Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

(Luận án tiến sĩ) quan hệ mỹ pakistan giai đoạn 1991 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.26 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------------

Nguyễn Khánh Vân

QUAN HỆ MỸ - PAKISTAN GIAI ĐOẠN 1991 - 2008

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

Nguyễn Khánh Vân

QUAN HỆ MỸ - PAKISTAN GIAI ĐOẠN 1991 - 2008
Chuyên ngành : Lịch sử thế giới
Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền
2. TS. Nguyễn Thị Liên Hương


GS.TS. Nguyễn Văn Kim

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu
trách nhiệm hồn tồn.

NCS Nguyễn Khánh Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................ 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 5

2.

Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................... 7

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................... 8


4.

Phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận và nguồn tƣ liệu của luận án ............ 9

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................... 12

6.

Kết cấu của luận án ............................................................................................. 12

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 14
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................... 14
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ...................................................................... 17
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục làm
rõ .................................................................................................................................. 33
Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - PAKISTAN
GIAI ĐOẠN 1991-2008 ..................................................................................................... 36
2.1. Bối cảnh quốc tế................................................................................................... 36
2.1.1. Sự dẫn đầu của Mỹ trong cục diện thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh ........ 37
2.1.2. Cạnh tranh của các trung tâm quyền lực ...................................................... 39
2.1.3. Xu thế hịa bình, hợp tác và chuyển hướng tập trung phát triển kinh tế ....... 43
2.1.4. Cuộc chiến chống khủng bố quốc tế đầu thế kỷ XXI ..................................... 45
2.2. Bối cảnh khu vực Nam Á .................................................................................... 46
2.2.1. Gia tăng bất ổn an ninh tại Nam Á sau Chiến tranh Lạnh ............................ 47
2.2.2. Liên kết và chia rẽ trong khu vực .................................................................. 48
2.2.3. Sự trỗi dậy của Ấn Độ.................................................................................... 51
2.2.4. Tăng cường hiện diện của Trung Quốc trong khu vực .................................. 53

2.3. Những nhân tố bên trong nƣớc Mỹ ................................................................... 55
2.3.1. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh .................. 55
2.3.2. Những lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Pakistan ........................................ 59
2.3.3.Vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ về quan hệ Mỹ - Pakistan............... 60

1


2.4. Những nhân tố bên trong Pakistan .................................................................... 62
2.4.1. Các yếu tố văn hóa - chính trị - xã hội tác động đến hoạt động quan hệ quốc
tế của Pakistan ......................................................................................................... 62
2.4.2. Chính sách đối ngoại của Pakistan sau Chiến tranh Lạnh ........................... 67
2.4.3. Những lợi ích của Pakistan trong quan hệ với Mỹ ........................................ 71
2.5. Nhân tố lịch sử ..................................................................................................... 73
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 77
Chƣơng 3: QUAN HỆ SONG PHƢƠNG MỸ - PAKISTAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN
NĂM 2008 ........................................................................................................................... 79
3.1. Quan hệ chính trị - an ninh ................................................................................ 79
3.1.1. Hợp tác chính trị - an ninh song phương ...................................................... 79
3.1.2. Quan hệ Mỹ - Pakistan xung quanh vấn đề hạt nhân .................................... 94
3.1.3. Chính sách của Mỹ với tranh chấp Pakistan - Ấn Độ tại vùng Kashmir .... 104
3.3. Quan hệ kinh tế và viện trợ của Mỹ cho Pakistan ......................................... 111
3.3.1. Quan hệ kinh tế ............................................................................................ 111
3.3.2. Viện trợ của Mỹ cho Pakistan...................................................................... 116
3.4. Quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật và giáo dục ............................................ 122
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 127
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ MỸ - PAKISTAN GIAI ĐOẠN 1991-2008,
TRIỂN VỌNG VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM ............................................................. 129
4.1. Một số đánh giá về quan hệ Mỹ - Pakistan giai đoạn 1991 - 2008 ................ 129
4.2. Khái quát về quan hệ Mỹ - Pakistan sau năm 2008 và triển vọng ............... 139

4.3. Một số hàm ý cho Việt Nam ............................................................................. 146
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 149
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................. 155
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 173

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

CENTO

Central Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Trung tâm

CIA

Central Intelligence Agency

Cơ quan Tình báo Trung ương

Mỹ

CSF

Coalition Support Fund

Quỹ Hỗ trợ Liên minh

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Federally Administered Tribal
Areas

Các khu vực Hành chính Bộ lạc
Liên bang

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement


Hiệp định Thương mại Tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

HEC

Higher Education Commission

Ủy ban Giáo dục Đại học
Pakistan

Inter-Services Intelligence

Cơ quan Tình báo Pakistan

United Nations

Liên Hợp Quốc

North Atlantic Treaty
Organization;

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương

NPT


Non-Proliferation Treaty

Hiệp ước Không phổ biến Vũ
khí hạt nhân

NSC

United States National Security
Council

Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ

SAARC

South Asian Association for
Regional Cooperation

Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam
Á

SAFTA

South Asia Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do
Nam Á

FATA


ISI
LHQ
NATO

3


SEATO
USAID
USD

Southeast Asia Treaty
Organization,
U.S. Agency for International
Development
United States Dollar

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ
Đô-la Mỹ

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TT

Tên bảng, biểu đồ

Trang


Hình 3.1

FDI từ Mỹ vào Pakistan

112

Hình 3.2

Thương mại hàng hóa của Mỹ với Pakistan

113

Hình 3.3

So sánh FDI của Mỹ và Trung Quốc vào Pakistan sau năm
2008

113

Hình 3.4

Viện trợ của Mỹ cho Pakistan (1948-2010)

116

Bảng 3.5

Các khoản Hỗ trợ trực tiếp công khai của Mỹ và Bồi hoàn quân
sự cho Pakistan giai đoạn 2002-2016


