Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu văn bia tạo lệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 214 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

VŨ THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU
VĂN BIA TẠO LỆ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

VŨ THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU
VĂN BIA TẠO LỆ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM
MÃ SỐ: 62 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH KHẮC MẠNH

Hà Nội-2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong cơng trình
nghiên cứu của tác giả nào khác.
Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị, những kết quả
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiền bối đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn
trọng trong luận án.

NGHIÊN CỨU SINH

Vũ Thị Lan Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, là người thầy hướng dẫn
khoa học, đã hướng dẫn nghiêm khắc và hết mực tận tình cho tơi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Hán Nôm, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn. Các cô chú, anh chị, em là những người đồng nghiệp trân q của
tơi tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm và Khoa Văn học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá
luận án, những góp ý của Hội đồng đã và sẽ giúp tơi có những bước trưởng thành trên con
đường học tập và nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU SINH


Vũ Thị Lan Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
E.F.E.O

Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp

H

Hà Nội

KHXH&NV

Khoa học xã hội và Nhân văn

N0

Kí hiệu thác bản văn bia lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

TBHNH


Thông báo Hán Nôm học

Ths

Thạc sĩ

Tp

Thành phố

Tr

Trang

Ts

Tiến sĩ

VHTT

Văn hóa thơng tin

VNCHN

Viện Nghiên cứu Hán Nôm


MỞ ĐẦU
1


Lí do chọn đề tài.....................................................................................

4

2

Mục tiêu khoa học..................................................................................

6

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................

6

4

Phương pháp nghiên cứu........................................................................

7

5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................

8

6


Cấu trúc của luận án...............................................................................

9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU.......................

11

1.1. Khái quát chung về văn bia và văn bia Tạo lệ....................................

11

1.1.1 Khái quát chung về văn bia ............................................................

11

1.1.2. Văn bia Tạo lệ................................................................................

12

1.2. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam..............................................

19

1.2.1 Cơng trình biên mục, lược thuật văn bia.........................................

19


1.2.2 Cơng trình nghiên cứu, giới thiệu về văn bia..................................

20

1.2.3 Cơng trình biên dịch, giới thiệu văn bia theo lịch đại..................................

21

1.2.4 Cơng trình nghiên cứu, giới thiệu văn bia theo vùng miền.............

22

1.2.5 Công trình nghiên cứu văn bia theo chủ đề ...............................................

23

1.3. Nghiên cứu liên quan về Tạo lệ và văn bia Tạo lệ Việt Nam............

25

1.3.1 Nghiên cứu liên quan đến vấn đề Tạo lệ.........................................

25

1.3.2. Nghiên cứu về văn bia Tạo lệ Việt Nam.........................................

27

1.3.3. Một số nhận xét về những nghiên cứu liên quan đến đề tài và
định hướng nghiên cứu của luận án..................................................................


29

Tiểu kết........................................................................................................

31

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA TẠO
LỆ VIỆT NAM........................................................................................

32

2.1. Lược sử văn bia Tạo lệ Việt Nam.......................................................

32

2.1.1. Thông tin văn bia ghi việc Tạo lệ thời Trần...................................

33

1


2.1.2. Thông tin văn bia ghi việc Tạo lệ thời Lê Sơ - Mạc ......................

35

2.1.3. Văn bia Tạo lệ thời Lê Trung hưng - Tây Sơn................................

38


2.1.4. Văn bia Tạo lệ thời Nguyễn............................................................

40

2.2. Sự phân bố văn bia Tạo lệ Việt Nam.................................................

42

2.1.1. Phân bố theo thời gian................................................................

42

2.1.2. Phân bố theo không gian.............................................................

46

2.3. Đội ngũ tạo tác.....................................................................................

48

2.3.1. Tác gia soạn văn bia...................................................................

48

2.3.2. Người viết chữ, người khắc..........................................................

51

2.4. Đặc điểm hình thức của văn bia Tạo lệ............................................


54

2.4.1. Bố cục trang trí...........................................................................

54

2.4.2. Văn tự trên văn bia Tạo lệ...........................................................

58

2.5. Đặc điểm và kết cấu văn bản văn bia Tạo lệ....................................

60

2.6. Phân loại văn bia Tạo lệ Việt Nam...................................................

64

Tiểu kết :......................................................................................................

66

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA VĂN BIA TẠO LỆ TRONG VIỆC NGHIÊN
CỨU CHẾ ĐỘ BAN CẤP TẠO LỆ THẾ KỶ XVII - XIX..................

68

3.1. Mục đích của việc ban cấp chế độ Tạo lệ..........................................


68

3.1.1. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng đối với người điều hành đất nước..

68

3.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng trong tâm linh cộng đồng người dân Việt
Nam.............................................................................................................

75

3.2. Sự ra đời các văn bản hành chính về Tạo lệ và qui trình ban cấp,
thực thi chế độ Tạo lệ

81

3.2.1. Sự ra đời của các văn bản hành chính về Tạo lệ.........................

81

3.2.2. Qui trình của việc ban cấp và thực hiện chế độ Tạo lệ...............

85

3.3. Phân cấp quản lý thực hiện chế độ Tạo lệ.........................................

91

3.3.1.Vai trò của nhà nước đối với việc ban cấp Tạo lệ...................................


91

3.3.2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương...................................

94

3.3.3. Những qui định về việc thờ cúng tại di tích đối với dân Tạo lệ......

99

2


3.4. Kinh nghiệm rút ra từ việc ban cấp và thực thi chế độ Tạo lệ.......

103

3.4.1. Những ràng buộc và ảnh hưởng khi thụ hưởng chế độ Tạo lệ.....

103

3.4.2. Những hạn chế nảy sinh trong quá trình ban cấp Tạo lệ.............

107

Tiểu kết....................................................................................................

110

CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ CỦA VĂN BIA TẠO LỆ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU

KINH TẾ, VĂN HÓA -XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII - XIX........... 112
4.1. Văn bia Tạo lệ phản ánh đời sống kinh tế- xã hội..........................

112

4.1.1. Những lợi ích mà người dân được hưởng khi được làm dân Tạo lệ.......

112

4.2.2. Một số đặc quyền liên quan đến nông nghiệp..............................

122

4.2. Văn bia Tạo lệ phản ánh đời sống văn hóa- xã hội..........................

128

4.2.1. Các sinh hoạt văn hóa nhằm tơn vinh di tích.....................................

128

4.2.2. Sự gắn kết cộng đồng thơng qua trách nhiệm chăm lo di tích

131

4.2.3. Thơng tin về lịch sử di tích..........................................................

136

4.2.4. Thơng tin về hành trạng của người có cơng...............................


138

4.2.5. Vai trị của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ......................

141

4.3. Vấn đề bảo tồn di tích từng được ban cấp Tạo lệ trong đời sống
văn hóa đương đại..............................................................................

