Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

(Luận án tiến sĩ) diện mạo mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THỦY
DIỆN MẠO MẢNG VĂN XI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ
XX ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THỦY
DIỆN MẠO MẢNG VĂN XI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ
XX ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ LAI THÚY

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học; các dẫn liệu được sử dụng
trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được tác giả luận án tiếp thu trên tinh thần
cẩn trọng, trung thực.

NGHIÊN CỨU SINH

Lê Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN

Tơi muốn qua đây bày tỏ lịng tri ân đối với PGS.TS Đỗ Lai Thúy,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh
giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tơi có thêm kinh nghiệm
học hỏi và bổ khuyết tri thức khoa học, tạo tiền đề cho những tiến bộ trên con
đường học tập và nghiên cứusau này.
NGHIÊN CỨU SINH

Lê Thị Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................4
6. Cấu trúc của luận án .............................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................6
1.1. Tổng quan lý thuyết về đề tài đồng tính...........................................................6
1.1.1. Đồng tính luyến ái dưới góc nhìn lịch sử - xã hội ............................................6
1.1.2. Giới thuyết về một số khái niệm được sử dụng trong luận án ..........................9
1.1.3. Một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án ......................................112
1.2. Lịch sử sáng tác về đề tài đồng tính trong văn học thế giới và Việt Nam ...22
1.2.1.Đề tài đồng tính – “người quen mn năm cũ” của văn học nhân loại ...........22
1.2.2. Những tự sự đồng tính trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay : “từ
hình thức ngụy trang đến các tự thuật thú nhận” ......................................................26
1.3. Tình hình nghiên cứu, phê bình văn xi đề tài đồng tính ở Việt Nam......30
1.3.1. Những cơng trình nghiên cứu mang tính lược thuật, tổng quan về đề tài đồng tính .31
1.3.2. Những cơng trình nghiên cứu trên đối tượng tác giả, tác phẩm đơn lập ........36
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................41
CHƢƠNG 2: VĂN XUÔI VIỆT NAM VIẾT VỀ ĐỒNG TÍNH TỪ ĐẦU THẾ
KỶ XXĐẾN ĐỔI MỚI............................................................................................43
2.1. Đồng tính trong văn xi từ góc nhìn sinh thái hành vi ...............................44
2.1.1. Sinh thái hành vi – cách tiếp cận trực quan với vấn đề đồng tính ..................44
2.1.2.Những biểu hiện sinh thái hành vi trong văn xi viết về đồng tính ...............46
2.2. Cảm quan đồng tính hay đồng tính trong văn xi dƣới khía cạnh tâm lý ......53
2.2.1. Tâm lý, cảm xúc như một yếu tố phức tạp của tình trạng đồng tính .............53
2.2.2. Xuân Diệu và những ẩn dụ về xúc cảm đồng giới trong văn xuôi..................60
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................69



CHƢƠNG 3: VĂN XI ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI
ĐẾN NAY .................................................................................................................71
3.1. Xã hội Việt Nam từ sau Đổi mới với sự hình thành một bộ phận văn
chƣơng mang tiếng nói thiểu số .............................................................................71
3.2. Văn xi đề tài đồng tính từ sau Đổi mới đến nay: đặc điểm nổi bật và
trƣờng hợp điển hình ..............................................................................................74
3.2.1. Một vài đặc điểm cơ bản của văn xi về đồng tính ở Việt Nam sau 1986 ...75
3.2.2. Bùi Anh Tấn – “người viết sâu nhất và nhiều nhất về giới LGBT” ...............97
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................114
CHƢƠNG 4: TIẾP NHẬN VĂN XUÔI ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH ĐƢƠNG ĐẠI ....................................................................116
4.1. Văn xi đồng tính với tâm lý kỳ thị đồng tính trong xã hội Việt Nam ...116
4.1.1. Về tâm lý kỳ thị đồng tính.............................................................................116
4.1.2. Nhận diện tâm lý kỳ thị đồng tínhqua tiếp nhận văn xi đồng tính Việt Nam119
4.2. Văn xi đồng tính trong quan hệ với thị trƣờng và các hoạt động văn hóa
liên quan .................................................................................................................125
4.2.1. “Mỹ văn”, “văn học thị trường”, “văn học đại chúng”: những thay đổi trong
quan niệm ................................................................................................................125
4.2.2. Văn xi đồng tính trong quan hệ với các hoạt động văn hóa liên quan .....128
4.3. Đọc/phê bình văn học đồng tính trong khơng gian trƣờng học .................137
4.3.1. Văn chương đồng tính và “vùng cấm” trong văn học nhà trường ................137
4.3.2. Giảng dạy văn chương đồng tính: từ thế giới nhìn về Việt Nam ..................141
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................163



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
a. Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, tình dục đồng giới trong xã hội Việt
Nam (và trước đó lâu hơn nữa ở các nước phương Tây) đã khơng cịn là vấn đề xa
lạ, gây choáng, “shock” cho dư luận. Kể từ mốc sự kiện Stonewall tháng 6/1969 ở
Mỹ, cho tới nay, trên khắp hành tinh, đã diễn ra biết bao nhiêu cuộc đấu tranh lớn
nhỏ cho quyền bình đẳng của người đồng tính; và một sự thật khơng thể phủ nhận là
xu hướng bình thường hóa tình dục cũng như hơn nhân đồng tính càng ngày càng
phổ biến hơn. Văn học, với tư cách là tiếng nói của thời đại, nhanh chóng vượt
quasự e dè để xem đề tài đồng tính như một thành phần tất yếu, mạnh dạn phơi mở
những ngõ ngách khuất lấp củacộng đồng LGBT(Lesbian, Gay, Bisexual,
Transgender) trước thế giới. Từ chỗ phải cầu viện đến những hình thức ngụy trang
trong quá khứ, văn chương đồng tính đã dám cơng khai thể hiện, thậm chí có giai
đoạn cịn tỏ ra áp đảo trên phương diện đề tài.
b. Đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam có thể nói là một “người lạ quen
biết” bởi theo một số nhà nghiên cứu, nó đã manh nha từ trong lịng nền văn học
dân gian. Tuy vậy, vì nhiều lý do (chủ yếu bởi chế định văn hóa phương Đơng và
ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến), đề tài này vẫn chưa được đánh giá thỏa đáng.
Nhiều nhà chun mơn cịn lưỡng lự khi nhận định liệu có nên coi văn học viết về
đồng tính là một dịng văn học hay khơng. Điều này cũng có nguyên do của nó. Thứ
nhất,đây là một đề tài mới; số lượng tác phẩm viết về đồng tính khơng nhiều trong
tương quan so sánh với các đề tài văn học khác (đề tài chiến tranh, đề tài nông
thôn...), và trong số không nhiều ấy, đôi khi lại lẫn vào những tác phẩm chưa thật sự
có giá trị văn học cao. Thứ hai, phát triển trong bối cảnh cơ chế thị trường, bị xếp
vào dòng văn chương thị trường nên văn học về đồng tính thường bị xem nhẹ. Tuy
nhiên, đồng tính đã, đang và sẽ trở thành một phần tất yếu của đời sống đương đại,
cho dù người đờicó nói gì, làm gì. Vì thế, thiết nghĩ thay vì quay lưng và đối xử ghẻ
lạnh, chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá để đặt văn học đồng tính vào đúng
vị trí của nó. Chỉ ở một tâm thế bình thản, khách quan, chúng ta mới nhận ra một
1



