Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ôn truyện cổ tích tấm cám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.89 KB, 10 trang )

Ôn luyện

Truyện cổ tích Tấm Cám
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Giấc mơ đẹp của người dân lao động qua trun cổ tích
- Những yếu tố kì ảo tham gia vào cốt truyện và tácdụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện số phận
của nhân vật trung tâm.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng phân tích định hướng, đánh giá, kiến giải về một phương diện của tác phẩm văn học.
3. Phát triển năng lực: Tạo lập văn bản, phát biểu, thảo luận, trình bày một vấn đề.
II. Thiết kế bài học
I. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu
- Ngữ văn 10, những vấn đề về thể loại và lịch sử
- Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10, NXB GD, 2001
- Trần Nho Thìn (chủ biên), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, NXB GD, 2006
2. Học sinh: Học bài đọc hiểu văn bản trên lớp
III. Tổ chức hoạt động dạy học
A. Kiến thức cơ bản
I. Thể loại truyện cổ tích
1. Khái niệm:
- Là những tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện và nhân vật được hư cấu có chủ đích, kể về số phận
của những con người bình thường trong xã hội nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân
dân lao động.
- Phân loại:
+ TCT sinh hoạt (Em bé thông minh, cái cân thủy ngân, nói dối như Cuội…)
+ TCT lồi vật: (Vì sao gà trống có mào; Con thỏ và con hổ, Quạ và Công…)
+ TCT thần kỳ (…. )
- Thời gian ra đời: trong xã hội có giai cấp. Vì thế, TCT thường phản ánh mâu thuẫn gia đình, mâu
thuẫn xã hội… , thường đứng về phía những người dân lao động nghèo khổ, bất hạnh để bênh vực,


chở che cho họ.
- Nội dung:
+ Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện trước cái ác,
về hạnh phúc gia đình, về lẽ cơng bằng, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
+ Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em: ở hiền gặp lành, gieo
gió gặp bão.
- Nghệ thuật:
+ Câu chuyện tạo nên sức hấp dẫn bởi những yếu tố thần kỳ: có nhân vật thần kỳ (ơng bụt); có vật
thần kỳ (xương cá bống, gà biết nói, đàn chim sẻ biết nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo; sự biến hóa thần
kỳ)
+ Kết cấu quen thuộc đã thành mơ típ trong thể loại truyện cổ tích: kiểu nhân vật mồ cơi, nghèo khó


trải qua nhiều khó khăn hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: có sự chuyển biến của Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu
tranh để giành và giữ hạnh phúc cho bản thân; tính cách nhân vật được bộc lộ chủ yếu qua hành động
của nhân vật. (Ý kiến: Nhân vật của truyện cổ tích là hành động của nó.)
* Một số ý kiến về truyện cổ tích và truyện cổ tích Tấm Cám:
-“Truyện cổ tích là truyện của lịng thương người, là nơi lắng đọng tinh thần nhân văn muôn thuở…
Trong đau khổ và nước mắt, tác giả cổ tích vẫn mỉm cười dìu dắt nhân loại vượt qua trăm ngàn gian
khổ, đến với ánh sáng lạc quan. Từ trong chết chóc, tác giả dân gian cầm tay dắt loài người đến với
sự sống, đến với cái thiện… Cổ tích là tiếng thét căm giận trước bất cơng và là tiếng hơ hào u
thương trong bình đẳng” (Eleazar Moisevich Meletinski).
- Nhân vật của TCT là hành động của nó
- Các nhà văn học được văn từ truyện cổ tích và học được thơ từ ca dao (Đỗ Bình Trị)
- Cổ tích tấm cám trong cảm hứng của người thời nay:
+ Vũ Quần Phương: Nói với bé:
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

+ Đỗ Trung Lai:

…Em là cô Tấm thảo hiền
Đến giữa đời anh trẩy hội
Tình đã trao nhau êm đềm
Mà mắt vẫn nhìn bối rối…
+ lời của Tấm, Ánh Tuyết
Dịu dàng là thế Tấm ơi!
Mà sao em phải thiệt thịi bởi đâu?
Phận nghèo, hơm sớm dãi dầu.
Hóa bao nhiêu kiếp ngọt ngào... đa đoan.
Người ngoan,ở với người gian.
Tin em,em cướp mất chồng.
Đành làm quả thị,thơm cùng nước non.
Tưởng rằng,yên phận làm con.
Miếng trầu cánh phượng vẫn cịn thơm mơi.
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thơi.
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau.
Mỗi lần chết,một lần đau.
Cũng là xá tội cho nhau một lần.
Gai hồng giữ lấy hoa hồng.
Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa!
( Bài dạy cho phần đọc thêm sách giáo khoa lớp 10)
2. Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kỳ vì nó mang đầy đủ những đặc trưng của truyện cổ
tích thần kỳ:
- Nội dung: viết về số phận hẩm hiu bất hạnh của cô Tấm- kiểu nhân vật con riêng, mồ côi,
sống với dì ghẻ: chăm chỉ, ngoan hiền, nhẫn nhục nhưng ln bị mẹ con Cám hành hạ, đàn áp, chèn


