Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận văn tiến sĩ: Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 194 trang )


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn lịch sử của nhân loại đã khẳng định, một xã hội muốn tồn tại
và phát triển bền vững thì xã hội đó phải được phát triển một cách toàn diện
và hài hòa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Trong quá trình phát triển của lịch sử xã h
ội Việt
Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế do Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta khởi xướng, lãnh đạo và tiến hành, cùng với việc thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học
công nghệ, giáo dục và đào tạo, an ninh quốc phòng, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới” [22, tr. 70], chúng ta còn có một trong
những nhiệm vụ rất quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta dành một sự quan
tâm đặc biệt, đó chính là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân t
ộc, tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, văn hóa
nói chung và những giá trị tinh thần, tư tưởng của dân tộc nói riêng, không
chỉ là nền tảng tinh thần mà còn vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển xã hội. Đúng như tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hợp


quốc (UNESCO) khẳng định rằng văn hóa là động lực phát triển của xã hộ
i,

2
và như Hồ Chí Minh khi bàn đến vấn đề văn hóa cũng đã chỉ rõ: “Văn hóa
phải soi đường cho quốc dân đi” [55, tr. 64]. Điều đó khẳng định văn hóa
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người và đảm
bảo tính kế tục trong sự phát triển của lịch sử xã hội.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước gần 30 năm qua, Đảng, Nhà nước
ta luôn chủ trương chủ
động hội nhập quốc tế sâu rộng. Quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, nhưng nó luôn mang tính hai
mặt; về mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế giúp chúng
ta chủ động, sáng tạo trong sự tiếp thu, kế thừa các tri thức về khoa học công
nghệ tiên tiến, học tập các kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phát triển
kinh tế - xã hội, tiếp thu các giá trị v
ăn hóa phong phú của các quốc gia trên
thế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, chính trị
ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta không ngừng được
nâng cao, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.
Nhưng mặt trái của quá trình toàn cầu hóa cũng đã tác động tiêu cực đến sự
phát triển của xã hội Việt Nam. Đ
ó là sự ảnh hưởng của lối sống và văn hóa
ngoại lai, thực dụng, có nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái về
đạo đức, xa rời truyền thống và làm mất bản sắc văn hóa dân tộc, chệch
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đúng như Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã nghiêm túc đánh giá: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường
những giá trị v
ăn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…

đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc …
Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức có quyền. Nạn
tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phong phí, ăn chơi sa đoạ
không được ngăn chặ
n có hiệu quả. Hiện tương quan liêu, cửa quyền, sách
nhiễu dân, kèn cựa, địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ

3
biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín
của Đảng, của Nhà nước.” [20, tr. 46 - 47]
Do đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc là một trong những nhiệm vụ vừa có tính cấp
bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, như Nghị quyế
t Trung ương năm khóa
VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội” [20, tr. 54 - 55]; và như trong Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn qu
ốc lần thứ XI, Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu văn hóa nhân loại”
[22, tr. 321]. Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, với
những đặc điểm nổi bật, đó là một
đất nước hình thành quốc gia dân tộc rất
sớm (mặc dù là nhà nước phôi thai), luôn phải đối đầu với thiên tai, dân tộc
ta đồng thời lại phải liên tiếp đấu tranh chống giặc ngoại xâm để xây dựng và
bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định nền độc lập, tự chủ của mình. Suốt

chặng đường dài ấy của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đươ
ng đầu với
các thế lực xâm lược hùng mạnh nhất của thế giới; từ Hán, Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh đến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính trong tiến
trình lịch sử đó của dân tộc, đã làm xuất hiện những anh hùng hào kiệt và tạo
dựng nên những trang sử vẻ vang, hun đúc nên một nền văn hóa rực rỡ, mang
đậm bản sắc và truyền thống của mình, mà sợi chỉ
đỏ xuyên suốt đó là chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam, là tinh thần độc lập dân tộc cao cả “thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [46,
tr. 480]. Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang ấy, dân tộc ta đã sản sinh ra
những nhà tư tưởng với tầm vóc, tâm hồn và ý chí lớn như: Lý Công Uẩn, Lý

4
Thường Kiệt, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông,
Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê
Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh… và Hồ Chí Minh.
Thời kỳ Lê sơ, với sự biến chuyển lịch sử đặc biệt, nhất là yêu cầu đoàn
kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Đại Việt vững mạnh, chống lại sự

xâm lược của giặc Minh bảo vệ nền độc lập dân tộc, đã xuất hiện nhà tư
tưởng, nhà chính trị kiệt xuất, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới -
Nguyễn Trãi. Bằng tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã
giúp Thái Tổ chiến thắng giặc Minh xâm lược, giúp Thái Tông xây dựng đất
nước Đại Việt. Những tư tưởng của Nguyễn Trãi, đặc biệt là tư tưở
ng triết
học không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại Lê sơ mà còn có ý nghĩa đối với
công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,
nhất là quan điểm của ông về lòng yêu nước, về tinh thần độc lập dân tộc và

chủ quyền quốc gia, về nhân nghĩa, an dân, về vai trò của quần chúng nhân
dân đối với sự t
ồn vong của đất nước, về tư tưởng xây dựng một nền thái
bình muôn thuở. Chính vì thế, tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng triết học
Nguyễn Trãi - đặc điểm và giá trị lịch sử”, làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành lịch sử triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyễn Trãi là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực, ông không chỉ là một
nhà chính trị, nhà ho
ạt động thực tiễn, mà còn là một nhà tư tưởng lớn, vì vậy
cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, với nhiều công trình, dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể
khái quát các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi ở
các chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu liên quan đến
những đặc điể
m điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của

5
Nguyễn Trãi. Tiêu biểu cho chủ đề nghiên cứu này, trước hết là công trình
Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998. Đây là
một bộ sử có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị về lịch sử và lịch sử tư
tưởng Việt Nam; một di sản quý báu của nền văn hóa dân tộc. Đó là một
công trình khá đồ sộ được biên soạn bở
i nhiều nhà sử học lớn của nước ta từ
Lê Văn Hưu đời Trần qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đến Phạm Công Trứ,
Lê Hy… đời Lê Trung Hưng cùng những người cộng sự với họ. Theo bản in
từ ván khắc năm Chính Hòa thứ XVIII (1697) mang hiệu bản in Nội các
quan bản; bộ sử này gồm quyển thủ và 24 quyển, biên chép một cách hệ
thống, chi tiết tỉ mỉ các sự kiện, nhân vật lị

