Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

(Luận án tiến sĩ) một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (qua trường hợp làng mễ trì)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIM JONG OUK

MỘT SỐ BIẾN ĐỔI Ở LÀNG XÃ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
(QUA TRƯỜNG HỢP LÀNG MỄ TRÌ)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số : 62 22 54 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. GS. TSKH. VŨ MINH GIANG
2. GS. TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. SỰ BIẾN ĐỔI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
SINH THÁI Ở LÀNG XÃ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX QUA
TRƢỜNG HỢP LÀNG MỄ TRÌ



2
4
5
6
26

Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiờn vựng chõu thổ sụng Hồng
Những tỏc động của điều kiện tự nhiờn và mụi trường sinh
thỏi dến quỏ trỡnh phỏt triển chõu thổ sụng Hồng
1.3. Những điều kiện tự nhiờn và mụi trường sinh thỏi ở làng Mễ
Trỡ
1.3.1. Địa hỡnh và đất đai
1.3.2. Hệ thống giao thụng
1.3.3. Biến đổi địa giới hành chớnh
1.3.4. Những sự kiện lịch sử lớn cú tỏc động đến làng Mễ
Trỡ

26
28

Chƣơng 2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BỘ MÁY QUẢN LÍ Ở LÀNG XÃ
CHÂU THỔ SƠNG HỒNG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN
GIỮA THẾ KỶ XX QUA TRƢỜNG HỢP LÀNG MỄ TRÌ

48

Tớnh tự trị và bộ mỏy hành chớnh ở làng xó trước khi thực
dõn Phỏp xõm lược
2.2. Nền tảng hành chớnh của thực dõn Phỏp và cuộc Cải lương

hương chớnh ở Bắc Kỳ
2.2.1. Cải lương hương chính lần thứ I (1921)
2.2.2. Cải lương hương chính lần thứ II (1927)
2.2.3. Cải lương hương chính lần thứ III (1941)
2.3. Ảnh hưởng của Cải lương hương chớnh ở làng Mễ Trỡ
2.3.1. Những ảnh hưởng của Cải lương hương chính lần thứ I
2.3.2. Những ảnh hưởng của Cải lương hương chính lần thứ II

54

1.1.
1.2.

2.1.

2

32
32
34
36
43

65
72
75
77
78
79
93



Chƣơng 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở
LÀNG XÃ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN
GIỮA THẾ KỶ XX QUA TRƢỜNG HỢP LÀNG MỄ TRÌ

96

Tỡnh hỡnh sở hữu ruộng đất ở làng xó trước khi thực dõn
Phỏp xõm lược
Tỡnh hỡnh sở hữu ruộng đất ở làng xó dưới chế độ thực
dõn Phỏp
Sự biến đổi tỡnh hỡnh sở hữu ruộng đất ở làng Mễ Trỡ

100

3.3.1. Tỡnh hỡnh phõn bố ruộng đất
3.3.2. Tỡnh hỡnh sở hữu ruộng đất

112
116

3.1.
3.2.
3.3.

103
109

Chƣơng 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NỀN GIÁO DỤC Ở LÀNG XÃ CHÂU

THỔ SÔNG HỒNG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA
THẾ KỶ XX QUA TRƢỜNG HỢP LÀNG MỄ TRÌ

134

Giỏo dục truyền thống ở làng xó trước khi thực dõn Phỏp
xõm lược
Cải cỏch giỏo dục ở làng xó dưới chế độ thực dõn Phỏp

136

4.2.1. Cải cỏch giỏo dục thực dõn lần thứ I (1906)
4.2.2. Cải cỏch giỏo dục thực dõn lần thứ II (1917)

145
153

Ảnh hưởng của Cải cỏch giỏo dục ở làng Mễ Trỡ

162

4.3.1. Những ảnh hưởng của Cải cỏch giỏo dục lần thứ I
4.3.2. Những ảnh hưởng của Cải cỏch giỏo dục lần thứ II

166
177

4.1.
4.2.


4.3.

KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Phần phụ lục của luận án được in thành một bản riêng kèm theo

3

145

190
199
200


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1:
Bảng 1-2:
Bảng 1-3:
Bảng 3-1:
Bảng 3-2:
Bảng 3-3:
Bảng 3-4:
Bảng 3-5:
Bảng 3-6:
Bảng 3-7:

Bảng 3-8:
Bảng 3-9:
Bảng 4-1:
Bảng 4-2:
Bảng 4-3:
Bảng 4-4:
Bảng 4-5:

Biến đổi đơn vị hành chính của làng Mễ Trì từ đầu thế kỷ
XIX đến giữa thế kỷ XX
Dân số của các làng thuộc tổng Dịch Vọng (1926)
Số hộ làm nghề nghiệp của các làng thuộc tổng Dịch Vọng
(1926)
Tình trạng phân bố loại đất của làng Mễ Trì
Tình hình sở hữu ruộng đất của làng Mễ Trì vào đầu
những năm 1940
Quy mơ sở hữu ruộng đất của làng Mễ Trì
Tình hình sở hữu ruộng đất trong bộ mỏy cai trị làng Mễ Trì
Tình trạng phân bố ruộng đất và sở hữu ở làng Mễ Trì
Tình hình sở hữu ruộng đất xâm canh ở làng Mễ Trì
Tình trạng sở hữu ruộng đất của phụ nữ làng Mễ Trì
Hiện trạng quy mơ sở hữu ruộng đất của phụ nữ làng Mễ Trì
Tình trạng sở hữu ruộng đất theo thân phận phụ nữ của
làng Mễ Trì
Các loại trường học và số học sinh của tỉnh Hà Đông
(1901~1904)
Số học sinh của trường công phủ và huyện ở vùng Hà
Đông (1901~1904)
Số trường và học sinh trường tư của cỏc làng ở phủ Hoài
Đức (1901~1904)

Số lượng học sinh tại các trường cấp Tổng ở tỉnh Hà Đơng
(1918~1923)
Số lượng các loại trường, học trị và thày giáo ở Mễ Trì
1907~1909

41
42
43
115
117
118
121
123
125
128
130
130
149
151
153
156
167

Bảng 4-6:

Số lượng các loại trường học và học trò ở tổng Dịch Vọng 169
1907~1909

Bảng 4-7:


Số lượng các loại trường học và học sinh ở phủ Hoài Đức 174
1910~1916

Bảng 4-8:

