Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

(Luận án tiến sĩ) chính sách đối với đông nam á của chính quyền tổng thống barack obama (2009 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HỒNG TÚ LINH

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG NAM Á
CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG
BARACK OBAMA (2009 - 2016)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HỒNG TÚ LINH

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG NAM Á
CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG
BARACK OBAMA (2009 - 2016)
Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Mã số: 62 31 50 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS Phạm Quang Minh



Hà Nội - 2016
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan. Những kết
quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong Luận án này đều được
chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn thực nghiệm khoa học của Luận
án đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục đồng ý cho phép.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tác giả Luận án

Phạm Hoàng Tú Linh

3


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được Luận án “Chính sách đối với Đơng Nam Á của
Chính quyền Tổng thống Barack Obama”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều Thầy/Cơ. Những dịng đầu của Luận án, tơi xin dành để bày tỏ lịng biết
ơn của mình.
Lời đầu tiên tơi xin chân thành cám ơn Thầy giáo, PGS. TS Phạm Quang
Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQGHN đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ, hướng dẫn để tơi có thể hồn thành Luận án này.
Xin được gửi lời cám ơn đến Thầy giáo, TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng Khoa

chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao; Cơ giáo PGS. TS Nguyễn Thu Mỹ,
Nguyên Viện phó Viện nghiên cứu Đông Nam Á và tất các các thầy cô giáo
trong Khoa Đông Phương học, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đã
giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng cơ bản cũng như nâng
cao cho tôi trong suốt ba năm học vừa qua, giúp tơi có cơ sở vững chắc để thực
hiện Luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư
viện Học viện Ngoại giao đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc tìm kiếm nguồn tài
liệu quý giá. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những
người thân đã ln động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình tơi thực hiện Luận án của mình.

Tác giả Luận án

Phạm Hồng Tú Linh

4


MỤC LỤC
TRANG BÌA…….………………………………………………………………………………..……………..…...…………………………………….…………

1

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………………………..……………………….………………

3

LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………..………...……………………………………….………………


4

MỤC LỤC…….………………………………………………………………………………..……………..…...…………………………………….………………

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………….……………………………………………..………………………………….………….…………

7

DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………..…………..…..……………………………………….…………

10

MỞ ĐẦU……….…………………………………………………………………………………………………..……………..……………………….………………

11

1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………………..……………..……………………….………………

11

2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………..……………..……………………….……………….........

13

3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………………..……………..……………………….……………….......

13


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………..……………..……………………….……………….......

14

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………..……………..……………………….……………….......

14

6. Đóng góp mới của Luận án……………………………………………………………..……………..……………………….………………......

15

7. Bố cục của Luận án……………………………………………………………..……………..……………………….………………............................
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG NAM
Á CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG B. OBAMA
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………………..........……..………….……..…...................................

16

1.1.1. Ở nước ngoài……………………………………………………………..........……..………….……..…........................................................................

17

1.1.2. Ở trong nước……………………………………………………………..........……..………….……..…........................................................................

23

1.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài..……………..................................................................................
1.2.1. Những vấn đề khoa học đã được giải quyết…..…………………..………..…………………..…....………....................


26

17
17

26

1.2.2. Những vấn đề mới liên quan tới luận án sẽ được tập trung nghiên cứu…..…....……….........

27

Tiểu kết Chương 1………….……....…..…………………..………..…………………..…....……….....................................................................................

30

Chương 2: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG NAM Á
CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG B. OBAMA
2.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………..........……..………….……..…...........................................................................

31

2.1.1. Học thuyết đối ngoại mới của B. Obama …………..……………........................................................................................

31

2.1.2. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời B. Obama………..………....................................

40

2.1.3. Chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền B. Obama……………………..................................


43

2.2. Cơ sở thực tiễn ………….……....…..…………………..………..…………………..…....………..................................................................................

53

2.2.1. Tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chính sách xoay trục của Mỹ..................... ………

53

2.2.2. Tình hình Đơng Nam Á cuối thập niên thứ nhất thế kỷ XXI…………………........................................

54

2.2.3. Sự bất cập của chính sách Đơng Nam Á của Mỹ trước 2009…………………........................................

60

Tiểu kết Chương 2………….……....…..…………………..………..…………………..…....……….....................................................................................

62

5

31


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ CÁC HƯỚNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI ĐƠNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN B. OBAMA

3.1. Nội dung chính sách Đơng Nam Á của chính quyền Tổng thống B. Obama ……...

63

3.1.1. Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á …………….…………..............................................................................................

63

3.1.2. Giải pháp triển khai thực hiện chính sách Đơng Nam Á …………………………….……………………...

64

3.2. Các hướng triển khai chính sách ………………….…………………………………………………………………...…..……….

71

3.2.1. Đẩy mạnh hợp tác tồn diện với ASEAN ……………….…………………………..........................................................

71

3.2.2. Thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á…................................................................................................

82

3.2.3. Can dự vào vấn đề Biển Đông ………………………………………………………………………………………..…..………........

91

3.2.4. Đối phó với một Trung Quốc đang “trỗi dậy” ………………………………………………………..…..………........


95

3.2.5. Lôi kéo các nước ASEAN tham gia TPP …………………………………………..…..………..........................................

96

Tiểu kết Chương 3………….……....…..…………………..………..…………………..…....………....................................................................................

99

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG NAM Á
CỦA CHÍNH QUYỀN B. OBAMA
4.1. Đánh giá chính sách Đơng Nam Á của chính quyền Tổng thống B. Obama

100

63

100

4.1.1. Một số đặc trưng cơ bản trong chính sách Đơng Nam Á của chính quyền Tổng
thống B. Obama.………...... ……….……....…..…………………..………..…………………..…....………................................................................................

100

4.1.2. So sánh chính sách của chính quyền B. Obama với G. W. Bush………………………….................

104

4.2. Thành tựu và hạn chế trong chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á ……….................


107

4.2.1. Thành tựu của chính sách đối với Đơng Nam Á dưới thời Tổng thống B. Obama

107

4.2.2. Hạn chế của chính sách đối với Đơng Nam Á dưới thời Tổng thống B. Obama

112

4.3. Tác động của chính sách Đơng Nam Á dưới chính quyền Tổng thống B. Obama

114

4.3.1. Đối với Mỹ………….……....…..…………………..………..…………………..…....………...........................................................................................

114

4.3.2. Đối với ASEAN………….……....…..…………………..………..…………………..…....………...........................................................................

116

4.3.3. Đối với quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á…………………………………………..…..……….............................................

119

4.3.4. Đối với Việt Nam ……….……....…..…………………..………..…………………..…....………..........................................................................

