Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đau thần kinh tọa và một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, tại Trung tâm Y tế huyện Hòn Đất, Kiên Giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.98 KB, 6 trang )

2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

ĐAU THẦN KINH TỌA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒN
ĐẤT, KIÊN GIANG NĂM 2020
Phạm Thị Thanh Duy1, Nguyễn Thị Tuyến1

TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang thực hiện trên 209 bệnh
nhân đau thần kinh tọa tại Trung tâm Y tế huyện Hòn Đất
từ tháng 01/2020 đến 6/2020. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đau thần kinh tọa tại
Trung tâm y tế huyện Hòn Đất, Kiên Giang năm 2020 và
phân tích mối liên quan giữa giảm đau với lo âu, mất ngủ
và kết quả tư vấn chăm sóc. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả tiến cứu, phỏng vấn người bệnh và sử dụng kết quả
trong bệnh án.
Kết quả: Đa số bệnh nhân vào viện đau nặng, chiếm
tới 53,5%, đau vừa với 44,9%, đau nhẹ chỉ có 1,6%. Hầu
hết bệnh nhân đếu ảnh hưởng vận động ở các mức độ khác
nhau: 52,2% không ngồi đứng lâu được, 37,8% không cúi
được, đi lại khó khăn và chỉ có 10% là vận động không
bị hạn chế. Mối liên quan giữa đau với lo âu, mất ngủ và
hoạt động tư vấn chăm sóc: Tỷ lệ thành công chung trong
điều trị giảm đau là 82,8%. Có 17,2% bệnh nhân ra viện
mức độ đau khơng đổi hoặc nặng lên. Tỷ lệ có cải thiện
tình trạng lo âu 86,1%; mức độ mất ngủ có chuyển biến rõ
rệt giữa trước và sau điều trị, chăm sóc. Nhóm người bệnh
có mức độ mất ngủ rất nặng đã có thiện 100%. Hoạt động


chăm sóc được thực hiện đầy đủ có kết quả giảm đau tốt
hơn nhiều so với bệnh nhân khơng được chăm sóc đầy đủ
( OR= 13; p <0,05).
Kết luận: Trên 50% người bệnh có biểu hiện đau
và ảnh hưởng tới vận động ở mức độ nặng. Nhờ chăm sóc
tốt, đã cải thiện các triệu chứng đau, mất ngủ và tình trạng
lo âu của người bệnh, hiệu quả rõ hơn ở nhóm đối tượng
có mức độ đau nặng so với nhóm đau nhẹ và trung bình.
Từ khóa: Viêm thần kinh tọa, đau, lo âu, mất ngủ,
điều dưỡng.
SUMMARY:
TREATMENT,

CARE

RESULTS

AND

RELATED FACTORS IN CIATIC PATIENTS AT
HON DAT DISTRICT MEDICAL CENTER, KIEN
GIANG PROVINCE IN 2020
Descriptive cross-sectional study performed on
209 sciatica patients at Hon Dat District Medical Center
from January 2020 to June 2020. Objectives: To describe
the clinical characteristics of patients with sciatica at the
Medical Center of Hon Dat District, Kien Giang by 2020 and
Analyze the relationship between pain relief with anxiety,
insomnia and outcome. treatment, care consulting results.
Research method: Follow-up description, interviewing

patients and using the results in the medical records.
Results: Most patients admitted to the hospital with
severe pain, accounting for 53.5%, moderate pain with
44.9%, mild pain only 1.6%. Most patients had varying
degrees of mobility impairment: 52.2% could not sit for
long, 37.8% could not bend, had difficulty walking, and
only 10% had unrestricted movement. . The relationship
between pain with anxiety, insomnia and counseling and
care: The overall success rate in pain relief treatment
is 82.8%. There was 17.2% of the hospital discharge
patients with unchanged pain or worsening pain. The rate
with an anxiety improvement rate was 86.1%; The level
of insomnia changed significantly between before and
after treatment and care. There was 17.2% of the hospital
discharge patients with unchanged pain or worsening pain.
The rate with an anxiety improvement rate was 86.1%; The
level of insomnia changed significantly between before
and after treatment and care. The group of patients with
very severe insomnia had 100% improvement. Adequate
care had much better pain relief than patients who did not
receive adequate care (OR = 13; p <0.05).
Conclusion: Over 50% of patients have severe pain
symptoms and impact on movement. Thanks to good
care, the patient’s pain symptoms, insomnia and anxiety

