Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.73 KB, 140 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
NGUYN TH HNG

NHN VT N TRONG MT S TIU
THUYT LCH S VIT NAM T 1986
N NAY

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam
Mó s: 60.22.32

Ngi hng dn khoa hc: TS. Lờ Vn Dng
Vinh 2011
MC LC
Trang
M U.........................................................................................................1
1. Lý do chn ti.........................................................................................1
2. Lch s vn ..............................................................................................3


2

3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................10
5. Phạm vi tư liệu khảo sát.............................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11
7. Cấu trúc luận văn.......................................................................................11
Chương 1
Nhân vật nữ - đối tượng thể hiện hấp dẫn của văn học Việt Nam đương đại....12


1.1. Nhân vật nữ, chất liệu nghệ thuật của văn học.......................................12
1.2. Cơ sở xã hội, lịch sử về sự lên ngôi của nhân vật nữ trong văn học
nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng.........................................................14
1.2.1. Vai trò của phụ nữ đối với lịch sử và văn học.....................................14
1.2.2. Sự tác động của phong trào nữ quyền..................................................19
1.3. Hình tượng nhân vật nữ trong sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
từ đầu thế kỷ XX đến nay..............................................................................29
1.3.1. Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến 1945.............................................................................29
1.3.2. Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
từ 1945 đến 1986...........................................................................................35
1.3.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay – một bước phát triển
mới trong việc thể hiện hình tượng nhân vật nữ............................................37
Tiểu kết ........................................................................................................50


Chương 2
Nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
từ 1986 đến nay dưới những góc nhìn nghệ thuật khác nhau.................51
2.1. Nhân vật nữ dưới góc nhìn thế sự, đời tư...............................................51
2.2. Nhân vật nữ dưới góc nhìn sử thi...........................................................63
2.3. Nhân vật nữ trong mối quan hệ với tín ngưỡng văn hóa........................80
2.4. Nhân vật nữ trong mối liên hệ biện chứng giữa các góc nhìn................94
Tiểu kết ........................................................................................................96
Chương 3
Nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
từ 1986 đến nay..............................................................................................98
3.1. Chú trọng vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm của nhân vật............................98
3.2. Đặt nhân vật nữ vào những tình huống thử thách, gây cấn..................107
3.3. Sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật..................................................110

3.4. Lựa chọn giọng điệu trần thuật.............................................................118
3.4.1. Giọng cảm thương.............................................................................120
3.4.2. Giọng suy ngẫm, triết lý....................................................................124
3.4.3. Giọng ngợi ca, thán phục...................................................................128
Tiểu kết ......................................................................................................131
KẾT LUẬN.................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................134


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại tự sự lấy nội dung lịch sử làm
đề tài và cảm hứng sáng tác. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loại này
hình thành từ thời Trung đại, phát triển mạnh vào đầu thế kỉ XX, tồn tại như
một dòng chảy ngầm trong văn mạch dân tộc. Ở mỗi thời kỳ, các nhà văn có
cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau từ nhiều góc độ về nhân vật và sự kiện
lịch sử. Hòa chung vào công cuộc đổi mới của văn học nước nhà, tiểu thuyết
lịch sử hồi sinh với một sức sống mới. Đề tài lịch sử được các nhà văn "nhào
nặn", chế tác theo cảm quan riêng của mỗi người.
1.2. Từ 1986 đến nay, bối cảnh lịch sử, xã hội mới, yêu cầu phản ánh
trong văn học đòi hỏi có sự thay đổi cho phù hợp với thực tại. Cảm hứng sử
thi và cảm hứng anh hùng dần được thay thế bằng cảm hứng thế sự, đời tư.
Văn học trở lại với quỹ đạo đời thường, đem đến cái nhìn đa chiều về con
người. Tiểu thuyết Việt Nam có bước chuyển mạnh mẽ về cả nội dung và
nghệ thuật, tiếp tục khẳng định ưu thế của thể loại trong chức năng khái quát
tính cách con người. Góp mặt vào sự trở lại vị trí số một của tiểu thuyết là
mảng tiểu thuyết lịch sử với các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người đẹp ngậm
oan (1990), Tuyên phi Đặng Thị Huệ (1996) của Ngô Văn Phú, Hoàng hậu

hai triều Dương Vân Nga (1996), Vua đen Mai Hắc Đế (1996), Vằng vặc
sao khuê (1998) của Hoàng Công Khanh…Những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu
thuyết lịch sử xuất hiện với nhiều bút pháp khác nhau như: Sông Côn mùa lũ
(2000) của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Quý Ly (2002) của Nguyễn Xuân Khánh,
Hội thề (2009) của Nguyễn Quang Thân. Nhà văn Hoàng Quốc Hải có Bão
táp triều Trần tái bản bốn tập lần đầu năm 2003. Lần tái bản chào mừng kỉ
niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tác giả bổ sung thêm hai tập mới,


5

nâng tổng bộ sách thành sáu tập: Bão táp cung đình, Đuổi quân Mông Thát,
Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng, Huyền Trân công chúa,
Vương triều sụp đổ (2010). Đồng thời Hoàng Quốc Hải ra mắt bộ sách Tám
triều vua Lý gồm bốn tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình
Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh (2010). Sự phát triển rầm rộ của tiểu
thuyết lịch sử (với những tác phẩm có quy mô đồ sộ) đã làm cho kho tàng
tiểu thuyết ngày càng phong phú, thêm nhiều hương sắc, góp phần làm văn
chương hóa lịch sử nước nhà và giúp hậu thế tiếp cận lịch sử dễ dàng hơn.
Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết lịch sử có xu thế ổn
định với tư cách là một thể loại. Ngày càng có nhiều bộ tiểu thuyết có quy
mô đồ sộ "có những tìm tòi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi,
đem lại sinh khí cho văn chương về lịch sử". Việc tìm hiểu những cái mới
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay là điều cần thiết.
1.3. Có ai đó nói rằng văn học hôm nay mang khuôn mặt phụ nữ.
Trong tiểu thuyết, người phụ nữ quả đã gây được sự quan tâm chú ý của
đông đảo độc giả. Nhân vật nữ cũng là một đối tượng thể hiện hấp dẫn của
nhà văn và văn nghệ sĩ Việt Nam đương đại. Vai trò của phụ nữ trong lịch sử
và trong văn học ngày càng được đánh giá cao. Đâu đó trên văn đàn hôm
nay, người ta đã nói đến vấn đề nữ quyền, vấn đề phái tính trong văn học.

