Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

(Luận án tiến sĩ) báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

Trần Thị Thu Thủy

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

Trần Thị Thu Thủy

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
Chuyên ngành:

Báo chí học

Mã số:

62 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng
2. PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của của PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương và PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ.
Tên đề tài không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và bảo đảm tính khách quan. Các tài
liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 11
6. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 12
7. Kết cấu của luận án........................................................................................... 12

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 13
1.1. Những nghiên cứu của nƣớc ngoài ................................................................. 13
1.1.1. Nghiên cứu về đảng và thể chế chính trị .................................................... 13
1.1.2. Nghiên cứu về vai trị của báo chí trong xã hội .......................................... 14
1.1.3. Mối quan hệ giữa báo chí và chính trị ........................................................ 17
1.2. Những nghiên cứu của Việt Nam ................................................................... 23
1.2.1. Nghiên cứu về xây dựng đảng và tổ chức xây dựng đảng ......................... 23
1.2.2. Nghiên cứu về vai trò của báo chí trong xã hội .......................................... 25
1.2.3. Mối quan hệ giữa báo chí và tổ chức xây dựng đảng ................................. 30
1.3. Đánh giá chung và những vấn đề cần giải quyết trong luận án .................. 33
1.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 33
1.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 34
1.3.3. Những vấn đề cần giải quyết trong luận án ................................................ 36
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ
VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG ..................................................... 37
2.1. Các khái niệm ................................................................................................... 37
2.2. Mối quan hệ giữa báo chí và tổ chức xây dựng đảng ................................... 45
2.3. Tác động của báo chí tới vấn đề tổ chức xây dựng đảng dƣới góc nhìn
của lý thuyết truyền thơng ..................................................................................... 49
2.3.1. Lý thuyết bá quyền ..................................................................................... 49
2.3.2. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự .................................................... 51
2.3.3. Lý thuyết sử dụng và hài lòng .................................................................... 52
1


2.4. Đặc trƣng, thế mạnh của báo in, báo điện tử đối với vấn đề tổ chức
xây dựng đảng ................................................................................................................... 53
2.5. Tiêu chí để có tác phẩm báo chí chất lƣợng viết về tổ chức xây dựng đảng ... 59
2.5.1. Về nội dung ................................................................................................ 59
2.5.2. Về hình thức ............................................................................................... 61

Tiểu kết .................................................................................................................... 66
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN
BÁO CHÍ VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................... 68
3.1. Quan điểm của Đảng về vai trị của báo chí đối với vấn đề tổ chức
xây dựng đảng ......................................................................................................... 68
3.2. Báo chí Việt Nam là một cơ quan của tổ chức đảng, cơ quan ngôn luận
của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội trong hệ thống
chính trị .................................................................................................................... 75
3.3. Báo chí Việt Nam là diễn đàn của nhân dân ................................................. 83
3.4. Vai trò tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí ........................................... 89
Tiểu kết .................................................................................................................. 101
Chƣơng 4: THÔNG ĐIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG ĐIỆP
VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
CƠNG CHÚNG ..................................................................................................... 103
4.1. Khảo sát số lƣợng tin, bài về vấn đề tổ chức xây dựng đảng........................ 103
4.2. Những nội dung chính đƣợc thể hiện về vấn đề tổ chức xây dựng đảng .... 109
4.2.1. Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ....................... 109
4.2.2. Phản ánh về xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố
tổ chức đảng yếu kém ................................................................................................. 110
4.2.3. Thông tin đa chiều về công tác cán bộ......................................................... 112
4.2.4. Thông tin về kết nạp đảng viên và xử lý đảng viên vi phạm phong phú .... 113
4.2.5. Phản biện bất cập trong vấn đề tổ chức xây dựng đảng .............................. 116
4.2.6. Đấu tranh với những luận điệu chống phá Đảng ......................................... 118
4.3. Hình thức chuyển tải thơng tin về vấn đề tổ chức xây dựng đảng ............ 121
4.3.1. Chuyên trang, chuyên mục ....................................................................... 121
4.3.2. Thể loại báo chí trong các thơng điệp tổ chức xây dựng đảng ................. 122
4.3.3. Ngôn ngữ trong thông điệp tổ chức xây dựng đảng ................................. 125
2



4.4. Tác động, hiệu quả của thông điệp về tổ chức xây dựng đảng trên báo chí
đối với cơng chúng ................................................................................................ 128
4.4.1. Hiệu quả tiếp nhận của công chúng .......................................................... 128
4.4.2. Hiệu ứng xã hội đối với công chúng ........................................................ 131
4.4.3. Hiệu quả thực tế tác động đến đời sống xã hội ........................................ 134
4.5. Đánh giá thành công và hạn chế của báo chí tuyên truyền về vấn đề
tổ chức xây dựng đảng .......................................................................................... 137
4.5.1. Thành công ............................................................................................... 137
4.5.2. Hạn chế ..................................................................................................... 138
4.5.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế ................................................. 139
Tiểu kết .................................................................................................................. 140
Chƣơng 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
XÂY DỰNG ĐẢNG .............................................................................................. 142
5.1. Những vấn đề đặt ra đối với vấn đề tổ chức xây dựng đảng và báo chí
trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và tồn cầu hóa ............................................ 142
5.1.1. Thời cơ và thách thức đối với vấn đề tổ chức xây dựng đảng ................. 142
5.1.2. Thách thức đối với báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số ......................... 150
5.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng báo chí tuyên truyền về vấn đề tổ chức
xây dựng đảng ....................................................................................................... 155
5.2.1. Đổi mới nhận thức, nâng cao vai trò của cơ quan chủ quản trong chỉ đạo
tuyên truyền về vấn đề tổ chức xây dựng đảng ...................................................... 156
5.2.2. Nâng cao vai trò cấp ủy đảng, chất lượng ban biên tập ........................... 156
5.2.3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí ......... 158
5.2.4. Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ chun mơn và
bản lĩnh chính trị ..................................................................................................... 161
5.2.5. Nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới hình thức thể hiện ................. 165
5.3. Đề xuất và khuyến nghị ................................................................................. 168
Tiểu kết .................................................................................................................. 171

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 177
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 187
3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTW:

