Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Bài 2 - GS.TS. Nguyễn Văn Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 25 trang )

BÀI 2
CƠNG CỤ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
VÀ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giảng viên: GS.TS. Nguyễn Văn Cơng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015108215

1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Người đang “giết chết” cổ phiếu Apple


“Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đoán. Hai
ngày nay, cổ phiếu của Apple đã lao dốc thảm hại, rơi từ mức 460 USD xuống cịn 427
USD. Dường như khơng ai có thể chắc chắn về lý do thực sự tạo nên diễn biến này.
Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đốn.



Credit Suisse và phóng viên Elmer-DeWitt của Fortune cho rằng cổ phiếu Apple lao dốc
sau khi David Trainer – một nhà đầu tư ít được biết đến ở Nashville (theo ElmerDeWitt) – cho rằng cổ phiếu Apple chỉ đáng giá 240 USD.



Elmer-DeWitt cho biết ơng đã đọc qua phân tích của Trainer và rút ra kết luận không
thể hiểu nổi báo cáo này.




Phân tích của Trainer được đưa ra dựa trên hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return on
invested capital – ROIC). Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng một đồng vốn đầu tư
để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo Trainer, Apple có hệ số ROIC ở mức
271%. Đây là mức không bền vững. Đối với các công ty công nghệ khác, chỉ số ROIC
của Microsoft là 75% và của Google là 34%”.

v1.0015108215

2


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

1. Giá cổ phiếu của Apple lao dốc có phải do phân tích của David Trainer
hay vì nguyên nhân khác?
2. David Trainer tiếp cận báo cáo tài chính thơng qua ROIC có đáng tin
cậy khơng?
3. Cơng cụ kỹ thuật phân tích nào có thể đưa ra kết luận chính xác về tình
hình tài chính của doanh nghiệp?

v1.0015108215

3


MỤC TIÊU



Nhận diện các cơng cụ kỹ thuật sử dụng để phân tích báo cáo tài chính.



Nắm vững qui trình và nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính.

v1.0015108215

4


NỘI DUNG
Cơng cụ kỹ thuật phân tích

Tổ chức phân tích

v1.0015108215

5


1. CƠNG CỤ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
1.1. So sánh
1.2. Chi tiết chỉ tiêu
1.3. Loại trừ
1.4. Liên hệ cân đối
1.5. Biểu đồ
1.6. Mơ hình Dupont
1.7. Các cơng cụ kỹ thuật khác


v1.0015108215

6


1.1. SO SÁNH


Mục đích: Dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu
nghiên cứu.



Trường hợp sử dụng:
 Xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆y = y1 – y0
 Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch hay mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên
cứu so với kỳ gốc:
T( %) =

y1
y0

 100

 Xác định tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc:
∆T( %) =

v1.0015108215


y1 – y0
y0

 100

7


1.1. SO SÁNH
 Xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆TĐ( %) =

yi – y0
y0

 100

 Xác định nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆TL ( %) =

y(i+1) – yi
yi

 100

 Xác định tính hợp lý về cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu của chỉ
tiêu nghiên cứu:
Tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng thể


v1.0015108215

Trị số của từng bộ phận
=
Trị số của tổng thể

 100

8


1.1. SO SÁNH (tiếp theo)

Hình thức so sánh:


So sánh ngang:
 So sánh theo thời gian.
 Cho biết cả sự biến động về qui mô, về tốc độ tăng trưởng, về tỷ trọng, về xu hướng
tăng trưởng, về nhịp điệu tăng trưởng.



So sánh dọc:
 So sánh giữa các chỉ tiêu trong cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo
tài chính trong cùng một khoảng thời gian với nhau.
 Cho biết chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt khác nhau.

v1.0015108215


9


1.2. CHI TIẾT CHỈ TIÊU


Sử dụng khi:
 Phân tích một chỉ tiêu tổng hợp;
 Chỉ tiêu tổng hợp gồm nhiều chỉ tiêu bộ phận
cấu thành.



Cách thức chi tiết:
 Theo thời gian;
 Theo bộ phận cấu thành;
 Theo địa điểm phát sinh.