117

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, tình hình thế giới biến đổi mạnh
mẽ đã chi phối các mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ của Mỹ với các nước
nói riêng. Với sự sụp đổ của Liên Xơ, Mỹ vươn lên vị trí hàng đầu trong thế giới
đơn cực tạm hình thành và xây dựng một chính sách bá quyền mới để khẳng định và
phát huy địa vị của mình. Trên tất cả các khu vực của thế giới, Mỹ là siêu cường
duy nhất có sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế khơng ai có thể thách thức và là
nhân tố quyết định trong bất cứ cuộc xung đột nào ở bất cứ nơi nào mà Mỹ dính líu
vào. Giai đoạn từ 1991 - 2008 là thời điểm mà ―khoảnh khắc đơn cực‖ dẫn dắt nước
Mỹ tiến hành những chính sách đối ngoại đầy phiêu lưu và đặc thù. Từ chiến lược
―Vượt lên ngăn chặn‖ của tổng thống G W.H. Bush, Mỹ tuyên bố thiết lập trật tự
thế giới mới, phát động chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) và đưa lực lượng
tới đóng quân lâu dài ở Trung Đông, đến "Cam kết và Mở rộng" của Bill Clinton và
đặc biệt là học thuyết của G W. Bush về ―Chiến tranh phòng ngừa‖ với hai cuộc
chiến tranh ở Afganistan và Iraq, Mỹ đã khẳng định quyền lực tối thượng của mình
trong trật tự thế giới mới.
Ở khu vực Nam Á, đầu những năm 1990, sự sụp đổ của Liên Xơ đã làm vai trị
đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản của Pakistan giảm
sút. Tình thế mới ở khu vực Nam Á cho thấy Pakistan về cơ bản đã giảm hẳn ―giá
trị chiến lược‖ của mình đối với Mỹ. Rối loạn về an ninh, xã hội của một khu vực
có nền kinh tế chậm phát triển bậc nhất thế giới đã khiến Nam Á ngày càng xa dời
trong những ưu tiên của Mỹ. Sau đó, Mỹ rời bỏ hàng loạt cam kết với Pakistan và
quan hệ song phương suy giảm nhanh chóng xung quanh những mâu thuẫn về vấn
đề hạt nhân, khủng bố, dân chủ nhân quyền. Bất chấp mong muốn hợp tác và tranh

thủ ủng hộ từ Mỹ trong các chính quyền dân sự Benazir Bhutto và Nawaz Sharif,
các xu hướng bất đồng, chống Mỹ, chống phương Tây phát triển mạnh trong nhiều
tầng lớp xã hội ở Pakistan và tạo cơ hội cho sự trỗi dậy của các lực lượng Hồi giáo
cực đoan như Taliban. Và vụ khủng bố do lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban

5


thực hiện nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã đến như một hệ quả tất yếu của
những mâu thuẫn văn minh, văn hóa. Sự kiện này mặc dù vậy đã tạo bước ngoặt lớn
cho quan hệ Mỹ - Pakistan. Cùng với việc phát động ―cuộc chiến chống chủ nghĩa
khủng bố toàn cầu‖, Mỹ cũng đã định hướng lại các chiến lược quan hệ quốc tế của
mình. Riêng đối với Pakistan – quốc gia có vai trị, vị trí vơ cùng quan trọng với
cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ - mối quan hệ ―đồng minh‖ đã được làm ―sống
lại‖. Pakistan đã trở thành ―đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong cuộc chiến
chống khủng bố‖, ―đồng minh thân cận ngoài NATO‖ và ―đối tác chiến lược‖ của
Washington. Kể từ đầu thế kỷ XXI, ―Chủ nghĩa đơn phương‖ của G W. Bush cùng
với tư tưởng thực dụng của chính quyền quân sự Musharraf đã tạo điều kiện cho
một giai đoạn tăng cường chưa từng có từ trước đến giờ trong quan hệ giữa hai
nước.
Như vậy, rất nhiều yếu tố đã tác động và tạo nên những chuyển đồi mạnh mẽ
của mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan từ sau chiến tranh Lạnh, đặc biệt là giai đoạn
1991 – 2008. Những câu hỏi nổi lên khi xem xét mối quan hệ này đó là: Những yếu
tố nào quyết định đến sự liên kết đầy thăng trầm của hai quốc gia khác nhau về trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, cách xa về địa lý, văn hóa cũng như những giá trị,
niềm tin? Rõ ràng Pakistan đã trở thành đồng minh quan trọng nhất của Washington
trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đầu thế kỷ XXI, tuy nhiên cũng là đối tượng bị
trừng phạt suốt những năm 1990. Điều gì chi phối bản chất mối quan hệ này, rõ
ràng đây là hai quốc gia không trùng hợp về ―hệ giá trị‖, vậy phải chăng yếu tố địa
chiến lược mới cần được tính đến. Những chuyển biến của tình hình quốc tế hậu

Chiến tranh Lạnh như sự lên ngôi bá quyền của Mỹ, sự mở rộng của trào lưu Hồi
giáo cực đoan, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, xu hướng hội nhập, sự xuất hiện
của các cường quốc mới nổi... tác động thế nào đến mối quan hệ Mỹ - Pakistan, hay
vị trí của Pakistan trong các chiến lược của Mỹ từ trước đến nay như thế nào cũng
sẽ là những câu hỏi rất đáng quan tâm. Mặt khác, với Pakistan, việc lựa chọn các
chính sách phù hợp trong quan hệ với Mỹ cũng như các cường quốc khác như Ấn
Độ, Trung Quốc và Nga cũng là một thách thức lớn và việc xem xét các lựa chọn
cũng như kết quả chính sách của Pakistan rất có ý nghĩa. Trong bối cảnh mới, các

6


quốc gia sẽ định vị lại và xử lý các mối quan hệ này như thế nào? Những yếu tố nào
sẽ tác động đến xu thế của các mối quan hệ này?
Nghiên cứu về ―Quan hệ Mỹ - Pakistan giai đoạn 1991 - 2008‖ thông qua việc
đưa ra một cái nhìn cụ thể và tồn diện về sự vận động của các mối quan hệ giữa
Mỹ và Pakistan sẽ giúp trả lời cho nhiều câu hỏi trên. Trên cơ sở đó, cho phép rút ra
được những đặc điểm và bản chất của mối quan hệ. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam
đang tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngồi để
phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đường lối đối
ngoại đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ quốc
tế với các nước, đặc biệt là những nước lớn như Mỹ. Quan hệ Mỹ - Pakistan là
trường hợp nghiên cứu điển hình về quan hệ giữa hai nước lớn và vừa, đồng thời
cũng là điển hình cho quan hệ đồng minh của Mỹ. Nước này là đồng minh thân cận
với Mỹ nhưng cũng có rất nhiều bất đồng và mâu thuẫn trong mối quan hệ với Mỹ.
Đặc biệt, Pakistan cùng một lúc phải xử lý, cân bằng các mối quan hệ với cả các
cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ. Vì vậy, nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Pakistan
có thể sẽ giúp Việt Nam rút ra được những hàm ý nhất định trong việc hoạch định
các chiến lược quan hệ quốc tế, đặc biệt là xây dựng quan hệ với các nước lớn, với

