Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

(Luận án tiến sĩ) đặc điểm trường ca thu bồn, nguyễn khoa điềm và thanh thảo luận án TS văn học 60 22 34 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI BÁ ẤN

ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA
THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ THANH THẢO

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62. 22. 34. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.GS.TS LÊ VĂN LÂN
2. PGS.TS HỒ THẾ HÀ

Hà Nội - 2008


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU

01

B. NỘI DUNG

15

Chương 1- TRƯỜNG CA VÀ TRƯỜNG CA
THU BỒN,NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ THANH THẢO



15

1.1. Trường ca - từ quan niệm đến khái niệm

15

1.1.1. Từ sử thi đến trường ca trong văn học thế giới

15

1.1.2. Trường ca Việt Nam - từ quan niệm đến khái niệm

18

1.1.3. Phân biệt trường ca và một số thể loại thơ

22

1.2. Quan niệm của Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo
về thơ và trường ca

28

1.2.1. Quan niệm của Thu Bồn về thơ và trường ca

28

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về thơ và trường ca


31

1.2.3. Quan niệm của Thanh Thảo về thơ và trường ca

34

1.3. Thành tựu trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo 38
1.3.1. Trường ca Thu Bồn

40

1.3.2. Trường ca Nguyễn Khoa Điềm

42

1.3.3. Trường ca Thanh Thảo

44

Chương 2- TRƯỜNG CA THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ
THANH THẢO - TÍNH ĐA TẦNG TRONG KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

48

2.1. Hiện thực cuộc sống - từ lý tưởng đến bản chất và chiêm cảm

48

2.1.1. Hiện thực cuộc sống chiến tranh - từ lý tưởng

đến bản chất và chiêm cảm

48

2.1.2. Hiện thực cuộc sống thời bình - từ bản chất
đến chiêm cảm và dự cảm

55

2.1.3. Tổ quốc, dân tộc - từ cội nguồn đến hành trình mở cõi
và truyền thống lịch sử, văn hóa

62


2.2. Con người - cái nhìn thống nhất và đối cực

70

2.2.1. Con người - cái nhìn thống nhất

70

2.2.2. Con người - cái nhìn đối cực

84

2.2.3. Con người - cái nhìn đa phân

93


2.3. Hiện thực máu lửa và khát vọng bình yên
qua những biểu trưng nghệ thuật tiêu biểu

106

2.3.1. Mặt đất cỏ xanh và bầu trời lửa đỏ

106

2.3.2. Núi rừng và sông biển

113

2.3.3. Bước chân và những nẻo đường

118

Chương 3- TRƯỜNG CA THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ
THANH THẢO - TÍNH PHỨC HỢP TRONG CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT 125
3.1. Sự đa dạng trong sử dụng các thể thơ

125

3.1.1. Sự tinh lọc từ thơ truyền thống

126

3.1.2.Sựđồng hành và lên ngôi của thơ Tự do và chiếm lĩnh của thơ Văn xuôi 134
3.1.3. Sự ra đời của thơ “Tích hợp các loại hình nghệ thuật”


140

3.2. Sự phức hợp trong các kiểu cấu trúc tác phẩm

148

3.2.1. Cấu trúc kiểu điện ảnh và kiểu kịch

150

3.2.2. Cấu trúc kiểu âm nhạc

157

3.2.3. Cấu trúc kiểu vòng tròn mở của trị chơi ru-bích

163

3.3. Sự vận động trong ngơn ngữ và giọng điệu thơ

166

3.3.1. Ngôn ngữ thơ

166

3.3.2. Giọng điệu thơ

17 2


C. KẾT LUẬN

189

D. DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

193

Đ. TÀI LIỆU THAM KHẢO

194

E. PHỤ LỤC

202


A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tính hồnh tráng, khơng khí sử thi là đặc điểm nổi bật của trƣờng ca. Điều này
lý giải tại sao trong và sau hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ), trƣờng ca hiện đại Việt Nam mới ra đời, mặc dù thơ ca hiện đại
Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao từ “Thơ Mới”. Nhƣng cũng nhƣ sử thi, cơ sở xã hội cho
sự ra đời của thể loại trƣờng ca không nhất thiết là phải ở ngay thời điểm diễn ra sự
kiện lịch sử ấy mà cần có một độ lùi thời gian cần thiết; cho nên, sự nở rộ và độ chín
của trƣờng ca hiện đại Việt Nam phải chờ đến những năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Giờ là lúc, những nhà thơ mặc áo lính mới có đủ thời gian để nhìn nhận, tổng kết chặng
đƣờng sử thi hào hùng mà lịch sử dân tộc và bản thân họ đã đi qua. Trong đó, Thu Bồn,

Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo là ba tác giả có những đóng góp lớn cho sự phát
triển của trƣờng ca. Tuy số lƣợng sáng tác trƣờng ca của ba tác giả này nhiều ít khác
nhau; nhƣng có thể nói, đây là ba tác giả tiêu biểu góp phần làm nên sự nở rộ; sự phong
phú, đa dạng và sự hoàn thiện từng bƣớc của trƣờng ca Việt Nam. Cả ba tác giả đều đã
có thành tựu quan trọng trong sự nghiệp văn học nƣớc nhà. Trong đó, Thu Bồn đƣợc
xem là một tác giả có q trình sáng tác trƣờng ca liên tục nhất, xun suốt từ chiến
tranh sang hồ bình với số lƣợng nhiều nhất: 12 trƣờng ca (theo cách gọi của ông).
Nguyễn Khoa Điềm cũng sáng tác rất nhiều những bài thơ dài mang dáng trƣờng ca;
tuy nhiên, ơng chỉ viết có một trƣờng ca; song, là một trƣờng ca có vị trí rất quan trọng;
mang tính chất bắc cầu từ thời chiến sang thời bình, từ giai đoạn trƣờng ca mang đậm
tính tự sự, có nhân vật và kết cấu theo cốt truyện trƣớc đó sang trƣờng ca kết cấu theo
mạch tƣ tƣởng, cảm xúc. Ngƣời tiếp nối mạch trƣờng ca này thành công nhất và cũng
là một tác giả viết trƣờng ca với nhiều sáng tạo trong cấu trúc nhất, chính là Thanh
Thảo với tám trƣờng ca, trong đó có tới bốn trƣờng ca đạt giải thƣởng Nhà nƣớc. Ngoài
ra, nếu tính ln cả năm bài thơ dài (trong đó có một bài thuộc dạng trích trƣờng ca) là
trƣờng ca (nhƣ cách gọi của Thu Bồn) thì Thanh Thảo có đến 13 “trƣờng ca”. Nhƣ vậy,
có thể nói, trong thơ ca hiện đại Việt Nam, Thu Bồn và Thanh Thảo là hai nhà thơ sáng
tác nhiều trƣờng ca nhất: mỗi tác giả có tám trƣờng ca. Hơn nữa, qua nghiên cứu

1


trƣờng ca, chúng tôi nhận thấy rằng, đây là ba tác giả có những khám phá và sáng tạo
trong quá trình vận động của thể loại, và đứng trên góc độ của cái nhìn địa - văn hố thì
cả ba tác giả đều cùng sinh trƣởng và gắn bó chặt chẽ với mảnh đất miền Trung và Tây
Ngun. Chính vì thế, chúng tôi chọn trƣờng ca của ba tác giả này để nghiên cứu, chỉ
ra những đặc điểm độc sáng, từ đó giúp cho ngƣời đọc phần nào nhận rõ hơn diện mạo
của trƣờng ca hiện đại Việt Nam.
Trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, cố gắng đƣa ra một
khái niệm về trƣờng ca và tìm đến những đặc điểm nổi bật của trƣờng ca Thu Bồn,

Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo trong cái nhìn chung - riêng với đặc điểm của
trƣờng ca Việt Nam nhằm tìm ra phong cách của từng tác giả, chính là mục đích và ý
nghĩa của đề tài. Đề tài cũng bƣớc đầu chú trọng nghiên cứu đến những tác giả thuộc
thế hệ những nhà thơ chống Mỹ vốn xƣa nay ít đƣợc đề cập thành một cơng trình riêng
trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam, nhằm tìm ra những đóng góp của họ
trong tiến trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Đây cũng là một yêu cầu mang tính bức
thiết mà đề tài hƣớng đến.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào viết chung cho cả ba tác
giả. Chính vì vậy, để tiện việc theo dõi quá trình nghiên cứu về ba tác giả này từ trƣớc
đến nay, chúng tôi xin đƣợc khái lƣợc lịch sử vấn đề đối với riêng từng tác giả theo
trình tự thời gian xuất hiện các bài viết, để ngƣời đọc, phần nào, nhận ra sự tiến triển
trong quá trình nghiên cứu, đánh giá về Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo.
2.1. Những ý kiến về thơ và trường ca Thu Bồn
2.1.1. Những ý kiến chung về thơ Thu Bồn
Về phong cách thơ Thu Bồn, Bích Thu ở Theo dịng văn học (1984) nhận xét:
Thơ Thu Bồn “kết hợp hài hoà cảm xúc và trí tuệ. .. Suy nghĩ mà vẫn gắn với tâm tình,
khái qt mà vẫn khơng tách rời hiện thực” [97,tr.856]. Nguyễn Trọng Tạo trong
Thƣơng nhớ Thu Bồn - Hà Đức Trọng (2003) có nhận xét khá sắc nét: “Thơ văn anh có
thể ví với dịng sơng đầy ghềnh thác, cuộn xiết và réo gọi… Ngòi bút anh cắm sâu vào