Bằng cách xem xét, so sánh:
 Mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ
phân tích so với kỳ gốc;
 Mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến
tổng thể;
 Mức độ đóng góp của từng bộ phận đến kết
quả chung.

v1.0015108215


10


1.3. KỸ THUẬT LOẠI TRỪ


Mục đích sử dụng: Xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.



Trường hợp sử dụng: Quan hệ giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là
quan hệ tích số hoặc quan hệ thương số và là mối quan
hệ “chặt”.



Trật tự sắp xếp nhân tố ảnh hưởng:
 Nhân tố số lượng tiến dần đến nhân tố chất lượng, hoặc;
 Nhân tố phản ánh yếu tố đầu vào rồi mới đến nhân tố phản ánh kết quả đầu ra.

v1.0015108215

11


1.3. KỸ THUẬT LOẠI TRỪ (tiếp theo)



Kỹ thuật thay thế liên hồn
Mơ hình kỹ thuật thay thế liên hồn:
Q = b/a
Q1 = b1/a1
Q0 = b0/a0
∆Q = Q1 – Q0
∆Q = ∆a + ∆b
 Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a):
a 

b0 b0

a1 a0

a 

b0
 Q0
a1

 Mức ảnh hưởng của nhân tố b (∆b):
b 

v1.0015108215

b1 b0

a1 a1


b  Q1 

b0
a1
12


1.3. KỸ THUẬT LOẠI TRỪ (tiếp theo)


Kỹ thuật số chênh lệch:
Q = a.b.c
Q1 = a1b1c1; Q0 = a0b0c0
∆Q = Q1 – Q0 = ∆a + ∆b + ∆c
∆a = (a1 – a0).b0.c0
∆b = a1(b1 – b0).c0
∆c = a1b1.(c1 – c0)

v1.0015108215

13


1.4. LIÊN HỆ CÂN ĐỐI
Q=a–b–c+d
Q1 = a1 – b1 – c1 + d1
Q0 = a0 – b0 – c0 + d0
∆Q = Q1 – Q0 = ∆a – ∆b – ∆c + ∆d



Nhân tố a: ∆a = a1 – a0



Nhân tố b: ∆b = – (b1 – b0)



Nhân tố c: ∆c = – (c1 – c0)



Nhân tố d: ∆d = d1 – d0

v1.0015108215

14


1.5. BIỂU ĐỒ



Là kỹ thuật trình bày và phân tích các thông tin bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ.



Sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc
điểm số lượng của đối tượng (hiện tượng) nghiên cứu.




Trình bày các thông tin về hiện tượng nghiên cứu mang tính khái quát và sinh động,
chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ
đọc, dễ nhớ.



Giúp người sử dụng thơng tin nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng
nghiên cứu bằng trực quan một cách nhanh chóng, dễ dàng.

v1.0015108215

15


1.5. BIỂU ĐỒ (tiếp theo)

Sử dụng để phản ánh đối tượng nghiên cứu trên các mặt:


Kết cấu và sự biến đổi kết cấu của đối tượng nghiên cứu.



Mức độ đạt được của đối tượng nghiên cứu theo thời gian.



Mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.




Mức độ phổ biến của đối tượng nghiên cứu.



Mức độ thực hiện kế hoạch của đối tượng nghiên cứu.



Xu hướng tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.



Nhịp điệu tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.





v1.0015108215

16


1.6. MƠ HÌNH DUPONT
Từ chỉ tiêu gốc ban đầu, dựa vào mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính:



Biến đổi chỉ tiêu gốc thành một hàm số của hàng loạt biến số.



Tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong
kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc.



Ví dụ: Biến đổi ROE
ROE

ROE =

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần



Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = ROS  ET

v1.0015108215


17


1.7. CÁC CƠNG CỤ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH KHÁC


Liên hệ trực tuyến;



Liên hệ phi tuyến;



Ma trận SWOT;



Xác định giá trị theo thời gian của tiền;



Hồi qui;



Chỉ số;




Kết hợp;





v1.0015108215

18


2. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Khái niệm: Thiết lập một mối liên hệ theo một trật tự
xác định giữa các cơng cụ kỹ thuật phân tích báo cáo
tài chính trong từng nội dung phân tích cụ thể.



Mục đích:
 Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài
chính, hiệu quả kinh doanh, giá trị doanh nghiệp,
rủi ro tài chính;
 Chỉ rõ sai lầm;
 Vạch ra tiềm năng;
 Tìm biện pháp khắc phục nhằm cải tiến cơng tác
quản lý kinh doanh.