ch sử, dân tộc từ họ Hồng Bàng
đến 1675. Dù với tư cách là sử ký, nhưng trong đó chúng ta thấy rất rõ về
vấn đề tư tưởng, triết học, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, quân sự…
được đề cập đến trong tác phẩm lớn này. Đặc biệt là quyển IX Kỷ hậu Trần,
quyển X Kỷ nhà Lê và phần Đại Việt sử ký thực lục gồm quyển XI, XII, XIII
Kỷ nhà Lê thuộc tập 2 bộ sử ký và quyển XIV và toàn bộ tập 3 đã cung cấp
cho chúng ta thấy rõ sự biến chuyển tình hình xã hội cuối nhà Trần, sự thống
trị của giặc Minh và tình hình kinh tế, chính trị - xã hội cũng như tư tưởng
thời kỳ hậu Lê, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học
Nguyễn Trãi.
Tiếp đến là cuốn Đại Việt s
ử ký tiền biên. Đây là bộ quốc sử thứ hai
được khắc in trong ba năm Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân và được hoàn
thành vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ VIII (1800 - Triều Tây
Sơn). Bộ sử gồm 17 tập được Sử quán triều Tây Sơn cho khắc in trên cơ sở
công trình biên soạn của sử gia Ngô Thì Sỹ, được con ông là Ngô Thì Nhậm
tu đính. Đại Việt sử ký tiền biên, về phương diện sử liệu c
ăn bản dựa theo
Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo
và những vấn đề tác giả nêu lên để đính chính hoặc đánh giá lại. Trong Đại
Việt sử lý tiền biên được chia làm hai phần.

6
Phần 1 là Đại Việt sử ký tiền biên Ngoại kỷ, gồm 7 quyển, từ quyền I
đến quyển VII, tác giả đề cập đến thời kỳ lịch sử Việt Nam từ Kỷ họ Hồng
Bàng (2879 - 208 trước Công nguyên) đến Kỷ Nam Bắc phân tranh (907 -
938) và Kỷ nhà Ngô (939 - 967). Tác giả tập trung trình bày khái quát các
giai đoạn lịch sử Việt Nam (2879 trước Công nguyên đến năm 967) trong đó
có sự nhận đị
nh, phân tích, bình luận và đưa ra các kết luận sâu sắc.

Phần 2 là Đại Việt sử ký tiền biên Bản kỷ, gồm 10 quyển, tác giả đề cập
đến thời kỳ lịch sử Việt Nam từ kỷ nhà Đinh (968) đến Kỷ hậu Trần, Kỷ
Thuộc Minh (1007 - 1427). Đặc biệt là từ quyển V thuộc Kỷ hậu Trần (1226)
đến quyển X thuộc Kỷ hậu Trần, Kỷ
thuộc Minh (1414 - 1427). Tác giả đi
sâu phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng như
sự khủng hoảng, suy vong của giai cấp quý tộc nhà Trần. Bàn về vua Trần
Dụ Tông, sử thần Phan Phu Tiên viết: “Phép nhà Trần nghiêm cấm đánh bạc
như vậy mà đến đời Dụ Tông còn ngang nhiên buông thả, chiêu nạp những
người nhà giàu vào cung đánh bạc. Về sau người trong nước bắt chước
không thể
cấm được, rốt cuộc vì tệ đánh bạc mà dẫn đến mất nước” [81, tr.
427]. Sách Cương mục nhận xét: “Dụ Tông nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ
làm cung điện nguy nga và tường vách chạm trổ, lãng phí tiền của, hoang
dâm, chơi bời, món gì Dụ Tông cũng mắc; cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy
được”. Tác phẩm cũng phân tích, đánh giá nguyên nhân thất bại của Hồ Quý
Ly, cũng như sự xâm lược c
ủa giặc Minh. Đó chính là những điều kiện, tiền
đề kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát
triển tư tưởng triết học Nguyễn Trãi.
Cũng trong hướng nghiên cứu này, còn có cuốn Lịch triều hiến chương
loại chí (hai tập), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962; hay tác phẩm Đại cương lịch
sử Việt Nam (toàn tập) do Trương Hữu Quýnh,
Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu
Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2010. Như tên gọi, đây là cuốn
sách trình bày khái quát, và khá sâu sắc tiến trình lịch sử phát triển lịch sử

7
Việt Nam, gồm 3 giai đoạn: Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến 1858,
lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm

2000. Trong đó ở các chương 7, 8, 9, 10 thuộc phần 4 của giai đoạn lịch sử
Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, các tác giả đã tập trung trình bày và
phân tích tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV và cuộc cải cách
của Hồ Quý Ly, phong trào kháng chiến chống Minh và cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đại Việt thế kỷ XIV
(thời kỳ Lê sơ) gắn liền với việc hình thành, phát triển tư tưởng triết học
Nguyễn Trãi.
Tóm lại, tất cả các công trình nghiên cứu, liên quan đến điều kiện lịch sử
hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, từ nhiều góc
độ khác nhau,
đều tập trung trình bày, chỉ ra rằng chính sự chuyển biến của xã hội Việt
Nam thế kỷ XIV – XV, đặc biệt là thực tiễn của cuộc kháng chiến chống giặc
Minh xâm lược hết sức gian khổ, nhưng vô cùng oanh liệt và yêu cầu củng
cố, xây dựng, phát triển nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ đã tác
động, ảnh hưởng và là cơ sở xã hội cho việc hình thành, phát triển tư t
ưởng
triết học của Nguyễn Trãi.
Chủ đề thứ hai nghiên cứu về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đó là
các công trình khảo cứu về cuộc đời và các bản văn liên quan đến tư
tưởng của ông.
Về chủ đề này nổi bật có các tác phẩm: Ức Trai tập, tập thượng quyển 1,
2, 3 Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Sài Gòn, xuấ
t bản năm 1971.
Quyển 1: Ức Trai thi tập gồm 109 bài thơ chữ Hán. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Năng Tĩnh nhận xét: “Văn có đủ sửa trị đời thì mới truyền cho đời được. Cứ
như thế, thì trong một nước văn hiến, như nước Đại Việt ta, đã có Ức Trai
tiên sinh” [70, tr. 24].
Qua Ức Trai thi tập đã thể hiện tư tưởng triết học của Nguyễ
n Trãi, đó là
tư tưởng về vai trò của nhân dân trong đời sống xã hội “chìm thuyền mới biết