ép, phải chịu nhiều thịt thòi.
- Nghệ thuật:
+ Câu chuyện là sự hư cấu của tác giả dân gian: xuất phát từ hiện thực đau khổ trong cuộc

sống hàng ngày của người lao động, tác giả dân gian phát huy trí tưởng tượng để hư cấu cốt truyện
nhằm xoa dịu những đau khổ và tạo niềm tin vững chắc vào cuộc sống của nhân vật.
+ Sử dụng các yếu tố kì ảo: nhân vật kì ảo: ơng Bụt...; con vật và vật kì ảo: gà biết nói, chim
biết nhặt thóc, cá bống biết an ủi..., sự biến hóa kì ảo: sau 4 lần hóa thân, Tấm thành người càng xinh
đẹp và lỗng lẫy hơn xưa...Các yếu tố kỳ ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, là
cho truyện hấp dẫn.
+ Sử dụng kết thúc có hậu: cô Tấm sau khi đấu tranh quyết liệt đã trở về làm Hoàng hậu, càng
xinh đẹp lộng lẫy hơn xưa. Nó thể hiện ước mơ của ơng cha ta về hạnh phúc, là triết lý dân gian:ở hiền
thì gặp lành.
B. Ôn luyện
I. Đề tự luận
Đề 1. “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Bằng những
hiểu biết của bản thân để làm sáng tỏ.
Gợi ý
I. Tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: phân tích, giải thích, phát biểu cảm nghĩ
2. Nội dung: TCT là những giấc mơ đẹp-> gửi gắm những mơ ước, khát vọng của người dân
lao động.
3. Phạm vi kiến thức: Tấm Cám
II. Dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện cổ tích: Khái niệm về truyện cổ tích: Nói tới TCT là nói tới những tác phẩm tự
sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của những con người
bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của ông cha.
- Dẫn dắt để nêu nhận định.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Ý kiến khẳng định về giá trị và sức hấp dẫn của truyện cổ tích.
- TCT là những giấc mơ: là cách nói của tác giả nhằm biểu đạt những ước mơ, kháo khát, chất lãng
mạn, chất thơ và mộng trong truyện cổ tích. Đó chính là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong

những trang truyện cổ.-> TCT là những giấc mơ đẹp: chính những giấc mơ ấy đã ấp ủ, nâng đỡ, chở
che bênh vực những con người yếu đuối, tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
- Vì sao truyện cổ lại là những giấc mơ:
+ Vì TCT ra đời khi xã hội đã có sự giai cấp, cuộc sống của con người héo úa, khô cằn, vất vả
nhọc nhằn và bị đàn áp từ nhiều phía: gia đình, xã hội, tục lệ.... Nói khác đi, cuộc sống hiện tại không
theo mong muốn của con người. Những lúc ấy, họ muốn vượt lên trên thực tại, đã chắp đơi cánh của
trí tưởng tượng làm nên những giấc mơ.
+ Để thực hiện ước mơ, người lao động đã tìm đến với thế giới thần kì, những lực lượng siêu
nhiên. Mượn yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực: hiện thực cuộc sống và hiện thực tâm hồn. Và chính
những ước mơ này là nguồn động viên, là người bạn đường tin cậy của người nông dân từ thế kỉ này