2


những đề tài mang tính anh hùng ca, nhƣng cũng chan hoà máu lệ trong những bi
thƣơng đau khổ của kiếp ngƣời” [97,tr.790]. Bên cạnh cái dữ dội, mạnh mẽ của thơ
Thu Bồn, Ngơ Thế Oanh trong Ngƣời hiến mình trọn vẹn cho thơ (2003) nhấn mạnh
đến yếu tố trữ tình, say đắm: “Trong các nhà thơ đƣơng đại, Thu Bồn là một trong
những nhà thơ có nhiều bài thơ tình say đắm nhất” [28,tr.14]. Trong Đã ngừng đập một
cánh chim đại bàng…, Thanh Thảo cho rằng: “Về sáng tác, phần bản năng là phần

mạnh nhất trong tác phẩm của Thu Bồn”, nhƣng do “quá lo âu để phần ý thức sáng rõ
can thiệp” khiến “bản năng nghệ thuật” không dẫn dắt đƣợc cảm xúc tạo nên điểm yếu
trong nhiều bài, nhiều đoạn thơ của Thu Bồn [28,tr.551]. Nguyễn Chiến trong Chim
chơ rao đến từ núi lạ (2003) rút ra phong cách thơ Thu Bồn: “có cái giọng hào sảng rất
Quảng Nam. Hồn thơ Thu Bồn vút lên nhƣ cánh chim chơ rao đến từ núi lạ. Điều quan
trọng nhất ở anh là đã làm nên một cõi Thu Bồn” [97,tr.508-510]. Trung Trung Đỉnh ở
Tráng sĩ hề… dâu bể (2003) có một đánh giá khá khái quát về phong cách thơ Thu
Bồn: “cái dâu bể sâu nặng ân tình với đồng đội, nhân dân, Tổ quốc, chính nó đã tạo nên
vẻ đẹp thơ ông, cái vẻ đẹp phong trần, nhuốm bụi đời vừa gian nan khúc khuỷu vừa
ngạo nghễ kiêu hùng và lãng mạn” [97,tr.529-530], Phùng Tấn Đông trong Thu Bồn
qua sông Thu Bồn (2003) cho rằng: giọng thơ “Thu Bồn nghiêng hẳn về tƣ duy nghệ
thuật trữ tình” [97,tr.548]. Trong Ấn tƣợng Thu Bồn qua hai thời lửa - gió (2003), Giao
Hƣởng đi tìm phong cách thơ Thu Bồn qua hai biểu tƣợng tiêu biểu là Lửa và Gió để
chứng minh chất thơ mạnh mẽ, dữ dội và phóng khống của ơng [97,tr.596-600]. Anh
Ngọc ở bài viết Có một dịng sơng đã qua đời (2003) ghi nhận: Thu Bồn “là một gƣơng
mặt thơ, một gƣơng mặt ngƣời đầy bản sắc và bản lĩnh” [97,tr.718]. Hồ Hoàng Thanh
trong Cảm hứng quê hƣơng trong thơ ca Thu Bồn (2003) phân tích chất văn hố Quảng
Nam trong thơ ơng thơng qua ám ảnh sông nƣớc và những câu ca dao xứ Quảng
[97,tr.821-828]. Trong Thu Bồn một đam mê thơ - một nhân cách lớn, Bùi Bình Thi
(2003) gọi “Thu Bồn đích thực là một hiệp sĩ thơ. Thơ của anh vừa mãnh liệt cháy vừa
lan toả; thăm thẳm mà đắm sâu” [97,tr.851].
Nhƣ vậy, đa số các bài nghiên cứu ở phần này chủ yếu là đƣa ra những đánh giá
về phong cách thơ Thu Bồn; nhiều ý kiến thống nhất: chính chất văn hoá Tây Nguyên

3


hùng vĩ, phóng khống và văn hố đất Quảng chân thành, bộc trực cùng sự mê đắm
hiến thân trong cả tình u, tình đời và lịng nhiệt thành cách mạng của tác giả đã làm
nên một phong cách Thu Bồn vạm vỡ và lãng mạn.

2.1.2. Những ý kiến riêng về trƣờng ca Thu Bồn
Trong Bài ca chim chơ rao, một bản trƣờng ca hay (1965), Nguyễn Viết Lãm
nghiên cứu khá kỹ và có những đánh giá xác đáng về ƣu, nhƣợc điểm ngay sau khi tác
phẩm xuất hiện ở miền Bắc. Đó là “chất anh hùng ca” thơng qua cách chọn “những
hình tƣợng nghệ thuật” và “phong thái lẫm liệt của nhân vật”; về nghệ thuật, nó “vừa
mang hình thức trƣờng ca, vừa mang hình thức truyện thơ”; về nhƣợc điểm, ông cho
rằng, kết cấu không cân xứng; hiện tại và hồi tƣởng quá nhiều vì thế gây nên “đơn
điệu” và có cảm giác bị “lặp”, bị “lẫn lộn” [78,tr.57-60]. Nguyễn Trọng Tạo trong
Trƣờng ca - cảm hứng, bản lĩnh, sức vóc của ngƣời viết (1980) cho rằng: “Bài ca chim
chơ rao của Thu Bồn đƣợc dƣ luận đánh giá cao… chính là do sự hấp dẫn của cốt
truyện, số phận có tính anh hùng ca của nhân vật” [108,tr.118]. Hữu Thỉnh trong Vài
suy nghĩ (1980) đánh giá sự chuyển biến về kết cấu của trƣờng ca Thu Bồn
[111,tr.121]. Phạm Huy Thông trong Trƣờng ca (1983) đánh giá: “Bài ca chim chơ rao
hồ lẫn thơ trữ tình với anh hùng ca” [113,tr.17]. Bích Thu ở Theo dịng văn học
(1984) đã tập trung nghiên cứu khái quát trƣờng ca Thu Bồn và khẳng định: “Cho đến
nay, Thu Bồn là ngƣời có sở trƣờng về trƣờng ca và viết trƣờng ca vào loại khoẻ...
Trƣờng ca Thu Bồn thƣờng mang vẻ đẹp trong một chỉnh thể, có vóc dáng bề thế, khoẻ
mạnh” [114,tr.858]. Bài viết cũng đã phân tích khái lƣợc kết cấu trƣờng ca Thu Bồn và
đề cập đến thủ pháp điện ảnh, sân khấu trong cấu trúc ấy [97,tr.864]. Vũ Văn Sỹ trong
Về một đặc trƣng thi pháp thơ Việt Nam 1945-1995 (1999) có một nhận xét khá đầy đủ
và khái quát: “Có thể nói, Thu Bồn là tác giả tiêu biểu viết trƣờng ca theo kết cấu tuyến
sự kiện thông qua cốt truyện” [107,tr.172]. Phạm Tiến Duật trong Ngƣời dựng lều
trong đêm để viết (2003) khẳng định: “Thu Bồn là ngƣời có thành cơng và đi đầu trong
số những nhà thơ làm trƣờng ca của ta” [97,tr.518]. Ở Ngƣời hiến mình trọn vẹn cho
thơ, Ngơ Thế Oanh (2003) nhận xét: “Cùng một lúc vang lên trong Bài ca chim chơ
rao âm hƣởng rực rỡ, bi tráng của các khan trƣờng ca Tây Nguyên và sự mềm mại, tha