Trong văn xuôi đổi mới đã xuất hiện "hiện tượng nhân vật nữ". Đọc tiểu
thuyết sau đổi mới, độc giả dễ dàng nhận ra cái "ám ảnh đàn bà" trong các
tác phẩm. Đó là kết quả hợp lý và là sự gặp gỡ, sự cộng hưởng giữa nỗ lực
đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nước ta sau chiến tranh và
nhất là khi bước sang thời "mở cửa". Rất nhiều bài viết, bài phê bình ghi
nhận hiện thực sáng tác này, người ta dễ dàng ấn tượng, ám ảnh bởi những
nhân vật nữ. Đây là điều mới mẻ của văn xuôi giai đoạn này.


6

Trên đây là những lý do giải thích tại sao chúng tôi chọn đề tài Nhân
vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay làm đối
tượng tìm hiểu, nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có rất nhiều bài viết,
công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử và nhân vật nữ trong tiểu thuyết
lịch sử từ 1986 đến nay. Đặc biệt là có rất nhiều bài viết đánh giá, nghiên
cứu về các bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, những cuốn tiểu thuyết đạt được sự
hưởng ứng cao của độc giả.
Trên báo viết cũng như báo mạng, hàng loạt bài đăng tin, phỏng
vấn tác giả Ngô Văn Phú - tác giả của Người đẹp ngậm oan và Tuyên phi
Đặng Thị Huệ.
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác cũng được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình như Mai Quốc Liên, Nguyễn Khắc Phê, Phan Cự Đệ,
Trần Hữu Thục, Đỗ Minh Tuấn…khảo sát, đánh giá. Ngoài ra còn có một số
bài trả lời phỏng vấn của tác giả về các vấn đề liên quan đến tiểu thuyết Sông
Côn mùa lũ. Trên tạp chí Nhà văn, số 4/2003, với bài viết Sông Côn mùa lũ Con sông của những số phận đời thường và những số phận lịch sử, Mai
Quốc Liên cho rằng: "Sông Côn mùa lũ lần đầu tiên trong văn học Việt Nam,
là một trường thiên về lịch sử thế kỉ XVIII. Tác phẩm rất hấp dẫn trước hết

vì phẩm chất văn học của nó. Các sử sự thì ta biết rồi nhưng những tình cảm,
những thôi thúc nội tâm, những suy tưởng, những quan hệ giữa con người
với con người trải dài qua một biến cố lớn lao thì đây là lần đầu tiên ta tiếp
xúc" . Sau khi giới thiệu khái quát tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, tác giả giới
thiệu một số nhân vật tiêu biểu cho hai tuyến nhân vật: Nguyễn Huệ cho
tuyến nhân vật lịch sử và An cho tuyến nhân vật đời thường. Trong lời tựa
cho Sông Côn mùa lũ, Mai Quốc Liên viết: " Thành công nhất là tuyến nhân


7

vật hư tưởng, tuyến nhân vật "đời thường", "thế sự", cái hồn, cái nền, cái
thẳm sâu …của tiểu thuyết lịch sử….Về tuyến nhân vật này, thành công lớn
nhất của tác giả là An. Tôi ít đọc được trong tiểu thuyết mình một nhân vật
nữ nào quyến rũ, thương mến, Việt Nam như An. An là người phụ nữ Việt
Nam của mọi thời biến động, nhẫn nại, yêu thương, đi hết số phận mình và
phong phú, đẹp đẽ biết bao trong nội tâm. Có thể nói tác giả đã gởi vào An
rất nhiều những thể nghiệm, những suy tưởng … về người phụ nữ Việt Nam
- người gánh lịch sử đất nước, chồng con…trên đôi vai nhỏ bé, yếu đuối của
mình.Có thể nói An là cái "nguyên lý thi học", cái thước đo thử nghiệm của
tác phẩm. Điều thú vị là An đã làm say mê bao bạn gái của nàng thời này…"
Nguyễn Khắc Phê cũng có một số bài viết về Sông Côn mùa lũ như:
Sông Côn mùa lũ một bộ tiểu thuyết công phu, Trò chuyện với nhà văn
Nguyễn Mộng Giác, Gặp lại nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Có những bài viết nghiên cứu cụ thể hơn về nội dung và nghệ thuật
tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ. Đáng chú ý là bài viết Nhân vật Nguyễn Huệ
trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác của Trần Hữu Thục. Gần
đây cũng có luận văn thạc sĩ của Hồ Đình Kiếm nghiên cứu về Sông Côn
mùa lũ với đề tài: Đóng góp của Nguyễn Mộng Giác trong việc thể hiện đề
tài lịch sử qua tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ. Trong luận văn này, Hồ Đình

Kiếm có đề cập đến thành công của Nguyễn Mộng Giác trong việc xây dựng
tuyến nhân vật đời thường, mà thành công nhất, tiêu biểu nhất là nhân vật
An. Tác giả luận văn đã đề cập đến nhân vật An ở chương 3: Đóng góp của
Nguyễn Mộng Giác về nghệ thuật thể hiện sự kiện và nhân vật lịch sử qua
Sông Côn mùa lũ, trong mục Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật hư cấu. Ở
đây, An được nhìn nhận là một trong những gương mặt đời thường với
những thăng trầm của số phận khi cỗ xe lịch sử đi qua. Nhưng An cũng là
con người lịch sử, có sức khái quát lịch sử.