sang thế kỉ khác. TCT trở thành những tác phẩm khơng chỉ hấp dẫn trẻ con mà cịn hấp dẫn cả thế giới
người lớn. Chính vì thế, truyện cổ tích có sức sống trường tồn đến ngày hơm nay.
2. Giấc mơ trong truyện Tấm Cám:
a. Giấc mơ về một cuộc sống hạnh phúc: thể hiện qua con đường đến với hạnh phúc của cô Tấm.
- Cô Tấm thảo hiền, chăm chỉ, nết na nhưng chịu phận mồ cơi, bị dì ghẻ và người em cùng cha
khác mẹ áp bức, chèn ép-> thân phận hẩm hiu. Thân phận đầy đau khổ của cô Tấm là thân phận chung
của những người nghèo, người cô đơn lương thiện trong xã hội xưa, như người em trong truyện cây
khế, anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt Chử Đồng Tử trong truyện (Chử Đồng Tử)...
- Mỗi lần cơ Tấm buồn nhất đều có sự xuất hiện của Bụt để an ủi, nâng đỡ cô bước qua khó
khăn. Mất yếm đỏ-> Bụt cho cá bống; mất cá bống-> Bụt cho hi vọng đổi đời; không được đi hội->
Bụt cho được đi hội, gặp nhà vua và trở thành hoàng hậu, đạt tới đỉnh cao của hạnh phúc.
=> Những đau khổ bất hạnh của người mồ cơi là có thật nhưng hạnh phúc đến với họ thật hiếm
hoi, chỉ có thể có trong truyện cổ tích dưới sự giúp đỡ của yếu tố thần kỳ. Tượng tượng ra một cơ
Tấm- mồ cơi trở thành một Hồng hậu Tấm, tác giả dân gian đã chữa lại số phận hẩm hiu cho người
bình dân, gửi gắm trong đó ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc.
b. Giấc mơ về sự công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền thì gặp lành.
- Tấm bị mẹ con Cám giết chết nhưng đã hóa thân để đấu tranh: chim vàng anh-> cây xoan
đào-> khung cửi-> quả thị... thể hiện sự đấu tranh quyết liệt, ko khoan nhượng giữa Tấm và mẹ con

Cám, rộng hơn, là cuộc đấu tranh gian nan, giằng xé giữa cái thiện và cái ác. Cuối cùng, Tấm trở thành
Hoàng hậu, xinh đẹp và lộng lẫy hơn xưa, chứng tỏ cái thiện thắng cái ác. Nó gửi gắm ước mơ của
người lao động về lẽ công bằng trong xã hội: những người hiền lành nhưng bất hạnh thì phải được
hạnh phúc, cái ác phải bị trừng phạt thích đáng.
c. Giấc mơ đổi đời.
- Kết thúc của câu chuyện còn thể hiện ước mơ đổi đời của những người lao động nghèo, là
bức tranh về một xã hội lí tưởng có vua hiền tơi giỏi. Người hiền lành lương thiện thì được hưởng
hạnh phúc.
3. Đánh giá:
- Những ước mơ vừa bình dị, vừa lãng mạn, vừa thiết thực vừa phóng khống thể hiện tinh
thần lạc quan, u đời của người lao động.
- Đồng thời, qua những giấc mơ không chỉ thể hiện tâm hồn nhân hậu mà còn thể hiện triết lý
nhân sinh sâu sắc của cha ông: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
- Chính điều này đã làm nên sức sống bền vững của chuyện cổ trong trái tim của người Việt:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa.
III. Kết bài:
Đề 2. a. Hóa thân vào nhân vật Tấm, cơ Tấm kể chuyện về cuộc đời mình từ khi về ở với bà lão
hàng nước đến khi cùng vua trở về hồng cung.
b. Trình bày những suy nghĩ của em về đoạn kết của tác phẩm. Hãy tưởng tượng một
cách kết thúc khác cho truyện cổ tích Tấm Cám.
Gợi ý
a. Hóa thân vào nhân vật Tấm, cơ Tấm kể chuyện về cuộc đời mình.
1. Yêu cầu của đề bài:
- Về nội dung: Kể một câu chuyện đã được học: đã có cốt truyện, nhân vật, đã nắm được tinh thần của


truyện
- Về cách thức làm bài:
+ Trung thành với các sự việc, chi tiết chính của truyện.
+ Ngơi kể thứ nhất, vai cô Tấm. Cần kết hợp sử dụng các kiến thức làm văn đã học: miêu tả và biểu