Ban Chấp hành Trung ương

BBT:

Ban Bí thư

BCT:

Bộ Chính trị

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

GD-ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GS:


Giáo sư

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

TS:

Tiến sĩ

TTĐC:

Truyền thông đại chúng

XDĐ:

Xây dựng đảng

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua 89 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, giành được
nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng. Từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây
dựng Đảng, trên cơ sở đó, lĩnh vực xây dựng đảng (XDĐ) nói chung và tổ chức
XDĐ nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Năng lực lãnh đạo và sức chiến

đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng
bước được đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, đội ngũ cán bộ, lãnh
đạo, quản lý các cấp có bước trưởng thành và tiến bộ nhiều mặt... Bên cạnh kết quả
đạt được, XDĐ và tổ chức XDĐ cịn khơng ít hạn chế, thậm chí có những yếu kém,
khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng
tin của nhân dân đối với Đảng...
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Đảng phải lãnh đạo báo chí, đó là ngun
tắc “bất di bất dịch”. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí gắn liền với các nguyên
tắc hoạt động của báo chí cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra
nền báo chí cách mạng Việt Nam, Người ln đánh giá cao vai trị to lớn của báo
chí trong tiến trình cách mạng... Những tháng năm lịch sử, báo chí Cách mạng Việt
Nam đã ln đồng hành cùng q trình phát triển, trưởng thành của đất nước.
Hiện nay cả nước có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 600 tạp chí và 24
cơ quan báo chí điện tử độc lập, 67 đài phát thanh, truyền hình…[22]. Khác với
nhiều hệ thống báo chí trên thế giới, ở Việt Nam khơng có báo chí tư nhân. Báo
chí Việt Nam là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý của Nhà nước. Báo chí
khơng chỉ là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng ta,
là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, mà cịn có vai trị quan trọng đối với
cơng tác tư tưởng, lý luận và tổ chức của Đảng. Quan điểm này đã được thể hiện
xuyên suốt trong hoạt động của Mác-Ănghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng như trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5


Với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản,
các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng, duy trì hoạt động, phát triển về số lượng,
chất lượng, hình thức, nội dung và đội ngũ những người làm báo. Báo chí đã góp
phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị - xã hội, xứng đáng là
lực lượng xung kích trên các mặt trận của Đảng, trong đó đóng góp tích cực vào

trun truyền về XDĐ và tổ chức XDĐ.
Chất lượng và hiệu quả của tuyên truyền về XDĐ góp phần đưa chủ trương
của Đảng thành hiện thực, đấu tranh kiên quyết với biểu hiện xa rời lý tưởng Đảng.
Báo chí tích cực tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng,
các nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khoá XI), Trung ương 4, 6, 7, 8 (khóa XII)...
Tuy nhiên, tuyên truyền về XDĐ, tổ chức XDĐ là cơng việc khó. Trong bối
cảnh kinh tế thị trường, khơng ít cơ quan báo chí coi nhẹ tính định hướng, tính giáo
dục, vi phạm các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
báo chí. Vai trị, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi cịn mờ nhạt.
Cơng tác quản lý, kiểm soát hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền bị bng
lỏng, có nơi cịn khốn trắng cho cơ quan báo chí tồn quyền quyết định trong việc
liên kết, một số nội dung trên báo chí bị thao túng, dẫn đến sai phạm. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho phóng viên, biên tập viên của cơ
quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ nhận thức và nhạy cảm chính
trị của một bộ phận phóng viên, biên tập viên cịn hạn chế… Báo chí tun truyền
về vấn đề tổ chức XDĐ chưa thường xuyên, liên tục, chưa có nhiều bài viết sâu sắc
ngang tầm với nhiệm vụ chính trị được giao. Hình thức tun truyền cịn khơ cứng,
hình thức, chung chung, một chiều. Chưa thực sự có nhiều bài viết sắc sảo trong vấn
đề tổ chức, cán bộ, đảng viên, sinh hoạt đảng… nên mức độ quan tâm của cơng
chúng đối với vấn đề này cịn khiêm tốn.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về lĩnh vực XDĐ nói chung và tổ chức XDĐ
cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không né tránh. Điều
này được thể hiện rõ qua việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu cần tiếp tục thực
hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực XDĐ mà Đại hội XI, XII của Đảng đã đề ra.
Đặc biệt tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) và Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII),
6


Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết “Những vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay” và “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,

đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã nhấn mạnh đến các giải pháp đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi
đơi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất. Trong các giải
pháp đồng bộ đó, báo chí đóng một vai trị quan trọng khơng thể thiếu, vừa với tư
cách là bộ phận hữu cơ cấu thành bộ máy hoạt động của Đảng, vừa với tư cách là cơ
quan ngôn luận, truyền tải thông điệp của Đảng về vấn đề tổ chức XDĐ, tạo nên sự
thấu hiểu, quán triệt và đồng thuận trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân, thực hiện
được sứ mệnh quan trọng của báo chí cách mạng.
Cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình khoa học nào ở cấp tương đương tìm
hiểu, nghiên cứu về vai trị, tác động của báo chí đối với vấn đề tổ chức XDĐ, vì
vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng đảng” để
thực hiện cơng trình nghiên cứu bậc Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trị của báo
chí với chính trị, đặc biệt là mối quan hệ giữa báo chí với XDĐ nói chung và tổ
chức XDĐ nói riêng, luận án phân tích mối quan hệ giữa báo chí với tổ chức đảng
trong điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội đặc thù ở Việt Nam; đồng thời, khảo sát,
phân tích thơng điệp về tổ chức XDĐ được thể hiện trên báo chí, tác động của thông
điệp về vấn đề này tới công chúng, từ đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng của báo chí đối với vấn đề tổ chức XDĐ ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa báo chí với chính trị, đặc biệt là
đối với vấn đề tổ chức XDĐ.
- Phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa báo chí với tổ chức XDĐ với đặc thù
điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
7



