách” nhất định, gia đình ít gần gũi và ít sát
sao các em hơn so với lúc trước.
+, Thiếu kỹ năng đối phó với những chuyện xẩy ra trong cuộc sống: rõ ràng
điểm kém, một lần thi chượt, vài trăm ngàn đồng, một lời trách ốn của cơ giáo,
… đều là những sự việc các em hồn tồn có thể vượt qua, hồn tồn giải quyết
được. Tuy nhiên, không ai chỉ bảo cho các em kỹ năng ứng phó với những
chuyện đời thường này cả nên các em vào sự chông chênh trong cảm xúc, sự bế
tắc trong suy nghĩ và bộc phát trong hành động.


Hậu quả của hiện tượng tự tử.
4.1.
Hậu quả đối với bản thân của người tự tử.
Đối với bản thân người tự tử: Bản thân những người tự tử sẽ vĩnh viễn mất
đi cơ hội được sống, được học tập và phấn đấu, được phát triển.
4.2.
Hậu quả đối với gia đình và những người xung quanh.
Đối với gia đình và những người thân: họ sẽ phải gánh chịu một vết thương
tinh thần to lớn khơng gì bù đắp được, thậm chí họ sẽ sống trong cảm giác
tội lỗi, mặc cảm đối với người đã khuất.
4.3.
Hậu quả đối với xã hội.
4.


-

-


-

xã hội sẽ mất đi những chủ nhân tương lại của đất nước, đồng thời hiện
tượng tự tử diễn ra cũng tạo nguy cơ cho các thành viên khác trong xã hội
cũng có hồn cảnh bế tắc sẽ học địi, bắt chước, gây ra nhiều vấn đề liên
quan.
Áp dụng các thuyết xã hội học để giải thích vẫn đề tự tử và đưa ra định
hướng trong giải quyết vẫn đề.
5.1.
Thuyết nhu cầu.
Thuyết nhu cầu đưa ra 5 bậc thang nhu cầu cần thiết của con người là: nhu
cầu sinh học < ăn, mặc, ở, …>, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu
được tôn trọng, nhu cầu được khẳng định, phát triển. Mỗi con người trong xã
hội có ứng với mỗi hồn cảnh sống khác nhau thì lại có những nhu cầu khao
khát được đáp ứng khác nhau. VD: người nghèo đói thì mong muốn được
đáp ứng nhưng nhu cầu cơ bản ở bậc thang thứ nhất là ăn, mặc, ở,... Những
người khác đã có được cuộc sống no đủ về mặt vật chất thì lại khát khao
được yêu thương, được quan tâm, được có cơ hội khẳng định mình, họ lại
nhìn những người nghèo nhưng có tình thương, sự đùm bọc, họ lại mong
ước được như thế. Trong xã hội, khơng có cuộc sống của ai là tồn vẹn tất
cả, ai ai cũng có những nhu cầu cho dù nhu cầu đó thuộc bậc 1, hay 2,3,4,5.
Việc không được đáp ứng các nhu cầu ở các cấp độ khiến con người rơi vào
sự bế tắc và dẫn tới nguy cơ tự tử cao. Xã hội ngày càng phát triển thì sự
thiếu hụt nhu cầu ở những bậc cao hơn là những nguyên nhân phổ biến cho
nguyên nhân tự tử: VD: không được đáp ứng nhu cầu về mặt tình cảm, sự

thất bại trong sự nghiệp,... Thuyết nhu cầu cho ta một cái nhìn tổng quát về
hiện tượng tự tử - sự thiếu hụt sâu sắc các nhu cầu.
Thuyết nhu cầu cho thấy tất cả các đối tượng trong xã hội dù giàu hay
nghèo, trẻ hay già, nam hay nữ,… đều có thể có nguy cơ tự tử. Vì thế cần
xác định rõ ràng nhu cầu cần được đáp ứng của các đối tượng có dấu hiệu tự
tử để có biện pháp đáp ứng và ngăn chặn nguy cơ tốt nhất.
5.2.
Thuyết nhu cầu – hành vi.
Trong đó:
+, S (subject): Tác nhân kích thích.
+, C (cognitive): Nhận thức.
+, R (reflexion): Phản ứng con người.
+, B (behavior): Kết quả hành.
Dựa vào mơ hình của thuyết nhận thức – hành vi thì ta có thể thấy hiện
tượng tự tử xuất phát điểm từ những suy nghĩ khơng tích cực < ở đây em
5.