Các bước tổ chức phân tích báo cáo tài chính:
 Chuẩn bị phân tích;
 Tiến hành phân tích;
 Kết thúc phân tích.

v1.0015108215

19


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi:
1. Giá cổ phiếu của Apple lao dốc có phải do phân tích của David Trainer hay vì nguyên
nhân khác?
2. David Trainer tiếp cận báo cáo tài chính thơng qua ROIC có đáng tin cậy khơng?
3. Cơng cụ kỹ thuật phân tích nào có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình tài chính
của doanh nghiệp?
Trả lời:
1. Giá cổ phiếu của Apple lao dốc khơng phải do phân tích của David Trainer mà vì nhiều
nguyên nhân; trong đó chủ yếu là do các quỹ đầu cơ đồng loạt bán tháo cổ phiếu của
Apple đã gây nên làn sóng bán tháo trên thị trường và khiến cổ phiếu Apple trượt dốc.
2. David Trainer tiếp cận báo cáo tài chính thơng qua ROIC khơng thực sự đáng tin cậy.
3. Kết hợp các kỹ thuật phân tích khác nhau mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình
hình tài chính của doanh nghiệp.

v1.0015108215

20



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Về hình thức so sánh, phân tích báo cáo tài chính thường sử dụng loại so sánh nào
sau đây?
A. So sánh giản đơn và so sánh phức tạp.
B. So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
C. So sánh quy mô và so sánh tốc độ.
D. So sánh ngang và so sánh dọc.
Trả lời:


Đáp án đúng là: D. So sánh ngang và so sánh dọc.



Vì: Xem xét hình thức so sánh chứ khơng phải xem xét các dạng so sánh hay mục đích
so sánh.

v1.0015108215

21


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong trường hợp để xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về qui mô và tốc độ tăng
trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc, kỹ thuật nào sau đây được sử dụng?
A. Kỹ thuật so sánh.
B. Kỹ thuật loại trừ.
C. Kỹ thuật Dupont.

D. Kỹ thuật biểu đồ.
Trả lời:


Đáp án đúng là: A. Kỹ thuật so sánh.



Vì: Một trong các mục đích sử dụng của kỹ thuật so sánh là xác định mức độ biến động
(tăng, giảm) về qui mô và tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích so với kỳ
gốc. Các kỹ thuật loại trừ hay Dupont sử dụng để xác định mức độ tác động (ảnh hưởng)
của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu, còn kỹ thuật biểu đồ là kỹ thuật trình bày và phân
tích các thông tin bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp
với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của đối tượng
(hiện tượng) nghiên cứu.

v1.0015108215

22


CÂU HỎI MỞ
Anh/Chị hãy cho biết kỹ thuật nào được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu khi
mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là "mối
quan hệ chặt"?
Gợi ý trả lời:
Khi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là "mối quan
hệ chặt" (mối quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số) thì
sử dụng kỹ thuật loại trừ.


v1.0015108215

23


CÂU HỎI TỰ LUẬN
Kỹ thuật phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu nào được coi là phù hợp khi giữa các nhân tố ảnh hưởng có mối
quan hệ “lỏng” và mối quan hệ “chặt”?
Trả lời:


Khi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là "mối
quan hệ chặt" (mối quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số)
thì sử dụng kỹ thuật loại trừ.



Cịn khi mối quan hệ giữa các nhân tố là "mối quan hệ lỏng" (quan hệ dạng tổng số
hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số) thì kỹ thuật
liên hệ cân đối được áp dụng.

v1.0015108215

24


TĨM LƯỢC CUỐI BÀI



Các cơng cụ kỹ thuật chính để phân tích báo cáo tài chính:
 Kỹ thuật so sánh;
 Kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu;
 Kỹ thuật loại trừ;
 Kỹ thuật liên hệ cân đối;
 Kỹ thuật biểu đồ;
 Mơ hình Dupont;
 …



Tổ chức phân tích báo cáo tài chính:
 Chuẩn bị phân tích;
 Tiến hành phân tích;
 Kết thúc phân tích.

v1.0015108215

25


×