145

Tiểu kết .......................................................................................................

147

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................

152

PHỤ LỤC 1 : DANH MỤC THÁC BẢN VĂN BIA TẠO LỆ HIỆN LƯU
TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM.........................................

2


PHỤ LỤC2 : TUYỂN DỊCH MỘT SỐ VĂN BIA TẠO LỆ VIỆT NAM........

12

3


MỞ ĐẦU
Văn khắc Hán Nơm nói chung và văn bia nói riêng, trong những năm gần đây là
một trong những lĩnh vực đang được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan
tâm. Tuy nhiên cịn nhiều mảng đề tài chuyên sâu về thể loại văn bia chuyên biệt chưa
được khai thác triệt để, nên rất cần triển khai nhiều cơng trình, đề tài để bổ sung vào
tập đại thành về nghiên cứu Bi ký học Việt Nam.
1. Lý do chọn đề tài:
Trong di sản văn khắc Hán Nôm Việt Nam có một thể văn bia chuyên biệt, đó là
những văn bia có nội dung ghi chép về vấn đề Tạo lệ 皂隸 (chúng tôi gọi chung là văn
bia Tạo lệ). Văn bia Tạo lệ xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XVII, phát triển
mạnh mẽ vào khoảng giữa thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII và kết thúc vào cuối thế kỉ
XIX, trải dài trong thời gian gần 300 năm lịch sử. Văn bia Tạo lệ được hình thành dựa
trên những văn bản sắc chỉ, lệnh dụ, lệnh chỉ của các vua thời Lê Trung hưng và các
chúa Trịnh ban cấp cho dân các địa phương có di tích đặc biệt được làm dân Tạo lệ
phụng sự di tích dưới sự điều hành của nhà nước, được khắc ghi trên bia đá. Thông qua
những văn bản này, dân Tạo lệ tại các địa phương bắt đầu thực hiện nghĩa vụ mà nhà
nước giao, từ đây hình thành một hệ thống văn bia Tạo lệ gắn liền với việc ban cấp này.
Điển thờ Tạo lệ của nhà nước quân chủ đã có tác động nhất định đến đời sống xã
hội, trong đó bao gồm các vấn đề như: lịch sử, văn hóa, kinh tế, tơn giáo tín ngưỡng và
tâm linh,... của người dân trong cộng đồng phường xã Việt Nam thời trung đại. Về mặt
nhà nước, văn bia Tạo lệ cho biết rất rõ các phương thức quản lí thống nhất về mặt
hành chính đối với các di tích đặc biệt dưới sự điều hành của chính quyền Lê - Trịnh

với đầy đủ những ưu, nhược điểm. Về phía nhân dân, việc thụ hưởng những đặc quyền
là dân Tạo lệ mang đến những thay đổi trong cuộc sống thường nhật với những lợi ích
về kinh tế, văn hóa, xã hội,... đặc trưng của cư dân nông nghiệp, từ đó dẫn đến những
chuyển biến trong đời sống tinh thần và vật chất. Về phía di tích, việc ban cấp Tạo lệ

4


giúp cho di tích ln được hưởng sự quan tâm chu đáo, người dân luôn hiểu biết và
nhận thức rõ về lịch sử của di tích mình sở hữu, từ đó có những ứng xử cho phù hợp.
Như vậy, vấn đề Tạo lệ trở thành một “hiện tượng” trong dòng chảy của lịch sử, diễn ra
trong đời sống văn hóa- xã hội Việt Nam thời trung đại. Văn bia Tạo lệ nhằm chuyển
tải những thông điệp liên quan đến vấn đề Tạo lệ giữa quá khứ và hiện tại. Nghiên cứu
văn bia Tạo lệ góp phần làm rõ hơn giá trị truyền thống của di sản Hán Nơm nói chung
và văn bia Hán Nơm nói riêng.
Theo điều tra, thống kê (tính đến năm 2017), trong kho tư liệu văn khắc Hán Nôm
của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) hiện đang lưu trữ khoảng hơn 70.000 thác
bản văn khắc Hán Nôm đã được sưu tầm từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, trong
số đó có 90 đơn vị (với 185 mặt thác bản) văn bia Tạo lệ, xuất hiện trong không gian từ
vùng trung du Bắc Bộ cho tới bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) trên phạm vi của
12 tỉnh.
Là người làm công tác nghiên cứu tại VNCHN, trong những năm qua, một mặt
nghiên cứu sinh (NCS) tiếp thu thành quả nghiên cứu của người đi trước, mặt khác đã
giành thời gian nghiên cứu về văn bia Tạo lệ. Một số nghiên cứu đã được công bố trên
tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu các cuộc hội thảo quốc gia và hội thảo ở một số địa
phương,… Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu và chưa mang tính hệ
thống. Việc nghiên cứu thể văn bia này ln thơi thúc NCS phải có những hướng tiếp
cận mới và đưa ra kết quả nghiên cứu chuyên biệt và tâm đắc. Với các lí do vừa nêu,
NCS chọn đề tài Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam để thực hiện luận án Tiến sĩ
ngành Hán Nôm.

Kết quả nghiên cứu chuyên sâu vấn đề Tạo lệ phản ánh trong nội dung các văn
bia có tính lịch sử ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hy vọng sẽ góp thêm một nội dung
đặc sắc của Bi ký học ở Việt Nam, từ đó có thể làm rõ hơn vai trị của nghiên cứu Hán
Nơm trong việc kết nối văn hóa truyền thống giữa quá khứ và hiện tại.