4



thiết của những điệu hị khoan hát ru trữ tình dọc những làng biển miền Trung quê
hƣơng tác giả” [28,tr.12]. Thanh Thảo (2003) trong Đã ngừng đập một cánh chim đại
bàng… đánh giá tổng thể phong cách trƣờng ca Thu Bồn nhƣ sau: “Tiếp nối truyền
thống của những trƣờng ca, những khan của các dân tộc Tây Nguyên, Trƣờng ca Bài
ca chim chơ rao của Thu Bồn là một giọng thơ riêng, một tiếng thơ riêng, quyết liệt,
hào sảng, ngây thơ, dữ dội. Nó có đủ những phẩm chất tƣởng chừng đối nghịch, những
đối cực của một thi pháp trƣờng ca truyền thống cộng với cá tính nghệ thuật riêng của
Thu Bồn” [28,tr.549]. Trung Trung Đỉnh trong Tráng sĩ hề… dâu bể (2003) cho rằng:
“có thể nói, trƣờng ca Bài ca chim chơ rao của Thu Bồn đã đánh thức đúng lúc một thể
loại văn học nhiều năm trƣớc đó gần nhƣ bị bỏ qn”, và “ln ln có ý thức về cấu
trúc tác phẩm của mình” [76,tr.536-537]. Phùng Tấn Đông (2003) trong Thu Bồn qua
sông Thu Bồn cho rằng: “Thành công của Bài ca chim chơ rao là đã kế thừa đƣợc về
mặt nghệ thuật từ sử thi Tây Nguyên… và trở thành trƣờng ca của thời đại mới”
[97,tr.553]. Bằng góc nhìn văn hố, Vũ Khoa trong Bay và hát cùng Bài ca chim chơ
rao khẳng định: “chất thơ tráng ca trữ tình của Tây Nguyên, miền Trung, xứ Quảng,
luôn là mạch thơ xuyên suốt” cuộc đời thơ Thu Bồn, và khẳng định: “Có nhiều nhà thơ
hiện đại viết trƣờng ca, nhƣng chất tráng ca trong trƣờng ca thơ thì chỉ có Thu Bồn”
[97,tr.605-607]. Phan Hồng trong Thƣơng tiếc nhà thơ Thu Bồn - một cánh chim của
đại ngàn (2003), đánh giá: “So với các nhà thơ cùng thời, trƣờng ca là thế mạnh và
cũng là đóng góp lớn của Thu Bồn” [97,tr.583]. Tƣơng tự nhƣ thế, Trần Thanh Phƣơng
trong Có một dịng sơng đã… ngừng chảy, viết: “Bài ca chim chơ rao cùng nhiều
trƣờng ca khác của Thu Bồn đã đặt dấu son lên những trang thơ chống Mỹ cứu nƣớc
lẫn nền văn học hiện đại nƣớc ta thế kỉ 20” [97,tr.749]. Vĩnh Quang Lê trong Thu Bồn
sống mãi cùng nhịp sống trƣờng ca (2003) khẳng định: “Trƣờng ca Chim chơ rao mở
đầu một thời đại mới của trƣờng ca” [97,tr.613]. Nguyễn Đức Mậu trong Tƣởng nhớ
Thu Bồn (2003) nhận xét cụ thể về kết cấu của trƣờng ca Bài ca chim chơ rao, là đƣợc
“viết theo lối truyền thống, có cốt truyện, có nhân vật” [97,tr.653]. Về Bài ca chim chơ
rao, H’Linh Niê trong Thƣơng nhớ nhà thơ Thu Bồn (2003) đã thổ lộ: “tôi đã bị ấn
tƣợng rất mạnh bởi giọng thơ hào sảng mà rất trữ tình, rất riêng, viết về Tây Nguyên


5


của ơng” [97,tr.712]. Hồ Hồng Thanh trong Cảm hứng q hƣơng trong thơ ca Thu
Bồn (2003) đã khái lƣợc quá trình sáng tác trƣờng ca của Thu Bồn; trong đó, tác giả
đánh đồng luôn cả những bài thơ dài của Thu Bồn vào và chỉ ra ba vùng đất đƣợc Thu
Bồn lấy cảm hứng sáng tác nhiều nhất, đó là: Tây Ngun, Quảng Nam và Campuchia.
Sau đó, Hồ Hồng Thanh tập trung phân tích một số trƣờng ca tiêu biểu. Phần cuối bài
viết, tác giả điểm qua đôi nét về một số ý kiến và quan điểm Thu Bồn về thơ
[97,tr.829-844].
Từ những khái lƣợc trên về lịch sử vấn đề, chúng ta thấy rằng, các tác giả đi
trƣớc nghiên cứu và đánh giá Thu Bồn chủ yếu là trên bình diện phong cách nghệ thuật
một cách tổng thể thơ ca của Thu Bồn (gộp cả trƣờng ca và thơ). Một số bài viết có đề
cập đến trƣờng ca thì cũng chỉ đi sâu phân tích giọng điệu, kết cấu, ngơn ngữ của
trƣờng ca đầu tiên là Bài ca chim chơ rao hoặc có cái nhìn tổng thể về sự vận động
trong cấu trúc trƣờng ca Thu Bồn. Một số bài viết đề cập đến trƣờng ca một cách cụ thể
(Bích Thu, Hồ Hồng Thanh) thì chƣa phân định thơ dài và trƣờng ca của Thu Bồn mà
gọi tất cả là trƣờng ca, vì thế cách đánh giá các trƣờng ca tiêu biểu cũng chƣa nhất
quán. Về cấu trúc trƣờng ca Thu Bồn, bài viết của Bích Thu có đề cập, nhƣng cũng chỉ
thống qua để tìm ra sự chuyển đổi cấu trúc nói chung. Chính vì vậy, từ trƣớc đến nay,
các bài viết về Thu Bồn thƣờng ngắn gọn, chƣa có một cơng trình nghiên cứu về tồn
bộ sự nghiệp trƣờng ca của Thu Bồn.
2.2. Những ý kiến về thơ và trường ca Nguyễn Khoa Điềm
2.2.1. Những ý kiến chung về thơ Nguyễn Khoa Điềm
Cũng nhƣ thơ Nguyễn Khoa Điềm, các bài viết, các cơng trình nghiên cứu về
ơng khơng nhiều, nhƣng đều có những đánh giá khá nhất quán về phong cách thơ cũng
nhƣ nhƣợc điểm thơ. Tôn Phƣơng Lan trong bài viết khá công phu Nguyễn Khoa Điềm,
nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng (1976) đã đề cập ngay đến phong cách riêng ấy; đó “là
những liên tƣởng độc đáo, kết quả của một sự am hiểu cuộc sống và một cảm quan văn
chƣơng nhạy bén… Điều đó đã tạo nên những tứ thơ mênh mông, đậm đà mà bay

bổng, chân thành mà xao xuyến” [79,tr.326-328]. Nguyễn Xuân Nam trong Thơ tìm
hiểu và thƣởng thức (1985) cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của trƣờng liên tƣởng và

6


chiều sâu văn hóa quá khứ: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khơng đặc sắc về tạo hình, về
màu sắc nhƣng anh có sức liên tƣởng mạnh. Anh thƣờng dẫn ngƣời đọc đi từ quá khứ
đến tƣơng lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống” nhƣng nhƣợc điểm
của thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là “có lúc quá dàn trải, thừa thãi” [71,tr.125-126].
Trong bài Gƣơng mặt quê hƣơng, gƣơng mặt nhà thơ (1998), Võ Văn Trực thì chú tâm
đi tìm và phân tích chất văn hố Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm và khẳng định:
chính điều đó đã làm nên phong cách thơ: “tâm hồn Huế vẫn dịu dàng ở phía sau mỗi
dịng thơ” [theo 82,tr.4]. Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trƣờng (1999), các tác
giả khẳng định “chất suy tƣ, chính luận” và sự “dồn nén cảm xúc” cũng nhƣ sự “am
hiểu hiện thực” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, cùng “những cái nhìn giàu tính phát
hiện sâu sắc, bất ngờ” [71,tr.115-116]. Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết Cảm nhận
thơ Nguyễn Khoa Điềm (1999) cảm nhận có phần hơi phiến diện về giai đoạn sáng tác
đầu của Nguyễn Khoa Điềm, chỉ nhận ra đó là: chất thơ “mộc mạc hàm chứa một vẻ
đẹp giản dị, trong trẻo. Tiếng thơ nhƣ chính tiếng lịng ngƣời chiến sĩ bình tĩnh, tự tin”
[71,tr.148]. Trong Tác giả nói về tác phẩm (2000), Nguyễn Quang Thiều đánh giá:
“Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian.
Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của
ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ”
[110,tr.255]. Vũ Tuấn Anh trong Mặt đƣờng khát vọng đến Ngơi nhà có ngọn lửa ấm
chỉ ra tiến trình vận động thơ Nguyễn Khoa Điềm từ thời chiến sang thời bình và kết
luận: Ngơi nhà có ngọn lửa ấm vừa nối tiếp vừa chuyển đổi cảm xúc, nên giọng thơ
“điềm đạm và sâu lắng, tách các lớp vỏ của sự vật để tìm cái cốt lõi bên trong, khơi gợi
từ đấy những triết lý đạo đức và nhân sinh”. Cịn Hồng Thu Thuỷ trong Ngơi nhà tâm
hồn của Nguyễn Khoa Điềm ln có ngọn lửa ấm cũng đi sâu phân tích tập thơ mới

này của ông, và đánh giá: “sự vận động từ gân guốc, mạnh khoẻ một cách điềm tĩnh
đến độ sâu sắc đến mức tĩnh tại, chạm vào phần sâu kín nhất của tâm hồn con ngƣời,
làm bật lên những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú” [theo 82,tr.4-5]. Trong Luận văn
Thạc sĩ Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm (2005), Lƣu Thị Lập sau khi nêu lên
những đóng góp của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong phong trào thơ chống Mỹ đã đƣa ra