125


4.4. Triển vọng của chính sách Đơng Nam Á của Mỹ hậu Obama………………………………….......

135

4.4.1. Cơ hội của chính sách đối với Đơng Nam Á thời hậu Obama …………………………….…………..

135

4.4.2. Thách thức của chính sách Đông Nam Á thời hậu Obama ………….……....…..…………………..…....

137

4.4.3. Các kịch bản về chính sách Đơng Nam Á thời hậu Obama…………………………..............................

141

Tiểu kết Chương 4……….……....…..…………………..………..…………………..…....……….........................................................................................

144

KẾT LUẬN ………………………………………………….………..………………………………………………........................................................................

145

CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………….…………....

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….…………………………………………………….………………….………..


153

PHỤ LỤC………………………………………….……………………………………….…………………………………………………………………………….

160

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Việt
CA-TBD

Châu Á - Thái Bình Dương

CHDCNH

Cộng hịa dân chủ nhân dân

CQ TT

Chính quyền Tổng thống

CTQG


Chính trị Quốc gia

ĐNA

Đơng Nam Á

KHXH

Khoa học xã hội

NXB

Nhà xuất bản

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Tổng thống

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Asean Community


Cộng đồng ASEAN

Tiếng Anh
AC

ASEAN Defense Ministers Hội nghị Bộ trưởng Quốc
ADMM+

phòng ASEAN mở rộng

Meeting Plus

Australia, New Zealand, Khối hiệp ước quân sự Úc ANZUS

United

Security New Zealand - Mỹ

States

Treaty
Asia-Pacific

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

APEC

Cooperation

Châu Á-Thái Bình Dương


ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông
ASEAN

Asian Nations

Nam Á

ASEAN+1

ASEAN and China

ASEAN + Trung Quốc

ASEAN and Japan, Korea ASEAN + Nhật Bản, Hàn
ASEAN+3

Bilateral
BIT
BTA

Quốc và Trung Quốc

and China


Investment Hiệp định đầu tư song

Agreement

phương

Bilateral Trade Agreement

Hiệp định thương mại song
phương
7


Brasil,

India, Các quốc gia công nghiệp

Russia,

BRICs

China, South Africa

COC

Code of Conduct in the Quy tắc Ứng xử của các bên

hóa mới phát triển
ở Biển Đông


South China Sea

Center for Strategic and Trung

tâm

Nghiên

cứu

CSIS

International Studies

DOC

Declaration of Conduct in Tuyên bố Ứng xử của các

Chiến lược quốc tế

the South China Sea

bên ở Biển Đông

EAS

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông Á


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

Foreign Military Finance

Chương trình tài chính qn

FMF

sự nước ngồi

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

GNP

Gross National Product


Tổng sản phẩm quốc dân

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

General

of Quy chế ưu đãi thuế quan

System

GSP

Preferences

phổ cập

G20

Group of 20

Nhóm G20
Military Chương trình giáo dục và

International
IMET


Education and Training
International

IMF

đào tạo quân sự quốc tế

Moneytary Quỹ Tiền tệ quốc tế

Fund
International

Traffic

in Quy định về bn bán vũ khí

ITAR

Arms Regulation

quốc tế

IS

Islamic State

Nhà nước Hồi giáo

Lower Mekong Initiative


Sáng kiến hợp tác hạ nguồn

LMI

sông Mê kông
River Ủy hội sông Mê Kông

Mekong
MRC

Commission
North

NATO

Organization
Newly

NIC

Atlantic

Treaty Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương

Industrialized Nước Công nghiệp mới

Country
8



Humanitarian Chương trình hỗ trợ thảm

Overseas
OHDACA

Disaster Assisstance and họa nhân đạo và viện trợ
Civic Aid appropriation
Permanent Normal Trade Quy chế Thương mại bình

PNTR

thường vĩnh viễn

Regulation

Security Sáng kiến an ninh chống phổ

Proliferation
PSI

biến

Initiative

Comprehensive Cơ chế đối tác kinh tế toàn

Regional
RCEP


Treaty
TAC

diện khu vực

Economic Partnership
of

Amity

and Hiệp ước Thân thiện và Hợp

Cooperation in Southeast tác khu vực Đông Nam Á
Asia
Trade

TIFA

mại và đầu tư

Framework Agreement
Trans-Pacific

TPP

Investment Hiệp định khung về Thương
Parternship Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương


Agreement
Transatlantic

Trade

and Hiệp định thương mại tự do

TTIP

Investment Partnership

xuyên Đại Tây Dương

UN

United Nations

Liên Hiệp Quốc

United Nations Convention Công ước của Liên hợp quốc
UNCLOS

on the Law of the Sea

về Luật biển

United States Agency for Cơ quan phát triển quốc tế
USAID

International Development Mỹ


USD

United States dollar

Đồng đô la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế

WTO

giới

9


DANH MỤC BẢNG

1.

Hình 2.1


Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ

35

2.

Bảng 2.1

Ý nghĩa của quyền lực

38

3.

Bảng 4.1

Quan hệ đối tác kinh tế của Mỹ với ASEAN

110

10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ muốn nhấn mạnh vị thế
lãnh đạo tồn cầu. Có thể nói, sau sự kiện 11/09/2001, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn
cầu, chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực CA - TBD. ĐNA là khu vực có vị trí địa
chiến lược quan trọng trong bàn cờ chính trị quốc tế, và là một mắt xích trung tâm trong
chiến lược CA - TBD của Mỹ, nên khu vực này cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh chiến

lược toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, sự sa lầy của Mỹ ở Iraq và Afghanistan trong cuộc
chiến chống khủng bố đã làm “xao nhãng” phần nào sự chú ý của Mỹ đối với ĐNA.
Sau khi trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ vào ngày 20/01/2009, CQ
TT B. Obama đã thực hiện chiến lược “tái cân bằng” hay còn gọi là chiến lược “xoay
trục châu Á” với trọng tâm là khu vực ĐNA nhằm gia tăng sự can dự nhiều hơn của
Mỹ vào khu vực này, đảm bảo những lợi ích chiến lược của Mỹ nơi đây, đồng thời duy
trì ảnh hưởng vốn có của họ trước sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc.
Quan tâm đến ĐNA, CQ TT B. Obama coi trọng những lợi ích cốt lõi của khu
vực này. Trước hết là lợi ích kinh tế, ĐNA nổi lên là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế
năng động bậc nhất thế giới với mức trung bình 4,6% (2015) và 5,2% (2016), quốc gia
tăng trưởng đứng đầu là Singapore và Philippines [29, tr.59-63]. Cùng với nền văn hóa đa
dạng giàu bản sắc, dân số trẻ và đông 625 triệu người (2015) [23, tr.29], giàu tài nguyên
thiên nhiên, có vị trí địa chiến lược quan trọng trong bàn cờ địa chính trị khu vực nói riêng
và quốc tế nói chung. Những yếu tố này đã giúp cho ĐNA trở thành điểm hội tụ và là nơi
tranh giành của các cường quốc khu vực và trên thế giới như EU, Trung Quốc, Nga, Nhật
Bản, Anh. Họ đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ
lợi ích của mình ở ĐNA. Điều này đã trở thành nguy cơ đe dọa đến vị thế số một của Mỹ
tại khu vực trong bối cảnh trung tâm quyền lực của thế giới đang dần dịch chuyển từ khu
vực châu Âu - Đại Tây Dương sang CA - TBD và Đông Á trong thế kỷ XXI.
Về lợi ích chiến lược, khu vực ĐNA lại càng trở nên quan trọng đối với các lợi
ích chiến lược của Mỹ. ĐNA khơng chỉ là nơi Mỹ có quan hệ đồng minh truyền thống
với nhiều nước ASEAN như Philippines và Thái Lan, có quan hệ khá tin cậy và chặt
chẽ với Singapore và quan hệ tồn diện với Malaysia, Indonesia và Việt Nam mà cịn
là khu vực địa chiến lược, có khả năng duy trì và kết nối các quan hệ kinh tế quốc tế,
đồng minh của Mỹ từ Đông Bắc Á đến ĐNA, tạo cho Mỹ thế gọng kìm, kiểm sốt địa
chính trị Đơng Á - CA-TBD. Những lợi ích cũng như sự ràng buộc lẫn nhau giữa Mỹ
với các quốc gia trong khu vực ĐNA, khó có thể làm Mỹ “xao nhãng” khu vực này.
11