cảm trong bài văn tự sự để biểu lộ thái độ cảm xúc về các sự kiện đã xảy ra với mình.
+ Kể chuyện cần bám sát đặc trưng thể loại tác phẩm đã học- tct thần kì.
2. Gợi ý lập dàn bài:
Có nhiều cách tạo tình huống để kể lại chuyện một cách hợp lí, đề xuất một số cách như sau:
- Truyện lồng trong truyện: Cô Tấm xuất hiện trong giấc mơ của em, em đã trò chuyện với cơ Tấm và
cơ Tấm tự kể về cuộc đời mình.
- Khi được bà lão hàng nước đón về, vỏ thị bị xé nát, Tấm đã kể cho bà nghe cuộc đời mình.
- Khi đồn tụ trở về cung vua, nhà vua rất muốn biết người vợ yêu quý của mình đã phải khổ sở như
thế nào trong một thờigiandài , tấm đã bùi ngùi kể lại mọi chuyện
A. MỞ BÀI
- Bằng một trong những tình huống trên.
B. THÂN BÀI
a.Các diễn biến chính của chuyện được kể lại ngắn gọn.
b. Lựa chọn một số sự việc để lồng miêu tả và biểu cảm: ví dụ: sự việc Tấm trở về nhà ăn giỗ cha,
sựviệc Tấm nhiều lần chết đi sống lại.
C. KẾT BÀI
Có thể bằng một tâm trạng bình an và hạnh phúc của Tấm bên người chồng của mình
b. Trình bày những suy nghĩ của em về đoạn kết của tác phẩm. Hãy tưởng tượng một cách kết
thúc khác cho truyện cổ tích Tấm Cám.
Đề 3. Cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ Tấm Cám. Từ quá trình đấu tranh dai
dẳng của Tấm với mẹ con Cám,
em hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc.
em hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ của cái Thiện và cái Ác trong xã hội
ngày nay.
Đề 4. Lâm Thị Mỹ Dạ viết:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa
(Truyện cổ nước mình)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích một số bài viết.
Đề 5. Viết lại kết thúc của truyện cổ tích Tấm Cám.

Đề 6. Cuộc gặp gỡ của Tấm và Cám ở dưới âm phủ

II. Dạng đề đọc hiểu truyện cổ tích


Bài tập 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Dịu dàng là thế Tấm ơi!
Mà sao em phải thiệt thịi bởi đâu?
Phận nghèo, hơm sớm dãi dầu.
Hóa bao nhiêu kiếp ngọt ngào... đa đoan.
Người ngoan,ở với người gian.
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng.
Đành làm quả thị, thơm cùng nước non.
(Lời của Tấm, Ánh Tuyết)
1. Chỉ ra những chi tiết gợi về “phận nghèo hơm sớm dãi dầu” “thiệt thịi” của Tấm trong truyện Tấm
Cám. (Bố mất sớm, ở với dì ghẻ, làm lụng vất vả từ sáng tới tối không hết việc)
2. Nhân dân có thái độ và tình cảm như thế nào với thân phận thiệt thòi, bất hạnh của Tấm? (đồng
cảm, sẻ chia và yêu thương, bênh vực Tấm: để Bụt giúp Tấm có được hạnh phúc)
3. Trong tác phẩm, Tấm đã “hóa bao nhiêu kiếp”? Ý nghĩa sự tái sinh thần kỳ của Tấm?
(- 4 kiếp: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)
- Ý nghĩa của sự tái sinh thần kỳ:
+ Niềm tha thiết với cuộc đời, hạnh phúc, tình u của cơ Tấm
+ Sức sống bền bỉ của nhân vật qua quá trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của Tấm với
mẹ con Cám
+ Sự phát triển trong tính cách của nhân vật: từ thụ động, yếu đuối,… đến mạnh mẽ, chủ động để
giành lại hạnh phúc cho bản thân.
+ Ước mơ của nhân dân: người hiền gặp lành; tình cảm yêu thương, nhân hậu của nhân dân
+ Triết lí của nhân dân: về hạnh phúc, về thiện ác)
4. Đọc truyện Tấm Cám, anh / chị nghĩ gì về câu trả lời của Mác với con gái: “Hạnh phúc là đấu