5


2. Mục tiêu khoa học
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những đánh giá và nhận định
mang tính lý luận về hệ thống văn bia Tạo lệ bao gồm sự ra đời, phát triển, kết thúc và
quá trình vận động của một điển lệ đã tồn tại trong đời sống sinh hoạt tại các phường
xã Việt Nam thời trung đại. Từ các khái niệm cơ bản về Tạo lệ và văn bia Tạo lệ của
Việt Nam, đến những nghiên cứu và đánh giá về giá trị của văn bia Tạo lệ trong nghiên
cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị và tơn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Vấn đề Tạo lệ có vai trị cần thiết đối với cơng tác quản lý di tích hiện nay. Qua
đó, luận án nhấn mạnh tính thiết thực khi triển khai nghiên cứu chuyên sâu mang tính
liên ngành trong nghiên cứu văn bia nói riêng và di sản Hán Nơm Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thác bản văn bia Hán Nơm có nội dung ghi chép về Tạo lệ (từ đây gọi tắt là
văn bia Tạo lệ) từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỉ XIX hiện đang lưu trữ tại VNCHN.
Theo điều tra khảo sát của chúng tơi có 90 đơn vị văn bia với 185 mặt thác bản. Ngồi
ra có tham chiếu với một số tài liệu ghi chép về Tạo lệ trong thư tịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo sát, thống kê các thác bản văn bia Tạo lệ hiện lưu trữ tại
VNCHN, thực hành điền dã và bổ sung những thông tin cần thiết liên quan đến văn bia
Tạo lệ (khi cần thiết). Trên cơ sở số lượng văn bia Tạo lệ được hệ thống hóa, đóng góp
một mảng tư liệu giá trị trong nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của văn bia Tạo lệ luôn được đặt trong

tổng thể của hệ thống văn khắc Hán Nôm Việt Nam, trong đó lần đầu tiên đưa ra khái
niệm chung về Tạo lệ và văn bia Tạo lệ Việt Nam, có sự tham chiếu với cách dùng
thuật ngữ này ở Trung Quốc, cùng đặc điểm của thể văn bia Tạo lệ Việt Nam.

6


Nghiên cứu chế độ ban cấp Tạo lệ của nhà nước Việt Nam thế kỉ XVII-XIX qua
văn bia Tạo lệ như: mục tiêu, vấn đề ban hành và thực hiện, phân cấp quản lý thực hiện,
kết quả của việc thực hiện chế độ ban cấp này.
Nghiên cứu những ảnh hưởng của chế độ ban cấp Tạo lệ tới một số bình diện xã
hội Việt Nam thế kỉ XVII-XIX như: về đời sống kinh tế, đó là các vấn đề tác động tới
dân sinh, nơng nghiệp; về văn hóa- xã hội, gồm các vấn đề tơn vinh di tích, sự gắn kết
cộng đồng thơng qua trách nhiệm chăm lo di tích, thơng tin về lịch sử di tích, hành
trạng của người có cơng, vai trị của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ, v.v... Luận
án đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn và phát huy di tích từng được ban cấp Tạo lệ
trong đời sống đương đại.
Không gian nghiên cứu trải dài trong phạm vi của 12 tỉnh khắp từ đồng bằng,
trung du Bắc Bộ cho tới vùng bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An). Trong kho thác
bản văn khắc Hán Nôm của VNCHN, hiện chưa tìm được những thác bản văn bia Tạo
lệ từ trung Trung Bộ về phía Nam, đây là một vấn đề cần được quan tâm trong công tác
sưu tầm và nghiên cứu các tư liệu này trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình triển khai đề tài, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp văn bản học, khảo sát, làm rõ thực trạng các thác bản văn bia Tạo
lệ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hiện đang lưu trữ tại VNCHN, giúp xác định được
những văn bản văn bia Tạo lệ đáng tin cậy (thiện bản), làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phiên dịch học (hay còn gọi là thông diễn học) cũng được sử dụng
để biên dịch, giải nghĩa các văn bia Tạo lệ, giúp chúng ta thấu hiểu văn bản, minh giải
sâu văn bản và là cơ sở tư liệu cho q trình phân tích, nghiên cứu.

- Phương pháp định lượng, gồm các thao tác thống kê, phân loại thác bản văn bia
Tạo lệ hiện lưu trữ tại VNCHN. Trong tổng số hơn 70.000 đơn vị thác bản văn khắc đã
được lên kí hiệu, luận án căn cứ vào tiêu chí nội dung để lựa chọn những đơn vị văn
bia phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp phân loại thác bản văn

7


bia Tạo lệ theo không gian, thời gian và loại hình di tích, từ đó nêu lên đặc trưng văn
bản văn bia Tạo lệ.
- Nghiên cứu liên ngành, nội dung văn bia Tạo lệ phản ánh nhiều lĩnh vực trong
đời sống xã hội Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ
XIX, về kinh tế, văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng, phong tục tập qn, v.v... địi hỏi phải
có kiến thức liên ngành để làm rõ chính Tạo lệ và vai trị của chế độ Tạo lệ tới các bình
diện xã hội qua văn bia Tạo lệ
- Khảo sát điền dã, luận án nghiên cứu chủ yếu dựa trên những thác bản văn bia
hiện đang lưu trữ tại VNCHN. Tuy nhiên, khi gặp những trường hợp thác bản có nghi
ngờ về tính xác thực của văn bản, NCS sẽ tiến hành khảo sát điền dã để đối chiếu giữa
thác bản và văn bia hiện vật.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Luận án đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về sự ra đời, phát triển của văn
bia Tạo lệ trong một giai đoạn lịch sử nhất định trên phạm vi từ Bắc Bộ đến bắc Trung
Bộ. Trên cơ sở đó cung cấp cho độc giả những thơng tin chính xác về số lượng thác
bản văn bia Tạo lệ hiện còn đến ngày nay, phân tích những giá trị nổi bật được phản
ánh qua hệ thống văn bia Tạo lệ.
Danh mục thác bản văn bia Tạo lệ hiện còn gồm 90 đơn vị được biên soạn và đưa
vào phần phụ lục tham khảo. Việc nghiên cứu nội dung của văn bia Tạo lệ sẽ cung cấp
cho độc giả những tư liệu về qui trình ban cấp chế độ Tạo lệ đối với việc quản lí di tích,
q trình thực hiện và vai trị của chế độ ban cấp này đối với đời sống xã hội Việt Nam
thời trung đại.

