Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

(Luận án tiến sĩ) khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý việt nam từ 1925 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Trần Thanh Việt

KHUYNH HƢỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ VIỆT NAM
TỪ 1925 ĐẾN 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Trần Thanh Việt

KHUYNH HƢỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ VIỆT NAM
TỪ 1925 ĐẾN 1945
Chuyên ngành:

Lí luận văn học

Mã số:

62 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Phạm Thành Hưng
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Phạm Thành Hưng

PGS.TS. Phạm Quang Long

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được bất cứ tác giả nào cơng bố
trong các cơng trình khác. Các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Trần Thanh Việt


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Ban Giám hiệu và các Phòng Ban

chức năng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ quan đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và nghiên cứu.
Tôixin gửi lời tri ân tới Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo Khoa Văn học. Các
thầy cô không chỉ trao truyền kiến thức, góp ý chun mơn mà cịn tạo mọi điều
kiện để tơi có thời gian hồn thành luận án.
Đặc biệt, xin gửi tới PGS.TS. Phạm Thành Hưng lòng biết ơn chân thành.
Thầy đã tận tình chỉ dạy, gợi mở và đặt niềm tin vào nghiên cứu của tôi.
Sau cùng, xin cảm ơn sự đồng hành của gia đình và sự cổ vũ, động viên của
bè bạn.
Tác giả luận án

Trần Thanh Việt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 7
6. Cấu trúc luận án .................................................................................................. 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8
1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết tâm lý ......................................................................... 8
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết ................................................................................... 8
1.1.2. Tiểu thuyết tâm lý ................................................................................... 11
1.1.3. Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý ........................................................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý ............................................................ 19

1.2.1. Vấn đề phân định thể tài ........................................................................ 19
1.2.2. Vấn đề phân tích tâm lý trong tiểu thuyết .............................................. 27
1.2.3. Vấn đề nhân vật tâm lý ........................................................................... 30
1.2.4. Vấn đề khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý ................................................ 34
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 49
Chƣơng 2. TIỂU THUYẾT TÂM LÝ NHÌN TỪ SỰ DỊCH CHUYỂN THỂ
LOẠI ........................................................................................................................ 50
2.1. Những tiền đề văn hóa - xã hội .......................................................................... 50
2.1.1. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế và giai tầng xã hội ....................................... 50
2.1.2. Ảnh hưởng văn hóa phương Tây và nhu cầu đổi mới nghệ thuật .......... 52
2.1.3. Tác động của những cuộc tranh luận văn học ....................................... 56
2.1.4. Sự trưởng thành của ý thức cái tôi cá nhân ........................................... 58
2.2. Khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý........... 61
2.2.1. Căn cứ xác định sự dịch chuyển tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm
lý ................................................................................................................................ 61
2.2.2. Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý ............. 65
2.2.3. Đặc điểm khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết luận đề sangtiểu thuyết
tâm lý ......................................................................................................................... 67
1


2.3. Khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý ........ 79
2.3.1. Cơ sở xác định sự dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm
lý ................................................................................................................................ 79
2.3.2. Đặc điểm khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu
thuyếttâm lý ............................................................................................................... 83
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 88
Chƣơng 3. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ ............................. 89
3.1. Nhân vật trong tiểu thuyết ................................................................................. 89
3.2. Các khuynh hướng xây dựng nhân vật .............................................................. 92

3.2.1. Tập trung đề cao tâm lý cá nhân............................................................ 92
3.2.2. Dịch chuyển nhân vật hành động sang nhân vật tâm lý ........................ 96
3.3. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý ...................................................... 113
3.3.1. Nhân vật khủng hoảng tư tưởng ........................................................... 114
3.3.2. Nhân vật khủng hoảng tâm lý .............................................................. 116
3.3.3. Nhân vật phức hợp các tính cách ......................................................... 120
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 125
Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT TÂM LÝ...... 126
4.1. Kết cấu tâm lý .................................................................................................. 126
4.2. Cốt truyện tâm lý ............................................................................................. 132
4.3. Ngôn ngữ chú trọng cảm xúc, tâm trạng ......................................................... 138
4.3.1. Vai trị ngơn ngữ cảm xúc .................................................................... 138
4.3.2. Những biểu hiện của ngôn ngữ cảm xúc .............................................. 141
4.4. Giọng điệu chủ đạo: trữ tình sâu lắng và triết lý suy tư................................... 147
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 155
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam đang
chứng kiến sự phát triển phong phú, đa dạng của thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết
đương đại thực sự đang phát triển theo những hướng đi mới, với sự dấn thân của
nhiều nhà văn qua những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại, với sự trình diễn của
kỹ thuật dòng ý thức bên cạnh sự kế thừa những thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết

trong thế kỷ XX. Tiểu thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945 đã góp phần quan trọng
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Song song với q
trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, với quá trình tiếp thu và sáng
tạo nghệ thuật tiểu thuyết, tiểu loại tiểu thuyết tâm lý đang hiện ra như một di sản
nghệ thuật của một thời đại cũ. Trong nghiên cứu phê bình văn học phương Tây, có
nhiều ý kiến cho rằng lý thuyết về cái vô thức và phân tâm học của S. Freud - C.G.
Jung cũng như kỹ thuật dịng ý thức trong văn xi hiện đại đã đưa tiểu thuyết tâm
lý của F.M. Dostoevsky trở về đẳng cấp truyền thống, tương ứng với những phát
hiện của tâm lý học cổ điển thế kỷ XIX. Trong nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, một vấn đề khách quan đặt ra là nghệ thuật tiểu thuyết tâm lý trong Tố
Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Bướm Trắng của Nhất Linh, Sống mòn của Nam Cao
đã được các nhà văn đương đại vượt qua chưa? Có thể có một tiểu loại tiểu thuyết
tâm lý hậu hiện đại xuất hiện, chuẩn bị chiếm lĩnh văn đàn dân tộc và quốc tế hay
khơng? Vì thế, nhìn nhận sự vận động và phát triển tiểu thuyết thế kỷ trước trong
mối liên hệ với những thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết trong thế kỷ mới này vẫn là
vấn đề cần tiếp tục tranh luận.
1.2. Chọn mốc thời gian 1925 đến 1945 như một giai đoạn phát triển của
tiểu thuyết tâm lý, chúng tôi muốn nhấn mạnh: chính sự xuất hiện của tác phẩm tiêu
biểu, thể hiện rõ nhất đặc điểm thể loại, đã góp phần định hướng cho cơng cuộc
cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Những tác phẩm đó nhận được sự quan tâm của
nhiều độc giả, trong đó có tầng lớp độc giả ưu tú là các nhà nghiên cứu phê bình
văn học. Vì thế, những tác phẩm như vậy trở thành dấu mốc khẳng định sự phát
triển của thể loại tiểu thuyết trong tiến trình văn học dân tộc. Nửa đầu thế kỷ XX,
báo chí ln là bà đỡ cho sự phát triển của tiểu thuyết, các nhà văn thường đăng tiểu
thuyết từng kỳ trên báo trước khi tập hợp in thành sách. Chỉ đến khi xuất bản thành
sách, tiểu thuyết mới bắt đầu có đời sống riêng của nó. Đối với việc nghiên cứu
khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý, có thể coi Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách
là tác phẩm mở đầu và Đứa con (1945) của Đỗ Đức Thu là tác phẩm khép lại
khuynh hướng sáng tác thể tài này trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Thừa nhận những sự kiện lịch sử - chính trị lớn, những cuộc tranh luận văn học gây

