Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

(Luận án tiến sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

BÙI LAN HƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA KARL RAIMUND POPPER

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

BÙI LAN HƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA KARL RAIMUND POPPER
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số :

62 22 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS Nguyễn Vũ Hảo

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Các số liệu đƣợc nêu và sử dụng trong luận án là
trung thực, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Danh mục tài liệu dùng để tham
khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày…tháng…năm …
Tác giả luận án

Bùi Lan Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đƣợc sự giúp đỡ của Nhà trƣờng và các
Phòng, Ban, Khoa Triết học nay tơi đã hồn thành chƣơng trình học tập và Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Ban Thƣờng vụ Đảng ủy,
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Triết học Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi dƣợc học tập, thực hiện và hoàn thành Luận án Tiến sĩ triết học này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS Nguyễn Vũ Hảo, ngƣời Thầy – Nhà khoa học đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi nghiên cứu và học tập, hồn thành Luận án tiến sĩ này.
Tơi vơ cùng biết ơn sự động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ của gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
Luận án.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................ 8
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học của
Karl Raimund Popper......................................................................................................... 8
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về triết học khoa học của Karl Raimund Popper .. 12
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về triết học chính trị - xã hội của Karl
Raimund Popper ................................................................................................. 22
1.4. Khái qt kết quả các cơng trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu .......................................................................................................... 28
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT
HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER.............................................................. 31
2.1. Karl Raimund Popper: cuộc đời và tác phẩm.......................................................... 31
2.1.1. Cuộc đời .................................................................................... 31
2.1.2. Tác phẩm .................................................................................. 34
2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội phƣơng Tây thế kỷ XX cho sự ra đời tƣ tƣởng
triết học của Karl Popper.................................................................................................. 38
2.3. Những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl
Raimund Popper ............................................................................................................... 44
2.3.1. Thuyết tiến hóa của Darwin ....................................................... 44
2.3.2. Thuyết tương đối của Albert Einstein ......................................... 45
2.3.3. Nguyên lý bất định trong vật lý lượng tử .................................... 48
2.3.4. Định lý bất toàn ......................................................................... 50
2.4. Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper51
2.4.1. Chủ nghĩa lịch sử ...................................................................... 51
2.4.2. Tư tưởng về tự do của Hayek ..................................................... 57
2.4.3. Lý thuyết chân lý của Tarski ...................................................... 58
2.4.4. Chủ nghĩa thực chứng logic ....................................................... 60


1


Chƣơng 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC VỀ KHOA
HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER.............................................................. 65
3.1. Chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Popper ........................................................... 65
3.1.1. Lập trường nhận thức luận của Karl Popper .............................. 65
3.1.2. Nguyên tắc phủ chứng ............................................................... 69
3.1.3. Phương pháp thử và sai (method of trial and error) ................... 73
3.2. Tri thức luận tiến hóa của Karl Raimund Popper ................................................... 78
3.2.1. Logic của sự tăng trưởng tri thức khoa học ................................ 78
3.2.2. Lý thuyết ba thế giới của Karl Raimund Popper ......................... 85
3.2.3. Quan niệm của Karl Raimund Popper về chân lý trong khoa học.............. 89
3.3. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper ......... 91
3.3.1. Giá trị tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper ... 91
3.3.2. Hạn chế tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper . 94
Chƣơng 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
- XÃ HỘI CỦA KARL RAIMUND POPPER .................................................... 102
4.1. Quan niệm của Karl Raimund Popper về vấn đề xây dựng xã hội lý tƣởng...... 102
4.1.1. Mơ hình xã hội mở ....................................................................102
4.1.2. Kĩ thuật xã hội từng phần .........................................................112
4.2. Quan niệm của Karl Raimund Popper về dân chủ................................................ 116
4.2.1. Thể chế dân chủ .......................................................................116
4.2.2. Trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ .......................124
4.3. Một số đánh giá về triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper .......... 127
4.3.1. Giá trị tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper .... 127
4.3.2. Hạn chế tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper.... 133
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................... 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 146

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Karl Raimund Popper (1902- 1994) là một nhà triết học ngƣời Áo tiêu biểu,
ông đƣợc đánh giá là một trong những triết gia có ảnh hƣởng nhất thế kỷ XX, ơng
tổ đầu tiên của chủ nghĩa hậu thực chứng, ngƣời sáng lập chủ nghĩa duy lý phê
phán. Nội dung triết học của ông rất rộng lớn, trong đó triết học về khoa học và triết
học chính trị - xã hội là hai lĩnh vực mà ông dành nhiều tâm huyết hơn cả và đây
cũng chính là hai địa hạt tƣ tƣởng làm nên tên tuổi của K. Popper.
Với những đóng góp lớn trong lĩnh vực tƣ tƣởng, K. Popper đã vinh dự giành
nhiều giải thƣởng và danh hiệu danh giá. Ông đƣợc Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong
tƣớc hiệp sĩ vào năm 1965 và đƣợc bầu là Uỷ viên của Hội Hoàng gia vào năm 1976.
Năm 1992, ông đƣợc trao giải thƣởng Kyoto trong nghệ thuật và triết học bởi sự
“tƣợng trƣng cho tinh thần cởi mở của thế kỷ 20” và những “ảnh hƣởng rất lớn đến sự
hình thành của mơi trƣờng trí tuệ hiện đại” của mình. Triết học của K. Popper không
chỉ luận giải các vấn đề của thời đại đặt ra mà còn gợi mở nhiều nội dung mới cho các
nhà tƣ tƣởng sau ông tiếp tục nghiên cứu với những tên tuổi nổi tiếng nhƣ: Lakatos,
Thomas Kuhn, Bartley, Feyerabend…do vậy ý nghĩa của việc nghiên cứu về những nội
dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của K. Popper không đơn thuần dừng ở việc hiểu
thấu đáo về những giá trị và hạn chế trong học thuyết của vị triết gia này mà còn là cơ
sở để nắm bắt toàn bộ logic xuyên suốt tƣ tƣởng của các nhà hậu thực chứng.
Mặc dù rất nổi tiếng trên thế giới, song di sản triết học của K. Popper lại chƣa
đƣợc giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm thỏa đáng, một phần là do sự khan hiếm
về tài liệu tiếng Việt nhƣng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do K. Popper đƣợc
biết đến nhƣ một gƣơng mặt nổi trội với nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu phê

bình chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác dẫn đến tâm lý e ngại của nhiều nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng chính việc khơng né tránh mà đi sâu nghiên cứu
vấn đề một cách trực diện dựa trên tinh thần khách quan khoa học đối với những
đánh giá của K. Popper về chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác ở cả hai mặt tán đồng
và chƣa đồng thuận sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về tính hợp lý và