7


và phân tích những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (về đất nƣớc, con
ngƣời trong và sau chiến tranh) đã tập trung phân tích những hình ảnh thơ, ngơn ngữ
thơ và màu sắc văn hố dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm [82,tr.113].
Gần đây, sau khi từ giã quan trƣờng, Nguyễn Khoa Điềm đã trở lại với thơ và đã
công bố nhiều bài thơ cho một giai đoạn sáng tác mới. Có một số bài viết giới thiệu,
nhƣng nhìn chung chỉ chủ yếu phân tích lẻ những bài thơ ấy và tập trung vào chuyện
trở về “vƣờn chuối” của ơng, do đó, chƣa có những kết luận đáng chú ý.
2.2.2. Những ý kiến riêng về trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Văn Long trong bài viết Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đƣờng khát vọng
(1974) đã nhấn mạnh đến lối thơ thời sự, chính luận và cách trữ tình khác biệt của
Nguyễn Khoa Điềm. Về nhƣợc điểm: “Cũng dễ thấy là đọc thơ ơng, có ấn tƣợng hơi
căng thẳng, có khi nặng nề nữa”. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Nguyễn Khoa Điềm
đã có những đóng góp nhất định và đáng kể vào bƣớc phát triển của thơ ca cách mạng
miền Nam” [88,tr.386-388]. Trong Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng
(1976), Tơn Phƣơng Lan đề cập đến sự thể nghiệm mới và thành công của Nguyễn
Khoa Điềm từ thơ chuyển sang sáng tác trƣờng ca: Trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng “là
một thể nghiệm mới trong vấn đề tìm tịi phƣơng pháp thể hiện và là một thành công
mới của anh”. Về cấu trúc trƣờng ca này, Tôn Phƣơng Lan nhận xét khá xác đáng:
“không coi việc kể chuyện là chính. Lấy suy nghĩ, cảm xúc làm chỗ dựa cho kết cấu để
rồi từ đó triển khai cả bề rộng lẫn bề sâu” [79,tr.331-332]. Trần Đăng Xuyền trong
cuốn Giảng văn Văn học Việt Nam (1998) chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá

chƣơng Đất nƣớc: “Thơng qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ
tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình
cảm gắn bó với nhân dân, đất nƣớc của thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ”
[71,tr.127]. Trong cuốn Về một đặc trƣng thi pháp thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1995
(1999), Vũ Văn Sỹ sau khi giới thiệu kết cấu tồn bộ chín chƣơng của trƣờng ca, đã
nhận xét: “Trƣờng ca viết về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế, nhƣng
tác giả không dừng lại khai thác những sự kiện ở Huế, mà cịn mở rộng liên tƣởng trên
nhiều bình diện, nhiều phía của vấn đề: tình hình thời sự trong nƣớc và thế giới, về

8


lãnh tụ, về lịch sử, về ca dao, thần thoại... Trong các trƣờng đoạn này các biện pháp tự
sự vẫn đƣợc huy động một cách đắc lực” [107,tr.176]. Nguyễn Trọng Hoàn trong Cảm
nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm (1999) đề cập đến độ chín về mọi mặt, độ khái quát cao
và sức vƣơn tới của thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng hội tụ
khơng chỉ độ chín của tƣ tƣởng, nhận thức mà còn thể hiện một phong cách thơ có chất
giọng riêng” [71,tr.146]. Ngơ Thị Bích Hƣơng khi phân tích chƣơng Đất nƣớc (1999)
thì cho rằng: “Đoạn thơ đƣợc viết theo mạch suy tƣởng, chất chứa bao ngẫm ngợi suy
tƣ (vừa giàu chất chính luận) chất chính luận và chất trữ tình” [71,tr.157]. Trong Luận
văn Trƣờng ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ (nhìn từ góc độ thể loại), Diêu Thị Lan
Phƣơng (2004) sau khi trình bày toàn bộ các chƣơng của trƣờng ca “Mặt đƣờng khát
vọng”, đã kết luận: “Kết cấu của nó là những mảng lớn của hiện thực, khơng có chỗ
cho những cảm xúc thuộc về cá nhân nhƣ một số trƣờng ca sau này” [101,tr.88].
Nhìn chung, nghiên cứu về trƣờng ca Nguyễn Khoa Điềm, các bài viết đa phần
tập trung phân tích vẻ đẹp giá trị văn hóa truyền thống và chất thơ triết luận. Một số bài
đã đề cập kĩ hơn đối với trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng, nhƣng mức độ cũng chỉ dừng
lại ở bề mặt nội dung và hình thức tác phẩm, chƣa phân tích sâu vào cấu trúc cũng nhƣ
ngôn ngữ của trƣờng ca.
2.3. Những ý kiến về thơ và trường ca Thanh Thảo

2.3.1. Những ý kiến chung về thơ Thanh Thảo
Thiếu Mai trong bài Thanh Thảo - thơ và trƣờng ca (1980) chủ yếu đánh giá về
phong cách: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay
dáng ấy”. Tác giả cũng là ngƣời đầu tiên nói về độ mờ nhoè trong nghĩa thơ Thanh
Thảo: “Có điều lạ, là mình chƣa thể phân tích rạch rịi những sắc thái tình cảm nhƣ
thƣờng khi đọc thơ của nhiều tác giả khác,... là thơ của tâm hồn giàu suy tƣởng, giàu trí
tuệ... đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy nghĩ” [91,tr.97-98]. Trong Chợt ghi về mấy
nhà thơ cùng thời (1983), Nguyễn Trọng Tạo nhấn mạnh tính bí ẩn, độ mờ nhoè về
nghĩa trong thơ Thanh Thảo: “thơ anh khơng sờ mó đƣợc. Nó là một tia chớp từ trời
cao làm hiện lên lung linh tất cả sự vật chung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật,

9


rồi vụt tắt sau những khoảnh khắc” [109,tr.139]. Ở Suy nghĩ mới về nhân dân trong
Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo (1983), Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền
nhận xét: “Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm
nghệ thuật về nhân dân trong văn học” [118,tr.119]. Bích Thu trong Thanh Thảo; một
gƣơng mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975 (1985) cũng khẳng định: “Thanh Thảo đã
đem đến cho ngƣời đọc “một thực đơn tinh thần” mới mẻ và độc đáo, góp phần làm
phong phú thêm tiếng nói của thơ hơm nay” [114,tr.422]. Bài viết cịn nêu lên “Những
tìm tịi mới trên hành trình sáng tạo” và cho rằng: đây là “một hiện tƣợng đặc biệt”, từ
“cái tôi từng trải, cái tôi chứng kiến” chuyển sang “cái tôi nhập cuộc, cái tơi hố thân”
[83,tr.426]. Trong Thanh Thảo, ngƣời lính và những khúc ca lính Việt (1999), Nguyễn
Thụy Kha nhận xét: “Sức tự ý thức đến ngột ngạt trong thơ Thanh Thảo dƣờng nhƣ đã
khắc hoạ rõ sự riêng biệt của thơ chống Mỹ”. Để chống lại những luận điểm cho rằng
thơ Thanh Thảo mới q, liệu có cịn bản sắc dân tộc?, Nguyễn Thụy Kha khẳng định:
“Theo tôi, cái chất Việt đã ngấm vào từng con ngƣời khiến cho anh khi viết ra câu thơ
của mình, ở đó đã có bản sắc dân tộc rồi”. Đề cập đến vấn đề cách tân nghệ thuật của
Thanh Thảo, bài viết cho rằng: Thanh Thảo “đã thực sự cắm đƣợc một cái mốc trên

chặng đƣờng tìm kiếm đầy gian trn này” [75,tr.78-81]. Bùi Cơng Hùng trong Sự
cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2000) tập trung nhận xét: “Tính giao hƣởng, tính
phức điệu” của thơ Thanh Thảo [72,tr.92]. Trong Thanh Thảo còn những bài thơ lẻ
(2007), Nguyễn Việt Chiến ghi nhận và khẳng định sự thành công của Thanh Thảo ở
cả thơ trƣớc và sau chiến tranh: “Tơi thì cho rằng ở giai đoạn nào cũng vậy, Thanh
Thảo vẫn là một tài năng thơ đích thực với một trái tim ln ln nồng nhiệt, chân
thành và bất bình trƣớc mọi giả trá, bất công và bạo lực” [51,tr,75]. Tác giả cũng chú ý
với mọi ngƣời về ý thức cách tân thơ ca của Thanh Thảo, nhƣng cũng nhấn mạnh tính
nhất quán phong cách thơ ông từ trƣớc đến nay: “ông là một tài năng khơng chịu đựng
nổi những con đƣờng mịn cũ, quen thuộc trong thi ca. Bởi tính năng động trong sáng
tạo của con ngƣời thơ ông luôn bật lên những ý tƣởng, những khát khao khám phá”
[51,tr.77].
Nhƣ vậy, đa số các nhà nghiên cứu, nhà thơ khi đánh giá về Thanh Thảo đều có