8

Nhắc đến tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay không thể không nhắc
đến tác giả Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Nếu nói không
quá lời, Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành một "hiện tượng" của văn học
Việt Nam đầu thế kỉ XXI khi ông là một trong những nhà văn thành công
trong sáng tác khi tuổi đã cao. Hồ Quý Ly được trao giải thưởng của Hội Nhà
văn Việt Nam, năm 2003. Phần lớn các bài viết được đăng tải trên các báo,
tạp chí hoặc các website về tác giả này đều bày tỏ sự ca ngợi và dành những
lời khen, động viên nhiệt thành trước những thành công của tác giả Nguyễn
Xuân Khánh. Trong cuộc hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng trên báo Văn
nghệ, số 41 (7 - 10 -2000), rất nhiều nhà văn đã đọc tham luận: Nhà văn Hoàng
Quốc Hải với bài Những điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Trần Thị Trường đọc tham luận Những nhân vật
nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhà văn Châu Diên với Tiểu thuyết Hồ Quý Ly
và tư chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Hoàng Tiến đọc tham
luận Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
Tác giả Nguyễn Diệu Cầm trong bài Tiểu thuyết lịch sử đang hấp
dẫn trở lại cũng đã nêu lên điểm nổi bật về thủ pháp nghệ thuật của tiểu
thuyết Hồ Quý Ly: "Có thể nói, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu

thuyết lịch sử được viết với một phong cách hiện đại và sức hấp dẫn của nó
chính là ở tính hiện đại của một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Chính là cách viết
tiểu thuyết lịch sử độc đáo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã buộc người
đọc phải đi đến nhận xét ấy, do khoái cảm thẩm mỹ của cái đọc mà chính
cuốn tiểu thuyết ấy đem lại".
Linh Thoại trong bài Tiểu thuyết Hồ Quý Ly: Đưa người Việt đến
gần hơn với sử Việt đăng trên Báo Tuổi trẻ (3/10/2000) đánh giá cao thành
công của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tái hiện một thời đại lịch sử đã qua
mà không làm bạn đọc thấy xa lạ, đồng thời thấy gần gũi hơn với sử Việt.


9

Trong bài viết này, Linh Thoại còn khẳng định thành công của Nguyễn Xuân
Khánh khi xây dựng một số nhân vật lịch sử. Ngoài ra, còn một loạt bài viết
khác như: Tác giả Hòa Vang viết bài Hấp lực của Hồ Quý Ly đăng trên báo
Phụ nữ Việt Nam, số 48, tháng 11/2000, đưa ra nét độc đáo về nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong Hồ Quý Ly; Năm 2000, Hoàng Cát có bài viết Tiểu
thuyết Hồ Quý Ly - Thưởng thức và cảm nhận, Lại Nguyên Ân có bài Hồ
Quý Ly tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.
Có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học cũng nghiên
cứu về cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly như: Tác giả Hoàng Thúy Hòa (2007)
trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh với đề tài Đặc điểm tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định hiện tượng Nguyễn Xuân
Khánh trong dòng văn học đương đại.
Tác giả Lê Thị Thúy Hậu (2009) trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,
Đại học Vinh với đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và
Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Tác giả đã tìm hiểu thế giới
nghệ thuật hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh trên các phương diện:
Nhân vật, không gian - thời gian, giọng điệu, ngôn từ, kết cấu, nghệ thuật

trần thuật. Luận văn này đã thống kê số lượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly và đề cập đến nhân vật nữ trong tiểu thuyết này ở các phương
diện: Nhân vật nữ biểu trưng cho thiên tính nữ của phụ nữ Việt Nam; Nhân
vật nữ với vẻ đẹp đậm chất đàn bà, yêu tha thiết thủy chung là hiện thân của
Mẫu; Nhân vật nữ với vẻ đẹp kiêu sa đài các, dịu dàng kín đáo; mong manh
yếu ớt nhưng quyết liệt và mãnh mẽ.
Tác giả Đào Thị Lý (2010) trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học
Vinh với đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (Qua hai
tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn) đã phân tích nghệ thuật xây
dựng nhân vật, tạo nên bản sắc riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời lý


10

giải mối quan hệ giữa nhân vật có thật trong lịch sử và nhân vật được hư cấu
trong tiểu thuyết. Ở chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tác giả
luận văn đã khảo sát các nhân vật trong tác phẩm, trong đó đi vào phân tích
một số nhân vật nữ như: Công chúa Huy Ninh, nàng kỹ nữ Thanh Mai…
Tác giả Nguyễn Thị Thủy trong khóa luận tốt nghiệp đại học (2005)
với đề tài: Những tìm tòi nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly đã xác định vị trí Hồ Quý Ly trong mảng tiểu thuyết viết
về lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại; chỉ ra những quan niệm, cách
nhìn nhận mới của tác giả về quá khứ lịch sử, nhân vật lịch sử. Tìm hiểu nét
đặc sắc trong nghệ thuật tái hiện bối cảnh lịch sử, con người lịch sử của tác
phẩm, từ đó chỉ ra triển vọng của những tìm tòi mà nhà văn đang theo đuổi.
Hội thề của Nguyễn Quang Thân cũng gây được tiếng vang trên
văn đàn. Trong bài Đọc Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tác giả Phạm
Viết Đào có viết: " Trong mặt bằng chung của nền tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Hội thề của Nguyễn Quang Thân là một cuốn tiểu thuyết dụng
công, sờ chạm tới được những vấn đề có tầm, có những đột phá và thu hút

người đọc không dễ tính. Những mảng miếng, lớp lang cấu tứ nên hồn cốt
được sắp đặt bởi một tay nghề có hạng trong làng tiểu thuyết Việt đương
đại…Tái hiện một giai đoạn với những nhân vật lịch sử cùng với đời sống,
thế giới nội tâm và thái độ và các động thái chính trị của họ thông qua
những câu chuyện, tình tiết không lạ trong "ổ nhớ" của người đọc bình
thường đương đại, quả đây là một việc làm cần được trân trọng, cần được
nhìn nhận, đánh giá cẩn trọng…".
Hoàng Quốc Hải được xem là người viết tiểu thuyết lịch sử khá
muộn. Tuy nhiên thành quả mà ông thu được lại không hề nhỏ. Hai bộ tiểu
thuyết đồ sộ của ông là Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý ngày càng
được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu quan tâm, nhận được sự hưởng ứng