- Khảo sát số lượng, hình thức, nội dung tuyên truyền về vấn đề tổ chức
XDĐ trên báo chí ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của báo chí về vấn đề tổ chức
XDĐ.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu; khuyến nghị để nâng cao chất
lượng tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ trên báo chí Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi sâu khảo sát, nghiên cứu báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ qua
hoạt động của các tờ báo in và điện tử: Nhân dân, Đại đoàn kết, Thanh niên, Báo
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Dân trí điện tử. Đồng thời, khảo sát, nghiên cứu,
đánh giá chất lượng tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ trên các tờ báo in và điện
tử đã lựa chọn.
Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ 1/2011 đến 12/2015 là thời điểm toàn
Đảng, tồn dân tích cực triển khai thực hiện và hồn thành Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay”.
Các tờ báo Nhân dân, Đại đoàn kết, Thanh niên, Đảng Cộng sản Việt Nam,
Dân trí là những tờ báo in, điện tử có vị trí, tầm ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam,
là những tờ báo đại diện cho các cơ quan ngôn luận có tiếng nói trong hệ thống
chính trị. Báo Nhân Dân ra số đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (ngày 11/3/1951). Báo Nhân Dân là cơ quan Trung
ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
Việt Nam. Hiện nay, báo Nhân Dân có các ấn phẩm: Nhân Dân hằng ngày; Nhân
Dân điện tử; Nhân Dân cuối tuần; Nhân Dân hằng tháng; báo Thời Nay. Báo Nhân
Dân hằng ngày có số lượng phát hành 200-220 nghìn bản/ngày, phát hành đến từng
chi bộ trên phạm vi cả nước và một số chi bộ ở nước ngoài. Báo Nhân Dân cuối

tuần 16 trang phát hành hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng
8


tháng ra mỗi kỳ 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Nhân Dân
điện tử được ra đời vào 21/6/1998. Tính đến tháng 6 năm 2014, Nhân Dân điện tử
có các phiên bản ngơn ngữ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Pháp.
Báo Đại đoàn kết, tiền thân là báo Cứu quốc ra số báo đầu tiên vào ngày
25/1/1942. Báo Đại đồn kết là cơ quan ngơn luận của Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Từ năm 2012, Đại đoàn kết trở thành nhật báo phát hành tồn quốc
và có phiên bản Trang thông tin điện tử cùng nhiều ấn phẩm phụ như Dân tộc miền
núi và Tinh hoa Việt… Tháng 6/2015, trang Thông tin điện tử được nâng cấp thành
Báo Đại đoàn kết điện tử.
Ngày 3/1/1986 báo Thanh niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên
trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Báo Thanh Niên là diễn đàn của Hội
liên hiệp Thanh niên Việt Nam; là tờ báo Việt Nam phát hành hằng ngày, là một
trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản/ngày
(có thời điểm phát hành hơn 400.000 bản/ngày)... Ngày 11/12/2003, Báo Thanh niên
điện tử ra đời. Đây là bản điện tử cập nhật thông tin từ báo in Thanh niên, đồng thời
cũng tổ chức sản xuất thông tin riêng theo đặc thù loại hình báo điện tử.
Năm 2000, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam được Bộ Chính trị đồng ý
phát hành thử nghiệm với tên gọi Website Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam
trên mạng internet. Qua 18 năm hoạt động, báo đã có các ấn phẩm như tiếng Việt,
Anh, Trung Quốc, Pháp…
Báo Dân trí là tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt
Nam, có lượng truy cập khá lớn. Kết quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thị
trường uy tín có quy mơ tồn cầu Kantar Media thì báo Dân trí đứng thứ 2 tại Việt
Nam, chỉ sau Google và VnExpress là website Việt Nam được dùng thường xuyên
nhất trong nước. Còn theo thống kê của Opera thì bản mobile của báo Dân trí cũng

chỉ đứng sau Google về lượng truy cập từ thiết bị di động. Theo thống kê của
Google, đến nay, mỗi tháng bình qn Dân trí có 900 triệu pageviews; mỗi ngày có
bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh,
trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết
173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trí và DTINews).
9


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin và dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu bật hệ thống
các quan điểm về xây dựng đảng, tổ chức xây dựng đảng, vị trí, vai trị của báo chí
để xem xét, đánh giá các nội dung liên quan đến vấn nghiên cứu về báo chí với vấn
đề tổ chức XDĐ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp
Luận án hệ thống tài liệu trong và ngoài nước, trên cơ sở đó phân tích làm rõ
lý luận về báo chí truyền thông và vấn đề tổ chức XDĐ.
4.3. Phương pháp phân tích nội dung thơng điệp báo chí
Phân tích nội dung các tác phẩm báo chí tuyên truyền về tổ chức XDĐ trên
các tờ báo in, điện tử. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá báo in, điện tử đã
tuyên truyền về lĩnh vực xây dựng đảng, những vấn đề cụ thể về tổ chức bộ máy,
cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ như thế nào.
4.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Khảo sát bằng bảng hỏi (Anket) với 500 phiếu cho đối tượng là cán bộ, đảng
viên, quần chúng nhân dân để tìm hiểu mức độ quan tâm của công chúng về việc
thực hiện chủ trương, chính sách trong vấn đề tổ chức XDĐ và vai trò, tác dụng,
hiệu quả hoạt động báo chí.
Tổng số phiếu khảo sát gửi đi là 500, kết quả thu về được 497 phiếu và phân
bổ như sau: Phân bố theo địa bàn cư trú ở miền Bắc (179 phiếu, 36%), miền Trung Tây Nguyên (93 phiếu, 18,7%), miền Nam (140 phiếu, 28%); đối với những người

đang làm báo (85 phiếu, 17,1%). Theo học vấn: tiểu học và trung học cơ sở (2,2%);
trung học phổ thông (2%); cao đẳng, đại học (67,0%); sau đại học (22,9%). Theo
dân tộc: Kinh (447 người, 89,9%), dân tộc thiểu số (50 người, 10%).
4.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung cho phần thông tin định lượng, tác giả luận án sử dụng kỹ thuật
phỏng vấn sâu (phỏng vấn cá nhân) với 15 người về vấn đề nghiên cứu. Đối tượng
phỏng vấn sâu gồm: Nhà quản lý báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà báo và
chuyên gia ở lĩnh vực XDĐ, chính trị… Nội dung phỏng vấn sâu được ghi chép đầy
10


