Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam : Luận án TS. Văn học: 62 22 32 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DIÊU THỊ LAN PHƢƠNG

THỂ LOẠI TRƢỜNG CA
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2010

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường ca là một thể loại xuất hiện sớm của văn học thế giới. Trong lịch sử
phát triển nó đã ghi lại những giai đoạn hào hùng, những chiến công vang dội của
các dân tộc. Bất kì một đất nước nào cũng mong có được những bản tráng ca muôn
đời. Với tư cách là một thể loại mang đậm chất sử thi, gắn liền với tinh thần dân tộc,
trường ca có một ý nghĩa rất đặc biệt. Từ thể loại này chúng ta sẽ thấy được sự vận
động của ý thức cộng đồng, của lịch sử cũng như một phần thấy được sự vận động
của một nền văn học nào đó.
Ở Việt Nam, trường ca với tư cách là một thể loại văn viết, văn bác học chỉ
thực sự phát triển trong nền văn học hiện đại. Dù vậy, nó đã có tiền đề từ xa xưa,
từ những thể loại như khan, mo, sử thi Tây Nguyên, diễn ca lịch sử, cho đến các
truyện thơ Nôm khuyết danh hoặc hữu danh, những bài thơ dài. Trong nền văn học
hiện đại, cách nhìn nhận về thể loại này cũng rất khác nhau, thậm chí có người cho
rằng nó không tồn tại, nghĩa là không xứng đáng được trở thành một thể loại độc


lập. Tuy nhiên, thực tế trường ca vẫn luôn có thực, dù sôi nổi như thời chống Mỹ
hay tiềm tại như giai đoạn sau này. Và khó có thể bác bỏ nó, bởi dù có quan niệm
như thế nào, vẫn luôn có sự đồng thuận trong tầm đón đợi của độc giả. Nghĩa là
khi nhìn thấy chữ “trường ca”, chúng ta đã ít nhiều qui định nên những khả năng,
chờ đón một dạng thức cho quá trình đọc hiểu. Sự chờ đón đó dù mơ hồ hay hiển
hiện thì nó vẫn tồn tại; thậm chí sau đó kì vọng đọc có bị phá vỡ (điều này vẫn
thường xẩy ra đối với các thể loại và các văn bản cụ thể khác, bởi vì đó chỉ là một
dự đoán, mà dự đoán thì có thể sai số). Nghiên cứu về trường ca trở nên hấp dẫn
chúng tôi khi từ đó có thể giải đáp được nhiều câu hỏi về văn học nói riêng và văn
hóa nói chung; về các vấn đề xã hội cũng như lịch sử tinh thần của một dân tộc.
Trước hết, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống về trường ca. Điều
đó thể hiện ngay ở các tác phẩm dài hơi từng có trong lịch sử, và có lúc, các tác
phẩm dạng này đã xuất hiện ồ ạt như một cao trào (sự xuất hiện của ngâm khúc,
diễn ca lịch sử, truyện Nôm thế kỉ XVIII). Giới nghiên cứu Việt Nam thực sự vẫn
chưa có một công trình nào xứng đáng với ý nghĩa lịch sử và xã hội của các thể tài

2


này trong đời sống văn học. Đến văn học hiện đại, trường ca – với nội hàm đặc thù
mà người ta đã qui định cho thể loại này, xuất hiện rầm rộ trên văn đàn Việt Nam,
trở thành hiện tượng vào những năm 80 thế kỉ XX. Xét riêng trong văn học cách
mạng, đây là thể loại mang tính lịch sử và tính xã hội rõ rệt nhất, từ đó có thể thấy
được những điểm đặc thù của nền văn học này. Mối quan hệ phức tạp giữa nó với
các thể loại khác có thể khiến cho việc nghiên cứu gợi mở ra nhiều vấn đề còn tồn
đọng trong lịch sử và lí luận văn học. Trong dòng chảy văn học, trường ca hoàn
toàn là thể loại không đứng yên. Vượt ra tính chất sử thi tưởng như bất biến của nó,
diễn trình của thể loại đã đổi thay nhiều và có những cách tân hoàn toàn có thể so
sánh với tiểu thuyết. Những cảm thức nhuốm màu thời đại nhất (chẳng hạn như
hậu hiện đại) cũng được thử nghiệm ở trường ca. Đó là lí do làm cho vấn đề trở

nên mới mẻ, thời sự, khơi gợi sự khám phá đối với nhiều nhà nghiên cứu gần đây.
Có thể nói, xét trên phương diện văn học sử, đây là thể loại đã có những thành tựu
nhất định, có số lượng tác phẩm khá lớn, các bài viết lẻ tẻ khá nhiều, nhưng hoàn
toàn chưa có một phác thảo nào về tiến trình của nó. Phải chăng đó là một khoảng
trống nên được lấp đầy.
Từ thực tế nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi nhận thấy, các ý kiến về thể loại
trường ca có nhiều khác biệt, đến nay, tình hình vẫn không mấy thay đổi. Đành
rằng cái khung thể loại bao giờ cũng mong manh, nhất là với thực tế sáng tác phức
tạp gần đây, nhưng, một đồng thuận tương đối về mặt lí thuyết bao giờ cũng cần
thiết đối với nghiên cứu khoa học. Chúng tôi mong muốn tìm được sự đồng thuận
ấy thông qua việc khảo sát thể loại trường ca. Phải xác định được một số cơ sở và
điểm riêng đặc thù, thể loại mới đủ xương cốt để tồn tại độc lập. Thực tế thì trường
ca đã tồn tại với tư cách thể loại, nhưng việc xác định và gọi tên các điểm riêng
của nó thì còn khá mơ hồ. Điều đó không khác gì thời nguyên thủy, khi biết có con
người mà không hiểu và không thể giải phẫu được nó.
Ngoài ra, sự phát triển của thể loại trường ca hiện đại không chỉ là hiện tượng
của văn học Việt Nam mà còn là hiện tượng văn học của nhiều nước có phong trào
giải phóng dân tộc, đặc biệt là các nước đi theo con đường xây dựng Xã hội chủ

3


nghĩa. Sự gặp gỡ đó cũng là tiền đề để chúng ta thấy được những điểm tương đồng
và khác biệt của các nền văn học.
Với cách nhìn nhận như trên, chúng tôi nhận thấy thể loại trường ca là một vấn
đề có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài Thể
loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam cho luận án của mình, nhằm giải
quyết một số vấn đề còn bỏ ngỏ trên cả hai phương diện lịch sử văn học và lí luận
văn học.
2. Lịch sử vấn đề.

2.1. Trường ca cổ điển (hay sử thi cổ đại) là thể loại đã tồn tại trong một thời
gian rất dài ở Châu Âu. Trường ca có thể được viết bằng cả văn vần và văn xuôi.
Sau này, một số tiểu thuyết, kịch bằng thơ như Faust(Goethe), Epghenhi
Onheghin(Puskin) ... cũng được một số người gọi là trường ca. Đối với một phạm
vi rộng như thế dĩ nhiên có nhiều cách nhìn khác nhau. Điều này còn phụ thuộc
vào truyền thống văn học dân tộc, quan niệm thời đại, môi trường văn hoá... Và có
một điều chắc chắn là các nhà nghiên cứu đã không hề thờ ơ với thể loại này.
Trong số tài liệu mà chúng tôi được biết thì T.Tasso (1544-1595) đã phát biểu
những quan điểm lý luận văn học của mình qua tác phẩm Nhận xét về loại trường
ca anh hùng. Trong đó ông đã tập trung sự chú ý vào việc nghiên cứu lí luận về
anh hùng ca từ đó đề ra nhiều luận điểm Mỹ học khái quát. Ông đã khẳng định
rằng phạm trù cái kì diệu có một ý nghĩa quan trọng và căn bản, đó là phạm trù
chủ đạo của anh hùng ca (theo Borep). Bên cạnh T. Tasso, Hegel cũng viết rất
nhiều về trường ca sử thi. Trong bộ Mỹ học, ông đã nghiên cứu một cách hệ thống
về hoàn cảnh ra đời, các đặc điểm và diễn biến lịch sử của thơ sử thi. Trong đó
ông xếp các trường ca sử thi thuộc loại hình thơ (các nghệ thuật lãng mạn) và cho
rằng “chính với tính cách là một tổng thể nguyên sơ mà trường ca sử thi làm thành
cái quí báu nhất, quyển sách, quyển Thánh kinh của một dân tộc mà mọi dân tộc
lớn và quan trọng đều có.”[37,574].
Bước sang một giai đoạn khác, dưới cách nhìn thi pháp học, Bakhtin đã giúp
ta hình dung về các vấn đề thời gian nghệ thuật, cách thể hiện trong tác phẩm
trường ca sử thi một cách rõ hơn (các ý kiến của Bakhtin sẽ được chúng tôi trình