10


sự thống nhất cao về cái mới và “lạ”, đặc biệt là một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, gai góc
và quyết liệt đầy thuyết phục, thể hiện ý thức cách tân thơ ca.
2.3.2. Những ý kiến riêng về trƣờng ca Thanh Thảo
Thiếu Mai trong bài Thanh Thảo - thơ và trƣờng ca (1980) thì đề cập đến kết
cấu của trƣờng ca Những ngƣời đi tới biển và tác giả băn khoăn: “hình nhƣ về mặt kết
cấu, chúng ta vẫn chƣa tìm ra một hƣớng nào khả dĩ tƣơng đối thoả mãn”. Về câu thơ:
“cũng có nhiều điều thú vị, đáng bàn” [91,tr.101-102]. Nguyễn Trọng Tạo trong bài
Chất trẻ trong thơ chống Mỹ (1981) đã viết: Trƣờng ca Những ngƣời đi tới biển của
Thanh Thảo “là một bƣớc tiến vƣợt bậc... đóng vai trị mở đầu cho trƣờng ca viết về
chiến tranh sau chiến tranh, với một giọng điệu riêng, đƣa thơ trẻ chống Mỹ lên đỉnh
cao đáng tin cậy” [109,tr.123-125]. Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền trong Suy nghĩ
mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo (1983), khẳng định:
“Thể loại Trƣờng ca nở rộ thời gian vừa qua là một đóng góp quan trọng” của “những

cây bút trẻ xuất hiện trong thời chống Mỹ”, trong đó, “Thanh Thảo là một trong những
tác giả tiêu biểu” [118,tr.168]. Bích Thu trong Thanh Thảo; một gƣơng mặt tiêu biểu
trong thơ từ sau 1975 (1985), sau khi phân tích phong cách thơ, đã kết luận: “Trƣờng
ca Thanh Thảo mang đậm dấu vết cá nhân, không lặp lại bất cứ ai” [83,tr.426]. Còn Vũ
Văn Sỹ trong Thơ 1975-1995, sự biến đổi thể loại (1995) cho rằng: Thanh Thảo là
ngƣời đi đầu trong sự “phân hoá cấu trúc thể loại trƣờng ca” nhằm trữ tình hóa yếu tố
tự sự [106,tr.108]. Trần Mạnh Hảo với Có một thời đại mới trong thơ ca (1996) nhận
xét: “Lần đầu xuất hiện trên thi đàn... Lập tức thơ ông đã trở thành một hiện tƣợng vào
năm 1974 và nối dài qua những ngày giải phóng với Trƣờng ca Những ngƣời đi tới
biển” [64,tr.178]. Trần Đình Sử trong bài Văn học Việt Nam trong những thập kỉ
chuyển mình 1975-1985 (1996) cho rằng: Thanh Thảo có “ý thức nhìn nhận con ngƣời
ở nhiều hƣớng, nhiều chiều đang đƣợc nhiều nhà văn chia xẻ” [105,tr.206]. Nguyễn
Thuỵ Kha ở Viết lại chiến tranh trong thời bình (1998) đánh giá: “Với cảm hứng giao
hƣởng khoáng đạt, Thanh Thảo đã vùng vẫy trong thể loại đầy tính phức điệu này để
viết nên sự thật của cuộc chiến tranh” [74,tr.78]. Đơng Hải trong Khối vng rubich và
hình tƣợng tƣ duy thơ của Thanh Thảo (1999) có một cái nhìn khá khái quát về tƣ duy

11


và cấu trúc trong thơ và trƣờng ca Thanh Thảo: “thi sĩ là ngƣời xác lập những vòng
tròn chuyển động bằng hình tƣợng tƣ duy mn màu, mn vẻ. Và, Thanh Thảo đã
thành công qua khả năng tạo nên những “vòng quay” sáng tạo bằng một cấu trúc thơ
mới mẻ, đa dạng để tự khẳng định mình, khẳng định cuộc sống” [62,tr.102-103]. Bùi
Công Hùng trong cuốn Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2000) nhận xét: “Thanh
Thảo trong Những ngƣời đi tới biển”, bằng “tính giao hƣởng, tính phức điệu” đã “bộc
lộ sự sung sức của tâm hồn, của kĩ năng thơ trên nhiều bậc thang khác nhau của sự biểu
hiện, đồng thời nêu bật sự phong phú, đa dạng trong nội tâm, trong đời sống của con
ngƣời Việt Nam hiện đại” [72,tr.92]. Khi bàn về trƣờng ca Đêm trên cát (2003), Trung
Trung Đỉnh thổ lộ, nó “là một kiệt tác của phong cách thơ vụt sáng” [58,tr.7]. Trong

Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân (2004), Chu Văn Sơn đề cập đến hai nội dung cơ
bản là tinh thần “nghĩa khí” và ý thức “cách tân” [103,tr.19-22] của Thanh Thảo thông
qua đối tƣợng phản ánh và cấu trúc đa dạng của trƣờng ca. Xuân Cang trong bài viết
Đêm trên cát nhập hồn Cao Bá Quát (2007) đã hàm ý khẳng định giá trị nghệ thuật
vƣợt tầm của trƣờng ca Đêm trên cát vì nó đƣợc Thanh Thảo viết nhƣ thể đƣợc Cao Bá
Quát “nhập hồn” [47,tr.82].
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta dễ nhận thấy rằng, các bài viết chủ
yếu nghiên cứu về đặc điểm của trƣờng ca nói chung, trong đó, có đề cập đến Thanh
Thảo. Còn những bài viết riêng về Thanh Thảo thì đề cập đến cả thơ và trƣờng ca. Nếu
có riêng cho trƣờng ca thì cũng chỉ để cập đến một mảng nào đó của một vài trƣờng ca,
hoặc một trƣờng ca mang tính chất giới thiệu chung. Về cấu trúc thể loại trƣờng ca
cũng chỉ đƣợc đề cập đến trên phƣơng diện chung. Vấn đề cách tân nghệ thuật thơ của
Thanh Thảo; Bích Thu, Nguyễn Thuỵ Kha, Trung Trung Đỉnh, Chu Văn Sơn, Nguyễn
Việt Chiến… có bàn đến, nhƣng cịn khái qt, chƣa mang tính hệ thống và chứng
minh cụ thể để thuyết phục.

Có thể nói rằng, cho đến nay, phần lớn các bài viết đều đƣa ra những nhận định
khái quát phong cách của từng tác giả trong cái nhìn thống nhất về thơ (xem trƣờng ca
cũng là thơ). Tuy nhiên, do chƣa có điều kiện đi sâu vào vấn đề lý thuyết thể loại nên

12


các bài viết vẫn còn đánh đồng, lẫn lộn những bài thơ dài của các tác giả với trƣờng ca,
khiến cho sự nhìn nhận về đặc điểm thể loại chƣa rõ nét. Vì thế, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống về lý thuyết thể loại và toàn bộ trƣờng ca của từng tác giả, từ đó rút ra
đặc điểm trƣờng ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo để làm sáng tỏ thêm
những đặc điểm chung của trƣờng ca Việt Nam là một hƣớng nghiên cứu mới. Điều
quan trọng nhất trong luận án này chính là tìm ra nét chung của trƣờng ca ba tác giả,
nhƣng đồng thời, phải giúp ngƣời đọc nhìn nhận rõ dấu ấn cá nhân từng tác giả trong

quá trình sáng tạo, làm nên sự đa dạng trong cấu trúc thể loại trƣờng ca.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ trƣờng ca và thơ dài của Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo.
- Ngoài ra, để nghiên cứu trƣờng ca của ba tác giả một cách thuyết phục, chúng
tôi tham khảo thêm thơ và các bài nghiên cứu của Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm,
Thanh Thảo.
- Bên cạnh đó, chúng tơi cịn liên hệ với trƣờng ca hiện đại của các tác giả khác
để có cái nhìn đối sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm trƣờng ca của ba tác giả Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh
Thảo ở các bình diện, yếu tố nổi trội về nội dung nghệ thuật và cấu trúc nghệ thuật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đi từ các quan niệm về sử thi và trƣờng ca trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng, đƣa ra một khái niệm về trƣờng ca nhằm làm điểm tựa lý thuyết, mở
hƣớng cho việc phân biệt một cách cơ bản giữa trƣờng ca, thơ dài và truyện thơ đối với
những tác phẩm cụ thể xƣa nay thƣờng bị nhầm lẫn. Rút ra những quan niệm chính của
ba tác giả về thơ và trƣờng ca; đồng thời điểm qua giá trị chung về nội dung và nghệ
thuật từng trƣờng ca của họ.
4.2. Rút ra và phân tích những đặc điểm nổi bật của trƣờng ca Thu Bồn, Nguyễn
Khoa Điềm và Thanh Thảo về nội dung nghệ thuật và phƣơng thức thể hiện. Trên cơ

13


sở đó, từ thực tiễn sáng tác trƣờng ca của ba tác giả, phân tích đƣợc sự đa dạng, phong
phú, sáng tạo trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con ngƣời; đồng thời
nêu lên những đóng góp về cấu trúc nghệ thuật trƣờng ca của ba tác giả.
4.3. Đƣa ra đƣợc những nét riêng phong cách trƣờng ca của Thu Bồn, Nguyễn
Khoa Điềm và Thanh Thảo nhằm khẳng định sự đóng góp của họ trong lịch sử văn học

nói chung và sự phát triển của trƣờng ca nói riêng, cũng nhƣ đóng góp của họ trong
tiến trình hiện đại hoá thơ ca Việt Nam.
4.4. Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án mở ra một hƣớng nghiên cứu
tiếp cận các kiểu cấu trúc nghệ thuật của trƣờng ca hiện đại Việt Nam, phân định
đƣờng biên giữa trƣờng ca và các thể loại thơ; nhận ra tính thống nhất và sự độc lập
của từng đoạn thơ trong trƣờng ca, tạo thuận lợi cho những ai quan tâm khi tìm hiểu,
giảng dạy từng trƣờng ca riêng lẻ, những đoạn trích trƣờng ca trong sách giáo khoa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở Luận án này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhằm
nhìn nhận một cách tồn diện các bình diện nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ
thuật trong tính phức hợp của thể loại. Trong đó nổi bật là: kiến thức tâm lý học, kiến
thức văn hoá học (hay đúng hơn là địa - văn hố), phƣơng pháp phân tích - tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh - đối chiếu, phƣơng pháp thống kê và một số phƣơng pháp bổ trợ
khác.
6. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài đƣợc cấu trúc gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Trường ca và trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo
Chương 2: Trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo - tính đa tầng
trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con người
Chương 3: Trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo - tính phức
hợp trong cấu trúc nghệ thuật