đủ và kết quả phỏng vấn được mã hóa lượng thơng tin nhằm đưa ra bằng chứng có
tính chất thực chứng.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
- Báo chí có mối quan hệ như thế nào đối với XDĐ và tổ chức XDĐ? Mối quan
hệ giữa cơ quan báo chí với tổ chức đảng ở Việt Nam như thế nào trong điều kiện
CT-KT-XH đặc thù ở Việt Nam?
- Thông điệp về tổ chức XDĐ được thể hiện trên báo chí như thế nào? Mức độ
đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề này của công chúng như thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề tổ chức XDĐ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng giao phó cho báo chí, đồng thời, đáp ứng nhu cầu thông
tin của đông đảo quần chúng nhân dân?
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Báo chí Việt Nam có vai trị quan trọng đối với vấn đề tổ chức
XDĐ. Cơ quan báo chí là một bộ phận, một đơn vị, một mắt xích trong hệ thống cơ
quan tổ chức của Đảng, và được coi là cơ quan ngôn luận của tổ chức đảng. Đồng
thời, báo chí Việt Nam lại là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Đặc điểm này là một
trong những nguyên tắc đặc thù, bảo đảm cho báo chí Việt Nam thực hiện được
nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời, đảm bảo quyền tự

do ngơn luận của nhân dân. Và vì vậy vai trò của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí
có tác động quan trọng đến sự phát triển năng động và bền vững của cơ quan báo chí.
Giả thuyết 2: Báo chí là cơ quan ngơn luận của tổ chức đảng, cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội. Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc bất di bất dịch
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì vậy, báo chí có trách nhiệm thơng tin về
vấn đề tổ chức XDĐ. Vấn đề này dù được đề cập khá nhiều trên báo chí nhưng chưa
đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Giả thuyết 3: Để thực hiện được tốt vai trị của báo chí đối với vấn đề tổ chức
XDĐ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như đổi mới nhận thức, nâng cao vai trò
của cơ quan chủ quản trong chỉ đạo tuyên truyền về vấn đề tổ chức XDĐ; nâng cao vai
trò cấp ủy đảng, chất lượng ban biên tập; nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng
trong cơ quan báo chí; xây dựng đội phóng viên, biên tập viên có trình độ chun mơn
và bản lĩnh chính trị; nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới hình thức thể hiện...
11


6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về lý luận, khoa học
Luận án hệ thống hóa quan điểm, tư tưởng của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về báo chí với chính trị; quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng của
Đảng, Nhà nước đối với báo chí trong tuyên truyền về tổ chức XDĐ.
Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa báo chí với xây dựng đảng nói
chung và xây dựng đảng về tổ chức nói riêng. Luận án xác lập hệ thống cơ sở lý luận
và tiêu chí đánh giá chất lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về tổ chức XDĐ.
Luận án chỉ ra mối quan hệ đặc thù giữa báo chí với vấn đề tổ chức XDĐ ở
Việt Nam, khi báo chí là một bộ phận của tổ chức đảng, là cơ quan ngôn luận của tổ
chức đảng, đồng thời là kênh truyền thông những vấn đề về tổ chức XDĐ, là diễn
đàn của nhân dân.
6.2. Đóng góp thực tiễn
Luận án là cơng trình đầu tiên khảo sát, nghiên cứu, phân tích báo chí, trong

đó tập trung loại hình báo in, báo điện tử một cách có hệ thống khi viết về vấn đề tổ
chức XDĐ.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về
báo chí truyền thơng trong nước; những người làm báo và quản lý báo chí; là tài liệu
tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm tổ chức XDĐ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề tổ chức xây dựng
đảng
Chƣơng 3: Phân tích thực tiễn mối quan hệ giữa cơ quan báo chí và tổ chức đảng
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4: Thông điệp và tác động của thông điệp về vấn đề tổ chức xây dựng
đảng trên báo chí đối với cơng chúng
Chƣơng 5: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng báo chí tuyên
truyền về vấn đề tổ chức xây dựng đảng
12


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
94 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam ln đồng hành cùng q trình
phát triển, trưởng thành của đất nước. Báo chí trở thành một bộ phận khăng khít của
cơng tác tổ chức XDĐ, “một bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc” trong toàn bộ guồng
máy do Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là tất yếu khách quan,
xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cách mạng, yêu cầu xây dựng Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Báo chí tuyên truyền về vấn đề tổ chức
XDĐ là nhiệm vụ chính trị được Đảng giao. Đồng thời là yêu cầu đối với sự phát
triển báo chí. Thời gian qua, báo chí cả nước đã thường xuyên tuyên truyền về vấn
đề tổ chức XDĐ. Chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về lĩnh vực XDĐ đã góp
phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh...

Xây dựng Đảng gồm các nội dung: xây dựng Đảng về chính trị; xây dựng
Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựng Đảng về đạo đức. Bởi vậy,
vai trị, vị trí của XDĐ; vai trị, vị trí của báo chí trong tun truyền về XDĐ; mối
quan hệ giữa báo chí và XDĐ, nhất là đề tài báo chí và vấn đề TCXDĐ (phạm vi
Luận án nghiên cứu) đã có trong nhiều tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh; bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các bài viết trên các phương
tiện truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, tác giả khái qt về tình hình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án như sau:
1.1. Những nghiên cứu của nƣớc ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về đảng và thể chế chính trị
Trong xã hội hiện đại, người dân Việt Nam và các nước trên thế giới cơ bản
tiếp cận với các khái niệm đảng và sự lãnh đạo của đảng. Đây là một trong những vấn
đề quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia. Nó can thiệp đến cuộc sống của con
người và các tổ chức trong một nhà nước. C.Mác và V.I.Lê-nin không những là nhà
tư tưởng vĩ đại của nhân loại, lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản mà hai ông đã
thể hiện rõ quan điểm về Đảng và thể chế chính trị. Cuốn sách “Trích tác phẩm kinh
điển về xây dựng Đảng” đã nêu những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
về XDĐ như: vai trò, trách nhiệm của đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng CNXH;
13