4


bày trong chương I). Mặt khác, theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, ở Nga thể
loại trường ca rất phát triển và đã có những thời kì khá phồn thịnh. Vì vậy, lí luận
về trường ca ở Nga có thể nói là tương đối hoàn thiện. Từ thế kỉ XIX Bêlinxki đã
đưa ra những nhận định về đặc trưng của thể loại này. Ông cho rằng “nó chỉ chớp

lấy những yếu tố mang chất thơ, chất lí tưởng của cuộc sống mà nội dung là
những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới và những vấn đề cao sâu nhất của
nhân loại hiện tại.”[cd41,44] . Trong thời đại Xô Viết có những nhà khoa học
chuyên nghiên cứu về trường ca (A.N. Xôkôlôv) và trên Báo văn học cũng đã có
những cuộc thảo luận sôi nổi về trường ca.
Hiện nay, ở các nước nói tiếng Anh, trường ca, với các dạng epic, epic poetry,
long poems… vẫn nhận được sự quan tâm nhất định. Chỉ cần gõ tên thuật ngữ này
lên Google sẽ tìm thấy vô số kết quả cho cả sáng tác được xuất bản và công trình
khoa học. Trong đó, chúng tôi được biết một vài công trình nổi bật là:
Modern epic: The World-System from Goethe to García Márquez của tác giả
Franco Moretti, xuất bản năm 1994 tại Turin (Ý) và được Quintin Hoare dịch ra
tiếng Anh, xuất bản năm 1996. Trong đó, thuật ngữ Modern epic được hiểu rất
rộng bao gồm cả văn vần và văn xuôi, cả tự sự và trữ tình.
Traditions of heroic and epic poetry (Truyền thống anh hùng ca và trường ca)
(1989) tập hợp bài viết của nhiều tác giả như J. B. Hainsworth, John D. Smith,
Karl Reichl, T. Hatto, Jeff Opland. Trong đó đề cập đến các vấn đề như: Giải phẫu
anh hùng ca/ trường ca; Đặc trưng về hình thức và nội dung của trường ca; cấu
trúc của trường ca; chức năng của trường ca; Thời gian, không gian của trường ca;
chủ nghĩa anh hùng; một số vấn đề thể loại… Trong cả hai công trình trên, có thể
nhận thấy rằng, vấn đề mà họ thận trọng nhất vẫn là khi trình bày cách hiểu về
khái niệm “epic” và “modern epic”. Vấn đề này sẽ được chúng tôi nói rõ hơn ở nội
dung luận án.
Như vậy việc nghiên cứu thể loại trường ca trên thế giới nói chung cũng đã có
một quá trình lịch sử và có thể khẳng định đây là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu
đã quan tâm.

5


2.2. Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại ra đời từ yêu cầu của hiện thực

đời sống dân tộc, từ khát vọng của một thế hệ nhà văn muốn ghi lại thời đại hào
hùng trong lịch sử. Hàng trăm trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ ra
mắt bạn đọc thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và phê bình văn học. Suốt mấy
năm 1980, 1981, 1982...nhiều cuộc hội thảo về trường ca đã diễn ra sôi nổi. Tạp
chí Văn nghệ quân đội và Tạp chí Văn học là hai diễn đàn để các nhà nghiên cứu
trao đổi về vấn đề này. Đã có nhiều bài viết công phu được đăng tải ở đây. Nhìn
chung, những người quan tâm đều cố gắng đi sâu vào thực tiễn thể loại để tìm ra
những nét đặc thù của trường ca hiện đại. Về cơ bản các bài viết thường đi theo
hai hướng: Thứ nhất là đi tìm định nghĩa và thứ hai là cố gắng tìm ra các đặc
điểm thể loại hoặc nói về một đặc điểm nào đó.
Về vấn đề định nghĩa trường ca có rất nhiều ý kiến khác nhau. Chúng ta có thể
chia ra một số cách hiểu như sau:
-

Các tác phẩm dài hơi đương thời nên gọi là truyện thơ (Về khái niệm
“Trường ca” - Từ Sơn)

-

Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ
khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại (Từ ý kiến về trường ca sử thi
của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta - Đỗ Văn Khang)

-

Trường ca là một một hiện tượng giao thoa giữa tự sự và trữ tình (Bàn góp
về trường ca - Lại Nguyên Ân)

-


Nhiều tác giả nêu ra vấn đề tên gọi trường ca nhưng cuối cùng đều thừa
nhận như một thực tế và xem “mỗi tác phẩm là một cách định nghĩa của tác
giả về chính thể loại đó” (Hữu Thỉnh)[91]
Về đặc trưng thể loại, có nhiều bài viết đã nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Các tác giả thường dựa vào sự so sánh giữa trường ca với thơ dài, trường ca với
truyện thơ... để nói lên đặc trưng của thể loại (Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân,
Vũ Đức Phúc...). Bên cạnh đó một số tác giả đi từ sự vận động của các thể loại
được gọi là trường ca hoặc từ những lí thuyết về thể loại của nước ngoài để xem
xét trường ca hiện đại (Phạm Huy Thông, Đỗ Văn Khang, Hoàng Ngọc Hiến...).

6


Ngoài các bài viết được đăng tải trên báo chí, trong một số công trình nghiên
cứu cũng xuất hiện một số bài viết về trường ca. Sớm nhất, có lẽ là các bài viết của
Lại Nguyên Ân, đầu tiên được đăng trên báo, sau được tập hợp trong cuốn Văn
học và phê bình. Trong đó, bài viết “Mấy suy nghĩ về thể trường ca”1 được viết
trước 30/4/1975 là bài viết công phu; ngoài việc ghi nhận những thử nghiệm
trường ca tác giả đã phân biệt rõ trường ca với các thể tài khác, nêu lên những đặc
trưng cốt yếu của trường ca, các hình thức trường ca được viết trong thời gian đó.
Bài viết “Thể trường ca trong thơ gần đây” được Lại Nguyên Ân viết năm 1982.
Trong đó, ông xem trường ca như một thể tài của thơ và cẩn trọng cho rằng “trong
phạm vi thơ hiện tại ở ta, có lẽ vẫn còn đủ thận trọng để coi trường ca như là một
thể tài đang hình thành và phát triển, với xu hướng chung là đưa yếu tố suy nghĩ
trữ tình thành yếu tố chủ đạo của tác phẩm trường ca”[7,2]. Có thể nói rằng, với
cuốn Văn học và phê bình, Lại Nguyên Ân đã dành mối quan tâm lớn nhất cho
thể loại trường ca. Những nhận xét đưa ra tuy vẫn dè dặt nhưng vô cùng quan
trọng đối với phê bình và sáng tác văn học thời điểm ấy.
Sau này, khi Vũ Văn Sỹ đề cập đến trường ca, ông đặc biệt chú ý đến vai trò

của thể loại trong hệ thống thơ Việt Nam hiện đại. Trong bài Trường ca trong hệ
thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại [29,703] tác giả đã luận giải một cách hợp lí
về sự phát triển của thể loại này. Năm 1999, Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo
trình Năm bài giảng về thể loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là
“Mấy vấn đề đặc trưng thể loại và thi pháp của trường ca”. Đây là lần đầu tiên thể
loại trường ca mới ở Việt Nam được đưa vào giáo trình. Có thể nói Hoàng Ngọc
Hiến là người đã dành nhiều tâm sức cho việc nghiên cứu trường ca. Từ các bản
dịch, các bài giới thiệu về trường ca của Maiacôpxki, các lí thuyết về thể loại của
Nga ông đã khái quát nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội
dung lớn, cảm hứng lớn, mối tương quan giữa tự sự và trữ tình... Có thể nhận thấy
đây là công trình công phu, kết hợp chặt chẽ lí thuyết và thực tiễn với cách trình
bày mang tính mô phạm, tuy ngay trong cách đặt tên quyển sách đã ít nhiều mang
tính nội bộ.
1

Bài viết được in lần đầu trên Tạp chí Văn học, số 4, 1975.