tranh”.
- Hạnh phúc là đấu tranh: có nghĩa là hạnh phúc khơng tự nhiên mà có, phải do con người tự tạo
dựng, gìn giữ.
- Thể hiện qua cuộc đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm:
+ Sự biến hóa kì diệu: Tấm hiền lành, chăm chỉ nhưng luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại. Mỗi lần
Tấm cố vươn lên thì mẹ con Cám lại tìm cách tiêu diệt sự sống. Khơng chịu khuất phục trước cái Ác,
cái xấu, Tấm kiên cường đấu tranh để trở về làm hồng hậu. Sự hóa thân của Tấm thể hiện sự sống,
sức trỗi dậy mạnh mẽ, khao khát vươn lên và niềm tin chiến thắng bất diệt của cái thiện trước cái ác.
+ Hành động trả thù: Tấm tự tay trừng trị Cám, là hành động “tỉnh táo nhận diện, vạch mặt kẻ thù
của Tấm, để tìm hạnh phúc và tự tay trả thù”. Hành động ấy thể hiện thái độ và tinh thần đấu tranh
quyết liệt không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác. Hành động đó như là “sự nhận thức lại, sự sửa
sai của tác giả dân gian đối với cái ác”. Đồng thời, giúp ta rút ra bài học: muốn hạnh phúc phải lại
bỏ cái ác.
Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:
“Một hôm vua đi chơi, ra khỏi hồng cung. Thấy có qn nước bên đường sạch sẽ bèn ghé
vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình


têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi:
- Trầu này ai têm?
- Trầu này con gái già têm – Bà lão đáp.
- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.
Bà lão gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp
hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm
về cung.
Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó khơng khỏi sợ hãi. Một hơm,
Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm khơng đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp khơng để chị giúp?
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo
Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sơi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra
chết…”
(Trích Tấm Cám, Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam)
1. Vị trí của đoạn văn? Chỉ ra sự kiến chính của đoạn văn.
2. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn kết của truyện?
2. Ghi lại 3 câu ca dao của người Việt có hình ảnh miếng trầu?
3. Quan hành động trả thù của Tấm với Cám, tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?
u cầu
1. Hình ảnh miếng trầu trong đoạn kết truyện: là tín hiệu để nhà vua nhận ra Tấm; là chi tiết mang tính
dân tộc chỉ có ở Việt Nam. Hình ảnh miếng trầu vì vậy vừa có ý nghĩa kết nối hai nhân vật Tấm và nhà
vua, vừa toát lên ý nghĩa nhân văn cao cả và đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Học sinh ghi lại 3 câu ca dao có hình ảnh miếng trầu, ví dụ:
- Gặp đây ăn một miếng trầu
Khơng ăn cầm lấy cho nhau vừa lịng
- Trầu này trầu tính trầu tình
Ăn vào cho đỏ mơi mình mơi ta
- Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

3. Qua hành động trả thù của Tấm với Cám, tác giả dân gian muốn thể hiện quan niệm thiện thắng ác;
cái ác phải bị diệt trừ tận cùng; con người phải tự đứng lên đấu tranh để giành lấy sự sống và hạnh
phúc của mình.
Bài 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó khơng khỏi sợ hãi. Một hơm,
Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm khơng đáp, chỉ hỏi lại:
- Có muốn đẹp không để chị giúp?



Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo
Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra
chết…”
(Trích Tấm Cám, Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam)
1. Nhân vật trong truyện Tấm Cám được chia làm mấy tuyến? Chỉ cụ thể nhân vật của các tuyến. (2
tuyến: thiện: tấm, bụt >< ác: Cám, mụ dì ghẻ) (2đ)
2. Mâu thuẫn của Tấm và Cám bắt đầu từ đâu? (mẹ ghẻ >< con chồng -> thiện >< ác)(3đ)
3. Kết thúc truyện Tấm Cám có thể coi là kiểu kết thúc có hậu khơng? ( Có:
Vì nhân vật chính sau bao gian khổ, chết đi sống lại nhiều lần đã được sống hạnh phúc bên vua; mẹ
con Cám độc ác đã chị trừng trị; cuối cùng người hiền, người mồ cơi thiệt thịi đã được hưởng hạnh
phúc; cái ác đã được trừng trị một cách triệt để; đây là mơ típ kết thúc quen thuộc của TCT) (3đ)
4. Nếu được thay đổi kết thúc truyện, anh/ chị sẽ kết thúc truyện như thế nào? (Học sinh sáng tạo)(2đ)
Bài 4. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một hơm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm con
tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Cịn Cám
thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn khơng được gì.
Thấy tấ, bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ
của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ cịn giỏ khơng, bèn ngồi xuống bưng
mặt khóc hu hu.
Bấy giờ Bụt đang ngồi trên tịa sen, bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể lại sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:
- Thơi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem cịn có gì nữa khơng?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:
- Chỉ cịn một con cá bống.