Mỹ và Pakistan. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh những nghiên cứu về
quan hệ Mỹ - Pakistan là một mảng trống ít được quan tâm đến tại Việt Nam từ
trước đến nay. Xuất phát từ những lý do đó, tơi đã chọn đề tài ―Quan hệ Mỹ Pakistan giai đoạn 1991 - 2008” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của
mình.
2. Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích làm rõ sự vận động của mối quan
hệ giữa Mỹ và Pakistan từ năm 1991 đến 2008, qua đó đưa ra những đánh giá về
mối quan hệ, một số tác động và triển vọng của nó.
Với mục đích này, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Phân
tích làm rõ những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Pakistan giai đoạn 1991 -

7


2008; 2) Phân tích làm rõ các mối quan hệ chính trị-an ninh, kinh tế và trên một số
lĩnh vực khác của Mỹ và Pakistan trong giai đoạn 1991 - 2008; 3) Đánh giá lại mối
quan hệ, khái quát về mối quan hệ sau năm 2008, đánh giá triển vọng và rút ra một
số hàm ý cho Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ song
phương giữa Mỹ và Pakistan, cụ thể là những quan điểm, chính sách và hành động
của hai nước trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và một số lĩnh vực khác.
Các phân tích khác về bối cảnh quốc tế, khu vực, các yếu tố chi phối đến chính sách
của hai nước đối với quan hệ song phương, triển vọng của mối quan hệ là để bổ
sung làm rõ cho nội dung chính này.
Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận án giới hạn phạm vi thời gian từ năm
1991 đến 2008. Đối với nước Mỹ và nền ngoại giao Mỹ, đây là một giai đoạn mà
sức mạnh chủ nghĩa đơn phương được phát huy cao độ và tác động hết sức rõ ràng
đến quan hệ quốc tế của quốc gia này. Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991 đánh
dấu sự thay đổi to lớn của cục diện thế giới và sự vươn lên vị trí siêu cường hàng

đầu thế giới của Mỹ, những chính sách sau đó đưa nước Mỹ tiến dần đến chủ nghĩa
đơn phương với đỉnh cao là học thuyết Bush (2002) và kế tiếp là thời kỳ suy giảm
với đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế (năm 2008) đã làm hạn chế khả năng triển
khai chính sách đối ngoại, đảm bảo các cam kết quốc tế, dẫn đến sự suy giảm sức
mạnh ―đơn cực‖ vào cuối nhiệm kỳ hai của tổng thống Bush. Nghiên cứu tạm dừng
lại ở năm 2008 vì đây là thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Mỹ nổ ra
và đã để lại những hệ quả vô cùng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội, làm thay
đổi hàng loạt các định hướng đối ngoại của nước này. Đây cũng là năm có sự
chuyển đổi chính quyền ở Mỹ từ Đảng Cộng hòa sang Đảng Dân chủ lãnh đạo. Các
thực tế này đã khiến các quan hệ quốc tế của Mỹ trong đó có quan hệ với Pakistan
có những biến chuyển lớn so với thời kỳ trước đó. Đối với Pakistan, kết thúc Chiến
tranh Lạnh đánh dấu thời kỳ mà khu vực Nam Á có những thay đổi chiến lược quan
trọng, Liên Xô rút quân khỏi Afganistan, sự gia tăng sức mạnh của Ấn Độ cũng như

8


quan hệ Mỹ - Ấn được đẩy mạnh đòi hỏi Pakistan phải có những điều chỉnh phù
hợp. Vì vậy, đây là thời điểm có sự chuyển đổi và biến động trong chính sách đối
ngoại của Pakistan. Các cuộc đấu tranh quyền lực của các phe phái trong nước
Pakistan càng góp phần làm thay đổi cục diện trong nước và tác động nhiều đến
quan hệ Pakistan - Mỹ. Đặc biệt, từ đầu thế kỷ XXI là thời điểm mà cuộc chiến
tranh chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Mỹ tạo nên một bầu khơng khí xung
đột và bạo lực trong khu vực, bên cạnh đó là sự tăng cường và cạnh tranh ảnh
hưởng của các cường quốc mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ tại đây. Tất
cả những điều này đã tạo nên một giai đoạn đầy biến động và rất đáng để nghiên
cứu và xem xét. Nội dung chính của nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ 19912008, tuy nhiên, những sự kiện xảy ra trước và sau đó trong quan hệ hai nước cũng
có thể được xem xét để làm rõ hơn vấn đề.
Về không gian: Không gian nghiên cứu là trong phạm vi Mỹ và Pakistan, khu
vực Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc cũng được đề cập đến vì có sự liên quan lớn đến

chủ đề nghiên cứu.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ Mỹ - Pakistan trên các lĩnh vực chính
trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và một số lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế sẽ được tập trung phân tích kỹ hơn
vì đây là những khía cạnh được cả hai nước quan tâm và có nhiều sự hợp tác nhất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận và nguồn tƣ liệu của luận án
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án
là các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như diễn dịch, quy nạp, loại suy
trên cơ sở những nguồn tài liệu gốc và thứ cấp. Đặc biệt, nghiên cứu sẽ tập trung
vào sử dụng phương pháp lịch sử - lơgích, nghĩa là xem xét sự phát triển mối quan
hệ giữa Mỹ và Pakistan trong một diễn tiến theo trình tự thời gian và khơng gian để
tìm ra những yếu tố cơ bản, phổ biến cho thấy bản chất, tính tất yếu và quy luật vận
động và phát triển của mối quan hệ này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ nhìn nhận
quan hệ Mỹ - Pakistan từ góc độ một đối tượng nghiên cứu trong quan hệ quốc tế,
sử dụng các phương pháp đặc thù của nghiên cứu quan hệ quốc tế trong phân tích.

9


Các phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp đa ngành, liên ngành cũng được
áp dụng trong quá trình thực hiện luận án.
Cách tiếp cận: Luận án nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế, vì vậy cách tiếp
cận của luận án khơng chỉ đứng từ góc độ nghiên cứu lịch sử mà cịn cả góc độ
nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong đó chú ý nhiều đến hai trường phái lý thuyết
quan trọng là Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự do. Đặc biệt, những quan điểm
của Chủ nghĩa Hiện thực về sự phân cực trong hệ thống quốc tế, về vai trò của các
quốc gia chủ quyền và sự tranh giành quyền lực, xu thế cạnh tranh và đối đầu của
các quốc gia này, về ưu tiên sử dụng các biện pháp an ninh quân sự trong quan hệ
quốc tế và cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước... đã giúp lý giải được khá nhiều
những chuyển biến của quan hệ Mỹ - Pakistan cũng như quan hệ quốc tế và khu vực