Số học sinh các lớp của trường tiểu học ở các tổng phủ 178
Hoài Đức 1918-1923
4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Những năm gần đây trong giới sử học châu Âu-Mỹ xuất hiện một hướng
nghiên cứu mới thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều học giả và đang
dần được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đó là hướng tiếp cận lịch sử từ đời
sống của quần chúng với quan niệm họ là lực lượng làm nên lịch sử. Khơng
có quần chúng, khơng có những người bình dõn thì khơng có lịch sử. Thực ra,
những khái niệm như "lịch sử quần chúng" hoặc "lịch sử nông dân" khơng
hẳn là hồn tồn mới. Từ trước tới nay, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt
Nam đã có một số học giả đề cập đến những vấn đề liên quan đến quần
chúng, đến nơng dân và các cơng trình nghiên cứu của họ cũng đã thu được
khơng ít những thành quả đáng trân trọng. Núi chung, với cách nhìn bao qt
về một vấn đề nào đó, các cơng trình ấy đều đã đưa ra được vấn đề đang quan
tâm một cách toàn cục. Các kết luận khoa học của các cơng trình về một vấn
đề nào đó đều xác đáng. Tuy nhiên, đại bộ phận các cơng trình đó chỉ dựa trên
một số lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhất định. Đặc biệt là các cơng
trình đó cống bố chủ yếu tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản như
đấu tranh giai cấp, nông thôn và các đặc trưng văn hố nơng thơn, sự mất cân
bằng trong phát triển giữa đô thị và nông thôn... Và vỡ vậy, cách nghiên cứu

lịch sử theo cách tiếp cận này khơng phải là khơng có những điểm yếu. Như
đã nói, một cách cách tiếp cận như vậy thường giúp chúng ta có được một sự
hiểu biết mang tính phổ qt. Những kết luận khoa học mà các cơng trình đưa
ra thường đúng trong mọi trường hợp, nhưng không cho chúng ta thấy được
tính đa dạng nhiều chiều của lịch sử, đồng thời nó cũng chưa làm bật lên tính
chất riêng, điểm đặc sắc của từng vùng, từng địa phương cụ thể.
5


Trong bối cảnh chung đú, cách tiếp cận mới với xuất phát điểm là quần
chúng nhân dân, những con người cụ thể, ở một vùng nơng thơn cụ thể có lẽ
là một hướng đi mới có thể giỳp chúng ta có được những kết luận lịch sử thú
vị. Trờn tinh thần khoa học đó, luận ỏn này sẽ tiến hành nghiờn cứu theo
hướng mới kể trờn nhằm gúp phần hiểu sõu sắc thờm làng xó đồng bằng chõu
thổ sụng Hồng - vựng đất cú vị trớ đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Tuy
nhiờn khú để cú thể nghiờn cứu thật sõu sắc một vựng rộng lớn như đồng
bằng Bắc Bộ, vỡ thế, đi theo phương phỏp tiếp cận khu vực học, luận ỏn tập
trung nghiờn cứu một làng cụ thể. Nói cách khác, nếu các cơng trình nghiên
cứu lịch sử trước đây thường nghiên cứu trên diện rộng thì luận án này của
chúng tôi sẽ xuất phát từ điểm. Bám chặt vào quan điểm “dân là gốc”, “khơng
có quần chúng thì khơng có cách mạng”, theo đó, quần chúng, cụ thể là cỏ thể
người nông dân của các xã hội nơng nghiệp (Việt Nam là một điển hình) là
lực lượng chính có đầy đủ tư cách và tiềm năng sức mạnh để đi tiên phong
trong sự nghiệp cách mạng nhằm biến đổi xã hội. Theo cách nhìn mới, nơng
thơn khơng cịn bị nhìn nhận như là một "ốc đảo cơ lập" mà đó là một vũ trụ
nhỏ có cấu trúc hữu cơ, trong đó các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hoá...v.v. đang vận động theo các nguyên tắc vừa mang nét chung của
toàn xã hội lại vừa mang nét riêng, nét tiêu biểu của từng địa phương, từng
vùng. Đặc biệt, đáng lưu ý là mọi lĩnh vực trong cái khơng gian nhỏ đó cũng
có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau nên sự tác động qua lại giữa các lĩnh

vực không ngừng nảy sinh, tạo ra một bức tranh về lịch sử nông thôn rất sinh
động và hấp dẫn. Với ý nghĩa này, kết quả nghiờn cứu của luận ỏn cú thể sẽ
gúp một phần nhỏ bộ vào việc nhận thức chõn thực hơn về bức tranh nụng
thụn miền Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử nông thôn, cụ thể là nghiên cứu về làng xã Việt nam,
chúng ta sẽ được tiếp cận và xử lý các nguồn tài liệu địa phương phong phú
6


và đa dạng như gia phả, văn bia, hồi tưởng, ký ức, thư từ, các đồ dựng trong
gia đình, các chuyện tranh chấp, trả thù, văn khế mua bán ruộng đất, ca dao,
phong tục tập quán...v.v. Nguồn tư liệu này có giá trị rất lớn trong việc bổ
sung nâng cao sức thuyết phục của các tài liệu chính sử cũng như các nguồn
tài liệu hiện có ở các trung tâm lưu trữ trong và ngồi nước.
Một điều khơng thể phủ nhận là sử học Việt Nam trong những năm qua đã
đạt được những thành tựu nghiên cứu to lớn và đáng khâm phục, Dẫu vậy,
được trước mắt vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ thêm.
Một trong những vấn đề đó, theo chúng tơi, là nội dung lịch sử của khái niệm
“xó hội thuộc địa nửa phong kiến”. Hầu như chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình chuyển biến của Việt Nam từ thời mạt kỳ
phong kiến sang thời kỳ thuộc địa. Bởi vậy ở một khía cạnh nào đó, nhận thức
về lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XIX- giữa thế kỷ XX vẫn bị cắt rời
thành hai mảng: hoặc là quy những vấn đề thuộc vào thời trung đại, hoặc là
đặt chúng vào thời cận đại. Luận án của chúng tôi sẽ đặt vấn đề nghiên cứu
xung quanh giai đoạn chuyển tiếp này với hy vọng góp phần làm sáng tỏ
những chuyển biến nội tại về kinh tế và xã hội Việt Nam từ thời mạt kỳ phong
kiến sang xã hội thuộc địa, qua đó có thể phần nào làm rõ thêm về khái niệm
“xó hội thuộc địa nửa phong kiến”.
Vấn đề mà luận án đi vào nghiên cứu sẽ nhằm đúc rút một số kinh nghiệm
gúp phần gợi ý một số phương thức quản lý và phỏt triển nụng thụn thời hiện