tiếng vang có tác động đến lịch sử văn nghệ, ở đây, chúng tôi chọn Tố Tâm,tác
3


phẩm gây nên tiếng vang lớn, tạo ra bước ngoặt trong tiến trình tiểu thuyết, trở
thành tác phẩm mở đầu cho một khuynh hướng và chọn những tác phẩm đạt đến
trình độ nghệ thuật cao để khảo sát tiểu thuyết giai đoạn 1925 – 1945. Sau sự xuất
hiện của hàng loạt những tác phẩm đạt đến đỉnh cao vềnghệ thuật thể loại thường là
sự thóai trào của một khuynh hướng. Sau cùng, việc huy động sức người, sức của
toàn dân tộc cho cuộc đấu tranh giữ gìn nền độc lập còn non trẻ của đất nước (1945)
đã dẫn đến việc tạm ngưng khuynh hướng tiểu thuyết này.
1.3. Hiện nay, trong lý luận phê bình văn học ở Việt Nam, chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu chun sâu về tiểu thuyết tâm lý. Một số cơng trình nghiên
cứu đề cập đến tiểu thuyết tâm lý với một số dấu hiệu khác nhau nhưng vẫn chưa có
những cơng trình chun khảo khảo sát một cách chuyên biệt, kỹ lưỡng quá trình
hình thành, vận động và phát triển cũng như đặc trưng thể tài, vai trò của tiểu thuyết
tâm lý đối với quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Một số cơng trình đề cập
đến tiểu thuyết tâm lý mới tập trung vào một vài tác giả, tác phẩm, một số thành tựu
cụ thể của tiểu thuyết tâm lý chứ chưa có một cái nhìn mang tính hệ thống. Vì thế,
cần tiếp tục nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý trong sự vận động và phát triển của tiểu
thuyết trong nửa đầu thế kỷ XX.
1.4. Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới vẫn chứng kiến sự nỗ
lực tìm tịi không mệt mỏi của các nhà văn đương đại trên bước đường đi tìm hướng
đi mới của tiểu thuyết tâm lý - tiểu thuyết dịng ý thức. Chúng ta có quyền chờ đợi
bước phát triển tiếp theo của tiểu thuyết loại này trong thế kỷ mới.
Từ những gợi ý trên, chúng tôi chọn đề tài “Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý
Việt Nam từ 1925 đến 1945”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự thay đổi cách nhìn hiện thực, thế giới nhân vật đa

chiều, đa diện, kỹ thuật phân tích tâm lý độc đáo cùng những phương thức biểu hiện
đặc sắc của tiểu thuyết tâm lý. Từ đó khẳng định vị trí và những đóng góp của
khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý giai đoạn này đối với việc hiện đại hóa tiểu thuyết
nói riêng và hiện đại hóa văn xi quốc ngữ nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
Đưa ra cách hiểu khái quát về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể loại
tiểu thuyết, khuynh hướng sáng tác tiểu loại tiểu thuyết tâm lý.
Đưa ra những nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về vị trí, vai trị và
những đóng góp của khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945
đối với việc hiện đại hóa nghệ thuật thể loại thơng qua việc:
Chỉ ra khuynh hướng dịch chuyển từ tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tự
truyện sang tiểu thuyết tâm lý.
4


Chỉ ra những loại hình nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tâm lý để thể hiện
sự thay đổi qua niệm về hiện thực và con người, sự đổi mới tư duy nghệ thuật của
nhà văn từ 1925 đến 1945.
Làm rõ những cách tân về mặt nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý từ 1925
đến 1945.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm tiêu biểu góp phần tạo
nên khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý trong dòng chảy của thể loại tiểu thuyết nửa
đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát các cuốn tiểu thuyết được
chính các nhà văn, các nhà phê bình, một loại độc giả ưu tú của giai đoạn này đã
thẩm bình, nhận định, đó là tiểu thuyết tâm lý hoặc thể hiện rõ đặc điểm tiểu loại

tiểu thuyết tâm lý.
Trong khn khổ có giới hạn của luận án, chúng tôi mới tập trung nghiên cứu
tiểu thuyết tâm lý chủ yếu của các tác giả ở miền Bắc từ 1925 đến 1945. Chúng tơi
chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu tác phẩm của các nhà văn miền Nam. Ngoài giới
hạn hoàn toàn thuộc về bản thân người viết, chúng tôi xác định, tiểu thuyết tâm lý
manh nhà từ sáng tác của các nhà văn Nam Bộ và tiếp tục phát triển trong giai đoạn
mà chúng tôi khảo sát. Tuy nhiên, tiểu thuyết tâm lý của các nhà văn miền Bắc với
những điều kiện thuận lợi của bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ đã góp phần tạo nên
những bước ngoặt trong sự hình thành và phát triển tiểu loại tiểu thuyết tâm lý.
Chúng tôi khảo sát một số tác phẩm sau1:
- Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách - Hạnh (1940) của Khái Hưng
- Nước hồ Gươm (1928) của Lan Khai
- Đẹp (1941) của Khái Hưng
- Hồn bướm mơ tiên (1933) của Khái
- Nắng thu (1940) của Nhất Linh
Hưng
- Lan Hữu(1940) của Nhượng Tống
- Gánh hàng hoa (1934) của Khái Hưng - Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội
- Nắng thu (1934) của Nhất Linh
(1940) của Nguyễn Bính
1Ngồi

ra, chúng tơi tham khảo một số tác phẩm sau: Chiếc xuyến vàng (1929) của Nguyễn Văn Thao;Nửa
chừng xn (1933), Gia đình (1937), Thốt ly (1937), Thừa tự (1940), Băn khoăn (1943) của Khái Hưng;
Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1937) của Nhất Linh; Làm đĩ (Tạp chí Sơng Hương, 1936) của Vũ Trọng
Phụng; Cánh sen trong bùn (Phổ thông bán nguyệt san số 51, 52), Con đường hạnh phúc (Phổ thông bán
nguyệt san số 19), Lịng mẹ (Phổ thơng bán nguyệt san số 113, 114) của Lê Văn Trương; Làm lẽ (1940)
của Mạnh Phú Tư; Q người (1941) của Tơ Hồi; Lầm than (1938) của Lan Khai; Bỉ vỏ (1938), Quán Nải
(1943) của Nguyên Hồng. Đây là những tác phẩm, ngoài những đặc điểm có thể nhận diện thuộc về tiểu
thuyết tâm lý cịn thể hiện ý thức của tác giả về mặt thể loại. Chẳng hạn, các tác phẩm nói trên của Lê Văn

Trương khi in trên Phổ thông bán nguyệt san đều ghi rõ “Tâm lý tiểu thuyết”.

5


- Đời mưa gió (1935) của Khái Hưng
và Nhất Linh
- Trống mái (1936) của Khái Hưng
- Một trái tim (1937) của Lê Văn Trương
- Những ngày thơ ấu (1939) của
Nguyên Hồng
- Trúng số độc đắc (1938) của Vũ
Trọng Phụng
- Đôi bạn (1939) của Nhất Linh
- Ngày mới (1939) của Thạch Lam
- Tôi là mẹ (1939) của Lê Văn Trương

- Mực mài nước mắt (1941) của Lan Khai
- Bướm trắng (1941) của Nhất Linh
- Lấy nhau vì tình (1942) của Vũ Trọng
Phụng
- Hai tâm hồn (1942) của Lê Văn Trương
- Cai (1943) của Vũ Bằng
- Quê hương (1943)của Nguyễn Tuân
- Cô giáo tỉnh lỵ (1943) của Lê Văn Trương
- Cỏ dại (1944) của Tơ Hồi
- Mưa xn (1944) của Lan Khai
- Sống mòn (1944) của Nam Cao
- Đứa con (1945) của Đỗ Đức Thu


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Với phương pháp này, chúng tôi nhằm
nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý từ hướng tiếp cận lịch sử xã hội. Luận án tái hiện bối
cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và đặt tiểu thuyết tâm lý trong sự
vận động và phát triển của tiểu thuyết giai đoạn này để tiến hành khảo sát.
- Phương pháp so sánh:Luận án dùng phương pháp này nhằm chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt của tiểu thuyết tâm lý so với các tiểu loại tiểu thuyết
khác như tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết
tự truyện..., đồng thời so sánh nhằm chỉ ra những khác biệt của nhân vật tâm lý
trong tiểu thuyết hiện thực và tiểu thuyết lãng mạn. Đây cũng là phương pháp được
sử dụng thường xuyên trong luận án.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học:Việc vận dụng thi pháp học giúp xác
định những đặc trưng của thi pháp nhân vật cũng như các thủ pháp khắc họa tính
cách trên một số bình diện như tổ chức kết cấu, cốt truyện, tổ chức ngơn ngữ, giọng
điệu, đồng thời qua đó, thấy được những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà
văn giai đoạn này.
- Phương pháp loại hình:Từ đặc trưng của loại hình tiểu thuyết, chúng tơi
tìm hiểu những đặc điểm loại hình nhân vật chịu áp lực về tinh thần dẫn tới khủn
hoảng tinh thần, khủng hoảng tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý giai đoạn này. Từ đó
nhận diện kiểu loại nhân vật cũng như một số phương thức biểu hiện đặc trưng của
tiểu thuyết tâm lý.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:Phương pháp này được sử dụng
xuyên suốt trong luận án nhằm huy động tri thức ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, xã
hội học, văn hóa học, tâm lý học... để tìm hiểu tiểu thuyết tâm lý từ nhiều góc độ
6


khác nhau. Phương pháp này nhằm đảm bảo phân tích tác phẩm một cách khách
quan, thấu đáo.