trong giai đoạn này. Quan điểm của Chủ nghĩa tự do giải thích cho các xu hướng
hợp tác gia tăng thể hiện qua các trào lưu tồn cầu hóa, khu vực hóa đầu thế kỷ
XXI, vai trò của quyền lực kinh tế và việc sử dụng các quyền lực phi chính trị - an
ninh trong quan hệ quốc tế,... Ngoài hai trường phái lý thuyết này, luận án cũng
tham khảo các lý thuyết quan hệ quốc tế khác, đặc biệt là Chủ nghĩa kiến tạo với
việc coi trọng vấn đề bản sắc quốc gia (bao gồm các yếu tố hoàn cảnh lịch sử, xã
hội, văn hóa cụ thể và lợi ích của quốc gia đó), xem đó là điều kiện quy định sự hợp
tác của các quốc gia. Các quốc gia mà có bản sắc tương đồng càng nhiều thì khả
năng hợp tác càng cao và duy trì hợp tác cũng lâu bền hơn nếu có cùng lợi ích
chung.
Nguồn tư liệu: Một nguồn quan trọng của đề tài là các nguồn tư liệu gốc liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án bao gồm:
Nguồn tài liệu gốc đầu tiên là các Bộ luật, Dự luật, Tu chính án (law, bill,
amendment), Nghị quyết (resolution), Ký lục Nghị viện (congressional record),
Hiệp ước (treaty documents), Báo cáo (Committee reports)... của Mỹ liên quan đến
Pakistan, được công bố bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Đây là nguồn tư liệu phong
phú, xác thực có giá trị cung cấp các thông tin sự kiện rất quan trọng đối với luận
án.

10


Tiếp theo là các Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ (NSS) bao gồm:
NSS 1990, NSS 1991, NSS 1993 của George H. W. Bush; Chiến lược An ninh
Quốc gia về Cam kết và Mở rộng năm 1994, 1995, 1996 của Bill Clinton; Chiến
lược An ninh Quốc gia cho Thế kỷ mới 1997, 1998, 2000 của Bill Clinton; Chiến
lược An ninh Quốc gia cho Thời đại toàn cầu 2001 của Bill Clinton; NSS 2002 và
NSS 2006 của George W. Bush. Đây là những tài liệu được Chính phủ Mỹ chuẩn bị
định kỳ để báo cáo trước Quốc hội nêu lên những quan ngại an ninh chủ yếu của
Mỹ và cách thức chính quyền sẽ giải quyết những vấn đề này.

Ngồi ra, cịn có các văn bản được tiếp cận từ Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa
Kỳ (NSC), Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, các diễn văn, tuyên bố của Tổng thống
Mỹ và các nhân vật quan trọng trong nội các Hoa Kỳ liên quan đến quan hệ Mỹ Pakistan sẽ được trích dẫn cụ thể trong nội dung nghiên cứu của luận án.
Nguồn tư liệu gốc nữa là những văn bản được tiếp cận từ Pakistan, trước hết là
Hiến pháp của nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan (được ban hành năm 1973) và đã
sửa đổi 21 lần (tính đến năm 2015); Định hướng Chính sách đối ngoại, các mục tiêu
đối ngoại của Pakistan được Bộ Ngoại giao nước này công bố; Các thông điệp,
tuyên bố của các nhân vật lãnh đạo quan trọng của Pakistan.
Cuối cùng là các tuyên bố chung, văn bản hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế,
văn hóa, khoa học – kỹ thuật tiêu biểu được hai nước ban hành trong giai đoạn từ
1991 -2008.
Bên cạnh nguồn tư liệu gốc, luận án cũng tiếp cận một khối lượng lớn các các tư
liệu mang tính học thuật, ngoại giao, báo chí. Những nguồn tư liệu này được khai
thác từ quan điểm của cả hai phía là Mỹ và Pakistan, bao gồm các tài liệu chính
thống của Mỹ và Pakistan từ chính phủ, quốc hội, các tổ chức, cơ quan nghiên cứu
và tư vấn chính sách như các văn kiện ngoại giao, quan điểm, tuyên bố, phát biểu,
gặp gỡ của các nhân vật quan trọng. Đồng thời, một mảng tài liệu quan trọng của đề
tài là các nghiên cứu mang tính học thuật của các cơ quan khoa học, các tổ chức
quốc tế và các cá nhân độc lập có uy tín liên quan đến chủ đề của đề tài.

11


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án được hoàn thành sẽ là cơng trình nghiên cứu một
cách có hệ thống và toàn diện ở Việt Nam về mối quan hệ Mỹ - Pakistan giai đoạn
sau Chiến tranh Lạnh (1991-2008), một trong những chủ đề nghiên cứu mà các học
giả Việt Nam chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu và quan tâm đúng mức. Những
kết quả nghiên cứu khơng chỉ đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử thế giới nói
chung, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế ở Nam Á nói riêng, mà cịn góp phần đưa

ra những luận giải về một số vấn đề lịch sử quan hệ quốc tế trong khu vực này.
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử quan hệ Mỹ - Pakistan hiện đại và những vấn đề
liên quan trong quan hệ song phương từ sau Chiến tranh Lạnh.
Luận án cũng đã hệ thống hóa một khối tư liệu tương đối phong phú và đa dạng,
giúp phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Mỹ và Pakistan.
Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, quan hệ Mỹ - Pakistan ảnh hưởng nhiều đến quan
hệ quốc tế ở Nam Á, Đông Á và rộng hơn là Châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ
này cũng ảnh hưởng nhiều đến quan hệ giữa các nước lớn có liên quan đến khu vực
này và Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu chủ đề này sẽ giúp hiểu thêm về môi trường
quốc tế và khu vực của Việt Nam. Thứ hai, quan hệ Mỹ - Pakistan là quan hệ giữa
một nước lớn và một nước vừa, hơn nữa Pakistan lại có quan hệ đồng thời với nhiều
nước lớn là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Chính vì vậy, luận án có thể có giá trị tham
khảo về cơ sở và kinh nghiệm cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
án bao gồm 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng quan lại các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến
các nội dung nghiên cứu của luận án

12


Chương 2: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Pakistan giai đoạn
1991 -2008
Phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ giữa Mỹ và Pakistan trong giai
đoạn 1991 -2008, cụ thể là các nhân tố quốc tế, các nhân tố khu vực, nhân tố lịch sử
và các nhân tố bên trong của hai quốc gia
Chương 3: Quan hệ song phương Mỹ - Pakistan từ năm 1991 đến năm

2008
Phân tích sự vận động của các quan hệ song phương trên bình diện chính trị an ninh, kinh tế và khoa học, kỹ thuật và giáo dục.
Chương 4: Đánh giá quan hệ Mỹ-Pakistan giai đoạn 1991- 2008, triển
vọng và hàm ý cho Việt Nam
Đánh giá lại quan hệ giữa Mỹ và Pakistan trong giai đoạn 1991 -2008 thông
quan việc khái quát các đặc điểm của quan hệ song phương, khái quát sự vận động
của mối quan hệ sau 2008 và nêu lên những nhận định về xu hướng, triển vọng của
quan hệ giữa hai nước. Nêu lên một số hàm ý cho Việt Nam từ nghiên cứu quan hệ
Mỹ - Pakistan giai đoạn này.