11

nhiệt tình của độc giả. Đó là hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, có quy mô, có
tính hệ thống, khái quát toàn bộ lịch sử hai triều đại lớn của nước ta: Triều
Trần và triều Lý. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá của các nhà văn, nhà sử
học, nhà nghiên cứu khoa học xã hội về Bão táp triều Trần. Nhìn chung, bộ
tiểu thuyết này nhận được những lời nhận xét rất ưu ái. Nhà văn Hoàng Công
Khanh trong bài viết Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải đã phát hiện ra "một dấu ấn Hoàng Quốc Hải" dẫu
"chưa định hình nhưng đã manh nha thành trường phái". Nhà văn Hoàng
Tiến lại tôn vinh Hoàng Quốc Hải, người thiết kế cây cầu giữa quá khứ và
hiện tại. Theo ông, bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần đã "thổi ngọn lửa rừng
rực hào khí Đông A vào tâm hồn độc giả Việt Nam đang xơ vữa động mạch
ở thế kỉ XX" [56, 20]. Bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn
họ Hoàng giúp người đọc tiếp thu lịch sử "ngọt ngào hơn, thấm thía hơn và
vì thế bài học cho cuộc sống nhỡn tiền cũng thiết tha hơn, sâu lắng hơn"[56,
19]. Cảm nhận về Bão táp triều Trần, nhà văn Vũ Bão trong Những trang

sách tâm huyết cũng dành cho Hoàng Quốc Hải những lời tâm huyết: " Tôi
biết, ông viết không phải do những khúc anh hùng ca thời xa xưa thôi thúc
mà tôi còn thấy đọng lại nỗi đau đời của ông giữa những dòng chữ còn thơm
mùi mực"[56, 25]. Trong Lời bạt về bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần,
tác giả Phong Sương cho rằng nhà văn Hoàng Quốc Hải đã "tạo ra một cái
nhìn bao quát, chỉnh thể và sâu sắc về triều đại nhà Trần". Bản thân Phong
Sương cũng có cái nhìn bao quát về nội dung và nghệ thuật của bộ tiểu
thuyết. Phong Sương đặc biệt chú ý đến thế giới nhân vật phong phú, đa
dạng trong tác phẩm. Các nhân vật lịch sử đã được định hình trong chính sử
đi vào trang tiểu thuyết trở thành những con người quen mà lạ. Trong bài
viết Bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải và quan niệm nhân
vật anh hùng, nhà văn Hoài Anh nhận xét: Đây là một bức tranh lịch sử cực
lớn, vừa hào hùng, vừa rơi lệ, để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá vô


12

ngần. Về mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hoàng Quốc Hải, Hoài Anh
nhận xét: "Anh đã thổi sự say mê vào tâm hồn các nhân vật nữ như Chiêu
Hoàng, Huyền Trân, An Tư"[56, 63]. Đánh giá về Bão táp triều Trần, trong
bài viết Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim đập thăng trầm cùng các nhân
vật lịch sử, tác giả Phùng Văn Khai nhận thấy: "Qua ngòi bút và trái tim
ông, những Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật
Duật, Trần Khánh Dư, Trần Khát Chân, Trần Quốc Toản…và các vị vua ở
ngôi cao kia, sao mà gần gũi thiết thân, cụ cựa quá đỗi làm vậy, có thể sờ
nắn được, trò chuyện được hoặc lo nghĩ hoặc hồi hộp theo mỗi diễn tiến nhỏ
của hàng ngàn trang sách"[56,32]. Tác giả bài viết này đã điểm qua một số
nhân vật trong tác phẩm.
Luận văn Thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong Bão táp triều Trần của
Trần Thị Thu Hiền đã nghiên cứu khá toàn diện về hình tượng nhân vật trong

Bão táp triều Trần. Tác giả đi sâu phân tích đối sánh các nhân vật chính sử
với các tiểu thuyết lịch sử cùng đề tài để làm bật ra nét mới, từ đó khẳng
định đóng góp của nhà văn trên phương diện nghệ thuật.
Trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải (2010), tác giả Lê Thị Thùy đã
nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người, phân loại nhân vật và tìm
hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần. Luận
văn này đã đi tìm hiểu một số nhân vật nữ có thật trong lịch sử như: Lý
Chiêu Hoàng, An Tư, Huyền Trân chúa và cả những nhân vật nữ do tác giả
hư cấu nên như Yến Ly, Trà Hoa Tuyết.
Về bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, do mới
xuất bản (tháng 10/2010) nên còn ít công trình nghiên cứu về nó. Tuy nhiên
bộ tiểu thuyết đã nhận được ủng hộ của đông đảo độc giả, trên báo mạng
cũng như báo viết xuất hiện hàng loạt bài viết về Tám triều vua Lý. Trên báo
Lao động có bài Nhà văn Hoàng Quốc Hải và 6.442 trang sách (Nhân hai bộ