quan hệ giữa Đảng và quần chúng khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng CNXH;
công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng XHCN; vấn đề nâng cao chất lượng đảng
viên trong sự nghiệp cách mạng XHCN, đạo đức cách mạng. Trong cuốn “C.Mác và
Ăng-ghen, toàn tập” quan điểm của hai ơng về đảng cộng sản là chính đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân, là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
Trong cuốn V.I.Lê-nin toàn tập, nêu rõ trách nhiệm của đảng cầm quyền lãnh đạo xây
dựng chủ nghĩa xã hội: “Bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai
cũng đều có nhiệm vụ đầu tiên là thuyết phục đa số nhân dân về sự đúng đắn của

cương lĩnh và sách lược của mình”.
Các tác giả Butenkơ Anatoli trong cơng trình “Đảng trong hệ thống chính trị
của xã hội chủ nghĩa” đã nêu quan điểm về đảng, chức năng của đảng phái chính trị
và muốn trở thành đảng cầm quyền phải có chương trình vận động tranh cử, được
nhân dân tín nhiệm. Tác giả Albrecht, Aufl trong cơng trình “Internatinale Politik”
(Chính trị quốc tế); tác giả Wien, Oldenburg của cơng trình “Prarein im Wandel
(Các chính đảng đang biến chuyển); tác giả Wiesbaden và Die, Opladen của cơng
trình “Politischen Systeme Westeuropas (Các hệ thống chính trị Tây Âu)… đã khái
quát về quan điểm, ngun tắc, vai trị, vị trí của đảng và thể chế chính trị của các
nước trên thế giới; những điểm chung và khác nhau; thông tin về tình hình chính trị
quốc tế hiện nay và hoạt động của hệ thống chính trị các nước Tây Âu. Đây là cơ sở
để có thể so sánh sự giống và khác nhau về thể chế chính trị của các nước trên thế
giới và Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của báo chí trong xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa báo chí và chính trị, vai
trị của báo chí đối với sự phát triển của xã hội, song đều khẳng định đó là mối
quan hệ khăng khít, được duy trì ở mọi quốc gia. Ở bất kỳ một quốc gia hay một
đảng phái khi cầm quyền đều sử dụng báo chí để phục vụ mục đích của mình.
Ngược lại, báo chí thực hiện chức năng phản ánh đời sống xã hội, chính trị và
tham gia vào quá trình hoạt động của các đảng phái. Báo chí định hướng dư luận
xã hội; tuyên truyền, động viên, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng, nhà nước đó. Nói cách khác,
14


tuyên truyền về chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chức năng
của báo chí. Một số cơng trình nghiên cứu về cơ sở lý luận báo chí của nước ngồi
đã phân tích, đánh giá về vai trị của báo chí với chính trị, đảng cầm quyền của các
nước trên thế giới.
Tác giả E.P.Prokôrốp trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” đã đưa ra khái

niệm về nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí. Trên cơ sở hoạt
động báo chí nước Nga, tác giả G.V.Lazutinan luận giải những vấn đề từ thực tiễn
thành những vấn đề mang tính khái quát cao trong cuốn “Cơ sở hoạt động sáng tạo
của nhà báo”. Nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí Arturo Escobar (Colombia) trong
cuốn “Encountering Development: The Making an Unmaking of the Third world,
Princeton University Press” đã đề cập báo chí như là tác nhân quan trọng song hành
quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Đề cập đến vai trò, chức năng của báo chí trong tun truyền, phản ánh thơng
tin về chính trị, tác giả McGraw - Hill trong cuốn sách “A first look at
Communication theory” - “Một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết truyền thông”
đã giới thiệu hơn 80 lý thuyết truyền thơng, trong đó có lý thuyết “Thiết lập chương
trình nghị sự” do hai chuyên gia truyền thông Maxwell McCombs và D.Shaw của
Mỹ đưa ra. Các tác giả cho rằng, truyền thơng đại chúng, trong đó có báo chí có một
chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng. Các bản tin và hoạt động
đưa tin của các cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đốn của cơng chúng
tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh. Theo lý thuyết này, việc thơng
tin có mục đích của báo chí chính là báo chí tổ chức truyền thơng qua việc sắp đặt
chương trình nghị sự về một vấn đề nào đó để qua những thông tin, bàn luận sẽ tác
động đến nhận thức và hành động của công chúng trong thực tiễn.
Một nghiên cứu khác phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thơng và
chính trị là cuốn sách “Bốn học thuyết truyền thơng” (Four theories ị Press) của
Siebert, Peterson và Scharmm. Các tác giả đã nêu 4 lý thuyết truyền thông gồm
thuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Cộng sản Xô
viết. Các tác giả cho rằng, các mơ hình truyền thơng khác nhau bắt nguồn từ sự
khác biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị, kinh tế và sự phát triển xã hội dân sự và
15


giữa các yếu tố khác của cấu trúc chính trị và kinh tế… Trên cơ sở phân tích các
học thuyết đã khẳng định chức năng của báo chí được nâng lên thành một tổ chức

chính trị. Như vậy, các học thuyết truyền thơng đã đề cập đến vai trị, nhiệm vụ của
báo chí trong việc là cơ quan ngơn luận, là cơng cụ quan trọng phục vụ hệ thống
chính trị, phục vụ các đảng cầm quyền.
Trong nghiên cứu “Sự biến đổi về cấu trúc không gian công: Một cuộc điều
tra xã hội tư sản” - (The Structural Transformation of the Public Sphere: An inquiry
into a Category of Bougeois Society) của Jurgen Habermas - nhà xã hội học và triết
học người Đức đã nhấn mạnh vai trị của báo chí trong hình thành khơng gian cơng.
Chính từ khơng gian này hình thành nên dư luận xã hội và định hướng dư luận xã
hội. Trong cuốn “Truyền thông quốc tế - sự tiếp nối và thay đổi” - (International
communication - Continuity and Change) của K.Thussu đã trình bày nhiều lý thuyết
về truyền thơng chính trị... Cùng liên quan đến nội dung nghiên cứu có đề cập đến
vai trị, chức năng của báo chí tuyên truyền về chính trị, đảng cầm quyền, cuốn sách
“Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng thống” của Vichto Aphanaxep đã đề cập chức
năng của báo chí khi nêu vai trị quan trọng trong các thể chế chính trị. Theo Vichto
Aphanaxep, các nhà lãnh đạo sử dụng báo chí vào xử lý cơng việc, coi báo chí là
một loại quyền lực để lãnh đạo về kinh tế, chính trị, xã hội... Theo đó, quyền lực
nhà nước được phân bổ cho hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Và,
quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định
hướng cho hoạt động báo chí trong mối quan hệ với hệ thống chính trị.
Qua nghiên cứu được biết, trong thời gian qua, báo chí nước ngồi nói
chung, trong đó có báo chí ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,
Cu-ba và báo chí các nước châu Á, đặc biệt các nước Lào, Trung Quốc đã phát triển
mạnh mẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những nghiên cứu của các cơng trình trên, có thể khái qt về vai trị của
báo chí trong một số nước như sau: Báo chí ở một số nước phương Tây có sự phát
triển mạnh mẽ, là phương tiện truyền thông hiệu quả trong các lĩnh vực của xã hội.
Báo chí ở một số nước châu Á ngày càng phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn tới
sự phát triển của đất nước.
16