13


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Mỹ có rất nhiều, tuy nhiên,
nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Pakistan còn rất khiêm tốn về số lượng. Các nghiên
cứu trong nước có thể phân chia như sau:
1.1.1. Các cơng trình bàn về các xu hướng chính của trật tự thế giới mới từ
sau Chiến tranh Lạnh, bối cảnh chi phối các chính sách đối ngoại của Mỹ và
Pakistan:
“Mỹ: xu hƣớng chiến lƣợc kinh tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”
(1998) của Đỗ Lộc Diệp [2] là cơng trình nghiên cứu về xu hướng thay đổi chiến
lược kinh tế xã hội của Mỹ dưới chính quyền B.Clinton và có sự đối chiếu so sánh
với chính quyền tiền nhiệm của G H.W.Bush. Tác giả đã nêu lên những nhân tố chi
phối quan trọng nhất đến sự điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ sau
Chiến tranh Lạnh: đó là 1) tư tưởng chi phối của giới lãnh đạo Mỹ về việc nước Mỹ
phải vươn lên vị trí hàng đầu thế giới; 2) cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà

Mỹ có tiềm năng dẫn đầu; 3) sự chuẩn bị kỹ càng và những ưu thế của Mỹ trong
q trình tồn cầu hóa kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ; 4) xu hướng đa trung
tâm đã hình thành tuy nhiên Mỹ vẫn tạm bỏ xa các trung tâm khác; 5) hịa bình, hợp
tác và phát triển đã trở thành xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế; 6) những thách
thức bắt nguồn từ sự phát triển nội bộ của Mỹ đã khiến nhiều người nhận định rằng
Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng toàn diện, tuy nhiên, cho đến những năm
đầu của thập kỷ 1990, những vấn đề này về cơ bản đã được giải tỏa. Đây cũng được
xem là những nhân tố chung thúc đẩy sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ tại khắp nơi
thế giới, trong đó có quan hệ với Pakistan. Ngồi ra, với việc phân tích những xu
hướng điều chỉnh chiến lược cụ thể của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại,
cơng trình này đã giúp hình dung rõ hơn về Pakistan trong bối cảnh chung những
định hướng chính sách của Mỹ.

14


“Chủ nghĩa tƣ bản hiện đại Mỹ đầu thế kỷ XXI‖ (2003) của Nguyễn Thị Quy
[12] là cơng trình sưu tập và tổng thuật những nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả
trên toàn thế giới về sự phát triển và vai trò của Mỹ, với tư cách là nền tư bản có
trình độ phát triển bậc nhất, trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. Các nghiên cứu đi từ
sự phát triển nền kinh tế mới ở Mỹ, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế này,
những chính sách ưu tiên khoa học kỹ thuật cho đến những mâu thuẫn, hạn chế của
chủ nghĩa tư bản Mỹ. Những ưu thế của Mỹ đã được nhận định là: 1) Sức mạnh chi
phối nền kinh tế thế giới nhờ việc đưa nền kinh tế phát triển lên một trình độ mới về
chất (còn được gọi là ―nền kinh tế mới‖ hay nền kinh tế hậu công nghiệp). Sức
mạnh của nền kinh tế mới của Mỹ không chỉ được xem xét ở những tiêu chí như
GDP, tốc độ tăng trưởng mà nó là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố như sức mạnh
quân sự, khoa học kỹ thuật... Đặc biệt, ―nền kinh tế mới‖ gắn bó chặt chẽ với yếu tố
công nghệ thông tin, lĩnh vực mà Mỹ đang dẫn đầu, và nhờ vậy, Mỹ sẽ giữ vững vị
trí nền kinh tế hàng đầu của mình trong một tương lai tương đối dài; 2) Sức mạnh

quân sự có được là nhờ sự đầu tư rộng rãi vào ngành công nghiệp quân sự trong
hàng chục năm trước Chiến tranh Lạnh và cuộc cách mạng trong công nghệ quân
sự, đặc biệt là việc đi đầu trong sử dụng vệ tinh theo dõi, các phương tiện chiến đấu
thế hệ mới và răn đe phủ đầu; 3) Sự thống trị của Mỹ trong khoa học thế giới, được
củng cố bởi những ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật của chính quyền Mỹ; 4)
Những đặc điểm văn hóa, văn minh của Mỹ được thế giới đón nhận thơng qua
Holywood, các trường đại học của Mỹ, lối sống Mỹ...
Những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng đã được nhận định là:
1) Xu hướng giảm sút sự ủng hộ của quần chúng Mỹ đối với việc Mỹ can thiệp vào
các vấn đề quốc tế sau Chiến tranh Lạnh; 2) Những phản đối mà Mỹ vấp phải từ
bên ngoài, khi mà Mỹ theo đuổi một trật tự đơn cực, các quốc gia khác sẽ cảm thấy
bị de dọa và nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng hơn.
Nhìn chung, cơng trình này đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ về điểm mạnh và
điểm yếu của Mỹ trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, thông qua đó giúp thấy được
những tác nhân nội tại định hướng chiến lược đối ngoại của Mỹ.

