Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bình giảng truyện cổ tích tấm cám ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.68 KB, 3 trang )

Bình giảng truyện cổ tích Tấm Cám ngữ văn 10
Tháng Ba 14, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Binh giang truyen co tich Tam Cam – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng truyện cổ
tích Tấm Cám trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Trong kho tàng truyện cổ tích cua nhân dân ta thì có thể nói truyện cổ tích tấm cám là một truyện cổ
tích được mọi người biết đến rất nhiều. Câu chuyện là bìa học đạo đức và sự chiến thắng của cái
thiện và khẳng định truyền thống đạo đức luôn trân trọng cái thiện cảu nhân dân ta.
Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ . Tấm bị Cám , con
gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn , nhưng mẹ con Cám
cũng lừa ăn thịt mất Bống . Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống . Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm
nhặt thóc gạo , không cho đi dự . Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội .
Tấm đánh rơi chiếc giày , vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu . Ngày giỗ cha ,
Tấm về trèo hái cau , bị dì ghẻ chặt cây ,Tấm ngã xuống ao chết đuối , biến thành chim vàng anh .
Cám thế chân chị trong cung vua . Chim vàng anh quấn quýt bên vua , bị Cám giết thịt , lông chim
lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua . Cám chặt xoan đào , đóng khung cửi , bị khung cửi
mắng , liền đốt khung , vứt tro ven đường . Từ đống tro tàn , một cây thị mọc lên , thị chín , rơi vào
bị của bà lão hàng nước . Ngày ngày , tấm chui ra từ quả thị , giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa
và nấu cơm nước . Bà cụ xé vỏ thị , Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão . Nhà vua đi qua , nghỉ
chân tại hàng nước , nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm . Tấm được đón trở lại cung
làm hoàng hậu . Cám bị Tấm trừng trị , dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con . Tấm sống hạnh phúc suốt
đời .


Đọc truyện ta thấy thân phận Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi bị mẹ con cám hắt hủi bị đối xử đày
đọa làm lụng suốt cả ngày. Bản chất mấu thuẫn giữa Tấm và Cám trước hết là mâu thuẫn về gia
đình . Tấm là con mẹ trước. cám là con mẹ kế . Chính mâu thẫn sống cùng nhau nhưng lại là mối
quan hệ nửa huyết thống khiến cho sự ganh ghét của Tấm đối với Cám. Bên cạnh đó còn là mâu
thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ. Theo quan niệm của nhân dân ta thì mối quan hệ giữa mẹ kế và con
chồng là mối quan hệ không mấy ăn khớp. Nhân dân ta đã khẳng đinh mối quan hệ đó qua câu ca
da


“Bao đời bánh đúc có xương
Ba đời dì ghẻ mà thương con chồng”
Tuy vậy mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn chủ yếu xuyên suốt toàn tác phẩm,liên tục và
ngày càng căng thẳng quyết liết. Mâu thuẫn giữa ghì ghẻ và con chồng là mâu thuẫn hỗ trợ bổ sung
có tác động thúc đẩy mâu thuẫn chủ đạo. Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và
dẫn đến thiện thắng ác , ác bị trừng trị đích đáng , thiện thỏa nguyện ước mơ . Song song với đó là
mâu thuẫn xã hội ,qua mâu thuẫn giữa Cám và Tấm chính là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và
cái ác. chính là mâu thuẫn giữa người áp bức và người bị áp bức. Không những bị áp bức về thể
xác mà ngay cả hạnh phúc của chính mình Tấm cũng bị mẹ con Cám cướp đoạt giành giật không
thương tiếc. Con đường đó khá gian nan. Nhưng chính những sự áp bức đó đã khiến cho Tấm có
cơ hội được gặp bụt và được gặp vua. Sự áp bức đó dược người đọc cảm nhận được từ việc Tấm
bị Cám đổ tép từ giỏ của Tấm sang giỏ của mình rồi để về nhận yếm đỏ. Không những thế ta còn
thấy được sự ác độc của mẹ con Cám khi Tấm đi chăn đồng xa đã thịt mất bống. Sự áp bức ngày
càng được nâng cao thành những cao trào . Tiếp đó là không cho Tấm đi xem hội dập tắt được