8
dân như nước” (bài số 27, Quan hải) [70, tr. 60]; đó còn là tư tưởng về trời
đất, thiên mệnh “cây hiểm hay đâu mệnh tại trời” (bài số 27, Quan hải), [70,
tr. 60], và tư tưởng của con người suốt đời chỉ lo cho dân, cho nước: “lòng
nghĩ việc đời sinh tóc bạc” (bài số 37, Hoạ thơ tiên sinh) [70, tr. 70] với một
chí khí, một tâm hồn vĩ đại, một tấm lòng luôn lo trước cái lo của thiên hạ.
Quyể
n 2: Phụ lục Nguyễn Phi Khanh thi văn gồm 80 bài thơ. Thể hiện
Nguyễn Trãi có một người cha uyên bác, thông thái. Năm 19 tuổi ông đỗ tiến
sĩ và lý tưởng của ông cũng sống và hoạt động vì dân, vì nước.
Quyển 3: Ức Trai di tập văn loại gồm 32 bài. Đó là những bài chiếu
biểu gửi cho vua Minh, các tướng giặc Minh chiếm đóng trong các đồn;
chiếu cầu hiền tài. Ở đó thể hiện rõ t
ư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, đó là
tư tưởng về dân, về mệnh trời. Trong Chiếu hậu tự huấn (Dạy con nối ngôi)
để dạy thái tử, ông viết: “Cha đã dựng nền, mà con không xây nhà, lợp mái;
cha đã khẩn ruộng mà con không cấy lúa, trồng cây; như thế sao thành được
chí ta, sao giữ được nghiệp ta, mà mong truyền dõi lâu dài. Vả lại, trông
mong vào người có nhân, đó là dân. Chở thuyền, đắm thuyền cũ
ng lại là dân.
Giúp đỡ cho người có đức là trời, khó biết không thường cũng lại là trời” [70,
tr. 396].
Tiếp theo là Ức Trai tập, tập hạ, gồm quyển 4, 5, 6; Phủ Quốc vụ khanh
đặc trách văn hoá, Sài Gòn, xuất bản năm 1971. Trong quyển 4: Quân trung
từ mệnh tập, bao gồm các tập thư, từ gửi cho các tướng giặc Minh như: Thái
giám Sơn Thọ, Phương Chính, Vương Thông, Đả
Trung, Lương Nhữ Hốt.
Trong đó thể hiện rõ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng về
nhân nghĩa của ông. Trong quyển 5: Sự trạng (Các việc được chép). Quyển

này do Trần Khắc Kiệm soạn, khẳng định tài kinh bang tế thế của Nguyễn
Trãi, ông đã được Lê Lợi tin tưởng, phàm việc nước đều được bàn định. Ông
luôn ở cạnh Lê Lợi, thả
o thư từ gửi đi khuyến dụ các thành về hàng và từng
năm lần vượt hiểm vào thành của giặc.

9
Trong quyển 6: Ức Trai di tập (Dư địa chí). Quyển Dư địa chí có giá trị
to lớn về mặt lịch sử nước nhà. Ông đã khái quát lịch sử xã hội Đại Việt từ
thời kỳ dựng nước - vua Hùng. Đặc biệt Nguyễn Trãi đã mô tả rất rõ vị trí địa
lý của Đại Việt rằng: “Nước ta mở nước có núi, có sông, phía Đông tới bể,
phía Tây giáp Thục (tỉ
nh Vân Nam, Trung Quốc), phía Nam tới Chiếm
Thành, phía Bắc tới Động Đình (tên Hồ ở đất Sở)”. Đây là bộ sách đã khảo
cứu và ghi chép khá đầy đủ liên quan đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Gồm cả
tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải giúp ích cho người nghiên cứu tiếp
cận bản gốc liên quan trực tiếp đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi.
Về chủ đề này còn phải kể đế
n tác phẩm Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976. Đây cũng là công trình được khảo cứu và
sưu tập khá công phu, toàn diện các bản văn liên quan đến tư tưởng triết học
Nguyễn Trãi. Tác phẩm gồm: Phần giới thiệu, các tác giả đã khẳng định lịch
sử Việt Nam có không ít những anh hùng cứu nước. Trong số các anh hùng
của dân tộc chúng ta, thì Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễ
n
Trãi, Nguyễn Huệ là những nhân vật lỗi lạc nhất.
Phần tiểu sử Nguyễn Trãi, qua nghiên cứu cuộc đời Nguyễn Trãi về tất
cả các mặt, các tác giả đã trình bày những đặc điểm quan trọng nhất: Nguyễn
Trãi là nhân vật yêu nước nồng nàn, là một mưu sĩ uy tín trong nghĩa quân
Lam Sơn. Ông là nhà kinh bang tế thế rất hiếm có của dân tộc Việt Nam

trong thời đại phong kiến, trước sau lúc nào c
ũng luôn luôn trung thành với
lý tưởng của mình, sống cuộc đời giản dị thanh cao. Nguyễn Trãi rất tự hào
về lịch sử dân tộc, tin tưởng ở tương lai của dân tộc. Ở ông, ý thức dân tộc đã
phát triển đến trình độ cao. Ông cũng là người đã đưa chiến tranh nhân dân,
chiến tranh du kích đến đỉnh cao của nó. Trong cuộc kháng chiến chống
Minh, Nguyễn Trãi đã đề ra và thực hiện chính sách vừa đánh vừa
đàm từ
đầu cho đến cuối. Chính sách địch vận tài tình của Nguyễn Trãi đã làm cho
nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Minh bớt đi sự hy sinh xương máu.

10
Ở Nguyễn Trãi chữ “thời” nổi bật lên như một sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ
hệ thống tư tưởng của ông. Đó chính là thời cơ và thời thế.
Các tác giả còn cung cấp cho chúng ta hiểu không chỉ về thân thế sự
nghiệp Nguyễn Trãi mà cả những vấn đề sự biến lịch sử như vụ án Lệ Chi
Viên và cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi. Đồng thờ
i các tác giả còn cung
cấp chúng ta một cách hệ thống, đầy đủ các bản văn của Nguyễn Trãi liên
quan đến hệ thống tư tưởng về triết học, quân sự, ngoại giao, giáo dục,… qua
các tác phẩm: Lam Sơn thực lục, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Truyện
cũ về Băng Hồ tiên sinh, Văn bia Vĩnh Lăng, Quân trung từ mệnh tập, Chiếu
biểu viết dưới triều Lê, Dư địa chí, Ức Trai thi tập, Qu
ốc âm thi tập. [72, tr.
845]. Cùng với chủ đề này còn có các công trình Nguyễn Trãi cuộc đời và sự
nghiệp, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000. Đây là tác phẩm chọn
lọc, tập trung phân tích kỹ cuộc đời, sự nghiệp hoạt động chính trị, tư tưởng,
văn hóa của Nguyễn Trãi, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Minh và triều
đại Lê sơ. Hay cuốn Thơ văn Nguyễn Trãi (Tuyển chọn) c
ủa Phan Sĩ Tấn,

Trần Thanh Đạm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 1980, Nguyễn Trãi
của Nguyễn Thiên Thụ, Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn, xuất bản năm 1973.
Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa dân tộc, Viện Văn học Việt Nam. Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1980. Và, công trình Nguyễn Trãi về
tác giả và tác phẩm (tuyển chọn) của Nguyễn Hữu Sơn, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, xuất bản năm 2002. T
ất cả các công trình nghiên cứu trên, đã cung cấp
cho tác giả luận án một cách khá đầy đủ và có căn cứ khoa học các sử liệu và
văn bản gốc liên quan đến thân thế, cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt là những
nội dung tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, qua thơ, văn, chiếu, biểu, dụ
bằng chữ Hán và chữ Nôm, được dịch nghĩa, chú giải một cách khoa học.
Ch
ủ đề thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về nội dung, đặc điểm
tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Về chủ đề này, tiêu biểu các tác phẩm như:
Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, Nxb. Thành phố