13

tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần (tái bản, bổ sung 2 tập) và Tám triều
vua Lý xuất bản) viết: "Có lẽ, sau không khí lễ hội này, rất nhiều cuốn sách
nhanh chóng chìm vào quên lãng, nhưng hai bộ tiểu thuyết này sẽ có nhiều
hy vọng để thử thách với thời gian và sự kiên nhẫn của bạn đọc".
Trên Báo mới.com lại có bài Hoàng Quốc Hải mạo hiểm với Tám
triều vua Lý. Ngoài ra còn một loạt bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Quốc Hải.
Như vậy, đã có rất nhiều bài viết tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá khái
quát về tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay. Cũng có một số bài đi sâu nghiên
cứu cụ thể về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. Đã có một số công
trình tìm hiểu về thế giới nhân vật nói chung, nhân vật nữ nói riêng trong
một số tiểu thuyết lịch sử, đã có những bài viết về nhân vật An trong Sông

Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; có cả những bài viết về nhân vật nữ trong
Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải như Huyền Trân công chúa, An
Tư… Tuy nhiên, những bài viết về nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử từ
1986 đến nay mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một vài vấn đề cụ thể, riêng
lẻ, chưa có công trình nào đưa ra cái nhìn khái quát, đầy đủ về loại hình nhân
vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử từ 1986 đến nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
4.1. Hình tượng nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam từ 1986 đến nay qua cái nhìn nghệ thuật của các nhà văn.
4.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam từ 1986 đến nay.


14

5. Phạm vi tư liệu khảo sát
Luận văn tập trung khảo sát nhân vật nữ trong các cuốn tiểu thuyết
lịch sử sau đây:
5.1. Người đẹp ngậm oan của Ngô văn Phú
5.2. Tuyên phi Đặng Thị Huệ của Ngô Văn Phú
5.3. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
5.4. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
5.5. Hội thề của Nguyễn Quang Thân
5.6. Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần (bộ mới) của Hoàng Quốc Hải
gồm 6 tập: Bão táp cung đình, Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận,
Huyết chiến Bạch Đằng, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ, Nxb

Phụ nữ, 2010.
5.7. Bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý cũng của Hoàng Quốc Hải gồm
4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con
đường định mệnh, Nxb Phụ nữ, 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp thống kê
6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương:
Chương 1. Nhân vật nữ - đối tượng thể hiện hấp dẫn của văn học
Việt Nam đương đại
Chương 2. Nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ
1986 đến nay dưới những góc nhìn nghệ thuật khác nhau
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam từ 1986 đến nay


15

Chương 1
NHÂN VẬT NỮ - ĐỐI TƯỢNG THỂ HIỆN HẤP DẪN
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Nhân vật nữ, chất liệu nghệ thuật của văn học
Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối
liên hệ sinh động, muôn màu với cuộc sống con người, được quy định bởi
khả năng chiếm lĩnh thẩm mĩ hình thành trong quá trình thực tiễn cuộc sống
và nghệ thuật, là thế giới các giá trị thẩm mĩ của thực tại.
Hiện thực đời sống là cơ sở phản ảnh, thể hiện của văn học nghệ

thuật. Văn học miêu tả toàn bộ thế giới khách quan. Nhưng khác với khoa
học, văn học không nhận thức các hiện tượng và đối tượng của thế giới hiện
thực như những khách thể tự nó. Văn học tập trung khám phá thế giới trong
mối quan hệ đối với con người. Chính cái thế giới mang giá trị, cái ý nghĩa
đối với đời sống tinh thần của con người được kết tinh trong các sự vật mới
đích thực là đối tượng khám phá, phát hiện của văn học. Văn học có thể
miêu tả thiên nhiên, đời sống của loài vật để thể hiện một cách nhìn hay
một quan niệm nhân sinh nào đó của con người. Văn học có thể miêu tả
môi trường, nội thất, vật dụng sở hữu của con người để thể hiện năng lực,
sức mạnh, tính cách của những con người ấy. Văn học cũng trực tiếp miêu
tả đời sống nội tâm như một hiện tượng khách quan. Việc nhận thức toàn
bộ hiện thực khách quan trong mối quan hệ với con người đã đặt con người
vào vị trí trung tâm của văn học. Văn học bao giờ cũng ưu tiên cho việc
miêu tả con người, lấy con người làm điểm tựa nhìn ra toàn bộ thế giới.
Đồng thời văn học còn nhận thức con người như những hiện tượng tiêu
biểu cho các quan hệ xã hội nhất định. Về mặt này, văn học nhận thức con


16

người như những tính cách. Vì mỗi tính cách chính là hiện thân cho một
kiểu quan hệ xã hội nhất định.
Trong toàn bộ đời sống hiện thực, trong tất cả các mối quan hệ xã
hội mà văn học phán ánh, phụ nữ chiếm 1/2 những con người trong đó. Hơn
nữa, từ xưa đến nay, phụ nữ luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình,
trong đời sống xã hội. Vì vậy, phụ nữ là đối tượng phổ biến, quan trọng để
văn học phản ánh. Phụ nữ lại là đối tượng bộc lộ nhiều cảm xúc, suy nghĩ,
tình cảm nên càng được các nhà văn đặc biệt quan tâm, chú ý thể hiện. Đó là
con người đang cảm xúc, suy nghĩ và hành động trong các quan hệ đời sống.
Phụ nữ nói riêng và con người nói chung cùng thế giới hiện thực được miêu

tả trong văn học vừa là hiện thân của cái thiện hay cái ác, cái lành hay cái dữ,
lại vừa là những hiện tượng tiêu biểu cho cái đẹp hay cái xấu, cái bi hay cái
hài, cái đáng yêu đáng ghét, cái đáng hy vọng hay đáng lên án.
Như vậy, nhân vật nữ là một trong những hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nó khái quát những quy
luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ
vọng về con người. Nhân vật nữ là nơi đặc biệt để các nhà văn gửi gắm, ký
thác tư tưởng, suy ngẫm của mình về cuộc đời.
Thần thoại Hi Lạp kể rằng: "Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt
trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét
mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc
lá, cảm giác tinh vi của vòi vòi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm
xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến
động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con
chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc
kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức
trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại nặn thành