niềm vui đi xem hội của tấm. Được bụt giúp đỡ Tấm đã trở thành vợ vua. Như vậy ta thấy được
Tấm là một người bất hạnh ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng yếu đuối thụ động nhường
nhịn và chỉ biết khóc lóc. Bên cạnh đó mẹ con cám hiện lên độc ác tàn nhẫn nhỏ nhen lừa dối và
luôn tìm cách hãm hại Tấm. Tấm chết là cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả (đây là kết cục tất
yếu phải xảy ra bởi lẽ trong mâu thuẫn này Tấm hoàn toàn yếu ớt và bị động, còn mẹ con Cám lại
quá tàn nhẫn và mang dã tâm muốn tiêu diệt Tấm đến cùng). Tấm chết và quá trình hóa thân là
bước phát triển mới của diễn biến truyện. Đầu tiên, Tấm hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có
mặt của mình, lên tiếng cảnh cáo kẻ thù. Bị giết, cô lại hóa thân thành cây xoan đào làm chiếc
khung cửi và công khai tuyên chiến với kẻ thù. Bị hủy hoại một lần nữa Tấm ẩn mình trong quả thị
thơm quay trở về với đời và trừng phạt kẻ thù của mình một cách không thương tiếc. Những lần
chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của xung đột. Mẹ con nhà Cám quyết
truy đuổi Tấm đến cùng, tìm mọi cách tiêu diệt Tấm. Tấm cũng không chịu để mình phải chết oan ức
trong im lặng nên liên tiếp khẳng định sự tồn tại của mình và tấn công kẻ thù, càng về sau càng
mạnh mẽ, cương quyết. Như vậy, diễn biến của các sự kiện cho thấy sự phát triển từ thấp đến cao

của mâu thuẫn dẫn đến xung đột gay gắt giữa Tấm và mẹ con Cám. Ban đầu mới chỉ là những mâu
thuẫn xoay quanh quyền lợi – vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình hàng ngày, về sau là
mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi xã hội và biến thành xung đột một mất một còn.
Mâu thuẫn và xung đột đó ngày càng cao độ do sự phát triển của hai tuyến nhân vật. Mẹ con nhà
Cám thì tàn nhẫn độc ác và quyết, tâm muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu
diệt Tấm đến cùng, về phía Tấm ban đầu bị động, yếu ớt chỉ biết khóc lóc, nhưng càng về sau càng
mạnh mẽ và cuối cùng đã tự vùng lêu chiến đâu tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta cần chú ý, tuy hóa thân,
nghĩa là quyết xuất hiện để khẳng định quyền lợi chán chính nhưng Tấm đều bị giết. Chỉ phản ứng
cuối cùng, Tấm mới giết kẻ hãm hại, đã trở thành kẻ thù của cô. Có nghĩa là, nhân Cách trả thù của
Tấm là một cách trả thù thể hiện sự trưởng thành của nhân vật. Nếu như ở đoạn đầu ta thấy Tấm
hiện lên là một người hiền lành cam chịu chỉ biết khóc. Nhưng cách trả thù của Tấm cho thấy những
khó khăn những gian khổ mà Tâm đã trải qua đã tôi luyện cho Tấm một ý chí mạnh mẽ hơn. Ta thấy
Tấm đã giành lại hạnh phúc của mình không để số phận hạnh phúc của mình bị người khác quyết
định giành mất.
Nghệ thuật chủ yếu của truyện chính là sự chuyển đổi về thái độ hành động của Tấm. Đằng sau
xung đột dì ghẻ con chồng tác phẩm để cao tính thiện và tính ác. Trong tất cả mọi tình huống thì cái
thiện luôn chiến thắng cái ác luôn vượt lên trên cái ác và nhân dân cũng thể hiện một quy luật nhân
qua đó là “gieo gió thì gặp bão.



×