đại.
2. Phạm vi đề tài
Phạm vi khơng gian
Như trên đã nói, luận án này sẽ được tiến hành theo hướng đi từ điểm đến
diện, tức là thông qua việc khảo sát, nghiên cứu một địa bàn cụ thể trong một
địa phương cụ thể, luận án hy vọng sẽ nói được một cái gì đó lớn hơn, chung
7


hơn những vấn đề của địa phương cụ thể đó. Lý do thứ hai thuộc về chủ quan
người viết. Do không phải là người Việt Nam nên chúng tôi không có điều
kiện và thực sự cũng chưa đủ khả năng để thực hiện điều tra toàn diện về xã
hội Việt Nam, và vỡ thế tại luận án này chúng tôi chỉ xin chọn một làng ở
vùng nông thôn châu thổ sông Hồng (cũn gọi là đồng bằng Bắc Bộ) lấy đó
làm một trường hợp để nghiên cứu (case study). Chúng ta đều biết, từ xa xưa
làng đã trở thành một hỡnh thức tổ chức cư dõn và sản xuất đặc trưng cho
người Việt Nam. Nó chính là một kiểu kết cấu hạt nhân tiêu biểu nhất trong
lịch sử lâu dài của dân tộc Việt. Cựng với tiến trỡnh lịch sử, làng từng bước
trở thành một trung tâm thu nhỏ của xã hội, tại đó mọi hoạt động kinh tế, xã
hội, văn hố, và chính trị diễn ra hàng ngày. Các hoạt động kinh tế và xã hội ở
làng diễn ra cũng có khi hưng khi vong, khi thịnh khi suy gắn với thăng trầm
lịch sử dân tộc. Nói cách khác, ở Việt nam, làng là một tấm gương nhỏ phản
ánh bộ mặt đất nước trong suốt chiều dài lịch sử, cũng như trong từng thời
đoạn lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, những cơng trình khoa học trước đây, do
phạm vi nghiên cứu cũng như chủ đích nghiên cứu riêng của từng tác giả,
chúng tơi chưa thấy các cơng trình ấy nêu bật ra tính đặc thù của làng Việt
Nam nói chung, làng Việt trong khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng. Các
nghiên cứu đi trước về làng cũng chưa chỉ ra hết những đặc điểm mang tính
đặc trưng riêng biệt của làng ở vùng này so với những đặc điểm chung, phổ
biến của tồn bộ nơng thơn Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng tơi thử chọn

một làng ở nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ để tỡm hiểu tính chất của cấu trúc
kinh tế và xã hội của nú trong giai đoạn chuyển biến với hy vọng cú thể gúp
phần chỉ ra tính phổ biến của vựng chõu thổ sụng Hồng.
Trên cơ sở của những phần tớch nêu đây, được sự hướng dẫn khoa học
của Giỏo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang và Giáo sư, Tiến Sĩ Nguyễn

8


Văn Khánh chúng tơi quyết định chọn làng Mễ Trì làm địa bàn không gian để
triển khai việc khảo sát, nghiên cứu của mình.
Có thể nói, Mễ Trì là một làng khá tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam. Làng nằm ở vị trí trung tâm của tam giác chõu đồng bằng Bắc Bộ. Từ
xưa cho đến tận ngày nay, Mễ Trì vẫn là một làng thuần nơng. Đây chính là
đặc trưng nổi trội của rất nhiều làng xã Việt Nam. Việt Nam vốn là một nước
nông nghiệp truyền thống nờn các làng chuyên làm nghề nông chiếm tỷ lệ áp
đảo trong hệ thống làng xã nông thôn Việt Nam. Chính những làng thuần
nơng truyền thống đã tạo nên cái “gam màu chủ đạo” cho nông thôn Việt
Nam trong lịch sử. Chúng tơi chọn làng Mễ Trì, bởi trước hết Mễ Trì mang
trong nó hầu hết các đặc trưng vốn có của một làng thuần nơng khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Với ý nghĩa này, có thể coi Mễ Trì là một làng nơng thơn tiêu
biểu ở Việt Nam.
Là một làng thuần nơng tất nhiờn Mễ Trì có những điểm khác biệt so với
những làng tuy cũng nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nhưng không thuần
nông, những làng có nghề thủ cơng truyền thống, những làng theo nghề buôn
bán... Sự khác biệt giữa những làng thuần nông kiểu như làng Mễ Trì với
những làng khơng thuần nơng thể hiện ở rất nhiều mặt nhưng dễ thấy nhất là
sự khác nhau trong các sản phẩm kinh tế truyền thống của làng. Ở Việt Nam,
các làng có nghề thủ cơng truyền thống tên làng xã thường được gắn kèm với
tờn nghề thủ cơng truyền thống của làng. Cách gọi đó giống như một kiểu

khẳng định “thương hiệu” hàng hoá của làng xã mình vậy. Mọi người Việt
Nam đều đã rất quen thuộc với tờn gọi truyền thống như: Làng gốm Bát
Tràng, Làng dệt Vạn Phúc… Cịn ở Mễ Trì thì khơng có bất kì một sản phẩm
thủ cơng nghiệp nào cả. Là làng chuyên về nghề nông nên các sản phẩm làng
làm ra cũng chỉ là các sản phẩm gắn liền với nông nghiệp giống như những
làng nông nghiệp khác ở Việt Nam. Nhưng, thuần nơng lại cũng chính là một
9


đặc điểm mà cỏc nhà khoa học phải đặc biệt lưu tõm bởi lẽ như trên chúng tơi
đã nói, đây là đặc trưng nổi trội của nhiều làng xã trong một đất nước mà nền
cơng nghiệp hầu như khơng có gì, tiểu thủ cơng nghiệp cũng kém phát triển.
Phạm vi thời gian
Xem xét cấu trúc kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển biến từ mạt kỳ
phong kiến sang sơ kỳ cận đại, chúng tôi tạm xác định phạm vi thời gian của
đề tài luận án là từ đầu thế kỷ XIX đến những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ
XX. Năm 1802 là một mốc lịch sử cực kỳ quan trọng. Có thể coi đây là một
bước ngoặt lớn trong lịch sử trung đại Việt Nam. Lúc này nhà Nguyễn (1802 1945) không những là vương triều cuối cùng của thời kì phong kiến mà cịn là
triều đại rất đáng được quan tâm nghiên cứu về phương diện kinh tế và xã hội
thời mạt kỳ phong kiến. Xét về mặt lịch sử, từ thời điểm này, chế độ phong
kiến Việt Nam đã trên đường suy vong, nhưng mặt khác, đây cũng chớnh là
lúc các chính sách kinh tế và chính trị triệt để hơn so với trước đã bắt đầu tác
động xuống tận cỏc làng nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ.
Khỏc với cách phân kỳ lịch sử chủ yếu dựa vào các tiêu chí chính trị,
trong luận án chúng tôi chọn thời điểm kết thúc vào năm 1940 vỡ cho rằng
đây là một mốc lịch sử hết sức có ý nghĩa. Đó chính là thời điểm cuộc khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành. Tại Việt Nam cấu
trúc của một xã hội thuộc địa đã được định hình rõ nét. Khuôn vấn đề nghiên
cứu vào khung thời gian như vậy chúng tôi cho rằng nơ đủ để cho thấy một
quá trình chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ

xã hội phong kiến sang “thuộc địa nửa phong kiến”.
3. Lịch sử vấn đề
Quá trình thay đổi diện mạo của một làng nơng nghiệp truyền thống về tất
cả các mặt là chủ đề rất hấp dẫn đối với các nhà nghiờn cứu trong và ngoài
nước. Tuy nhiờn, đây cũng là loại đề tài rất khó triển khai nghiên cứu và cũng
10