17

người phụ nữ." Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống muôn loài. Hình tượng
người phụ nữ là một trong những đề tài lớn có sức hấp dẫn của văn học thế
giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Bới phụ nữ đau khổ và phức
tạp hơn ngay cả trong ý nghĩ, nhiều cảm xúc hơn nam giới.
1.2. Cơ sở xã hội, lịch sử về sự lên ngôi của nhân vật nữ trong
văn học nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng
1.2.1. Vai trò của phụ nữ đối với lịch sử và văn học
1.2.1.1. Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ
cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao

động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần
làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể
hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất
ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất,
phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội.
Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền
văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào
cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.
Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật
chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò
quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân
tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước,
khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa
đánh đuổi quân thù. Thế kỷ 20, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống


18

Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không
ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh,
cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ
quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó
để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày
càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và “Trung hậu, đảm
đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước mà Đảng, cụ Hồ

phong tặng phụ nữ Việt Nam không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là
sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Với truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phụ nữ Việt Nam
tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực
vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên
nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm
nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia
phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể
nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có
những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công
cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện
nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy
sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách
rõ nét hơn bao giờ hết.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của
người phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn
định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ
những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng


19

luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn
cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn
đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp
vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì
con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày
nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp
thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ,

người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong
cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để
sống một cuộc sống hữu ích.
Vai trò, vị trí của người phụ nữ được thể hiện rõ nét ở truyền thống
trọng Mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Việt Nam thuộc loại văn hóa
nông nghiệp. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đặc biệt thích ứng với sự đảm
đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế người Việt cổ tôn thờ nước, lúa và
người phụ nữ. Mặt khác, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc
trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người phụ nữ. Người Việt ghi nhớ
công cha nghĩa mẹ nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ. Trong tâm thức dân
gian, người mẹ có vị trí, vai trò quan trọng nhất: "Con dại cái mang", "Cha
sinh không tày mẹ dưỡng", "Phúc đức tại Mẫu". Điều đó cho thấy vị trí, vai
trò không thể thay thế của người mẹ đồng thời cho thấy lòng kính ngưỡng
thiêng liêng, sâu sắc của tâm thức dân tộc dành cho người Mẹ. Người Việt thờ
Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, ôm ấp chăm bẵm và đến hết
đời vẫn còn lo lắng cho con cái của mình, rộng ra là thờ người Mẹ của xứ sở,
bảo hộ, bảo trợ cho con người.
Tinh thần Mẫu quyền còn in đậm trong nhân dân cả khi đã chuyển
sang chế độ phụ quyền như những câu tục ngữ nói đến : "Lệnh ông không
bằng cồng bà", "Nhất vợ nhì giời". Và không phải ở một thời đại nào khác


20

mà ở vào chính thời cực thịnh của Nho giáo, Mẫu Liễu bước lên đài cao uy
nghiêm của điện thờ. Sự thắng thế của tín ngưỡng thờ Mẫu, của Đạo Mẫu
khẳng định chiến thắng tinh thần tuyệt đối của tinh thần trọng mẫu Việt
Nam, một tinh thần giàu tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn.
Tinh thần trọng Mẫu ấy vẫn được vun đắp trong suốt chiều dài
lịch sử. Tư tưởng "nam tôn nữ ty" của chế độ phụ quyền từ Trung Hoa

truyền vào Việt Nam đã không được người dân hưởng ứng. Trong dân
gian đã lưu truyền tục thờ Mẫu, điển hình là đề cao các Thánh Mẫu khắp
ba miền Bắc - Trung - Nam và còn đề cao người phụ nữ qua câu ca dao
mang tính trào phúng như:
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha;
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Trong loại truyện dân gian về các nhân vật Thánh Mẫu thì trước khi
được phong Thánh, trước hết họ là những người phụ nữ, những người mẹ có
công, có đức như Thánh mẹ luôn lo lắng bảo vệ, cứu giúp dân lành. Kiểu
truyện về Thánh Mẫu là một kiểu truyện tiêu biểu phản ảnh chủ đề xã hội,
phản ánh nhận thức của nhân dân về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia
đình cũng như ngoài xã hội, thể hiện sâu sắc truyền thống trọng Mẫu của văn
hóa Việt Nam xưa nay.
1.2.1.2. Do phụ nữ có một vai trò quan trọng to lớn trong lịch sử xã
hội nên phụ nữ luôn là đối tượng được các nhà văn, nhà thơ tập trung phản
ảnh. Phụ nữ luôn là đề tài để các nghệ sĩ khai thác, là chỗ dựa để họ gửi gắm
tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng đối với cuộc sống, bộc lộ suy nghĩ về cuộc
đời. Phụ nữ đã đi vào văn học từ ngày xưa, từ trong văn học dân gian. Tuy
nhiên, vai trò của người phụ nữ trong văn học ngày càng thay đổi. Nếu như


