Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BIỆN PHÁP GIÚP học SINH lớp 5 học tốt văn MIÊU tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.86 KB, 9 trang )

TÊN SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ
Năm học: 2018-2019
I. CĨ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1. Lí do, mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm này:
- Phân mơn Tập làm văn là phân mơn có tính tổng hợp cao, đòi hỏi học
sinh phải bộc lộ cả năng lực Tiếng Việt và khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc
của mình.
- Tập làm văn lớp 5 có văn miêu tả là kiểu bài khó. Mục tiêu của việc
dạy văn miêu tả ở lớp 5 là thông qua hệ thống bài tập rèn các kỹ năng phân tích
đề, quan sát đối tượng miêu tả, lập dàn ý trong bài văn miêu tả, xây dựng các
đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh.
- Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều học sinh không đạt được mục tiêu đề
ra. Các em chưa có kỹ năng viết văn miêu tả, thụ động, khơng có khả năng quan
sát tinh tế, không cảm nhận vẻ đẹp đối tượng tả, khơng biết dựa vào cảm xúc
của mình để làm bài văn đó hay hơn.
- Trải qua thực tế giảng dạy các em làm văn miêu tả cùng với kinh
nghiệm bản thân và kiến thức hiện có tơi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp
giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả”.
1.2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
- Nhằm tìm hiểu nội dung phương pháp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả.
- Tìm ra khó khăn, sai sót mà học sinh thường mắc phải khi viết văn
miêu tả.
- Đưa ra giải pháp khắc phục có hiệu quả cho quá trình dạy học sinh viết
văn miêu tả hay và khắc phục được những hạn chế khi làm văn miêu tả.
- Đồng thời phát triển năng lực nhận thức của học sinh góp phần hình
thành thế giới quan duy vật biện chứng.
- Mục tiêu của biện pháp là giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm văn miêu tả
phân biệt sự khác nhau giữa văn tả cảnh và các kiểu bài văn khác. Hình thành
khả năng quan sát của các em giúp học sinh có sự lựa chọn chi tiết để quan sát


và miêu tả một cách tinh tế. Giúp các học sinh tích lũy vốn từ, biết lựa chọn từ
ngữ thích hợp để đặt câu văn có hình ảnh, tạo nên những đoạn văn hay, diễn đạt
trôi chảy. Biết cách sắp xếp ý khi viết bài, xây dựng bố cục rõ ràng, khoa học.
Có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp so sánh, nhân hóa, học sinh
có khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả, cảm xúc tự nhiên, tình cảm chân
thành.
2. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo:
1


- Đề tài này hồn tồn mới khơng trùng với giải pháp sáng kiến của người
khác.
- Cùng với sự hướng dẫn của Bộ, với các đề tài nghiên cứu khác, sự nghiên
cứu của tôi cũng đã đề cập đến sự chuẩn bị, các bước tiến hành và hình thức tổ
chức để có một tiết học đạt hiệu quả cao.
- Trước đây, cũng có nhiều sáng kiến nghiên cứu đề tài này, nhưng khi tơi
áp dụng thì chưa phù hợp với thực tế lớp. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp mới
phù hợp với thực tiễn hiện tại là cần thiết.
2.1. Thực trạng:
- Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát nhỏ học sinh lớp năm trong tiết
tập làm văn: Đưa ra các yêu cầu hoặc cho các em đứng trước sự vật và gợi ý để
các em tập quan sát. Tùy theo sự quan sát, gợi ý giúp các em liên tưởng và so
sánh viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu.
- Kiểm tra học sinh phân biệt văn miêu tả và văn kể chuyện. Kết quả thu
được như sau:
+ Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn miêu tả của học sinh còn hạn
chế.
+ Học sinh viết câu văn q rườm rà, dài dịng vì chưa biết vận dụng
các dấu câu hợp lý, ngắt câu còn tùy tiện, chưa hợp lý. Chưa nêu được điểm nổi
bậc, gây xúc động cho người đọc.