Đặc biệt, là khi Mỹ có lợi ích chiến lược ở Biển Đông, eo biển Malacca và biển
Andaman cả về địa kinh tế và chiến lược an ninh quốc phòng.
Trong lợi ích an ninh qn sự, Biển Đơng là một mắt xích trọng yếu trong hệ
thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, chạy dài từ vịnh Persic đến bán đảo Triều
Tiên, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở
phía Đơng cũng như duy trì quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở khu vực ĐNA.
Điều quan trọng hơn cả là sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc và hành
động quyết đoán của họ trong các vấn đề khu vực và thế giới, mà điển hình là vấn đề
Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như những ảnh hưởng kinh tế, chính trị tăng nhanh
của Trung Quốc ở ĐNA, nhất là các nước ĐNA lục địa và sự hình thành các cơ chế
hợp tác, liên kết Đơng Á khơng có Mỹ tham gia như ASEAN+3, Hợp tác Đơng Bắc Á,
Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP)...trong đó có vai trị nổi trội của
Trung Quốc, điều này tạo ra thách thức lớn đối với việc duy trì lợi ích chiến lược, lợi
ích kinh tế và lợi ích giá trị của Mỹ ở khu vực CA - TBD mà trước hết là ĐNA. Chính
vì vậy, CQ TT B. Obama đã thực hiện chính sách “xoay trục châu Á” với trọng tâm là
khu vực ĐNA nhằm đảm bảo những lợi ích của Mỹ nơi đây và góp phần kiềm chế sự
hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Với việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại ĐNA, CQ TT B. Obama càng
phải tính đến vai trị “lãnh đạo” của mình tại đây. Mỹ cho rằng, một chiến lược tổng
thể đối với châu Á là không đầy đủ nếu khơng có một chính sách bền vững và rõ ràng
đối với khu vực ĐNA, đặc biệt là ASEAN. Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) là
một tổ chức bao gồm nhiều quốc gia quan trọng của CA - TBD để ý tới và cạnh tranh
với nhau, và Mỹ không thể nhường lại hoặc coi nhẹ những lợi ích cơ bản của mình tại
khu vực có tính chất chiến lược này.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ĐNA đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ và sự ổn
định trong khu vực cũng như chiến lược an ninh tồn cầu của Mỹ. CQ TT B. Obama
có nhiều mối quan tâm lớn tại khu vực ĐNA và ông sẽ tìm kiếm những biện pháp tối
ưu để can dự sâu hơn vào khu vực này. CQ TT B. Obama quan tâm đến ĐNA hơn rất
nhiều so với các chính quyền trước và có cách tiếp cận mang tính đa chiều, xuất phát
khơng chỉ từ lợi ích truyền thống về dân chủ, nhân quyền, mà còn cả về địa chiến lược,

địa chính trị và địa kinh tế. Vì lẽ đó, ĐNA đã trở thành mảnh đất thử nghiệm tốt cho
chính sách “sức mạnh thông minh” [108, tr. 67-69].
Chiến lược quay trở lại ĐNA của CQ TT B. Obama diễn ra trong bối cảnh
Trung Quốc đang có các hành động căng thẳng thơng qua việc địi hỏi chủ quyền phi
lý và có các hành động bành trướng đơn phương trên Biển Đông bằng việc đưa ra yêu
12


sách: đường lưỡi bị (nhằm kiểm sốt 85% vùng biển này vào ngày 8/5/2009), coi Biển
Đơng là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc (2010), thành lập thành phố Tam Sa (7/2012).
Điều này đã góp phần làm cho tình hình chính trị, an ninh ở ĐNA và khu vực Biển
Đơng ngày càng trở nên phức tạp và làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ
ở khu vực này trong thời gian tới. Chiến lược trở lại CA - TBD mà khu vực ĐNA là
“trọng tâm” của Mỹ cũng đã tác động trực tiếp đến Việt Nam. Bởi sau khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao (28/7/1995), quan hệ Việt - Mỹ có những bước phát triển
mạnh mẽ trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học
kỹ thuật. Đặc biệt, sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới
Mỹ (7/2013), chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (7/2015), và chuyến
thăm của Tổng thống B. Obama đến Việt Nam vào ngày 23/5/2016 gần đây với hy
vọng quan hệ giữa hai nước sẽ nâng lên tầm “đối tác, hợp tác tồn diện”.
Với những lý do đó, tác giả cho rằng đề tài “Chính sách đối với Đơng Nam Á
của chính quyền Barack Obama (2009 - 2016)” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
thiết. Việc nghiên cứu chính sách này trong 2 nhiệm kỳ của CQ TT B. Obama có tính
thời sự cao, giúp cho giới lãnh đạo, các nhà chính trị, các học giả và người dân Việt
Nam, các nước ĐNA có những nhận thức sâu sắc về chiến lược đối ngoại của vị tổng
thống thứ 44 của nước Mỹ đối với khu vực, góp phần tạo nên những luận chứng, cơ sở
khoa học và thực tiễn vào việc hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại của các quốc
gia ĐNA và Việt Nam với Mỹ siêu cường số một thế giới, đối tác chính trị, an ninh,
quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật hàng đầu của khu vực trong thế kỷ XXI.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở những phân tích về lý luận và thực tiễn chính sách đối với ĐNA của
CQ TT B. Obama, Luận án làm rõ đặc trưng cơ bản và nội dung q trình triển khai
chính sách. Luận án còn đánh giá những tác động của chính sách đối với Mỹ, ASEAN
và Việt Nam; từ đó đưa ra một số dự báo về chính sách ĐNA của Mỹ trong tương lai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Luận án là:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama.
- Phân tích mục tiêu, những nội dung chính, biện pháp và tình hình triển khai
chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama.
- Đánh giá chính sách đối với ĐNA của CQ TT B. Obama và dự báo khả năng
điều chỉnh chính sách của Mỹ thời hậu Obama.
- Làm rõ những tác động của chính sách này đối với Việt Nam và khuyến nghị
chính sách.
13