21

trong văn học xưa hình ảnh của người phụ nữ khá mờ nhạt thì càng ngày
hình tượng của người phụ nữ trong văn học lại càng được thể hiện rõ nét.
Đặc biệt, trong văn học đương đại, người phụ nữ được khắc họa với cái tôi
rõ nét hơn. Đôi khi hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm văn học lại
chính là chân dung của tác giả nữ. Ngày nay, các nhà văn muốn độc giả đọc

tác phẩm của các nhà văn viết về nhân vật nữ như một sự lắng nghe, một sự
thấu hiểu. Vì đó chính là tiếng lòng của họ, là khát khao tự giải phóng bản
thân mình. Những nhà văn nữ đang thực sự đóng góp cho sự tiến bộ của xã
hội bằng các tác phẩm của mình. Họ đang vẽ chân dung đồng giới mình. Khi
viết về thân phận một người phụ nữ nào đó, nhà văn nữ đã hóa thân vào họ.
Nhà văn chỉ có một "gương mặt" nhưng hình tượng người phụ nữ trong tác
phẩm của họ thì có nhiều "gương mặt" khác nhau.
Phải nói rằng xã hội nào thì hoàn cảnh đấy. Và thân phận của người
phụ nữ thể hiện rõ nhất hoàn cảnh mà chị ta đang sống. Trong xã hội phong
kiến, trong chiến tranh, thế giới quan của người phụ nữ chỉ bó gọn trong một
gia đình, một cái làng nhỏ, phải đối diện với những lề thói, hủ tục, sự soi mói
của người đời nên rất khó để người phụ nữ thay đổi cuộc sống của mình.
Nhưng trong xã hội hiện đại đã khác đi nhiều. Người phụ nữ độc lập, tự chủ
hơn. Họ có xu hướng sống cho bản thân mình, chiều chuộng cảm xúc của
chính mình. Khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ thể hiện ở khát vọng
chinh phục người đàn ông. Và chinh phục người khác giới cũng chính là
chinh phục chính mình. Các nhà văn nắm bắt sự thay đổi của cuộc sống và
thể hiện nó trên trang viết. Trong văn học hôm nay, người phụ nữ có xu
hướng cởi bỏ những ràng buộc và dũng cảm mở toang những cánh cửa của
những khát vọng thầm kín. Điều đó thể hiện rõ trong tác phẩm của Nguyễn
Ngọc Tư, Võ Thị Hảo hay Y Ban… Ngay cả khi viết về đề tài lịch sử thì các
nhân vật nữ trong lịch sử cũng được các nhà văn nhìn bằng con mắt khác,


22

góc độ khác, mag màu sắc khác như Huyền Trân công chúa, Tuyên Phi Đặng
Thị Huệ… (tuy nhiên không đi ngược lại lịch sử).
Nói tóm lại, người phụ nữ có một vai trò vô cùng quan trọng đối với
lịch sử xã hội cũng như văn học. Vai trò của họ ngày càng được đề cao. Hình

tượng người phụ nữ ngày càng được các nhà văn chú ý phản ảnh, miêu tả,
qua đó thể hiện tư tưởng của tác giả đối với cuộc sống. Mặt khác, nhà văn
lấy phụ nữ làm đề tài để phân tích, mổ xẻ nhằm lên tiếng bênh vực người
phụ nữ, động viên người phụ nữ biết vươn lên hoàn cảnh, tự thay đổi số phận
của chính mình.
1.2.2. Sự tác động của phong trào nữ quyền
Phong trào nữ quyền vốn là danh từ do Nhật văn dịch ra Trung văn.
Thật ra từ thế kỷ 18 do phong trào tự do lớn mạnh, người ta đã đưa ra vấn đề
nam nữ bình đẳng và chủ nghĩa nữ tính tự do (Liberal feminism).
Phong trào nữ quyền xuất hiện là do sự bất bình đẳng về giới, vì nữ
tính từ xưa đến nay về chính trị bị áp bức, về xã hội bị chèn ép, nhấn chìm,
về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tước đoạt (đàn bà
con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả
trong vấn đề hôn nhân - gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt.
Trong xã hội cũ, phụ nữ chỉ sống với bản năng của một người đàn bà là sinh
con và chăm lo cho gia đình. Bản năng đó gắn liền với người phụ nữ một
cách bất di bất dịch. Đàn bà như một nhân chứng của quỷ dữ - bản năng của
người phụ nữ chứa đựng cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trong trường kỳ lịch sử,
nữ tính không chỉ bị lệ thuộc, địa vị thấp kém, sống trong sự nương tựa,
trong xã hội cũng như trong thiên nhiên không bao giờ được phát huy, điều
kiện kinh tế lại nghèo khó, khốn đốn, trình độ văn hóa yếu kém, không hề
được học tập dạy dỗ, vấn đề nữ tính về lâu về dài thành bệnh tật.


23

Tất cả những vấn đề đó là điểm chủ yếu để cho phong trào nữ quyền
bùng nổ, là điểm xuất phát để xã hội lớn tiếng đòi hỏi và duy trì nữ quyền.
Căn cứ vào giả thuyết truyền thống, nam tính phát huy tính dương
cương; nữ tính biểu hiện qui phạm mỹ học thuộc đạo âm nhu. Vì vậy, ngay

cả khoái cảm tính dục trong chuyện tình yêu, hôn nhân - gia đình cũng do
đàn ông thống ngự, người phụ nữ chỉ biết cam chịu và chấp nhận. Ở những
thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX có những luật trừng trị rất nặng những người
đàn bà mang thai ngoài giá thú. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, có các
hình phạt như: cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông…Có thể nói, người phụ nữ
đã phải chịu đựng những hủ tục hà khắc, trong đó yếu tố lớn nhất để giải
phóng nữ quyền là giải phóng luật hôn nhân và quyền bình đẳng về giới, đòi
lại quyền công bằng cho phái nữ.
Phong trào nữ quyền ( thể hiện rõ nhất ở văn học) phát triển qua các
bước sau: Giai đoạn "tiên phong và nữ quyền nguyên sơ" tương ứng với cao
trào nữ quyền I, tính từ hậu thế chiến II trở về trước, với minh chứng "Về
quyền của phụ nữ" (1792) của Mary Wollstonecraft - "tổ mẫu" của chủ nghĩa
nữ quyền. Bà phản đối thẩm quyền xác lập nữ tính của các tác giả nam. Bà
coi nhà văn nữ là người có lý trí, đạo đức, nhân hậu, phản đề của thói ủy mị,
giả tạo. Luận điểm của Wollstonecraft là về bản chất của giới tính được kiến
tạo như một lợi thế: viết và nghĩ không thể vượt khỏi thân xác và không thể
loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội. Tác phẩm Một căn phòng cho riêng mình
(1929) của Virginia Woolf được coi như "sách vỡ lòng" của phê bình nữ
quyền. Nhờ Virginia Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái niệm
mở về cách suy nghĩ lùi thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, về tinh
thần song giới (dung hòa cả hai giới tính)
Giai đoạn tiếp theo tương ứng với cao trào nữ quyền II (thập niên
1960 và 1970 của thế kỉ XX với tác giả tiêu biểu là Marie olympe de Gouge