+ Các em chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn
văn.
+ Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng
quan sát của học sinh khơng được thường xun rèn luyện, q trình quan sát
còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra
được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn
hẹp.
+ Bài viết của các em theo một lối mịn khn sáo, kém hấp dẫn, ít
cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp
tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,….
- Vấn đề ở đây là làm sao giúp học sinh yêu thích học phân môn này;
làm sao cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp, biết áp dụng
những kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu, chính tả… vào viết văn.
Khắc phục các lỗi về cấu tạo ngữ pháp, lỗi dấu câu, lỗi về nghĩa…. Từ đó, học
sinh sẽ có ý tưởng, có sáng tạo cho bài viết.
- Trước thực trạng học sinh như thế tôi đã thực hiện một số biện pháp để
giúp học sinh viết văn ngày càng hay hơn.
2.2. Biện pháp thực hiện:
2.2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả:
2


- Văn miêu tả mang tính chất thơng báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ
đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ
là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là
kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự
miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của mỗi người.
- Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được trong văn miêu tả,
ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu
âm thanh, đây là một trong những điều quan trọng để phân biệt văn miêu tả với

những miêu tả trong sinh học, địa lý ... và các thể loại văn khác.
2.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị:
Giáo viên tập trung nghiên cứu nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng cần
đạt của từng bài học, từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết cho từng tiết học
theo phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” sao cho mỗi học sinh đều hoạt
động học, học sinh được cùng nhau trải nghiệm, tương tác. Kế hoạch bài dạy
cần xây dựng kĩ ở phần nào? Trong mỗi tiết học cần có những đồ dùng nào để
hỗ trợ. Chuần bị trước gợi ý và hướng học sinh quan sát, ghi chép ở bài học tiếp
theo. Chuẩn bị đồ dùng dạy học như tranh ảnh hỗ trợ cho bài học.
2.2.3. Trong một bài văn miêu tả giúp học sinh cần trình bày đầy đủ
nội dung cần tả:
- Một bài văn khi viết muốn hay thì trước hết các học sinh cần phải
trình bày đủ ý. Khi viết một bài văn, thường phải đủ bốn ý (đây là mức tối
thiểu). Bốn ý này có thể đan xen nhau hoặc viết thành 4 đoạn như sau:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả.
b. Thân bài:
+ Tả những đặc điểm bên ngồi.
+ Tả cơng dụng, ích lợi hoặc tính chất… của đối tượng miêu tả.
c. Kết bài: Nêu được nhận định về giá trị của đối tượng và tình cảm
đối với đối tượng đó.
Cụ thể:
* Bài văn tả cảnh lớp 5 học sinh cần nắm: Bài viết cần đủ 4 ý như:
- Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả: Cảnh gì? Ở đâu? Em thấy khi nào?
- Thân bài:
Tả bao quát về cảnh: Không gian, thời gian, sắc màu, khơng khí chung
của cảnh tả…
Tả cảnh thay đổi theo thời gian: Tả vẻ đẹp của cảnh theo từng mùa
hoặc từng thời điểm trong ngày. Cũng có thể chọn một thời điểm mà cảnh đó
đẹp nhất để miêu tả.