11
Hồ Chí Minh, năm 1993. Trong đó các giả nêu bật giá trị văn hóa truyền
thống, lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, cao cả của Nguyễn Trãi. Tiếp
đến là tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 7 tập của Nguyễn Đăng
Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 1991. Nhìn chung, đây là công
trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam khá phong phú. Trong đó tập
1 nghiên cứu về Tư tưở
ng bình dân Việt Nam; Tập 2 nghiên cứu về tư tưởng
Việt Nam Thời Bắc thuộc và thời Đinh Lê (từ thế kỷ II trước Công nguyên
đến thế kỷ X). Trong đó công trình đã hệ thống, phân tích 2 dòng tư tưởng
lớn của Việt Nam ở giai đoạn này là Tư tưởng bình dân và Tư tưởng bác học;
Tập 3 với tiêu đề Thời Lý, nghiên cứu tư tưởng Việ
t Nam thời nhà Lý; Tập 4
với tiêu đề Tư tưởng Việt Nam thời Trần (1225 - 1400), công trình được kết

cấu thành 7 vấn đề: Một là, bối cảnh xã hội chính trị Lý mạt Trần sơ; hai là,
Trần Thái Tông với Quốc học; ba là, Trúc Lâm bí quyết hay thiền học thời
Trần; bốn là, triết học Trúc Lâm Yên Tử - Tam tổ; năm là, Quốc học thời
Trần; sáu là, đạo làm tướng với Binh pháp thời Trần; bả
y là, tư tưởng chính
trị thời Trần; Tập 5 với tiêu đề Tư tưởng Việt Nam thời Hồ (1380 - 1407), với
248 trang, đã trình bày và phân tích khái quát các nội dung như: Một là, hoàn
cảnh xã hội chính trị cuối thời Trần; hai là, tư tưởng Nho Phật xung đột; ba là,
tư tưởng Pháp trị của Hồ Quý Ly, trong đó công trình đã chỉ ra sự bất lực và
suy thoái của nhà Trần và vai trò của Hồ Quý Ly trước tình hình khủng
hoảng c
ủa lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ; bốn là, lai lịch họ Hồ; năm là,
dẹp đối phương, củng cố thế lực; sáu là, công cuộc cải cách; bảy là, Trần
Nguyên Đán với huyền học thời Trần; tám là, nghĩa sĩ với ý thức dân tộc.
Tập 6 và tập 7 được trình bày trong một cuốn sách, trong đó tập 6 với
tiêu đề Nguyễn Trãi với khủng hoảng ý thứ
c hệ Lê - Nguyễn (1380 - 1442)
với tổng số 302 trang. Nội dung tập 6 được kết cấu thành 5 mục: Một là,
Nguyễn Trãi; hai là, sự khủng hoảng ý thức hệ xã hội; ba là, Việt Nam thế kỷ
XVI, XVII; bốn là, Nguyễn Dữ; năm là, Tam giáo trong Lâm truyền kỳ ngộ

12
và Truyền kỳ mạn lục. Tập 7 với tiêu đề Tư tưởng tổng hợp của Lê Quý Đôn
(1724 - 1784) đã đi sâu phân tích về tư tưởng của Lê Quý Đôn trên các mặt
như: Cuộc đời và sự nghiệp triết học biện chứng lý khí, siêu hình học, vũ trụ
quan, tinh thần và vật chất - tri thức lý luận, nhân sinh quan - đạo đức, chính
trị học, định đề, phản đề, tổng hợ
p đề. Tuy nhiên, tác phẩm trình bày thiếu
tính hệ thống và tính khái quát; tản mạn, tùy hứng, trích dẫn thiếu xuất xứ;
trình bày các giai đoạn, nội dung lịch sử tư tưởng Việt Nam nhưng lại lấy

niên đại, các triều đại phong kiến Trung Quốc làm căn cứ.
Cùng với chủ đề nghiên cứu này, đó là công trình Lịch sử tư tưởng Việt
Nam, tập 1 do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nộ
i,
xuất bản năm 1993, đã được tập thể tác giả kết cấu thành 7 phần, 23 chương.
Phần mở đầu với tiêu đề Mấy vấn đề lý luận và phương pháp luận của
môn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhóm tác giả đã đi sâu phân tích nhằm đưa
ra “một quan niệm phù hợp hơn, sát với thực tế lịch sử hơn, và gắn với
chuyên ngành lị
ch sử triết hơn”. Phần thứ nhất với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ
tiền sử và sơ sử, trong phần này đã khái quát thành hai gian đoạn, đó là tư
tưởng thời nguyên thủy, tư tưởng buổi đầu dựng nước. Phần thứ hai với tiêu
đề Tư tưởng thời kỳ đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc (Bắc thuộc từ
cuố
i thế kỷ II trước Công nguyên đến đầu thế kỷ X). Phần thứ ba với tiêu đề
Tư tưởng thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập (từ thế kỷ X đến thế
kỷ XIV), các tác giả đã trình bày, phân tích những bước phát triển mới trong
tư tưởng nói chung của các nhà tư tưởng về các mặt như: tư tưởng chính trị -
xã hội (trong Chương VIII: Sự phát tri
ển của tư tưởng chính trị - xã hội), tư
tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn (trong Chương IX: Trần Quốc Tuấn - Nhà
quân sự thiên tài, nhà tư tưởng lỗi lạc), tư tưởng thiền học thời Đinh, Lê, Lý,
Trần (trong Chương X), hay tư tưởng Nho giáo, và sự phê phán Phật giáo ở
cuối thế kỷ XIV (trong Chương XI). Phần thứ 4 với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ

ổn định và thịnh vượng của chế độ phong kiến (Thế kỷ XV) được trình bày

13
qua 4 chương, từ trang 233 đến trang 332. Phần này đã tập trung luận giải
tình hình chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng cũng như những ảnh hưởng của

nó đối với việc hình thành tư tưởng thời kỳ này, từ đó công trình đã khái quát
những tư tưởng cơ bản của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các nhà sử học
thời Lê. Phần thứ 5 gồm 4 chương, 77 trang (từ trang 333 đến trang 400) với
tiêu đề T
ư tưởng thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của chế độ phong kiến (từ
thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII). Từ việc phân tích những điều kiện xã hội, văn
hóa tư tưởng, phần này đã trình bày khái quát nội dung quan điểm của các
nhà tư tưởng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan và
tư tưởng Phật giáo từ thế kỷ XVI đến
đầu thế kỷ XVIII. Phần thứ 6 với tiêu
đề Tư tưởng thời kỳ các cuộc chiến tranh nông dân và sụp đổ của các chính
quyền Đàng trong, Đàng ngoài được nhóm tác giả trình bày từ Chương XX
đến chương XXIII nhằm làm rõ: Một là, tình hình xã hội, văn hóa, tư tưởng ở
thời kỳ này; hai là, khái quát các quan điểm của ba nhà tư tưởng tiêu biểu của
thời kỳ này là Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm.
Trong hướng nghiên cứu này, ti
ếp theo còn có cuốn sách Tư tưởng
Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Võ Xuân Đàn, Nxb. Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 1996. Trong đó, tác giả tập trung trình bày,
phân tích một số vấn đề: Một là, sơ lược về hoàn cảnh xã hội và cuộc đời
Nguyễn Trãi. Tác giả đã giúp người đọc thấy được xã hội Đại Việt cuối thế
kỷ XIV, đầu thế kỷ XV là xã hội ch
ứa chấp nhiều mâu thuẫn, và là giai đoạn
với những biến động sâu sắc. Tầng lớp quý tộc, quan liêu nhà Trần ngày
càng suy đồi, tăng cường bốc lột vơ vét để hưởng thụ sau những năm tháng
kháng chiến. Nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly chiếm ngôi vua Trần, tự xưng là
hoàng đế, nhưng cải cách của Hồ Quý Ly cũng bị thất bại vì không thu phục
được lòng dân. Lợi dụng khủ
ng hoảng của xã hội Đại Việt, giặc Minh tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi đã hình

thành, phát triển từ điều kiện lịch sử, xã hội ấy. Về cuộc đời Nguyễn Trãi,

14
cuốn sách khẳng định, Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình bình dân,
nhưng vốn thông minh, lại chăm chỉ dùi mài kinh sử nên đến tuổi thanh niên
ông đã nổi tiếng là người học giỏi trong giới Nho học: “Thanh niên phương
dự ái Nho lâm - Thuở thanh niên tiếng thơm ngát rừng Nho”. Năm 20 tuổi,
ông thi đỗ tiến sĩ và được bổ làm quan trong Ngự Sử đài với chức Chánh
trưởng. Về sự nghiệp của Nguyễn Trãi, tác giả khẳ
ng định Nguyễn Trãi là
người tài năng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, tư tưởng, văn hóa,
giáo dục, lịch sử, địa lý, ngoại giao, văn thơ, nghệ thuật và cuộc đời, sự
nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp “kinh bang tế thế”. Hai là, nguồn gốc
và các giai đoạn hình thành toàn bộ tư tưởng Nguyễn Trãi. Theo tác giả có
ba nhân tố góp phần hình thành nên tư tưở
ng của Nguyễn Trãi; đó là chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam; là sự tiếp thu những yếu tố tích cực
từ các học thuyết Nho, Phật, Lão; và nhân tố chủ quan thiên tài Nguyễn Trãi.
Ba là, tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tác giả đã trình bày, phân tích tư tưởng
chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng đạo đức, giáo dục và mỹ học. Bốn là, tư
tưởng của Nguyễn Trãi trong ti
ến trình lịch sử Việt Nam. Tác giả tập trung
phân tích, đánh giá vị trí và những giá trị vĩnh cửu của tư tưởng Nguyễn Trãi
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Đó còn là công trình Nguyễn Trãi anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới của Nguyễn Minh Tường, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, năm 2003. Cuốn sách gồm 3 chương; Chương 1: Gia đình, thân thế
của Nguyễn Trãi. Tác giả đã trình bày về gia đ
ình, hậu duệ của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và làm quan với nhà Lê từ 1416 -

1442; vụ án Lệ Chi Viên và cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi và việc
minh oan cho ông; Chương 2: Nguyễn Trãi đại anh hùng dân tộc. Tác giả tập
trung phân tích tư tưởng chiến lược của Nguyễn Trãi như đánh vào lòng
người, đó là “tâm công” tức làm tan rã đối phương trên lĩnh vực tinh thần và
tư tưởng khiến cho đối phương phải tâm ph
ục; hay tư tưởng dựa vào dân để

15
đánh lâu dài, xuất phát từ quan điểm nhận thức đúng đắn về vai trò của nhân
dân trong lịch sử: “Những quy mô to lớn, lộng lẫy đều là sức lao khổ của
quân dân” [72, tr. 196], “hướng về người nhân là dân, chở thuyền, làm lật
thuyền cũng là dân” [72, tr. 280 - 281]. Ông còn chỉ rõ binh quý ở chỗ thần
tốc và triệt để dùng chiến tranh du kích. Đặc biệt là nắm vững thời - thế;
Chương 3: Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế gi
ới. Tác giả đã phân tích và
làm rõ Nguyễn Trãi nhà tư tưởng kiệt xuất, qua tư tưởng về nhân nghĩa, tư
tưởng nhân dân, tư tưởng yêu nước của ông.
Đáng chú ý trong hướng nghiên cứu này là tác phẩm Đại cương lịch sử
tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Đại
học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2002. Cuốn sách ngoài lời nhà xuất bản,
danh m
ục tài liệu tham khảo thì nội dung được kết cấu thành 6 chương:
Chương 1, với tiêu đề Vài vấn đề về phương pháp luận, nhóm tác giả từ sự
khái quát các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố đi đến khái quát
các quan điểm khác nhau về câu hỏi Việt Nam có Tư tưởng triết học hay triết
học hay không? Và từ việc luận giải, phân tích sự khác nhau trong việc giải
quyết vấn đề c
ơ bản của triết học cũng như đặc trưng trong tư tưởng phương
Tây, phương Đông với tư tưởng Việt Nam, để từ đó chỉ ra các phương pháp
tiếp cận, nghiên cứu tư tưởng Việt Nam như: Khi nghiên cứu triết học Việt

Nam “không nên đi từ vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật
chất và ý thứ
c” mà có thể đi theo hai cách: Thứ nhất là, đi từ hiện tượng đến
những khái quát có tính chất triết học về nhân sinh quan, đạo lý làm người,
rồi đến thế giới quan; Thứ hai là, đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan rồi
đến lý luận đạo đức, đạo lý làm người, ngoài ra theo công trình này khi tiếp
cận triết học Việt Nam ngoài việc tiếp cận từ các “văn bản mang tính chất
bác học” thì cần tiếp c
ận qua các thơ ca, hò vè, ca dao, tục ngữ, ngụ ngôn,
tiếu lâm, phong giao… Hay nghiên cứu tư tưởng của các nhà tư tưởng Việt
Nam cần phải có quan điểm toàn diện, nghiên cứu “ở khắp mọi nơi, trong