14


B- NỘI DUNG
Chƣơng 1
TRƢỜNG CA
VÀ TRƢỜNG CA THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ THANH THẢO

1.1. Trƣờng ca - từ quan niệm đến khái niệm
1.1.1. Từ sử thi đến trường ca trong văn học thế giới
Sử thi là thuật ngữ mà giới nghiên cứu Việt Nam dùng để dịch một thuật ngữ
phƣơng Tây: tiếng Pháp gọi là épopée, tiếng Anh là epic, tiếng Hi Lạp là epopoiia, và
chính nhà triết học Hi Lạp Arixtốt (TK IV TCN) là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ
này. Theo tiếng Hi Lạp thì epopoiia có nghĩa là tự sự, kể chuyện. Hêghen quan niệm:
thơ ca là lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật lãng mạn. Trong thế giới thơ ca ấy thì sử thi
lại mang tính khởi nguyên, mở đầu. Tuy nhiên, Hêghen chỉ chấp nhận trƣờng ca với tƣ
cách là quyển “thánh kinh của một dân tộc” đối với những trƣờng ca xuất hiện về sau,
đó là những trƣờng ca chính thức - trƣờng ca chân chính. Hêghen cũng lƣu ý rằng:
khơng phải “từ cái thời đại anh hùng với ý nghĩa thực sự của nó, là thời đại sinh ra sử
thi” mà thực chất thì “nghệ thuật nảy sinh chậm hơn nhiều, khi cuộc sống và tinh thần
từ lâu đã diễn biến trong một bầu khơng khí nên thơ” [65,tr.577]. Điều này hồn tồn
có lý vì nhƣ ta biết, các trƣờng ca của Hôme về cuộc chiến tranh thành Tơroa ra đời khi
cuộc chiến tranh ấy đã lùi vào quá khứ nhiều thế kỉ. Cũng nhƣ trƣờng ca về cuộc kháng
chiến của Việt Nam chỉ thật sự nở rộ từ sau khi chiến tranh đã kết thúc. Về tính cách sử
thi, Hêghen cho rằng, tuy gắn với biểu hiện cộng đồng dân tộc, song sử thi “vẫn khơng
kém mang tính chất cá nhân sinh động và cụ thể”. Về chi tiết trong sử thi, Hêghen xác
định: “khơng có một loại thơ nào mà trong đó chi tiết lại chiếm một địa vị to lớn nhƣ
trong trƣờng ca sử thi” [theo 76,tr.81-84]. Các Mác thì quan niệm: Sử thi cổ đại đã trở
thành những “mẫu mực không thể bắt chƣớc đƣợc trên một vài phƣơng diện nào đó”
[theo 45,tr.83]. Cũng nhƣ Hêghen, Mác cho rằng: phẩm chất anh hùng ca khơng thể có
trong xã hội tƣ sản; còn Biêlinxki coi tiểu thuyết là “sử thi của thời đại mới”. Nhƣng
đến thế kỉ XIX và XX đã xuất hiện nhiều quan điểm ngƣợc lại trƣớc sự xuất hiện hàng

15


loạt những bộ tiểu thuyết đồ sộ. Có ngƣời cho rằng thể loại tiểu thuyết khơng dính
dáng gì đến sử thi anh hùng cổ đại. Có ngƣời lại bảo: đó là những tiểu thuyết sử thi

(roman - épopée). I. Kuzơmisép trong Anh hùng và nhân dân thì khuyên rằng: nên sáp
lập một biên giới thép giữa thể loại sử thi (kể cả cổ đại và hiện đại) với tiểu thuyết. Sử
thi, kể cả sử thi hiện đại là thi ca lý tƣởng, “xuất phát từ lý tƣởng”, trong khi đó tiểu
thuyết là thi ca hiện thực [theo 45,tr.86]. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu và so sánh,
Bahktin đã nêu ra sự khác biệt rất rõ ràng giữa sử thi (cổ) và tiểu thuyết. Theo ơng,
trƣờng ca sử thi có ba đặc điểm: 1) Đối tƣợng của sử thi là cái quá khứ dân tộc anh
hùng, “quá khứ tuyệt đối”; 2) Nguồn gốc sử thi là truyền thuyết dân tộc (chứ không
phải kinh nghiệm cá nhân và hƣ cấu tự do nẩy nở trên cơ sở kinh nghiệm ấy); 3) Thế
giới sử thi đƣợc cách ly khỏi thời đƣơng đại, tức là thời của ca sĩ bằng một khoảng
cách sử thi tuyệt đối. [92, tr.35].
Trong lịch sử văn học Pháp, giai đoạn giữa thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XII đƣợc
xem là giai đoạn mở đầu của lịch sử văn học Pháp, giai đoạn của sự hình thành thể loại,
và “những trƣờng ca anh hùng cổ nhất cũng ra đời trong giai đoạn này nhƣ Bài ca
Rôland, Bài ca Guilaure,... [102,tr.33]. Tên gọi “Bài ca anh hùng” (Chanson degeste)
trong văn học Pháp xuất hiện vào thế kỉ XII “chỉ những bài thơ dài đƣợc viết bằng
ngôn ngữ thông tục” [102,tr.39]. Nhƣ vậy, ở đây vẫn có sự đồng nhất giữa các khái
niệm sử thi anh hùng, trƣờng ca anh hùng và bài ca anh hùng. Do đặc điểm thi pháp
truyện kể của bài ca anh hùng, tác giả tập sách đã có sự phân biệt giữa bài ca anh hùng
(truyện thơ) và trƣờng ca (thơ - truyện). Còn về cơ bản, các tên gọi sử thi anh hùng, bài
ca anh hùng, trƣờng ca anh hùng đƣợc xem nhƣ đồng nhất, khác với trƣờng ca (Có lẽ ý
tác giả ở đây là trƣờng ca hiện đại). Đến thế kỉ XVIII, Vônte, tác giả tiêu biểu của thơ
ca Pháp thời đại Ánh sáng đã sáng tác “anh hùng ca La Henriade (1728), trƣờng ca
Nàng trinh nữ xứ Orléan (1755)”. Tuy nhiên, bản anh hùng ca “La Henriade” lại
“mang dáng dấp khác với kiểu anh hùng ca thời cổ”. Còn trƣờng ca “Nàng trinh nữ xứ
Orléan ” lại đƣợc xem nhƣ “một tác phẩm sử thi anh hùng - hài hƣớc (épopée héroicomique)” [116,tr.41-42]. Nhƣ vậy, dù có nói đến sự khác biệt của hai tác phẩm trên

16


đây so với anh hùng ca thời cổ, nhƣng dù sao, ở đây vẫn còn sự đồng nhất ranh giới

giữa sử thi và trƣờng ca. Nghĩa là, chúng vẫn chỉ là một dạng cụ thể của sử thi anh
hùng và trƣờng ca anh hùng. Đến thế kỉ XIX, Lamactin sáng tác tác phẩm Jơcêlin
(1836) nhƣng nó chỉ đƣợc gọi là “một tác phẩm thơ đồ sộ” mà không gọi là trƣờng ca.
Rồi khoảng nửa sau thế kỉ XIX, Victo Huygô đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ đồ sộ nhƣ
Truyền kì các thời đại, Nghệ thuật làm ơng… nhƣng vẫn không thấy gọi là sử thi hay
trƣờng ca.
Ở Nga, quá trình hình thành lý thuyết thể loại trƣờng ca cũng khá phức tạp.
Trong phần chú giải của Tuyển tập tác phẩm Puskin, ở mục trƣờng ca, các tác giả cũng
đã đánh đồng trƣờng ca với truyện thơ. Trong cuốn Lịch sử văn học Nga do một nhóm
tác giả Việt Nam biên soạn thì cũng gọi Rútxlan và Liútmila là trƣờng ca và nhấn mạnh
đây là môt “bản trƣờng ca kiểu mới, lãng mạn chủ nghĩa” [44,tr.61]. Gọi chung những
tác phẩm trong “trƣờng ca phƣơng Nam” là trƣờng ca và nhấn mạnh Ngƣời tù Cápcaz
là “loại trƣờng ca lãng mạn cách mạng” [53,tr.64]. Có lẽ chỉ những sáng tác dài này, ở
trƣờng hợp Puskin là cịn có sự đồng nhất giữa trƣờng ca và truyện thơ, còn từ
Lécmontốp đến Maiacốpxki sau này và cả thời kỳ nở rộ trƣờng ca Xô Viết những năm
50 - 60 của thế kỉ XX, thì tất cả đều đƣợc gọi là trƣờng ca. A. N. Sôkôlốp cho rằng:
Thể loại trƣờng ca đƣợc hiểu với hàm nghĩa rất rộng. Trƣờng ca mới do Maiacốpxki
tạo ra sau Cách mạng tháng Mƣời Nga, “xét về khía cạnh dạng văn học thì cái biến thể
mà ơng tạo ra vẫn là trƣờng ca” [124,tr.7]. Tuy nhiên, Sôkôlốp cũng phản đối việc sử
dụng rộng rãi tên gọi trƣờng ca cho bất kì một tác phẩm trần thuật bằng thơ nào. Về
chức năng tƣ tƣởng - nghệ thuật, theo ông: Trƣờng ca là một tác phẩm “ca ngợi”; và vì
vậy, nó mang tính chất anh hùng. Cho dù, mỗi tác phẩm đó mang một thể loại đặc biệt
(biến thể) của trƣờng ca, nhƣng vẫn mang đặc trƣng là “nhân tố anh hùng” dù “nhân tố
đặc trƣng” này mỗi tác phẩm xuất hiện theo mỗi cách khác nhau [124,tr.10-11]. Về
trƣờng ca hiện đại, G.L Abramôvit quan niệm: “Trƣờng ca hiện đại là loại thơ gần gũi
nhất với anh hùng ca” [61,tr.221]. V. Ivanixenkô cho rằng: “nội dung lớn” là đặc trƣng
thể loại cốt yếu của trƣờng ca. “Nội dung lớn” ở đây không chỉ là sự quy mô của hiện