thực tế là: cho dù đã có những nỗ lực khẳng định mình, văn học liên quan đến đề tài
đồng tính cần những bứt phá để thốt khỏi định kiến bấy lâu vẫn coi nó như một đề
tài câu khách dung tục. Đương nhiên, để có những tác phẩm lay động được tâm
thức người đọc cho dù họ là dị tính hay đồng tính khơng chỉ phụ thuộc vào tài năng
của nhà văn mà còn do nhu cầu và nhận thức của độc giả.
c. Gần đây, trong giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh trung học và sinh
viên đại học rộ lên phong trào đọc và yêu thích loại tiểu thuyết Đam mỹ (Damei,
Tanbi) vốn có nguồn gốc từ Yaoi (tiểu thuyết dành cho nữ giới tập trung vào chủ đề
mối quan hệ đồng tính nam lãng mạn thường được viết bởi các tác giả nữ của Nhật
Bản). Trái với nhiều người lầm tưởng, Đam mỹ hay Yaoi hồn tồn khơng chung
dịng với văn học đồng tính theo nghĩa nghiêm cẩn nhất của khái niệm này. Với đặc
trưng cơ bản nhất là tính nhại vàsự phát triển tự phát, các tiểu thuyết Đam mỹ say
sưa mô tả thứ tình u đồng tính đậm mùi sắc dục. Những khuyến cáo về tình trạng
xuống cấp của văn hóa đọc, thị hiếu độc giả ngày càng bị tầm thường hóa bởi các ấn
phẩm kiểu Yaoi, Damei cũng chính là một trong những lý do để chúng tôi lựa chọn
đề tài nghiên cứu, với mong muốn đề tài sẽ có ích trong việc định hướng cho sự tiếp
nhận, phân biệt và đánh giá các tác phẩm thuộc/về đề tài đồng tính hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (đã xuất bản)
loại hình tự sự thuộc hai phương thức chính là ký và hư cấu, bao gồm truyện ngắn,
tiểu thuyết, hồi ký, bút ký, tự truyện...liên quan đến đề tài đồng tính (xin xem phần
Phụ lục 1). Những tác phẩm ra đời trước thời kỳ Đổi mới, do chịu ảnh hưởng của
hoàn cảnh xã hội nên sự đề cập thường khơng trực diện, vấn đề luyến ái đồng tính
thường được viết dưới dạng những uyển ước, những cảm quan đồng tính thay vì
hành vi đồng tính. Vì thế Luận án chọn lối nghiên cứu trường hợp như một cách
thức tiếp cận tối ưu.
Những tác phẩm thuộc bộ phận văn học đô thị miền Nam, tác phẩm của
những nhà văn người Việt ở hải ngoại cũng như các tác phẩm của bộ phận văn học

2


mạng chỉ được nhắc đến như một kênh thông tin tham khảo giúp làm sáng tỏ thêm
cho các kết luận khoa học chứ không phải là đối tượng khảo sát chính của Luận án.
Chúng tơi bắt đầu với mốc những năm đầu thế kỷ XX - được xem là thời
điểm khởi đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Dấu ấn Đổi mới năm 1986 được sử
dụng như một thời điểm phân chia mang tính tương đối giúp người đọc dễ hình
dung ra sự vận động, thay đổi của bản thân đối tượng được khảo sát.
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu thực tiễn: Tìm kiếm, thống kê, khảo sát trên những tư liệu đã được
công bố, dịch thuật để tìm ra những tác phẩm văn xi Việt Nam trong giai đoạn từ
đầu thế kỷ XX đến thời điểm hiện tại có liên quan đến đề tài, vấn đề đồng tính
luyến ái. Trên cơ sở đó, phác thảo diện mạo, đặc điểm, sự vận động của đề tài này
qua các nhóm tác phẩm và thời kỳ văn học cũng như bàn luận về tình hình tiếp nhận
mảng văn xi đề tài đồng tính trong bối cảnh hiện đại.
- Mục tiêulý luận: Các kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn của luận án sẽ
là tiền đề để tác giả luận án trình bày quan điểm về những vấn đề lý luận trong quá
trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, luận án hướng tới việc
đưa ra và khẳng định thêm một số kết luận về khái niệm văn học (viết về) đồng tính,
góp phần khẳng định tính khả thi của một hướng nghiên cứu cịn khá mới mẻ, mang
tính liên ngành trong nghiên cứu văn học Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài có liên quan mật thiết tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã
hội, bản thân đối tượng nghiên cứu của đề tài có một lịch sử lâu dài, phức
tạp.Chúng tôi cho rằng cần phải đánh giá vấn đề trong cái nhìn xuyên suốt, trong
thế đối sánh để từ đó thấy được vị trí và những thành tựu mà văn xi đề tài đồng
tính đã đạt được. Một số lý thuyết hiện đại mà luận án đề cập sẽ là nền tảng khoa
học để người viết đưa ra các diễn giải phù hợp, trong đóLệch phahọcvà Nữ quyền


3


đồng tính luậnđược chúng tơi coi như cơ sở phương pháp luận chủ yếu. Bên cạnh
đó, với tính năng cơng cụ,chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
(được phân thành hai nhóm) như sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu chính, bao gồm:
- Phương pháp hệ thống: phương pháp này sẽ giúp chúng tơi có thể định vị được xu
thế phát triển của văn xi viết về đồng tính trong dòng chảy phong phú của văn
học Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Xu thế hiện nay luôn yêu cầu văn chương
phải tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác, chúng tôi xác
địnhđặt vấn đề nghiên cứu trong một cuộc đối thoại với Đơng phương học, đồng
tính học, xã hội học, phân tâm học... để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện về đối
tượng khảo sát.
- Phương pháp so sánh: Nhằm làm sáng tỏ những thành tựu cũng như mặt hạn chế
của bộ phận văn xi viết về đồng tính, ngồi việc so sánh hai giai đoạn trước và
sauĐổi mới ngay trong bản thân đối tượng để thấy sự khác biệt, chúng tơi cịn đặt
mảng văn học này trong cái nhìn đối sánh với các tác phẩm văn xi đề tài đồng
tính của nước ngồi, coi đó như một liên hệ mang tính mở cho tương lai của văn
xi đề tài đồng tính Việt Nam.
Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ và các thao tác:
Bên cạnhnhững phương pháp chủ yếu trên, chúng tơi cịn sử dụng đến các
phương pháp khác như phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận nhân học văn
hóa, tiếp cận từ lý thuyết tiếp nhận văn học…cùng các thao tác thống kê, khảo sát,
phân tích và tổng hợp để có thể đưa ra những kết luận thuyết phục, khoa học.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án bước đầu nhận diện và lý giải về sự tồn tại của một xu thế văn xuôi
được coi là nhạy cảm, xuất hiện dưới hình thức yếu tố ở Việt Nam giai đoạn đầu thế
kỷ XX đến trước Đổi mới 1986, hình thành rõ rệt từ cuối thập kỷ 90 đến nay. Từ


