Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận xhhbc sinh viên báo chí với vấn đề bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.36 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối của xã hội. Theo
thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực
gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với
trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ, 66% các
vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình.
Những vụ án thương tâm, những cái chết đau lòng xuất phát từ bạo lực gia
đình đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Gia đình - nơi được gọi bằng hai
tiếng thân thương “tổ ấm” nhưng đối với nhiều người đã trở thành “địa ngục trần
gian”. Nỗi đau từ những bản án và vết thương tâm hồn mãi là sự ám ảnh kéo dài
trong suốt cuộc đời nhiều con người.
Trước tình trạng đáng báo động trên, năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình (LPCBLGĐ). Ngày 1-7-2008, LPCBLGĐ chính thức có hiệu lực
thi hành. Qua gần 5 năm thực hiện, LPCBLGĐ đã phát huy được vai trò, đem lại
những kết quả tích cực trong việc giảm thiểu và phòng chống các hành vi BLGĐ.
Trong những năm qua, truyền thông là lĩnh vực quan trọng giúp đưa các điều luật
đến với người dân, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống BLGĐ.
Sinh viên báo chí ngoài việc là những con người đã ở độ tuổi trưởng thành,
có sự hiểu biết nhất định về Luật PCBLGĐ còn là những người sau này sẽ trực tiếp
tham gia công tác truyền thông, định hướng dư luận. Bởi vậy, việc sinh viên Báo


chí có nhận thức như thế nào về vấn đề BLGĐ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác
truyền thông sau này.
2. Điểm luận vấn đề:


Bạo lực gia đình được cơ quan bình đẳng giới và trợ quyền cho phụ nữ của
Liên Hợp Quốc nhìn nhận như một hành động xâm phạm nhân quyền. Trong
nghiên cứu, phân tích về “luật phòng chống bạo lực gia đình và cách tiến hành”
(Domestic violence legislation and its implementation) tại ASEAN, Họ cho rằng
“Bạo lực gia đình là một dạng bạo lực đối với phụ nữ được thực hiện bởi bạn tình
hoặc những thành viên trong gia đình. Nó thường xảy ra ở không gian riêng tư và
thường được xã hội coi như đó là vấn đề “riêng tư” hoặc “thuộc về gia đình”.
Nghiên cứu này cũng dẫn ra điều khoản 19 (General Recommendation), hội đồng
“Chống bạo hành với phụ nữ” (CEDAW), có ghi: Bạo lực gia đình là một trong
dạng bạo lực diễn ra âm ỉ nhưng gây tổn thương rất lớn đối với phụ nữ. Nó phổ
biến ở mọi cộng đồng. Trong những mối quan hệ gia đình, phụ nữ ở mọi lứa tuổi
đều là nạn nhân chính của mọi dạng bạo lực bao gồm đánh đập, cưỡng bức và
những hình thức bạo hành về tình dục khác, bạo hành về tinh thần…được chấp
nhận bởi các quan niệm truyền thống. Sự thiếu độc lập về mặt kinh tế cũng buộc
người phụ nữ phải chịu đựng những mối quan hệ bạo lực. Luật lệ của gia đình
được đặt ra bởi người đàn ông cũng là một dạng bạo lực và cưỡng ép. Những
dạng bạo lưc này đe dọa đến sức khỏe của người phụ nữ và giảm cơ hội được
tham gia vào cuộc sống gia đình và cộng đồng một cách bình đẳng của họ”.Điều
khoản 19 này cũng đưa ra 8 nhân quyền mà người phụ nữ bị xâm phạm trong bạo
lực gia đình, bao gồm quyền được sống, quyền không phải là mục tiêu bị tra tấn
hoặc đối xử tàn nhẫn, quyền được bảo vệ một cách công bằng theo luật quốc tế,
luật tự do và an ninh của một cá nhân, luật được đối xử công bằng trong gia đình,


luật được hưởng mức chăm sóc sức khỏe và tinh thần phù hợp cao nhất, luật được
sống và làm việc trong điều kiện hợp lí.
Theo Wikipedia: Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng
để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi
bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con
cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy

ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường
là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực
tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo
không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Bạo lực gia đình ở Việt Nam đang là một vấn đề nghiêm trọng. Theo
wikipedia: Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,
hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn.
Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng
số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3% [5], cũng theo
nghiên cứu đó thì 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng
xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tnh dục. Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319
ca nhập viện do bạo hành gia đình trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường
hợp tử vong. Tuy nhiên, bài báo này không đăng số liệu cho các vùng khác, 5%
phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở
thành phố có xảy ra bạo lực, 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là
nam giới và thủ phạm chính là người vợ.
Truyền thông có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của việc tuyên truyền
phòng chống BLGĐ. Theo như lí thuyết, ai có sự quan tâm và tìm tòi nghiên cứu
hơn thì mức độ nhận thức sẽ cao hơn. Vì vậy, mức độ theo dõi các chương trình


truyền thông sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức về Luật PCBLGĐ của các
bạn sinh viên.
3.
-

Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu sự hiểu biết của sinh viên HVBC về Luật PCBLGĐ.
Mối tương quan giữa mức độ xem các chương trình truyền thông và mức độ am


4.

hiểu của các sinh viên
Đưa ra kiến nghị và giải pháp.
Nhiệm vụ
Chỉ ra nhận thức của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, giải
pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về luật và giả thuyết nghiên cứu.

5. Giả thuyết nghiên cứu:
-

Những người có thời gian tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng nhiều sẽ có
nhận thức về Luật PCBLGĐ tốt hơn những người tiếp cận thông tin đại chúng ít.

-

Trong các phương tiện truyền thông thì báo mạng là phương tiện được nhiều người
sử dụng hơn cả.

6. Chiến lược nghiên cứu:
a) Tiếp cận nghiên cứu
Mọi kết quả nghiên cứu, thông tin chỉ phản ánh cho địa bàn khảo sát. Mục
đích của nghiên cứu là miêu tả mức độ hiểu biết của sinh viên học viện báo chí và
tuyên truyền về luật phòng chống bạo lực gia đình
b) Mẫu nghiên cứu
Tại trường học viện báo chí và tuyên truyền, trong 3 khoa về báo chí: Khoa
Báo chí, Khoa Phát thanh, Khoa Truyền hình chúng tôi chọn ra 5 ngành bao gồm:


Báo in, Báo ảnh, Truyền hình, Phát thanh, Báo mạng. Đơn vị chọn mẫu là ngành.

Mỗi ngành chọn ngẫu nhiên 60 sinh viên. Cỡ mẫu là 300 người.
6) Biến số
a) Biến phụ thuộc
Nhận thức của sinh viên về luật phòng chống bạo lực gia đình được thể hiện
qua các khía cạnh sau:
-

Nhận thức thông qua việc đọc luật phòng chống bạo lực gia đình: Biến này này
được thể hiện qua việc sinh viên đã đọc luật hay chưa (2 phương án trả lời có hoặc

-

không)
Nhận thức thông qua việc quan sát thực tế: Biến này thể hiện qua việc sinh viên
hiểu thế nào là hành vi bạo lực trong gia đình (có 5 phương án trả lời: 1.Cưỡng bức
quan hệ tình dục; 2. Chửi mắng bằng những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ; 3. Đập phá
tài sản riêng; 4. Buộc lao động quá sức; 5. Đuổi các thành viên ra khỏi nhà một
cách trái pháp luật); Đối tượng của luật (có 4 phương án trả lời: 1. Con cái, 2. Cha,
mẹ 3. Người chồng, 4. Người vợ; Cơ quan khai báo khi mình là nạn nhân/là người
chứng kiến bạo lực gia đình (có 3 phương án trả lời: 1.Người đứng đầu khu vực cư