1. Trường ĐH Thăng Long
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Thanh Duy
ĐT: 0369202169; Email:
Ngày nhận bài: 09/09/2020


50

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 16/09/2020

Ngày duyệt đăng: 01/10/2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
have been improved, the effects were more pronounced
in the subjects with severe pain compared to the mild and
moderate pain groups.
Keywords: Sciaticitis, anxiety, insomnia, nursing.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo gần đây, có tới 70 - 85% dân số ít nhất
một lần bị đau thắt lưng trong đời. Tại Mỹ, phụ nữ dưới
45 tuổi bị hạn chế vận động do đau TKHT là nguyên nhân

hàng đầu, là lý do đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám
bệnh, là nguyên nhân đứng thứ năm phải nằm viện, và
đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật [9][10].
Đây là bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao
động, nhất là người lao động chân tay, do bệnh thường
có xu hướng tiến triển kéo dài, dễ tái phát nên ảnh hưởng
đến sức khỏe, khả năng lao động sinh hoạt hằng ngày của
người bệnh làm cho họ lo lắng, mất ngủ, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó sẽ làm ảnh
hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh chính[1].Vì
vậy việc chăm sóc thể chất tinh thần cho người bệnh là
điều quan trọng nhất đối với một người điều dưỡng đóng
vai trị rất quan trọng đến kết quả điều trị ở người bệnh
ĐTKT. Vì vậy xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến
hành đề tài:“Đặc điểm người bệnh đau thần kinh tọa và
một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, tại Trung
tâm y tế huyện Hòn Đất, Kiên Giang năm 2020” với
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người
bệnh đau thần kinh tọa tại Trung tâm y tế huyện Hịn Đất,
Kiên Giang năm 2020.
2. Phân tích mối liên quan giữa đau với lo âu, mất

ngủ và kết quả tư vấn chăm sóc
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-Tiêu chuẩn lựa chọn: Điều trị nội trú nhập viện chẩn
đoán điều trị đau thần kinh tọa tại Khoa YHCT-PHCN
Trung tâm y tế huyện Hòn Đất trong thời điểm nghiên cứu.

-Thời gian: Từ 01/2020 đến 6/2020.
-Tiêu chuẩn loại trừ: Không tham gia nghiên cứu;
đau thần kinh đùi,..
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến
cứu, có phân tích
2.3. Cỡ mẫu: Tổng số 209 người bệnh.
2.4. Biến số NC: Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian
điều trị, mức độ đau, tình trạng lo âu, tình trạng mất ngủ,
hoạt động chăm sóc của điều dưỡng….
2.5. Xử lý số liệu: Phân tích, xử lý bằng phần mềm
SPSS 18.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Giới tính nam chiếm 46,4%, ít hơn nữ chiếm 53,6%;
tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 57,08 tuổi, độ
tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 61,7%; tỷ
lệ lao động chân tay chiếm nhiều nhất với 54,1%, kế đến
là hưu trí và người bệnh già chiếm 39,7%; thói quen nằm
võng, nệm mềm chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,8%, kế đến là
thói quen mang vật nặng chiếm 33,0%.
3.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thời điểm vào viện
Triệu chứng lâm sàng

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)


Đau nhẹ

3

1,6

Đau vừa

94

44,9

Đau nặng

112

53,5

Không cúi được, đi lại khó khăn

79

37,8

Khơng ngồi đứng lâu được

109

52,2


Khơng bị hạn chế

21

10,0

Mức độ đau

Tình trạng vận động

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

51


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nhận xét: Đa số bệnh nhân vào viện đau nặng,
chiếm tới 53,5%, kế đến là đau vừa với 44,9%, ít
nhất là đau nhẹ chỉ có 1,6%. Tình trạng vận động có

52,2% là khơng ngồi đứng lâu được, có 37,8% khơng
cúi được, đi lại khó khăn và chỉ có 10% là vận động
khơng bị hạn chế.