15


“Nƣớc Mỹ: Vấn đề, sự kiện, tác động” (2004) của Vũ Đăng Hinh [5] đề cập
đến bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Về
cơ bản, tác giả đã làm rõ sự thay đổi về mặt chiến lược và chính sách đối ngoại của
chính quyền G W.Bush sau ngày 11/9/2001, đó là sự từ bỏ học thuyết ―ngăn chặn‖
và ―vượt trên ngăn chặn‖ để áp dụng phương thức an ninh mới ―chiến tranh phòng
ngừa‖ và ―đánh đòn phủ đầu‖. Những cách thức mà Mỹ triển khai và thực hiện
chiến lược mới này được thể hiện rất rõ qua cuộc chiến chống khủng bố và nhiều
vấn đề tồn cầu khác, nó cho thấy cách tiếp cận ngày càng đơn phương và cứng rắn
của Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Tác giả cũng cho rằng việc Mỹ sở hữu một sức
mạnh tổng hợp chưa từng có và những xu hướng khách quan như tồn cầu hóa, khu
vực hóa và hịa hỗn, thỏa hiệp đã tạo điều kiện để Mỹ thực hiện chiến lược an ninh

mới này. Những yếu tố khác, ví dụ như thắng lợi của Đảng Cộng hòa trong cuộc
bầu cử năm 2002, sự ủng hộ của dư luận trong nước Mỹ cũng tạo điều kiện cho
Tổng thống Bush đặt vấn đề an ninh quân sự lên hàng đầu. Đặc biệt, với chiến lược
an ninh mới này, Mỹ đã ưu tiên cho mục tiêu tăng cường và tìm kiếm đồng minh,
cải thiện quan hệ với nhiều quốc gia trong đó có Pakistan. Nhìn chung, cơng trình
này mới chỉ dừng lại ở việc xem xét bối cảnh nước Mỹ trong năm đầu thế kỷ XXI,
đặc biệt là sự chuyển biến của những ưu tiên và phương thức đối ngoại và an ninh
của Washington sau ngày 11/9. Những điều chỉnh cụ thể hơn có tác động đến quan
hệ Mỹ - Pakistan khơng được đề cập đến.
“Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại 1945-2000” (2008) của Trần Nam Tiến [16]
là cơng trình khái quát bức tranh lịch sử quan hệ quốc tế từ sự hình thành trật tự thế
giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1947), Chiến tranh Lạnh và sự đối
đầu hai cực Xô-Mỹ và hai khối Đông-Tây, đến khi trật tự thế giới hai cực Yalta sụp
đổ (1985 - 1991) và sự hình thành trật tự thế giới mới (1991-2000) với những quan
hệ quốc tế mới. Sự liên tục của lịch sử quan hệ quốc tế được tác giả đưa ra giúp
hình dung một cách rõ ràng về bối cảnh của thế giới sau Chiến tranh Lạnh, những
biến đổi so với giai đoạn trước, xu hướng quốc tế và đặc biệt là vai trò của nước Mỹ
trong trật tự thế giới mới đó.

16


1.1.2. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ giữa Mỹ và Pakistan
sau Chiến tranh Lạnh
Các cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Pakistan nói chung
cịn khá hiếm. Chủ yếu mối quan hệ này được lồng ghép qua những nghiên cứu liên
quan đến chính sách chống khủng bố của Mỹ và quan hệ quốc tế của nước này sau
ngày 11/9. Có thể kể đến một nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến chủ đề này là
“Quan hệ đối tác chiến lƣợc trong quan hệ quốc tế: từ lý thuyết đến thực tiễn”
(2006) của Nguyễn Vũ Tùng và Hoàng Anh Tuấn [19]. Ở góc độ nghiên cứu tính

chất ―đối tác chiến lược‖ của quan hệ Mỹ và Pakistan, các tác giả đã có đề cập đến
lịch sử phát triển, các lĩnh vực hợp tác chiến lược cụ thể, thành công và những hạn
chế của mối liên minh chiến lược này. Lịch sử phát triển của quan hệ ―đối tác chiến
lược‖ Mỹ - Pakistan đã được phản ánh tương đối rõ ràng và đầy đủ kể từ khi hai
nước bắt đầu thiết lập liên minh năm 1954 (cùng ký hiệp ước thành lập SEATO)
cho đến suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh, và đặc biệt được củng cố trở lại sau ngày
11/9. Những yếu tố chiến lược kết nối sự hợp tác giữa hai nước sau ngày 11/9 được
cho là: cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afganistan, hợp tác chống Al Qaeda
và Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và vấn đề Kashmir. Mặc dù vậy, vì tiếp cận của
nghiên cứu là xem xét mối quan hệ Mỹ - Pakistan như một trường hợp của quan hệ
―đối tác chiến lược‖, nên bức tranh quan hệ Mỹ - Pakistan chưa được phản ánh một
cách toàn diện, mà chỉ cho thấy một phần mối quan hệ từ góc độ chính trị chiến
lược.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Những nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án khá
phong phú, bao gồm những chủ đề chính sau:
1.2.1. Những cơng trình đề cập đến bối cảnh thế giới và nước Mỹ sau Chiến
tranh Lạnh
“U.S. Foreign Policy after the Cold War” (1997) của Randall B.Ripley và
James M.Lindsay [134] là nghiên cứu về tình hình quốc tế và nước Mỹ sau khi
Chiến tranh Lạnh kết thúc, những điều chỉnh chính sách và sự thay đổi trong các cơ

17


quan đầu não của Mỹ như Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc
phịng, Cơ quan tình báo Trung ương... Mục đích của nghiên cứu là trả lời các câu
hỏi: sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đại bộ phận những chính sách đối ngoại của
Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng tan biến, vậy điều gì đã xảy ra với
chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn mới này, nội dung của chính sách mới

và những cơ cấu, tiến trình của các bộ máy xây dựng chính sách có sự thay đổi như
thế nào và mang lại những tác động gì, vai trò lãnh đạo của hai tổng thống Bush cha
và Clinton có tác động gì đến sự thay đổi này? Thơng qua nghiên cứu, Randall
B.Ripley và James M.Lindsay đã chỉ ra rằng kết thúc Chiến tranh Lạnh, dù ―các vấn
đề giảm đi‖, môi trường thay đổi và trở nên bất định, sự thay đổi nhanh về cơ cấu
và thực chất của chính sách đối ngoại Mỹ đã khơng diễn ra như dự kiến. Gần như
phần lớn thập kỷ 1990, ―các thể chế chính sách đối ngoại của Mỹ ở mức độ lớn vẫn
phản chiếu những đòi hỏi của Chiến tranh Lạnh... Các ngân sách và bộ máy viên
chức ngoại giao vẫn phản ánh thực tiễn của một thế giới đã trôi qua‖. Nguyên nhân
của tình hình này được cho là do sự thiếu lãnh đạo chính trị hoặc sự quan tâm của
Tổng thống, bộ máy viên chức về chính sách đối ngoại, Quốc hội và công chúng.
Các tác giả cho rằng bản thân nước Mỹ cũng rối mù và thiếu chắc chắn trong việc
xác định vị thế của mình trên thế giới, và nếu khơng có một thách thức hoặc một đe
dọa nào từ bên ngồi thì hệ thống chính trị Mỹ khó có thể tạo ra một cách nhìn tồn
diện về chính sách đối ngoại. Tóm lại, gần một thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc, và có lẽ là đến ngày 11/9/2001, là thời kỳ mà chính sách đối ngoại Mỹ vẫn
mang đậm dấu ấn của giai đoạn trước đó và thiếu một sự thích ứng và thay đổi rõ
ràng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bối cảnh của những quan
hệ mà nước Mỹ tiến hành trong giai đoạn này.
Trong “American Foreign Policy: the dynamics of choice in the 21th
century” (2000) [81], khi bàn về động cơ của sự lựa chọn chính sách đối ngoại
trong thế kỷ XXI của Mỹ, Bruce W.Jentleson cũng đã đề cập đến những cơ sở lý
luận và lịch sử nhằm xây dựng khuôn khổ cho động cơ của sự lựa chọn này và việc
áp dụng khuôn khổ này vào chương trình nghị sự đối ngoại thời kỳ sau Chiến tranh
Lạnh cùng những lựa chọn của nước Mỹ bên thềm thế kỷ XXI. Những nội dung mà