1.1.3. Mối quan hệ giữa báo chí và chính trị
Lịch sử báo chí cách mạng vơ sản gắn chặt với tên tuổi của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lê-nin. Các ông không những là nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, lãnh tụ
và người thầy của giai cấp vô sản thế giới mà cịn là người đặt nền móng lý luận cho
báo chí cách mạng. Suốt cuộc đời mình, C.Mác và Ăng-ghen coi báo chí như một
phương tiện tuyên truyền, cổ động mạnh mẽ, là một cơ quan ngơn luận cách mạng,
có tính chiến đấu của Đảng cách mạng vơ sản. Trong cuốn sách “C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí”, Ph.Ăng-ghen nhận xét: Đối với mỗi đảng, nhất là với
đảng công nhân, thì việc lập ra tờ báo hằng ngày đầu tiên là cái mốc quan trọng để
tiến lên phía trước. Báo hằng ngày là công cụ tuyên tuyền cổ động quần chúng.
Khơng có gì thay thế được.
C.Mác, Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh trong hoạt động báo chí nhiệm vụ hàng
đầu là đấu tranh chính trị. Như vậy, các ơng khẳng định mối quan hệ khăng khít
giữa báo chí và chính trị: “Từ bỏ chính trị là khơng thể được. Chính trị của báo chí
cũng là chính trị… Vấn đề là can dự vào chính trị như thế nào và đến mức nào.
Điều đó tùy thuộc và tình hình chứ khơng theo quy định” [28, tập 17, tr.18701872]. “Tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể được; tất cả các tờ báo chủ trương
từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị. Vấn đề chỉ là làm chính trị như thế nào và
làm loại chính trị gì” [28, tập 17, tr.551]. Ở mức độ cao hơn, Ph.Ăng-ghen nhấn
mạnh tính đảng trong hoạt động báo chí. Theo ơng, báo chí “phải tiến hành tranh
luận, thuyết minh phát triển và bảo vệ những lợi ích của Đảng, bác bỏ và đánh bại
các luận điệu huyênh hoang của đảng đối địch”. Ph.Ăng-ghen viết: “Báo đảng là
người phát ngôn của Đảng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là người tuyên
bố và bảo vệ luận cương và phương hướng của Đảng” [49, tr.7]. Đối với V.I.Lênin, ông đã sử dụng các tờ báo một cách hiệu quả để đặt ra vấn đề cải tổ đảng và
có tính chất thường xun. Trong cuốn sách “Vấn đề báo chí” (1970) V.I.Lê-nin
khẳng định: Đảng phải lãnh đạo báo chí, đó là ngun tắc “bất di bất dịch”. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với báo chí gắn liền với các nguyên tắc hoạt động của báo
chí cách mạng. “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu
17


tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hằng ngày là công vụ

tuyên truyền cổ động quần chúng khơng có gì thay thế được” [27, tập 8, tr.245].
C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lê-nin đã sử dụng báo chí là mũi nhọn hàng đầu
trong cuộc đấu tranh của đảng, đặc biệt mối quan hệ của báo chí trong xây dựng
đảng cầm quyền.
Trong cơng trình “Four theories of press” (Bốn lý thuyết về truyền thông) của
Siebert, Peterson và Schramm đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hệ thống phương tiện
truyền thơng và đời sống chính trị quốc tế. Trong cuốn sách “Truyền thông quốc tế”
- Sự tiếp nối và thay đổi” - (International communication - Continuity and Change,
2000), học giả K. Thussu đã giới thiệu nhiều lý thuyết truyền thơng chính trị: Lý
thuyết “Dịng chảy tự do của thơng tin” trong đó nhấn mạnh q trình truyền thơng
ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ, chống lại việc quản lý nhà nước và kiểm duyệt về
truyền thông cũng như sử dụng truyền thơng cho mục đích tun truyền. Lý thuyết
Quyền lãnh đạo (lý thuyết bá quyền) bắt nguồn từ nhà mác - xít Italia Antonio
Gramsci (1891-1973) nhấn mạnh chức năng chính trị của truyền thơng đại chúng
trong việc tun truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị. Các phương tiện truyền
thơng là sản phẩm của chính trị và quay trở lại ảnh hưởng đến chính trị. Cơng trình
có tính chất mở đường về nghiên cứu là cuốn sách “So sánh hệ thống phương tiện
truyền thông - Ba mô hình của phương tiện truyền thơng và chính trị” của Hallin và
Mancini chứng minh rằng hệ thống phương tiện truyền thông của một quốc gia xuất
hiện trong nhiều cách thức. Hallin và Mancini đã giới thiệu ba mơ hình truyền
thơng: Mơ hình nghiệp đồn dân chủ phổ biến ở Bắc Âu, với sự tồn tại của phương
tiện truyền thông thương mai và các phương tiện truyền thông gắn với các nhóm
chính trị xã hội có tổ chức, vai trị tương đối tích cực nhưng hạn chế về mặt pháp lý
của nhà nước. Mơ hình tự do chiếm ưu thế ở Anh, Ireland và Bắc Hoa Kỳ, được đặc
trưng bởi sự thống trị tương đối của cơ chế thị trường và các phương tiện truyền
thơng thương mại. Mơ hình đa ngun phân cực chủ yếu ở các nước Địa Trung Hải
ở Nam Âu với sự tham gia của phương tiện truyền thơng và các nền chính trị đảng
phái, phương tiện truyền thơng thương mại yếu kém và vai trị mạnh mẽ của nhà
18