Bảng 2. Kết quả các nghiệm pháp
Nghiệm pháp

Valleix

Co cơ cạnh sống

Lasegue

Kết quả

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Dương tính

209

100,0

Âm tính

0

0,0

Dương tính

208

99,5


Âm tính

1

0,5

Dương tính

209

100,0

Âm tính

0

0

3.3. Liên quan giữa đau với mất ngủ, lo âu và
hoạt động chăm sóc

Nhận xét: Nghiệm pháp Valeix và Lasegue có
100% bệnh nhân dương tính, co cơ cạnh sống có 99,5%
bệnh nhân dương tính.

Bảng 3. Cải thiện mức độ đau của bệnh nhân
Đau khi vào viện

Đau khi ra viện


Tổng

Đau nhẹ

Đau vừa

Đau nặng

Đau nhẹ

1(33,3%)

62(66,0%)

64(57,1%)

127 (60,8%)

Đau vừa

0

31(33,0%)

47(42,0%)

78(37,3%)

Đau nặng


2(66,7%)

1(1,1%)

1(9,0%)

4(1,9%)

Tổng

3 (100%)

94(100%)

112(100%)

209(100%)

Nhận xét: Mức độ đau có chuyển biến rõ rệt giữa
trước và sau điều trị, chăm sóc với p<0,001. Tỷ lệ thành

p

<0,001

cơng chung trong điều trị giảm đau là 82,8%. Có 17,2%
bệnh nhân ra viện mức độ đau không đổi hoặc nặng lên.

Bảng 4. Cải thiện tình trạng lo âu của bệnh nhân
Lo âu khi ra viện


Lo âu khi vào viện

Tổng

Rối loạn lo âu

Có triệu chứng lo âu

Bình thường

Rối loạn lo âu

4 (2,5%)

0

0

4 (1,9%)

Có triệu chứng lo âu

5 (3,1%)

0

0

5 (2,4%)


Bình thường

151 (94,4%)

23 (100%)

26 (100%)

200 (95,7%)

Tổng

160 (100%)

23 (100%)

26 (100%)

209 (100%)

52

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

P

>0,05



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân vào viện có rối loạn lo
âu được cải thiện là 94,4%, tỷ lệ bệnh nhân vào viện có
triệu chứng lo âu được cải thiện 100% khi ra viện. Tình
trạng lo âu có chuyển biến rõ rệt giữa trước và sau điều

trị, chăm sóc tỷ lệ có cải thiện tình trạng lo âu 86,1%;
tỷ lệ không cải thiện 13,9%. Hiệu quả điều trị với nhóm
người bệnh có triệu chứng lo âu rõ hơn nhóm rối loạn
lo âu.

Bảng 5. Mức độ cải thiện mất ngủ của bệnh nhân khi nhập viện và ra viện
Mất ngủ khi ra
viện

Mất ngủ khi vào viện
Không mất
ngủ


Mất ngủ
nhẹ

Mất ngủ
vừa

Mất ngủ
nặng

Mất ngủ
rất nặng

Tổng

3(100%)

7(50%)

3(4,4%)

6(5,5%)

0

19(9,1)

Mất ngủ nhẹ

0


7(50,0%)

56(82,4%)

76(69,7%)

13(86,7%)

152(72,7)

Mất ngủ vừa

0

0

9(13,2%)

26(23,9%)

1(6,7%)

36(17,2)

Mất ngủ nặng

0

0


0

1(0,9%)

1(6,7%)

2(1%)

Tổng

3

14

68

109

15

209

Không mất ngủ

Nhận xét: Trong 15 bệnh nhân vào viện bị mất ngủ
rất nặng thì 100% được cải thiện khi ra viện, trong đó
6,7% cịn mất ngủ nặng, 6,7% còn mất ngủ vừa, 86,7%
còn mất ngủ nhẹ.
Trong số bệnh nhân vào viện bị mất ngủ nặng, có


P

<0,001

tới 99,1% được cải thiện khi ra viện... Mức độ mất ngủ
có chuyển biến rõ rệt giữa trước và sau điều trị, chăm sóc.
Hiệu quả điều trị với nhóm người bệnh có mức độ mất ngủ
rất nặng rõ hơn nhóm mất ngủ nặng.