Mơ tả tình hình phân bố số lượng văn bia, từ đó rút ra những đánh giá về đặc
điểm thể văn bia Tạo lệ Việt Nam, nội dung và hình thức văn bia Tạo lệ. Trong đó có
sự tham chiếu đối với một số nguồn tài liệu Hán Nơm khác có ghi chép về vấn đề Tạo
lệ, nhằm tìm ra sự tương đồng, dị biệt giữa tư liệu văn bia Tạo lệ và các tài liệu được
sao chép trên giấy, bổ sung và củng cố những nhận định tin cậy về giá trị của văn bia

8


Tạo lệ. Đánh giá một cách tương đối toàn diện khách quan về hệ thống quản lí hành
chính trong lĩnh vực di tích từ trung ương đến địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa,
xã hội,...; đặc biệt là vấn đề tín ngưỡng thờ cúng trong tâm thức của các vị quân chủ,
của người dân Việt Nam đối với vấn đề Tạo lệ trong một giai đoạn lịch sử.
Nghiên cứu giá trị tư liệu văn bia Tạo lệ hiện còn góp phần làm tăng thêm sự hiểu
biết về truyền thống văn hóa và lịch sử đất nước cho thế hệ hơm nay. Từ đó cung cấp
cho các nhà quản lí văn hóa đương đại những tư liệu, kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn
về phương thức quản lí di tích lịch sử thuộc những di tích đặc biệt. Luận án tiến hành
tuyển chọn một số văn bia tiêu biểu, có giá trị về mặt nội dung để tiến hành phiên âm,
dịch nghĩa, chú giải.
6. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung luận
án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và định
hướng nghiên cứu
Nêu khái quát chung về văn bia và văn bia Tạo lệ, tình hình nghiên cứu văn bia
và văn bia Tạo lệ Việt Nam, cùng các nghiên cứu liên quan về Tạo lệ văn văn bia Tạo
lệ Việt Nam.
Chương 2: Lịch sử phát triển và đặc điểm văn bia Tạo lệ Việt Nam
Nghiên cứu lược sử phát triển của vấn đề Tạo lệ được ghi chép trên văn bia, sự
hình thành, phát triển, kết thúc của văn bia Tạo lệ. Phân tích đặc điểm phân bố số

lượng văn bia, đội ngũ tạo tác, văn tự, đặc điểm hình thức và kết cấu của văn bản văn
bia Tạo lệ.
Chương 3: Giá trị của văn bia Tạo lệ trong việc nghiên cứu chế độ ban cấp
Tạo lệ thế kỉ XVII-XIX

9


Nghiên cứu mục đích của việc ban cấp chế độ Tạo lệ, sự ra đời các văn bản hành
chính về Tạo lệ, qui trình ban cấp, thực thi, kinh nghiệm rút ra từ việc ban cấp và thực
thi chế độ Tạo lệ.
Chương 4: Giá trị của văn bia Tạo lệ trong việc nghiên cứu kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam thế kỉ XVII-XIX
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ban cấp Tạo lệ đối với kinh tế, văn hóa - xã hội
Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Từ đó, đề xuất vấn đề bảo tồn và
trùng tu di tích từng được ban cấp Tạo lệ trong đời sống đương đại.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này trình bày một cách tổng quát về văn bia và văn bia Tạo lệ,
tình hình nghiên cứu văn bia và văn bia Tạo lệ ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ
sở đó định hướng nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề khoa học thuộc
hệ thống văn bia Tạo lệ mà các đề tài nghiên cứu trước chưa từng đề cập đến.
1.1. Khái quát chung về văn bia và văn bia Tạo lệ
1.1.1. Khái quát chung về văn bia
Văn bia (碑文) là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình văn bản được khắc lại trên
đá và có thời gian xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn minh của một số nước phương

Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Văn bia ở Trung Quốc xuất hiện sớm từ thời nhà Tần và thời Hán. Theo như ý
kiến của nhà nghiên cứu kim thạch Chu Kiếm Tâm 朱劍心 (Trung Quốc) trong cuốn
Kim thạch học 金石 thì: “Sử kí, Tần Thủy Hồng bản kỉ ghi việc Thủy Hoàng (221207 TCN) tuần du phương Đơng, có 6 khắc đá: lên Trâu Dịch, lên Thái Sơn, lên Lang
Nha, lên Chi Phù, lên Kiệt Thạch, lên Cối Kê, nhiều thuyết cho là khắc vào núi đá hoặc
khắc vào tấm đá rồi dựng lên. Lại nói việc Nhị Thế (207- 136 TCN) tuần du các quận
huyện phía đơng đều có khắc lên tấm đá mà Thủy Hồng đã dựng… cái tên khắc thạch
bắt đầu từ đó” [192, 563]. Đó là về sự xuất hiện của văn bia ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, văn bia ra đời và phát triển muộn hơn ở Trung Quốc, Trịnh Khắc Mạnh
trong quá trình nghiên cứu về văn bia Việt Nam đã nêu rõ: “Những nguyên tắc lập bia và
những quy định về nội dung khi soạn bài văn, để khắc vào đá như Chu Kiếm Tâm nêu ra,
chỉ có thể đúng với thời kì hình thành khai sáng ra thể loại văn bia mà thơi. Cịn trên thực
tế, trong q trình phát triển, việc lập bia và soạn văn để khắc vào đá đã diễn ra hết sức
phong phú, đa dạng. Có loại cịn giữ được đến ngày nay, nhưng cũng có loại khơng được
lưu truyền, điều này diễn ra khơng chỉ ở chính nơi có truyền thống sáng tạo văn bia, mà ở

11


các các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống này” [90, 22]. Mặc dù xuất hiện muộn
nhưng văn bia Việt Nam cũng đã trải qua hơn 1.700 năm lịch sử và trở thành một di sản
văn hóa đặc thù độc đáo của dân tộc. Tấm bia có niên đại sớm nhất hiện nay tìm thấy là
tấm bia đá có niên đại khoảng từ năm 314 đến năm 450 mới phát hiện năm 2013 tại thơn
Thanh Hồi, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh [93, 564].
Về phương thức thể hiện, đa phần văn bia được sử dụng bằng chữ Hán, một phần là
bia chữ Nơm và có một số lượng nhỏ các văn bia sử dụng chữ Phạn, Khơme, Chăm, Pháp,
Việt… tùy vào đặc trưng văn hóa vùng miền, diễn tiến lịch sử tạo nên sự phong phú cho
thể loại văn bia Việt Nam.
1.1.2. Văn bia Tạo lệ
*Khái niệm Tạo lệ

Tạo 皂 và lệ 隸 vốn là hai danh từ riêng biệt nhưng thống nhất về mặt ngữ nghĩa
khi kết hợp. Theo đó, hai danh từ này cùng dùng để chỉ một khái niệm rất đặc thù về vị
trí của một tầng lớp người trong xã hội cổ trung đại, có mối liên hệ với vấn đề đang
được luận án nghiên cứu. Vì thế chúng tơi thống nhất viết hoa danh từ Tạo lệ, để khu
biệt với các vấn đề nghiên cứu khác. Các khái niệm về Tạo lệ được hiểu như sau:
Từ điển Từ nguyên 辭源 định nghĩa về Tạo, Lệ và Tạo lệ như sau: “Tạo: Sai dịch,
một vị trí trong xã hội thời cổ đại, dưới bậc sĩ, phục vụ cho việc lao dịch... sau này,
người làm việc tạp dịch ở phủ quan thì được gọi là Tạo lệ”1. “Lệ, tức là nô lệ, người
làm những công việc thấp kém... người đời sau chuyên dùng để chỉ [chân] sai dịch ở
nha môn”2. Tạo lệ “Tạo lệ tức là nô lệ. Sách Tả truyện, Tương công năm thứ 14: Các
hạng thứ nhân với thợ nghề, nhà buôn, Tạo lệ với giám ngục đều có người giúp việc để
cùng trợ giúp. Sau gọi những người làm sai dịch ở nha môn thời xưa là Tạo lệ. Niên
hiệu Hồng Vũ thứ 4 (1371) đời Minh qui định chế độ trang phục cho người đàn ông
làm Tạo lệ được mặc đồ màu đen quấn vào người, đeo khăn đỉnh bằng, kết thừng trắng
1

Nguyên văn:皂,差役古代一種身份,在士以下,服勞役,... 後來官府之雜役,稱皂隸.