- Kết bài:
3


Nhận định về cảnh đó và nêu tình cảm, trách nhiệm đối với nơi đó.
* Bài văn tả người lớp 5: Bài viết của học sinh khi viết cần đủ 4 ý:
- Mở bài:
Giới thiệu người định tả là ai? Gặp ở đâu? Quan hệ thân thiết với mình
như thế nào?
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình: Vóc dáng, làn da, mái tóc, nụ cười, tiếng nói, cách ăn
mặc…
+ Tả hoạt động và tính tình: Hai mặt này cần hướng dẫn học sinh nên
tả lồng ghép vào nhau. Tả hoạt động làm tốt lên tính tình và những phẩm chất
người mình tả.
- Kết bài:
Nhận định về tình cảm đối với người đó, để bộc lộ tình cảm chân thật,
từ đó có trách nhiệm trước người đó.
2.2.4. Muốn tả được cảnh hay thì học sinh cần biết huy động các
giác quan để quan sát khi miêu tả:
Khi miêu tả cần huy động tất cả các giác quan để quan sát thì mới tả
được nhiều đặc điểm của đối tượng. Cụ thể như:
* Khi tả cảnh:
- Sử dụng thị giác để thấy màu sắc, hình dáng, kích thước và các chi
tiết liên quan.
- Sử dụng xúc giác để cảm nhận sự dễ chịu do nắng, gió mang lại…
- Sử dụng khứu giác để thấy mùi thơm của cỏ cây, hoa lá, hoa
quả…
- Sử dụng thính giác để thấy tiếng động, âm thanh, tiếng chim hót,
cơn trùng kêu….

* Khi tả đồ vật:
- Sử dụng thị giác để thấy màu sắc, hình dáng, kích thứớc…
- Sử dụng xúc giác để thấy độ nhẵn, độ mịn của bề mặt.
- Sử dụng khứu giác để thấy mùi vải mới, mùi nhựa mới, hoặc mùi
sơn mới của đồ vật.
- Sử dụng thính giác để nghe thấy tiếng động, âm thanh phát ra từ
đồ vật khi sử dụng.
2.2.5. Giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả và
cách dùng từ:
a. Biện pháp nghệ thuật:
* So sánh: Giúp học sinh biết đối chiếu vật miêu tả với một vật khác
để tạo sự liên tưởng bất ngờ thú vị.
4


* Nhân hóa: Giúp học sinh biết gọi vật như gọi người và lấy đặc điểm
của người gán cho vật khiến cho vật trở nên gần gũi, đáng yêu.
* Vừa so sánh vừa nhân hóa: Sử dụng cả hai biện pháp tu từ trong một
câu văn để miêu tả sống động, rõ nét sự vật.
Ví dụ: Bác Bàng già đứng đó lâu lắm rồi, như một người khổng lồ
cầm chiếc dù che mát sân trường em.
b. Cách dùng từ:
- Hướng dẫn học sinh dùng từ đúng, sát cần có sự chọn lọc từ ngữ nào
hay nhất để làm cho câu văn có hồn. Muốn dùng được từ hay, học sinh phải có
sự liên tưởng sự vật với nhau, so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác, sự
vật này với sự vật khác để lựa chọn từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Trước khi
dùng từ hay học sinh phải đảm bảo dùng từ chính xác. Muốn dùng từ chính xác
và hay, học sinh phải có vốn từ phong phú.
- Để cung cấp vốn từ cho học sinh ngoài việc dạy tốt luyện từ và câu,
tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn cách quan sát thực tế và tập làm những bài tập