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách ĐNA của Mỹ trong thời gian Tổng thống Barack Obama
nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ (2009 - 2016).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: khu vực CA - TBD nói chung với trọng tâm là khu vực ĐNA.
- Về thời gian: nghiên cứu chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama trong giai
đoạn từ đầu năm 2009 đến 2016.
- Nội dung: tập trung phân tích chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama và các
hướng triển khai chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự, đồng
thời phân tích tác động chính sách đối với Mỹ, ASEAN và Việt Nam và quan hệ Mỹ Việt trong một số lĩnh vực chủ yếu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên việc vận dụng quan điểm, đường lối chính

sách của Đảng cộng sản Việt Nam, phương pháp tiếp cận đất nước học, khu vực học
để nghiên cứu chính sách đối với ĐNA của CQ TT B. Obama. Luận án sử dụng một
cách chọn lọc các lý thuyết quan hệ quốc tế, từ đó phân tích chính sách đối ngoại của
Mỹ trong việc hoạch định chính sách đối với khu vực ĐNA và Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu quốc tế: Đây là phương pháp chủ đạo mà luận án sử
dụng; theo đó, tác giả đặt chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh chung của tình hình
thế giới, những xu thế chung của quan hệ quốc tế, từ đó phân tích các nhân tố tác động
vào việc hoạch định chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama (2009 - 2016).
- Phương pháp nghiên cứu kết hợp lịch sử với logic: Vận dụng quan điểm lịch
sử để nêu rõ tính kế thừa, đồng thời làm nổi bật những điều chỉnh trong quan điểm
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các quốc gia ĐNA. Mặt khác, nghiên cứu q
trình hoạch định chính sách của CQ TT B. Obama đối với ĐNA được đặt trong bối
cảnh lịch sử từ năm 2009 trở lại đây.
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Qua đó đem lại sự hiểu biết về hệ thống
các quan điểm, các khái niệm trong nhận định tình hình thế giới và khu vực, hệ thống
hóa về đường lối chính sách ĐNA của Mỹ, đồng thời phân tích chính sách của CQ TT
B. Obama đối với các quốc gia ĐNA trên một số lĩnh vực.
- Phương pháp dự báo: Nêu lên xu thế phát triển của tình hình thế giới trong
những năm tới dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy, từ đó đưa ra những đánh giá, dự
14


báo và triển vọng của việc hoạch định chính sách ĐNA của Mỹ trong tương lai. Đồng
thời, luận án đưa ra những khuyến nghị và những bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Phương pháp thống kê và so sánh: tác giả đã sử dụng phương pháp này để
tổng hợp, phân tích số liệu xuất nhập khẩu từ Mỹ sang các nước trong khu vực ĐNA
và các đối tác khác ở Bảng 4.1.
Trong đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng, tiếp cận và giải quyết các

vấn đề là phương pháp tiếp cận về đất nước học, khu vực học và phương pháp phân
tích chính sách của ngành khoa học chính trị. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các tài
liệu gốc như Chiến lược an ninh quốc gia, Thông điệp Liên bang dưới thời CQ TT B.
Obama qua lăng kính của các trường phái lý luận trong quan hệ quốc tế.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về mặt thực tiễn
Đóng góp quan trọng nhất về mặt thực tiễn của Luận án là trở thành nguồn tài
liệu tham khảo đối với cán bộ công tác trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng an ninh
và làm nguồn tư liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của
sinh viên chuyên ngành chính trị, lịch sử quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế.
6.2. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Trên cơ sở phân tích hệ thống chính sách ĐNA của Mỹ, Luận án góp phần
luận giải một cách khoa học và làm rõ bản chất chính sách ĐNA của CQ TT B. Obama
trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa-giáo dục.
- Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học đối với việc đánh giá sự chuyển dịch
trọng tâm chiến lược mới của Mỹ, chiều hướng chiến lược của Mỹ và tác động đối với
khu vực CA - TBD nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Trên cơ sở làm rõ chuyển biến trong tập hợp lực lượng giữa các trung tâm
quyền lực lớn trên thế giới, Luận án phân tích thời cơ và thách thức đối với các quốc
gia ĐNA, trong đó có Việt Nam và đưa ra những kiến nghị chính sách đối với Việt
Nam trong quan hệ với Mỹ và các đối tác lớn khác; làm rõ vai trị, vị trí của Việt Nam
trong chính sách ĐNA của Mỹ hiện nay.
- Luận án là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống
và tồn diện về cơ sở hình thành mục tiêu, nội dung và các hướng triển khai chính sách
của chính quyền B. Obama đối với ĐNA và có những đánh giá hệ quả, các tác động
của chúng. Đồng thời, Luận án đưa ra một vài gợi ý cho Việt Nam trong quan hệ ứng
xử với Mỹ và các bên liên quan.
15



7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được chia thành bốn chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu chính sách đối với Đơng Nam Á của
Chính quyền Tổng thống B. Obama;
Chương 2. Cơ sở hoạch định chính sách đối với Đơng Nam Á của Chính
quyền Tổng thống B. Obama;
Chương 3. Nội dung và các hướng triển khai chính sách đối với Đơng Nam
Á của Chính quyền Tổng thống B. Obama;
Chương 4. Nhận xét và đánh giá chính sách đối với Đơng Nam Á của
Chính quyền Tổng thống B. Obama.