7


Về những nghiên cứu mang tính trường qui, chúng tôi thấy trường ca ít nhiều
đã được quan tâm tuy số lượng các công trình lớn vẫn còn ít và chủ yếu là đề cập
đến một vài khía cạnh, một vài tác giả viết trường ca. Từ luận văn thạc sĩ trở lên,
có thể kể đến một số công trình như: Chất sử thi trong trường ca Việt Nam hiện
đại 1954 – 1985 của Lê Thị Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế 2001), Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI (Luận án
tiến sĩ, 2008) của Đào Thị Bình, Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa
Điềm, Thanh Thảo (Luận án tiến sĩ, 2008) của Mai Bá Ấn, năm 2009 được in
thành chuyên luận với tên gọi Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm,
Thanh Thảo (NXB Hội nhà văn). Những công trình này tuy không nghiên cứu
chuyên sâu từ góc độ thi pháp thể loại nhưng đều là những tài liệu bổ ích cho

người nghiên cứu và người viết trường ca. Đặc biệt qua đây cũng thấy được, hiện
nay trường ca đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, để ý.
Gần đây, nghiên cứu trường ca dường như lại trở nên sôi nổi với các cuộc tọa
đàm: về trường ca Trầm tích (Hoàng Trần Cương) năm 2002, hai cuộc tọa đàm về
trường ca của Trần Anh Thái (tháng 1/2008 do Khoa sáng tác và lí luận phê bình –
Đại học Văn hóa tổ chức và tháng 6/ 2009 do Viện Văn học tổ chức); với vô số
các bài viết trên mạng Internet; với sự hồi phục của một số tác phẩm được khai
sinh bởi những tên tuổi lớn một thời bị lãng quên (như trường ca của Trần Dần,
Văn Cao…) và sự ra đời một số dạng trường ca mới. Điều đó cho thấy thể loại này
ở Việt Nam vẫn tiềm tàng một lực hấp dẫn lâu bền.
Với lịch sử vấn đề như trên, chúng ta cũng thấy được thể loại trường ca là
mảnh đất đã thu hút nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, một phần có thể do
sáng tác quyết định, những kết luận về thể loại này qua các diễn đàn, các cuộc hội
thảo hầu như vẫn đang được bỏ ngỏ, vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về thể
loại (Tất nhiên đây có thể là vấn đề muôn thuở của văn học). Nhìn chung những
bài viết còn mang tính khái lược, điều ấy thể hiện ngay trong đầu đề “Mấy suy
nghĩ...”, “Thử bàn về...”, “Góp thêm một vài ý kiến...”, “Tản mạn…”. Nó chưa tạo
nên một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ mang tính tiêu chí của thể loại. Hơn nữa,
do nhiều nguyên nhân, một số khoảng trống vẫn chưa được lấp đầy, đó là:

8


- Các nhà nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến dạng trường ca mang tính chất
sử thi, anh hùng ca; các trường ca mang tính chiêm nghiệm, cảm thức cá nhân;
mang màu sắc siêu thực, nặng suy tư hầu như chưa được đề cập đến. Điều đó dễ
hiểu vì sao Những người trên cửa biển (Văn Cao), Đi! Đây Việt Bắc (Trần Dần),
Ngụ ngôn của người đãng trí (Ngô Kha)… còn vắng bóng trong các công trình
lớn.
- Việc tập hợp tư liệu chưa được đầy đủ khiến cho những nhận xét khái

quát nhiều khi chưa thật khách quan và có phần phiến diện. Nếu bổ sung thêm
được những sáng tác thời miền Nam bị tạm chiếm và một số sáng tác ở Hải ngoại
thì chắc chắn cái nhìn về thể loại sẽ sâu sắc hơn; đồng thời cũng làm cho vấn đề
phức tạp hơn.
- Một số bài viết do thời điểm ra đời, các sáng tác chưa thực sự hoàn thiện,
cộng thêm tư duy mang tính “phản ánh luận” nên có những đánh giá chưa thật
chính xác, đến nay đã trở nên lỗi thời.
Có thể nói, thân phận của trường ca Việt Nam theo cách hiểu thông thường gắn
liền với văn học cách mạng, đặc biệt là giai đoạn chống Mỹ, dù cao trào sáng tác
xẩy ra vào những năm 80 của thế kỉ XX. Các nghiên cứu về trường ca diễn ra
đồng thời và cũng chịu ảnh hưởng của “trường tư duy” sử thi trong giai đoạn ấy.
Những hạn chế mang tính thời đại có mặt trong các bài viết, công trình nghiên cứu
trước 1986. Thời gian sau, sáng tác trường ca lắng xuống, vấn đề cũng không còn
thời sự nữa, cộng thêm những khó khăn khách quan ảnh hưởng tới công việc
nghiên cứu, hầu như không có ai từng nói nhiều về trường ca đào sâu thêm vấn đề,
trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Khoảng từ năm 2000, khi Trầm tích của
Hoàng Trần Cương đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, vấn đề mới được khơi
lại. Tuy vậy, các bài viết vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa phải là những công trình lớn,
không đủ khả năng khẳng định hay thay đổi suy tư về thể loại.
Tuy còn tồn tại một số vấn đề như thế nhưng có thể nói trong bối cảnh ấy các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra tương đối đầy đủ những nét chung nhất của trường ca
hiện đại.

9


3. Nhiệm vụ của đề tài.
Công trình nghiên cứu của chúng tôi chú trọng đến tính lí thuyết và đề xuất các
vấn đề. Nhiệm vụ được đặt ra trước hết là tổng hợp một cách tương đối hệ thống
một số vấn đề mang tính lý luận về sử thi cổ đại và trường ca hiện đại. Trường ca

là một thể loại có nội hàm rộng vì vậy chắc chắn không thể giải quyết hết hoàn
toàn. Trong các vấn đề cụ thể chúng tôi cố gắng nêu ra những đặc điểm mang tính
qui định thể loại và qui định tư duy phản ánh trong tác phẩm. Từ đó để chỉ ra sự
vận động của thể loại trường ca - một thể loại lớn của văn học thế giới, đồng thời
thấy được một số đặc trưng của trường ca hiện đại và sự xuất hiện phù hợp với
một thời đại anh hùng của trường ca trong giai đoạn chiến tranh. Ngoài ra, qua
công trình này chúng tôi mong muốn một số phương diện sau đây sẽ được giải
đáp:
-

Diễn trình của thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam. Sức sống
của thể loại này như thế nào. Trường ca phi chuẩn mực – trường ca hay là
phản trường ca.

-

Chiều kích lịch sử, chiều kích xã hội và cấu trúc thẩm mỹ của trường ca
hiện đại.

-

Vị trí của trường ca trong đời sống văn học. Mối liên hệ giữa nó với các thể
loại khác.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chúng tôi chọn là “Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam”.
Vì thế, có lẽ nên khu biệt thêm vấn đề: thế nào là hiện đại? Khái niệm hiện đại ở
đây trước hết là một phạm trù, không phải là một giai đoạn lịch sử. Đây thực sự là
vấn đề lớn, mênh mông, chúng tôi chỉ mong muốn xác lập một điểm mấu chốt
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật để có thể khu biệt khái niệm đã quen thuộc “văn

học hiện đại Việt Nam”. Nếu nghệ thuật cổ điển được đặc trưng bởi tính rõ ràng
của các phương tiện mô tả và biểu thị thì nghệ thuật hiện đại lại ngược lại: lí tưởng
của nó là không rõ ràng. Trong cuốn Diện mạo triết học phương Tây hiện đại Đỗ
Minh Hợp đã chỉ ra một số ý về vấn đề này mà chúng tôi khá tâm đắc:
-

Nghệ thuật hiện đại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực cái vô thức.