3


bất hợp lý trong những nhận định của ông về chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác,
cung cấp cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt hơn về những giá trị bất diệt của triết
học Mác, và qua đó triết học của K. Popper cũng đƣợc nhận diện đầy đủ hơn.
Hêghen từng khẳng định: “mỗi một hệ thống triết học đều là triết học của thời
đại mình. Nó là vịng khâu của tồn bộ chuỗi phát triển tinh thần; do vậy, nó chỉ có
thể đáp ứng những lợi ích phù hợp với thời đại của nó” [28, tr.48]; và “triết học
hiện đại là kết quả của tất cả các ngun tắc có từ trƣớc đó; nhƣ vậy, khơng một hệ
thống triết học nào bị bác bỏ, bị lật đổ. Khơng phải ngun tắc của triết học đó bị
bác bỏ; cái bị bác bỏ, bị lật đổ chỉ là giả thuyết, là giả định cho rằng, nguyên lý hay
nguyên tắc ấy là định nghĩa tuyệt đối, tối hậu” [28, tr.40]. Các luận điểm mang tính
chất chỉ dẫn phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu triết học trên đây của Hêghen là
cơ sở giúp chúng ta nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan tất cả các học
thuyết triết học, cả quá khứ lẫn đƣơng đại, trong đó có triết học của K. Popper.
Đặc biệt, Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa VII) ngày 28-03-1992 đã chỉ rõ:
“Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu nhƣ chỉ bó hẹp
trong các bộ mơn khoa học Mác – Lênin, chƣa coi trọng việc nghiên cứu các trào
lƣu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là cán bộ lý
luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của lồi ngƣời, do đó khả năng phát
triển bị hạn chế” [13, tr.20-21].
Tiếp theo Nghị quyết trên, Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa XI) ngày 9-102014 về cơng tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 đánh giá:
“nghiên cứu những trào lƣu tƣ tƣởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chƣa đƣợc

nhiều”; do vậy, Nghị quyết nêu phƣơng hƣớng chỉ đạo: “Đối với những trào lƣu tƣ
tƣởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan
điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ” [107]. Do vậy việc
nghiên cứu thấu đáo tƣ tƣởng triết học của K. Popper sẽ rất có giá trị trong việc
nghiên cứu các trào lƣu triết học thế giới sau C. Mác, góp phần nâng cao trình độ lý
luận cho cán bộ, đảng viên và sinh viên ở Việt Nam.

4


Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, khoa học đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Những phát minh, sáng
chế đóng vai trị quan trọng trong mọi biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội. Trong
giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nếu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm thì việc phát triển nghiên cứu khoa học
chính là giải pháp then chốt. Song, để hoạt động nghiên cứu của các khoa học đạt
hiệu quả cần đƣợc dẫn đƣờng bởi hệ thống lý luận về logic cũng nhƣ pháp nghiên
cứu, vấn đề này chính là nội dung cốt lõi trong triết học về khoa học của K. Popper.
Thêm vào đó, những vấn đề nổi cộm của xã hội đƣơng đại đƣợc Popper luận giải
trong các cơng trình nghiên cứu của mình cũng đang là bài toán nan giải đặt ra cho
Việt Nam hiện nay nhƣ: phƣơng pháp xây dựng xã hội, trách nhiệm của công dân
trong xã hội dân chủ, nâng cao tinh thần phản biện khắc phục bệnh giáo điều. Một
nghiên cứu khách quan khoa học về những nội dung này là cần thiết giúp chúng ta
thu lƣợm đƣợc những bài học quý giá nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra
cho Việt Nam hiện nay.
Kể từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay ở Việt Nam đã có một số nghiên
cứu dài, ngắn, sâu, nông khác nhau đề cập đến quan niệm của Karl Raimund Popper
về nguyên tắc phủ chứng, lý thuyết ba thế giới, con đƣờng của sự tăng trƣởng tri
thức khoa học, sự phê phán chủ nghĩa lịch sử. Nhƣng tuyệt nhiên chƣa có một
nghiên cứu nào phân tích tồn bộ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học

của Karl Popper với tƣ cách là một chỉnh thể tồn diện,thống nhất.
Với lịng khâm phục nhà triết học phƣơng Tây hiện đại có danh tiếng trên
diễn đàn học thuật thế giới, với khát khao muốn tìm hiểu cho rõ ngọn ngành những
giá trị và hạn chế trong di sản của triết gia, tác giả mạnh dạn chọn “Tư tưởng triết
học của Karl Raimund Popper” làm đề tài luận án Tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu của luận án: Phân tích, làm rõ một cách có hệ thống
những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper, từ đó đƣa
ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của nó.

5


- Nhằm đạt đƣợc mục đích đó, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất, khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên
quan đến nội dung đề tài từ đó xác định nhiệm vụ của luận án.
+ Thứ hai, phân tích các điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết
học của Karl Raimund Popper.
+ Thứ ba, trình bày những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học về khoa
học và triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper.
+ Thứ tư, đƣa ra một số đánh giá về những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng triết
học của Karl Raimund Popper.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung vào các nội dung cơ
bản và những giá trị, hạn chế trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõ các nội
dung cơ bản nhất trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper: triết học khoa
học, triết học chính trị - xã hội thông qua một số tác phẩm chủ yếu của ông: Logic của
việc khám phá khoa học, Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ
thù của nó, Phỏng định và bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học và Tri thức

khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở những nguyên
tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án cũng
dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm góp phần làm phong phú và hồn thiện
hơn trình độ lý luận của nhân dân ta trong thời kỳ mới.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp mác xít nghiên
cứu lịch sử triết học, kết hợp các phƣơng pháp nhƣ phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,
so sánh, quy nạp - diễn dịch, hệ thống hóa và phƣơng pháp văn bản học.