16


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐƠNG
NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG B. OBAMA
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sau khi lên cầm quyền
(2009 - 2016) đã đưa ra một chính sách đối với CA - TBD mà trọng tâm là khu vực
ĐNA với tên gọi “xoay trục” (pivoting). Đây là một trong những đề tài cấp thiết, được
giới nghiên cứu quan hệ quốc tế và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới rất chú
ý quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1. Ở nước ngoài
Trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chính
sách đối ngoại trong các thời kỳ lịch sử, trong đó bao gồm cả chính sách của Mỹ đối
với CA - TBD nói chung và ĐNA nói riêng.
Theo GS Joseph Nye của Đại học Havard, từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ và là tác giả cuốn sách The future of power (Tương lai quyền lực) đã nhận
định: “Ngay từ năm 1750, CA - TBD đã chiếm 3/5 dân số thế giới và 3/5 GDP toàn

cầu và đến năm 2050 châu lục này sẽ trở lại về với địa vị vốn có của nó cách đây 300
năm” [113, tr. 19-27]. Trong tác phẩm của mình, Joseph Nye đã nhấn mạnh tầm quan
trọng cũng như lợi ích của Mỹ gắn bó chặt chẽ với khu vực CA - TBD. Mỹ là một
quốc gia Thái Bình Dương nên sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này là hợp logic và
Tổng thống B. Obama đang dốc toàn lực để đảm bảo và duy trì sự lãnh đạo đối với
khu vực này và toàn thế giới. Tuy nhiên, Nye chưa đi sâu phân tích những lợi ích cốt
lõi của Mỹ ở khu vực này.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã hai lần khẳng định vị thế của khu vực CA TBD đối với lợi ích quốc gia của Mỹ trong bài phát biểu “America’s Pacific Century”
(Thế kỷ Thái Bình Dương) tại Trung tâm Đông Tây, Hawaii ngày 10/11/2011 và dự
báo: “Tương lai của Mỹ gắn kết chặt chẽ với tương lai của CA - TBD”, “châu Á rất
quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ, sự tham dự của Mỹ là cần thiết đối với
tương lai của châu Á. Khu vực này mong muốn chúng ta tham gia lãnh đạo và cùng
kinh doanh”[99, tr. 19-20]. Bài viết này được coi là tuyên ngơn cho chính sách quay
trở lại ĐNA của CQ TT B. Obama.
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đã có nhiều cơng trình khoa học, sách
tham khảo tiêu biểu có những cuốn có tính chất kinh điển như Diplomacy (Chính sách
ngoại giao) của Henry Kissinger do Nxb Simon & Schuster phát hành năm 1994;
Does America Need a Foreign Policy? Toward a Diplomacy for the 21 century (Liệu
Mỹ có cần một chính sách đối ngoại? Hướng tới một nền ngoại giao cho thế kỷ 21)
17


của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Simon & Schuster phát hành năm 2002; Grand
chessboard (Bàn cờ lớn) của Zbigniew Brzezinski do Nxb Basic Books phát hành năm
1997. Đây đều là những cuốn sách tiêu biểu nhất, thể hiện tư duy hiện thực của những
nhà hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Trong cuốn Does America Need a
Foreign Policy? Toward a Diplomacy for the 21 century của Henry Kissinger, nguyên
cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trưởng Bộ ngoại giao dưới thời Nixon và Ford, đã phác
họa một bức tranh đầy tính hiện thực về những cơ hội và thách thức đối với nước Mỹ
trong một thế giới với những thay đổi hết sức sâu sắc do tác động hai mặt của tồn cầu

hóa. Đi theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, Kissinger nhấn mạnh những khái
niệm cốt lõi như lợi ích quốc gia, cân bằng chiến lược trong quan hệ quốc tế. Kissinger
cho rằng mặc dù Mỹ có những ưu thế vượt trội về sức mạnh kinh tế, quân sự nhưng
nước này cũng cần có một chiến lược dài hạn trong một thế giới đang biến chuyển
nhanh chóng. Với tư tưởng hiện thực, cân bằng chiến lược của Kissinger thể hiện
trong chiến lược củng cố liên minh với các đồng minh và đối tác chiến lược tại CA TBD.
Đặc biệt, trong cuốn sách American Foreign Policy: The Dynamics of Choice in
the 21st Century (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong
thế kỷ XXI) do Bruce W. Jentleson chủ biên xuất bản năm 2000, đây là cơng trình
nghiên cứu sâu sắc về nước Mỹ và về các chính sách; các quan hệ đối ngoại của Mỹ
với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ tập trung phân
tích chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ của Tổng thống Bill Clinton trở về trước.
Nghiên cứu công trình này, tác giả có cái nhìn đối sánh về chính sách đối ngoại của
Mỹ từ các đời Tổng thống trước cho đến nay.
Một trong những cuốn sách bàn về thế và lực, chính sách đối ngoại của CQ TT
B. Obama là tác phẩm của học giả James Mann, với nhan đề The Obamians: The
Struggle Inside the White House to Redefine American Power (Chính quyền Obama:
Cuộc chiến bên trong Nhà Trắng để xác định lại sức mạnh Mỹ) xuất bản ngày
14/7/2012. Mann phân tích việc Obama chủ trương từ bỏ cách tiếp cận đơn phương
của CQ TT G. W Bush, đề cao tính đa phương và hịa giải trong giải quyết các vấn đề
quốc tế. Mỹ sẽ từ bỏ cách thức tập hợp lực lượng theo tiêu chí đi với Mỹ hoặc chống
lại Mỹ mà CQ TT G.W Bush đã áp dụng một thời gian dài sau vụ khủng bố 11/9/2001,
đồng thời sẽ thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước, thậm chí cả với các nước trước đây
có bất đồng với Mỹ. Một nhà nghiên cứu người Đức đã nhận định “Cuốn sách là một
bức chân dung về chính sách đối ngoại của Tổng thống B. Obama” [114, tr.27-28].
18


Trong cuốn sách Barack Obama's Foreign Policy (Chính sách đối ngoại của
Barack Obama) của các tác giả Martin S. Indyk, Kenneth G. Lieberthal và Michael E.

O'Hanlon do Nxb Bending History phát hành vào ngày 3/2/2012, các tác giả đã đưa ra
những nhận định quan trọng về chính sách đối ngoại của CQ TT B. Obama trong
nhiệm kỳ đầu. Các tác giả đã phân tích chiến lược đối ngoại Mỹ là: (i) Bảo vệ an ninh
cho dân tộc, đất nước và đồng minh; (ii) Thúc đẩy phát triển kinh tế và chia sẻ sự phồn
vinh ở trong nước cũng như ở nước ngồi; (iii) Tăng cường vị trí của Mỹ trong sự lãnh
đạo toàn cầu bằng việc nêu gương; (iv) Coi trọng hơn vị trí và vai trị của ASEAN về
địa chiến lược và tham gia sâu hơn vào các thể chế tại khu vực [117, tr. 29-37]. Từ đó,
đưa ra những lập luận về chính sách đối ngoại Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống B.
Obama là khôi phục và củng cố vị trí siêu cường số một thế giới của Mỹ, giải quyết
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhằm phục hồi, phát triển kinh tế và chống khủng
bố. Tăng cường vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, đảm bảo thịnh vượng chung, bảo vệ
và thúc đẩy các giá trị Mỹ trên thế giới.
Về cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực ĐNA, cuốn sách
Obama and China's Rise: An Insider's Account of America's Asia Strategy (Sự trỗi dậy
của Trung Quốc: chiến lược châu Á của Mỹ dưới thời Obama) xuất bản ngày
8/3/2012. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc được Jeffrey của học giả Jeffrey A. Bader dự báo
là mối quan hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới trong tương lai. Theo đánh giá của
tác giả trong cuốn sách này, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành thách thức dài
hạn đối với Mỹ. Trung Quốc trỗi dậy đã đánh dấu sự giảm sút vị trí và ảnh hưởng của
Mỹ ở khu vực ĐNA. Phân tích của Jeffrey A. Bader khẳng định Trung Quốc đang có
ảnh hưởng ngày càng sâu rộng ở khu vực thông qua kênh thương mại và đầu tư. Mỹ
một cường quốc về kinh tế và quân sự, dưới thời Tổng thống B. Obama đã đưa ra
tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược về ĐNA. Rõ ràng, cạnh tranh giữa hai quốc gia
này là không thể tránh khỏi.
Năm 2010, trong bản Báo cáo đặc biệt của Hội đồng đối ngoại quốc gia Hoa
Kỳ, nghiên cứu The United States in the New Asia (Hoa Kỳ bên trong một châu Á mới)
của hai tác giả Evan A. Feigenbaum và Robert A. Manning đã phân tích cấu trúc khu
vực châu Á và ý nghĩa của khu vực này đối với Hoa Kỳ. Các học giả nhấn mạnh Hoa
Kỳ phải tăng cường tham gia vào việc hình thành các tổ chức châu Á để thúc đẩy
chiến lược kinh tế của Hoa Kỳ vì lợi ích và bảo vệ sức cạnh tranh của các doanh