18


tác giả đề cập đến ít nhiều liên quan đến chủ đề luận án là bối cảnh chiến lược sau

Chiến tranh Lạnh xuất phát điểm của những lựa chọn chính sách đối ngoại Mỹ. Đó
là thời kỳ mà nước Mỹ vẫn ln đề cao việc phát huy vai trị quan trọng của mình
trên thế giới dù kẻ thù chính của Mỹ là Liên Xô đã sụp đổ. Nguyên nhân của thực tế
này là do: Mỹ vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh quốc gia tiềm tàng
thời kỳ hậu Xô viết như sự nổi lên của một đối thủ tương lai hay nguy cơ chiến
tranh tại những khu vực mà nước Mỹ có lợi ích sống cịn và những cam kết lâu dài
với đồng minh; sự quốc tế hóa của nền kinh tế Mỹ; sự quốc tế hóa của những vấn đề
thuộc về ―đối nội‖ như môi trường, ma túy...; trách nhiệm của nước Mỹ trong việc
đảm bảo những giá trị cơ bản dù là ở bên ngoài biên giới. Cũng trong bối cảnh này,
lợi ích quốc gia - mục đích chính của mọi chính sách đối ngoại Mỹ từ trước đến nay
- đã được tác giả xác định thơng qua 4 chữ P: quyền lực (power), hịa bình (peace),
thịnh vượng (prosperity) và ngun tắc (principales). Ví dụ, để đạt được chữ P đầu
tiên là quyền lực, Mỹ phải thực thi những chính sách mang tính cưỡng chế, cơ bản
nhất là duy trì lực lượng phịng vệ mạnh và khả năng răn đe đáng tin cậy. Các liên
minh được ưu tiên xây dựng nhằm chống lại kẻ thù chung đóng vai trị chủ chốt
trong cả chiến lược phịng vệ và răn đe. Với mục tiêu ―hịa bình‖, chính sách đối
ngoại Mỹ có xu hướng lựa chọn 2 loại chính sách, thứ nhất là tạo ra những thể chế
quốc tế làm cơ sở cho sự ―hợp tác bền vững‖, và thứ hai là nhấn mạnh ―vai trò trung
gian‖ mà Mỹ nắm giữ trong các cuộc chiến tranh và xung đột mà Mỹ khơng trực
tiếp liên quan. Chính sách đối ngoại thúc đẩy bởi mục tiêu ―thịnh vượng‖ là xu
hướng đặt lợi ích kinh tế lên trên tất cả các mối quan tâm khác. Mục tiêu thứ tư
―nguyên tắc‖ thì liên quan đến các giá trị, lý tưởng và niềm tin mà người Mỹ tuyên
bố ủng hộ trên thế giới. Mục tiêu này trong chính sách đối ngoại Mỹ xuất phát từ
quan điểm lý tưởng dân chủ và mục tiêu bảo vệ nền dân chủ đã tồn tại từ khi nước
Mỹ ra đời. Ở biểu hiện mạnh mẽ nhất, thuyết lý tưởng dân chủ còn cho rằng củng
cố dân chủ là củng cố hịa bình vì các nền dân chủ không gây chiến với nhau. Trong
những động cơ đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, có thể
thấy bốn P này được thể hiện rõ ràng, ở từng thời điểm mà chúng bổ sung hoặc triệt
tiêu lẫn nhau. Nhìn chung, cơng trình này bên cạnh việc khắc họa về bối cảnh quốc


19


tế và bối cảnh nước Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, đã tạo cơ sở quan trọng cho việc xem
xét, lý giải những yếu tố, động cơ tác động đến việc hoạch định các chính sách đối
ngoại của Mỹ trong giai đoạn này.
―US Foreign Policy After the Cold War: Global Hegemon Or Reluctant
Sheriff?” (2002) của Fraser Cameron [43] là cơng trình nghiên cứu khá tồn diện
về chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh qua các đời tổng
thống G H.W.Bush, Bill Clinton và G W.Bush. Bức tranh nước Mỹ trong hơn một
thập kỷ được khắc họa rõ nét trên nhiều góc độ như chuyển biến của nền chính trị
trong nước, truyền thơng, thương mại, và đặc biệt là chính sách đối ngoại, những ưu
tiên đối ngoại của nước Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh. Tác giả đã nhấn mạnh rằng
chưa bao giờ trong lịch sử, nước Mỹ sở hữu sức mạnh quân sự, kinh tế, ảnh hưởng
chính trị, năng lực cơng nghệ và mơ hình văn hóa lớn đến vậy. Trong vị thế mới đó,
chính sách đối ngoại của nước Mỹ đã được thể hiện theo cách thức khác trước và
phục vụ cho những tham vọng mới của một ―bá quyền‖. Những chính sách của
nước Mỹ với chủ nghĩa khủng bố sau ngày 11/9 cũng đã được đề cập đến. Đây có
thể được xem là cơng trình cung cấp nguồn tư liệu quan trọng về thế giới sau Chiến
tranh Lạnh thông qua việc tiếp cận nước Mỹ, bá quyền của trật tự thế giới mới này,
ở tất cả các khía cạnh.
Thế giới hậu Mỹ (2009) của Fareed Zakaria [21] là tác phẩm khắc họa rất rõ
bối cảnh thế giới của thời kỳ mà ông cho rằng đã chuyển từ ―chống Mỹ‖ sang ―hậu
Mỹ‖, trong đó những quyền lực mới nổi phương Đông đang tăng trưởng mạnh mẽ
khắp toàn cầu. Ấn Độ và Trung Quốc đã trở nên quả quyết hơn và phủ bóng to lớn
trên khu vực và toàn thế giới. Tác giả cũng đã dành khá nhiều dung lượng để phân
tích nguyên nhân đưa tới sự xuất hiện của hai quốc gia này trên trường quốc tế,
đồng thời cũng nêu những điều làm cho quá trình nổi lên của mỗi nước có đặc thù
riêng. Trong trật tự thế giới hậu Mỹ, tác giả khẳng định không một quốc gia nào có
thể thế chỗ Mỹ mặc dù nước này khơng cịn nắm trong tay quyền lực lớn như năm