2

Nguyên văn: 隸奴隸供賤役的人... 後世特旨衙役

12


buộc vào và mang thẻ bài”1 [189, 2176]. Hán Việt từ điển giải thích: Tạo, tức là người
đầy tớ, người hèn hạ. Lệ, tức là phụ thuộc, đầy tớ. Kết hợp lại có thể khái quát nghĩa
đầy đủ của hai chữ Tạo lệ tức là chỉ người làm công việc phục dịch, đầy tớ [2, 236].
Các sử liệu Việt Nam viết về Tạo lệ, trước hết phải kể đến Lê Q Đơn trong Kiến
văn tiểu lục ở mục Chế độ bổng lộc có dẫn: “Sách Hồng triều thơng kỷ chép, thời đại

Vĩnh Lạc2 triều thần đều cho những người Tạo và Lệ về nhà làm ruộng và bắt họ phải
nộp bạc để thay thế cho củi đuốc rau cỏ. Dương Sĩ Kỳ3 nói: [làm như thế] quan chức
và Tạo lệ hai bên đều lợi” [41, 208]. Như vậy có thể thấy, Tạo lệ là từ mà người Trung
Quốc cổ đại dùng để chỉ những người làm công việc phục dịch. Vào đời nhà Minh ở
nước này, những người làm Tạo lệ đã có những qui định về trang phục và chức
phận riêng. Một số chi tiết về việc ban cấp bổng lộc cho người làm công việc Tạo lệ cũng
đã được Lê Q Đơn nhắc đến trong phần này sẽ tiếp tục đề cập ở phần sau.
Từ những ghi chép của Lê Q Đơn bước đầu cho thấy, khái niệm Tạo lệ đã sớm
được lưu hành trong xã hội Trung Quốc từ thời Xuân Thu. Ở đó, Tạo lệ dùng để chỉ địa
vị rất thấp trong các giai tầng xã hội, chuyên dùng để chỉ đội ngũ những người làm
công việc phục dịch theo quy định của triều đình. Ở Việt Nam, mặc dù chưa biết rõ
điển lệ Tạo lệ có từ bao giờ, nhưng về “dân Tạo lệ” đã xuất hiện từ thời Lý và được
nhắc đến trong sách Đại Việt sử kí tồn thư: “Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ 1
[1128]… ngày Giáp Tuất, xuống chiếu cấm gia nô và Tạo lệ của các quan không được
lấy con gái nơng dân” [35, t.1, 160]. Sau đó, trải mấy trăm năm lịch sử, cũng trong Đại
Việt sử kí tồn thư, hai chữ Tạo lệ được nhắc lại ở một sự việc khác: “Nhâm Dần,
[Vĩnh Thọ] năm thứ 5 [1662] - Mùa hạ, tháng 5, sai Tham tụng Lễ bộ Thượng thư
Kiêm Đông các Đại học sĩ Thiếu bảo Yên Quận công Phạm Công Trứ trông coi dân
1

Nguyên văn: 皂隸奴隸左傳襄公十四年 “庶人工商,皂隸牧囹皆有親暱以相輔佐也.後稱舊
時衙門的差役為皂隸.明洪武四年,規定皂隸公使人服制,穿皂盤,领彩,戴平頂巾,結白搭賻帶牌.
2

Vĩnh Lạc: niên hiệu Minh Thành Tổ (1403-1425)
Dương Sĩ Kỳ (1366-1444): người đất Thái Hòa nhà Minh, khoảng năm Vĩnh Lạc làm quan Tả
xuân phường đại học sĩ. Ông là một học giả nổi tiếng.
3

13



Tạo lệ của Quốc tử giám để phục dịch” [35, t.2, 686]. Ở nước ta, sách Lê triều chiếu
lịnh thiện chính (hay Quốc triều chiếu lệnh thiện chính) là một bộ Hội điển tiêu biểu
được biên soạn công phu dưới thời Trịnh Căn, trong phần Hộ thuộc (thuộc về Hộ) có
nhắc đến vấn đề liên quan tới ruộng Tạo lệ như sau: “Các người nào có được lịnh cấp
cho ruộng cơng thần (các quan có cơng) ruộng các quan đi sứ, cùng là ruộng tế lễ của
ơng các quan có công trạng, ruộng tạo lệ đều theo như lịnh cũ mà vẫn cấp cho…”[42,
81]. Hay như trong mục Thể lệ về lễ nghi sách Kiến văn tiểu lục của Lê Q Đơn cũng
đã nhắc tới việc Tạo lệ: “...Từ năm Vĩnh Khánh1 trở đi, quan văn, quan võ, người có
cơng lao và người ngoại thích, hoặc người vào chầu giảng nghĩa sách, người vào chầu
giữ chức Tham tụng, Bồi tụng, hoặc người do quân công, người siêng năng công việc
khi bao phong phúc thần đều được truy phong là đại vương, lập miếu thờ và cấp cho
dân Tạo lệ...” [41, 82]. Tham khảo một số bộ sử được biên soạn vào đời Nguyễn sau
này như Lịch triều tạp kỷ cho thấy vào giai đoạn Lê Trung hưng thuật ngữ Tạo lệ được
dùng khá nhiều trong các văn bản sắc chỉ, lệnh chỉ của vua Lê chúa Trịnh, ví dụ: “Quý
Mão, năm [Bảo Thái] thứ 4 (1723), … mùng 6 tháng 2, Phủ liêu vâng mệnh bàn định,
trong Thanh Hoa, Nghệ An và tứ trấn, phàm các dân xã đã lấy làm Tạo lệ, Thủ lệ, canh
giữ kho vựa nhà nước… các dân Tạo lệ phục dịch bốn vị chí tơn... các dân Tạo lệ giữ
lăng, điện, cung miếu, mỗi dân được trừ 200 suất.” [75, 335].
Sách Đại Nam thực lục, là bộ chính sử biên niên của triều Nguyễn cũng đã ghi
chép việc vào những năm đầu triều Nguyễn, vua Gia Long vẫn tiến hành ban chiếu cấp
cho dân Tạo lệ như sau: Năm Gia Long thứ 1 (1802): “Tháng 9, phong cho dịng dõi
nhà Lê là Lê Duy Hốn làm Diên Tự công… Chiếu rằng: “Vương giả dựng nước, suy
tơn dịng dõi đời trước là giữ hậu đạo. Nhà Lê từ khi mở nước đến lúc trung hưng, đời
đời nối nhau hơn 300 năm, trước sau 25 vua. Quãng giữa tuy là không quyền những
vẫn là vua chung cả nước. Kịp khi Tây Sơn nổi loạn, miếu thờ bỏ nát. Nay ta vâng đem
uy trời, thống nhất bờ cõi, nghĩ tôn điển lễ để giữ thờ cúng cho họ Lê…Vậy đặc phong
1