khụng dễ đi đến các kết luận thụng nhất. Tìm hiểu về làng với tư cách là đối
tượng nghiên cứu khoa học đã khó, nghiên cứu nó như một đề tài khoa học
lịch sử lại càng khó khăn phức tạp hơn. Bởi lẽ, lịch sử với tư cách là một khoa
học thường không dễ dàng được thừa nhận với những mô tả chung chung rút
ra trên cơ sở chỉ quan sát các cứ liệu của một thời điểm (tư liệu đồng đại) để
chỉ ra sự thay đổi của một làng, đồng thời để thấy được những nhân tố gây ra
sự thay đổi ấy của cỏc thời điểm khỏc còn phải tận dụng triệt để những cứ
liệu (lịch đại) cú liờn quan. Về đề tài này, đã có từng các nhà sử học Việt
Nam để ý quan tâm. Cú thể nói rằng những cơng trình của các học giả đi
trước đã để lại dấu ấn rất rõ nét. Chính kết quả nghiờn cứu của các tác giả đi
trước đã trang bị cho chúng tôi một cái nền hiểu biết về làng nơng nghiệp Việt
Nam. Thành cơng của các cơng trình ấy cũng là một nguồn động lực rất lớn
cổ vũ chúng tôi đến với loại đề tài này. Dầu vậy, nhỡn nhận một cách khách
quan, cũng phải nói rằng ở các cơng trình đi trước, khơng phải mọi vấn đề về
làng nông nghiệp ở Việt Nam đều đã được nghiờn cứu và giải quyết một cách
triệt để. Núi cỏch khỏc, không phải tất cả mọi kết luận đưa ra trong các cơng
trình ấy đều là xác đáng. Những bất cập của các cơng trình đi trước có thể do
hạn chế về phương pháp tiếp cận mà cũng có thể do sự thiếu thốn của tư liệu
nghiên cứu… Dù sao, những công trình mà chúng tơi có được cũng có giá trị
tham khảo hết sức lớn lao. Đôi khi, nguồn tài liệu tham khảo cũng vừ cựng
quý giỏ như những lời hương dẫn của cỏc giáo sư giúp chúng tơi hồn thành
luận án này.

Trong giai đoạn đầu, sau cỏch mạng thỏng Tỏm, cỏc cụng trỡnh nghiên
cứu về làng xã thường được thực hiện theo hướng tìm hiểu những đặc trưng
về hình thái kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nội
dung chủ yếu của các hoạt động nghiên cứu là tập trung vào ách thống trị của
thực dân Pháp và những hậu quả do sự bóc lột của nó đưa đến cho nơng thơn
11


Việt Nam. Bắt đầu từ Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong [153], sau
đó là loạt bài trong tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của Nguyễn Cơng Bình [144],
Vũ Huy Phúc [232] đã đề cập vấn đề ruộng đất và những hậu quả mà sự cai
trị thực dân Pháp gây ra trong lĩnh vực đó. Các cơng trình nghiên cứu khác
như: Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng
tháng Tám của Nguyễn Kiến Giang [157], Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới
các vua Triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh [167], Thực trạng của giới nông
dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của Phạm Cao Dương [179], Kinh tế xã
thôn Việt Nam của Vũ Quốc Thúc [241], Những thủ đoạn bóc lột của Tư bản
Pháp ở Việt Nam của Nguyễn Khắc Đạm [160] … là các cơng trình phản ánh
nhiều mảng chủ đề vừa cụ thể, vừa đa dạng. Nhìn chung, nội dung của các
nghiên cứu này đều ít nhiều trực tiếp liên quan đến vấn đề hình thái kinh tế xã hội ở nông thôn, nên đã phần nào giúp lý giải bản chất của sự biến động
trong kết cấu kinh tế - xã hội dưới thời kỳ Pháp thuộc. Cú một cụng trỡnh
nghiờn cứu tuy đó cụng bố từ những năm 30 của thế kỷ XX nhưng cú ảnh
hưởng lớn đến cỏc cụng trỡnh về nụng thụn và ruộng đất thời kỳ này là tỏc
phẩm Vấn đề dõn cày của Qua Ninh và Văn Đỡnh (Trường Chinh và Vừ
Nguyờn Giỏp) [221].
Đến những năm 70 của thế kỷ XX, hoạt động nghiên cứu khoa học về
làng xã đã bước tiến rõ rệt. Hướng nghiên cứu chính trong giai đoạn này là đi
sõu tìm hiểu những đặc trưng của đời sống nơng dân; vai trị của làng xã
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội trong lịch sử dân tộc Việt Nam…
Những cơng trình nghiên cứu trong giai đoạn này đã khắc phục những bất cập

mà các công trinh nghiên cứu thời kì trước thường gặp phải, đồng thời có sự
bổ sung hoặc làm rõ hơn những nội dung mà các cơng trình đi trước có thể
chưa nói đến hoặc mới nói đến một cách chưa đầy đủ, như cơng trỡnh Cơ cấu
làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ của Trần Từ [217] chẳng hạn. Tuy đã
12


có cách nhìn vấn đề cách tồn diện hơn, nhưng dường như cách đặt vấn đề
của các cơng trình giai đoạn này lại hơi nghiêng về cách tiếp cận dựa trên
quan điểm kinh tế - chính trị học, chưa đi sâu phân tích q trình biến động
trong nơng thơn và thuyết minh rõ các tác nhân gây ra quá trình biến động ấy.
Dẫu vậy chính những cơng trình nghiên cứu trong thơì kỳ này đó là những gợi
ý trực tiếp cho chúng tơi triển khai đề tài theo góc độ nhận thức của mình. Xin
được kể ra đây hai cơng trình tiêu biểu, đó là: Nơng thơn Việt Nam trong lịch
sử [225, 226], Việt Nam thời kỳ Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh [168]. Cả
hai tác phẩm này đều đã phác họa thành công các nét khái quát về làng cổ
truyền Việt Nam như: thiết chế cai trị trong làng xã, những quan hệ sở hữu
ruộng đất, các tầng lớp và tổ chức xã hội truyền thống của làng, các tơn giáo
và tín ngưỡng dân gian của làng..v.v.
Để có được những thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu làng xã Việt
Nam giai đoạn những năm 70 của thế kỷ trước cũng như sự kế tiếp truyền
thống nghiên cứu đó trong những năm sau này, chúng ta khơng thể không
nhắc tới công lao to lớn của các nhà khoa học như Phan Huy Lê (Đại học
Tổng hợp Hà Nội), Trần Huy Liệu (Viện Sử học) - những người đã trực tiếp
lãnh đạo và hết sức tận tâm với sự nghiệp nghiên cứu lịch sử Việt Nam núi
chung và lĩnh vực nụng thụn và ruộng đất núi riờng.
Nhưng đáng tiếc là, trong các cơng trình nghiên cứu sử học giai đoạn này
cũng chưa có cơng trình nào chun sâu về sự chuyển biến của làng nông
thôn Việt Nam.
Bước sang những năm 80 và 90, cùng với đà phát triển của khoa học lịch

sử nói chung, những hoạt động nghiên cứu có liên quan đến mảng đề tài mà
chúng tơi lựa chọn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, mở rộng cả
về không gian và thời gian. Sự phát triển đó trước hết là do sự đổi mới trong
bản thân ngành khoa học lịch sử. Các nhà sử học đó cú một cách nhìn nhận
13