-

trú (trưởng xã, thôn, ấp, bản…); 2. Công an xã; 3. Ủy ban nhân dân xã)
Nhận thức thông qua việc áp dụng vào cuộc sống: Anh chị có báo cho các cơ quan
chức năng nếu chứng kiến các vụ bạo lực gia đình không (2 giá trị: có hoặc không;
Anh chị có báo cho cơ quan chức năng nếu mình bị bạo hành bởi người thân trong
gia đình không (2 giá trị: có hoặc không)
b) Biến độc lập
- Giới tính người trả lời: 2 giá trị: 1.Nam, 2.Nữ

- Mức độ tiếp cận thông tin trong tuần qua: Với mỗi phương tiện báo in,
truyền hình, phát thanh, internet có 4 phương án theo ngày: 1.Hằng ngày; 2. 5
lần/tuần; 3. 1 lần/tuần; 4. Không bao giờ và 4 phương án theo giờ mỗi ngày: 1. Ít
hơn 1h; 2. 1-2h; 3.2-3h; 4. >3h; với tần suất đọc sách có 4 phương án: 1. 1
quyển/tuần; 2.1 quyển/tháng; 3. 1 quyển/năm; 4. Khác


-

Thông tin nào được quan tâm nhất: Có 6 phương án: 1. Chính trị; 2.Y tế;

3. Thể thao-Văn hóa; 4. An ninh-Quốc phòng; 5. Kinh tế-xã hội; 6. Khác
7) Phương pháp thu thập và phân tích thông tin
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn
bằng các câu hỏi định lượng trong bảng hỏi tới 300 sinh viên. Những phân tích về
nhận thức của họ về luật phòng chống bạo lực gia đình sẽ được liên hệ với tuổi,
khoa và mức độ tiếp cận thông tin của người trả lời.
Nghiên cứu này cũng sử dụng thêm dữ liệu định tính thông qua phỏng vấn
sâu đối với một số trường hợp và một số câu hỏi định tính trong bảng hỏi.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu
1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh là trường nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, được
thành lập năm 1962, nhiệm vụ chính của trường là đào tạo & bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ
Tư tưởng - Văn hoá, Báo chí và Truyền thông đại chúng cho Đảng và Nhà
nước Việt Nam.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo
Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II,
trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng
Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận
Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc


Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt
Nam.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng viên của trường hơn 255 người, bao
gồm 9 Giáo sư & Phó Giáo sư, 152 tiến sĩ & Thạc sĩ, 95 giảng viên chính
Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường trở thành trường
đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Sinh viên 5 ngành Báo in, Báo ảnh, Báo mạng, báo phát thanh, truyền hình
đều thuộc khối nghiệp vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hệ đào tạo chính
quy tập trung 4 năm.
2. Thao tác hóa khái niệm:

Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với các thành viên khác trong gia đình. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là
phụ nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình
xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay
trình độ học vấn.
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực
thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ

hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha,
mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật


buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn
hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành
viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là
kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính.
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan
hệ tình dục.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động
và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình không
còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành
trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo
lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học
vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy
sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới
kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên
nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường
diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,


Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực
tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu


(60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp,
thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như
rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành
vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh
đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy
nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực
hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.

Tương quan
Tương quan có nghĩa là có sự liên quan đến nhau, có mối quan hệ qua lại với
nhau.
Tiếp cận
Tiếp cận là từng bước, bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu một đối
tượng nghiên cứu nào đó.
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang
người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá
trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các
tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu
học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng vàngữ nghĩa. Thế
nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm
việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín
hiệu học.


Tiến trình truyền thông gồm:



Người gửi thông điệp: là nơi phát đi thông tin, điểm khởi đầu của tiến trình truyền
thông. Trước khi gửi người truyền tin phải lựa chọn thông tin sau đó mã hóa thông
điệp dưới một dạng ngôn ngữ nào đó (lời nói, chữ viết...) để gửi đi.



Người nhận thông điệp.



Nội dung thông điệp.