4


những lý thuyết hiện đại, thực tế thời đại, sự thay đổi trong tư duy, nhận thức nghệ
thuật của người sáng tác và nhu cầu xã hội, luận án lý giải q trình vận động và
những thay đổi mang tính bản chất của bộ phận văn xuôi viết về đề tài đồng tính ở
Việt Nam trên cả hai góc nhìn diện và điểm. Cách tiếp cận văn học - sử giúp tác giả
luận án gạn lọc được những “mảnh vụn nhỏ” trong văn học quá khứ chưa được
quan tâm thỏa đáng, từ đó liên hệ với tình hình nội tại hiện thời nhằm tái dựng một
cách hệ thống và cụ thể khn diện mảng văn xi này.
Luận án có ý nghĩa lý luận về tư duy nghệ thuật, tâm lý học sáng tạo văn học
nghệ thuật, lý giải quá trình cơng khai hóa một vấn đề mang tính tranh cãi trong đời
sống văn học: vấn đề đồng tính. Luận án cũng có giá trị thực tiễn nhất định trong
việc đánh giá vấn đề người đồng tính về mặt phân tâm học, xã hội học, nhân học và
văn hóa. Ngồi ý nghĩa đối với văn học Việt Nam nói riêng, tác giả luận án hy vọng
việc nghiên cứu văn xuôi đề tài đồng tính sẽ góp phần tham gia thay đổi một số
cách thức nhìn nhận, quản lý văn hóa, xã hộitrong giai đoạn hiện tại.
6.Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án có cấu trúc gồm
4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2:Văn xuôi Việt Nam viết về đồng tính từ đầu thế kỷ XX đến Đổi mới.
Chƣơng 3: Văn xi đề tài đồng tínhViệt Namtừ Đổi mới đến nay.
Chƣơng 4:Tiếp nhận văn xi đề tài đồng tính Việt Namtrong bối cảnh đương đại.

5


Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan lý thuyết về đề tài đồng tính

1.1.1. Đồng tính luyến ái dƣới góc nhìn lịch sử - xã hội
1.1.1.1. Hiện tượng đồng tính luyến ái trên thế giới
Trong cơng trình Dẫn luận về tính dục (Sexuality: a very short introduction),
tác giả Veronique Mottier đã dẫn câu chuyện của nhà hiền triết cổ đại Platon về
nguồn gốc con người để bắt đầu những diễn giải của bà về hoạt động tính dục của
nhân loại trong thời hồng hoang, theo đó lồi người ban đầu vốn được phân chia
thành ba giới tính: nhóm thứ nhất có hai bộ phận sinh dục nam, nhóm thứ hai có hai
bộ phận sinh dục nữ và nhóm thứ ba là lồi lưỡng tính, có một bộ phận sinh dục
nam và một bộ phận sinh dục nữ. Vì làm mếch lòng các vị thần, chúa tể Zeus đã
tách đơi các nửa của mỗi nhóm sinh vật ấy như một sự trừng phạt khiến cho họ suốt
đời phải khổ sở mỏi mịn trong cuộc kiếm tìm lại nửa kia của mình. Đó là đầu mối
của những rắc rối về sau khi một người nam (hoặc nữ) không hứng thú với người có
bộ phận sinh dục khác mình mà lại quan tâm và theo đuổi những sinh vật cùng giới
với anh ta (hoặc cô ta).
Lịch sử nhân loại cũng từng ghi nhận những dị biệt về tính dục cách đây
hàng ngàn năm. Với cuốnQuan hệ tình ái trong các cộng đồng, các tơn giáo, các
nền văn hóa, học giả người Ba Lan Zbigniewlew Starowicz đã chỉ ra rằng: con
người ngay từ buổi ấu thơ của mình đã phải đối diện với những vấn đề nan giải
thuộc về thiên hướng tình dục và bản dạng giới. Z. Starowicz khẳng định đồng tính
luyến ái là “hiện tượng tồn tại trong hầu hết các phong tục tình dục thế giới. Có tới
2/3 nền văn hóa sơ khai tán thành các quan hệ và hành vi tình dục này” [84,144].
Thậm chí, ngay tại một quốc gia phương Đông vốn khắt khe với những động thái
tình dục dị biệt là Nhật Bản thì cách đây hơn một nghìn năm, những thành viên của
giáo phái Shingon (một tông phái Phật giáo) đã coi sự luyến ái với các chú tiểu là


6


một phần không thể thiếu của nghi thức truyền đạo. Lịch sử thi ca ở xứ sở Trung
Đơng huyền bí ngay từ thời kỳ trung cổ đã xuất hiện những vần thơ của các nhà thơ
Hồi giáo về những thiếu niên trẻ tuổi chuyên hầu rượu và chia sẻ chuyện tình dục
trong một tinh thần tụng ca hoan lạc. Trong khi đó, tại các nước vùng Trung Á, trên
con đường tơ lụa nổi tiếng cũng đã sản sinh ra một nền văn hóa đồng tính đặc biệt,
tương tự như các quốc gia Trung đông láng giềng.
Những chứng cớ mỹ thuật và văn họcvề đồng tính luyến ái chủ yếu được
phát hiện ngay từ thời cổ đại ở Hy Lạp, nơi dung dưỡng và duy trì các mối quan hệ
đồng tính qua không gian và thời gian dưới sự bảo hộ của luật lệ cộng đồng. Theo
đó mối quan hệ thân mật giữa một người đàn ông đã trưởng thành (thường lớn tuổi)
và một thiếu niên có ý nghĩa giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm hơn là tìm kiếm và
thỏa mãn lạc thú thân xác. Có ý kiến cho rằng, bản thân việc này đồng thời còn là
một phương cách hữu hiệu để kiểm soáttốc độ gia tăng dân số (theo chiều hướng
hạn chế) của bộ phận dân cư. Trong thời đại “hồng kim” của tình dục đồng giới ở
xã hội Hi-La cổ đại, nghi thức tôn giáo Hy Lạp đã vinh danh đồng tính để xác nhận
sự trưởng thành của trẻ vị thành niên. Trong khi đó, tại một số quốc gia ở Châu Mỹ,
tiêu biểu như trong các cộng đồngthổ dânBắc Mỹ, người đồng tính được xem là
người có hai linh hồn. Họ nghiễm nhiên nhận được sự công nhận và kính trọng của
tồn thể bộ lạc. Người dân tin rằng, những thầy pháp này là một kiểu thầy pháp đặc
biệt vì họ ln có nhiều quyền năng hơn các thầy pháp thơng thường. Điều đó có vẻ
rất giống với một số quốc gia vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử phát triển của hiện tượng, dưới góc độ y học, có giai đoạn
người ta từng cho rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh và những người đồng
tính bị cộng đồng kỳ thị như những kẻ bệnh hoạn đáng khinh. Mãi đến đầu thế kỷ
XX, cùng với sự tiến bộ của ngành khoa học tâm lý, các nhà khoa học đã đủ cơ sở
để đi đến kết luận loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh mục bệnh, đồng thời bước
đầu đưa ra những minh chứng nghiêm túc, cẩn trọng về bản chất tự nhiên của luyến

ái đồng tính ở các loài sinh vật.