đối tượng và phương pháp nghiên cứu mới mể hơn. Nhưng về một phương
diện khỏc, bước tiến này cũn do các sử liệu dồi dào (chính sử và ngồi chính
sử) đã được sưu tập và khai thác triệt để hơn. Ngồi ra cơng cuộc nghiên cứu
sử học cũng đã có được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp từ trung
ương đến địa phương, đồng thời có sự phối hợp nghiên cứu giữa các ngành
khoa học trong cùng địa hạt khoa học xã hội như: dân tộc học, xã hội học,
kinh tế học, ngữ văn học, Hán Nôm …
Các cơng trình nghiên cứu lịch sử có liên quan đến đề tài của chúng tôi
trong 2 thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước có thể tạm phân thành 4 loại sau:
Các cơng trình nghiên cứu mang tính khái qt
Loạt cơng trình thuộc loại này cú thể kể đến Nông dân và nông thôn Việt
Nam thời cận đại của Viện Sử học [227, 228]. Cụng trỡnh là một tập hợp cỏc
bài nghiờn cứu đề cập những nét khái quát về đời sống nông dân và những
vấn đề của họ trong thời kỳ cận đại. Các tác phẩm: Các giá trị truyền thống
và con người Việt Nam hiện nay [192, 193] do Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang
(chủ biên) và Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam
[164] của Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) là những cơng trình khoa học cấp
Nhà nước nên việc thực hiện nghiên cứu có tính hệ thống và khoa học về hình
thái kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ. Cỏc cuốn: Cơ cấu kinh tế - xó hội Việt
Nam thời thuộc địa (1858-1945) của Nguyễn Văn Khánh [173] và Kinh tế hộ
trong nông thôn Việt Nam của Viện Kinh tế học [223] ra đời phần nào làm rõ
những khái niệm về vị trí, vai trị và chức năng của hộ nơng dân Việt Nam
dưới góc nhìn kinh tế học. Các sách New Lamps for Old của Trương Bửu

Lâm [263], Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
năm 1945 của Dương Kinh Quốc [118] và Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông
thôn Việt Nam trong lịch sử của Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (chủ
biên) [187]… đã nêu ra bức tranh phổ quát về các vấn đề hành chính và bộ
14


máy cai trị từ cấp trung ương xuống đến cấp địa phương tại Việt Nam trong
vòng 2 thế kỷ qua.
Các cơng trình nghiên cứu về một làng xã gắn với một chủ đề cụ thể
Về mảng cơng trình này có thể kể ra đây những bài báo đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử của Nguyễn Đức Nghinh [150, 151], của Bùi Thị Tân
[108], của Philippe Papin [198, 199], của Nguyễn Văn Khánh [170, 171, 172],
của Kim Jong Ouk [136]; loạt bài viết trên tạp chí dân tộc học của Vũ Hồng
Quân [230],... đã đề cập một số vấn đề cụ thể như: Sở hữu ruộng đất, quan hệ
dòng họ, đặc điểm trong văn hoá làng, kiểu tổ chức làng xã … Các bài viết
vừa nêu đều có cách tiếp cận vấn đề và nội dung mang tính chun mơn sâu
sắc.
Lệ làng phép nước của Bùi Xuân Đính [109] và Tỡm hiểu chế độ ruộng
đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Huy Phúc [233] cũng là hai bài viết
cung cấp cho chúng ta thêm một số hiểu biết về các vấn đề cụ thể của làng.
Các công trình nghiên cứu về một số làng hoặc một số vùng nơng thơn.
Đó là những tác phẩm đăng tải trên Nghiên cứu Lịch sử của Vũ Minh
Giang [237], Cao Văn Biền [112, 112], của Vũ Hồng Quõn [230], của
Nguyễn Đức Nghinh [150, 151], của Nguyễn Thành [166], của Nguyễn Văn
Khánh [171]. Những bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị khoa
học về chế độ ruộng đất, khẩn hoang lập làng, vấn đề trị thuỷ, quá trình biến
đổi làng xã, khu vực thơng qua việc tìm hiểu các tài liệu về ruộng đất, văn
hố, tơn giáo, tớn ngưỡng...
Ngồi ra cịn phải kể đến một số cơng trình nghiên cứu công phu của một

số tác giả như: Chế độ phụ canh của Đơng Quan- Thái Bình đầu thế kỷ XIX
qua địa bạ Gia Long của Nguyễn Bích Điệp [143]. Bàn tương đối sâu về vấn
đề phụ canh, công trình này thực sự có giá trị trong việc giúp tìm hiểu quá
trình phát triển tư điền trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến. Cơng trình:
15


Một số làng buụn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX của Nguyễn Quang
Ngọc [162] cũng là một công trình khơng thể khơng chú ý về giá trị nội dung
khoa học.
Các cơng trình nghiên cứu về một làng với các vấn đề ít nhiều liên
quan đến đề tài luận án
Tuy không nghiên cứu vấn đề trong cùng thời đoạn lịch sử mà luận án của
chúng tôi hướng vào nhưng một số cơng trình nghiên cứu lịch sử cũng chứa
đựng các nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận án. Chúng
tôi xin liệt kê vài trường hợp tiêu biểu: Hai tác phẩm Làng Nguyễn của Diệp
Đình Hoa [114] và Revolution in the Village: Transition and Transformation
in North Vietnam, 1935-1988 của Lương Văn Hy [254] đã đưa ra một bức
tranh toàn cảnh về làng Việt Nam. Với cách tiếp cận dân tộc học, các cơng
trình đó đã cung cấp cho chúng tôi một cái khung cơ bản (framework) để dựa
vào đó triển khai đề tài của mình. Cuốn Một làng Việt cổ truyền ở nơng thơn
đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Hải Kế [152] là một trong những cơng trình
đã cố gắng khảo cứu sự chuyển biến của tất cả các lĩnh vực trong một làng
tiêu biểu ở châu thổ sông Hồng theo con mắt của một nhà sử học, cách tiếp
cận và giải quyết vấn đề của cuốn sách được chúng tôi học tập và áp dụng khá
hữu hiệu trong khi thực hiện đề tài của chúng tơi. Đặc biệt, cơng trình “The
Village as Pretext: Ethnographic Praxis and the Colonial State in Vietnam”
của John Kleinen [254] có thể được coi là một trong những cơng trình đầu
tiên áp dụng thành cơng những phương pháp nghiên cứu mới để tìm hiểu một
khơng gian nhỏ ở nơng thơn một cách sâu sắc và khoa học. Cơng trình nghiên

cứu làng Bách Cốc hiện vẫn đang được các nhà khoa học Việt Nam phối hợp
với các chuyên gia Nhật Bản triển khai những hoạt động khảo sát thực địa. Hy
vọng rằng, sự kết hợp nghiên cứu của giới sử học hai nước sẽ có được kết quả
tốt đẹp. Qua phần lịch sử vấn đề được chúng tôi điểm ra ở trên, chúng ta thấy
16