nghiệp Mỹ. Đồng thời, các học giả còn đưa ra sáu nguyên tắc về chính sách của Hoa
Kỳ đối với châu Á nói chung và kiến nghị chính sách cụ thể đối với Đơng Bắc Á và
ĐNA. Bản báo cáo có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành chính sách của Hoa Kỳ
19


đối với một khu vực châu Á và hứa hẹn sẽ đóng một vai trị trung tâm trong việc hình
thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á trong thời gian tới.
Nghiên cứu của học giả Carmia Colette Carroll với nội dung US - ASEAN
relations under the Obama Administration 2009 - 2011 (Quan hệ Mỹ - ASEAN dưới
chính quyền Obama 2009-2011) do Nxb Georgetown University, Washington, D.C
xuất bản năm 2012, tác giả đã phân tích những điều chỉnh chiến lược trong nhiệm kỳ
đầu của Tổng thống B. Obama. Nếu như dưới CQ TT G. W Bush, quan hệ Mỹ ASEAN căng thẳng vì tổng thống G.W Bush coi ĐNA như mặt trận thứ hai trong cuộc
chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001, thì quan hệ Mỹ - ASEAN được cải thiện
hơn dưới thời CQ TT B. Obama trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa. Với
nghiên cứu này, tác giả Carmia đã có một cái nhìn đối sánh trong quan hệ Mỹ ASEAN dưới thời Tổng thống G. W Bush và Tổng thống B. Obama.
Về quan hệ giữa Mỹ - Malaysia, tác giả Pamela Sodhy, chuyên gia nghiên cứu
châu Á của trường Đại học Georgetown đã viết cuốn sách Malaysia - US Relations
2000 - 2011 (Quan hệ Mỹ - Malaysia từ 2000 - 2011) được Institute of Strategic and
International Studies (ISIS) Malaysia xuất bản năm 2012. Mục đích của cuốn sách này
là phân tích mối quan hệ hiện tại giữa Malaysia, một quốc gia ĐNA và Hoa Kỳ, siêu
cường duy nhất của thế giới, để cho thấy rằng không giống như những năm trước đó,
quan hệ giữa hai nước đã phát triển thành quan hệ đối tác chiến lược. Bên cạnh đó,
cuốn sách cịn phân tích thách thức mà Malaysia phải đối mặt với những nỗ lực để đạt
được mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020 và Hoa Kỳ với những
nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Năm 2013, nhóm tác giả Robert G. Sutter, Michael E. Brown, and Timothy J.
A. Adamson, Đại học George Washington đã viết cuốn sách Balancing Acts: The U.S.
Rebalance and Asia - Pacific Stability (Hoa Kỳ thực hiện hành động tái cân bằng tại
khu vực CA - TBD). Cuốn chuyên khảo này đã phân tích chính sách “xoay trục” hay

cịn gọi là “tái cân bằng” sang khu vực CA - TBD của CQ TT B. Obama. Đồng thời,
phân tích những lý do chiến lược cho sự thay đổi chính sách này, các yếu tố mới cũng
như các sáng kiến mới của chính sách Hoa Kỳ đối với khu vực, và triển vọng chính
sách của Hoa Kỳ đối với khu vực CA - TBD.
Năm 2014, Peter A. Petri và Michael G. Plummer đã xuất bản cuốn ASEAN
Centrality and the ASEAN - US Economic Relationship (Vai trò trung tâm của ASEAN
và quan hệ kinh tế giữa ASEAN - Hoa Kỳ); cuốn sách phân tích với việc đề cao sức
mạnh của ASEAN trên mặt trận kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Mỹ cũng mong muốn tạo lập một ĐNA tự cường, phát huy được lợi thế
20


kinh tế để từ đó củng cố vai trị kinh tế của khu vực trước những cuộc đọ sức quyền
lực kinh tế đang dẫn tới bất ổn nghiêm trọng tại CA - TBD và trên quy mơ tồn cầu.
Ngồi Mỹ, một số quốc gia khác trên thế giới đã có các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến chính sách đối với ĐNA của CQ TT B. Obama như:
Ở Singapore, tiêu biểu có cơng trình nghiên cứu Mỹ trở lại châu Á và sự thay
đổi của trật tự châu Á của GS Trịnh Vĩnh Niên (Viện Đông Á - Đại học Quốc gia
Singapore). Qua cơng trình khoa học này, GS Niên đã phân tích sự quay trở lại châu Á
của Mỹ trong sự trỗi dậy của Trung Quốc; để từ đó tác giả đi sâu phân tích những thay
đổi trong quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ và các quốc gia châu Á, cũng như quan hệ giữa
Trung Quốc và các quốc gia châu Á. Điểm mạnh của cơng trình này đã phân tích được
những thay đổi trong mối quan hệ Mỹ - Trung khi Mỹ thực hiện chiến lược quay trở
lại châu Á. Điểm yếu của cơng trình là chưa có những đánh giá cũng như nhìn nhận
khách quan trong mối quan hệ Mỹ - Trung, quan hệ quốc tế ở châu Á.
Ở Philippines, sự cạnh tranh trong quan hệ Mỹ - Trung ở trên thế giới nói
chung và ĐNA nói riêng khơng phải là chủ đề mới mẻ, thậm chí đây là một đề tài
“nóng” thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, học giả, tiêu biểu là cơng
trình The Obama Administration’s Strategic Pivot to Asia: From a Diplomatic to a
Strategic Constrainment of an Emergent China? (Chiến lược xoay trục châu Á của CQ