-

-

-

-


khơng phân tích về những trường hợp tự tử đặc biệt như tự tử vì mục đích
qn sự và tự tử vì nghĩa vụ >. Từ những tác nhân khơng tích cực bên ngồi
mỗi người sẽ có cách nhận thức khác nhau : có người sẽ coi đó là thách thức
tất yếu trong cuộc sống, là những bước cản sẽ phải vượt vượt qua và sẽ chấp

nhận đối mặt với nó -> phản ứng tích cực -> hành vi tích cực; Còn đối với
những người nhận thức quá nặng nề về tác nhân khơng tích cực này, phủ
nhận, chối bỏ nó -> tâm trạng nặng nề -> phản ứng khơng tích cực -> kết
quả khơng tích cực < mà ở đây là tự sát > Thuyết nhận thức – hành vi khái
quát cho ta một cách can thiệp hiệu quả đối với những người có ý định tự tử
hay những người tự tử không thành và cả những đối tượng có hành vi tiêu
cực khác là can thiệp vào suy nghĩ nhận thức của họ, làm cho họ có cách
nhìn nhận khác đối với các tác nhân kích thích hay chính là những biến cố
trong cuộc sống để họ phản ứng tích cực hơn và từ đó tạo những thay đổi tốt
đẹp trong cuộc sống.

-

-

-

Phần III. KẾT LUẬN – GIẢI PHÁP.
1. Kết luận.
Hiện tượng tự tử ở giới trẻ Việt Nam trong những năm gần đây có chiều
hướng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở các em xuất phát
chủ yếu từ mâu thuẫn giữa bản thân với mơi trường gia đình, trường học
và xã hội. Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào thống kê được
con số chính xác số lượng học sinh tự tử hàng năm. Theo đó, việc phát
hiện, can thiệp và phòng ngừa đối với hiện tượng này ở Việt Nam cịn
mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và các tổ chức xã hội.
2. Giải pháp.
2.1.
Giải pháp chung.

Tự tử đã không cịn là vấn đề nhỏ lẻ có thể giải quyết dễ dàng trong phạm vi
gia đình mà nó cần sự chung tay hành động của cả xã hội vì chính bản thân
mỗi người, những người thân và toàn xã hội.
Tăng cường sự quan tâm giữa các thành viên trong các nhóm, lớp nhất là
trong gia đình để bản thân mỗi người ln có một chỗ dựa vững chắc và can
thiệp kịp thời khi thành viên có dấu hiệu tiêu cực.
Tuyển chọn và đào tạo các nhóm tình nguyện viên để phục vụ việc tư vấn
các vấn đề liên quan đến tính riêng tư của cá nhân.
Nâng cao khả năng phục hồi tinh thần thơng qua cách tư duy tích cực và các
mối quan hệ xã hội.


-

-

-

-

-

-

Nâng cao hiệu quả của các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội. Nâng cao chất
lượng đào tạo các chuyên viên y tế và thành lập các trung tâm tư vấn cho
những người bị khủng hoảng. Các chính sách xã hội cần bao phủ rộng hơn
và toàn diện hơn để trợ giúp những đối tượng khó khăn yếu thế.
Hạn chế vấn đề bạo lực trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hạn chế việc
lạm dụng các chất kích thích để giảm bớt những vấn đề rắc rối về sức khỏe

tinh thần.
Hạn chế khả năng tiếp cận dễ dàng đối với những phương tiện dùng để tự tử.
Can thiệp trực tiếp đến những nhóm đối tượng có nguy cơ tự tử cao có thể là
thơng qua Liệu pháp tâm lý nhóm, giúp cho những người có ý muốn tự tử có
được những kỹ năng sống cơ bản trong đời sống hàng ngày, giúp họ nhận
thức được những quyền cá nhân cơ bản của họ, hình thành cho họ những kỹ
năng xoa dịu các xúc cảm, thiết lập những ranh giới trong các mối quan hệ
xã hội, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh, và hình thành những kỹ
năng giải quyết các vấn đề khó khăn của cuộc sống.
2.2.
Giải pháp đối với giới trẻ (học sinh – sinh viên).
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa hiện tượng học sinh tự tử
thì giáo dục nhà trường đóng vai trị chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò
then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng
cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ngồi những giải
pháp chung trên thì đối với học sinh gia đình và nhà trường cần:
Rễ chắc thì cây sẽ vững. Gia đình hịa thuận ấm êm thì con trẻ sẽ khó gục đổ
một cách dễ dàng. Sự ấm áp trong tình cảm gia đình đối với các bé là sự đảm
bảo lớn nhất. Bố mẹ, những người thân của trẻ hãy cố gắng dành nhiều thời
gian nghe trẻ tâm sự, chia sẻ về chuyện học tập, bạn bè và đưa ra những lời
khuyên khi cần thiết.
Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy khoa học mà còn phải chú trọng dạy kỹ
năng để sống cho học sinh. 100 tiết khoa học chưa chắc giúp cho trẻ thành
công nhưng 100 tiết kỹ năng sống có thể làm cho trẻ vững vàng hơn hẳn.
Phải hướng dẫn các em cách giải quyết những vấn đề thường gặp, phải đem
những câu chuyện tự tử và hậu quả của nó làm bài học kinh nghiệm cho các
học sinh khác, khơng thể bỏ phí những bài học mà chúng ta đã trả giá quá
đắt bằng chính mạng sống của các em được.
Các tổ chức xã hội mà nòng cốt là các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường
và các cơ quan truyền thông cũng phải tạo thành một sức mạnh thông tin