5. Đóng góp mới của luận án
Qua việc tìm hiểu tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945, luận án khái quát
khuynh hướng vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925
đến 1945. Từ đó, luận án làm nổi rõ q trình hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam
nói riêng và q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tác phẩm, luận án đánh giá tác động
của quan niệm nghệ thuật đến tiểu thuyết tâm lý trên các phương diện xây dựng
nhân vật và nghệ thuật tự sự.
Luận án chỉ ra những nét kế thừa, cách tân và đặc trưng cụ thể của dòng tiểu
thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945 trên cơ sở so sánh với tiểu thuyết trước đó và
các dịng tiểu thuyết khác cùng giai đoạn.
Luận án vừa có ý nghĩa nhận diện một khuynh hướng thể loại, vừa góp phần
lý giải nguyên nhân và thành tựu của giai đoạn mở đầu lịch sử tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình của tác giả liên
quan đến đề tài, Tài liệu tham khảo, luận án được triển khai làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tiểu thuyết tâm lý nhìn từ sự dịch chuyển thể loại
Chương 3: Nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý
Chương 4: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lý

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng tơi tập trung khảo sát các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Từ
những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, nhất là các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến tiểu thuyết tâm lý của các nhà nghiên cứu đương thời (giai đoạn

1925-1945), chúng tơi tìm hiểu những khả năng cịn để ngỏ để đi sâu nghiên cứu
khuynh hướng vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết tâm lý trong một giai
đoạn văn học đang diễn ra q trình hiện đại hóa mạnh mẽ. Trước hết, chúng tôi xin
được đề cập đến một số thuật ngữ mang tính cơng cụ để làm cơ sở triển khai các
luận điểm của luận án.
1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết tâm lý
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết
Nhiều nhà nghiên cứu về tiểu thuyết đều nhận thấy việc đưa ra một định
nghĩa mang tính phổ quát về thể loại này là không hề dễ dàng. Trong phạm vi hẹp
của đề tài mà chúng tôi tiến hành, xin điểm qua một vài quan niệm tiêu biểu về thể
loại của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam.
Từ điển Funk & Wagnalls Standard Encyclopedia (Mỹ, 1963), Grand
larousse enecylopédique (Pháp, 1964), Oxford English Dictionary, (Anh, 1967) có
những mục từ định nghĩa tiểu thuyết. Trước đó, M. Bakhtin trong bài viết Tiểu
thuyết như một thể loại văn học: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn
luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn biến
chuyển của bản thân hiện thực”. [11; tr.30] Ơng nói thêm: “Đối với tiểu thuyết, lý
luận văn học bộc lộ một sự bất lực hoàn toàn” [11; tr.32]. Khó khăn theo ơng chính
là việc xác định những đặc điểm cố định của thể loại nhất là ở mặt hình thức nghệ
thuật. Sau này, trong cơng trình Nghệ thuật tiểu thuyết,M. Kundera xuất phát từ
những góc nhìn và khía cạnh khác nhau của tiểu thuyết đã đưa ra quan niệm của
mình về thể loại. Từ khía cạnh các nhân vật, ông cho rằng “Tiểu thuyết là một sự
chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thơng qua các nhân vật tưởng tượng”; từ
khía cạnh hình thức nghệ thuật, ông khẳng định: tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ
lớn”và từ góc độ tiếp nhận, ơng nhấn mạnh: “tiểu thuyết đó là thiên tưởng tượng
của nhiều cá nhân” [96; tr.86, 167]. Nhấn mạnh hình thức của thể loại tiểu thuyết,
I.P Ilin và E.A Tzurganova, trong Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái
nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, cho rằng: “Tiểu thuyết khơng
phải là một hình thức chất phác, mà là hình thức tinh tế của nghệ thuật viết văn”
[90; tr.61].

Mỗi một cách định nghĩa về tiểu thuyết đều có những điểm hợp lý do nhấn
mạnh một vài đặc điểm nổi bật của thể loại. Điều đó có nghĩa là đi tìm một định
nghĩa thống nhất, duy nhất đúng về tiểu thuyết là chuyện không tưởng khi thể loại
8


này vẫn đang trong quá trình biến đổi. Hình thức thể loại khơng đứng n mà có sự
thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử văn học. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở
nhận định: Tiểu thuyết hiện đại bắt nguồn từ châu Âu. Nó là thể loại văn chương có
sức dung chứa lớn, cịn đang trong q trình biến đổi cả về nội dung tư tưởng và
hình thức nghệ thuật. Tiếp nhận tiểu thuyết phương Tây đầu tiên ở nước ta phải kể
đến tầng lớp trí thức Tây học được đào tạo trong các trường Pháp - Việt. Hiện đại
hóa nền văn học nửa đầu thế kỷ XX thực chất là sự chuyển hướng văn học sang tiếp
thu các kỹ thuật tiểu thuyết hiện tại từ văn học phương Tây.
Các sách từ điển thuật ngữ văn học không phải là “chìa khóa vạn năng” có
thể lý giải đầy đủ tất cả những vấn đề, nhất là những quan niệm liên quan đến văn
học. Nhưng từ điển thuật ngữ vốn hình thành nhờ các nhà nghiên cứu, phê bình, nhà
văn có uy tín biên soạn nên có thể có tính đại diện, đưa ra cách hiểu chung của cộng
đồng nghiên cứu vềnhiều vấn đề liên quan đến văn học.
Có thể thấy điều đó qua việc Từ điển Văn học Bộ mới đưa ra quan niệm về
tiểu thuyết: “Thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung
vào số phận một cá nhân trong q trình hình thành và phát triển của nó; trần thuật
ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách”. Ở mục này, Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ
Chi cịn dẫn Biêlinxki khi nhà phê bình lỗi lạc người Nga này gọi tiểu thuyết là “sử
thi của đời tư”do chỗ “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc
đời sống nội tâm của con người”. Bên cạnh đó, “Tiểu thuyết trình bày đời sống cá
nhân và đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, khơng làm cạn
kiệt được nhau, không ngốn nuốt được nhau; đây là đặc điểm quyết định nội dung
thể loại của tiểu thuyết” [72; tr.1716]. Cũng theo Từ điển Văn học Bộ mới thì “Phải

đến cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX thuật ngữ tiểu thuyết mới ra đời; lúc bấy giờ
tiểu thuyết Pháp đã được nhiều người Việt mô phỏng, nên thuật ngữ tiểu thuyết ở
Việt Nam sớm gắn với hình thức tiểu thuyết phương Tây mặc dù cũng được dùng
để gọi tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vốn được dịch khá ồ ạt ở miền Nam và miền
Bắc trong vài ba thập kỷ đầu thế kỷ XX”[72; tr.1720].
Bàn về tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945, không thể không nhắc đến những
bàn luận liên quan đến thể loại tiểu thuyết của chính các nhà văn, các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX. Bởi chính những nhận định này đã ảnh hưởng
tới giới sáng tác và tinh thần ấy được chuyển tải và trong những tác phẩm.
Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ tiểu thuyết đã thịnh hành trong giới nghiên cứu và
sáng tác ở nước ta. Tiểu thuyếtxét về mặt từ loại là một từ Hán Việt. Ở Trung Quốc
khi thành lập tờ Tân tiểu thuyết (1902) chuyên xuất bản tiểu thuyết hiện đại và đưa
ra những luận thuyết về tiểu thuyết, Lương Khải Siêu đã cổ vũ cho tờ báo bằng cách
đăng trên tờ Tân dân cơng báo mơ hình tiểu thuyết mới của Trung Quốc bao gồm:
tiểu thuyết có minh hoạ, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết diễn nghĩa, tiểu thuyết chính
9


trị, tiểu thuyết triết lý khoa học, tiểu thuyết quân sự, tiểu thuyết mạo hiểm, tiểu
thuyết trinh thám, tiểu thuyết tả tình…
Bùi Đức Tịnh trong Những bước đầu của Báo chí Truyện ngắn Tiểu thuyết
và Thơ mới, khi nói về giai đoạn đầu hình thành tiểu thuyết hiện đại ở nước ta, ơng
nhấn mạnh: tính theo năm xuất bản, từ năm 1887 (thời điểm Truyện thầy Lazaro
Phiền của Nguyễn Trọng Quản ra đời) đến 1920, cịn tìm được tiểu thuyết của
Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu. Tiểu thuyết lúc đó được hiểu là: “tác phẩm kể
lại một câu chuyện tưởng tượng khá dài, trong đó, người kể tạo sự thích thú cho độc
giả bằng những tình tiết gay cấn của câu chuyện, bằng cách trình bày những phong
tục, tính tình, bằng sự phân tích những tâm tư và thái độ” [220; tr.158]. Ơng cũng
khơng qn lưu ý đến việc: “văn loại tiểu thuyết trong văn học hiện đại đã phôi thai
từ các dạng truyện bằng thơ có sẵn, thóat khỏi sự hấp dẫn của các truyện dịch từ tác