7


1.1.1.2. Hiện tượng đồng tính luyến ái tại Việt Nam
Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, thứ tình dục
khác thường này hẳn đã có mặt từ sớm. Tuy nhiên, xuất phát từ một nước nông
nghiệp với tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy sâu đậm, người Việt cổ khơng tán
thành những hành vi tình dục đồng tính (vì nó khơng thúc đẩy khả năng sinh sản và
sự phồn thịnh của giống nòi- yếu tố được coi là quan trọng bậc nhất của sản xuất
nơng nghiệp). Đó là lý do vì sao trong khi hệ thống folklore ở các nước phương Tây
(thuộc nền văn hóa du mục) rất phong phú những câu chuyện kể về mối tình đồng
tính giữa các vị thần thì thần thoại Việt Nam lại hoàn toàn xa lạ với đề tài này.Tuân
theo quy luật Âm - Dương hoán chuyển của tự nhiên, người Việt từ xa xưa đã nhận
thức rất rõ về đầu mối duy trì sự tồn tại của mn lồi là việc kết hợp của cặp Đực Cái. Mọi sự không theo quy luật chung đó đều bị xem là dị biệt và khơng được
khuyến khích.Tuy vậy, những trường hợp thuộcvề chuyển giới tính (transgendering)
ở cấp độ y phục (đảo trang- transvestism) khơng phải hiếm gặp trong văn hóa Việt
Nam. Trưởng thành trong một xã hội phụ hệ và trọng nam, từ lâu, nam giới Việt
Nam được mặc định như quy chuẩn của mọi vấn đề, kể cả đồng tính. Xu hướng tính
dục và bản dạng giới khơng tn theo những quy định thông thường của xã hội
thường được coi là đồng tính nam (những người đồng tính nữ, hầu như khơng được
nhắc đến). Cũng chính vì thiên kiến đó, nam giới ăn mặc và có những cử chỉ giống
phụ nữ bị coi là điều cấm kị. Họ trở thành một bộ phận đặc biệt chính vì sự khác
biệt. Ở nơng thôn, những người đàn ông ăn vận như phụ nữ chỉ có thể là các thầy
phù thủy trong một hệ thống tín ngưỡng bản địa lâu đời (Đạo Mẫu). Họ cịn được
gọi là “bóng cái” (ngơn ngữ Nam bộ) hay “đồng cô” (ngôn ngữ Bắc bộ). Nhiều
quan điểm cho rằng “vì sự mập mờ về tính dục nên họ được xem là có khả năng nói
chuyện với những thế lực tâm linh” [130,35]. Tuy vậy, họ vẫn ít lộ diện và chỉ giới
hạn vai trị của mình trong các nghi lễ tơn giáo mà thơi. Đại Việt sử ký tồn thư của

Ngô Sĩ Liên đã nhắc đến một trường hợp khá thú vị về sự đảo trang trong thành
viên hoàng tộc nhà Hậu Lê là An Vương Tuân (Lê Tuân), con trưởng của vua Lê
Hiến Tơng “thích mặc áo đàn bà”[55,738]. Tuy nhiên, tài liệu này khơng nói gì
8


thêm về hành trạng cũng như phản ứng cụ thể của đương thời đối với biểu hiện có
phần dị thường của vị hồng tử đó. Khi văn hóa Việt Nam có sự giao lưu và tiếp
biến với văn hóa Trung Hoa, hiện tượng đảo trang còn thấy ở những rạp hát của
người Hoa ở phía Nam thuộc địa Nam kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Một quân y người
Pháp là X. Jacobus đã ghi chép lại những điều mắt thấy khi ơng có dịp tới đây trong
thời gian này: “Cái cách họ (những nam diễn viên) bắt chước điệu bộ, dáng đi và
giọng nói của những người phụ nữ Trung Quốc thật hồn hảo, thật khó để phân biệt
họ với phụ nữ. Họ thậm chí cịn làm được hơn cả vậy, họ đóng vai phụ nữ theo các
cách khác...Tuy nhiên, tôi không thể im lặng trước một dạng lập dị của trị chơi tình
ái. Những nam diễn viên đóng những vai nữ, mặc các trang phục của họ đến nhà thổ
và vào vai một trinh nữ thùy mị, sợ mất đi trinh tiết của mình - điêu luyện đến mức
khiến người ta phải thán phục.” [130,25]. Tạm thời bỏ qua phản ứng bất bình về
điều trái mắt đó, khơng thể khơng cơng nhận có một hiện thực tính dục dị biệt đã
âm ỉ chảy ngầm trong lòng xã hội Việt Nam suốt một thời kỳ dài, mặc các thành
kiến và sự cấm cản.
1.1.2. Giới thuyết về một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án
- Đồng tính (Homosexuality): Theo từ điển Tiếng Việt do Ủy ban Khoa học xã hội
Việt Nam thuộc Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1988, “đồng tính (tính từ): chỉ có
ham muốn nhục dục một cách trái tự nhiên với những người cùng giới tính” [135,
536]. Định nghĩa này quy kết đồng tính là “trái tự nhiên” trong khi đối chiếu với từ
gốc trong tiếng Anh (homosexuality) thì đây là cụm từ dùng để phân biệt giữa
người có thiên hướng tình dục đồng tính luyến ái với người dị tính luyến ái và
người lưỡng tính luyến ái. Khơng có phần nghĩa nào xem đồng tính là “trái tự
nhiên” hay khơng đúng với thuần phong mỹ tục. Vì vậy, chúng tơi cho rằng, việc

các tác giả của từ điển Tiếng Việt năm 1988 dịch cụm từ này là chưa chuẩn xác và
rõ ràng cho đến thời điểm hiện nay, cách quan niệm như thế cũng khơng cịn phù
hợp với tư duy cởi mở của xã hội.