10


-

Đề tài tự do được đặt ra theo một cách khác trong nghệ thuật hiện đại so
với trong nghệ thuật cổ điển….Bên cạnh sự giải phóng khỏi áp bức bên
ngoài thì vấn đề tự do nội tâm (DLP nhấn mạnh) của con người được đặt
ra một cách rất gay gắt[38,39]

Chúng tôi cũng cho rằng, sự khẳng định / lên ngôi của thế giới nội tâm con
người và đồng thời với nó là mong muốn được giải phóng, tự do trong quan niệm
nghệ thuật và sáng tác là những mấu chốt để một nền văn học bước từ cổ điển
sang hiện đại. Người ta tìm kiếm các phương thức nhằm một mục đích thể hiện
được chân thực chính xác mọi suy tư của con người; đồng thời cũng thể hiện được
chân thực những vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ. Nghệ thuật là nơi trang
trải nỗi lòng của những cá nhân, những số phận – văn học hiện đại phải chăng
được khởi đầu từ nội dung và mong muốn ấy.
Văn học Việt Nam như các nhà nghiên cứu đã thừa nhận, quá trình hiện đại hóa
diễn ra đầu thế kỉ XX. Với thơ, từ Tình già của Phan Khôi, thơ đã bước sang một
trang mới, với một quan niệm, một cách thức biểu đạt mới. Với văn xuôi, có vẻ
phức tạp hơn, nhưng có thể nói rằng từ 1925, với sự ra đời của Tố Tâm (Hoàng

Ngọc Phách), dòng tiểu thuyết hiện đại đã bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn
1930- 1945, có một tác phẩm được chúng tôi xem như là bản trường ca hiện đại
đầu tiên của Việt Nam, đó là Tiếng địch sông Ô của Huy Thông. Giai đoạn này
trường ca chưa phát triển, nhưng lác đác thì đã có.
Do hạn chế về mặt tư liệu, đặc biệt các tư liệu bằng tiếng nước ngoài, hơn nữa
dung lượng của luận án không thể cho phép chúng tôi bàn đến một phạm vi quá
rộng, vậy nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
* Về những trường ca cổ đại, chúng tôi chú trọng đến các trường ca của Homer
và các trường ca của Ấn Độ cổ đại. Đây là những dạng mang tính chất anh hùng ca
gần gũi với trường ca hiện đại Việt Nam. Chúng tôi xem xét những vấn đề này dựa
trên các quan điểm của Hegel.
* Chúng tôi tạm thời chia trường ca hiện đại thành hai loại: chuẩn mực và phi
chuẩn mực. Chuẩn mực là đảm bảo một số đặc trưng cơ bản mà chúng tôi sẽ nêu
trong phần khái niệm. Phi chuẩn mực là có ít và có nhiều nội dung vượt ra khỏi

11


cách nhìn thông thường ấy. (Bảng phân chia được đặt ở phần phụ lục) Do dung
lượng hạn chế và một phần để đảm bảo tính hệ thống cho sự trình bày vấn đề, các
luận điểm cốt lõi chủ yếu dựa trên sự khảo sát loại trường ca chuẩn mực là chính.
Đối với loại phi chuẩn mực, chúng tôi sẽ có những phần riêng (đương nhiên vẫn
trong hệ thống) như sự đối sánh có lúc mâu thuẫn, để thấy được sự phức tạp của
thể loại và của vấn đề nghiên cứu, cũng là của văn học nói chung. Những phần
riêng này như những trường hợp đặc biệt, có lúc tạo nên sự độc đáo, là những gam
màu lạ trên nền phông văn học sử và trên sự đen trắng của lí thuyết.
Số lượng tác phẩm trường ca rất lớn, tuy nhiên trong phạm vi luận án chúng
tôi không có khả năng khảo sát toàn bộ mà chỉ chọn lọc những tác phẩm được
đánh giá là thành công và tiêu biểu như: Bài ca chim Chơ rao (Thu Bồn), Mặt
đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những

người đi tới biển (Thanh Thảo), Trường ca Sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu), Con
đường của những vì sao (Nguyễn Trọng Tạo), Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh
Hảo), Điệp khúc vô danh (Anh Ngọc), Ngụ ngôn của một người đãng trí (Ngô
Kha), Trầm tích (Hoàng Trần Cương), Ngày đang mở sáng (Trần Anh Thái), Vỡ
ra mưa ấm (Lê Vĩnh Tài), Nhân chứng của cái chết, Nhịp điệu châu thổ mới
(Nguyễn Quang Thiều), Thơ thời gian, Buồn muộn cùng thế kỉ (Đỗ Quyên), Phồn
sinh (Nguyễn Linh Khiếu)… .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đối với bất kì một lĩnh vực nghiên cứu nào, phương pháp đều là yếu tố quan
trọng. Phương pháp là con đường để người nghiên cứu đạt được mục đích, là cách
thức để người nghiên cứu định hướng tư duy, là yếu tố để phát hiện ra cái mới.
Phương pháp đương nhiên không phải là tất cả nhưng là cái không thể thiếu đối với
công việc nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trong nghiên cứu văn học, có vô số
phương pháp, thậm chí có người còn cho rằng đang có một lễ hội carnaval của các
phương pháp. Đối với từng vấn đề sẽ có một hoặc một số phương pháp phù hợp;
một phương pháp như là một góc nhìn, sẽ soi chiếu đối tượng ở các phương diện
nào đó. Điều này đồng nghĩa với việc, một phương pháp bao giờ cũng cho ta sáng
tỏ được một phần đối tượng, một phần khác có thể bị che khuất; mỗi phương pháp

12


có những ưu điểm và hạn chế của nó. Và với đối tượng là một thể loại – một hiện
tượng văn học, bắt buộc, người nghiên cứu phải sử dụng đa phương pháp để thấy
được nhiều nhất các góc độ của vấn đề. Hơn nữa, phương pháp còn là vấn đề rất
trừu tượng, được hiểu trên nhiều cấp độ. Với đề tài này, chúng tôi áp dụng như sau:
- Từ góc độ triết học, chúng tôi áp dụng các lí thuyết Thi pháp học, Thi pháp
học thể loại, Thi pháp học lịch sử, Tự sự học, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa hậu
hiện đại để tiếp cận vấn đề. Những lí thuyết này là chỗ dựa để chúng tôi có thể phát
hiện vấn đề, đồng thời tìm kiếm được cái mới trong quá trình nghiên cứu.

- Từ góc độ phương pháp luận, chúng tôi áp dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp hệ thống: tư duy hệ thống, với bất cứ một công trình khoa học
nào cũng là điều tối quan trọng. Phương pháp này được áp dụng để triển khai toàn
bộ vấn đề nghiên cứu. Khác với các phương pháp khác – cách làm có thể hiển thị
trên bề mặt, phương pháp này phần lớn ẩn chìm bên trong tổng thể; góp phần trình
bày vấn đề mạch lạc, đồng thời chỉ ra các mối liên hệ, các thành tố thống nhất của
vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp loại hình: khi nghiên cứu những đặc điểm chung thuộc về nội
dung và nghệ thuật của thể loại trường ca.
+ Phương pháp lịch sử- xã hội: khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đời sống thể
loại với cơ sở xã hội mà nó phát sinh và phát triển.
+ Phương pháp so sánh: khi cần tìm kiếm những đặc điểm riêng của trường ca
hiện đại với các dạng trường ca khác, với các thể loại khác, và với các sáng tác
nước ngoài. Phương pháp so sánh nhằm tìm ra đặc điểm riêng biệt của trường ca
Việt Nam
- Từ góc độ các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác thông
thường như: phân tích; so sánh, đối chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hóa, khảo
sát văn bản.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án trước hết sẽ cung cấp một cơ sở mang tính hệ thống về những vấn đề
lý luận và sự phát triển của thể loại trường ca trong văn học thế giới nói chung và
văn học hiện đại Việt Nam nói riêng.

13


- Luận án chỉ ra các đặc trưng thi pháp cụ thể của trường ca hiện đại Việt
Nam; chỉ ra vai trò, tính lịch sử và tính xã hội của thể loại này trong dòng chảy
văn hóa.
- Luận án “miêu tả” các giai đoạn phát triển của trường ca, đặt trường ca

trong diễn trình phát triển của bản thân thể loại để thấy được sự phát triển nội tại,
thấy được cơ sở xã hội và sự giao thoa của các thể loại trong tính hệ thống của nó.
- Trong chừng mực có thể, luận án sẽ góp phần khẳng định giá trị của một số
tác phẩm mà từ trước đến nay còn ít được nhắc đến.
7. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
-

Chương 1: Các vấn đề lí thuyết về trường ca

-

Chương 2: Trường ca trong lịch sử văn học Việt Nam

-

Chương 3: Nội dung biểu hiện trong trường ca hiện đại Việt Nam

-

Chương 4: Một số vấn đề về phương thức thể hiện trong trường ca hiện đại
Việt Nam.

14


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƢỜNG CA
1.1 Khái niệm trƣờng ca
Thực tiễn sáng tác đã cho thấy rằng, trường ca là một thể loại rất phức tạp.