6


5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần tổng hết tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của Karl Popper.
- Làm rõ sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ những ảnh hƣởng
của tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên đến sự hình thành tƣ tƣởng triết học của
Karl Popper.
- Hệ thống hóa và phân tích đƣợc những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết
học về khoa học và triết học chính trị - xã hội của K.Popper qua đó chỉ ra đƣợc xuất
phát điểm trong nghiên cứu của Popper và mối liên hệ giữa hai lĩnh vực tƣ tƣởng
này của ông.
- Chỉ ra đƣợc giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng triết học của K.Popper; đối chiếu
một cách có phê phán trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra những “hạt
nhân hợp lý” qua đó rút ra ý nghĩa lý luận cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận của luận án: Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống

những nội dung triết học cơ bản trong tƣ tƣởng của K. Popper – một lĩnh vực vẫn
chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam – để từ đó chỉ ra những giá trị, hạn
chế và ảnh hƣởng của triết học K. Popper đối với lịch sử triết học sau ông. Đồng
thời, luận án vạch ra những sai lầm cơ bản trong việc phê phán của Popper đối với
chủ nghĩa Mác qua đó khẳng định giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại, tạo tiền đề để
lĩnh hội văn hóa phƣơng Tây nói chung, văn hóa Áo nói riêng trên tinh thần “gạn
đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Phù hợp với mục đích và thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài phần mở
đầu, kết luận, danh mục các cơng trình đã cơng bố của tác giả có liên quan đến đề
tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng, 14 tiết.

7


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để nghiên cứu Tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper, trong luận án
này, tác giả cần phải bắt đầu từ việc tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề để làm rõ,
trong lĩnh vực này, các học giả đi trƣớc đã đạt đƣợc những kết quả gì có thể tham
khảo vào luận án, những gì vẫn đang là khoảng trống mà tác giả luận án cần tiếp tục
nghiên cứu bổ sung.
Nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học Karl Raimund Popper là đề tài khá mới, nên
chƣa có nhiều cơng trình và tài liệu để luận án có thể tham khảo. Tuy nhiên, chúng
tôi vẫn cố gắng khảo sát những công trình trong và ngồi nƣớc có thể hỗ trợ trực
tiếp hay gián tiếp cho việc thực hiện luận án ở ba mảng là điều kiện tiền đề cho sự
ra đời tƣ tƣởng triết học của Popper, triết học về khoa học và triết học chính trị - xã
hội của K. Popper.

1.1. Những cơng trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học
của Karl Raimund Popper
Mọi tƣ tƣởng triết học đều liên hệ mật thiết với những điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị và văn hóa của thời đại mà nó nảy sinh và phát triển. Tƣ tƣởng triết
học của Karl Popper cũng không ngoại lệ; nó chịu sự chi phối của các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của nƣớc Áo nói riêng và xã hội phƣơng Tây
hiện đại nói chung giữa thế kỷ XX. Nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của K. Popper,
các tác giả đều ít nhiều đề cập đến những điều kiện, tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời
tƣ tƣởng của ơng.
Những cơng trình nghiên cứu trong nước:
Có rất ít tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng
triết học của Karl Raimund Popper bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng tơi có thể tham
khảo tƣ liệu trong các nghiên cứu về lịch sử châu Âu nói chung nƣớc Áo nói riêng, từ
đó chắt lọc ra nhƣng tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Tác phẩm Lịch sử triết học phương Tây hiện đại [10] do Bùi Đăng Duy và
Nguyễn Tiến Dũng chủ biên (2005) tuy khơng phân tích riêng những điều kiện
kinh tế - xã hội dẫn tới sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper nhƣng đã

8


khái lƣợc một cách tổng quan mối quan hệ của các trào lƣu triết học phƣơng Tây hiện
đại với sự phát triển của khoa học mà triết học của K. Popper là một trong số đó.
Trong cái nhìn tổng quan đó tác giả luận án có thể thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của vật lý
học Newton (1642 – 1727), thuyết tiến hóa của C.Darwin (1809 – 1882), thuyết lƣợng
tử của A.Einstein (1879 - 1955) và nguyên lý bất định của HeisenBerg (1901 - 1976)
đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng triết học của K. Popper.
Trong bài viết Lịch sử như là hư cấu - quan điểm sáng tạo mới về đề tài lịch
sử [3] tác giả Phan Tuấn Anh (2013) khi tìm hiểu quan niệm của Popper về mối
quan hệ giữa bản chất tri thức của sử học với bản chất tri thức của khoa học tự

nhiên đã liệt kê một loạt những phát minh khoa học trong thế kỷ XX làm thay đổi
quan niệm truyền thống về tri thức khoa học, mặc dù còn thiếu sự phân tích chi tiết
nhƣng đây cũng là những gợi ý cho chúng tơi khi đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời tƣ
tƣởng triết học của K. Popper.
Nội dung phần “Những nhân tố quy định diện mạo và những đặc điểm cơ bản
của triết học phƣơng Tây hiện đại” trong chƣơng I thuộc tập 3 của bộ sách Lịch sử
triết học phương Tây [36] của tác giả Đỗ Minh Hợp (2014) là cơ sở để chúng tôi đi
từ bối cảnh chung của xã hội phƣơng Tây tìm ra những nhân tố, những điều kiện
quy định sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper.
Bên cạnh những tài liệu thuộc lĩnh vực triết học ít ỏi nghiên cứu về nội dung
này thì những cơng trình thuộc lĩnh vực sử học và văn hóa học của thế giới thế kỷ
XX cũng góp phần cung cấp cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về những biến động
kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và khoa học cơng nghệ dẫn tới sự hình thành tƣ
tƣởng triết học của K. Popper. Trong đó phải kể đến cuốn sách Lịch sử thế giới hiện
đại [66] do Nguyễn Anh Thái (2005) chủ biên đã trình bày những sự kiện nổi bật và
đặc trƣng cơ bản của lịch sử thế giới giai đoạn 1917 – 1995 nhƣ sự kiện chiến tranh
thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình hình thành, phát triển và sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. Những nội dung trên của
cuốn sách đã phác họa toàn cảnh về những biến động chính trị - xã hội có ảnh
hƣởng trực tiếp tới sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper, làm cơ sở để
luận giải những nội dung cơ bản trong triết học chính trị - xã hội của vị triết gia này.