1945 hay sau năm 2000. Bàn về vị thế của nước Mỹ trong thời hiện tại và tương lai,
tác giả đã xem xét đến quyền lực, mục tiêu và những lựa chọn của nước Mỹ. Những
phân tích được đưa ra dưới góc nhìn của một nhà báo với cách tiếp cận vấn đề trực

20


diện dễ hiểu đã giúp hình dung về một trật tự thế giới trong giai đoạn được đánh giá
là ―lụi tàn‖ của quyền lực hàng đầu thế giới, những nguyên nhân dẫn đến trật tự thế
giới này. Quan điểm của tác giả còn nhiều vấn đề bàn cãi, đặc biệt là nhận định
khơng một quốc gia nào có thể thế chỗ Mỹ trong tương lai, tuy nhiên, các quan
điểm và luận giải của ơng đã góp phần mơ tả một trật tự thế giới đang chuyển đổi
phức tạp. Có những nhận định đã được thừa nhận một cách rộng rãi hiện nay rằng
trật tự thế giới mới này sẽ không cịn tính đơn phương và được chi phối bởi nhiều
nơi và nhiều người hơn. Có thể nói đây là một nguồn tham khảo quan trọng, góp
phần làm sáng tỏ bối cảnh nhiều biến đổi của mối quan hệ Mỹ - Pakistan từ 1991 2008.
Một mảng tài liệu quan trọng đã được tham khảo liên quan đến chủ đề này là các
hồi ký của các nhân vật quan trọng trong chính quyền Mỹ. Trước hết là “A World
Transformed” (1998) [41], câu chuyện về những hồi ức được viết chung giữa
Tổng thống George H.W.Bush và Cố vấn an ninh quốc gia của ông Brent Scowcroft
về các vấn đề chính sách đối ngoại và sự kiện quốc tế giai đoạn 1989-1991. Với sự
đảm bảo về các nguồn tư liệu chính thức được tiếp cận và sự bổ sung từ các ghi
chép cá nhân của hai tác giả, cuốn sách này là nguồn tham khảo quan trọng về hoạt
động đối ngoại của nước Mỹ trong một giai đoạn đầy biến động. Tác phẩm này
nhắc nhiều đến Afghanistan tuy nhiên không đề cập đến Pakistan. Sự thiếu quan
tâm này cũng được thể hiện trong cuốn hồi ký đồ sộ ―My Life” (2004) của Tổng
thống Bill Clinton [49]. Trong đó, Pakistan chỉ được nêu trong vài đoạn ngắn liên
quan cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ và Pakistan trong năm 1999 và một vài chi
tiết lên án các tham vọng hạt nhân của Pakistan. Trong các hồi ký cá nhân của hai
Ngoại trưởng dưới thời Clinton Warren Christopher với ―Chances of a Lifetime”

(2001)[47] và Madeleine Albright với ―Madam Secretary” (2004) [22] cũng đã
nhắc đến Pakistan trong sự liên quan với các hỗ trợ hạt nhân từ Trung Quốc và mối
liên hệ Taliban – Pakistan. ―Second Chance: Three Presidents and the Crisis of
American Superpower” (2007) của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew
Brzezinski [38] xem xét vai trò lãnh đạo cá nhân của cả ba tổng thống George
H.W.Bush, Bill Clinton và George W.Bush đối với vai trị tồn cầu của nước Mỹ

21


giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh và những tác động đối với vị thế toàn cầu của nước
Mỹ sau ngày 9/11. Từ cách nhìn của một nhà ngoại giao kỳ cựu, cuốn sách thể hiện
quan điểm phê phán đối với cả ba chính quyền tổng thống này và nêu ra cách mà
nước Mỹ có thể lấy lại uy tín của mình. Dù là một tác phẩm gây nhiều tranh cãi, tuy
nhiên, nó cho thấy một cách tiếp cận và nhìn nhận xuyên suốt trong gần hai thập kỷ
về nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của các tổng thống.
1.2.2. Những công trình tập trung vào bối cảnh địa chính trị của khu vực
Nam Á, bối cảnh Pakistan và chính sách đối ngoại của Pakistan
“A History of Pakistan and Its Origins” (2004) của Christophe Jaffrelot [79]
đã khắc họa một bức tranh toàn diện, chi tiết và đầy đủ về đất nước Pakistan, từ con
đường đi tìm bản sắc dân tộc, đến chính sách đối ngoại của một quốc gia ly khai,
nền kinh tế, xã hội và sự đa dạng văn hóa. Tác giả đã động tới tất cả những vấn đề
tồn tại lâu dài trong lòng quốc gia này, các căn nguyên sâu xa của nó và từ đó giúp
lý giải nhiều vấn đề đương đại và cách hành xử của Pakistan trong trật tự thế giới
hiện nay. Với nửa thế kỷ xây dựng và phát triển được khắc họa cụ thể, cơng trình
này đã góp phần lột tả Pakistan ở những điểm hết sức tiêu biểu, giúp hiểu rõ những
động cơ của Pakistan trong việc tiến hành quan hệ với Mỹ: đó là bản sắc Hồi giáo
ln ln chi phối và chiếm ưu thế; sự căng thẳng về dân tộc, tôn giáo, ly khai;
những tham vọng đóng vai trị quan trọng hơn trong nền chính trị thế giới và khu
vực vấp phải sự cản trở và những xung đột với ―đối thủ truyền thống‖ Ấn Độ; nền

kinh tế phát triển yếu kém. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của cơng trình mới chỉ
dừng lại tại giai đoạn cuối thế kỷ XX.
Tiếp đến, trong “South Asia’s Nuclear Security Dilemma: India, Pakistan,
and China” (2005) [54] tác giả Lowell Dittmer đã tập trung phân tích bối cảnh khu
vực Nam Á và quan hệ giữa các quốc gia liên quan trong vấn đề hạt nhân. Bối cảnh
khu vực Nam Á đã được thể hiện rõ qua các sự kiện quan trọng như vụ thử hạt nhân
ở Ấn Độ và Pakistan năm 1998, tiếp theo là sự bùng nổ cuộc chiến Kashmir năm
1999 đã mở ra một diễn biến mới tồi tệ trong quan hệ giữa hai quốc gia quan trọng
nhất khu vực. Mặc dù sự căng thẳng đã được che khuất bởi sự kiện 11/9 và các cuộc

22


×