Trước hết, về bản thân tên gọi, không ít người còn băn khoăn: “Để ứng thí và để
chọn làm thuật ngữ tổng quát chỉ thể loại thơ ca hùng tráng, danh từ Trường ca có
điểm yếu là vỏ ngôn ngữ của từ chỉ bao hàm được độ dài của sáng tác. Thế nhưng
chính độ dài của thể loại lại là một điểm có thể tranh cãi”[93]. Về điểm này, thậm
chí có nhà nghiên cứu cho rằng “khái niệm Trường ca không phải là một thuật ngữ
chính xác và khoa học. Bởi lẽ, khái niệm này không nói lên được đặc trưng cơ bản
của một thể loại thơ nào cả. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên một tình trạng mơ hồ,
lẫn lộn”[50]. Có thể, đây là những ý kiến mang tính chủ quan, nhưng một phần nó
cũng nói lên sự “bất ổn” của thuật ngữ. Theo ông Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài
giảng về thể loại thì “Thể loại ta vẫn quen gọi là Trường ca trong thuật ngữ nghiên
cứu văn học Liên Xô(cũ) được gọi là Poema (trong bài này từ Poema tạm dịch là
Trường ca) có thể hiểu với một nghĩa rất rộng, thậm chí mông lung”[41,41]. Còn
trong cuốn Thuật ngữ lí luận văn học của trường Đại học Sư phạm Vinh tổ chức
biên soạn năm 1974 có viết: “Thuật ngữ Trường ca xuất hiện như là để dịch một
danh từ nước ngoài. Danh từ Poema trong tiếng Nga chỉ một thể loại văn học dân
gian Nga truyền thống với đặc trưng là tác phẩm thơ thể hiện một nội dung lớn có ý
nghĩa trọng đại đối với dân tộc. Nhiều khi Trường ca được dùng một cách rộng rãi
để chỉ một tác phẩm thơ dài hơi không nhất thiết phải có nội dung lớn. Trong
trường hợp này Trường ca chỉ có ý nghĩa là bài ca, bài thơ dài”[35,255 ]. Như vậy,
thuật ngữ trường ca được hiểu theo một nghĩa rất rộng. Trong cuốn Từ điển Thuật
ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) trường ca được hiểu là “tác phẩm thơ có dung
lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca (poème) cũng được
dùng để gọi các tác phẩm sử thi (épopee) thời cổ và thời Trung đại, khuyết danh
hoặc có tác giả”[34,309]. Thực tế, trong ngôn ngữ châu Âu, người ta không dùng
nhiều thuật ngữ để định danh các dạng khác nhau của thể loại văn vần dài này.
Người ta chỉ phân biệt hai thuật ngữ chính mang tính loại hình là epic/ poem

15



(épopee/ poème). Do các cách dịch khác nhau của cùng một thuật ngữ, các nhà lí
luận Việt Nam càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Về cơ bản, hệ thống này,
được chúng ta sử dụng tương đương như sau:
Tiếng Hy lạp
épopee

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

epic poetry epopee

Tiếng Nga
epopeia

Tiếng Việt
Sử thi, anh hùng ca,
trường ca

poème

poem

poème

poema

Thơ, trường ca, thơ trường
thiên


Có thể nói, epic hay poem là những thuật ngữ chỉ loại hình, mang tính khái quát cao
nhưng không chỉ ra được các đặc điểm loại biệt của thực tiễn sáng tác vốn phong
phú và đa dạng (nhất là trong nền văn học viết), không nói lên được sự độc đáo
trong sáng tác của các dân tộc khác nhau. Vậy nên, dễ hiểu tại sao Truyện Kiều
(Nguyễn Du) của Việt Nam lại được các từ điển mở như wikipedia xếp vào loại epic
poetry. Dựa trên “cách nhìn” của châu Âu, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam người
Nga N.I. Nikulin trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam đã dùng cùng một thuật ngữ
cho tất cả các thể loại văn vần dài hơi có trong lịch sử - đặc biệt là văn học trung đại
Việt Nam, được người dịch dịch sang tiếng Việt là “trường ca”. Điều này tương ứng
với cách gọi ít phân biệt trên thế giới. Ưu thế lớn nhất khi gom nhiều thể thơ dài của
Việt Nam vào một thuật ngữ như vậy, là cho chúng ta thấy rằng, trong văn học Việt
Nam cũng tồn tại một loại hình tương ứng với thế giới – có điểm chung với văn học
thế giới, và “trường ca” của chúng ta có lịch sử phát triển lâu đời. Tuy nhiên, điều
ấy có điểm hạn chế là không thể hiện được sự đặc sắc trong hệ thống thể loại thơ ca
Việt Nam so với thế giới – là điều mà Nikulin đã khẳng định; và cho thấy Nikulin
không tính đến đặc thù của nền văn học này là văn xuôi phát triển rất muộn, và
trong giai đoạn đầu của lịch sử văn học, người ta không có phương tiện phản ánh
nào khác là văn vần. Trong các sách lí luận văn học ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu
thường hay dùng thuật ngữ “Thơ trường thiên” để chỉ các dạng thơ dài trong lịch sử
văn học. Phải nhấn mạnh rằng đây là một thuật ngữ chỉ loại hình, không phải là một
thể thơ. Sự phân biệt đặc trưng các thể loại thuộc thơ trường thiên Việt Nam (Diễn
ca, Truyện thơ/ Truyện Nôm, Ngâm khúc, Thơ dài) do dung lượng hạn chế của luận
án, được chúng tôi đặt ở phần Phụ lục.

16


Như vậy, trường ca theo cách hiểu rộng – hay với tư cách là một loại hình trên
thế giới, bao gồm cả các sáng tác cổ điển và các sáng tác hiện đại, cả dân gian và
văn học viết, cả tự sự và trữ tình... Tuy nhiên, bên cạnh những định nghĩa rộng cũng

có những định nghĩa hẹp hơn về thể loại trường ca. Belinski là nhà lí luận văn học
đầu tiên muốn dành tên gọi trường ca cho một loại tác phẩm thơ dài đặc biệt, có đặc
trưng riêng về nội dung. Trong văn học Xô Viết, không phải tác phẩm thơ dài nào
cũng được gọi là trường ca. Có sự phân biệt giữa Trường ca và truyện bằng thơ, tiểu
thuyết bằng thơ. Vấn đề đặc trưng nội dung của trường ca được đặt ra. Như vậy,
ngoài nghĩa rất rộng đã được nói ở trên, thuật ngữ trường ca còn có một nghĩa xác
định hơn, chỉ một thể loại tác phẩm thơ đặc biệt có đặc trưng nội dung xác định,
chẳng hạn như định nghĩa của viện sĩ Gulaiep “Trường ca là những tác phẩm gồm
nhiều phần mang đặc tính sử thi và trữ tình- trường ca đó là một kế tục trực tiếp của
sử thi cổ điển và anh hùng ca”[33,233]. Cách hiểu của các nhà lí luận Xô Viết sẽ
giúp ta hình dung rõ hơn về trường ca hiện đại ở Việt Nam.
Trong văn học phương Tây; kể từ sau các thập niên đầu thế kỷ 20, các hình
thức “epic poetry” (thơ trường ca) nói riêng, và “long poems” (“các tác phẩm thơ
dài”) nói chung, đã không còn được phổ biến như các thế kỷ trước với đỉnh cao là
thế kỷ 19. Tuy thế, thể loại này vẫn xuất hiện và có các kiệt tác với các tên tuổi văn
học lớn lao về văn chương hay sáng giá về danh vọng: như D. Walcott (Nobel) với
tác phẩm Omeros; Harry Martinson (Nobel 1974) với Aniara. Còn ở khu vực Bắc
Mỹ, với các nhà thơ lớn, thường ít ra cũng có hai, ba tập “long poems”. Và trong
nghiên cứu, danh xưng Trường ca mang tính sử thi như chúng ta vẫn quan niệm,
được gọi là Epic poetry. Sự phân vân và những bất đồng dai dẳng nhất cũng chính
ở vấn đề thuật ngữ: thế nào là long poems bên cạnh epic poetry mang tính sử thi
dễ nhận dạng hơn. Bên cạnh đó, trong bản thân các thuật ngữ nhỏ hơn, vấn đề cũng
không hề đơn giản. Chẳng hạn như với thuật ngữ “Modern epic”2, Franco Moretti
trong cuốn Modern epic có viết: “hãy tạm cho nó (modern epic ) như là một giả
thuyế t được dựng lên để đưa ra ít nhiề u cái cấ p bậc cho một câu hỏi - một câu hỏi
quá quan trọng mà mọi người vẫn tiếp tục nh ầm lẫn. Một giả thuyế t khả thi, mà tôi
2

Giới nghiên cứu phương Tây đã dùng thuật ngữ “Modern epic” dành riêng gọi các “trường ca sử thi” từ
sau năm 1500 cho đến nay (2 giai đoạn trước được gọi là “Ancient epics”: từ thượng cổ đến năm 500; và

“Medieval epics” thời Trung cổ 500-1500). Ở các sách giáo khoa và tự điển quen thuộc (như Wikipedia)
cũng dùng các thuật ngữ này. />
17


đang cố gắ ng lập trình hóa càng rõ ràng càng tố t sao cho nó có thể được kiể m
nghiê ̣m - và nếu cần thiết phản bác

- một cách dễ dàng hơn [168,2]. Còn A.