nhỏ như: Tìm từ chỉ màu sắc khác nhau của cây bàng (nâu, xanh lá mạ, xanh
đậm, đỏ, vàng…), màu sắc của lúa qua từng thời kì (xanh lá mạ, xanh rờn, xanh
rì, vàng nhạt, vàng tươi, vàng suộm…).
2.2.6. Tập học sinh quan sát tinh tế để có thể sử dụng các từ ngữ có
sự sáng tạo sức gợi tả cao để miêu tả:
- Khi quan sát đối tượng tả học sinh cần quan sát sao để phát hiện ra
những chi tiết khác lạ thể hiện cái nhìn tinh tế, lựa chọn các từ ngữ có tính gợi tả
gợi cảm cao. Nhất là các từ ghép, từ láy có tính tượng hình, tượng thanh.
Ví dụ: Khi tả dịng sơng q em.
Buổi sáng em đi học, nước sơng trong leo lẻo như nhìn rõ đáy. Mặt
trời lên, những tia sáng chiếu ngàn tia xuống mặt sông.Mặt sông lung linh vàng
ong óng như ai đó đổ xuống sơng chậu màu.Một con tàu chạy qua làm mặt sông
như vỡ toang ra, những con sóng lớn, sóng nhỏ nối đi nhau đánh vào bờ.
Tuy viết có 3 câu nhưng học sinh biết dùng từ gợi hình như trong
leo lẻo, lung linh, vỡ toang làm câu văn hay hơn.
2.2.7. Tập học sinh biết lựa chọn chi tiết để tả và biết cách tả:
- Giúp học sinh chỉ chọn tả những chi tiết nổi bật và khác biệt để làm
cho đối tượng khác biệt những sự vật cùng loại. Học sinh thường hay sai hể
miêu tả người hay đồ vật cứ là có bộ phận nào là tả hết. Cho nên khi đọc bài tả
chẳng thấy có bộ phận nào khác, nổi bật khác thường lí thú cả. Cho nên khi quan
sát cần hướng dẫn học sinh tìm những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu làm cho đối
tượng tả khác biệt những sự vật cùng loại.
- Học sinh biết tả lướt qua các bộ phận rồi tả một bộ phận nổi bật.
2.2.8. Hướng dẫn học sinh tập viết câu và đoạn văn hoàn chỉnh:
5


- Việc tập học sinh viết câu hoàn chỉnh làm bài văn hay hơn. Một câu
ngắn có thể rèn học sinh viết nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: + Học sinh viết câu:

Cạnh nhà em có dịng sơng nước rất trong. Dịng sơng rất dài.
+ Hướng dẫn học sinh viết lại:
Cạnh nhà em có dịng sơng rất dài và nước trong vắt.
Hôm nay bầu trời rất đẹp.
+ Học sinh viết nhiều cách:
Hôm nay bầu trời trong vắt, không một gợn mây.
Hôm nay, bầu trời trong xanh, mây trắng nhè nhẹ trôi.
- Hướng dẫn học sinh không nên chỉ viết theo mẫu câu gồm hai bộ
phận chủ ngữ và vị ngữ, học sinh có thể viết linh hoạt thay đổi cấu tạo câu.
Ví dụ: Trong sân trường, hoa phượng nở đỏ rực.
Viết cách khác: Hoa phượng nở đỏ rực trong sân trường.
2.2.9. Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài:
- Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là
mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gị bó học sinh làm
mở bài theo cách nào mà để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý
nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ
một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng
những câu thơ, những câu hát,... nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không
lan man, xa đề, không rườm rà. Tơi cho học sinh làm việc nhóm đơi hoặc cá
nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho học sinh khác nhận xét.
- Đoạn văn kết bài: Thực tế cho thấy, học sinh thường hay liệt kê cảm
xúc của mình làm phần kết luận khơ cứng, gị bó, thiếu tính chân thực. Chủ yếu
các em thường làm kết bài không mở rộng, kết bài như vậy không sai nhưng
chưa hay, chưa hấp dẫn người đọc. Vì vậy, tôi đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh
biết cách làm phần kết bài có mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự
nhiên. Sau đó cho học sinh nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có được những kết
bài hay.
2.2.10. Dạy cho học sinh biết học tập cách viết văn hay của bạn hay
sách báo:
Việc học những đoạn văn hay, những bài văn hay là rất quan trọng.