nước. Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu so sách có giá trị về mối quan hệ giữa
truyền thơng - chính trị với đối tượng khảo sát ở hàng chục quốc gia. Trong cuốn
sách “The Power of News” (Sức mạnh của tin tức) của tác giả Michael Schudson,
đã nhấn mạnh đến tác động của các phương tiện truyền thơng đại chúng đến đời
sống chính trị và nhận thức của cơng chúng.
Tại Hội nghị Báo chí châu Á (AMS) năm 2011 tại Hà Nội, Saed Abu
Hijileh, một học giả - diễn giả người Palestine tham dự chỉ trích gay gắt tính
khách quan kiểu phương Tây. Ơng cho rằng khơng có khách quan tuyệt đối và
người làm báo khơng thể chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả tình hình. Người làm báo khi
nhìn nhận bất cứ hiện tượng nào cũng phải tìm cho ra gốc rễ của vấn đề, trước hết
là phải đào sâu để xác định bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội. Theo học giả Saed:
Về truyền thơng phương Tây trong đó có Mỹ họ “thân chủ nghĩa tư bản, thân tập
đoàn to..”. Theo Saed, sự khách quan phương Tây chỉ là hình thức, câu chữ.
Trong cuốn sách “Độc quyền Truyền thông”, nhà báo Mỹ Bagkidian ghi
nhận: Các tờ báo và hãng phát thanh - truyền hình (Mỹ) muốn có được tất cả các
khách hàng giàu có bất chấp lợi ích chính trị của các nhóm khác... Như vậy, xét về
nghiệp vụ, “khách quan thực thụ” dường như là điều khơng thể trong thực tiễn báo
chí phương Tây. Vì rằng các tờ báo tất yếu phải lựa chọn một quan điểm khi họ
quyết định vấn đề nào sẽ được phản ánh hoặc bị bỏ qua, cái nào sẽ lên trang nhất,
và các nguồn tin nào sẽ được trích dẫn. Bản chất chủ quan khơng tránh khỏi của
nghề báo. Mỗi bước cơ bản trong thao tác báo chí đều gắn liền với 1 quyết định chất
có giá trị, từ lựa chọn sự kiện (trong vô số sự kiện về 1 đề tài), đến lựa chọn chi tiết
để ghi chép và lựa chọn chi tiết để đưa vào tin bài, cũng như cách trình bày các chi
tiết… Khơng có thứ nào trong số này, ông khẳng định, là thực sự khách quan cả
(Bagkidian khẳng định).
Năm 2014, Tiến sĩ U-đô U-phkhốt-te (Udo Ulfkotte) làm công việc nghiên
cứu tại thành phố Phơ-rây-bua (CHLB Ðức), Luân-đôn (Anh) phát hành cuốn sách
“Những nhà báo bị mua chuộc - phương tiện truyền thông đại chúng đã bị các chính
trị gia, các cơ quan tình báo và các nhà tài phiệt điều khiển như thế nào”, trong 2

19


tháng, cuốn sách được xuất bản ba lần (xuất bản lần đầu tháng 9-2014, lần 2 tháng
10-2014, lần 3 cũng trong tháng 10-2014). Tác giả đã có 17 năm liền viết cho tờ
Frankfurt với nhiệm vụ phóng viên chiến tranh; ông cũng từng giảng dạy môn quản
lý an ninh tại Ðại học Tổng hợp LUneburg (Ðức), đồng thời là chuyên gia ngành
tình báo, ủy viên Quỹ Marshall Memoral của Hoa Kỳ, làm việc trong ban tham mưu
kế hoạch của Viện Konrad-Adenau, diễn giả Học viện Liên bang về đường lối an
ninh. Với nhiều chi tiết cụ thể qua việc kể ra sự kiện, nêu tên người, tên tổ chức,
con số thống kê... tác giả dựng lại mặt trái của báo chí phương Tây. Theo tác giả, tự
do báo chí của phương Tây và tính đa nguyên ý kiến trong báo chí chỉ là “tự do báo
chí giả tạo” và “giả tạo đa nguyên ý kiến”. Ðây là điều người ta đã nghĩ tới, song
khơng dám nói ra, tuy nhiên đó lại là sự thật, vì nhiều nhà báo bị mua chuộc, cơ
quan tình báo “bơi trơn” để có bản tường trình theo ý muốn; thậm chí nhân viên cơ
quan tình báo đến tận ban biên tập của báo, đài để tự tay viết những đoạn văn, sau
đó cho phát tán qua tên tuổi của các nhà báo nổi tiếng. Cuốn sách chỉ rõ cách gây
ảnh hưởng tới hệ thống truyền thơng vì mục đích tun truyền của một số tổ chức.
Như chúng ta đã biết, tổ chức “Cầu nối - Ðại Tây Dương” (Atlantic Bridge), thành
lập năm 1952 là cầu nối giữa các thế lực kinh tế, tài chính, giáo dục, đường lối quân
sự giữa Hoa Kỳ với CHLB Ðức; Quỹ Marshall Ðức (German Marshall Fund), Ủy
ban ba bên (trilateral Commission), Hội đồng Hoa Kỳ về Ðức (American Council
on Germany)... Ðại sứ quán Mỹ từng chi tiền tài trợ cho các dự án khác nhau,
nhưng thực tế chỉ phục vụ mục đích tác động tới ý kiến của cơng chúng Ðức. Là
người đã viết báo trong một thời gian dài và gây ảnh hưởng tốt cho Mỹ, được nhận
“Giấy chứng nhận công dân danh dự Mỹ”, nhưng ông vẫn quyết định tiết lộ những
gì ơng làm trong q khứ, bởi ông cảm thấy xấu hổ. Trong cuốn sách có chi tiết làm
nhiều bạn đọc phải suy nghĩ, đó là ơng kể nhà báo nổi tiếng thế giới Pi-tơ Sôn Latua (Peter Scholl-Latur), người bạn mà ông đã nhiều lần gặp ở nhiều vùng chiến sự,
trong lần gặp lại vào năm 2014, khi được hỏi kinh nghiệm sống của mình về việc
phương tiện truyền thơng bị giật dây và tình trạng kiểm duyệt, Pi-tơ Sôn La-tua đã