9


Chúng tôi tán đồng với cách định nghĩa của Viện Từ điển học và Bách khoa
toàn thư Việt Nam về thuật ngữ “đồng tính”, theo đó: “đồng tính (cịn gọi đồng
dâm) là quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, đều có bộ phận
sinh dục phát triển bình thường”[134, 876]. Ở đây, cần lưu ý là đồng tính được biểu
hiện ở hai cấp độ: tình cảm lãng mạn và hành vi tình dục. Những người bị coi là
đồng tính hoặc có biểu hiện đồng tính khơng nhất thiết phải có quan hệ tình dục với
người cùng giới tính với mình. Từ sự quan sát đời sống thực tế và tham bác một số
nguồn tư liệu của các học giả về lĩnh vực giới trong và ngoài nước, chúng tôi mạnh
dạn đề xuất một cách hiểu rộng mở và động về khái niệm còn gây nhiều tranh cãi
này: đồng tính luyến ái là thuật ngữ chỉ những biểu hiện rõ rệt về tình trạng mơ hồ
(phân vân trong việc xác định giới tính)và lệch chuẩn về giới tính qua cách phục
trang, quan hệ tình cảm hoặc tình dục. Khái niệm trên sẽ là căn cứ để chúng tôi xem
xét các trường hợp văn chương liên quan giai đoạn trước Đổi mới 1986 - vốn rất đa
dạng, phức tạp và hồn tồn chưa có sự thống nhất cũng như đưa ra một hình dung
cụ thể về cụm từ “văn học đồng tính” (theo nghĩa là văn học viết về tình trạng và
nhân vật đồng tính).
- LGBT: thuật ngữ viết tắt của cụm từ Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender (đồng
tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới). Đây là cụm từ được đa phần cộng
đồng đồng tính trên thế giới công nhận và sử dụng trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Gần đây, một số tổ chức hoạt động vì người đồng tính cịn đề xuất thêm
hai kí tự “I” và “Q” sau chữ LGBT để cho đầy đủ hơn và phản ánh được sự đa
dạng của cộng đồng này (I: Intersexuality (tình trạng lẫn lộn giống), Q: Questioning
( Tình trạng chưa xác định giới tính)).

- Queer: Theo nguyên gốc, từ này ban đầu có nghĩa chỉ sự khác biệt, kỳ quặc (bao
hàm cả nét nghĩa của hai từ “strange” và “odd”, sau phái sinh dùng để chỉ những
người đồng tính nam (gay). Trong một số trường hợp,“queer” vẫn được dùng song
song với “gay” mà khơng có sự khác biệt. Ở Việt Nam, thuật ngữ này còn khá xa lạ,
chủ yếu mới được giới thiệu bởi số ít các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
giới và đồng tính. Trong Luận án, chúng tơi sử dụng cụm từ “ văn học queer” từ gợi
ý bài viết Văn học queer ở Việt Nam: hướng đến một dòng văn học thiểu sốcủa nhà

10


nghiên cứu Trần Ngọc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) với ý nghĩa chỉ bộ phận
văn học viết về tình trạng mơ hồ và lệch chuẩn về giới tính vô cùng đa dạng trong
đời sống và trong văn chương hiện đại. Theo đó, văn chương viết về đề tài đồng
tính (thường vẫn được gọi tắt là văn học đồng tính) khơng chỉ là thứ văn học được
viết bởi các tác giả thuộc cộng đồng LGBT, về các nhân vật trong con mắt của số
đơng là những kẻ bất tồn về bản sắc giới tính mà cần hiểu là một dòng văn học đặc
biệt bao quát tất cả những biểu hiện về “tình trạng mơ hồ và xu hướng lệch chuẩn
về giới tính” [35, 53], có thể có vơ vàn hình thức tồn tại, hoặc rõ rệt như quan hệ
tình dục đồng giới, hiện tượng giả nam/ giả nữ, hiện tượng bị thiến hoặc chỉ đơn
thuần là những xúc cảm đồng giới nhấn mạnh vào “tâm lý và mỹ quan thay vì vào
hành vi của sự kích thích, hấp dẫn cùng phái” [151,1]. Các thuật ngữ như “yếu tố
queer”, “lối đọc queer” cũng nằm trong trường nghĩa này, được mở rộng từ khái
niệm “văn học queer”.
- Cảm quan đồng tính (Homoeroticism): Đây là khái niệm chúng tôi mượn lại của
các nhà nghiên cứu đi trước (Nguyễn Quốc Vinh, Đỗ Lai Thúy) để mơ tả những
trường hợp khơng có dấu hiệu rõ ràng về luyến ái đồng giới (nhất là ở hành vi tình
dục), nhưng lại có biểu hiện tâm lý của dục cảm biến dị. Thuật ngữ này đặc biệt tỏ
ra hữu ích cho chúng tơi định danh, khoanh vùng các đối tượng nghiên cứu giai
đoạn trước Đổi mới, vốn thường ẩn sau một lớp ngụy trang uyển ước do vậy trở nên

mập mờ, khó hiểu khiến người xem bối rối.
- Homophobia: Thuật ngữ Homophobia vốn có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp
trong đó homos mang nghĩa là “đồng giống” và phobos là “sợ hãi, ác cảm”. Được
nhắc đến lần đầu tiên vào giữa những năm 1960 bởi George Weinberg – một nhà
tâm lý trị liệu người Mỹ khi ông quan sát được thái độ khó chịu của những bạn
đồng nghiệp đối với các bệnh nhân là người đồng tính luyến ái,Homophobia từ đấy
trở thành khái niệm chuyên dùng để minh thị nỗi sợ hãi, niềm ác cảm hoặc sự kỳ
thị đối với người đồng tính hay tình trạng đồng tính.

11


1.1.3. Một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án
1.1.3.1. Thuyết Lệch pha (Queer theory) hay học thuyết về sự giằng co giữa Kiến
tạo luận (Constructionism) và Bản chất luận (Essentialism)
Nếu như những nghiên cứu trên các lồi động vật cho thấy biểu hiện đồng tính
ở chúng là một giải pháp về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt
là giữa những con đực, thì ở lồi người, hành vi này phức tạp hơn nhiều. Những
phát hiện của ngành bào thai học đã chỉ ra rằng loài người, về mặt sinh học, vừa là
đồng giới vừa là dị giới. Mặc dù hiện tượng đồng tính luyến ái đã song tồn cùng
nhân loại từ rất lâu nhưng mãi đến thế kỷ XIX, việc nghiên cứu một cách nghiêm
túc để đưa ra những luận điểm khoa học về nó mới được tiến hành. Trong một thời
gian dài, những nhà nghiên cứu chia sẻ mối quan tâm đến chủ đề đồng tính đã tranh
cãi nhau gay gắt để ngã ngũ về định đề: đồng tính luyến ái là một căn tính tự nhiên
hay là sản phẩm của xã hội? Kết quả của những tranh luận này khơng chỉ hình thành
nên hai trường phái tư tưởng đối lập mà còn tạo tiền đề ra đời cho một học thuyết
mà sự đóng góp của nó vào lịch sử tính dục của nhân loại là khơng thể phủ nhận:
thuyết Lệch pha (Queer theory) (có nhiều tài liệu dịch là Đồng tính luận).
Cùng với khái niệm “bản dạng tình dục” (sexual identity) được Karl Heinrich
Ulrichs khởi xuất, những tranh luận về nguồn gốc của đồng tính luyến ái chính thức