Kênh truyền thông



Thông tin phản hồi



Nhận thức
Chương II: nội dung và kết quả nghiên cứu
Bảng 1:


Ở bảng này chúng ta thấy, tương quan giữa mức độ tiếp cận truyền thông và

nhận thức về Luật phòng chống BLGĐ rất rõ ràng.
Cụ thể, câu hỏi được đưa ra là nhận thức về mục đích tuyên truyền Luật
PCBLGĐ, trong số 276 người trả lời với tỉ lệ 100%, số người có thời lượng tiếp
cận truyền thông nhiều có nhận thức sai ít hơn so với người tiếp cận truyền thông
ít. Cụ thể, số lượng người có nhận thức sai nằm trong nhóm tiếp cận ít là 79,7%;
nhóm tiếp cận trung bình là 74,8% và nhóm tiếp cận nhiều là 69,9%, các nhóm có
tỉ lệ giảm đi sấp sỉ 5,0%. Ngược lại, những người tiếp cận truyền thông nhiều hơn
sẽ có tỉ lệ nhận thức đúng cao hơn. Như ta thấy ở bảng trên, tỉ lệ người tiếp cận ít
có nhận đúng là 20,3%, nhóm tiếp cận trung bình là 25,2% và nhóm tiếp cận nhiều
là 30,1%, mức độ chênh lệch cũng sấp sỉ 5,0%.
Như vậy ta thấy những người có mức độ tiếp cận truyền thông nhiều hơn thì
sẽ có nhận thức tốt hơn về mục đích của Luật PCBLGĐ.


Bảng

2:

Ở bảng 2, câu hỏi được đưa ra khảo sát là điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp
nạn nhân theo quy định của luật. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những người
có nhận thức kém về vấn đề này thì người có thời lượng tiếp cận ít là 31,1%; thời
lượng tiếp cận trung bình là 20,2% và tiếp cận nhiều là 15,7%, có sự chênh lệch
tương đối lớn giữa tỉ lệ các nhóm. Ở hàng nhận thức trung bình, tỉ lệ người tiếp cận


ít là 63,5%; tiếp cận trung bình là 70,6%, tiếp cận nhiều là 71,1%, tỉ lệ chênh lệch
thấp hơn. Hàng nhận thức tốt, tỉ lệ tiếp cận truyền thông ít là 5,4%, tiếp cận trung
bình là 9,2% và tiếp cận nhiều là 13,3%.
Như vậy, rõ ràng thời lượng tiếp cận có ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận,
cụ thể là theo tỉ lệ thuận.

ở bảng này, chúng ta còn nhận ra số lượng người có tiếp nhận ở mức tốt rất
ít, trong tổng số 100% trả lời câu hỏi thì chỉ có 9,4% có nhận thức tốt về vấn đề
này, như vậy tức là còn rất nhiều người mơ hồ về điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp
nạn nhân của Luật PCBLGĐ.
Bảng 3:


Qua bảng này cho ta thấy, tỉ lệ người tiếp cận truyền thông ít có nhận thức
kém là 28,4%; nhận thức tốt là 63,5%, người tiếp cận truyền thông trung bình có
nhận thức kém là 16,8%; nhận thức tốt là 74,8%, người tiếp cận truyền thông nhiều
có nhận thức kém là 19,2%; nhận thức tốt là 84,3%. Như vậy, mức độ tiếp cận
càng tăng thì khoảng cách giữa tỉ lệ nhận thức kém và tốt càng tăng. Hơn nữa, mức
độ tiếp cận truyền thông tăng thì tỉ lệ nhận thức kém càng giảm và nhận thức tốt
cảng tăng. Một lần nữa cho thấy ảnh hưởng của mức độ tiếp cận với chất lượng
nhận thức của sinh viên.
Ở câu hỏi này, tỉ lệ sinh viên có nhận thức tốt đã tăng nhiều hơn so với câu
hỏi trước, lên đến 74,6%.
Bảng 4:


Bảng này cho ta thấy, ở hàng mức độ nhận thức kém, tỉ lệ sinh viên tiếp cận
ít là 20,3%; tiếp cận nhiều là 10,8%; giảm gần 10%. Hàng nhận thức trung bình, tỉ
lệ tiếp cận ít là 50%, tiếp cận nhiều là 51,8%, tăng gần 2%. Hàng nhận thức tốt, tỉ
lệ tiếp cận ít là 29,7%; tiếp cận nhiều là 37,3%, tăng hơn 8%.
Như vậy tiếp cận thông tin nhiều hơn thì nhận thức về nguyên tắc hóa giải
mâu thuẫn do cơ quan, tổ chức tiến hành theo quy định của Luật càng tốt.
Bảng 5:

Câu hỏi đưa ra là nguyên tắc hóa giải trong gia đình và dòng họ theo quy
định của luật. Tỉ lệ nhận thức kém là 63% và nhận thức tốt là 8%, như vậy còn

nhiều người chưa hiểu nguyên tắc này. Trong đó, hàng nhận thức kém có tỉ lệ tiếp
cận ít là 62,2%; tiếp cận nhiều là 56,6%. Hàng nhận thức trung bình có tỉ lệ tiếp
cận ít là 31,1%; tiếp cận nhiều là 34,9%. Hàng nhận thức tốt có tỉ lệ tiếp cận ít là


6,8%; tiếp cận nhiều là 8,4%. Tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ tiếp
cận ở đây có theo chiều hướng tỉ lệ thuận như những bảng khác nhưng ở mức độ
chưa rõ ràng.

Bảng 6: mức độ xem truyền hình trong các phương tiện thông tin đại chúng

Bảng 7: mức độ đọc báo in trong các phương tiện thông tin đại chúng


Bảng 8: mức độ truy cập internet trong các phương tiện thông tin đại chúng


Qua các bảng 6,7,8 cho thấy, khi thời lượng tiếp cận các phương tiện thông
tin đại chúng nói chung tăng lên thì thời lượng tiếp cận thông tin qua các phương
tiện như truyền hình hay báo in, internet đều tăng, tuy nhiên thời lượng tiếp cận
internet vẫn được sinh viên ưu ái hơn. Ở cột mức độ tiếp cận truyền thông nói
chung nhiều, tỉ lệ người xem truyền hình trên 60 phút là 68,7%; tỉ lệ đọc báo trên
60 phút là 19,3% và tỉ lệ người truy cập internet trên 60% là 85,5%, cao hơn hẳn
các mức độ tiếp cận các phương tiện khác. Có thể thấy đây là một điều dễ hiểu
trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Số lượng người sử
dụng internet tăng mạnh qua các năm, đặc biệt với các bạn sinh viên thì internet đã
trở thành một khái niệm rất quen thuộc, việc đọc tin tức trên các trang báo mạng
còn dễ dàng hơn so với việc xem truyền hình và đọc báo.



KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay ngày càng có tính chất gia tăng về số
lượng và phức tạp về hình thức. Không chỉ có đánh đập mới là bạo lực gia đình mà
còn nhiều hình thức bạo lực khác. Bạo lực gia đình xảy ra do rất nhiều nguyên
nhân, nhưng yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu
tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất
hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm
màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn
hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng
trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ
nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”…
Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột
trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng
nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm
chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp
nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến
nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.
Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận,
đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn,
còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người
xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường,
chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của


cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ
nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ
nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính
là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các
yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem
là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình.
Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận
được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải
quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố
nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất lớn trong việc tuyên
truyền Luật PCBLGĐ. Tiếp cận truyền thông để biết đến nhiều hơn thông tin về
những sự việc, những Luật liên quan đến bạo lực gia đình, từ đó có cái nhìn đúng
đắn về định kiến giới nói chung và định kiến giới trong bạo lực gia đình nói riêng.
2.

Kiến nghị
Thứ nhất, cần xóa bỏ “khoảng cách giới”, đây là một vấn đề cấp bách như
nhu cầu về cơm ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng
về giới không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai
giới, vì sự phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của
thế hệ mai sau”. Đó là hành động đầu tiên để giảm bớt nạn bạo lực gia đình. Không
chỉ người bên ngoài cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về định kiến giới mà bản
thân người chịu hậu quả của bạo lực gia đình càng cần phải hiểu hơn, từ đó nhận ra
trách nhiệm và quyền lợi của mình để điều chỉnh hành vi.
Thứ hai, cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để trừng trị những người
vi phạm Luật phòng chống BLGĐ.


Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107 quy định tóm lược
như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành hạ, ngược đãi; xúc phạm

danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và các thành viên khác trong gia
đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hay bị truy
cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Nếu gây thiệt hại nặng thì phải bồi
thường”. Rõ ràng điều lệ 107 này có một sơ hở là không đề cập chi tiết mức án như
thế nào, dẫn đến sự tùy nghi trong công việc giải quyết các tình huống vi phạm.
Điều này làm cho nhiều người không coi trọng và để ý đến luật. Có trường hợp
người chồng hành hạ đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo, phạt qua loa với mức phạt
năm bảy chục nghìn. Do vậy chúng tôi nghĩ điều luật này cần phải được mở rộng
chi tiết hơn với các hình phạt thích đáng đến từng hành vi vi phạm bạo hành gia
đình.
Luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như sau: “Người ngược
đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, hoặc người có công nuôi
dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Ở đây chúng ta thấy khung
hình phạt có phần chi tiết hơn và điều này dĩ nhiên có tác dụng trong việc răn đe và
làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình.
Đó là những hỗ trợ từ luật pháp mà chúng ta thấy có những giá trị rất nhất
định. Muốn nạn bạo hành gia đình giảm thiểu một cách tối đa thì quan trọng nhất là
các tác nhân bạo hành phải nhận thức rõ đó là những hành vi vi phạm luật pháp, vi
phạm nhân quyền, chà đạp nhân phẩm để từ đó có quyết tâm thay đổi đích đáng.
Bản thân họ phải nhập cuộc trong nỗ lực tháo gỡ nạn bạo lực gia đình nói chung,
còn nếu chỉ có chị em phụ nữ xoay sở thì không giải quyết triệt để vấn đề. Thái độ
nhường nhịn không phải là giải pháp, nó chỉ có tác dụng làm giảm hậu quả mà
thôi. Vì vậy tu tập chuyển hóa tâm và xóa bỏ lòng tham, lòng sân, lòng si thì nạn
bạo lực sẽ bị phá bỏ, mặc dù từ tám đến chín phần của nạn bạo lực gia đình đều do


lòng sân và lòng si, chỉ có một hai phần là do ngoại tình ghen tuông, tức là lòng
tham dẫn đến đổ nát hạnh phúc. Do đó chuyển hóa tham, sân, si theo khuynh
hướng của Phật giáo là một trong những phương thức rất hữu hiệu trong khi các

trung tâm và cơ quan chưa quan tâm đúng mức.
Thứ ba, cần tăng cường tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình phổ
biến hơn nữa, đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa, những nơi mà nhận thức về
pháp luật còn kém và cuộc sống còn nhiều lạc hậu.
Thứ tư, bản thân mỗi người cần có ý thức hơn trong việc tìm hiểu về các vấn
đề liên quan đến định kiến giới và bạo lực gia đình. Hiểu rõ những điều trên sẽ
giúp bản thân giữ được những quyền lợi cho mình. Hơn nữa, mỗi thành viên trong
gia đình cần điểu chỉnh cách cư xử của bản thân, hoàn thành trách nhiệm, xây dựng
lối sống lành mạnh, đề cao tình thương yêu gia đình, thủy chung, là tấm gương cho
những thế hệ sau noi theo.
Tóm lại, bạo lực gia đình đem lại những hậu quả nặng nề cho xã hội, làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, rộng hơn là cả một nền băn hóa. Cần có
những biện pháp để làm giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ nạn bạo lực gia đình. Có như
vậy mới ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Không chỉ có
các cơ quan chức năng, của các tổ chức xã hội, bản thân mỗi người chính là điểm
bắt đầu để nâng cao nhận thức về vấn đề này, có những biện pháp thiết thực để xóa
bỏ bạo lực gia đình.



×