đa số các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đều có xu hướng nghiên cứu
về làng xã nói chung, số các nghiên cứu về một làng xã cụ thể thì khơng
nhiều. Dù vậy, những cơng trình nghiên cứu đó cũng chưa hẳn đã nghiên cứu
tồn diện về làng xã và đặc biệt là chưa chỉ rõ quá trình vận động, thay đổi
của một làng q.
Trong một khơng khí nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ cả về bề
rộng lẫn chiều sâu như vậy, đề tài “Một số biến đổi ở làng xó chõu thổ Sụng
Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (qua trƣờng hợp làng Mễ
Trỡ)” được thực hiện nhằm mục đích góp thêm nhận thức khoa học về một
làng cụ thể cho cụng cuộc nghiên cứu làng xã nông thôn Việt Nam núi chung,
đồng thời qua trường hợp của làng Mễ Trì cũng sẽ làm cho bức tranh làng xã
vùng đồng bằng chõu thổ sụng Hồng thờm chi tiết và sinh động. Khai thác
triệt để những thành tựu đã có trong nghiên cứu về làng xã Việt Nam đồng
thời vận dụng những ưu thế mới trong cách tiếp cận vấn đề làng xã trên cơ sở
kết hợp cả hai khuynh hướng đồng đại và lịch đại, theo chúng tơi cơng trình
tiến hành khảo sát, tìm hiểu sự vận động của làng Mễ Trì sẽ gúp phần nõng
cao nhận thức khụn hồn về làng xó Việt Nam. Cũng phải núi thờm rằng đối
với tụi, một người nước ngồi nghiờn cứu làng xó Việt Nam, bờn cạnh những
khó khăn khơng thể trỏnh khỏi, lại cú một lợi thế rất lớn là cỏch nhỡn khỏch
quan từ bờn ngồi. Đây có thể là yếu tố bổ sung cần thiết cho việc nghiờn cứu
nụng thụn Việt Nam. Đối với làng Mễ Trì hiện vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu đầy đủ về nó, nhất là q trình vận động biến đổi của làng trong
thời đoạn từ 1802 đến khoảng 1945. Đi vào tìm hiểu sự biến đổi của ngôi làng

thuần nông này, chúng tôi hy vọng rằng, nguồn tư liệu về địa phương, những
số liệu sử học cụ thể, những kết luận mà chúng tôi đúc kết được trong q
trình nghiên cứu sẽ là những đóng góp có ý nghĩa thiết thực cho cơng tác
nghiên cứu sử học Việt Nam.
17


4. Tƣ liệu và phƣơng pháp tiếp cận
Cỏc nguồn tƣ liệu
Nguồn tư liệu luụn là yếu tố cú tầm quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu
lịch sử. Có thể nói rằng, tư liệu sẽ đóng góp khơng ít hơn 50% cho sự thành
cơng của một cơng trình sử học. Đề tài luận án của chúng tơi cũng khơng nằm
ngồi quy luật này. Chớnh vỡ vậy mà, ngay từ đầu, ưu tiên số một của chúng
tôi là dành cho việc sưu tầm, đọc và tìm hiểu tài liệu để từ đó hình thành nên
các ý tưởng xây dung luận án của mình. Tất cả nguồn tư liệu chỳng tơi tập
trung khai thác được tập hợp trong cuốn phụ lục đi kèm với luận án dày 198
trang. Nguồn tư liệu mà chúng tơi sử dụng có một phần là các tư liệu chính
sử thời nhà Nguyễn và các cứ liệu chúng tơi cóp nhặt, sử dụng lại từ nguồn
các cơng trình khoa học đã được công bố. Một phần khác theo chúng tôi cũng
vô cùng quan trọng là những nguồn tư liệu thực địa, chủ yếu là các tài liệu địa
bạ (hay là điền bạ), hương ước, gia phả, văn bia … Chúng là nguồn tư liệu
thực sự có giá trị đối với các luận án kiểu như của chúng tôi. Tuy nhiờn, dù
đó rất nỗ lực tìm kiếm nhưng chúng tơi vẫn chưa có được một tập hợp tư liệu
như mong muốn, bởi thực tế là nguồn tư liệu gắn với loại đề tài của chúng tơi
khơng có nhiều.
Trong số cỏc tài liệu thu thập được, địa bạ, là nguồn tư liệu rất cú giá trị
giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu diện mạo và kinh tế nông thôn Việt
Nam, cung cấp các dữ liệu tìm hiểu về chế độ sở hữu ruộng đất với các hình
thái sở hữu rất phức tạp như sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu tư nhân,
sở hữu chung của các tổ chức; về tình hình chiếm hữu ruộng đất và sự phân

hố xã hội ở nông thôn, kết cấu xã hội và các tầng lớp trong làng xã.
Một loại tài liệu cú giỏ trớ sử liệu khác được sử dụng trong luận ỏn này là
hương ước (hay là cải lương phong tục) cung cấp các thơng tin khá tồn diện
về cấu trúc kinh tế và quan hệ xã hội ở làng xã Việt Nam. Chúng chứa đựng
18


một số nội dung không những về cách sử dụng ruộng đất, về sản xuất nơng
nghiệp, mà cịn có các nội dung về tổ chức hành chính cùng với những quy
định thưởng cơng, cấm đốn, đền bù, trừng phạt…của làng xã. Văn bia là một
loại tư liệu đáng tin cậy cũng được sử dụng để hiểu sõu thờm về tỡnh hỡnh
một số loại ruộng đất và những chi tiết về bộ máy quản lý của làng xã.
Đáng tiếc là, ở Việt Nam, những nguồn tư liệu địa phương này chưa được
thường xuyên sưu tầm và khai thỏc bảo quản một cách có hệ thống. Mặt khỏc
cũng cịn nhiều bất cập trong việc quản lý cũng như phổ biến những loại tài
liệu đó. Điều này khiến chúng tơi gặp khơng ít khó khăn khi tiếp cận. Đây có
lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về những tư liệu mà
chúng tôi dư định khai thác trong quá trình viết luận án. Chẳng hạn, về dân số
của làng xã vào thời điểm chúng tơi quan tâm thì hầu như hồn tồn khơng có
tư liệu. Để khắc phục, chúng tơi đó phải khai thỏc tổng hợp tất cả các nguồn
chính sử, những cơng trình đã được cơng bố, các nguồn tư liệu thực địa và sử
dụng cả phương pháp khảo sát dựa vào hồi ức của những người cao niên, dựa
vào dân gian. Tuy vậy, số liệu thu được cũng chỉ dừng ở mức độ phỏng đoán.
Phong phú hơn là nguồn tư liệu được viết bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ
Quốc ngữ và tiếng Pháp đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
I đã được chúng tôi triệt để khai thác sử dụng trong việc tìm hiểu các chính
sách được áp dụng dưới chính quyền thực dân Pháp và tình hình kinh tế và xã
hội ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thời đó.
Phƣơng pháp tiếp cận
Dựa trờn cỏc nguồn sử liệu đa dạng, luận án của chúng tôi cố gắng phác