phẩm Trung Hoa và tiếp nhận ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây” [220; tr.158].
Tất nhiên nhận định của Bùi Đức Tịnh đưa ra hoàn toàn dựa trên cứ liệu tiểu thuyết
Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhận định này nhận được sự đồng tình
của nhiều nhà nghiên cứu sau này.
Đọc các cuốn: Bàn về tiểu thuyết (1921) của Phạm Quỳnh, Lược khảo về sự
tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết (1932) của Trúc Hà, Nói chuyện tiểu
thuyết (Phê bình và cảo luận, (1933), Nhà viết tiểu thuyết (1935) của Thiếu Sơn,
Tiểu thuyết và những nhà viết tiểu thuyết hiện nay (1935) của Lê Tràng Kiều, Đi tới
khuynh hướng tả thực trong văn chương: những khuynh hướng tiểu thuyết
(1939)của Hải Triều, Cao vọng của tiểu thuyết (1939) của Như Phong, Trên đường
nghệ thuật (1940) của Vũ Ngọc Phan, Theo giòng (1941) của Thạch Lam, Khảo về
tiểu thuyết (1941)của Vũ Bằng, Đọc tiểu thuyết Việt Nam cận đại (Thanh Nghị, số
26, năm 1942)của Đinh Gia Trinh, có thể khẳng định đội ngũ nhà văn, nhà nghiên
cứu tiểu thuyết ở nước ta đến những năm ba mươi của thế kỷ XX đã trở thành một
đội ngũ lớn mạnh.
Cuốn tiểu thuyết in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là cuốn Truyện
thầy Lazaro Phiền (1886). Vượt qua tiểu thuyết truyền thống, Nguyễn Trọng
Quản dứt khóat đề cao kỹ thuật tự sự của tiểu thuyết phương Tây. Tuy nhiên khi
tác phẩm này ra đời, không mấy nhà văn cùng thời hưởng ứng cố gắng này của tác
giả. Đến đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam diễn ra song hành hai khuynh hướng:
nỗ lực học tập kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây và học tập kỹ thuật tiểu thuyết từ
những tác phẩm dịch từ văn học Trung Quốc. Phải đợi đến gần bốn mươi năm sau,
với sự ra đời Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật, Tố Tâm (1925) của
Hoàng Ngọc Phách, người ta mới chứng kiến các nhà tiểu thuyết đã theo hẳn kỹ
thuật tiểu thuyết hiện đại phươngTây. Sau nhiều ý kiến xuất hiện trên sách báo,
tiếp sau cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, báo Nơng cổ mín đàm, từ số 19 năm 1912
đến số 53 năm 1915 có đăng tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê
10



Hoằng Mưu. Năm 1914, cuốn này được xuất bản thành sách, trang bìa in rõ tên
thể loại: Roman Fantastique (Tiểu thuyết kỳ ảo) [133; tr.3]. Hà Hương phong
nguyệt truyện là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên ở nước ta. Đây là sự xác thực cho
sự xuất hiện tiểu thuyết hiện đại ở nước ta về mặt thể loại. Chỉ có điều, ngay khi
mới xuất bản, nó bị độc giả phản đối và bị nhà cầm quyền thu hồi. Nó chưa kịp tạo
nên tiếng vang và cũng không mấy ảnh hưởng đến sự phát triển thể loại tiểu
thuyết sau này.Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời vào năm 1925 mới trở thành
tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý. Tố Tâm ra đời là một sự
kiện gây tiếng vang với số lượng in lớn: lần thứ nhất in 3000 quyển, lần thứ hai in
2000 quyển,”Thậm chí, có nhà xuất bản ở miền Nam đã in lại Tố Tâm đến lần thứ
8, bán giá rất đắt (30 đồng tiền miền Nam) nhưng không xin phép tác giả” [180;
tr.165]. Số lượng tái bản cuốn tiểu thuyết này chứng tỏ sự đón nhận nhiệt tình của
cơng chúng u văn học đối với thể loại tiểu thuyết.
Từ quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn cùng cácnhà nghiên cứu phê
bình văn học từ đầu thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng tôi
nhận thấy hầu hết các định nghĩa về tiểu thuyết đều nhằm đưa ra đặc điểm: tác
phẩm tự sự có dung lượng (số trang) lớn, có sức dung chứa lớn, có thể bao qt
hồn cảnh xã hội rộng lớn, có thể miêu tả cuộc sống từ nhiều chiều hướng khác
nhau, có một hay nhiều nhân vật, nhân vật có thể tham gia vào nhiều biến cố, mỗi
biến cố có sự tham gia của nhiều nhân vật với rất nhiều tình tiết phong phú. Tiểu
thuyết là tổng hợp những chiêm nghiệm về cuộc đời thông qua thế giới nhân vật
mà nhà tiểu thuyết kiến tạo nên.
1.1.2. Tiểu thuyết tâm lý
Q trình hiện đại hóa văn học ở nước ta gắn với quá trình Âu hóa xã hội,
trong đó có tiếp thu những thành tựu văn hóa của các nước phương Tây. Tiểu thuyết
tâm lý cũng vậy.
Từ góc nhìn thể loại (genre) có thể quay về với cách hiểu truyền thống.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc hình thành thể loại tính từ Don Quixote
của Cervantes (1547-1616; Tây Ban Nha) đến sự phát triển phong phú, đa dạng của
thể loại tiểu thuyết với tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết thư tín,

tiểu thuyết tự truyện... sau này. Ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm của
những cuốn tiểu thuyết tâm lý từ giữa thế kỷ XIX ở châu Âu. Những sáng tác của
Dostoevsky (1821-1881; Nga) đã tạo nên ảnh hưởng đặc biệt đối với các nhà văn
sáng tác tiểu thuyết tâm lý. Qua phân tích tâm lý của Dostoevsky, tâm lý nhân vật
hiện lên đầy căng thẳng, giằng xé với nỗi đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực. Một
nhà văn Nga khác, Lev Tolstoy cũng rất chú trọng đến sự phát triển tâm lý nhân vật.
Những phân tích của Dostoevsky hay Lev Tolstoy về đời sống tinh thần của nhân
vật trong tiểu thuyết chắc chắn có ảnh hưởng đến các nhà văn thế kỷ XIX và XX
khi theo đuổi khuynh hướng tâm lý. Chính điều này lại trở thành nguồn dẫn chứng
11


quan trọng cho các nhà nghiên cứu lý thuyết tâm lý học hiện đại sử dụng. Căn cứ
trên các thành tựu nghiên cứu tâm lý học hiện đại, một số nhà nghiên cứu văn học
gần đây ở phương Tây đã chứng minh những cuốn tiểu thuyết tâm lý ở châu Âu
trong thế kỷ XIX đã góp phần phát triển các lý thuyết tâm lý mới, đó là việc phát
hiện mới về vơ thức và ý thức, về trí nhớ, thói quen, cảm xúc và cả cái tôi cá nhân
của con người. Ở phương Tây, tác phẩm của Marcel Proust, Albert Camus, JeanPaul Sartre, Franz Kafka, James Joyce, Virginia Woolf, William Faulkner chịu ảnh
hưởng nhất định từ những sáng tác của Dostoevsky và Lev Tolstoy. Đến lượt mình,
nhà văn kiêm nhà phê bình văn học người Mỹ Henry James (1848 - 1916) và nhà
tiểu thuyết người Anh George Eliot (1919 - 1980) đã có những đóng góp lớn đối với
việc phát triển khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý. Henry James và George Eliot đã
vận dụng những thành tựu tâm lý học hiện đại để khám phá chiều sâu phức tạp, bí
ẩn những diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật tiểu thuyết cũng như khám phá cuộc
sống bên trong và những điều thầm kín khơng dễ nói ra của các loại/ hạng người
trong xã hội. Trong văn học phương Tây hiện đại, có sự “kết giao” giữa các tác giả
tiểu thuyết với các nhà lý thuyết tâm lý. Mỗi cuốn tiểu thuyết tâm lý thực sự là một
“phịng thí nghiệm” để nhà văn đưa vào những nguyên tắc, quy luật tâm lý mà tâm
lý học hiện đại cung cấp cho họ để xây dựng nhân vật. Chính James Joyce đã thể
hiện điều này qua các tiểu thuyết Chân dung chàng nghệ sĩ (A Portrait of the Artist