châm ngòi cho sự phân rẽ thành hai thái cực quan điểm: những người đề xuất thuyết
bản chất, bênh vực ý kiến cho rằng sinh lý cùng sự khác biệt giới tính là do “Trời
sinh”, mang tính vĩnh cửu. Do đó, đồng tính cũng là một phần của bản chất tự nhiên
của cá nhân, không thay đổi được. Chỗ dựa của thuyết bản chất chính là những
cơng bố y khoa của các nhà di truyền học tại Mĩ (đại học Illinois, Chicago) và Ý
(đại học Padova) về tác nhân di truyền bên dòng họ mẹ và sự tham gia của những
chuỗi DNA trong bộ gene người. Xét về bản chất, sự khác biệt giữa yếu tính luận và
kiến tạo luận cũng rõ ràng như hai khái niệm giới tính và phái tính. Bản thân thuật
ngữ giới tính (mang phẩm chất sinh học) đã thể hiện tính bản chất luận của nó, và
như vậy, giới tính thứ ba nên/phải được thừa nhận bình đẳng với hai giới tính cịn
lại. Phái tính, ngược lại, sinh ra từ các phạm trù văn hóa, khơng chịu sự bó buộc của
12


các đặc tính sinh học bẩm sinh, thậm chí có lúc cịn gạt giới tính ra ngồi lề để chỉ
tn theo các quy chuẩn xã hội - nói như một định đề nổi tiếng của Simone de
Beauvoir: “On ne nait pas femme, on le devient”. Các nhà kiến tạo luận như M.
Foucault tỏ ra hoài nghi với cái gọi là bản sắc, bởi suy đến cùng, mọi thứ theo ông
đều do diễn ngôn quy định. Đến lịch sử - vốn vẫn là định lượng mang tính tin cậy,
bất biến trong quan điểm của số đông, cũng chỉ tồn tại qua các diễn ngôn. Oái oăm
hơn, ngay đến bản thân diễn ngôn cũng chỉ là sản phẩm của một giai đoạn, một thời
đại, một hồn cảnh xác định và có giới hạn. Trang bị nhãn quan giải cấu trúc ấy, có
thể nói rằng, cùng một hiện tượng, thời đại này gọi là đồng tính (với hàm ý khinh
miệt), thời khác lại xem như một biểu hiện bình thường của tính dục tự nhiên, thậm
chí cịn tơn vinh nó.
Bất chấp những quan điểm trái chiều, đồng tính luyến ái càng thách thức nhân
loại khi nó cùng một lúc, mang cả hai biểu hiện của giới tính và phái tính, tức vừa là
bản sắc vừa là kiến tạo. Bản sắc khi nó thuộc về bẩm sinh, kiến tạo trong trường
hợp nó được tạo ra từ những hồn cảnh đặc biệt mà ở đó xác lập sự độc tôn của đơn
giới: nhà tù, trại lính, trường nội trú, trường dịng, nhà tu kín, gánh hát…Ở những

mơi trường này, đồng tính được xem như một hành vi tập nhiễm. Thốt ly khỏi
hồn cảnh, đặc tính đồng tính (tập nhiễm) sẽ biến mất (trừ trường hợp hồn cảnh
khơng phải là ngun nhân mà chỉ là tác nhân mang tính gợi thức những yếu tố
đồng tính sẵn có bị “ngủ đơng”).
Tuy vậy,dựa trên lý do cho rằng thiên hướng tình dục là phức tạp, đa chiều
nên phần lớn học giả hiện đại vẫn thiên về quan điểm xem đồng tính là kết quả của
q trình lịch sử - xã hội, cụ thể là “sản phẩm của vô số các mã văn hóa và thế lực
chính trị khác nhau trong các giai đoạn khác nhau”. Với các lập thuyết mang tính
kiến tạo trong lĩnh vực đồng tính học, họ trở thành những đại biểu tiên phong của
trường phái Kiến tạo luận. Có thể kể ra một số tên tuổi lẫy lừng có nhiều cơng trình
liên quan đến quan điểm kiến tạo bản dạng giới này, tiêu biểu như: David M.
Halperin, Michel Foucault, Judith Butle, John D’Emilio...
Một trong những tuyên bố nổi bật của các nhà kiến tạo luận là tìm ra mối liên
hệ giữa đồng tính với chủ nghĩa tư bản, coi chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc sinh ra
13


đồng tính trong tư cách là một đặc tính xã hội. Ở cơng trình Chủ nghĩa tư bản và
đặc tính đồng tính, John D’Emilio đã đi từ các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư
bản (lao động tự do, sự biến động của cấu trúc gia đình hạt nhân làm tăng cường số
lượng cá nhân sống bên ngoài gia đình, sự “giải phóng” tình dục khỏi mục đích sinh
đẻ, ảnh hưởng của Thế Chiến II) để diễn giải về cái gọi là đặc tính đồng tính của
nhân loại. Trên cơ sở bác bỏ “huyền thoại về tình dục đồng giới vĩnh cửu” [144,
101], tác giả đã lần lượt chỉ ra một sơ đồ trỗi dậy của những người đồng tính, theo
đó, khi hệ thống lao động tự do phát triển như một hệ quả tất yếu của quá trình
phình rộng tư bản - tiền để tạo ra nhiều tiền hơn thì nó đồng thời tạo ra một sự
chuyển hóa sâu sắc trong mơ hình và chức năng của gia đình truyền thống: cá nhân
có xu hướng tách ra khỏi gia đình, gia đình khơng cịn là “đơn vị lý tưởng” cho sự
sản sinh ra các thế hệ nối tiếp do có một cuộc cách mạng ngầm về quan niệm tình
dục đối với sự sinh đẻ. Mặt khác, khi chiến tranh xảy ra, nó đã tách hàng triệu thanh

niên nam nữ- những người mà đặc tính tình dục chỉ vừa mới hình thành ra khỏi gia
đình, khỏi mơi trường tình dục khác giới của gia đình và ném họ vào hồn cảnh
thuần nhất về giới tính- như là trại lính, cơng xưởng, các hội nữ binh, tình nguyện
viên, các khu nhà ở cho nữ công nhân, nhà tù, trại tập trung...Chính tại những nơi
này, những người đã mang sẵn trong mình căn tính đồng tính sẽ có dịp gặp gỡ
những người giống họ, cịn những kẻ khác có được sự tự do tạm thời trong việc
khám phá những xúc cảm tình dục mới mẻ chưa từng trải nghiệm - họ trở thành các
đối tượng đồng tính cơ hội.
Nói tóm lại, mọi xác quyết đều hướng đến chỗ chỉ đích danh trách nhiệm, vai
trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự ra đời và phát triển ngày càng rộng rãi của hiện
tượng đồng tính luyến ái. Ơng cũng nói, sở dĩ nam giới đồng tính nhiều hơn nữ giới
vì chủ nghĩa tư bản đã lôi kéo nhiều đàn ông vào lực lượng lao động hơn phụ nữ,
đồng thời với mức lương cao hơn, đàn ông dễ dàng tạo dựng một cuộc sống cá nhân
độc lập với sự ràng buộc của giới tính khác trong khi phụ nữ“có vẻ như vẫn phụ
thuộc đàn ông về kinh tế”[144, 106]. Từ những phân tích ấy, J. Emilio cố gắng trả
lời cho câu hỏi tại sao chủ nghĩa tư bản, có cấu trúc khiến cho sự xuất hiện của đặc
14