16
hành vi, trong hành động, trong đối nhân xử thế, trong toàn bộ cuộc đời họ”.
Chương 2, với tiêu đề Cơ sở hình thành và đặc điểm của triết học Việt Nam,
nhóm tác giả đã khái quát cơ sở xã hội đối với việc hình thành tư tưởng triết
học Việt Nam, đặc biệt nhóm tác giả xuất phát từ việc phân tích ảnh hưởng
của phương thức sản xuất châu Á đến việ
c hình thành tư tưởng triết học của
Việt Nam, từ đó đã chỉ ra sáu đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam đó là: Tư tưởng Việt Nam “gắn với chủ nghĩa yêu nước, với công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước”; tư tưởng Việt Nam có hướng trội là “đi từ
nhân sinh quan đến thế giới quan”, trong đó “v
ấn đề trung tâm hang đầu là
vấn đề con người, đạo làm người”; tư tưởng triết học Việt Nam là “sự thể
hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc”; tư
tưởng triết học Việt Nam xét trên bình diện vấn đề cơ bản của triết học thì
“khuynh hướng duy tâm tôn giáo trội hơn khuynh hướng duy vật vô thần”; tư
tưởng triết học Việt Nam hướng n
ội “lấy trong giải thích ngoài”, và tính biện

chứng trong tư tưởng triết học Việt Nam “nghiêng về thống nhất”, “đi theo
vòng tròn tuần hoàn”. Chương 3, với tiêu đề Vài nét về kinh tế, xã hội và thế
giới quan của người Việt thời tiền sử, nhóm tác giả trình bày khá khái quát
về các giai đoạn trong thời tiền sử, về triều đại, về nền kinh tế, văn hóa xã
hội, tư tưởng, tôn giáo và đặc tr
ưng trong các giai đoạn ở thời kỳ này.
Chương 4, với tiêu đề Tư tưởng triết học Việt Nam trong cuộc đấu tranh thời
Bắc thuộc, công trình đã trình bày khái quát quá trình sự du nhập của Nho
giáo, Phật giáo, Đạo giáo vào nước ta. Chương 5, với tiêu đề Tư tưởng triết
học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, (chủ yếu thời Lý - Trần), nhóm tác
giả đã trình bày nh
ững tư tưởng triết học của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi,
Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Thảo Đường, Trần Thái Tông, Tuệ
Trung Thượng Sỹ, Thiền Trúc Lâm Yên Tử, Binh pháp Trần Quốc Tuấn và
tư tưởng Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Chương 6, với tiêu đề Tư tưởng

17
triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến 1858. Trong chương này, các tác giả đã
trình bày khái quát tư tưởng triết học của các nhà tư tưởng như: Nguyễn Trãi,
Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan,
Hương Hải Thiền sư, Chân Nguyên Thiền sư, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,
Ngô Thì Nhậm, Minh Mệnh, Nguyễn Đức Đạt và khái quát chung về thế giới
quan, nhân sinh quan triều Nguyễn. Như vậy, có thể nhận thấy r
ằng đây là
một trong số ít các công trình khi nghiên cứu vấn đề này đã lấy tiêu đề Lịch
sử tư tưởng triết học Việt Nam, với 224 trang sách, nhìn chung đây là một
công trình khái quát khá toàn diện và sâu sắc về những vấn đề triết học trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam. Điều đó thể hiện sự cố gắng, nghiêm túc, công
phu trong nghiên cứu của nhóm tác giả.

Tiếp đến, phả
i kể đến công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thế kỷ XIX, do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2011; cuốn sách là kết quả cuộc Hội thảo khoa học của trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Trong đó có
các bài viết tập trung vào nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi như là:
Góp phần tìm hi
ểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi; Về tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi; Quan niệm quốc gia dân tộc trong Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi. Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi còn được trình bày trong
tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông, do Doãn Chính chủ biên, Nxb.
Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2012, trong đó tác giả đã trình bày, phân
tích khái quát tư tưởng triết học Nguyễ
n Trãi trên các mặt như: về thiên
mệnh, quan điểm về thời thế, quan điểm về nhân nghĩa, quan điểm dân là
gốc…
Đánh giá về sự nghiệp, cuộc đời và giá trị tư tưởng của Nguyễn Trãi
cũng có nhiều tác phẩm. Trước hết, đó là công trình Kỷ niệm 600 năm ngày
sinh của Nguyễn Trãi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1962. Trong tác
phẩm này cố Thủ tưởng Ph
ạm Văn Đồng đã nhận xét: “Nguyễn Trãi là một

18
tiêu biểu rất đẹp của thiên tài Việt Nam, tiêu biểu về sự nghiệp giữ nước và
dựng nước, về xây dựng cuộc sống với những tình cảm đẹp đẽ giữa người và
người, thiên tài lộng gió bốn phương và vẫn giữ nguyên vẹn bản lĩnh và tinh
hoa của dân tộc, kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cao quý của mình cùng với
những sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân thế giới. Nguy
ễn Trãi là một bài
học lớn vô cùng quý báu đối với chúng ta ngày nay”; tiếp theo là các tác

phẩm Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi, Viện Khoa học xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh, 1980; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân
tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980; Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự
nghiệp của Trần Huy Liệu, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000;
Nguyễn Trãi - về tác giả và tác phẩm (tuyển ch
ọn) của Nguyễn Hữu Sơn,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2002; Nguyễn Trãi trên đất Thanh, Nxb. Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2003.
Đặc biệt trong đó là cuốn Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi, Nxb. Văn học, Hà Nội, xuất bản năm1980. Đây là công trình
tập hợp các bài nghiên cứu về Nguyễn Trãi của các nhà nghiên cứu có tên
tuổi đã tiếp cận và đưa ra những nhận xét, đánh giá v
ề nhiều mặt về Nguyễn
Trãi như: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc của cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng; Nguyễn Trãi là người tài đức vẹn toàn của Trần Huy Liệu; Nguyễn
Trãi, người đứng đầu một một phái yêu nước thân dân, có lý tưởng xã hội
cao cả của Trần Văn Giàu; “Đại cáo bình Ngô” bản tuyên ngôn của một dân
tộc anh hùng và văn hiến của Vũ Khiêu,… và ph
ần phụ lục ghi lại những lời
nhận định, đánh giá của các nhà tư tưởng Việt Nam qua các thế hệ khác nhau
như Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Lê Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm,
Ngô Thì Sỹ, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phạm Đình Hổ, Dương Bá Cung,
Nguyễn Năng Tĩnh, Cao Bá Quát…
Ngoài ra còn có các bài báo khoa học Về tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn
Trãi của Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương đăng trên tạp chí Triết học