as A Young Man;1916)và Ulysses (1922). Những sáng tác của ông luôn thúc đẩy
các phong trào hoạt động xã hội, và cũng nhờ thế nó thách thức các hình thức nghệ
thuật tiểu thuyết mang tính truyền thống ở phương Tây lúc bấy giờ, thậm chí thách
thức cả khả năng diễn đạt của ngôn ngữ thông thường trong cuộc sống. Thay vào
đó, trong tiểu thuyết tâm lý, nhà văn tạo ra những biểu tượng cô đọng chuyên chở
rất nhiều ý nghĩa, những ngụ ý được gửi gắm qua hình ảnh diễu qua trí tưởng tượng,
qua ước mơ của nhân vật. Cũng như vậy, trước James Joyce, nhà văn người Na Uy
Knut Hamsun đã viết cuốn tiểu thuyết tâm lý Sult (1980) và Pan (1984) miêu tả
những nhân vật chìm đắm trong cơ đơn và sự hồi nghi. Ông đã vận dụng các thủ
pháp tổ chức cốt truyện kiểu phân mảnh kết hợp với thời gian phi tuyến tính đạt
hiệu quả nghệ thuật cao. Điều này tạo đà cho tiểu thuyết tâm lý phát triển. Đến
James Joyce những thủ pháp nghệ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật phân tích tâm lý
nhân vật được nâng cao hơn dẫn đến việc hình thành khuynh hướng văn xi dịng
ý thức gần gũi với văn học đương đại hiện nay. Các nhà tâm lý học ở phương Tây
cũng từng thừa nhận mối liên hệ khơng thể giải thích được giữa các lý thuyết tâm lý
học hiện đại với các tác phẩm tiểu thuyết tâm lý. Mục tiểu thuyết tâm lý đăng trên
Bách khoa thư Quốc tế (1903) nhấn mạnh “trong thời gian này, dường như tâm lý
học đang chạy theo gợi dẫn từ tiểu thuyết Anh” [251; tr.638]. Và tác phẩm Uylisses
(1922) của Jame Joys khi ra đời được ca ngợi như cuốn sách khơi nguồn cho tiểu
thuyết tâm lý ở phương Tây.
12


Theo các nhà nghiên cứu về thi pháp thể loại ở Đơng Âu trong thế kỷ XX thì
tiểu thuyết tâm lý đã định hình như một thể tài ổn định từ nửa sau thế kỷ 19. Điều này
thể hiện rõ qua các sáng tác của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa, từ Stendhal, Balzac,
Puskin, Tolstoy, đặc biệt là qua tiểu thuyết của Dostoevsky. Ngay từ thế kỷ 18, khi
các yếu tố thể loại cơ bản hình thành, tiểu thuyết tâm lý đã khẳng định như một thể
tài tập trung khám phá và thể hiện thế giới bên trong vô cùng phức tạp của con người.
Miêu tả tâm lý không phải là độc quyền của văn xuôi tâm lý (bao gồm truyện ngắn

tâm lý và tiểu thuyết tâm lý) nhưng riêng ở thể tài này, tâm lý đã trở thành mục tiêu
chiếm lĩnh đầu tiên và nhất quán của nhà văn trong quá trình sáng tác. Sự ra đời của
tiểu thuyết tâm lý vì thế, khơng thể sớm hơn trước thời hiện đại. Thể tài này chỉ xuất
hiện trên cơ sở hình thành đầy đủ các điều kiện bên trong và bên ngồi nghệ thuật.
Bên trong, đó là nhu cầu cách tân và đổi mới thi pháp, là toàn bộ kinh nghiệmtự sự
qua sáng tác của các nhà văn nhiều thời đại mà nhà tiểu thuyết tâm lý có thể học hỏi
và kế thừa. Bên ngồi, đó là ý thức cá nhân và con người cá nhân xuất hiện, là tâm lý
học đã hình thành và phát triển như một bộ môn khoa học độc lập, khẳng định sự tự ý
thức của bản thân nhân loại. Và cuối cùng, là sự bùng phát những quan hệ xã hội
phức tạp gắn với các xung đột xã hội - lịch sử. Cho nên, tiểu thuyết tâm lý là thể tài
gắn liền với những thành tựu nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. Hình tượng nhân
vật trung tâm của tiểu thuyết tâm lý là con người bất hòa với thực tại, là con người đi
tìm chân lý, tìm kiếm bản ngã, đi tìm tự do cá nhân. Mẫu người này có thể xuất hiện
cả trong văn xuôi lãng mạn chủ nghĩa, nhưng chỉ trong văn xi hiện thực, nó mới
xuất hiện và bị soi rọi dưới ánh sáng của sự phân tích lý tính. Nhìn chung, tiểu thuyết
tâm lý có thể trở thành một khuynh hướng thể loại, một xu hướng thi pháp tự sự trong
cả hai trào lưu văn học: lãng mạn và hiện thực.
Tiểu thuyết tâm lý đã ra đời từ các nền văn học châu Âu. Từ đây, trong văn
học châu Âu, xuất hiện một số thuật ngữ tương đương với tiểu thuyết tâm lý
(psychological novel)như: tiểu thuyết nội tâm (the novel of introspection), tiểu
thuyết chủ quan (subjective novel),tiểu thuyết phân tích hiện đại (modern analytic
novel). Chẳng hạn, vì tác phẩm Quận chúa Cleves (1678) của Fayet (1634 - 1693)
có kiểu kết cấu đóng cho nên nó “hết sức tập trung vào cuộc đời một con người, đôi
khi vào chỉ một xung đột, một tình huống, do đó mang tính hướng tâm, xét về kết
cấu. Và kiểu tiểu thuyết này rất sớm trở thành tiểu thuyết tâm lý”[72; tr.1718]. Cũng
như vậy, những cuốn như Đỏ và đen (1830)của Stendhal, Tội ác và hình phạt
(1866) của Dostoevsky đều được xếp vào dòng tiểu thuyết tâm lý. Tiểu thuyết tâm
lý được hiểu là:
Tiểu thuyết miêu tả các trạng thái tâm lý, xây dựng thế giới nội tâm của con
người, đặc biệt nhấn mạnh tới động cơ, hoàn cảnh và cốt truyện nội tại. Cốt

truyện nội tại thường dựa trên cơ sở cốt truyện ngoại tại, nhưng lại thúc đẩy
cốt truyện ngoại tại phát triển. Tiểu thuyết tâm lý bất mãn với việc miêu tả sự
13


việc bên ngoài, muốn đi sâu khám phá nguyên nhân bên trong. Đối với loại
tiểu thuyết này, việc xây dựng tính cách nhân vật đóng vai trị cực kỳ quan
trọng. Cội nguồn của tiểu thuyết này là cách các nhà viết kịch lấy tính cách
nhân vật mà giải thích hành động của họ [67; tr.339- 340]
Hành động của nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý bao giờ cũng bị đẩy xuống
thứ yếu và thay thế vào đó là q trình tâm lý của nhân vật. Điều này sẽ giới hạn số
lượng nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý, thậm chí sẽ có rất ít nhân vật. Tâm lý trở
thành cái bao trùm, là cái đích hướng đến của tác phẩm. Các thủ pháp nghệ thuật
phân tích tâm lý được gia cơng, đẩy mạnh nhằm mục đích lý giải ngun nhân sâu
xa dẫn đến hành động của nhân vật, thậm chí hành động của nhân vật trong tác
phẩm chỉ còn là cái cớ để bạn đọc có thể truy ngược lại hành trình diễn biến tâm lý
nhân vật. Đó là đặc điểm dễ nhận thấy của tiểu thuyết tâm lý.
Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cũng quan tâm đến tiểu thuyết tâm
lý. Psychological Novel (tiểu thuyết tâm lý) là một mục từ trong Sổ tay Văn học
(Đại cương Lịch sử Văn học Anh Mỹ) do William Flint Thrall và Addison Hibbard
biên soạn. Ngoài việc lý giải thuật ngữ này giống với những đặc điểm của tiểu
thuyết tâm lý như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, từ điển này chú ý thêm: “Tiểu thuyết
tâm lý không chứa đựng tình trạng cái gì xảy ra mà đi lý giải tại sao và lý giải
nguyên nhân từ đâu để xảy ra hành động như vậy. Trong kiểu tác phẩm này thì nhân
vật và đặc điểm nhân vật thường quan trọng hơn (sự kiện)” [252; tr.346].
Đến cuối thế kỷ XX, trong Từ điển Penguin về các thuật ngữ văn học và lý
luận văn học(The Penguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory), J.A.
Cuddon đã đưa ra cách hiểu Tiểu thuyết tâm lý (Psychological Novel) như sau:
Một thuật ngữ mơ hồ dùng để chỉ một loại tiểu thuyết nhìn chung có liên
quan nhiều đến đời sống tâm hồn, cảm xúc và tinh thần của các nhân vật và