thảo một diện mạo chung về cấu trúc kinh tế và xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ.
Các luận điểm của chớnh được xây dựng trên cơ sở khảo sát cụ thể qua một
hình mẫu làng xã tiêu biểu. Từ đó, chỳng tơi rút ra các nhận xét có tính khỏi
qt hơn. Nói cỏch khác, đây là cách tiếp cận đi từ điểm đến diện, từ cái cụ
19


thể đến cái chung. Trong luận án của mình, chúng tôi sử dụng đồng thời nhiều
phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích lịch đại được áp dụng để so
sánh các niên đại trong giai đoạn chuyển tiếp, cũn phương pháp quy nạp được
sử dụng để phân tích cứ liệu rồi rút ra kết luận. Trong quá trình làm việc,
chúng tôi cũng rất chú ý áp dụng phương pháp phân tích định lượng đối với
một số tư liệu thực địa để xử lý những số liệu thống kê. Đặc biệt, đối với một
vài tư liệu thực địa đã bị thất lạc việc áp dụng phương pháp quan sát, nghiên
cứu gián tiếp như tiến hành điều tra hồi cố cũng cú tỏc dụng bổ trợ quan
trọng.
5. Những đóng góp chính của luận án
Mặc dù những năm gần đây, nghiên cứu sử học đã có những tiến bộ vượt
bậc về mọi mặt nhưng dường như vẫn thiếu một cái khung để dựa vào đó
phân tích nguồn sử liệu nhằm chỉ ra sự vận hành, biến động của cơ cấu kinh tế
cũng như của cấu trúc xã hội như những thực thể xã hội đang vận động độc
lập. Hơn nữa, việc nghiên cứu một cách khoa học, khách quan đối với sự
chuyển biến đó dường như vẫn gặp phải những trở ngại cả về cách thức xác
định đối tượng cả về hướng phân tích đối tượng. Những trở ngại như vậy là
của chung giới sử học Việt Nam và đối với bản thân chúng tơi, vì khơng phải
là người bản ngữ, thì việc làm quen, tiếp cận đối tượng nghiên cứu, rồi tìm
hiểu phân tích nó hẳn cịn khó khăn hơn bội phần. Tham vọng khoa học thì có
nhiều, nhưng với khả năng có hạn, trong khn khổ của một luận án tiến sỹ sử
học, chúng tôi sẽ cố gắng tập trung xem xét một số vấn đề của làng trong mối
quan hệ với các cấp trong bộ máy hành chính; quan hệ sản xuất, phân phối, sở

hữu ruộng đất…trên bình diện xã hội như gia đình, giai tầng xã hội, tổ chức
làng xã; và cuối cùng là một số vấn đề về văn hoá như đời sống tinh thần,
quan niệm thế giới… Luận án cũng cố gắng chỉ ra sự tác động qua lại giữa

20


các mặt khỏc nhau trong phạm vi của một làng cụ thể: làng Mễ Trì nhằm làm
nổi bật những vấn đề cụ thể sau đây:
Quan hệ làng-nƣớc qua khái niêm tự trị
Trong lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa một bên là chính quyền nhà
nước và một bên là các cấp địa phương từ tỉnh huyện đến xã thôn có một đặc
trưng riêng biệt. Trong dân gian, đến tận ngày nay vẫn còn lưu truyền các câu
“lệ làng, phép nước”, “phép vua thua lệ làng”, “Quan có cần nhưng dân chưa
vội”, “Đáo giang tựy khúc, nhập gia tựy tục”… Những câu ngạn ngữ, ca dao
ấy dường như nói lên rằng, mối quan hệ giữa làng và nước ở Việt Nam là một
mối quan hệ rất phức tạp. Tuy là một đơn vị địa - hành chính cấp cơ sở nhưng
làng xã Việt Nam luôn muốn hoạt động như một thực thể có tính độc lập
mạnh mẽ, ln muốn tự vận hành theo thứ lề lối riêng. Nghiên cứu sâu về mối
quan hệ này là một điều hết sức thú vị nhưng hết sức khó khăn. Trong lịch sử
phong kiến Việt Nam, có lẽ khơng một vương triều nào lại không chú tâm đến
việc xác lập một thể chế tập quyền trung ương và cỏc triều đại đều không
ngần ngại áp dụng mọi thủ đoạn cả cương lẫn nhu nhằm can thiệp và quản lý
chặt chẽ các thôn, làng (đơn vị hạt nhân của xã hội). Dầu vậy, khuynh hướng
muốn thốt ly khỏi sự áp chế của cấp trên ln tồn tại trong tõm lý của mọi
làng. Tính cách muốn độc lập, muốn “anh hùng nhất khoảnh” thường được
coi là quyền "tự trị" của làng luôn được đề cao và tạo nờn ý thức thống nhất
trong toàn bộ người dân trong làng. Đặc điểm tự trị của làng xó Việt Nam đã
dẫn đến tình trạng là làng này có thể khác với làng kia về một số mặt, như tục
lệ chẳng hạn, đồng thời cũng có tình trạng trong một làng có thể có hai “hệ

thống pháp lý” song hành là “lệ làng” và “phép nước” [109]. Cũng do xu
hướng muốn tự trị mà mỗi một làng thường đề cao, bảo vệ các giá trị truyền
thống của làng mình và ra sức chống lại sự thâm nhập “khơng có lợi cho
làng” từ bên ngồi. Trong luận án này chúng tơi đó tìm hiểu q trình biến đổi
21