9


Những thành tựu văn minh của nhân loại trong thế kỷ XX đƣợc trình bày
trong cuốn sách Lịch sử văn minh thế giới [56] do Vũ Dƣơng Ninh (2010) chủ biên,
trong đó những bƣớc tiến vƣợt bậc về khoa học công nghệ trong thời kỳ này đƣợc
các tác giả tập trung giới thiệu, từ sự ra đời của chiếc máy tính điện tử đầu tiên năm
1946 đến robot đầu tiên đƣợc chế tạo tại Mỹ năm 1961, những đột phá trong công

nghệ sinh học về gen, tế báo, enzim cho tới những thành tựu của công cuộc chinh
phục vũ trụ đã chứng minh cho nhân loại thấy vai trò to lớn của các phát minh khoa
học đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Qua đó có thể thấy rằng
những phát minh khoa học mang tính chất vạch thời đại của thế kỷ XX không chỉ
cổ vũ các nhà khoa học tự nhiên hăng say nghiên cứu mà còn đặt ra yêu cầu đối với
nhiều bộ mơn khoa học khác trong đó có triết học khoa học nhằm tìm ra phƣơng
pháp luận phù hợp cho việc nghiên cứu khoa học hiệu quả, đây rất có thể là lí do
khiến Popper dành nhiều tâm huyết cho triết học khoa học.
Những cơng trình nghiên cứu ngồi nước:
Trong tác phẩm Karl Popper - Những năm hình thành, 1902-1945: Chính trị
và Triết học giữa hai cuộc chiến tại Viên (Karl Popper –The Formative Years,
1902-1945: Politics and Philosophy in Vien Interwar) [83] với 591 trang viết
Malachi Hacohen (2000) đã phác họa nên một bức chân dung hấp dẫn của nhà triết
học này. Để giúp Popper thoát khỏi sự đánh giá là bảo thủ và chống cộng sau chiến
tranh, Hacohen đã cố công khôi phục các tác phẩm của ông và đồng thời cho thấy
chúng có chứa những thơng điệp cần thiết cho nền chính trị và triết học hiện đại.
Trong những năm sau chiến tranh, mỗi bƣớc thay đổi trong tƣ tƣởng của Popper đều
đƣợc phân tích bởi nhiều ngƣời đi theo ông. Ngƣợc lại, thời thơ ấu của ông trƣớc
năm 1945 đƣợc biết đến tƣơng đối ít. Nhƣng hiện nay ngƣời ta có thể tham khảo
nghiên cứu của Malachi Haim Hacohen.
Nhà nghiên cứu Anthony O'Hear - Giáo sƣ Triết học tại Đại học
Buckinghamshire, Giám đốc Học viện Triết học Hoàng gia và là biên tập viên của
tạp chí Triết học- là một trong những ngƣời dành nhiều tâm sức cũng nhƣ có nhiều
cơng trình nghiên cứu chun sâu về tƣ tƣởng triết học của K. Popper. Cuốn sách
Karl Popper: Triết học và các vấn đề (Karl Popper: Philosophy and Problems) [88]

10


(1995) của ông là một bộ sƣu tập các bài luận của mƣời lăm triết gia nổi bật, một

vài ngƣời trong số họ có liên hệ mật thiết với Popper và tác phẩm của ông, cung cấp
những đánh giá về sự đóng góp của Popper trong một số lĩnh vực chính: phƣơng
pháp luận và triết học khoa học; lý thuyết lƣợng tử; lý thuyết tiến hóa và chính trị .
O‟Hear cho rằng có rất ít nhà triết học trong thế kỷ này có phạm vi ảnh hƣởng rộng
hơn Karl Popper cả bên trong và bên ngoài triết học. Năm 2004 nhà nghiên cứu này
tiếp tục xuất bản bốn tập sách Karl Popper: Tiểu sử, bối cảnh và đánh giá ban đầu
đối với các tác phẩm của Popper, Karl Popper: Triết học khoa học 1, Karl Popper:
Triết học khoa học 2, Karl Popper: Chính trị và khoa học xã hội (Karl Popper:
Biography, background, and early reactions to Popper's work, Karl Popper:
Philosophy of science 1, Karl Popper: Philosophy of science 2, Karl Popper:
Politics and social science). Đây là một cơng trình nghiên cứu đồ sộ, toàn diện về tƣ
tƣởng triết học của Popper. Tác giả cuốn sách đánh giá Popper là một trong những
nhà tƣ tƣởng triết học nổi bật của thế kỷ 20 - một nhà tƣ tƣởng đột phá, ông đã nhìn
thấy bản chất của khoa học thực sự nhƣ là sự sẵn sàng đƣa ra các lý thuyết để thử
nghiệm nghiêm ngặt và từ chối chúng khi bị bác bỏ bằng kiểm tra. O‟Hear khẳng
định cuốn sách lớn đầu tiên của Popper vào năm 1935, Logic của việc khám phá
khoa học, đã đánh dấu ông là một nhà phân tích khoa học chính và có ảnh hƣởng
lớn đến cách mọi ngƣời, kể cả các nhà khoa học lớn, đã suy tƣ về lĩnh vực này.
Cho đến nay một trong những cơng trình trình bày chun sâu nhất về q
trình hình thành tƣ tƣởng tr quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,
viên chức nhà nƣớc về việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và

132


các đồn thể chính trị - xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị
đối với dự thảo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nƣớc.
Muốn cho công tác giám sát và phản biện xã hội thực sự có chiều sâu và đạt