(liên quan nhiều đến) phân tích các nhân vật hơn là cốt truyện và hành động.
Rất nhiều nhà tiểu thuyết trong suốt hai thế kỉ vừa qua đã viết tiểu thuyết tâm
lí [248; tr.709-710]
Đó là một định nghĩa ngắn gọn về tiểu thuyết tâm lý. Tác giả J.A. Cuddon,
qua thuật ngữ này, đã đề cập đến đặc điểm quan trọng: trong tiểu thuyết tâm lý thì
việc khám phá, tìm hiểu đời sống tâm hồn, cảm xúc, tinh thần của nhân vật trở
thành mục đích chính của nhà văn, trở thành nội dung trọng tâm của tác phẩm.
Gần với cách hiểu trên, đầu thế kỷ XXI, trong cơng trình Bách khoa thư về
Tiểu thuyết (The Encyclopedia of The Novel) do Peter Melville Loganbiên
soạn,Tiểu thuyết tâm lý (Psychological Novel) được Athena Vrettos định nghĩa như
sau:
Tiểu thuyết tâm lý theo cách hiểu truyền thống là một thể loại của văn xuôi hư
cấu vốn tập trung nhiều vào đời sống bên trong của nhân vật, thể hiện suy
nghĩ, cảm xúc, kí ức, khao khát chủ quan của nhân vật. Tiểu thuyết tâm lí,
14


theo nghĩa rộng nhất, có thể chỉ bất kì tác phẩm hư cấu tự sự nào hướng sâu
vào quá trình miêu tả tính cách một cách phức tạp, nó đặc biệt gắn liền với các
khuynh hướng như chủ nghĩa hiện thực tâm lý thế kỉ XIX, văn học hiện đại
chủ nghĩa thế kỉ XX và tiểu thuyết “dòng ý thức”, (gắn liền) với các kĩ thuật
trần thuật như diễn ngôn gián tiếp tự do và độc thoại nội tâm. Thuật ngữ tiểu
thuyết tâm lí cũng có thể chỉ những tác phẩm văn xi hư cấu vốn dành cho
các lí thuyết tâm lý hiện đại và những nghiên cứu gần đây về tiểu thuyết tâm lí
đã tập trung vào sự hội tụ mang tính lịch sử của hai lĩnh vực này[251; tr.633]
Như vậy, trong những cách định nghĩa trên, khơng có định nghĩa nào bao
hàm đầy đủ đặc điểm của tiểu thuyết tâm lý, nhưng qua đó, có thể khẳng định, các
nhà nghiên cứu, phê bình, thậm chí các nhà tiểu thuyết ít hay nhiều đều có sự thống
nhất trong tên gọi tiểu thuyết tâm lý.
Dẫn định nghĩa trong các cuốn từ điển thuật ngữ văn học, chúng tôi muốn

lưu ý đến cách hiểu của số đông các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong từng
giai đoạn lịch sử, nhưng hơn hết, cách hiểu về thể loại của số đông các nhà văn,
nhà nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử thường nói lên ý thức mãnh liệt về mặt
thể loại của chính các nhà văn đương thời. Từ điểm chung của một số cách định
nghĩa trên có thể thấy, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật đã có từ lâu trong văn
học phương Tây, văn học phương Đông và ngay trong văn học trung đại Việt
Nam, nhưng tiểu thuyết tâm lý được hiểu là một thể tài mang đầy đủ đặc điểm của
thể loại văn học hiện đại thì phải chờ đến sự xuất hiện của những tác phẩm tiểu
thuyết hiện đại.
Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, từ thực tiễn sáng tác tiểu
thuyết nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi quan niệm: Tiểu thuyết tâm lý là tác phẩm văn
xuôi tự sự cỡ lớn tập trung phân tích tâm lý nhân vật, trong đó, đời tư và quá trình
tâm lý của nhân vật là cái xuyên suốt, bao trùm toàn bộ tác phẩm. Tâm lý nhân vật
hoàn toàn chi phối cách xây dựng cốt truyện, thể hiện nhân vật, kiểu xung đột và
phong cách ngôn ngữ của tác phẩm. Tiểu thuyết tâm lý gắn với kỹ thuật độc thoại
nội tâm, kỹ thuật “dòng ý thức” và đặc biệt nó có mối liên hệ với các lý thuyết tâm
lý học hiện đại.
1.1.3. Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý
Bàn về khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945, không thể
không nhắc đến cách phân chia thể loại tiểu thuyết mà Phạm Quỳnh đã bàn đến từ
trước 1925:
Cứ lấy ý nghĩa mà chia ra thời có tiểu thuyết về lịch sử, tiểu thuyết về triết
học, tiểu thuyết về tâm lý, v.v… tùy cái ý nghĩa trong truyện khuynh hướng
về mặt tâm lý, về mặt xã hội, về mặt triết học hay về mặt lịch sử. Các hạng
tiểu thuyết ấy thì thường được gọi tổng danh là lý luận tiểu thuyết, nghĩa là
những truyện đặt ra để chứng giải một lý thuyết gì. Cứ lấy hình thức mà chia
15


thời có tiểu thuyết tự sự, nghĩa là người làm sách đứng thuật truyện; tiểu

thuyết bằng thư trát vãng lai, nghĩa là theo thể viết thư, người trong truyện
viết lẫn cho nhau, tiểu thuyết bằng nhật ký, bằng tự truyện, nghĩa là người
chủ động trong truyện tự chép việc mình, hay là dùng lối nhật ký mà ghi
riêng công việc của mình, giãi riêng tâm sự mình… [194; tr.26]
Sở dĩ chúng tôi dẫn ra cách phân chia thể loại tiểu thuyết của Phạm Quỳnh
bởi vì cách phân chia trên cũng khơng phải sáng tạo riêng của Phạm Quỳnh, nó là
sự tổng hợp lý thuyết văn học mà Phạm Quỳnh đã tiếp thu từ văn học Pháp. Và các
nhà văn, nhất là các nhà văn thế hệ 32, nói theo cách nói của Thanh Lãng, khơng
thể khơng tiếp thu các quan niệm lý thuyết thể loại và những cách tân nghệ thuật
của tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Cách phân chia tiểu thuyết ra làm nhiều tiểu
loại căn cứ vào những thành công bước đầu của các nhà văn khi sáng tác tiểu thuyết
hiện đại đang trong quá trình thử nghiệm. Sự thành cơng của Hồng Ngọc Phách,
Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Lan Khai,
Nguyên Hồng, Tơ Hồi, Nam Cao… trong giai đoạn văn học nửa đầu thế kỷ XX đã
chứng minh điều đó.
Trên thực tế, có sự phân biệt giữa khuynh hướng văn học và trào lưu văn
học. TheoTừ điển thuật ngữ văn học thì:
Sáng tác của các nhà văn thuộc về một trào lưu văn học thường có những đặc
điểm giống nhau. Đó là sự giống nhau trong hệ thống đề tài, các mô típ chủ
đề, thể hiện sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá nhu cầu và những
vấn đề của thời đại. Đó cịn là sự giống nhau của mơ hình thế giới được tạo
ra trong sáng tác của các nhà văn, thể hiện sự thống nhất trong nguyên tắc
nhận thức con người và cuộc sống [67; tr.361]
I.P Ilin và E. A Tzurganova cho rằng: “Khuynh hướng lớn sau cùng trong khn
khổ chủ nghĩa giải cấu trúc là “phê bình nữ quyền” [90; tr.180]. Trần Hinh trong
cơng trình Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XX - Khuynh hướng - Tác giả - Tác
phẩmlý giải khuynh hướng văn học như sau:
Khuynh hướng: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là một sự vật, sự việc, hành
động... có xu thế thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong q trình
phát triển. Trong lý luận văn học, thuật ngữ khuynh hướng thường được

dùng để chỉ những hiện tượng cụ thể của quá trình phát triển văn học. Thuật
ngữ này đôi khi cũng được dùng trong ý nghĩa tương đồng với trào lưu hay
trường phái [74; tr.27]
So sánh với cách hiểu về khuynh hướng văn học trong Từ điển thuật ngữ văn
học, ông nhấn mạnh:
Rõ ràng ngay trong giới nghiên cứu văn học, một cách hiểu thống nhất về
khuynh hướng và trào lưu văn học vẫn chưa có chung một tiếng nói. Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng, dù rộng hay hẹp hơn, “cả khuynh hướng và trào
16


lưu đều là cộng đồng những hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở
sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mỹ - tư tưởng và về các
nguyên tắc thể hiện nghệ thuật”, đúng như nhà nghiên cứu Lại Ngun Ân
kết luận trong cơng trình 150 thuật ngữ văn học của ông [74, tr.28]
Việc lý giải cách hiểu khuynh hướng tiểu thuyết trong một công trình nghiên
cứu các khuynh hướng tiểu thuyết đầu thế kỷ XX của Trần Hinh thực sự cần thiết,
vì nó nhằm xác định hướng đi đúng đắn dẫn đến những kết luận chân xác, có tính
phát hiện của tác giả.
Trong cơng trình này, chúng tơi khơng sử dụng khuynh hướng tiểu thuyết
tâm lý tương đương với cấp độ khuynh hướng hay trào lưu văn học như từ điển
thuật ngữ đã nêu ở trên mà cách gọi này được hiểu là khuynh hướng sáng tác tiểu
thuyết tâm lý. Trước chúng tôi, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng cách gọi này.
Chúng tôi vận dụng và mở rộng cách hiểu của Lại Ngun Ân: “Khuynh hướng văn
học mang tính chất mở, khơng khép kín; việc chuyển biến từ một khuynh hướng
này sang một khuynh hướng khác thường tạo ra những hình thức trung gian”. Đồng
thời khẳng định:
Các khuynh hướng văn học giữ vai trị then chốt trong lịch sử văn học; có thể
xem lịch sử văn học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi
vì chúng đánh dấu tiến trình chiếm lĩnh thế giới bằng ngơn từ nghệ thuật,