17



thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm (nội dung) mà cịn là “tính hồnh tráng của tác
phẩm” nhìn từ góc độ quy mơ về hình thức bên ngồi. “Nội dung lớn” còn thể hiện ở
nhân cách của nhà thơ (nhân cách lớn) với những tƣ tƣởng, tình cảm phóng khống,
lành mạnh, ở “sức khái quát sâu sắc”, ở “những tƣ tƣởng bay bổng” [theo 67,tr.10]. Đó
là sức khái quát những kinh nghiệm của lịch sử, sự suy ngẫm về “kinh nghiệm đạo đức
của thời đại”, sự tái hiện những biến cố trọng đại cùng những tính cách xã hội - lịch sử
đặc sắc của thời đại. T.Tatxơ thì gọi cái “nội dung lớn” ấy chính là “cái kỳ diệu” - một
“phạm trù chủ đạo” của anh hùng ca [theo 73,tr.85]. Viện sĩ Gulaiep thì quan niệm
trƣờng ca theo nghĩa xác định hơn: “Trƣờng ca là những tác phẩm gồm nhiều phần
mang đặc tính sử thi và trữ tình - trƣờng ca, đó là một kế tục trực tiếp của sử thi cổ điển
và anh hùng ca” [94,tr.233]. Về hình thức của trƣờng ca hiện đại, một số quan điểm
trong cuộc tranh luận chỉ chấp nhận những trƣờng ca trữ tình, và cho rằng loại trƣờng
ca kể theo cốt truyện đã lỗi thời. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, trƣờng ca hiện
đại khơng thể chỉ giới hạn ở hình thức độc thoại trữ tình mà vẫn cần phải sử dụng cốt
truyện [theo 66,tr.118-119].
1.1.2. Trường ca Việt Nam - từ quan niệm đến khái niệm
Khái niệm trƣờng ca đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế
kỉ XX, dùng để gọi tên những sáng tác dân gian có tính sử thi và có độ dài nhƣ Đam
San, Xinh Nhã... Theo cách gọi này, trƣờng ca còn đƣợc hiểu nhƣ là sự đồng nhất với
sử thi, anh hùng ca (Iliat và Ôđixê, Ramayana, Mahabharata...) hoặc nhƣ các Khan ở
Tây Nguyên, các Mo của dân tộc Mƣờng vùng núi Tây Bắc. Thế nhƣng, trƣờng ca hiện
đại không thể là sự vận động tự nhiên của các trƣờng ca trong lịch sử (sử thi, anh hùng
ca). Trên thực tế sáng tác, sự rầm rộ ra đời của trƣờng ca hiện đại, đặc biệt là vào hai
thập niên 70 và 80 của thế kỉ trƣớc đã buộc các nhà nghiên cứu văn học phải đƣa ra
những lý thuyết về đặc trƣng, về thi pháp của thể loại này.
Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã xếp trƣờng ca vào “hình thức thơ tự sự,
hoặc ít nhiều dựa trên phƣơng thức tự sự”; “nhƣng không phải bất kỳ truyện thơ nào
cũng là trƣờng ca hoặc có màu sắc trƣờng ca. Nội dung của trƣờng ca thƣờng gắn liền


18


với các phạm trù thẩm mỹ về cái đẹp, cái hùng, cái cao cả... Trƣờng ca thƣờng có cốt
truyện khơng hồn chỉnh” [98,tr.311-312]. Tạp chí Văn nghệ qn đội và tạp chí Văn
học đầu thập niên 80 của thế kỉ XX có nhiều bài viết tranh luận, trao đổi về trƣờng ca
khá rầm rộ và phong phú với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ; nhƣng rồi
vẫn chỉ là những gợi mở để làm sáng tỏ chứ chƣa có sự thống nhất chung. Vũ Đức
Phúc thì băn khoăn: “Trƣờng ca là một thuật ngữ văn học mới, chƣa chính xác, chƣa ổn
định, để chỉ các sáng tác thơ dài (thuộc loại gì thì ý kiến khác nhau)” [100,tr.93]. Phạm
Huy Thơng thì chú ý về độ dài của hình thức và độ lớn của nội dung: “Trƣờng ca, sau
thời ngun khai, có kém phần mênh mơng dài rộng” [113,tr.13]. Nguyễn Trọng Tạo,
ngay từ đầu đã nghi ngờ về tính khả thi cho việc định nghĩa trƣờng ca. Ơng chấp nhận
có hai loại trƣờng ca là có cốt truyện và khơng có cốt truyện nhƣng đều gặp nhau ở
điểm chung là: “phải phản ánh đƣợc những sự kiện lịch sử có ý nghĩa rộng lớn và soi
sáng đƣợc cuộc sống của nhân dân trong tồn bộ tính đa dạng của nó” [108,tr.119]. Từ
Sơn cho rằng: “Nếu cịn gọi là trƣờng ca, chỉ nên dùng cho những chuyện thơ có cốt
truyện hoặc chỉ những bài thơ tự sự dài chừng năm trăm, một ngàn câu thơ trở lên”
[104,tr.120]. Về đặc điểm trƣờng ca, sau khi so sánh với truyện thơ và thơ dài, Vƣơng
Trọng cho rằng: cốt truyện không phải là đặc trƣng của trƣờng ca mà là của truyện thơ,
cịn với thơ dài thì trƣờng ca “thắng” thơ dài ở “tính lãng mạn, bay bổng” nhƣ là giữa
“bút ký” và “tùy bút” trong văn xuôi. Cho nên “không nên quá vội vàng tách bạch
chúng” [115,tr.122-123]. Cũng tƣơng tự nhƣ thế, Trần Mạnh Hảo “khơng phản đối
dạng trƣờng ca có cốt truyện, nhân vật, nhƣng điều đó khơng phải là chủ yếu”
[63,tr.124]. Phạm Ngọc Cảnh sau khi lý giải nền tảng ra đời của trƣờng ca, đặc biệt là
vai trò quyết định của ngƣời viết, đã kết luận: “Trƣờng ca phải là một sự khái quát nội
dung rộng lớn, một cách thể hiện đa dạng nhƣng còn phải là một lực hấp dẫn độc đáo”
[48,tr.125-126]. Phạm Tiến Duật quan niệm: khơng cần “ngắn” hay “dài”, cũng chƣa
cần “có một định nghĩa chính xác”, mà “cái quyết định là nội dung” nó đề cập
[54,tr.115-118]. Anh Ngọc cũng cho rằng: trƣờng ca “không nhất thiết phải bao hàm

độ dài vật chất, mà nó nằm trong cái mục đích và q trình phấn đấu nhất qn để đạt
mục đích đó”. Quan trọng nhất là tính tƣ tƣởng của tác phẩm [93,tr.122-123]. Hữu