tổng hợp, một “tiếng chuông” chung để cảnh tỉnh các em, tạo ra những sân
chơi lành mạnh, tổ chức những chuyên đề giúp các em tự tháo gỡ những
khúc mắc của mình.


-

Giáo dục để các em biết được sự sống là quan trọng thế nào. Vai trò của bản
thân mỗi trẻ nhỏ trong việc ý thức mạng sống bản thân vẫn là quan trọng
nhất.
Tuy nhiên, Tự sát không phải là một biến cố bất ngờ khó hiểu ở học sinh.
Các học sinh có ý tưởng tự sát sẽ bộc lộ cho những người xung quanh thấy
đủ các dấu hiệu báo trước và đó cũng chính là cơ hội để người lớn can thiệp,
giúp đỡ các em. Trong cơng tác dự phịng tự tử, cha mẹ học sinh, giáo viên
và nhân viên của nhà trường phải kịp thời phối hợp và thực hiện các biện
pháp nhằm phát hiện sớm, can thiệp và hỗ trợ cho những học sinh có nguy
cơ tự sát. Trong đó cần đặc biết chú ý một số điều cốt lõi sau:
*, Ở trường học:
- Phát hiện học sinh có rối loạn về cảm xúc và trợ giúp tâm lý cho các em.
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó hơn với trẻ bằng cách nói chuyện với các
em, cố gắng hiểu và giúp đỡ các em.
- Giảm bớt những âu lo thường ngày cho trẻ thông qua việc giảm bớt những
áp lực trong học tập và yêu cầu của gia đình, thầy cơ.
- Theo dõi và nhận biết sớm các thơng điệp về tự sát qua cách nói chuyện
hay sự thay đổi trong hành vi của trẻ.
- Giúp đỡ những học sinh có biểu hiện trốn học, bạo lực, cảm xúc thất
thường.
- Xoá bỏ các mặc cảm và khinh miệt của dư luận đối với những học sinh có
đặc điểm tính cách khác biệt, những học sinh có bệnh và tránh việc các em
lạm dụng rượu và ma túy hay các chất kích thích.

- Hạn chế học sinh tiếp xúc với các phương tiện có thể dùng để tự sát như
thuốc độc, thuốc gây chết người, thuốc trừ sâu, súng và các vũ khi khác,…
- Cung cấp cho phụ huynh, giáo viên và các nhân viên trường học cách tiếp
xúc và cách hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn về tâm lý.
*, Ở nhà.
- Việc đầu tiên khi biết trẻ có ý định tự tử, đó là phải đưa trẻ vào mơi trường
an tồn: tránh xa các vật dụng có thể tự sát (dao, kéo, vật nhọn, dây, vải,
súng, vật cứng…), có thể quan sát trẻ 24/24 (tốt nhất là nhập viện). Tuy vậy,
điều quan trọng là giúp trẻ có thể nói về vấn đề tự tử: ý định tự tử, cách thức
thực hiện mong muốn, nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử. Đó là sự quan tâm
cần thiết mà trẻ đang thực sự thiếu thốn trong giai đoạn này. Việc nói lên ý
định tự tử giúp trẻ dễ dàng bộc lộ những cảm xúc bị kềm nén, những lo âu


do stress, những căng thẳng khi quyết định tự tử… cũng như giúp phụ huynh
có thể cho trẻ thấy sự quan tâm, yêu thương của người thân dành cho trẻ.



×