đánh dấu tiến bộ nghệ thuật trong văn học. Khuynh hướng là phạm trù thẩm
mỹ ở bình diện loại hình [72; tr.738]
Mặt khác, trước chúng tơi, có nhiều nhà nghiên cứu đã để tâm nghiên cứu
đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lý.
Trần Đăng Suyền trong Chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của Nam Cao
cho rằng:
Tiểu thuyết tâm lý là loại tiểu thuyết tìm cách gợi lên thế giới tâm linh; bản
chất của nhân vật được xem xét trong sự phát triển nội tại chứ không theo sự
áp đặt của thế giới bên ngoài [...] Tiểu thuyết tâm lý có chức năng tư tưởng
và miêu tả: tính độc lập của thế giới tâm lý và diễn biến nội tâm của nhân vật
cho thấy những tác động thuần tuý của lý trí và ln lý của thế giới bên ngồi
đối với nó […] Sự nước đơi ấy là một đại lượng bất biến của mọi tiểu thuyết
tâm lý: trừ phi phải miêu tả một sự độc lập trọn vẹn nhằm gợi lên nhanh
chóng đặc điểm bên trong của một sự câm lặng hoặc sự đa ngơn khơng kiểm
tra nổi thì khơng bao giờ có thể xác định rõ ranh giới giữa cái bên trong và
cái bên ngoài của nhân vật [176; tr.104]
Trong luận án Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,
Dương Thị Hương quan niệm:
Khi đề cập đến tiểu thuyết tâm lý thì logic tất yếu sẽ là: yếu tố tâm lý là điều
tác giả quan tâm, thể hiện, miêu tả, xử lý trong tác phẩm; tâm lý nhân vật có

17


quan hệ mật thiết tới việc xây dựng cốt truyện, thể hiện xung đột, kiểu nhân
vật, phong cách ngôn ngữ [88; tr.96]
Những phát hiện như trên đã chỉ ra rằng tiểu thuyết tâm lý trong văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng vận động có tính quy luật. Tiểu thuyết tâm lý
lúc đầu được khơi nguồn bởi các nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn.
Kế thừa những thành tựu của văn học lãng mạn, đến lượt mình, các nhà văn theo

khuynh hướng văn học hiện thực đã đưa tiểu thuyết tâm lý phát triển lên đến
trình độ nghệ thuật điêu luyện. Điều này có thể giải thích bởi q trình hiện đại
hóa tiểu thuyết ở Việt Nam gắn liền với q trình tiếp biến văn hóa phương Tây
đầu thế kỷ XX.
Nhìn nhận quá trình vận động có tính quy luật của dịng tiểu thuyết tâm lý
khơng có nghĩa là chúng tơi tán đồng với quan niệm nhìn nhận diễn biến của dịng
tiểu thuyết tâm lý 1925 - 1945 như quá trình vận động từ thấp đến cao của các
phương pháp sáng tác từ lãng mạn đến hiện thực. Trên thực tế, cần nhìn nhận tiểu
thuyết, qua từng tác phẩm cụ thể của mỗi nhà văn trong từng giai đoạn của lịch sử
văn học. Bởi sự giao thoa về mặt thể loại, sự giao thoa giữa các khuynh hướng
trong một giai đoạn văn học sẽ quy định một tác phẩm cụ thể có thể nằm trong tiểu
loại tiểu thuyết tâm lý hoặc một thể tài tiểu thuyết khác. Ngược lại, cần nhìn một tác
phẩm cụ thể trong sự vận động và phát triển của tiểu thuyết giai đoạn bấy giờ để
thấy được những đặc điểm cơ bản, nổi trội của một tác phẩm, từ đó nhận định tác
phẩm đó thuộc về tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tự truyện hay tiểu thuyết tâm lý...
Xin dẫn lại ý kiến của Dương Thị Hương trong luận án trên: “Không phải
bên cạnh khuynh hướng tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng chỉ
duy nhất tồn tại khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý” vàkhái niệm đó “khơng hồn
tồn phù hợp với những tác phẩm như Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng, 1932), Gánh
hàng hoa (Viết chung, 1933), Nắng thu (Nhất Linh, 1934)” [88; tr.100]. Quan niệm
này khác với quan niệm của Đào Đức Doãn khi trong luận án, tác giả khẳng định
Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm mang đầy đủ dấu hiệu của một tiểu thuyết tâm lý.
Nghiên cứu vấn đề thể tài văn học, G. N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên
cứu văn học từng nhắc đến ba thể tài phổ biến như lịch sử - dân tộc, đạo đức - thế
sự và đời tư [168; tr.264 - 265]. Nếu thể tài đời tư trong văn học bao quát nhiều thể
loại lớn như trữ tình, kịch, tự sự thì trong phạm vi đề tài này, chúng tơi đề cập đến
thể tài gắn với một thể loại cụ thể: tiểu thuyết. Khơng thể tách rời hình thức biểu
hiện của thể loại, thể tài tiểu thuyết được hiểu như một tiểu thể loại của tiểu thuyết,
thiên về nội dung, đề tài.
Như vậy, khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý mà chúng tơi sử dụng ở đây được

hiểu là khuynh hướng hình thành, vận động và phát triển của tiểu thuyết dưới dạng
một thể tài, một xu hướng tự sự lấy tâm lý và đời sống bên trong của con người làm
đối tượng phân tích, mơ tả. Nếu xem tính cách và số phận nhân vật làm mục tiêu
18


sáng tạo của nhà tiểu thuyết, thì tâm lý ở đây có chức năng phương tiện, và là một
yếu tố hình thức mang đậm tính nội dung.
1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý
Tiểu thuyết Việt Nam từ 1925 đến 1945 đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều cơng trình khoa học. Nhiều nhà nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
đã đề cập đến các khuynh hướng tiểu thuyết trong giai đoạn này, trong đó, có
khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý từ góc độ lý luận cũng như phê bình tác phẩm.
Dưới đây là sơ lược về quá trình đánh giá tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt
Nam hiện đại mà chúng tôi phân định theo nhóm các vấn đề như: phân định thể tài,
nghệ thuật phân tích tâm lý, nhân vật, khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý.
1.2.1. Vấn đề phân định thể tài
Nếu nói cấu trúc của tác phẩm văn học được dệt nên bởi các yếu tố nằm cùng
cấp độ và sự liên kết của mọi cấp độ thì tính lặp lại, tính bền vững của các yếu tố
thuộc cấp độ cấu trúc cao nhất tạo nên sự ổn định để hình thành thể loại và tính bền
vững của cấu trúc được coi là “ký ức thể loại” (Bakhtin). Trong Những vấn đề thi
pháp Dostoevsky, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin đã nỗ lực tìm ra tính bền
vững mà hình thức của nó - những “hằng số” tồn tại để có thể phân tích tiểu thuyết.
Những hằng số ngối lại ký ức thể loại, hình thức thể loại ban đầu của nó như: nhân
vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn, không gian, thời gian. Từ đó, có thể nhận thấy một
khuynh hướng phát triển thể loại chỉ được hình thành khi và chỉ khi cấu trúc thể loại
tác phẩm có sự biến đổi, làm thay đổi đường biên “ranh giới thể loại”. Sự đổi mới
quan niệm về thể loại tiểu thuyết trong một giai đoạn lịch sử văn học cùng với sự
thay đổi tư duy cách viết tiểu thuyết, sự thay đổi đề tài sẽ góp phần quyết định việc
hình thành các khuynh hướng phát triển thể loại. Những nghiên cứu về tiểu thuyết

trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã đóng góp tích cực vào sự vận động và phát
triển của thể loại tiểu thuyết, nhất là trong vấn đề phân định thể tài.
Lý luận về tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX được thể hiện dưới nhiều hình thức,
bao gồm các chuyên khảo về tiểu thuyết, các cuốn sách lý luận văn học, các ý kiến
phát biểu về tiểu thuyết, các bài dịch lý thuyết văn học của nước ngồi. Các nhà văn,
nhà nghiên cứu phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX đã bàn về tiểu thuyết qua các
chuyên khảo như: Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, Theo giòng của Thạch Lam.
Sau năm 1954, ở miền Nam, các nhà văn này được giới nghiên cứu tiếp tục nghiên
cứu. Chúng ta có Khảo về tiểu thuyết của Vũ Bằng, Viết và đọc tiểu thuyết của Nhất
Linh. Đây là những cơng trình tiêu biểu, là những phát biểu về tiểu thuyết từ góc nhìn
thể loại của chính các nhà văn, các nhà nghiên cứu đã trưởng thành trong môi trường
văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đây vừa là quan điểm của cá nhân
vừa quan niệm của giới nghiên cứu phê bình đương thời nhằm đưa ra quan niệm về
thể loại tiểu thuyết cũng như quá trình vận động và phát triển thể loại này.