Vĩnh Khánh: niên hiệu vua Lê Duy Phường (1729-1732).

14


cho ngươi làm Diên Tự công, cho thế tập tước vị, để vâng giữ việc thờ cúng ở miếu
nhà Lê, cấp cho tự dân 1.016 người, tư điền 10.000 mẫu. Ngươi nên kính sửa lễ tiết,
thờ cúng lâu đời để giữ phúc chung”. (Dân Tạo lệ 100 người, dân Ngụ lộc 916
người…). Các chi họ Lê đều được miễn binh dao và thân thuế” [34, 365]. Hay vào năm
Gia Long thứ 8, trong sách này còn ghi lại: “Vua giao xuống cho bầy tôi bàn, mọi
người đều cho rằng Văn miếu ở Kinh sư, Sĩ vương và Chu An chưa liệt vào hạng tòng
tự. Ở thành nên lấy Kinh sư làm chuẩn. Vua theo lời. Lại sai Lễ bộ xét lại điển thờ,
thấy Sĩ vương và Chu An đều đã có đền thờ, cho dân sở tại giữ việc thờ cúng, tha dao
dịch cho 61 người. (Đền thờ Sĩ vương ở hai xã Lũng Khê, Tam Á trấn Kinh Bắc, cho
50 người dân tạo lệ; đền thờ Chu An ở xã Huỳnh Cung trấn Sơn Nam, cho 11 người
dân tạo lệ) [34,520]. Từ những cứ liệu hiện cịn có thể thấy, đến thời Lê Trung hưng,
các bậc vua chúa chú trọng đến việc mở mang, tu bổ các di tích lịch sử, đền miếu, chùa
chiền để gửi gắm công đức, khiến cho việc Tạo lệ đã trở nên phổ biến, và còn kéo dài
sang tới tận đời Nguyễn. Với những trình bày như trên, chúng tơi đưa ra cách hiểu về
Tạo lệ như sau: Tạo lệ xuất hiện từ khá sớm ở nước ta, dùng để chỉ những người dân
chuyên làm công việc phục dịch ở các địa phương nơi có di tích thuộc hạng đặc biệt,
phụng thờ các bậc đế vương, công thần, danh thần, các nữ thân tộc của các vua Lê,
chúa Trịnh, v.v… được triều đình quân chủ chỉ định. Họ được quyền tự chủ trong
việc quản lí các di tích ở địa phương mình, được hưởng những quyền lợi đặc biệt và
đương nhiên chịu sự chi phối của triều đình và chính quyền các cấp.
Thơng qua nguồn sử liệu cho thấy, việc Tạo lệ đã sớm được đề cập từ khi quốc
gia Đại Việt có chế độ quân chủ [11, 34], nhưng phải sang đến đời Lê Trung hưng và
các chúa Trịnh mới chính thức trở nên thông dụng [11, 35]. Lúc này, việc ban cấp bổng
lộc cho người có cơng và giao cho nhân dân sở tại phụng thờ di tích của triều đình đã
trở nên chính thống, phổ biến và được coi trọng như một điển lệ khơng thể thiếu của

triều đình Lê - Trịnh về qui mô điển chế thờ phụng. Từ những văn bản hành chính là
các sắc chỉ, lệnh chỉ, v.v… Hai chữ Tạo lệ được ghi nhận thường xuyên hơn trong thư

15


tịch. Đặc biệt là ở chỗ từ một thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phận người phục dịch trong
triều đình ở Trung Quốc cổ đại, tới Việt Nam thì Tạo lệ đã bước vào đời sống, trở
thành một điển lệ thờ phụng dùng để gắn kết con người với việc phụng sự tại những di
tích được liệt vào hàng đặc biệt với nhiều đặc quyền… Từ những văn bản mang tính
chất nhà nước của liệt triều ban bố, đã được khắc ghi trên hệ thống bia đá còn lại đến
ngày nay, là minh chứng về một điển lệ tốt đẹp dưới thời trung đại. Văn bia Tạo lệ ra
đời trong bối cảnh như vậy, phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Trung hưng và kéo dài đến
giữa thời Nguyễn mới kết thúc.
* Văn bia Tạo lệ
Văn bia Tạo lệ là những văn bia ghi chép về quá trình ban cấp điển lệ Tạo lệ của
triều đình quân chủ thời trung đại đối với các di tích thuộc hàng trọng điểm và được
nhân dân các địa phương có di tích đó hiện thực hóa điển lệ này. Theo sự hiểu biết của
chúng tơi về bi ký học, có thể thấy đây là một loại văn bia riêng có của Việt Nam, các
nước đồng văn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên khơng có loại hình
văn bia này. Cuốn Trung Quốc bi văn hóa 中國碑文化[193] của tác giả Kim Kì Trinh
(Trung Quốc), được coi là một cơng trình khảo cứu, nghiên cứu rất cơng phu và tồn
diện về lịch sử ra đời, phát triển, những giá trị phong phú về nội dung được phản ánh
của hệ thống bi kí học tại Trung Quốc, nhưng hồn tồn khơng thấy đề cập đến vấn đề
Tạo lệ và văn bia Tạo lệ. Một chuyên khảo quan trọng khác của học giả Chu Vân Ảnh
(Trung Quốc) mang tên Trung Quốc văn hóa đối Nhật, Hàn, Việt đích ảnh hưởng 中國
文化對日韩越的影响[191], nghiên cứu so sánh chuyên sâu về những ảnh hưởng của
học thuật, tư tưởng, chính trị, sản xuất, phong tục, tơng giáo của Trung Quốc đối với
Việt Nam cũng không thấy đề cập đến vấn đề Tạo lệ nói chung và văn bia Tạo lệ nói
riêng trong mối liên hệ giao lưu văn hóa giữa các nước này.