đƣợc hiệu quả công dân cần phải nâng cao hiểu biết, chủ động tìm hiểu các vấn đề
xã hội của đất nƣớc. Đảm báo tính khách quan đồng thời có thái độ giữ vững lập
trƣờng chính trị, tin tƣởng vào Đảng vào chính quyền, tránh để các thế lực thù địch
lợi dụng chính hoạt động giám sát và phản biện xã hơi để kích động nhân dân tham
gia biểu tình, đấu tranh chống phá Nhà nƣớc. Chúng ta yêu nƣớc và mong muốn đất
nƣớc phát triển nhƣng cần thể hiện tình yêu ấy một cách tỉnh táo và đúng pháp luật.
4.3.2. Hạn chế tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper
Thứ nhất, K. Popper chƣa hiểu đúng về chủ nghĩa Mác khi quy chủ nghĩa Mác
về chủ nghĩa lịch sử và quyết định luận kinh tế và coi những quan điểm của Mác về
chủ nghĩa cộng sản là “không tƣởng”. K. Popper cho rằng, khơng phải sản xuất vật
chất mà chính sự phát triển của nhận thức nhân loại mới là yếu tố căn bản, quyết
định sự phát triển của lịch sử. Mặc dù Popper đánh giá rất cao quan niệm của C.
Mác về con ngƣời gắn liền với ý thức của họ nhƣng ông đã không thực sự hiểu
đƣợc quan niệm về con ngƣời hiện thực của C. Mác khi tách rời thành tố tri thức
của con ngƣời khỏi ngƣời lao động và q trình sản xuất. Vì vậy ơng khơng thấy
đƣợc tầm quan trọng của việc C. Mác và Ph. Ăngghen chọn con ngƣời hiện thực
làm xuất phát điểm xây dựng tồn bộ hệ thống lý luận của mình.
Bản thân C.Mác cũng ln đề cao vai trị của tri thức khoa học đối với sự vận
động phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời, đặc biệt đối với hoạt động sản xuất vật
chất. Nghiên cứu sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong lịch sử C.Mác đã khẳng
định tri thức khoa học đã chuyển hóa thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.Tri thức
khoa học đƣợc kết tinh, “vật hóa” vào ngƣời lao động, ngƣời quản lý, công cụ lao
động và đối tƣợng lao động. Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển
năng lực làm chủ sản xuất của con ngƣời.

133


Nhƣ vậy, Popper đã thấy đƣợc vai trị tích cực, chủ động sáng tạo của ý thức
con ngƣời nhƣng ông đã không đi xa hơn để thẩy rằng bản thân ý thức không thể tự

tác động vào vật chất mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nhờ
hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hồn cảnh vật chất,
thậm chí có thể tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời.
Trong các hình thức hoạt động thực tiễn, C.Mác đã chỉ rõ hoạt động sản xuất vật
chất là hoạt động quan trọng nhất. Chỉ khi xuất phát từ con ngƣời hiện thực đang
hoạt động sản xuất vật chất, chúng ta mới có thể thấy đƣợc hoạt động sản xuất vật
chất nhƣ là những hoạt động bản chất, đầu tiên của con ngƣời trong đó con ngƣời
xuất hiện không chỉ đơn thuần là sức lao động mà cịn là ngƣời lao động với tồn bộ
đời sống của họ; sản phẩm của lao động không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu sử
dụng hay trao đổi mà còn là kết tinh sức lao động, trí tuệ, tình cảm, văn hóa của con
ngƣời. Xuất phát điểm đúng đắn đó đã cho phép C. Mác và Ph. Ăngghen có thể phát
hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng, từ đó đi đến nhận thức quy luật phát triển
của lịch sử qua các hình thái kinh tế - xã hội mà các ơng gọi là quá trình lịch sử - tự
nhiên.
Khi phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác, có nhiều chỗ K. Popper
đã đánh đồng cách tiếp cận duy vật biện chứng khoa học với chủ nghĩa duy tâm,
siêu hình trong quan niệm về lịch sử. Do đó, K. Popper hình dung về xã hội cộng
sản mà C. Mác vạch ra giống nhƣ xã hội đóng, khép kín khơng có tính mở. Ngun
nhân sâu xa là do ơng đã đứng trên lập trƣờng dân chủ tƣ sản để đánh giá chủ nghĩa
Mác, xã hội mở mà K. Popper đề xuất thực chất chính là xã hội dân chủ tƣ sản.
Popper đã không quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển
trong việc phê phán quan niệm của C.Mác về chủ nghĩa tƣ bản, bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tƣ bản và sự nghèo khổ cùng cực của giai cấp vô sản bằng việc chứng
minh rằng ngày nay khơng cịn chủ nghĩa tƣ bản nhƣ C.Mác mô tả và đời sống
ngƣời công nhân đã đƣợc cải thiện. Bản thân C.Mác đã nhiều lần khẳng định chủ
nghĩa tƣ bản vẫn luôn vận động và phát triển, C.Mác không thể nắm đƣợc tất cả các
vấn đề của thời đại sau khi ơng qua đời và có lẽ chính những nghiên cứu của C.Mác