TT B. Obama: Từ chiến lược ngoại giao đến kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc)
của tác giả Renato Cruz De Castro, De La Salle University (Philippines) được đăng
trên Tạp chí The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 25, No. 3, September 2013,
pp. 331-349. Renato Cruz De Castro đã phân tích chính sách xoay trục hướng về ĐNA
của CQ TT Obama đồng thời ngăn chặn và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở
khu vực, đe dọa vị thế siêu cường của Mỹ.
Ở Trung Quốc, tiêu biểu là cuốn sách Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu của Lý
Thực Cốc, Nxb CTQG Hà Nội 1998, trong đó nêu lên các chiến lược lớn của Mỹ đối
với các khu vực trên thế giới; sự tranh giành ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô trước đây
và những dự đoán cho tương lai của Mỹ. Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình như U.S
foreign policy in Southeast Asia under the Obama Administration: Explaining U.S
return to Asia and its Strategic Implications (Chính sách đối ngoại ở ĐNA dưới thời
CQ TT B. Obama: giải thích sự quay trở lại châu Á của Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó)
của hai tác giả Hung Ming Te & Tony Tai Ting Liu được đăng trên tạp chí Usak
Yearbook, Vol.5, 2012, pp. 195-225; hai nhà nghiên cứu Trung Quốc này đã phân tích
và đánh giá chính sách đối ngoại của CQ TT B. Obama dựa trên sức mạnh thông minh
21


đồng thời so sánh sự khác biệt chính sách giữa hai đời Tổng thống G.W Bush và B.
Obama để có cái nhìn khái quát về chiến lược đối ngoại của Mỹ tại khu vực ĐNA.
Ở Bangladesh, nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đóng vai trị quan
trọng giúp nước này đề ra những bước đi đúng đắn trong quan hệ với Mỹ. Tiêu biểu có
cơng trình U.S pivot policy towards Asia - Pacific: Implications for the region and
Bangladesh (Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ hướng tới CA-TBD: Những ảnh hưởng
đối với khu vực và Bangladesh) của học giả Mohammad N. Nabi, Department of
International Relations, University of Dhaka, Dhaka-1000, Bangladesh, đăng trên tạp
chí J. S. Asian Stud (03) 2014, pp.203-215. Mohammad N. Nabi đã tập trung phân
tích chính sách quay trở lại và can thiệp sâu hay còn gọi là chính sách xoay trục vào
khu vực CA - TBD của CQ TT B. Obama thông qua nhiều biện pháp kinh tế, quân sự

nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này. Từ đó tác giả có những liên hệ
với Bangladesh để có những đối sách phù hợp.
Ở Campuchia, ngày 19/11/2012, tại Phnom Penh đã diễn ra Hội nghị cấp cao
giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN lần thứ IV, nội dung của Hội nghị được khái
qt trong cơng trình nghiên cứu ASEAN - US relations under the Obama
Administration (Quan hệ ASEAN - Mỹ dưới chính quyền Obama) của học giả Mao
Tithiarun. Dưới thời CQ TT G.W Bush, quan hệ Mỹ ASEAN không mấy phát triển do
Mỹ gần như bỏ quên khu vực ĐNA mà ưu tiên cho khu vực Trung Đơng thì đến nay,
dưới thời CQ TT B. Obama quan hệ Mỹ - ASEAN đã nâng lên tầm đối tác chiến lược.
Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống B. Obama đã có những động thái tích cực nhằm
thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - ASEAN phát triển. Mỹ xem ASEAN là hạt nhân và động
lực chủ đạo cho các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực đồng thời tái khẳng định
cam kết của Mỹ tăng cường can dự với ĐNA. Tuy nhiên, cơng trình chưa đánh giá
những ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước ĐNA.
Ở Thái Lan, nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ có ý nghĩa quan trọng
trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Thái Lan trong bối cảnh mới. Tiêu biểu
có cơng trình nghiên cứu The American foreign policy towards Southeast Asia in the
21st century: The second front or the containment against China (Chính sách đối ngoại
của Mỹ đối với khu vực ĐNA trong thế kỷ 21: Trên mặt trận thứ hai hay việc kiềm chế
Trung Quốc) của tác giả Bhanubhatra Jittiang, Chulalongkorn University. Ở cơng trình
này, tác giả tập trung phân tích quan hệ giữa Mỹ - ĐNA trước chiến tranh lạnh, từ đó
đưa ra những thách thức và cơ hội của chính sách đối với ĐNA của Mỹ trong thế kỷ
21. Tác giả có đề cập tới chính sách ngăn chặn nhưng chưa phân tích rõ những biện
pháp mà Mỹ thực hiện để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực ĐNA.
22


Ở Đài Loan, tiêu là cơng trình nghiên cứu An Analysis of Obama
Administration’s Foreign Policy in Southeast Asia (Phân tích của chính sách đối
ngoại của chính quyền Obama ở khu vực ĐNA) của Hung Ming Te và Lee Mei Hsien,

National Chung Hsing University. Các tác giả đã phân tích chính sách quay trở lại
ĐNA của CQ TT B. Obama, những lợi ích mà Mỹ sẽ đạt được khi thực hiện chính
sách này. Các học giả cũng khẳng định sức mạnh thông minh là cơ sở để Mỹ thực hiện
và lập kế hoạch chiến lược tại ĐNA. Những vấn đề toàn cầu, sự trỗi dậy của Trung
Quốc, khủng bố và cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ
đối với khu vực ĐNA. Khi phân tích nguồn gốc của “sức mạnh thông minh”, các học
giả chỉ tập trung phân tích lý thuyết “sức mạnh thơng minh” của Joseph S.Nye mà
không chú ý đến thông điệp “sức mạnh thơng minh” mà CQ TT B. Obama áp dụng
trong chính sách đối ngoại được đưa ra trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Hillary
Clinton “Thế kỷ Thái Bình Dương” (America’s Pacific Century) tại Trung tâm Đông
Tây, Hawaii vào ngày 10/11/2011.
1.1.2. Ở trong nước
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ là nhiệm vụ
hết sức cấp thiết bởi nó liên quan đến khả năng hồn thành các mục tiêu được Đảng và
Chính phủ đặt ra trong Cương lĩnh phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2010 2020. Ở nước ta, có thể chia các cơng trình nghiên cứu theo 3 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Bao gồm các cơng trình nghiên cứu có giá trị về chiến lược đối
ngoại của Mỹ như Nguyễn Thái Yên Hương (2008), Hoa Kỳ Văn hóa và Chính sách
đối ngoại, Nxb Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn (đồng chủ
biên) (2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Hai
cơng trình này nghiên cứu về Hoa Kỳ trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh
tế; đặc biệt là hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Lê Bá
Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb KHXH, Hà Nội. Trong cuốn sách,
TS Lê Bá Thuyên đã phác họa những nội dung chính trong ba trụ cột chủ yếu trong
chiến lược an ninh quốc gia “Can dự và mở rộng” là: an ninh kinh tế, an ninh quân sự
và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của
Mỹ cịn được đi sâu phân tích trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế như Về chiến lược an
ninh của Mỹ hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 của Lê Linh Lan (chủ biên); Nguyễn
Thiết Sơn (2002) Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế, Nxb KHXH, Hà Nội. Ngoài các
tác phẩm viết về chiến lược đối ngoại của Tổng thống, cịn có cuốn sách viết về cuộc
đời, sự nghiệp, quan điểm chính trị, lập trường của ơng về các vấn đề kinh tế, chính trị,