Qua đó có thể nhận thấy, cho tới thời điểm này thì văn bia Tạo lệ chính là loại
hình văn bia mang những nét riêng biệt của truyền thống văn hóa Việt Nam. Nghiên
cứu văn bia Tạo lệ, là nghiên cứu về hình thức và nội dung văn bia, bao gồm đặc điểm

16


hình thức, tính mục đích, qui trình ban hành, thực hiện và vai trò của chế độ Tạo lệ một điển lệ thờ tự tại các di tích đặc biệt thời kỳ trung đại. Qua nội dung văn bia Tạo lệ
hiện còn, thể nhận thấy, phần lớn ghi chép chi tiết về các phương thức của nhà nước
giao cho các địa phương việc chăm lo cho các di tích quan trọng, nơi phần lớn các di
tích được triều đình xếp vào hạng “đặc biệt”, “thượng đẳng” hay “quốc tế” thờ tự các
vị đế vương, công thần, danh thần, những người có cơng lao đặc biệt đối với quốc gia,
dân tộc bằng cách ban cho dân sở tại một số quyền lợi để họ có trách nhiệm trơng coi
chính di tích của mình1 .
Trên văn bia Tạo lệ, ngồi thuật ngữ Tạo lệ 皂隸 hay Tạo lệ dân 皂隸民 dùng ở
tiêu đề hoặc trong chính văn để chỉ những người dân tại di tích được triều đình ban cấp
cho việc phụng thờ, thì cịn xuất hiện các thuật ngữ khác như: Hộ nhi 户兒, trên văn
bia Huệ số 惠數[N01199] sưu tầm tại miếu xã Quần Trọng, huyện Lôi Dương, phủ Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa2 ghi:“Quan viên, thơn trưởng của các ấp, làng, xã trong 33 xã,
thơn, giáp cùng tồn thể các hạng từ bé đến lớn có lời xin được làm Hộ nhi phụng sự”3.
Hay từ Tạo lệ hộ nhi 皂隸户兒 trên văn bia Tơn Hậu Phật tượng kí 尊後佛像記
[N01232/1233/1241] sưu tầm tại chùa Thiên Phúc (chùa Thày), xã Thụy Khuê, phủ

Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Tp. Hà Nội) ghi: “Dân Tạo lệ Hộ nhi xã Lật Sài
huyện Yên Sơn phủ Quốc Oai”4. Hoặc từ Thủ lệ 守隸, văn bia Cổ tích từ bi/Tồn xã
thủ lệ 古跡祠碑/全社守隸[N01274/1278] sưu tầm tại miếu xã Yên Sở, huyện Đan
Phượng, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Tp. Hà Nội) ghi: “Đại Nguyên soái Chưởng quốc
chính Thượng sư Tây vương ban lệnh chỉ cho quan viên, tướng thần, xã trưởng, dân

1


Xem thêm: Chu Quang Trứ ((2006), “Bia đá chuông đồng với việc nghiên cứu lịch sử văn hóa
dân tộc”, Thơng báo Hán Nơm học, tr.433-446.
2
Địa danh được sử dụng trong luận án thống nhất ghi theo lạc khoản của người sưu tầm thác bản,
khi chuyển đổi địa danh hiện nay chúng tôi để trong ngoặc đơn ( ).
3
Nguyên văn: 三拾三社村甲官員鄉邑社村長并各項上下等有乞為户兒奉事.
4

Nguyên văn: 國威府,安山縣,栗柴社皂隸户兒民.

17


binh, trục hạng của xã Yên Sở huyện Đan Phượng, đồng ý chuẩn cho được làm Thủ lệ
đền thờ Gia Thông Đại Vương1”. Hay như từ Sái phu 洒夫 trên văn bia Cung phụng
lệnh chỉ đồng trừ bi/Tạo bản quốc Thánh Tổ văn bi 恭奉令旨仝除碑/造本國聖祖文碑
[N02779/2780], sưu tầm tại đền Sĩ Vương, xã Lũng Khê, tổng Khương Tự, phủ Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh ghi: “Trải các triều đến nay đều được tăng ưu tiên ban cấp. Năm
Mậu Thìn đã cho phép được làm Sái phu mà khoan thư việc đóng thuế2”. Hoặc như từ
Sái tảo phu 洒掃夫 được ghi trên bia Lệnh cấp Tạo lệ bi 令給造例3碑 [N0 44322] sưu
tầm tại đền thờ Trần Quốc Bảo, thị trấn Minh Đức huyện Thủy Ngun, Tp. Hải Phịng
ghi: “Đại Vương có sự linh ứng, hàng năm cầu đảo được mưa, chưa có Sái tảo phu,
cung xin được chuẩn cấp để tiện cho việc thờ phụng4”… Mặc dù có một số cách ghi khác,
nhưng đây là những thuật ngữ có ý nghĩa tương đồng với Tạo lệ, thường dùng để chỉ
những người dân được miễn các công việc tạp dịch để đảm đương các cơng việc chăm lo
cho di tích. Qua số liệu văn bia cho thấy giai đoạn Lê Trung hưng là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ của các văn bia Tạo lệ và thuật ngữ Tạo lệ được sử dụng rất phổ biến. Nhiều sắc
chỉ, lệnh chỉ, lệnh dụ được khắc lại trên bia có sử dụng hai chữ Tạo lệ trên tiêu đề.