Học sinh có thể học văn hay qua các bài tập đọc, qua tiết trả bài viết, đọc các bài
hay của bạn, hoặc đọc sách văn mẫu. Các em phải đọc bài tự rèn cho mình sự
cảm thụ văn từ đó có cách viết văn hay riêng của mình.
Tóm lại, qua các thao tác trên, kỹ năng viết văn miêu tả của học sinh
được nâng cao hơn.
2.2.11. Thực hiện nghiêm túc việc chấm bài:
6


- Đây là việc làm rất cần thiết học sinh nhận ra lỗi để điều chỉnh, sửa
chữa, hoàn chỉnh đoạn văn. Trong q trình chấm bài, tơi phát hiện những lỗi sai
ghi vào vở nháp sửa chung cho cả lớp nhằm giúp các em khắc phục, lựa chọn,
thay thế các từ ngữ khác cho phù hợp hay gọt giữa, trao chuốt cho đoạn văn hay
hơn. Đặc biệt đối với những học sinh mắc lỗi, tôi yêu cầu các em chuẩn bị một
quyển vở nháp, sửa lại những từ viết sai, lỗi chính tả và đặt lại câu viết sai. Tơi
dành 5 phút chuyển tiết để kiểm tra sửa chữa cho các em.
- Phân tích bài làm thành hai yếu tố: Nội dung và hình thức, thơng
thường hai phần được coi trọng như nhau. Về hình thức có thể tách nhỏ: bố cục,
từ ngữ, ngữ pháp, chính tả, chữ viết để qui định nhận xét.
- Phân tích và sửa chữa lỗi: Đây là bước quan trọng hàng đầu trong
tiết dạy, học sinh có nhận được cái sai, cái chưa được, có tìm được cách sửa
chữa hợp lí khơng chính là ở bước này. Vì vậy, tơi hướng dẫn học sinh chữa lỗi
từ đơn giản đến phức tạp.
+ Chữa về lỗi dùng từ trùng lặp.
+ Chữa lỗi cách dùng từ do không hiểu nghĩa.
+ Chữa lỗi sử dụng dấu câu sai.
+ Tương tự như vậy tôi lần lượt sửa chữa các lỗi khác về cách diễn
đạt, bố cục và chuyển ý….
- Tôi đọc những câu văn hay, sáng tạo, mở bài hay, kết bài hay, bố cục
chặc chẽ - một vài bài văn hay (có thể do chính học sinh đọc bài của mình cho

các bạn nghe). Hoặc bài văn hay của học sinh những năm học trước mà tôi đã
sưu tầm cho cả lớp nghe cùng cảm thụ.
- Muốn có được tiết trả bài có hiệu quả cao thì việc chấm bài là rất
quan trọng. Vì thế tơi chấm bài thật kỹ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết
cho học sinh. Khi chấm bài phát hiện ra lỗi của học sinh giáo viên cần ghi lại
cẩn thận các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi về cách dùng từ, lỗi câu, lỗi
diễn đạt, lỗi chính tả,... và cũng cần ghi lại các từ, câu hay đoạn văn hay. Sau khi
chấm bài tôi thống kê lỗi, đưa ra được nhận xét chung nhất về ưu, nhược điểm
trong bài viết của học sinh, thống kê được các lỗi mà học sinh thường mắc và
những câu văn, đoạn văn hay.
II. CÓ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Có khả năng áp dụng:
- Có khả năng triển khai, áp dụng cho trường đang giảng dạy và tất cả các
trường tiểu học trong cụm, huyện vì nó rất dễ và gần thực tế với mỗi giáo viên.
- Phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ sử dụng và dễ áp dụng.
- Sáng kiến có nhiều triển vọng vận dụng trong phạm vi giúp học sinh viết
văn miêu tả ở lớp 5.
2. Kết quả:
7


- Từ những biện pháp trên tôi đã mạnh dạn triển khai, áp dụng ở đơn vị.
Kết quả phân môn Tập làm văn của lớp như sau:
+ 100% học sinh nắm được thể loại, yêu cầu của đề bài.
+ 100% học sinh làm được bài văn thuộc thể loại văn miêu tả.
Trong đó:
+ Lập được dàn ý viết được bài văn hay, lời văn tự nhiên, sử dụng từ ngữ
chính xác, hình ảnh sinh động, khơng sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch sẽ: 16/30 em.
+ Lập được dàn ý, viết được bài văn đúng theo yêu cầu đề, sai sót về ý,