23


ngoại giao như cuốn Barack Obama - Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước
Mỹ, Nxb Lao động, Hà Nội.
Nhóm thứ hai: Bao gồm các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối với ĐNA
của CQ TT B. Obama. Ở nhóm này có một số cơng trình như: Nguyễn Thiết Sơn (chủ
biên) (2012), Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001-2020, Nxb Từ điển Bách khoa. Cuốn
sách trình bày thực trạng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trên các mặt quan trọng như:
những điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với khu vực các nước ASEAN, thực trạng
quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quân sự của Hoa Kỳ với các nước ASEAN. Đồng
thời, tác giả còn nêu ra những dự báo về triển vọng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trong
10 năm tới và những tác động của mối quan hệ song phương đối với sự phát triển của
các nước ASEAN, cũng như đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình
như: Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh của Lê
Khương Thùy, Nxb KHXH Hà Nội, 2003; Chính sách và vai trị của Mỹ ở khu vực CA
- TBD, Nxb KHXH Hà Nội, 2005; Việt Nam - Châu Mỹ: Thách thức và cơ hội, Học
viện Ngoại giao, Hà Nội, 2005; Tổng thống Obama - Ba ngày trên đất Việt của Ninh
Hồng Nga, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016.
Nhóm thứ ba: Bao gồm các cơng trình nghiên cứu về hợp tác và cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA. Ở nhóm này có một số cơng trình như: Nguyễn Thái
Yên Hương, Lê Hải Bình, Lại Thái Bình (2011), Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh
tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực, Nxb CTQG. Tài liệu tập trung đánh
giá, phân tích về quan hệ Mỹ - Trung trong hơn 30 năm qua, kể từ khi hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao và triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020 theo góc độ
của khoa học chính trị, xem xét quan hệ nước lớn dưới góc độ cân bằng lực lượng, từ
đó góp phần cho việc hoạch định triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong
hiện tại và tương lai. Trần Khánh (2014), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung ở ĐNA ba thập niên đầu sau chiến tranh lạnh, Nxb Thế giới. Cuốn sách lý giải
xu hướng trong quan hệ quốc tế ở ĐNA cũng như cặp quan hệ Mỹ - Trung trong lịch
sử đương đại quan hệ này tác động sâu sắc, mạnh nhất đến xu hướng hợp tác và phát

triển ở ĐNA nói riêng, trật tự thế giới nói chung trong ba thập niên đầu thế kỷ XXI.
Ngồi ra, cũng có một số đề tài nghiên cứu của Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao
như Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong thập kỷ 1990, Đề tài cấp Bộ 5/1995; Dự báo
chiến lược đối ngoại của Mỹ trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, Đề tài cấp Vụ tháng
11/2000; Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ đối với CA-TBD dưới chính quyền G.W
Bush, Đề tài cấp Vụ tháng 11/2001; Điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
sau sự kiện 11/9/2001 và tác động tới quan hệ quốc tế trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI,
24


Đề tài trọng điểm cấp Bộ 3/2004. Những đề tài này đều là cơng trình nghiên cứu cơng
phu, đánh giá kịp thời những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và
với các khu vực nói riêng dưới các chính quyền Mỹ để từ đó đưa ra những kiến nghị
chính sách của Việt Nam đối với Mỹ vào từng thời điểm.
Liên quan đến chủ đề chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và khu vực CA TBD nói riêng đã có nhiều nghiên cứu cơng bố trên một số tạp chí chuyên ngành như:
Ở Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Học viện Ngoại giao, tiêu biểu có các bài viết:
Hà Hồng Hải (2014), Những điều chỉnh gần đây trong chính sách Biển Đơng của Mỹ,
số 97 (6-2014); Nguyễn Đình Luân (2014), Về chiến lược lớn của Mỹ tới 2025 - 2030,
số 96 (3-2014); Nguyễn Phú Tân Hương (2014), Quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời Tổng
thống B. Obama, số 98 (9-2014); Nguyễn Văn Lan, Chúc Bá Tun (2012), Đơng
Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay: sự triển khai và dự báo triển
vọng, số 88 (3-2012); Vũ Lê Thái Hoàng (2012), Sức mạnh thơng minh, thế kỷ Thái
Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama, số 88 (3-2012); Lê Linh Lan (2011),
Chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Nga dưới chính quyền B. Obama: Nguyên nhân và
triển vọng, số 85 (6-2011); Trần Nguyễn Tuyên, Nguyễn Kỳ Sơn (2010), Điều chỉnh
chính sách đối ngoại của chính quyền B. Obama hiện nay, số 80 (3-2010); Khổng Thị
Bình - Nguyễn Vũ Tùng (2009), Chính sách đối ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu
vực CA - TBD: Các góc nhìn từ giới học giả khu vực, số 77 (6-2009); Hà Mỹ Hương
(2007), Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh số
68 (03-2007); Nguyễn Đình Luân (2004), Tìm hiểu logic địa chính trị trong chiến lược

đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, 50 (02-2003); Hoàng Anh Tuấn (2003), Bàn
về chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ.
Trong khi đó, trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay cũng có nhiều bài viết về chính
sách đối ngoại của Mỹ nói chung và đối với khu vực CA - TBD nói riêng tiêu biểu
như: Nguyễn Thái n Hương (2012), Chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại
khu vực CA - TBD sau năm bầu cử 2012, số 10-2012; Cù Chí Lợi (2012), Chính sách
của Hoa Kỳ đối với khu vực CA - TBD và những hàm ý đối với Việt Nam, số 07-2012;
Nguyễn Lan Hương (2012), Mỹ và trọng tâm chiến lược CA - TBD trong năm 2011, số
9-2012; Bùi Thành Nam (2013), Quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh quan hệ Mỹ ASEAN, số 7-2013; Lê Khương Thùy (2014), Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với
Trung Quốc và tác động đến Đông Nam Á/ASEAN, số 09-2014.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với ĐNA
trên các Tạp chí khác như: Trần Thị Vinh (2012), ĐNA trong chiến lược CA - TBD
của Mỹ (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2011), Tạp chí Nghiên cứu Đông
25


×