Dựa vào những tư liệu ghi chép về vấn đề Tạo lệ trên văn bia có thể nhận thấy
việc sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam đã mang những thơng điệp hồn tồn khác biệt
so với cách dùng hai chữ Tạo lệ ở Trung Quốc. Tạo lệ ở nước ta khơng dùng để nói tới
những con người làm công việc phục dịch thấp kém như ở Trung Quốc, mà đã được
chuyển đổi ý nghĩa, phản ánh hoạt động tín ngưỡng trong đời sống của cộng đồng
phường xã Việt Nam thời kỳ trung đại. Qua đó định hướng một cách nhìn khách quan
hơn về cơng việc được gọi là Tạo lệ trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam.
1

Nguyên văn: 大元帥掌國政尚師西王令旨丹鳳縣,安所社官員并將臣,社長,兵民,逐项,應准
許為守隸嘉通大王神祠.
2

Nguyên văn: 累朝以來,厚加優给.戊辰年既許為洒夫而寬其賦役

3

Hai chữ Tạo lệ trên bia được hiểu theo nghĩa Tạo ra Lệ, nhưng nội dung vẫn ghi về cơng việc
Tạo lệ tại di tích như các văn bia cùng loại.
4
Nguyên văn: 大王有靈應,遞年禱得雨未有灑掃夫恭乞准給以便奉事

18


1.2. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam
Từ nhiều năm nay, giới nghiên cứu khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức
nghiên cứu những giá trị vẫn cịn tiềm ẩn của văn bia đối với văn hóa truyền thống Việt
Nam. Chúng tơi điểm qua các cơng trình nghiên cứu văn bia theo các hướng chính như
sau:

1.2.1. Cơng trình biên mục, lược thuật văn bia
Vào những năm đầu thế kỉ XX, Viện Viễn đông bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO)
đã tổ chức đợt sưu tầm thác bản văn khắc Hán Nôm rất lớn ở hơn 40 tỉnh thành trong
phạm vi cả nước. Có 11.651 đơn vị văn khắc với 20.979 mặt thác bản được sưu tầm.
Từ năm 1993 đến nay, VNCHN đã và đang tiếp tục tiến hành điều tra sưu tầm, cho đến
thời điểm hiện nay (năm 2017) đã thu được khoảng hơn 70.000 mặt thác bản. Trên cơ
sở đó, các nhà nghiên cứu Hán Nơm đã biên soạn thành các cơng trình thư mục.
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, bộ Thư mục văn bia (tài liệu đánh máy) [148]
bắt đầu biên soạn, gồm 29 tập, giới thiệu 11.651 tấm bia với 20.979 đơn vị thác bản, do
EFEO chuyển giao cho Việt Nam năm 1958. Những năm 1984 - 1986, VNCHN đã tiến
hành biên soạn bộ Thư mục văn bia giản lược [77] do Hoàng Lê chủ biên gồm 30 tập
được dựa theo kho bản rập văn khắc của EFEO đang lưu giữ tại VNCHN. Năm 1990,
cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam [56] do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, giới thiệu
tóm lược 1.919 văn khắc tại kho thác bản văn khắc lưu trữ tại VNCHN cùng một số
thác bản văn khắc do nhóm đề tài mới sưu tầm được, có 25 văn bia Tạo lệ đầu tiên
được giới thiệu trong cuốn sách này. Từ năm 2005 - 2009, VNCHN, EFEO và Cao
đẳng Thực hành (Cộng hòa Pháp) xuất bản bộ sách mang tên Tổng tập thác bản văn
khắc Hán Nôm Việt Nam [151], gồm 22 tập ứng với 22.000 đơn vị thác bản văn khắc
Hán Nơm. Trong bộ Tổng tập này, có 70 kí hiệu ảnh thác bản (tương đương khoảng
150 ảnh) văn bia Tạo lệ được công bố. Năm 2007- 2012, bộ Thư mục thác bản văn
khắc Hán Nôm Việt Nam [91] do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, đã xuất bản gồm 8 tập,

19


với 16.000 đơn vị ký hiệu thác bản văn khắc được tóm lược 8 yếu tố, có 57 văn bia Tạo
lệ được lược thuật khái quát nội dung và hình thức trong bộ Thư mục này.
1.2.2. Cơng trình nghiên cứu, giới thiệu về văn bia
Tác phẩm có đề cập đến tư liệu văn bia Việt Nam sớm nhất có thể kể đến Thiền
uyển tập anh 禅苑集英, tác giả đã ghi chép dấu tích của văn bia ở một số chùa do các

chư vị thiền sư biên soạn, như: Tăng thống Huệ Sinh (? - 1063) “Từng vâng chiếu chỉ
soạn văn bia các chùa Thiên Phúc ở Thiên Du, chùa Thiên Khánh, Khai Quốc, Diệu
Nghiêm, Báo Đức ở Vũ Ninh, …. lưu hành ở đời” [135, 212]; hay Học sĩ Nguyễn Văn
Cử phụng chiếu soạn bài minh khắc bia tháp ở chùa Bảo Cảm”[135, 231]. Sách Việt
điện u linh 越甸幽靈 do Lý Tế Xuyên (đầu thế kỷ XIV) biên tập, sau này được
Nguyễn Văn Chất tăng bổ vào khoảng giữa thế kỉ XV mang tên Việt điện u linh tập lục
toàn biên 越甸幽靈集錄全編 là cuốn thần tích đầu tiên về các lịch đại đế vương, các
nhân thần, hạo khí linh thiêng của người Việt Nam từ trong lịch sử. Trong phần Phụ
lục do Lê Hữu Hỷ biên soạn có chép hai bài văn bia ca ngợi sự nghiệp của Sĩ Nhiếp do
Nguyễn Hầu soạn vào năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706)1 và Nguyễn Đình Giản soạn vào
năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779)2. Văn bia do Nguyễn Đình Giản soạn có ghi: “niên hiệu
Vĩnh Trị năm đầu (1676) của triều vua ta, đã gia ban lệnh chỉ cho làng ấy làm dân Tạo
lệ” [180, 35]. Tiếp đến là bộ Đại Việt sử kí tồn thư 大越史記全書 (Quyển VII, kỷ
nhà Trần) đã ghi chép tóm lược nội dung bia Khai Nghiêm tự bi ký 開嚴寺碑記 của
Trương Hán Siêu 張漢超 (? - 1354) [35, t.1,134]. Đầu thế kỉ VXIII, Lê Q Đơn
(1726-1781) đã sử dụng các tư liệu văn khắc trên bia, trên đỉnh như một nguồn sử liệu
chính thức để viết bộ Đại Việt thông sử nổi tiếng [40]. Hay khi biên soạn sách Kiến văn
tiểu lục 見聞小錄 ở mục Thiên chương ông cho biết: “… tơi thu nhặt những di văn cịn
1

Trong sách không ghi tiêu đề bia, tác giả luận án cũng chưa tra cứu được thông tin về tấm bia này.
Trong sách không ghi tiêu đề bia nhưng căn cứ vào danh mục và nội dung bia Tạo lệ tại đền Sĩ Nhiếp hiện
cịn thì văn bia này mang tên Chú đồng mã bi /Thập phương cúng tiến/Bản thôn cung tiến các xã cung tiến 鑄銅馬碑/
十方恭進/本村恭進各社恭進, N0 2776/2777/2778.
2

20



×