- Con đem cá Bống ấy về thả xuống giếng mà ni. Mỗi bữa, đáng ăn một bát thì con ăn hai
bát, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này:
Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Không gọi đúng như thế thì nó khơng lên, con nhớ lấy nhé.
Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bịt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn,
Tấm đều dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp
những hạt cơm của tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trơng
thấy.
(Trích Tấm Cám, Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam)
1. Đoạn văn trên kể bằng sự kiện chính nào? (Tấm bị Cám cướp mất phần thưởng yếm đỏ, Bụt cho cá
Bống)
2. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc yếm đỏ trong đoạn văn trên
(- Khởi đầu cho những mâu thuẫn của chị em Tấm và cũng là bắt đầu cho mâu thuẫn của câu chuyện


- Đó là phần thưởng cho sự chăm chỉ, hiền lành, chịu thương chịu khó của cơ bé mồ cơi; biểu hiện
cho chút tình thương ít ỏi mà Tấm nhận được từ mụ dì ghẻ. Tấm bị Cám lừa lấy mất yếm đỏ-> đã đẩy
Tấm vào nỗi cô đơn, lẻ loi của cô bé vốn đã chịu quá nhiều bất hạnh trong cuộc đời
- Trong văn hóa dân gian, yếm đỏ là trang phục đẹp, chứng tỏ sự trưởng thành của người con gái.->
mất yếm đỏ cô mất luôn niềm kiêu hãnh với bạn bè cùng trang lứa, khiến Tấm trở thành cô bé tội
nghiệp luôn tủi thân tủi phận
- Chi tiết này giúp cho câu chuyện thần kỳ này đậm đà văn hóa dân tộc)
3. Trước sự thiệt thịi của Tấm khi bị mất yếm đỏ, người bình dân xưa đã thể hiện tình cảm của mình
với nhân vật bằng cách nào? (xây dựng yếu tố kì ảo: cho Bụt xuất hiện, để an ủi nỗi buồn và tặng cá
Bống làm bầu bạn)
4. Theo em, yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích có vai trị như thế nào đối với việc xây dựng cốt truyện
và nhân vật?
- Vai trò trong việc xây dựng cốt truyện: khác với truyền thuyết, yếu tố thần kì chỉ là đường viền để

“huyền thoại hóa” lịch sử; thì yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có vai trị quan trọng, tham gia
chính vào việc xây dựng tình tiết của truyện.
- Vai trị trong việc xây dựng nhân vật: yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết chủ yếu để giải thích về
nguồn gốc của nhân vật lịch sử, thì ở TCT, nó là phương tiện chính để hư cấu cuộc đời, số phận nhân
vật và thể hiện ước mơ của nhân dân.

Bài 5. Lập bảng cách đọc hiểu văn bản truyện cổ tích
Mức độ
Cách hỏi

Yêu cầu trả lời


Nhận biết

- Thuộc thể loại nào? Các tuyến nhân vật?
- Nội dung chính của tp? Của từng phần?
- Sự kiện nào gắn với từng nhân vật?
- Thân phận của Tấm được miêu tả như thế
nào?
- Tóm tắt truyện?
- Liệt kê những chi tiết/ sự kiện gắn với nhân
vật Tấm?
Thông hiểu - Ý nghĩa nhan đề truyện?
- Chủ đề tác phẩm?
- Thái độ của nhân dân đối với từng nhân vật?
- Mâu thuẫn tấm và Cám bắt đầu từ đâu? Phát
triển ntn?
- Sự hóa thân của nhân vật Tấm có ý nghĩa gì?
- Vì sao mỗi lần tấm khóc Bụt lại hiện lên?

- Ý nghĩa của hình tượng chiếc yếm đỏ, miếng
trầu?
- Ý nghĩa/ bài học của truyện?
Vận dụng
- Giới thiệu những bản kể khác của truyện?
- Lí giải về cách giải quyết mâu thuẫn của
truyện TC
- Quan niệm ở hiền gặp lành được thể hiện như
thế nào?
- Thuyết minh về sự đấu tranh để giành hạnh
phúc của tấm qua những lần biến hóa
- Thế giới ước mơ trong truyện cổ tích?
Vận dụng - Kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
cao
- Nếu được phép thay đổi kết thúc truyện, anh/
chị sẽ kết thúc truyện kể ntn?
- TCT tập trung giải quyết những xung đột
nào? Cách giải quyết xung đột của TGDG
- Nét văn hóa phong tục của người VN được
thể hiện ntn trong truyện TC
- Truyện TC phản ánh ước mơ gì của nd lđ
- Đóng vai nhân vật tấm kể lại truyện
- Đọc TC anh / chị nghĩ gì về câu nói của Các
Mác: hạnh phúc là đấu tranh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×