19


Thỉnh cũng nhận ra sự vận động của hai dạng trƣờng ca trong thực tiễn: có cốt truyện
và khơng cốt truyện [111,tr.119-121]. Lại Nguyên Ân nhận thấy: trƣờng ca là sự thể
hiện rõ nét nhất tính “mềm dẻo” hơn, linh hoạt hơn của các thể loại trong văn học hiện
đại [46,tr.122]. Trần Đăng Xuyền quan niệm: Trƣờng ca “có khả năng ơm chứa, tổng
hợp nhiều nhiều hình thức thể loại khác nhau, vừa đậm đà tính chất trữ tình, vừa giàu
chất suy nghĩ, triết lý” [118,tr.123-124]. Trần Ngọc Vƣơng thì nói: Tính chất “tầm cỡ”
của thể loại trƣờng ca là ở “dung lƣợng cảm hứng... Một cảm hứng lớn nhƣ vậy chỉ có
thể xuất hiện ở một thời đại cách mạng. Phạm trù cái cao thƣợng, cái anh hùng và cái
bi kịch đều có thể tìm thấy chỗ đứng chắc chắn trong thể loại này”. Về sự vận động của
thể loại, tác giả khẳng định: Trƣờng ca sống mãi với hình thức thích hợp ở mỗi thời
[117,tr.129]. Vũ Văn Sỹ nhận xét: “Về bản chất, trƣờng ca khác với truyện thơ truyền
thống, khác với trƣờng ca cổ điển (khan, diễn ca lịch sử...) nhƣng lại gần với thơ
trƣờng thiên, thơ trữ tình”; tác giả kết luận: “Trƣờng ca là kết quả sự mở rộng dung
lƣợng phản ánh và quy mô cảm xúc của thơ trữ tình” [107,tr.162-166]. Trên cơ sở tiếp
thu những thành tựu nghiên cứu lý luận về trƣờng ca trong văn học Liên Xơ (cũ),
Hồng Ngọc Hiến khái quát: Trƣờng ca là thuật ngữ văn học dịch từ chữ poema của
Liên Xơ “có thể hiểu với một nghĩa rất rộng”. Ngồi nghĩa rộng trên, “trƣờng ca cịn có
một nghĩa xác định hơn, chỉ một thể loại tác phẩm thơ đặc biệt có đặc trƣng nội dung
xác định” [68,tr.44-45] và “Trƣờng ca là một thể loại lớn với hai nghĩa: có dung lƣợng
lớn và mang “nội dung lớn”... Trƣờng ca hiện đại phát triển với xu hƣớng nguyên tắc
trữ tình lấn át ngun tắc tự sự”. Cuối cùng, ơng kết luận: “Trƣờng ca là ca nhƣng
trƣờng ca hiện đại đòi hỏi chất thơ” [68,tr.52-56]. Mã Giang Lân trong Trƣờng ca, vấn
đề thể loại chú ý đến “điều kiện, sinh hoạt ý thức xã hội và trình độ thẩm mỹ của thời
đại mà thể loại ấy tồn tại” [80,tr.104]. Và sau khi phân tích mối quan hệ giữa sử thi và

tiểu thuyết, phân biệt giữa thơ dài và trƣờng ca, Mã Giang Lân lại xác quyết rằng:
“Đƣờng đi của sử thi là sử thi đến tiểu thuyết. Còn thơ trữ tình là cái nơi của thơ dài và
trƣờng ca. Trƣờng ca đã tiếp thu, vận dụng và sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ
trữ tình và sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phƣơng thức biểu hiện: tự sự và trữ tình”
[80,tr.152].

20


Ta có thể khái qt về q trình ra đời và phát triển quan niệm trƣờng ca ở Việt
Nam nhƣ sau: Tên gọi trƣờng ca có nguồn gốc từ văn học phƣơng Tây. Ở Việt Nam,
một thời, ta dùng nó để chỉ các sử thi dân gian, rồi dần dần đƣợc vận dụng để gọi tên
những tác phẩm thơ hiện đại dài hơi có dung lƣợng lớn, sự kiện bao quát và quy mô
cảm xúc, tƣ tƣởng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ trƣờng ca để gọi tên các sử
thi là khơng chính xác vì bản thân sử thi là một thuật ngữ để chỉ một thể loại văn học
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn chƣơng nhân loại. Có thể xem trƣờng ca là một
biến thể của sử thi trong thời hiện đại chứ không thể lấy tên gọi này để chỉ các sử thi
thời cổ đƣợc. Trƣờng ca hiện đại vận động và phát triển theo hƣớng trữ tình hóa yếu tố
tự sự, cốt truyện giảm dần, xúc cảm cá nhân thƣờng gắn liền với những chấn động lịch
sử lớn lao. Trƣờng ca hiện đại Việt Nam còn là sự tổng kết những cái đƣợc mất mà dân
tộc đã đi qua. Nó kết hợp nhuần nhuyễn nhiều hình thức phát ngơn, nhiều giọng điệu,
nhiều cách cảm hứng, nhiều chủ đề với sự tuôn chảy ồ ạt của nguồn mạch cảm xúc
mãnh liệt. Chính vì thế, theo chúng tôi nghĩ, trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời hiện
đại, có hai giai đoạn lịch sử đảm bảo các yếu tố cho sự ra đời của trƣờng ca, đó chính
là giai đoạn sau cuộc kháng chiến chống Pháp với thắng lợi Điện Biên lịch sử và giai
đoạn trong và sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại. Thực tế hàng loạt
trƣờng ca ra đời trƣớc và sau 1975 đã minh chứng điều đó. Riêng giai đoạn sau Điện
Biên Phủ, có lẽ do yêu cầu “đại chúng hóa” thơ ca để gần gũi với hiện thực của đời
sống dân tộc theo chủ trƣơng của Đảng nên đã xuất hiện nhiều truyện thơ hơn là trƣờng
ca. Đồng thời, do thời gian hịa bình q ngắn, lại thêm sự kiện “nhân văn giai phẩm”

trong đời sống văn học đã khiến nhiều nhà thơ có năng lực trƣờng ca chƣa đủ điều kiện
bùng nổ xúc cảm sử thi vốn có để làm nên gƣơng mặt trƣờng ca.
Nhƣ vậy, xƣa nay thƣờng có hai cách hiểu về trƣờng ca, một cách hiểu theo
quan niệm rộng (gọi chung cả sử thi, truyện thơ và thơ dài) có dung lƣợng lớn; và một
cách hiểu theo khái niệm hẹp dùng để chỉ những tác phẩm thơ có dung lƣợng lớn về cả
nội dung và nghệ thuật nghiêng về hƣớng trữ tình hóa yếu tố tự sự với một cấu trúc
nghệ thuật phức hợp. Và trên thực tế sáng tác, ta có thể nhận thấy, từ cuối thập niên 80

21


của thế kỉ trƣớc về sau này, trƣờng ca đã giảm dần tính sử thi, hồnh tráng và bắt đầu
có chiều hƣớng nghiêng về nội dung đời tƣ, thế sự. Tuy nhiên, loại trƣờng ca này (theo
kiểu Hành trình của con kiến của Lê Minh Quốc đƣợc xuất bản gần đây) là chƣa nhiều,
chƣa tạo nên sự bứt phá mới thực sự so với giai đoạn nở rộ của trƣờng ca trƣớc đó; vì
vậy, việc đƣa ra một khái niệm trƣờng ca để bao trùm cả những trƣờng ca loại này là
chƣa đến lúc. Trong phạm vi nghiên cứu những trƣờng ca đã đƣợc khẳng định giá trị
trong giai đoạn nở rộ của thể loại này, từ những quan niệm đã khái lƣợc trên đây, với
tinh thần dung nạp theo quan điểm kế thừa những ý kiến ngƣời đi trƣớc, chúng tôi xin
đƣa ra khái niệm chung nhất về trƣờng ca nhƣ sau: Trƣờng ca là một tác phẩm đƣợc
viết bằng thơ trên phƣơng thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ tình, có
tính hồnh tráng về cả phƣơng diện nội dung, tƣ tƣởng và cấu trúc nghệ thuật tác
phẩm, đƣợc nhà thơ viết nên bằng một dung lƣợng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn
trào gắn liền với những chấn động lớn lao của lịch sử, của dân tộc và thời đại.
1.1.3. Phân biệt trường ca và một số thể loại thơ
Từ trƣớc đến nay, chúng ta thƣờng hiểu trƣờng ca theo khái niệm rộng nên
nhiều tác phẩm thực chất là truyện thơ hoặc thơ dài, thậm chí là diễn ca vẫn đƣợc gọi là
trƣờng ca. Nhƣng trên thực tế sáng tác, nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn ra sự khác biệt
của chúng, từ đó, nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận, bàn bạc về thể loại văn học đặc biệt
này, mà đến nay vẫn chƣa có cơng trình nào đƣa đến một kết quả hồn chỉnh. Thật ra,

xƣa nay cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu làm công việc phân biệt này, nhƣng đa số chỉ
dựa vào lý thuyết rồi đem một vài tác phẩm cụ thể để phân biệt (tất nhiên luôn chọn
những tác phẩm có sự khác biệt rõ ràng). Ở đây, trƣớc khi đi vào phân biệt, chúng tơi
muốn nhìn trƣờng ca trong mối quan hệ của văn học thời kỳ kháng chiến và những
thập niên hịa bình đầu tiên cịn hừng hực khí thế chiến thắng của dân tộc. Ta biết rằng,
nền văn học kháng chiến của chúng ta ln có xu hƣớng quần chúng hóa để phục vụ
trực tiếp cho đội ngũ cơng nơng binh; vì thế, đã hình thành một hệ thống thể loại mang
tính đại chúng nhƣ ca dao kháng chiến, hò vè, tấu, diễn ca, kịch thơ, truyện thơ.... Nền
văn học ấy lại theo phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa nên luôn phản ánh
hiện thực theo chiều hƣớng vận động và phát triển. Hiện thực phản ánh là chiến tranh,

22


×