tính đồng tính và sự hình thành của cộng đồng đồng tính đơ thị trở nên khả thi,
dường như khơng thể chấp nhận dung chứa cộng đồng đó trong lịng nó, biểu hiện
là nó ln tỏ thái độ thù địch, gạt họ ra ngồi lề và nhìn họ như những kẻ thiểu số?
Những tư tưởng trong bài viết của John D’Emilio cũng nhận được sự đồng
tình của người đồng nghiệp ở Paris là Michel Foucault khi ông này khẳng định:
“thiên hướng tình dục về thực chất là một “sáng chế” của các nhà nước hiện đại, của
cuộc Cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản”. Cũng chính Foucault - vốn
được biết đến như một nhà giải cấu trúc trứ danh - đã trùm ảnh hưởng của mình lên
ý hướng của các nhà lệch pha/đồng tính (queer) học khi ơng tun bố, tình dục là
một sản phẩm của diễn ngơn hơn là một điều kiện tự nhiên, nó chịu ảnh hưởng nặng
nề của các quan hệ quyền lực trong xã hội, chịu sự cấm đoán, ức chế lẫn sự cho

phép của các quan hệ đó đồng thời tạo ra những ý nghĩa mới cho hoạt động tình
dục. Tiếp thu tư tưởng của M. Foucault, các nhà lệch pha học nhìn giới tính trong
cái nhìn tương đối: khơng có cái bình thường lẫn cái bất thường, cái kỳ quái (nghĩa
phái sinh của từ “queer”) cũng chỉ là khái niệm ảo, cái gọi là “giới tính” hay “bản
sắc” chung quy lại cũng chỉ như một “sản phẩm hư cấu của văn hóa, một sự cách
điệu hóa được lặp đi lặp lại thường xuyên của thân thể” “lúc nào cũng ở trong tiến
trình được kiến tạo, một cái gì đang được hình thành” [77].
Khi mới xuất hiện lần đầu tiên tại Anh, Mỹ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, thuyết Lệch pha nhanh chóng được đón nhận và phổ biến rộng rãi, trở thành
tâm điểm giảng dạy trong các trường đại học cũng như chủ đề nóng của các tạp chí.
Mẹ đẻ của học thuyết - bà Teresa de Lauretis, được xem là trường hợp điển hình
cho sự chuyển tách từ chủ nghĩa nữ quyền sang một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn,
liên quan đến phong trào đấu tranh giải quyền lực nam giới. Ban đầu, thuyết đồng
tính chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của nó trong hai lĩnh vực đồng tính nam và
đồng tính nữ (Gay/lesbian Studies), về sau, cịn quan tâm tới cả Chuyển giới tính
học (Transgender Studies). Sự phát triển của thuyết Lệch pha chính là minh chứng
hùng hồn nhất cho vị thế áp đảo của các nhà kiến tạo luận với yếu tính luận, trước

15


hết vì nền tảng học thuyết này là các quan điểm mang tính kiến tạo về phái tính.
Những phát biểu của M.Foucault, Judith Butle, Susan S.Lanser có thể coi là “tun
ngơn mới” của Đồng tính luận trong giai đoạn phát triển của đợt sóng thứ ba này.
Nói tới các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Lệch pha học, không thể
không kể đến Annamarie Jagose - giảng viên cao cấp của Đại học Melbourne, tác
giả của cơng trình nổi tiếng Dẫn nhập lý thuyết lệch pha (Queer theory - An
introduction). Cơng trình này đã trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng trong
cơng tác nghiên cứu và tìm hiểu về đồng tính khơng chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà
đã lan ảnh hưởng sang cả các nước khu vực Á, Âu. Như tên gọi của nó, cơng trình

đưa ra cách hiểu khác về tình dục đồng tính cùng các bản dạng của nó thơng qua
thuật ngữ mang một nội hàm đa nghĩa “queer”, với quan niệm giản dị là “phạm trù
bao trùm về liên minh tự định danh tình dục bên lề văn hóa – một thứ mơ hình lý
thuyết mới ra đời đã ly khai khỏi thuyết đồng tính truyền thống” [146,1]
Tiếp thu quan điểm của các lý thuyết gia đồng tính học hiện đại phương Tây,
chúng tơi thấy rằng, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu vấn đề này về cơ
bản đã xác lập vị trí của một số học giả có những cơng trình dịch thuật hoặc phê
bình giá trị, đóng góp đáng kể cho ngành nghiên cứu còn khá non trẻ ở Việt Nam
mang tên Đồng tính học. Trần Ngọc Hiếu là một trong những học giả như vậy.
Những bài viết về văn học queer của tác giả có thể xem như một động thái của
người đi khai sơn phá thạch, đã đưa ra một cách hiểu cởi mở khác với quan điểm
xưa cũ có phần cứng nhắc về khái niệm văn học đồng tính và rộng hơn là văn học
queer. Cách hiểu này đã giúp chúng tôi mạnh dạn đề xuất câu trả lời cho những
trường hợp văn học quá khứ tưởng chừng hồn tồn xa lạ với chuyện tình cảm đồng
giới của con người (tình bạn của những giáo khổ trường tư trong tiểu thuyết Sống
mòn của Nam Cao giai đoạn đêm trước Cách Mạng, tình đồng đội giữa những
người lính trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc qua trang viết của tác giả Vũ Bão...)

16


1.1.3.2. Phê bình nữ quyền đồng tính luyến ái - luận thuyết của thiểu số và cho thiểu số
Như đã nói, chủ nghĩa nữ quyền và đồng tính luận có mối quan hệ vơ cùng
khăng khít. Phong trào nữ quyền diễn ra sôi nổi vào giữa những năm 1970 được
xem là khởi nguồn nảy sinh của ngành đồng tính nam và đồng tính nữ tại các nước
phát triểnnhư Anh, Mỹ...Một số lý thuyết gia vốn xuất thân từ phong trào đấu tranh
này đã chủ động chuyển hướng nghiên cứu sang lĩnh vực đồng giới như một cách
kháng cự khác của người nữ. Họ - cùng chủ trương tư tưởng nữ quyền “thách thức
điều mọi người đều biết về tính dục, dục tính, giới tính, sự song hành và đối nghịch
của nữ và nam, đồng tính và dị tính, đàn bà và đàn ông” [57, 220]- đã mở đường