134



về chủ nghĩa tƣ bản đã ảnh hƣởng tới sự vận động, biến đổi của bản thân hình thái
kinh tế - xã hội này. Khi cho rằng đời sống của giai cấp công nhân tại các nƣớc tƣ
bản ngày càng đƣợc cải thiện Popper đã không nhận thấy một thực tế rất rõ ràng là
sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và mặc dù đời sống của ngƣời cơng nhân
đƣợc cải thiện, nhƣng đó là sự phát triển chất lƣợng cuộc sống của tồn nhân loại
thêm vào đó tiền cơng thực tế ln có xu hƣớng giảm do mức tăng của tiền lƣơng
danh nghĩa không cập với mức tăng của chi phí sinh hoạt của ngƣời cơng nhân.
Thứ hai, Karl Popper phủ nhận sự tồn tại của các “quy luật” lịch sử, ông phân
biệt khái niệm “xu thế” với “quy luật” và cho rằng thuyết sử luận đã tuyệt đối hóa
những “xu thế” thành các “quy luật”. Karl Popper dựa vào việc phân tích “quy luật”
để phê phán Thuyết sử luận, mà đối tƣợng chính là Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
triết học Mác. Tuy nhiên, C. Mác đã phát hiện ra quy luật về sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với trình độ của lực lƣợng sản xuất. Thơng qua đó Mác đã vạch ra đƣợc
những bƣớc phát triển tuần tự của lịch sử nhân loại là trải qua năm hình thái kinh tế
- xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa, cộng
sản chủ nghĩa. Trong đó, cộng sản chủ nghĩa là hình thức cao nhất, tiến bộ của xã
hội loài ngƣời. Trong khi Karl Popper cố gắng chứng minh rằng chúng ta không thể
phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội, vì xã hội thì ln phát triển và sự phát
triển này khơng lặp lại. Cịn những “quy luật” thì chỉ xuất hiện trong một điều kiện
ổn định và lặp lại khá cao.
Hạn chế này xuất phát từ việc Popper đã không thấy đƣợc sự khác nhau căn
bản giữa quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự
động khơng có sự tác động của con ngƣời. Quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt
động của con ngƣời có ý thức, nhƣng khơng phụ thuộc vào ý thức con ngƣời.
Quy luật xã hội không biểu hiện ra trực tiếp ở từng hiện tƣợng đơn lẻ, từng con
ngƣời mà thƣờng biểu hiện ra nhƣ một xu hƣớng. Do đó, nếu khơng gian càng
rộng, thời gian càng dài thì quy luật biểu hiện càng rõ. Quy luật xã hội phát huy
tác dụng trong những điều kiện cụ thể, những điều kiện đó khơng ngừng thay

đổi, từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác. Trong một

135


hình thái kinh tế-xã hội thì các điều kiện ở mỗi nƣớc cũng khác nhau, do đó quy luật
phát huy tác dụng khác nhau.
K. Popper đã tuyệt đối hóa tính quy luật trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Mác mà khơng thấy rằng trong khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên, tức tính
quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin
cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình của sự
phát triển lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử cộng đồng ngƣời cụ thể nói riêng.
Đó là các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tƣơng quan lực lƣợng chính trị của các
giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng ngƣời, điều kiện
tác động của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng ngƣời
trong lịch sử.v.v..Chính do sự tác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển
của mỗi cộng đồng ngƣời có thể diễn ra với những con đƣờng, hình thức và bƣớc đi
khác nhau, tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự phát triển của nhân loại. Nhƣ
vậy, lịch sử nhân loại nói chung theo Chủ nghĩa duy vật lịch sử vừa tuân theo tính
tất yếu quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau,
trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con ngƣời. Từ đó tiến trình phát triển
của lịch sử đƣợc biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và dạng trong
tính thống nhất của nó.
Thứ ba, kĩ thuật xã hội từng phần hay chính là cải cách xã hội mà Popper đề
xuất chính là biểu hiện của “chủ nghĩa cải lƣơng” nhằm mục tiêu duy trì chế độ tƣ
bản chủ nghĩa của giai cấp tƣ sản. Phƣơng pháp này mặc dù có những giá trị nhất
định trong xây dựng xã hội song chỉ phù hợp ở những giai đoạn ngắn diễn ra trên
một hay một số lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi một hình thái kinh tế xã hội, cịn nếu muốn thay đổi một hình thái kinh tế - xã hội không thể không tiến
hành cách mạng xã hội. Bởi chỉ có cách mạng xã hội mới tạo ra sự thay đổi căn bản
về chất đối với toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã

thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa cải cách xã hội và cách mạng xã hội, ngƣợc
lại Popper đã tuyệt đối hóa cải cách xã hội mà phủ định hoàn toàn ý nghĩa lịch sử
của cách mạng xã hội.

136


Thứ tư, thiếu sót của K. Popper trong định nghĩa về dân chủ ở chỗ ơng định
nghĩa nó đơn giản chỉ là sự “giám sát của xã hội đối với những nhà cầm quyền” mà
lại không nêu lên đƣợc sự giám sát nhƣ vậy phân chia nhƣ thế nào giữa các giai cấp
trong xã hội có sự phân chia giai cấp vì Popper bỏ qua sự tồn tại của giai cấp, bỏ
qua cả các phƣơng thức mà toàn thể nhân dân tiến hành và bảo vệ lợi ích giai cấp
thơng qua các thiết chế, kể cả thiết chế dân chủ. Các luận cứ ủng hộ dân chủ bao giờ
cũng là giả dối nếu chúng ta bỏ qua sự tồn tại của giai cấp, của đấu tranh giai cấp.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ dân chủ đƣợc coi nhƣ là một hình thức nhà
nƣớc đã mang bản chất giai cấp, vì thế khơng thể tách rời vấn đề nhà nƣớc với vấn
đề giai cấp. Dân chủ với tƣ cách là chế độ nhà nƣớc gắn trực tiếp với một giai cấp
cầm quyền nhất định dựa trên một quan hệ sản xuất thống trị thì dân chủ bao giờ
cũng mang tính giai cấp, khơng bao giờ có thứ dân chủ thuần túy cho mọi giai cấp.
Tính giai cấp của dân chủ đƣợc phản ánh trong các quan hệ giai cấp và đấu tranh
giai cấp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra là dân chủ cho giai cấp nào, tầng lớp nào, hạn
chế dân chủ và chuyên chính với ai. Mỗi giai cấp giải thích về dân chủ, cả về
phƣơng diện lý thuyết và thực tế với các cách thức và mức độ khác nhau, tuỳ lập
trƣờng, quan điểm và lợi ích của giai cấp mình.
Popper quan niệm dân chủ là nhất thiết chống lại bạo chính mà lại khơng quan
tâm tới sự bảo vệ lợi ích giai cấp vẫn tiếp tục là tất yếu và thƣờng xuyên đƣợc thiết
lập. Popper khẳng định sự tồn tại của hệ thống các biện pháp giám sát bình quyền
mà khơng tính đến một thực tế là “xã hội đƣợc phân chia ra thành các giai cấp và có
các thiết chế hùng mạnh góp phần thực hiện các lợi ích giai cấp – các thiết chế bảo
đảm sự giám sát hữu hiệu, tiếng nói quyết định thuộc về một giai cấp này, chứ