từ, câu, kỹ năng diễn đạt: 12/30 em.
+ Viết được bài văn đúng theo yêu cầu đề nhưng ý cịn lộn xộn, dùng từ
chưa chính xác, từ ngữ chưa phong phú, chưa sinh động: 2/30 em.
III. ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Về hiệu quả kinh tế:
Với sáng kiến này, giúp học sinh có phương pháp học tập tích cực hướng
đến việc tự học, viết văn hay và biết tìm tịi cái mới trên cơ sở những điều đã
học, giúp các em sau này trở thành những con người năng động, biết nhìn nhận
cuộc sống xung quanh sáng tạo. Nên xét về mặt kinh tế về lâu dài là rất lớn,
không thể đo lường. Do đó, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tế thì giá trị
càng tăng và hiệu quả kinh tế là vô cùng theo thời gian.
2. Về hiệu quả xã hội:
Việc giúp học sinh lớp 5 viết văn miêu tả hay hơn có mn vàn cái khó
phải vượt qua và đôi khi cũng thất bại qua nhiều thử nghiệm để tìm ra phương
pháp giảng dạy đúng đắn, thành cơng. Qua thực tế những gì tơi đã áp dụng theo
những biện pháp đã trình bày, đã mang lại hiệu quả nhất định. Tơi tin tưởng vào
những gì đã và đang là hợp lý, đúng đắn với tình hình lớp tôi đang dạy, phù hợp
với môi trường sư phạm trường tiểu học và tình hình giáo dục chung hiện nay.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN
1. Qua việc thực hiện các biện pháp trên tôi rút ra bài học sau:
- Giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của từng học sinh
và sớm nắm được cái hay, cái hạn chế của từng học sinh.
- Cần có sự phối hợp rèn luyện cho học sinh uốn nắn qua từng bài học.
- Tạo cho học sinh có thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự
việc, một vấn đề nào đó và thể hiện điều đó bằng từ ngữ, ngơn ngữ của mình.
- Tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, đúng chỗ.
- Điều chỉnh kịp thời những lỗi về việc dùng từ, viết câu, viết đoạn.
- Xây dựng cho các em tính tự học, tự tìm tịi cái mới trong việc học
tiếng việt.
8



- Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em đánh giá lẫn nhau trong
quá trình làm văn, học cái hay, cái sáng tạo, điều chỉnh sửa chữa những lỗi
mắc phải.
- Rèn cho các em các kĩ năng quan sát, kĩ năng dùng từ, đặt câu và các
biện pháp nghệ thuật để tả.
- Tạo điều kiện cho các em được thực hành.
- Tôn trọng khả năng của từng em, kịp thời khen ngợi những tiến bộ của
học sinh.
2. Kết luận:
- Từ thực tế, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn người giáo
viên cần tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, hiểu đặc điểm tâm lý của các em,
hiểu và nắm chắc đặc điểm, chức năng của văn miêu tả và cần giúp các em
hiểu rõ các đặc điểm ấy ngay từ tiết đầu tiên của thể loại văn miêu tả. Vì Tập
làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn
Tiếng Việt nên muốn dạy tập làm văn có chất lượng, cần thiết phải dạy tốt các
phân mơn cịn lại, giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết và từ
đó học tập vận dụng vào bài làm của mình.
- Mỗi người giáo viên phải định hướng, gợi mở cho các em phương pháp
học tập. Với học sinh lớp 5, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có
được những dịng văn hay mà văn hay là là kết quả của một quá trình rèn
luyện liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa
để nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự
rèn luyện của học sinh. Đối với tôi, việc thực hiện sáng kiến này có ý nghĩa
quan trọng bởi vì nó hết sức thiết thực, các biện pháp áp dụng phù hợp với
từng đối tượng học sinh và góp phần đáng kể để nâng cao hiệu quả dạy và
học môn tiếng việt.

9




×