cho sự phát triển của lý thuyết nữ quyền đồng tính hiện nay.
Phê bình nữ quyền trái với ảo tưởng và ngộ nhận về nó, khơng bó hẹp phạm vi
nghiên cứu nữ tính và phái tính như bản chất nguyên thủy cơ bản của người nữ mà
quan tâm nhiều hơn đến cấp độ biểu hiện của hai yếu tố này. Phê bình nữ quyền
xuất phát từ lĩnh vực văn chương nên nó cũng chú ý đến những cạnh khía đặc trưng:
cơ thể, sự thể hiện tâm hồn người nữ(viết nữ). Cơ sởtriết học củaphê bình nữ quyền
chính là tư tưởng của Jacques Lacan - vốn là một nhánh của phân tâm học. Triết gia
kiêm nhà tâm lý này có xu hướng trở về với cái gốc ban đầu của phân tâm học cổ
điển nhưng thay vì giải thích các hiện tượng trên cơ sở lâm sàng, ông lấy ngôn ngữ
làm điểm tựa. Kết hợp giữa phân tâm học và ngôn ngữ học cấu trúc,Lacan chỉ ra sự
bất tồn của giới nữ chính là nguyên nhân thúc giục họ phản kháng để đòi được
quyền làm chủ cơ thể của mình (tự do phơ diễn, buông thả). Các nhà nữ quyền đã
xuất phát từ phân tâm học Lacan để phản đối lại chính Lacan bằng cách chứng minh
cho thế giới thấy phụ nữ hoàn toàn tự chủ về tiếng nói và thân thể.
Mảnh đất tự do, tự trị nữ quyền chính là nơi khơng giới hạn quyền phơ diễn
khối lạc dục vọng của người nữ. Thậm chí, họ cho rằng, càng những ham muốn có
vẻ phi chuẩn mực, trái tự nhiên càng có giá trị khiêu chiến mạnh mẽ với chủ nghĩa
nam quyền cùng các áp chế của nó. Đó là cơ sở lý tưởng để những nhà nữ quyền
đồng tính luyến ái cơng khai lên án tình dục dị tính như một “chế độ chính trị trong đó nam giới phủ định tính dục của nữ giới, buộc phụ nữ phải tiếp nhận tính
dục của mình, hạn chế và ngăn cản những hành động nhục thể của phụ nữ, biến họ

17


thành món hàng trao đổi giữa nam giới với nhau” [45,7]. Họ định nghĩa: “Đồng tính
là dục vọng hướng tới giới tính của mình, đồng thời cũng là dục vọng đối với điều
gì khác khơng được bao hàm. Dục vọng, đó chính là sự chống lại cái chuẩn mực”,
“Đồng tính nữ là nền văn hóa qua đó người ta có thể chất vấn về mặt chính trị với
xã hội dị tính về những phạm trù tính dục, về ý nghĩa của định chế về sự lệ thuộc cá
nhân trong hôn nhân đã áp đặt lên người phụ nữ nói riêng” [45, 8]

Vốn là một trong ba loại hình cơ bản của thuyết phê bình nữ quyền, phê bình
nữ quyền đồng tính luyến ái thực tế là một nhánh phái sinh của phê bình nữ quyền
da đen. Nó nở rộ vào giai đoạn cao trào của chủ nghĩa nữ quyền trong văn học, bắt
đầu từ các nước phát triển ở phương Tây rồi lan rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới. Kế
thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà phê bình nữ quyền da đen, khơng thành
kiến, chống đối với dị tính luyến ái (biểu hiện cực đoan thường thấy ở phái phê bình
nữ quyền da trắng), phê bình nữ quyền đồng tính luyến ái chủ yếu “lên án sự ràng
buộc của nam quyền quy định hành vi tính dục nữ chỉ được có một dạng thức là dị
tính có lợi cho họ, không tôn trọng sự lựa chọn khác của phụ nữ có khi do hồn
cảnh sống đặc thù, hoặc là do “trời sinh” ra như vậy” [ 59, 209].
Một vướng mắc lớn là xác định nội hàm của khái niệm “nữ đồng tính luyến
ái” thế nào để chấm dứt sự tranh cãi về việc có nên đánh đồng hành vi giao hoan
với “nhiều hình thức tình cảm mãnh liệt vốn có giữa phụ nữ với nhau như cùng chia
sẻ nội tâm phong phú, liên kết nhau để chống lại những bạo quân nam quyền, cho
và nhận những giúp đỡ vật chất và ủng hộ nhau về chính trị”[59,210] hay không. Sự
tranh luận vẫn chưa đi đến hồi kết mặc dù sau đó một đại biểu của nhóm “nữ quyền
mới” là Lillian Faderman đã đưa ra một giải pháp mang tính chiết trung: “Nữ đồng
tính luyến ái miêu tả một loại quan hệ tình cảm yêu mến mãnh liệt giữa hai phụ nữ,
ít nhiều có thể có hoặc cơ bản khơng có quan hệ tính dục. Cùng u q nhau làm
cho hai người dùng đại bộ phận thời gian chung sống và cùng sẻ chia phần lớn nội
dung của đời sống” [59, 210].

18


Để củng cố vị trí của mình trong “đại gia đình” nữ quyền luận, phê bình nữ
quyền đồng tính luyến ái mặt khác vẫn không ngừng sưu tầm, khai quật, tổng kết
lịch sử trỗi dậy của văn học nữ đồng tính với mong muốn xóa bỏ những thiên kiến,
cơng kích đã tồn tại dai dẳng và xác lập một vị thế ngang hàng, bình đẳng với các
chị em của nó.

Mượn lời của Shernysevsky như một tạm kết mở ra mối quan hệ giữa lý
thuyết với thực tế, rằng: “Nếu chưa có lý luận về đối tượng thì ý niệm về lịch sử của
nó cũng khơng có được”[59, 211], thiết nghĩ, trong q trình nghiên cứu tiến trình
văn xi Việt Nam về đề tài đồng tính, những kiến giải của phê bình nữ quyền đồng
tính luyến ái sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn đối chiếu hợp lý, nhất là với mảng truyện
đồng tính nữ hiện nay. Đặc biệt đó cũng là cơ sở để chúng tôi xem xét một số
truyện ngắn giai đoạn trước 1986 có đề cập đến mối quan hệ nữ giới theo cách định
nghĩa của Lillian Faderman (như tác phẩm Bố con là đàn bà của tác giả Vũ Bão và
một số truyện ngắn của Trần Vũ chẳng hạn).
1.1.3.3. Đồng tính dưới con mắt của Phân tâm học cổ điển
Được coi là một trong ba hiện tượng khoa học làm nên những bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử tiến bộ của nhân loại, học thuyết Phân tâm do S.Freud khởi xướng
từ cuối thế kỷ XIX từ khi ra đời đã gây những chấn động mãnh liệt trong dư luận và
trở thành một thứ công cụ lý luận đắc lực cho nhiều ngành khoa học cho tới tận
ngày nay.Nghiên cứu trên một loại đối tượng khác biệt, ngay từ năm 1905, trong
cơng trình Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục, S. Freud đã dành khơng ít sự quan tâm
cho những người đồng tính. Ơng xếp họ vào những ca lệch lạc về tính dục, cụ thể là
lệch lạc liên quan đến đối tượng tình dục. Ơng cũng lưu ý về cách định danh hiện
tượng này. Thay vì gọi bằng khái niệm homosexual (đồng tính luyến ái), ơng ưa
thích gọi bằng inversion (nghịch đảo giới tính) hơn. Các thuật ngữ ơng dùng để chỉ
đối tượng trong nhóm này như nghịch giới tuyệt đối, nghịch giới lưỡng tính, nghịch
giới cơ hội đều được gọi ra dựa trên những khuynh hướng dục năng libido của họ.

19


×