Bảng 6. Mối liên quan giữa kết quả giảm đau với hoạt động điều dưỡng và lo âu, mất ngủ
Kết quả giảm đau

Yếu tố liên quan

Hoạt động chăm sóc điều dưỡng

Mất ngủ khi vào viện

Lo âu khi vào viện

Chưa tốt

Tốt

32(19,6%)

131(80,4%)

Chưa đầy đủ


4(8,7%)

42(91,3%)

Khơng nặng

6(20,7%)

162 (84,4%)

Nặng

30(16,7%)

11(64,7%)



26 (16,3%)

134 (83,8%)

Khơng

10 (20,4%)

39 (79,6%)

Đầy đủ


Nhận xét: Bệnh nhân được chăm sóc đầy đủ thì có
kết quả giảm đau tốt hơn gấp 13 lần so với bệnh nhân
không được chăm sóc đầy đủ, sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p= 0,036).
Bệnh nhân khi vào viện mất ngủ khơng nặng thì sẽ có
kết quả giảm đau tốt hơn khoảng 4,5 lần so với bệnh nhân
bị mất ngủ nặng. (OR =4,515, CI 95%: 0,974-20,932) và

p

OR
(CI 95%)

0,036

13,255
(1,197-146,78)

>0,05

4,515
(0,974-20,932)

>0,05

1,565
(0,474-5,167)

chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bệnh nhân khi vào khơng lo âu thì sẽ có kết quả
giảm đau tốt hơn khoảng 1,6 lần so với bệnh nhân có lo
âu. (OR =1,565, CI 95%: 0,474-5,167) nhưng chưa có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
IV. BÀN LUẬN
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

53


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Trong nghiên cứu của chúng tôi tại khoa YHCTPHCN Trung tâm y tế huyện Hòn Đất từ tháng 1/2020
đến tháng 6/2020 tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính nam chiếm
46,4%, ít hơn giới tính nữ chiếm 53,6%. So với các nghiên
cứu khác, thì đối tượng của chúng tôi phù hợp với Nguyễn
Thị Tân (2013), bệnh nhân nữ chiếm 66,7% cao hơn so
với nam giới (33,3)[4], độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
30-60 tuổi (61,7%), đa số là lao động chân tay chiếm tỷ lệ
cao nhất 54,1% tương đương với nghiên cứu của Nguyễn
Văn Hải (2007) lao động nặng chiếm 75%[2], bệnh nhân
chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 92,8%. Trong đó số ngày
nằm viện từ 1 đến <2 tuần chiếm 44,5%, người bệnh có
thói quen đa số là nằm võng, nệm quá mềm chiếm 47,8%.
Đặc điểm lâm sàng khi vào viện đối với người bệnh
đau nặng 112 người chiếm 53,6%, đau vừa 94 người 45%,
đau nhẹ 3 người chiếm 1,4% tương đương với nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thúy (2016) bệnh nhân đau nặng chiếm
56,7%[5] và cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Minh

Quyên (2011) có điểm VAS ngày đầu là 5,97 ± 1,16 trong
đó mức độ đau nặng là 48,5%,[3] tỉ lệ cải thiện cơn đau
chiếm 82,8% giảm đau tốt;.nghiệm pháp lasegue, valleix
100%, co cơ cạnh sống chiếm 99,5%. Trong quá trình
điều trị hoạt động chăm sóc của điều dưỡng thực hiện đầy
đủ 78%, chưa đầy đủ 22% đã cải thiện tình trạng lo âu là
86,1%, mất ngủ là 13,9%.
Mối liên quan giữa đau với mất ngủ, lo âu và hoạt
động chăm sóc:
Khi ra viện mức độ đau có chuyển biến rõ rệt
trước điều trị và chăm sóc, đau nhẹ chiếm 60,8%, đau
vừa 37,3%, đau nặng 1,9% nghiên cứu này đương tương
Hồ Phi Đông, Nguyễn Thị Tân (2016) mức không đau
(22,5%), đau nhẹ (50,0%), đau vừa (27,5 %)[4] và cũng
khá phù hợp với nghiên cứu của Iwamoto J; Choy EH;
Gerhart JI, [6][7][8], có điều khác biệt là trong kết quả
của chúng tơi là khơng có bệnh nhân nào hết đau sau điều
trị và tỷ lệ thành công của điều trị giảm đau tốt là 82,8%.
Bệnh nhân được chăm sóc đầy đủ thì có nguy cơ giảm
đau gấp 13 lần so với bệnh nhân không được chăm sóc
đầy đủ. Vì vậy việc chăm sóc của điều dưỡng là điều quan
trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Tình trạng rối loạn lo âu được chăm sóc trong q