không phải giai cấp khác” [Trích theo: 6, tr.506-507]. Khi Popper nói về “các biện
pháp giám sát bình quyền” ơng có ý nói rằng khơng một giai cấp nào có đƣợc sự
ảnh hƣởng lớn hơn trong việc thực hiện giám sát so với giai cấp khác. Nhƣng điều
đó khơng bao giờ xảy ra trong xã hội tồn tại phân chia giai cấp khi mà giai cấp
thống trị, giai cấp sở hữu tƣ liệu sản xuất chỉ có thể tồn tại bằng cách duy trì sự
quản lý chung đối với quá trình sản xuất. Trong hệ thống giám sát chính phủ ở xã
hội nhƣ vậy, các thiết chế giám sát cho phép giai cấp thống trị có ảnh hƣởng đến

137


tính giám sát lớn hơn nhiều so với các giai cấp khác, thêm vào đó sự ảnh hƣởng này
khơng đƣợc đo bằng năng lực hay thái độ trung thành của họ với sự nghiệp phát
triển đất nƣớc mà đo bằng quy mô sở hữu của họ đối với tƣ liệu sản xuất.
Thứ năm, Popper có phần khiên cƣỡng khi phân chia tất cả các chính phủ ra
thành dân chủ và chuyên chế. Đƣơng nhiên có một sự khác biệt rõ ràng giữa các
biện pháp cai trị của nền dân chủ và nền chun chế. Nhƣng điều đó khơng có nghĩa
là chỉ căn cứ vào sự khác nhau giản đơn giữa các biện pháp dân chủ và chun chế
thì ta có thể phân chia đƣợc các thiết chế nhà nƣớc rành mạch ra thành nền dân chủ
và nền bạo chính. Ta chỉ có thể phân biệt đƣợc một cách tƣơng đối ở một chừng
mực nhất định để xác định vai trò của các chính phủ đối với sự tiến bộ xã hội và sự
tiến hóa chính trị đến “dân chủ và tự do”. C. Mác đã nhấn mạnh một cách xác đáng
rằng điều quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá các hình thức cai trị là sự phân
biệt giữa các chính phủ ở khía cạnh chúng khuyến khích các quan hệ giai cấp nào
và tạo điều kiện cho lợi ích của giai cấp nào? Khi Popper nói: “Chúng ta chỉ cần
phải phân biệt giữa hai hình thức cai trị …,tức là giữa nền dân chủ và nền bạo
chính” thì ơng đã bỏ qua một thực tế rất cần phải phân biệt giữa các nhà nƣớc thuộc
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau nhƣ nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ, nhà nƣớc phong
kiến, nhà nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Nếu quy hoàn tồn
tất cả các hình thức nhà nƣớc đó về hai phạm trù “dân chủ” và “chun chế” thì

khơng những làm mất đi tính rõ ràng của sự khác biệt giữa các hình thức cai trị mà
một số hình thức nhà nƣớc khơng hồn tồn thuộc về một trong hai phạm trù trên.

138


TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Triết học chính trị - xã hội của K. Popper thể hiện chủ yếu trong hai tác
phẩm lớn của ông: Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The Open Society and Its
Enemies) và Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử (The Poverty of Historicism).
Trong chƣơng này, luận án phân tích những nội dung cơ bản trong quan niệm của
Popper về mơ hình xã hội lý tƣởng – xã hội mở và vấn đề xây dựng thể chế dân chủ.
Xuất phát từ việc phê phán mơ hình xã hội lý tƣởng của các nhà nghiên cứu
trƣớc đó ơng đề xuất mơ hình xã hội lý tƣởng của mình –“xã hội mở” đƣợc xây
dựng thơng qua “kĩ thuật xã hội từng phần” trên cơ sở phê phán “xã hội đóng”. Coi
“chủ nghĩa lịch sử” là cơ sở lý luận của “xã hội đóng” - kẻ thù của “xã hội mở” K.
Popper tiến hành phê phán chủ nghĩa này ở cả hai phƣơng diện: phƣơng pháp luận
và kết quả nghiên cứu.
Về phương pháp luận, Popper phê phán quan điểm chủ tồn với kĩ thuật xã hội
khơng tƣởng và thực nghiệm chủ tồn từ đó đề xuất kĩ thuật xã hội từng phần và
thực nghiệm phân mảnh. Karl Popper đã trình bày những khía cạnh nội dung chủ
yếu của phƣơng pháp luận triết học lịch sử của ông. Ông cho thấy rõ quan niệm của
ông về phƣơng pháp luận triết học lịch sử với tƣ cách là hệ thống những quan điểm,
nguyên tắc rút ra từ tƣ tƣởng triết học lịch sử của ơng. Trên cơ sở đó, ông trình bày
nội dung cơ bản của phƣơng pháp luận này, đó là phƣơng pháp “phân mảnh” trong
sự phân biệt, đối lập với quan điểm “chủ tồn”. Đồng thời, ơng chỉ ra sự ngộ nhận
của các nhà tƣ tƣởng lịch sử về phƣơng pháp thực nghiệm trong vật lý học, qua đó
cho ý nghĩa của phƣơng pháp diễn dịch – giả thuyết.
Về kết quả nghiên cứu, Popper phê phán tính quyết định luận trong nghiên cứu
của các nhà tƣ tƣởng thuộc chủ nghĩa lịch sử từ đó ơng bác bỏ những dự báo về xã

hội tƣơng lai. Ông cho rằng, lòng tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và
khơng thể có sự tiên đốn nào về diễn tiến của lịch sử loài ngƣời bằng các phƣơng
pháp khoa học hay duy lý nào. Theo ơng, tiến trình của lịch sử nhân loại luôn chịu
ảnh hƣởng lớn do sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học, sự tăng tiến
của tri thức khoa học. Đây là điều mà chúng ta khơng thể tiên đốn bằng cách dùng

139


lý tính hay khoa học của sự tăng tiến trong tƣơng lai. Lập luận này nhằm chống lại
chủ nghĩa lịch sử và những dự báo của Mác về xã hội cộng sản. Tuy nhiên khi đi
phê phán chủ nghĩa lịch sử của Mác, Popper cũng đã phải thừa nhận những giá trị
không thể bác bỏ của học thuyết này.
Quan niệm về dân chủ của Popper xoay quanh hai nội dung chính là vấn đề
xây dựng thể chế dân chủ và trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ. Khác
với quan niệm truyền thống khi cho rằng dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về
nhân dân, Popper tiếp cận khái niệm này ở khía cạnh “giám sát quyền lực” tuy
nhiên tính giai cấp trong thể chế dân chủ chƣa đƣợc Popper luận giải.