19
số 5 năm 2006; Tìm hiểu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi của Doãn Chính,
đăng trên tạp chí Triết học số 9 năm 2009; Luận văn thạc sĩ Triết học của
Nguyễn Thị Hương năm 2005; tất cả đã góp phần giúp tác giả luận án tìm

hiểu một cách hệ thống và toàn diện tư tưởng triết học Nguyễn Trãi trên các
mặt thế giới quan, nhân sinh quan, chính trị xã h
ội và đặc biệt là những đánh
giá của các công trình trên về giá trị, ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng, dưới các góc
độ nhà văn hoá, nhà tư tưởng và nhà chính trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án:
Thông qua việc tìm hiểu nội dung tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, luậ
n
án nhằm đánh giá, rút ra những đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng triết học của
ông, từ đó nêu lên những giá trị lịch sử của nó đối với thực tiễn lịch sử xã hội
Việt Nam thế kỷ XIV - XV cũng như đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập
quốc tế, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án:
Để đạt được mục đích trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Một là, trình bày những cơ sở xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng
triết học Nguyễn Trãi, qua phân phân tích những đặc điểm, yêu cầu xã hội
Việt Nam thế kỷ XIV - XV và đặc biệt là thực tiễn của cuộc kháng chiến
chống giặc Minh; cùng với sự
ảnh hưởng của tư tưởng “tam giáo” và tư
tưởng văn hoá Việt Nam truyền thống.
- Hai là, trình bày và phân tích những nội dung tư tưởng triết học cơ bản
của Nguyễn Trãi qua các vấn đề về vũ trụ, trời đất, vạn vật, về nhận thức và
giáo dục, về nhân sinh, và về chính trị - xã hội.
- Ba là, trên cơ sở nội dung tư tưởng triết học cơ
bản của Nguyễn Trãi,
luận án rút ra những đặc điểm chủ yếu và từ đó nêu lên những giá trị, ý nghĩa
lịch sử trong tư tưởng triết học của ông đối với tiến trình phát triển của lịch


20
sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với yêu cầu của thực tiễn lịch sử xã hội
Đại Việt thời Lê sơ nói riêng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam nói chung.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án không nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng và cuộc đời của
Nguyễn Trãi nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng triết họ
c chủ
yếu của ông mà thôi.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và đạt được mục đích và nhiệm vụ trên, luận án dựa trên cơ
sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời tác giả còn sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như
: lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp,
quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh… để nghiên cứu và trình bày luận
án; và luận án được tác giả tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử và triết học
văn hóa.
5. Cái mới của luận án
- Một là, luận án đã trình bày, phân tích một cách hệ thống tư tưởng triết
học Nguyễn Trãi, góp phần làm sâu sắc nội dung tư tưởng của ông qua
những vấn đề về thế giới quan, về nhận thức và giáo dục, về nhân sinh quan,
về chính trị - xã hội;
- Hai là, luận án đã trình bày, phân tích, lý giải làm rõ những đặc điểm
cơ bản trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi; đó là tính kế thừa, dung hợp và
khai phóng; tính thực tiễn sinh động; tính nhân văn cao cả. Từ đó luận án đã
rút ra những giá trị và ý nghĩa lịch sử củ
a tư tưởng triết học Nguyễn Trãi về
mặt lý luận và về mặt thực tiễn đối với quá trình phát triển của lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam và đối với công cuộc kháng chiến chống giặc Minh,

xây dựng quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XIV - XV cũng như đối với sự nghiệp
đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dự
ng và bảo vệ đất nước hiện nay.

21
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ nội
dung, đặc điểm và những giá trị lịch sử trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi,
trên các mặt quan điểm về thế giới, quan điểm về nhận thức và giáo dục, về
nhân sinh và về vấn đề chính trị - xã hội, từ đó giúp ngườ
i đọc có sự hiểu biết
sâu sắc hơn nội dung, giá trị tư tưởng triết học của ông.
Về ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc trình bày một cách hệ thống nội
dung và đặc điểm tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, những giá trị lịch sử to
lớn, cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn mà luận án rút ra trong tư tưởng
c
ủa ông, trên các phương diện tư tưởng triết học, chính trị, quân sự, văn hoá,
khoa học, đặc biệt là tư duy triết học, thực sự là những bài học lịch sử bổ ích
góp phần vào việc giữ gìn và phát huy cốt cách, bản sắc, truyền thống văn
hóa Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói
chung. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khả
o trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho sinh viên và
học viên cao học trong các ngành Triết học, Văn hóa học, Sử học trong các
trường cao đẳng và đại học.
7. Kết cấu cơ bản của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu 3 chương 6 tiết.

22

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI

1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VIỆT NAM THẾ KỶ XIV - XV CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC NGUYỄN TRÃI
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội và ý thức
xã hội có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau; trong đó tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội. Ngược lại, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương
đối, nó tác động trở lại tồn tại xã hội. Do vậy mọi tính chất, nội dung, khuynh
hướng của ý thứ
c xã hội suy cho đến cùng đều chịu sự tác động và chi phối
của tồn tại xã hội.
Là một trong những hình thái ý thức xã hội, tư tưởng triết học luôn luôn
phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Đúng như C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nói: “Chính con người khi phát triển sự sản xuất vật chất và
sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiệ
n thực đó của
mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quy định
đời sống mà chính đời sống quy định ý thức” [42, tr. 38]. Sự hình thành và
phát triển tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài tính tất
yếu đó. Một mặt, tư tưởng triết học của ông bị chi phối bởi đặc điểm, nhu cầu
xã hội Đại Vi
ệt thế kỷ XIV - XV; mặt khác, nó là sự kế thừa những tiền đề tư
tưởng triết học trước đó, cùng với sự phản ánh, chắt lọc những tinh hoa giá
trị văn hóa của dân tộc. Như C.Mác đã chỉ rõ: “Các triết gia không mọc lên
như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà

dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lạ
i trong những tư
tưởng triết học” [41, tr. 156]. Vì thế nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn

23
Trãi chúng ta không thể không tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh lịch sử và điều
kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, cũng như những tiền đề lý luận hình
thành tư tưởng triết học của ông.
1.1.1. Sự biến chuyển xã hội Việt Nam thế kỷ XIV - XV và thực tiễn
chống quân Minh xâm lược với sự hình thành tư tưởng triết học của
Nguyễn Trãi
Có thể nói tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi hình thành và phát triển,
phản ánh và bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng nhất của điều kiện lịch sử
xã hội Đại Việt ở thế kỷ XIV - XV. Một là, sự chuyển biến xã hội từ nhà
Trần sang nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược; và hai là,
thực tiễn nhu cầu củng cố, xây d
ựng và phát triển nhà nước phong kiến tập
quyền Đại Việt thế kỷ XV - triều đại Lê sơ. Chính vua Lê Nhân Tông đã nói:
“Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp giặc, giúp đức Thái
Tông sửa sang thái bình” [65, tr. 252]
Trước hết, về sự chuyển biến của xã hội Đại Việt thế kỷ XIV - XV, như
chúng ta đã biết, thế kỷ XIII, nhà Trần thay thế nhà Lý mở ra một thời kỳ
tiếp tục phát triể
n cao hơn của xã hội Đại Việt, nhà Trần đã tạo ra một nền
chính trị thống nhất, ổn định và một nền văn hóa độc lập, thoát dần khỏi sự
ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, và một hệ tư tưởng độc lập làm chỗ dựa về
mặt tinh thần vững chắc cho xã hội Đại Việt. Với ba lần đánh tan quân
Nguyên, kẻ thù mạ
nh nhất thế giới thời kỳ phong kiến, đã khẳng định sự lãnh
đạo tài tình của các vua nhà Trần và sức mạnh đoàn kết một lòng của quân