54

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

2020


trình điều trị có kết quả giảm đau tốt là 134 (83,8%) và
26(16,2%) chưa tốt, ở người bệnh có triệu chứng lo âu
19(82.6) kết quả giảm đau tốt, 1(17,4%) chưa tốt. Cho
thấy việc chăm sóc tinh thần người bệnh là thật sự cần
thiết trong quá trình điều trị giúp họ ổn định về tâm lí,
thoải mái hơn góp phần làm hồi phục bệnh nhanh chóng,
và mức độ lo âu có liên quan đến kết quả giảm đau nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Sau khi ra viện mức độ mất ngủ của người bệnh
được cải thiện đáng kể từ 52,2% mất ngủ nặng chỉ còn 1%
và mất ngủ nhẹ chiếm 72,7% cho thấy đạt hiệu quả của
điều trị và chăm sóc trong thời gian người bệnh nằm viện.
KẾT LUẬN
(1) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh đau
thần kinh tọa
- Về mức độ đau: Đa số bệnh nhân vào viện đau
nặng, chiếm tới 53,5%, đau vừa với 44,9%, đau nhẹ chỉ
có 1,6%.
- Tình trạng vận động: Hầu hết bệnh nhân đếu ảnh
hưởng vận động ở các mức độ khác nhau: 52,2% không
ngồi đứng lâu được, 37,8% khơng cúi được, đi lại khó
khăn và chỉ có 10% là vận động không bị hạn chế.
- 100% bệnh nhân dương tính với nghiệm pháp
Valeix và Lasegue, co cơ cạnh sống dương tính chiếm
99,5%.
(2) Mối liên quan giữa đau với lo âu, mất ngủ và
hoạt động tư vấn chăm sóc
- Mức độ đau có chuyển biến rõ rệt giữa trước và sau
điều trị, chăm sóc với p<0,001. Tỷ lệ thành cơng chung

trong điều trị giảm đau là 82,8%. Có 17,2% bệnh nhân ra
viện mức độ đau không đổi hoặc nặng lên.
- Tình trạng lo âu có chuyển biến rõ rệt giữa trước
và sau điều trị, chăm sóc. Tỷ lệ có cải thiện tình trạng lo
âu 86,1%.
- Mức độ mất ngủ có chuyển biến rõ rệt giữa trước
và sau điều trị, chăm sóc. Nhóm người bệnh có mức độ
mất ngủ rất nặng đã có thiện 100%.
- Hoạt động chăm sóc được thực hiện đầy đủ có kết
quả giảm đau tốt hơn gấp 13 lần so với bệnh nhân không
được chăm sóc đầy đủ.


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Văn Chương (2004), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y học, tr 81- 84.
2.Nguyễn Văn Hải (2007), Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh hơng to do thốt vị đĩa đệm bằng bấm kéo
nắn, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3.Trần Thị Minh Quyên (2011), Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp

điện châm kết hợp kéo giãn cột sống, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
4.Nguyễn Thị Tân (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thối hóa cột sống bằng phương
pháp y học cổ truyền”, Y học Thực hành,(6),2013.
5.Nguyễn Thị Thúy (2016), Đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân bằng điện châm, xoa bóp kết hợp với bài
thuốc độc hoạt ký sinh thang trong điều trị đau thần kinh hông to, luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6.Choy EH (2015), “The role of sleep in pain and fibromyalgia”, Nat Rev Rheumatol, 11(9):513-20.
7.Gerhart JI, Burns JW,et al (2016), “Relationships Between Sleep Quality and PainRelated Factors for People
with Chronic Low Back Pain: Test of Reciprocal and Time of Day Effects”, Ann Behav Med, 95(8):1504-9.
8.Iwamoto J, Takeda T, Sato Y et al. (2006), “Short -Term Outcome of Conservative Treatment in Athletes with
Symptomatic Lumbar Disc Herniation”, Am J Phys Med Rehabil, 85, 667–674.
9.Schneider S, Randoll D, và Buchner M (2006), “Why do women have back pain more than men? A representative
prevalence study in the federal republic of Germany”, Clin J Pain, 22(738), 47
10.Smith MT, Haythornthwaite JA (2004), “How do sleep disturbance and chronic pain inter-relate? Insights
from the longitudinal and cognitive-behavioral clinical trials literature”, Sleep Med Rev, 8(2):119-32.

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

55



×