T.Hatto trong bài viết Hướng về sự giải phẫu anh hùng ca/ trường ca (trong cuốn:
Traditions of heroic and epic poetry 1) cũng cho rằng: “Epic‟ ở một khía cạnh
khác luôn là một thuật ngữ rối rắm, ít nhất là với người làm so sánh”[169,148].
Còn về thuật ngữ “long poems” trong tiếng Anh cũng không đơn thuần là Thơ dài
như ở Việt Nam, mà nó bao trùm lên cả “epic poetry”. Tức là trong các thể loại
của “long poem” có cả “epic” như là một subgenres (nhánh).
Như vậy, để chúng ta thấy rằng, sự lưỡng lự và thận trọng trong cách hiểu về
khái niệm này là hiện tượng phổ biến của nghiên cứu văn học nói chung, không
riêng gì Việt Nam.
Với những cách hiểu khác nhau, rõ ràng bản thân tên gọi đã trở nên phức tạp.
Tuy nhiên, nội hàm khái niệm là do chúng ta hiểu về nó, khu biệt nó như thế nào
chứ khái niệm không chỉ nằm ở bản thân lớp vỏ ngôn ngữ, ở nghĩa đen của từ
vựng. Hơn nữa, về mặt lí luận, như Trần Ngọc Vương viết: “Lí luận về Trường ca
- một bộ phận của thơ - lí luận về các tác phẩm văn vần dài hơi nói chung, lại
càng hiếm. Chưa thể coi lí luận về các thể loại khác là ổn, chỉ có thể nói rằng
Trường ca do tần số xuất hiện của nó hiện thời, trở nên không ổn nhất mà
thôi”[100]. Lí luận về trường ca của chúng ta chủ yếu tiếp thu từ lí luận của Liên
Xô (cũ), phần lớn chỉ dừng lại ở những ý kiến của Bêlinxki, đến nay vẫn chưa tìm
được một định nghĩa hoàn chỉnh và chính xác chứ chưa nói đến việc hệ thống hoá.
Có thể do sáng tác chưa lên được đến đỉnh cao hoặc ngược lại vì lí luận về trường

ca của chúng ta không đầy đủ, chưa mang tính định hướng nên trường ca chỉ nở rộ
trong một thời gian ngắn. Thể loại trường ca là một thể loại lớn và như cách gọi
của Hegel, đó là “Thánh thư của dân tộc”. Đó là một khái niệm mang giá trị và
tồn tại có thực trong thực tiễn văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn ở thế giới. Sự
phát triển phức tạp của trường ca và quá trình liên tục hoàn thiện, vận động, giao
thoa thể loại cũng góp phần làm cho việc đi tìm nội hàm gặp khó khăn. Khi điểm
qua khoảng 30 ý kiến về trường ca qua các cuộc thảo luận, chúng tôi nhận thấy
rằng hầu hết các tác giả đều hiểu thuật ngữ trường ca theo nghĩa rộng của các Từ
điển. Tuy nhiên khi áp dụng thuật ngữ vào văn học Việt Nam hiện đại thì một số

18


người cho rằng trường ca trong mấy chục năm nay không giống những trường ca
cổ điển “Trường ca hiện đại ở Việt Nam không thể là sự tiếp tục tự nhiên của các
trường ca trong lịch sử như kiểu Iliat và Ođitxe, như kiểu Ramayana và
Mahabharata, như kiểu các khan Tây Nguyên và các loại Saga Poem ở các dân
tộc khác trước kia”[100]. Các nhà nghiên cứu văn học Đỗ Văn Khang, Vũ Đức
Phúc lại cho rằng có thể gọi những bản trường ca chống Mỹ là Trường ca sử thi
hiện đại và như vậy là nó có những đặc điểm thống nhất - cùng loại hình với
trường ca sử thi. Chúng tôi cho rằng trường ca hiện đại không phải là sự tiếp tục,
sự phát triển tự thân ở một mức cao hơn của các loại trường ca sử thi nhưng chính
hoàn cảnh lịch sử, thời đại cách mạng đã qui định chặt chẽ tính chất tác phẩm nên
trường ca có nhiều điểm thống nhất với trường ca cổ điển, đặc biệt là ở tính chất
anh hùng ca. Vì vậy nói trường ca hiện đại là cùng một loại hình với các thể loại
tương tự trước cũng không phải là một nhận xét sai. Mặt khác nếu đặt ra vấn đề
đây là sự tái sinh hay khai sinh của thể loại thì Trường ca của ta lại không thể là sự
khai sinh. Bởi vì tên gọi và một số đặc điểm thể loại dù do các vấn đề lịch sử chi
phối và có nguyên nhân sâu xa khác với các loại trường ca sử thi (ví dụ âm hưởng
anh hùng ca của trường ca ngày nay là do một thời đại anh hùng quyết định, còn

âm hưởng anh hùng ca thời xưa không chỉ là yếu tố thời đại mà phần nhiều do sự
tưởng tượng thêm, do khát vọng chiếm lĩnh tự nhiên và xã hội ...của con người
quyết định) nhưng nó lại thể hiện ra thành những điểm tương tự nhau. Mặt khác,
trong một môi trường văn học bình thường, người sáng tác chân chính luôn có khát
vọng làm mới mình, luôn khao khát vượt qua những rào cản và những định chế có
sẵn, để tạo nên một tác phẩm gây thích thú cho người đọc.
Mặt khác, quan sát lịch sử phát triển của epic ở Việt Nam chúng ta có thể
thấy nó không được phong phú như nhiều nước trên thế giới. Chúng ta chỉ có một
số tác phẩm thuộc Oral epics (sử thi truyền miệng, như ở Tây Nguyên), còn các
giai đoạn khác đều rất mờ nhạt. Và đến thời hiện đại, thì từ Tiếng địch sông Ô của
Phạm Huy Thông trường ca mới bắt đầu được sáng tác nhiều. Vì thế, trong luận án
này, chúng tôi đề xuất sử dụng thuật ngữ tiếng Anh của Trường ca hiện đại là
Modern epic (dành cho các tác phẩm chuẩn mực, ít nhiều có tính sử thi, là phạm
vi khảo sát chính của luận án), trên cả ý nghĩa phân kì văn học như ở phương Tây

19


và trên cả ý nghĩa để phân biệt với loại hình sử thi truyền thống trước đây. Bên
cạnh đó, những trường ca mang tính suy tưởng, trữ tình, không mang tính sử thi,
có thể dịch là epic lyrical poem.
Về khía cạnh tiếp nhận mà nói, thì “văn bản ưu tú lại không dễ dàng bị đồng
hóa, nó đã sớm định trước cơ chế chống đồng hóa rất đa dạng, và lấy điều đó để
không ngừng giữ được sự kích thích mới đối với chủ thể tiếp nhận, nếu không, tất
cả đều ở trong dự đoán, người tiếp nhận sẽ mất đi ngạc nhiên, cuối cùng mất đi
động cơ tiếp nhận và sẽ từ bỏ tiếp nhận”[170,144]. Phá vỡ Tầm đón đợi của độc
giả chính là một trong những thành công của tác phẩm. Cho nên, thực tế, đối với
nhiều thể loại, không riêng gì trường ca, tìm một đồng thuận tuyệt đối có lẽ là điều
không tưởng; chính bởi sự đa dạng phức tạp trong sáng tác của nó. Đặc biệt với
trường ca – thể loại có một diễn trình lịch sử đa dạng và thăng trầm, một diễn ngôn

chỉ thống nhất trong từng thời kì, từng giai đoạn, phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu
tinh thần của tâm thức cộng đồng; và trong thời hiện đại, nó lại là sản phẩm sáng
tạo của một cá thể. Trong mục từ Thể loại như là mô hình đọc (Bản mệnh của lí
thuyết), Antoine Compagnon có viết: “Thể loại xuất hiện như là nguyên tắc khái
quát hóa hiển nhiên nhất, giữa các tác phẩm cá nhân và các điều phổ quát của văn
chương”, “khi bàn về người đọc…, có thể nói đến thể loại như là mô hình tiếp
nhận, thành phần của mục lục hay của tầm đón đợi”, và “Việc cụ thể hóa mà mỗi
sự đọc thực hiện không tách rời với những điều câu thúc thuộc thể loại, theo nghĩa
rằng các qui ước lịch sử riêng của thể loại mà người đọc giả định là văn bản thuộc
thể loại ấy, cho phép anh ta lựa chọn và giới hạn, trong số các phương sách được
văn bản cung cấp, những phương sách mà việc đọc của anh ta sẽ hiện thực hóa.
Thể loại, như là mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, qui tắc của trò chơi, cho
người đọc biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó bảo đảm sự
thông hiểu văn bản”[17, 228-230]. Xét trường ca hiện đại Việt Nam, thì ngoài
dạng trường ca anh hùng, còn có bóng dáng một vài trường ca siêu thực, một vài
trường ca hiện thực – không thể loại bỏ nó, bởi cái cá biệt đôi khi lại là cái độc đáo
và xuất sắc. Một thực tế nữa, là vào khoảng đầu thế kỉ XXI, phong trào viết trường
ca lại hồi phục, nhưng trường ca hiện nay, của các tác giả mới, đa phần là khác
trước. Bóng dáng của các tiểu tự sự dường như nhiều hơn, những suy tư đa chiều