24

(1748 – 1793) người Pháp, là tác giả của bản Tuyên ngôn nhân quyền về giới
nữ. Bà là người đầu tiên trên thế giới đòi quyền giải phóng người da đen và
đã bị kết án vì hoạt động nữ quyền.

Tác giả tiếp theo là Simone de Beauvoir (1908 -1986) với tác phẩm
Deuxièmesexe ( Giới nữ - 1949), được đánh giá là "bản tuyên ngôn nữ
quyền". Cuốn sách là một công trình lý luận triết học về phụ nữ, xuất phát từ
quan điểm nam nữ bình quyền. Cuốn sách xoay quanh vấn đề: Phụ nữ bị kẹt
trong tình trạng áp bức lâu dài qua sự loại bỏ mình nên trở thành giới ít quan
trọng hơn (giới thứ hai) trong mối quan hệ với nam giới. Simone de
Beauvoir đã luận giải về những đặc tính của nữ giới như: Tuổi dậy thì, đặc
tính tự yêu mình, tình dục, thủ dâm, tiến đến giải phóng phụ nữ… Sử dụng
kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, Beauvoir khẳng định rằng khoa học
sinh học, thần thoại học, nhân loại học không ngành nào đủ khả năng để giải
thích định nghĩa phụ nữ là giới thứ hai đối với nam giới cũng như vị thế áp
bức của họ, nhưng mỗi ngành này đều góp phần tạo nên vị thế đó của phụ
nữ. Đáng chú ý là những diễn giải về thần thoại của bà đối với vai trò này.
Bà chỉ ra rằng những thần thoại về người mẹ, về Tổ quốc, thiên nhiên v.v…
trói buộc phụ nữ vào các hình mẫu lý tưởng bất khả thi bằng cách chối bỏ cá
nhân và vị thế của mọi loại phụ nữ. Hình mẫu lý tưởng này tạo ra sự kì vọng
không tưởng bởi nhiều biểu hiện của thần thoại về phụ nữ cho thấy sự mâu
thuẫn. Chẳng hạn lịch sử cho thấy có bao nhiêu đại diện cho hình ảnh người
mẹ là thần hộ mệnh được kính trọng thì cũng có bấy nhiêu hình ảnh người
mẹ được miêu tả như những kẻ báo hiệu cái chết. Vì thế, những người mẹ
vừa được yêu lại vừa bị ghét. Có thể thấy sự mâu thuẫn này ở tất cả các thần
thoại về phụ nữ và như vậy khiến cho phụ nữ mang gánh nặng và trách
nhiệm về sự tồn tại. Xét đến vấn đề sinh học và lịch sử, Beauvoir lưu ý rằng
phụ nữ có những thiên chức mà nam giới không hề có như mang thai, nuôi


25

con, có kinh nguyệt, góp phần tạo cho vị thế của người phụ nữ có sự khác
biệt rõ rệt. Tuy nhiên, những biểu hiện sinh lý này không trực tiếp làm cho

phụ nữ có vị thế thấp kém hơn bởi yếu tố sinh học và lịch sử không đơn
thuần là những sự thật thu được từ sự quan sát không thành kiến mà luôn
được cấu thành và giải thích từ một hoàn cảnh. Kết thúc chương I, bà viết:
“Chúng ta phải xét các lập luận sinh học trong ánh sáng của một bối cảnh
liên quan đến tâm lý học, xã hội học, bản thể học, kinh tế học. Sự nô dịch
phụ nữ và sự giới hạn sức mạnh đa dạng của họ là cực kỳ quan trọng; cơ thể
của phụ nữ là một trong những yếu tố tạo nên vị thế của phụ nữ trong thế
giới này. Nhưng yếu tố đó không đủ để định nghĩa phụ nữ là phụ nữ (giới thứ
hai). Sinh học không đủ khả năng trả lời chúng ta câu hỏi đang đặt ra: Tại sao
phụ nữ lại là giới thứ hai; nhiệm vụ của chúng ta là khám phá bản chất của
phụ nữ bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình lịch sử; chúng ta phải tìm ra
bằng gì loài người đã tạo ra phụ nữ". Từ những luận giải trên, Beauvoir chủ ý
phá bỏ luận bản chất cho rằng đàn bà sinh ra đã là "đàn bà" (là phái yếu) chứ
không phải trở thành như vậy qua quá trình vận động của xã hội. Bà dẫn ra
quá trình giáo dục mà người phụ nữ nhận được từ khi còn bé cho tới khi bắt
đầu trải nghiệm đời sống tình dục và ở mỗi giai đoạn bà đều chứng minh được
rằng, phụ nữ bằng sự chấp nhận vai trò bị động trước những nhu cầu chủ động
và chủ quan của đàn ông đã buộc phải từ bỏ đòi hỏi đối với tính siêu nghiệm
(sự vượt trội) và tính chủ quan đích thực như thế nào.
Qua lý luận của mình, Beauvoir muốn quả quyết rằng phụ nữ có khả
năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế của
mình lên. Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tôi
của mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên bằng những hướng đi
tự do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành
động giống như nam giới. Bà cũng đặt ra những đòi hỏi đối với xã hội trong


×