19


Ngoài những chuyên khảo của Phạm Quỳnh, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nhất
Linh, có thể điểm qua một vài ý kiến phát biểu liên quan đến tiểu thuyết trong Tiểu
thuyết là sự thực ở đời, Quan niệm của tơi về phóng sự và tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng, Giữ lấy cái lộn xộn tự nhiên của cuộc đời của Lưu Trọng Lư, Tun ngơn
của Tiểu thuyết thứ bảy của Vũ Đình Long. Những ý kiến đó đã thể hiện quan niệm
của các tác giả về đặc trưng thể loại tiểu thuyết.
Trong số các nhà nghiên cứu kể trên, Phạm Quỳnh đã tiếp thu những thành
tựu lý thuyết của văn học Pháp và đưa đến cho người đọc một cách hiểu mới mẻ về
thể loại tiểu thuyết khi nền văn xuôi quốc ngữ đang chuyển mình bước sang thời kỳ
hiện đại. Trong chun luận Bàn về tiểu thuyết (1921), cơng trình lý luận về tiểu
thuyết đầu tiên ở nước ta, Phạm Quỳnh đã đề cập đến vấn đề phân loại tiểu thuyết.
Ông đưa ra cách hiểu tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn

xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những chuyện lạ, tích kỳ
đủ làm cho người đọc có hứng thú” [169; tr.229]. Ơng dựa vào ba tiêu chí “ý
nghĩa”, “hình thức”, “tính chất” để phân loại tiểu thuyết thành ba hệ thống. Dựa trên
tiêu chí ý nghĩa (nội dung), tiểu thuyết được chia thành: tiểu thuyết lịch sử, tiểu
thuyết triết học, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tâm lý. Đó cũng là cách giải thích
thuật ngữ tiểu thuyết tâm lý mà Phạm Quỳnh tiếp thu từ lý thuyết văn học châu Âu.
Tiểu luận Theo dòng (1941) của Thạch Lam cũng là một cơng trình lý luận
về tiểu thuyết. So với Phạm Quỳnh, quan niệm về tiểu thuyết của Thạch Lam có
nhiều điểm mới khi ơng cho rằng tiểu thuyết khơng đơn thuần giúp người ta giải trí
hay thóat ly cuộc sống trước mắt mà tiểu thuyết giúp người ta biết sống bởi:
Qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi
nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý của mình một cách sâu
sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lý người ngoài” [97; tr.416]
Khi nêu Quan niệm trong tiểu thuyết, Thạch Lam khẳng định:
Cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần với sự sống, để
được linh hoạt và thật như cuộc đời.
Tiểu thuyết bao giờ cũng là một sáng tác của trí tưởng tượng một câu chuyện
xếp đặt, nhưng với đời sống bên trong ngày một mạnh mẽ hơn, người đọc
muốn rằng câu chuyện xếp đặt đó phải hợp với lẽ phải và xúc động đến tình
cảm của mình [97; tr.418]
Tiểu thuyết làm cho đời sống tâm hồn con người phong phú, mãnh liệt hơn,
vì qua đó, con người được tiếp xúc, sẻ chia với những tâm hồn nhân vật uyển
chuyển và tinh tế nhất. Theo tác giả, tiểu thuyết góp phần cảm hóa người đọc khi
dạy họ biết sung sướng, biết yêu thương. Như vậy, “thể hiện tâm hồn con người”
được nhà văn coi là đặc trưng của thể loại tiểu thuyết:
Nhà nghệ sĩ chỉ có thể diễn tả đúng tâm lý một người khi quan sát đến cả
hoạt cảnh xung quanh. Người ta khơng sống một mình và có liên lạc mật
20



thiết với những người khác, với xã hội. Phải làm sống lại trong tiểu thuyết
cái khơng khí bao bọc lấy vai chính. Phải bày tỏ bằng những hành động cái
tâm lý của các nhân vật [97; tr.420]
Đề cao xu hướng đi sâu tìm hiểu tâm lý nhân vật của các nhà văn, Thạch
Lam cũng đề cao hạng độc giả mà “Tiểu thuyết có cốt truyện ly kỳ và rắc rối chỉ
khiến họ bực mình vì khơng được biết rõ tâm hồn các nhân vật [97; tr.423]. Hạng
độc giả đó, theo Thạch Lam, “Họ cốt chú ý đến cách diễn tả tâm lý của tác giả, có
đúng hay khơng đúng, hời hợt hay sâu sắc” [97; tr.424]. Từ đây ông khởi xướng
quan niệm: “tiểu thuyết là sự sống” [97; tr.446]. Quan niệm của ông bao hàm những
đặc điểm nội dung của tiểu thuyết hiện đại, nhất là tiểu thuyết tâm lý.
Ra đời sau những bài tiểu luận Theo giòng của Thạch Lam, Khảo về tiểu
thuyết của Vũ Bằng đã thể hiện rõ ràng quan niệm của một nhà tiểu thuyết nghĩ về
tiểu thuyết. Nó khơng đơn thuần là cuốn sách lý thuyết văn học, nó thực sự là cuốn
sách dạy người ta cách thực hành viết tiểu thuyết. Theo Vũ Bằng, tiểu thuyết là một
thể loại khơng có quy phạm, khơng có khn mẫu nhất định. Đó là một thể loại nằm
giữa tính nghệ thuật và khơng nghệ thuật. Ở đó, nhà văn không cần và không nên
tuân theo một chuẩn mực khơ cứng nào mà phải ln đi sâu tìm hiểu, khám phá vào
những lĩnh vực mới. Ông yêu cầu tiểu thuyết “Mới! Luôn luôn mới!”. Đây cũng là
tên gọi chương thứ nhất trong cuốn Khảo về tiểu thuyết. Ông lưu ý các nhà tiểu
thuyết rằng, một cuốn tiểu thuyết có sức lơi cuốn đối với bạn đọc, một cuốn tiểu
thuyết có giá trị có thể thuộc về bất cứ một loại văn, một thể văn nào bởi: “Cái khó
khơng phải là ở đó, nhưng ở cách kết cấu câu chuyện, ở cách trình bày các nhân vật
và ở cách diễn tả tâm lý” [18; tr.25]. Vũ Bằng đã bổ sung thêm vào cách hiểu thể
loại tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, đó là sự tự do của thể loại, thế mạnh của thể loại,
chỗ phân biệt rành rẽ tiểu thuyết với nhiều thể loại khác.
Bên cạnh đó, Hải Triều thời kỳ này qua bài Đi tới chủ nghĩa tả thực trong
văn chương: Những khuynh hướng trong tiểu thuyết (1939) đã đề cao ý nghĩa của
tiểu thuyết tả thực, tạo tiền đề cho cuộc tranh luận giữa ông chủ phái vị nhân sinh và
Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam, người bị quy cho là chủ phái vị nghệ thuật.
Trương Chính viết Dưới mắt tơi (1939) có đoạn:

Vì Đoạn tuyệt khơng chỉ có giá trị xã hội. Nó cịn có một giá trị tâm lý khơng
ai chối cãi được. Ơng Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả
những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện
để đi sâu vào đời bên trong của họ” [26; tr.38]
Cái “giá trị tâm lý khơng ai chỗi cãi được” theo cách nói của Trương Chính
là dấu hiệu rõ ràng nhất để có thể thấy sự vận động ngầm trong tiểu thuyết của Tự
lực văn đoàn từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý. Và những tác phẩm tiểu
thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn, ngoài “giá trị xã hội”, bao giờ cũng mang
21


×