20


hơn, giọng trầm đôi khi lấn át giọng cao; và không thể phủ nhận, đây cũng là thể
loại để các nhà thơ thử nghiệm những khuynh hướng sáng tác mới, những cách
thức cảm nhận mới, chẳng hạn như hậu hiện đại. Vấn đề một định nghĩa lại càng
trở nên phức tạp – đó là cái hay của lí luận và sáng tạo, nó cho người ta sự tự do,
đồng thời chứng tỏ nó không phải là vấn đề chết, thể trường ca đang vận động
không ngừng, là một hiện thực đang tiếp diễn.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc xem xét các vấn đề khác, chúng tôi tạm

thời giới hạn thuật ngữ trường ca hiện đại (Modern epic) như sau: Trường ca là
những tác phẩm được viết bằng văn vần có kết cấu chặt chẽ, có nội dung cảm
hứng lớn thường là những chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái
chung, của quê hương, đất nước, dân tộc, con người. Có thể nói, định nghĩa này
chỉ mới nói lên được cái cốt lõi của trường ca. Thực tế, mỗi tác phẩm là một định
nghĩa về thể loại, nghĩa là trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, chúng ta cần áp dụng
khái niệm một cách linh động. Hiện nay, có thể thấy rằng, linh hồn của trường ca
đang có nhiều thay đổi, cách viết và diễn ngôn về hiện thực đã có nhiều điểm khác
trước, tuy vậy, dù dưới hình thức nào, cốt lõi của nó vẫn là những chiêm nghiệm
gắn liền với cái chung, với cộng động; vượt lên câu chuyện của cá thể, cá nhân để
hướng đến những vấn đề to lớn của thời đại.
1.2. Cơ sở xã hội của trƣờng ca
1.2.1. Ý kiến của Hegel về "Trạng thái của thế giới sử thi"
Một thể loại bao giờ cũng phát sinh và phát triển trên một tiền đề xã hội nhất
định. Không có thời đại Phục Hưng, không có sự đòi hỏi được tôn vinh của cá
nhân con người thì sẽ không có tiểu thuyết như hiện nay. Không có sự ai oán, sầu
bi của những kiếp phụ nữ dưới chế độ phong kiến thì sẽ không có những khúc
ngâm thấm đẫm nước mắt. Thể loại, hiện tượng văn học thường ra đời trong cơ sở
xã hội đặc thù của nó. Trường ca không nằm ngoài quy luật ấy. Vậy, cái gì đã tạo
nên cảm hứng của trường ca? Cái gì là nguyên nhân sâu xa thúc đẩy một thể loại
thơ phù hợp với tiếng nói hào hùng của thời đại?
Khi nghiên cứu văn học Việt Nam, chúng tôi thấy tính lãng mạn, chất sử thi
là những đặc điểm nổi bật của văn học cách mạng. Điều ấy càng được thể hiện rõ
trong các bản trường ca viết về chiến tranh. Những bản trường ca này đều có nhiều

21


yếu tố thống nhất với các Trường ca sử thi -những tác phẩm mà Hegel đã lấy làm
cơ sở cho một phần lý luận về “Các nghệ thuật lãng mạn”. Vì vậy, khi xét về

nguồn gốc xã hội, sự ra đời của các trường ca nói chung, chúng tôi đi từ những lí
luận căn bản của Hegel để lí giải các vấn đề.
Theo Hegel, thơ ca là lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật “Lãng mạn” (khái
niệm của Hegel không phải là lãng mạn chủ nghĩa mà để chỉ các nghệ thuật đi sâu
vào thế giới tâm hồn của con người). Bởi vì “Đối tượng duy nhất của thơ ca là cái
vương quốc vô hạn của tinh thần và ngôn ngữ, cái chất liệu mềm dẻo và vô vọng
kia lại là bộ phận khăng khít của tinh thần và là cái có khả năng chiếm hữu các
hứng thú và các vận động của tinh thần dưới trạng thái sinh động nhất của nó hơn
mọi cái khác” [37, 484]. Trong thế giới thơ ca ấy thì sử thi lại là lĩnh vực khởi
thuỷ, bắt đầu với các thơ đề trên mộ, thơ cách ngôn và các bản Trường ca về vũ trụ
và thần linh. Tuy nhiên, những bản trường ca ban đầu này chưa được Hegel coi là
Trường ca chính thức. Những bản trường ca xứng đáng là quyển “Thánh kinh của
một dân tộc” - những trường ca chính thức - trường ca chân chính - “chủ yếu ra
đời vào thời kỳ trung gian trong đó một dân tộc thoát khỏi tình trạng mê muội của
nó và cảm thấy tinh thần của nó thức tỉnh bắt đầu tạo nên một thế giới dành riêng
cho nó và nó cảm thấy sống ở đấy là thoải mái”[37, 575]. Đó là một thể chế xã hội
đạt tới một trạng thái độc đáo trong đó nền tảng của sự phục tùng không phải là
một uy quyền thuần tuý, mà là một “tinh thần danh dự, sự tôn trọng”. Sự thức tỉnh
song song của ý thức tự do cá nhân và tinh thần dân tộc đã là tiền đề cho sử thi.
Trong xã hội ấy người ta muốn tạo ra một thế giới và dành riêng cho nó một quyển
sách ghi lại tất cả cái không khí, khí phách hào hùng đẹp đẽ của dân tộc.
Trường ca sử thi gắn liền với cái toàn thể của thời đại và của đời sống dân
tộc. Song nó không phải vẽ lên tâm trạng chủ quan của nhà thơ mà vẽ lên các sự
kiện và các biến cố cụ thể, cho nên cái tôi của anh ta lại càng lùi về phía sau khi
anh ta lao vào thế giới đang diễn ra trước mắt, hoà mình vào cộng đồng, vào không
khí dân tộc.
Khi nghiên cứu các bản Trường ca của Homer người ta cho rằng nó đã ra đời
trong thời kỳ quá độ từ nền văn hoá Mixen chuyển sang nền văn hoá cổ tiền Hi
Lạp - thời kỳ đồng hoá của bốn nhóm bộ tộc Hi Lạp để hình thành dân tộc Hi Lạp,