140


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay quá trình tiếp biến văn hóa tồn cầu đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng địi hỏi mỗi quốc gia dân tộc muốn bắt
kịp xu thế phát triển của thế giới thì ngồi việc giữ gìn bản sắc của riêng mình cịn
cần phải có ý thức phát huy chúng trên tinh thần học hỏi, tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa nhân loại. Việt Nam đang trên con đƣờng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới, công cuộc đầy khó khăn và phức tạp này cần đƣợc dẫn đƣờng bằng một hệ
thống lý luận khoa học, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi chủ

nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam
cho mọi hoạt động. Tuy nhiên, khơng vì thế mà chúng ta khơng quan tâm nghiên
cứu, học hỏi những hệ thống lý luận hiện đại khác. Mỗi học thuyết tƣ tƣởng đều có
những hạt giá trị đáng trân quý nếu biết sàng lọc chúng ta sẽ thu đƣợc những bài
học quý giá góp thêm vào kho tàng lý luận.
Ph. Ăngghen đã từng nói “Một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao của khoa học
thì khơng thể khơng có tƣ duy lý luận” [50, tr.489]. Chính vì vậy tìm hiểu những hệ
thống tƣ duy lý luận vốn đã giúp cho các cƣờng quốc công nghiệp phƣơng Tây
đứng vững trên những thành tựu khoa học vĩ đại của họ là công việc cần đƣợc ƣu
tiên hàng đầu nhằm phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Tƣ duy lý luận
bao giờ cũng đƣợc dẫn đƣờng bởi thế giới quan và phƣơng pháp luận do triết học
cung cấp. Do vậy, nghiên cứu lịch sử triết học nói chung, triết học phƣơng Tây hiện
đại nói riêng là cần thiết và cấp bách
Triết học phƣơng Tây hiện đại xuất hiện trên cái nền biến đổi nhanh chóng của
thế kỷ XX, của thế giới hiện đại chịu đựng nhiều mâu thuẫn và nghịch lý với nhiệm
vụ giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra, nó đã và đang là giai đoạn có ảnh hƣởng
mạnh mẽ nhất trong đời sống tinh thần xã hội phƣơng Tây nói riêng và thế giới nói
chung. Tuy nhiên, cho đến thập niên 80 của thế kỷ XX, triết học phƣơng Tây hiện
đại vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Chỉ sau sự nghiệp Đổi mới toàn
diện đất nƣớc khởi đầu từ năm 1986 thì ở Việt Nam mới có những nghiên cứu, đánh
giá và nhìn nhận đầy đủ hơn về các khuynh hƣớng, trào lƣu triết học ngồi mác xít.

141


Đƣờng lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã đem lại
một luồng sinh khí mới, cho phép chúng ta đối diện trực tiếp với nhiều khuynh
hƣớng triết học khác nhau. Trên cơ sở đó chúng ta có thể gạn đục, khơi trong nhằm
khơng những tiếp thu đƣợc những tinh lực quý giá, khắc phục những hạn chế, tác
động trái chiều vào tiến trình lịch sử của nó làm giàu thêm kho tàng lý luận của Việt

Nam mà còn tạo tiền đề cho việc xây dựng thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa
học bổ sung giải quyết những vấn đề mới do thời đại đặt ra, thực hiện bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác.
Ở Việt Nam, Karl Popper đƣợc biết đến chủ yếu với tƣ cách là ngƣời công
khai phê phán trực diện chủ nghĩa Mác khiến cho những nghiên cứu về ơng cịn ít ỏi
và nhiều đánh giá chƣa thực sự khách quan. Vì vậy một nghiên cứu có hệ thống
nhằm ghi nhận những đóng góp của Popper trong lĩnh vực triết học cũng nhƣ vạch
ra những hạn chế trong tƣ tƣởng đặc biệt là sai lầm của ông khi phê phán chủ nghĩa
Mác là rất cần thiết trƣớc yêu cầu vừa tiếp thu luồng tƣ tƣởng ngồi mác xít vừa bảo
vệ và phát triển chủ nghĩa Mác ở nƣớc ta hiện nay.
Từ những nghiên cứu ở trên có thể nhận thấy rằng, thơng qua việc tiếp thu có
chọn lọc tƣ tƣởng của các bậc tiền bối đi trƣớc và những thành tựu khoa học tƣ
nhiên thế kỷ XX cùng tài năng tƣ duy thiên bẩm của bản thân, Popper đã xây dựng
lên học thuyết triết học của riêng mình mang đậm đặc trƣng của cái tên do ông tự
đặt “Chủ nghĩa duy lý phê phán” - không chỉ là bức tranh phản ánh những biến
động sâu sắc của xã hội Châu Âu thời đại đó mà cịn là kho tàng lý luận về triết học,
logic học, ngôn ngữ học v.v.
Tƣ tƣởng triết học của Popper xoay quanh những nội dung cơ bản về triết
học khoa học và triết học chính trị xã – hội:
Trong triết học về khoa học: Thứ nhất, ở tất cả các nội dung từ vấn đề phân
ranh, đến phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, sự tăng trƣởng của tri thức khoa học,
quan niệm về chân lý…lập trƣờng duy lý phê phán của Popper đƣợc thể hiện nhƣ
một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Thứ hai, Popper bác bỏ quan điểm cho rằng “khả năng
chứng thực” là tiêu chuẩn của sự phân ranh giữa khoa học và phi khoa học theo ông

142


×