cho rằng: “Paul Sethe đã nói trước đây nhiều năm, tự do báo chí là tự do phổ biến
20


các ý kiến riêng của 200 người giàu có. Nhưng bây giờ làm gì cịn 200 người, chỉ
cịn bốn hoặc năm người thơi”! Có thể coi ý kiến này là một đánh giá về thực trạng
tích tụ tư bản của báo chí phương Tây, vì khi Paul Sethe cịn sống, trong tay có 200
"ơng hồng truyền thơng", bây giờ số "ơng hồng" chỉ cịn đếm được trên năm đầu
ngón tay.
Như vậy, mối quan hệ giữa báo chí phương Tây với chế độ chính trị được
thể hiện như sau: Các nước phương Tây, các phương tiện thông tin đại chúng gắn
liền với pháp luật. Các nước phương Tây có điều luật chống độc quyền báo chí
nhưng đồng thời vẫn giữ lại cả những điều kiện cho phép người ta bỏ qua luật này
mà vẫn khơng vi phạm pháp luật. Báo chí phương Tây bảo vệ quyền lợi quốc gia,
chính quyền nhưng lại khơng có luật cho phép giữ kín những nguồn tin tức riêng tư.
Hiện nay các nước như Trung Quốc, Lào, Cu-ba, Đảng thực hiện lãnh đạo
toàn diện đối với báo chí và được thể hiện rõ trên các mặt như: Đảng định hướng
chính trị cho báo chí. Qua nghiên cứu những bài viết về lịch sử hình thành báo chí
các nước trên đều nhận thấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Cu-ba và
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đều định hướng báo chí và nhất quán trong q
trình hoạt động, khơng rơi vào tình huống mâu thuẫn giữa những điều cần tuyên
truyền với hiện thực cuộc sống. Đường lối của Đảng tạo nên khơng khí, tư duy mới,
từ đó báo chí có cơ sở để đổi mới nội dung thơng tin và có những hình thức tun
truyền tồn diện, đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội. Để báo chí phục vụ kịp thời
nhiệm vụ chính trị của đảng, đất nước, đảng cầm quyền đề ra nhiệm vụ báo chí. Đó
là coi trọng nâng cao chất lượng thơng tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu
và tính đa dạng của thơng tin. Báo chí phải ln đi đầu trong bảo vệ đường lối,
chính sách của đảng và nhà nước. Đảng lãnh đạo là bảo đảm cho báo chí khơng đi
chệch đường lối chính trị của đảng, đóng góp tích cực vào thực hiện đường lối một
cách sáng tạo, phong phú, có hiệu quả.

Ở Trung Quốc giữa báo chí quốc gia, báo chí địa phương (các tỉnh, thành
phố), báo chí ở các khu tự trị, đặc khu, địa khu… có sự phối hợp nhằm làm
thơng tin ngày càng thêm đa đạng, phóng phú, nhiều chiều và bảo đảm sự nhất
quán về độ chính xác của các thơng tin phát ra. Vì vậy, trong lãnh đạo báo chí,
21


Đảng có sự chỉ đạo, phân nhiệm giữa các cơ quan báo chí, những tin tức quan
trọng được phát ra từ một nguồn. Các báo đài khác phát tin thống nhất. Các báo,
đài địa phương và đặc khu, đặc trị không được phát tin trái với nội dung từ một
nguồn thống nhất. Cuốn sách “Hồ Cẩm Đào con đường phía trước” nói về con
đường và sự nghiệp của nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong đó đề cập
khá sâu về cách lãnh đạo, chỉ đạo đối với tờ báo của Đảng bộ tỉnh khi ơng làm Bí
thư Tỉnh ủy Quý Châu và Tây Tạng (Trung Quốc). Đặc biệt ông đã yêu cầu các
tờ báo phải đổi mới cách đưa tin, cách viết tin. Để thu hút người đọc và định
hướng dư luận xã hội, các tờ báo phải tăng cường xã luận, tập trung phản ánh lập
trường, quan điểm và chủ trương của lãnh đạo và tâm trạng chính trị - xã hội của
quần chúng trong giai đoạn nhất định. Trong cuốn “Công tác tuyên truyền tư
tưởng trong thời kỳ mới” của Bùi Phương Dung dẫn câu chuyện làm cơng tác tư
tưởng của báo chí tại Trung Quốc: Báo chí có thể đưa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng vào quần chúng nhanh nhất, rộng rãi nhất. Báo chí có thể
phản ánh ý kiến, nguyện vọng của quần chúng trước một chủ trương, chính sách,
hoặc một vấn đề thực tiễn. Đó là báo chí thực hiện chức năng tư tưởng đối với
vấn đề chính trị của đảng, nhà nước. Luận án Tiến sĩ Báo chí học của Nguyễn
Thành Công “So sánh về sự đặc sắc trong phát triển, đổi mới của Việt Nam Trung Quốc qua khảo sát Tân Hoa nhật báo và Nhân dân nhật báo” 中越党报改革与发展的比较研究 - 以 "人民日报" 和 "人民报" 为例 khẳng
định: Để báo chí hồn thành nhiệm vụ của mình, Đảng phải thơng tin những vấn
đề cần thiết cho báo chí kịp thời, chính xác, coi thơng tin cho báo chí cũng là
thơng tin cho toàn Đảng và cho xã hội.
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, trải qua các thời kỳ lịch sử của Trung
Quốc, Cu-ba, Lào đều nhận thấy đó là sự phối hợp giữa thiết chế xã hội: báo chí,

xuất bản, hãng thơng tấn… trong việc thu thập, xử lý và phố biến thông tin tuyên
truyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng các cơ quan báo chí ln nghiên cứu tìm
phương thức quản lý, thúc đẩy, cập nhật những mơ hình truyền thơng mới và cùng

22


×