22


dân tộc trong cái ý nghĩa ban đầu, ý nghĩa sơ khai của nó. Qua những chứng cứ
khảo cổ học, người ta thấy nền văn minh Cret và Mixen thuộc về thời đại đồ đồng,
kim loại sắt đã có nhưng còn hiếm. Người Đôriêng từ phía Bắc tràn xuống chinh
phục Hi Lạp đã đem theo những dụng cụ bằng sắt thường dùng. Người Akêen đã
bị kẻ xâm lược mới này đánh đuổi, chạy sang vùng bờ biển Tiểu Á. Nơi ấy các
thành bang Iôni và Êôlit còn giữ được, qua hàng thế kỷ, câu chuyện về những anh
hùng Akêen và những chiến công lừng lẫy của họ. Những người hát rong đã biến
những câu chuyện kể này thành những khúc ca chiến trận và vinh quang. Nguồn
gốc hình thành nên những thiên anh hùng ca Hi Lạp cổ đại chắc chắn phải là thời
kỳ có những phát triển đột biến, vượt bậc về ý thức dân tộc, về văn minh và trí tuệ
của loài người. Những Trường ca Iliat, Ođitxe của Homer là những viên gạch đầu
tiên của một nền văn minh HiLạp cổ đại phát triển rực rỡ (khoảng thế kỷ VIII - đến
thế kỷ VII trước CN )
Tuy vậy, Hegel cho rằng không nên kết luận “từ cái thời đại anh hùng với ý
nghĩa thực sự của nó, là thời đại sinh ra sử thi - nhân dân đã có cái nghệ thuật tự
mình vẽ nên một bức tranh nên thơ” [37,577]. Thực chất thì “nghệ thuật nảy sinh
chậm hơn nhiều, khi cuộc sống và tinh thần từ lâu đã diễn biến trong một bầu
không khí nên thơ” [37,577]. Các trường ca của Homer xuất hiện sau khi cuộc
chiến tranh Troa xảy ra nhiều thế kỷ. Còn Otxian đã ca ngợi một quá khứ anh hùng
mà cái hồi quang đã mất khiến người ta cảm thấy cần nhớ lại và xây dựng lại nó.
Những bản trường ca viết về chiến tranh của chúng ta phần lớn cũng được viết sau
khi chiến thắng, khi người ta có “bước lùi” để hồi tưởng và đánh giá lại toàn bộ
cuộc chiến và ý chí quật cường của nhân dân.
Xuất phát từ “sự thức tỉnh của ý thức dân tộc”, Hegel cho rằng trạng thái
chung của thế giới sử thi là “một hành động trong đó các chi nhánh của nó gắn
liền với cái toàn thể của thời đại và của đời sống dân tộc” [37,583]. Đó là một
hành động mà ta chỉ có thể quan niệm là đã chìm trong lòng một thế giới rộng rãi

hơn. Ở điểm này, Hegel muốn nói đến sự hoà trộn giữa cái riêng và cái chung, giữa
cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng, giữa gia đình và xã hội ... trong một
bản Trường ca chân chính. Mặt khác, điều kiện khách quan, hay là tình huống phù
hợp nhất cho một bản Trường ca sử thi ra đời, theo Hegel, đấy là xung đột của

23


trạng thái chiến tranh. Trong chiến tranh, toàn bộ dân tộc đang vận động, đang
hướng về cùng một mục đích: bảo vệ mình. Khi ấy tinh thần dân tộc mới được thể
hiện và thức tỉnh một cách toàn vẹn. Đề tài về Iliat và Oditxe của Homer đều rút ra
từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Troa, một cuộc chiến tranh có thật xảy
ra vào thế kỷ XII trước công nguyên. Trong đó Iliat trực tiếp viết về cảnh chiến
trận và cơn giận của Asin; Oditxe viết về hoà bình, nhưng trong đó vẫn còn dư âm
của cuộc chiến, những gì liên quan đến tình trạng diễn ra trong ngôi nhà ở đảo
Ithác cũng như tới cuộc du lịch của Oditxe khi trở về đều là hậu quả trực tiếp của
cuộc chiến tranh, thậm chí là việc kéo dài của cuộc chiến tranh ấy. Rất nhiều
Trường ca viết về đề tài chiến tranh đã trở thành những quyển “thánh kinh” tượng
trưng cho tinh thần dân tộc, ví dụ như Giải phóng Jeruxalem của T.Tasso,
Lusiadas của L.Camoes, Khúc ca về cuộc hành binh I-go của dân tộc Nga.... Dù
những bản trường ca ấy viết về cảnh chiến thắng hay thất bại thì nó vẫn là những
ngọn lửa rực sáng. Hegel viết: “Trong chiến tranh thì tinh thần dũng cảm làm
thành cái hứng thú chủ yếu, mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và
có một hoạt động không hợp với cách biểu hiện trữ tình cũng không hợp với hành
động có kịch tính”[37,594]. Không phải tất cả các trường ca đều viết về chiến tranh
nhưng chiến tranh là một đề tài lớn, một môi trường phù hợp nhất và vô cùng đa
dạng để thể hiện sự hoành tráng và tinh thần cộng đồng. Bởi vì chiến tranh đòi hỏi
một sức mạnh lớn - sức mạnh tập thể, đòi hỏi sự quên mình - nâng con người cá
nhân và con người tập thể ngang hàng với thần thánh. Tuy nhiên, không phải bất
cứ cuộc chiến tranh nào cũng là “tình huống phù hợp” của Trường ca. Hegel quan

niệm “Chỉ có những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ đối với nhau thì mới
có tính sử thi, trái lại các cuộc chiến tranh giành vương triều, các cuộc nội chiến,
các cuộc khởi nghĩa tư sản lại thích hợp với lối trình bày của kịch hơn” [37,595].
Và không chỉ là những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ, Hegel còn nhấn
mạnh: “Điều này không có nghĩa là mọi cuộc chiến tranh bình thường giữa hai
dân tộc đối địch nhau đều là sự kiện sử thi ... Cuộc chiến tranh còn phải diễn ra
nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính lịch sử mà một dân tộc
đưa ra với một dân tộc khác” [37,597]. Những cuộc chiến tranh vệ quốc nhân danh
chính nghĩa như chiến tranh chống Napoleon năm 1812, chống Phát xít 1941- 1945

24


của dân tộc Nga, chiến tranh chống Nguyên Mông, Minh Thanh, chống Pháp,
chống Mỹ ... của nước ta đều là những cuộc kháng chiến mang tầm vóc sử thi.
1.2.2. Âm vang của những thời đại anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, khí hậu
khắc nghiệt, lúc khô hạn lúc lũ lụt lớn, đặc biệt chiến tranh chống xâm lược liên
miên đã thúc đẩy sự hình thành một tinh thần đoàn kết, một sự cố kết bền chặt mà
chưa từng có một thế lực ngoại xâm nào phá vỡ được. Việt Nam đã từng chiến
thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh đến từ các nước lớn như Trung Hoa, Mông Cổ,
Pháp, Mỹ ... Có thể khẳng định rằng phải có một tinh thần dân tộc vĩ đại, tất cả vì
cộng đồng thì chúng ta mới có thể làm nên những chiến thắng như thế. Đó là
những sự kiện mang tầm vóc sử thi mà nếu có một cá nhân tài năng thì có thể làm
nên những quyển “Thánh thư của dân tộc”, những bản trường ca bất hủ về đất
nước anh hùng. Tuy nhiên, nếu xã hội Hi Lạp, La Mã cổ xưa đã để lại những áng
anh hùng ca, những Trường ca sử thi thì ở ta, đó là một hệ thống cổ tích thần thoại
có gắn bó với lịch sử, toát ra từ quá khứ xa xưa gian lao và oai hùng của cộng đồng
dân tộc. Sử thi Tây Nguyên với Đam San, Xinh Nhã cũng là những tác phẩm mang
đậm chất sử thi. Bên cạnh đó chúng ta còn có một truyền thống văn học với sự

phát triển rực rỡ của truyện thơ, truyện Nôm bình dân, diễn ca, ngâm khúc - các
thể loại thơ dài nói chung. Theo nhà nghiên cứu Phạm Huy Thông, thì Lĩnh Nam
chích quái xuất hiện từ thời Trần và Lê sơ giữ vị trí như một bộ Trường ca nguyên
thuỷ Việt Nam3. Từ cái nhìn lịch sử, chúng ta có thể khẳng định rằng trường ca
hiện đại là một sự phát triển từ truyền thống văn học dân tộc và mang dấu ấn của
thời đại mới.
Trong lịch sử có lẽ có hai giai đoạn để lại dấu ấn về hào khí dân tộc lớn nhất
trong văn học đó là giai đoạn Lý, Trần, Lê và giai đoạn chống Mỹ. Văn học Lý
Trần với hào khí Đông A đã làm nên một chủ nghĩa yêu nước đầy khí phách anh
hùng và độc lập, tự cường, xứng đáng là thời đại anh hùng ca. Lời kêu gọi đứng

3

Ý kiến này được Phạm Huy Thông viết trong bài “Trường ca”, in trên Tạp chí văn học số 1, 1983, tr. 12-19.
Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết thì Lĩnh Nam chích quái là một tập hợp các huyền sử hay truyện cổ dân
gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời Trần. Nó khó có thể được gọi là trường ca bởi tính chất
không hệ thống của nó. Các tích truyện trong đó là những tích truyện đơn lẻ, riêng biệt, mà điều này là không
phù hợp với trường ca, cả trường ca sử thi, cổ điển, hay hiện đại, lấy âm hưởng từ dân gian, tôn giáo hay hiện
thực thì tính hệ thống, xâu chuỗi của chủ đề vẫn là yếu tố rất quan trọng.

25


×