của cấu trúc thượng tầng (super - structure) ở cấp cơ sở, thông qua các hỡnh
thức tự trị của làng, chỉ ra những nỗ lực của các chính quyền phong kiến và
thuộc địa trong quá trình áp đặt sự cai trị vào làng và những hệ quả của
chúng. Qua đó làm sáng tỏ them mối quan hệ đặc thù giữa nước và làng ở
Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ chuyển tiếp.
Sự phát triển của kinh tế tiểu nông
Từ thế kỷ XV, sau khi kết cấu kinh tế trang điền thư thỏi ấp bị giải thể,
duy trì và phát triển kinh tế tiểu nông đã trở thành một ưu tiên trong chính
sách kinh tế nơng nghiệp của các vương triều phong kiến và được coi như một
mơ hình lý tưởng trong quan hệ sản xuất nông nghiệp.
Sự thâm nhập của chính quyền thực dân Pháp vào Việt Nam cùng với nó
là những hoạt động khai thác thuộc địa đã kéo theo sự du nhập của các yếu tố
tư bản chủ nghĩa vào ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Chính “các yếu tố
tư bản” đã trở thành tác nhân (ít nhất là về mặt hình thức) gây ảnh hưởng đến
sự biến động trong các quan hệ của nền kinh tế (tiểu nơng) đó. Luận án của
chúng tơi thơng qua việc nghiên cứu một làng nông nghiệp thuần tuý ở nơng
thơn đồng bằng Bắc Bộ (làng Mễ Trì) đó gúp phần làm rừ quá trình biến đổi
diện mạo của nền kinh tế tiểu nông từ chỗ là sản phẩm của phong kiến chuyển
đến thời kỳ thuộc địa nưả phong kiến. Ngồi ra, các vấn đề về thủ cơng
nghiệp và thương nghiệp cũng sẽ được đề cập qua việc miêu tả các tổ chức
sản xuất và hoạt động buôn bán trong làng.
Quan hệ huyết thống trong giai đoạn chuyển tiếp
Có thể nói rằng, quan hệ huyết thống cú vai trũ đặc biệt quan trọng quan

hệ cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó làng là đơn vị then chốt đóng vai trị
liên kết các gia đình cá biệt thành một khối và đồng thời cũng là đơn vị hành
chính cơ sở thực hiện chức năng liên lạc với các cấp chớnh quyền ngồi làng
và trờn làng, trong đó cấp cao nhất là nhà nước. Khác với Hàn Quốc, Trung
22


Quốc và Nhật Bản, dựa trờn mối quan hệ huyết thống được hình thành và
phỏt triển theo khuynh hướng từ gia đình lan ra các cấp cao hơn của cộng
đồng. Kết cấu dòng họ, được coi như là hạt nhân trung tâm của quan hệ đó.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, sự liên kết dòng tộc, quan hệ huyết thống đã
trở thành cơ sở, thành cái gốc tạo nền tảng để xây dựng nên khái niệm về
“cộng đồng xã hội” của người Việt. Vào thế kỷ XVIII, sau khi nền kinh tế
hàng hoá đã lan vào trong kinh tế hộ gia đình và dân số cũng đã tăng nhanh ở
nông thôn Việt Nam, quan hệ huyết thống cũng biểu lộ một số biến động nội
tại. Sang thời kỳ chuyển tiếp, xu thế đó dần trở nên sâu sắc hơn.
Luận án của chúng tơi đó tiến hành xem xét q trình biến đổi của quan hệ
huyết thống qua những tổ chức như dòng họ, giáp, phường hội, hội tư
văn...v.v. Cựng với mốt số điều về quan hệ dòng họ dưới thời thuộc địa và
những tác động của nó đến tổ chức bộ máy xó thụn, sở hữu ruộng đất, đời
sống văn hố… Qua đó góp phần làm sỏng tỏ thờm những vấn đề lớn nờu
trờn.
Đời sống tinh thần truyền thống và cận đại
Quan niệm về thế giới của người nông dân trong thơn làng và đời sống
văn hố tinh thần của họ là sản phẩm đúc kết từ tất cả các mặt của quan hệ
sản xuất, đến lượt mình, thế giới quan, những quan niệm triết lý, tơn giáo, tín
ngưỡng… sẽ lại có ảnh hưởng sâu sắc trở lại hoạt động sản xuất. Tuy nhiên,
nội hàm các khái niệm về “thế giới”, “văn hố”, “tín ngưỡng và tơn
giáo”...v.v. nói chung là rất rộng nên nghiên cứu về những vấn đề này thực sự
là các đề tài lớn và hết sức cần thiết. Du chưa phải đó giải quyết trọn vẹn

nhưng trong luận án này chỳng tụi đó đề cập đến những thay đổi trong nhận
thức về trong thế những biến đổi trong đời sống văn hoá tinh thần của dân
làng Mễ Trì từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là cố gắng chỉ

23


ra những ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp tới đời sống văn hố của làng
và nếu có, thì sự biến đổi này có tác động gì đến các lĩnh vực khác.
6. Kết cấu của luận án
Luận án của chúng tơi, ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, được bố cục thành bốn chương cụ thể như sau:
Chương 1. Sự biến đổi điều kiện tự nhiờn và mơi trường sinh thái ở làng
xó châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
1.1. Đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên vựng châu thổ sông Hồng
1.2. Những tỏc động của điều tự nhiên và môi trường sinh thái đến quỏ
trỡnh phỏt triển châu thổ sông Hồng
1.3. Những điều kiện tự nhiên và mơi trường sinh thái ở làng Mễ Trì
Chương 2. Sự biến đổi của bộ máy quản lý ở làng xã châu thổ sông Hồng
từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
2.1. Tính tự trị và bộ máy hành chính làng xã khi thực dân Pháp xâm lược
2.2. Nền tảng hành chính của thực dân Pháp và cuộc Cải lương hương
chính ở Bắc kỳ
2.3. Ảnh hưởng của Cải lương hương chính tại làng Mễ Trì
Chương 3. Sự biến đổi của tỡnh hỡnh sở hữu ruộng đất ở làng xã châu thổ
sông Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
3.1. Tình hình sở hữư ruộng đất của làng xã trước khi thực dân Pháp xâm
lược
3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất của làng xó dưới chế độ thực dân Pháp
3.3. Sự biến đổi của tình hình sở hữu ruộng đất ở làng Mễ Trì

Chương 4. Sự biến đổi của nền giáo dục ở làng xã châu thổ sông Hồng từ
đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
4.1. Giáo dục truyền thống ở làng xó trước khi thực dân Pháp xâm lược.
4.2. Cải cách giáo dục ở làng xó dưới chế độ thực dân Pháp
24


4.3. Ảnh hưởng của Cải cách giáo dục ở làng Mễ Trì
Để kết thúc phần mở đầu này, với tư cách là một nghiên cứu sinh người
nước ngồi, tơi xin được phép dành lời cảm ơn chân thành nhất tới hai giáo sư
đỡ đầu khoa học cho tôi. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, bạn bè
trong và ngoài giới sử học đã dạy dỗ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và làm luận án tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Và cuối cùng xin cho phép tôi được cảm ơn trước các vị
giám khảo trong các hội đồng khoa học đã tận tình đọc và đánh giá luận án
của chúng tôi, chỉ cho chúng tôi những cái được và những điểm cần bổ cập
thêm, làm rõ thêm trong luận án của mình.

25


×