dân Đại Việt.
Sử thần Ngô Thì Sĩ viết: “Triều nhà Trần từ năm Nguyên phong đời
Thái Tông đến khi ấy trải qua ba đời vua. Trong khoảng vài chục năm, quân
Nguyên nhiều lần sang cướp phá. Mỗi lần có tin báo ngoài biên giới, thì ắt tự
ra ngoài trông coi. Việc quân chọn ngườ
i ủy thác coi giữ kinh thành, vợ con
của cải đều cất đặt trước khi sự việc xảy ra, không để cho giặc lợi dụng.

24
Đường vua đi khi thì phía đông, khi thì phía tây, không nhất định; dinh vua ở
khi thì dưới nước, khi trên bờ không nhất định ở đâu. Đó không phải là khiếp
sợ. Có lẽ nhà vua ở ngoài dễ kêu gọi mọi người, cổ vũ tướng sĩ. Thanh niên
trai tráng đều là lính, của nhà giàu đều là lương.
Thời cơ có thể nắm thì cổ vũ cho tiến lên; thế lực chưa đủ, thì tùy tiện
mà lui giữ. Khi tiến lên thì như sấm sét kinh động, khi im l
ặng thì như rồng
rắn ẩn mình không ai lường được. Hơn nữa, bản thân ra trận thì mưu cơ được
quyết định ngay, thưởng phạt được thi hành ngay. Các tướng tuân theo mệnh
lệnh, ba quân vui vẻ hy sinh. Nếu cứ bo bo làm kế giữ thành, kẻ địch có thể
xem đó là sào huyệt, nó sẽ chặn bên trong khiến cho đường vận chuyển
không thông; chặn bên ngoài khiến cho quân tiếp viện không đến. Như vậy
lương hết, lự
c cùng thì điều bại vong có thể ngồi mà đợi. Đó chính là điều
mà nhà Trần thắng được giặc Nguyên, cũng là đường lối hay trong việc đánh
địch và thắng địch. Hơn nữa binh quyền thuộc Trần Hưng Đạo, giao trọng
trách để đòi hỏi sự thành công. Vậy còn lo gì tướng sỹ không tuân lệnh, sự
thành công lại không nhanh chóng. Muốn biết công nhà Trần thắng giặc nên
tìm ở hai điểm đó.” [81, tr. 470]
Sau ba cuộc chiến thắng oanh liệt đế chế Nguyên - Mông, những khó
khăn về kinh tế, xã hội của đất nước do phải huy động sức dân chống giặc

ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước dần dần
được khắc phục, xã hội Đại Việt trở lại ổn định và phát triển. Tuy nhiên, vào
nửa sau thế kỷ XIV, xã hội Đại Việ
t đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Đó là sự suy thoái về kinh tế, sự băng hoại về chính trị xã hội, sự sa
đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền và cuộc sống cực khổ của nhân dân lao
động trong xã hội.
Về kinh tế, nền sản xuất nông nghiệp sa sút, nhà nước không còn đủ sức
quan tâm đến việc tu bổ và bảo vệ đê điề
u và các công trình thủy lợi, cho nên
nông nghiệp đình đốn, nạn hạn hán, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra,

25
nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và bán cả bản thân mình làm nô tỳ cho
quý tộc và tầng lớp địa chủ giàu có. Ngân quỹ quốc gia trống rỗng, triều đình
đã phải nhiều lần bán quan tước cho nhà giàu để bổ sung ngân quỹ, và tăng
thuế bằng cách thu mỗi hộ đinh nam phải đóng ba quan tiền thuế hàng năm.
“Theo lệ cũ, các trấn hễ có việc binh thì lệnh cho mỗi huyện có bao nhiêu
ruộng thì phải nộp bao nhiêu vàng, b
ạc, tiền, lụa, không tính thêm số nhân
đinh sinh ra, cũng không trừ bớt theo số người đã chết.” [75, tr. 165]
Về chính trị xã hội, bộ máy chính quyền từ triều đình đến địa phương
suy thoái, rệu rã. Việc chia bè kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc dẫn đến nội
bộ càng rối ren. Bọn gian thần tìm cách lũng đoạn việc triều chính. Nhân dịp
này tầng lớp quý tộc phong kiến ra sức mở rộng điề
n trang, thái ấp, đồng thời
tăng thêm số lượng tầng lớp nông nô, nô tỳ để củng cố địa vị thống trị ở các
địa phương của mình. Ở cấp trung ương, đến triều vua Trần Dụ Tông (1341 -
1369), hiện tượng suy thoái trong triều đình ngày càng gia tăng. Trần Dụ
Tông sai dân chúng đào hồ lớn ở vườn Ngự, chất đá làm núi, bốn biển đào

kênh thông với sông lớn để l
ấy nước vào hồ làm chỗ vui chơi, thưởng ngoạn.
Bọn quan lại nhân cơ hội đó thả sức bắt quân dân xây dựng dinh thự, đền đài,
chùa chiền, nuôi con hát phục vụ chơi bời. Trong triều đình xuất hiện hàng
loạt tên nịnh thần và việc triều chính ngày càng lũng đoạn. Trước tình hình
đó, tư nghiệp Quốc Tử Giám là Chu Văn An đã nhìn thấy nguy cơ đe dọa
triề
u đình và ông dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần bao gồm Hoạn quan chi
hậu cục Mai Thọ Đức, Viên ngự y Trâu Canh, Chính chưởng phụng ngự Bùi
Khoan, Văn hiến hầu, Hành khiển tả y lang trung Nguyễn Thanh Lương,
Hành khiển hữu ty, hữu bộc, xạ Tâm Đức Ngưu, Đồng binh chương sự Đoàn
Nhữ Cầu. Nhưng vua Dụ Tông không nghe, ông đã xin trả ấn từ quan. Bàn
về vua Trần Dụ Tông và tình hình xã hội thời kỳ này, Phan Phu Tiên nói:
“Nhà Tr
ần từ sau khi Dụ tông hoang dâm, phóng túng, lại thêm Chiêm
Thành xâm lược, quấy rối, thì giặc cướp rất nhiều. Chúng cướp của bắt người

×