Tải bản đầy đủ (.pdf) (313 trang)

(Luận án tiến sĩ) vật liệu kiến trúc đất nung thời lý, trần qua các đợt khai quật ở khu vực điện kính thiên từ năm 2011 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.65 MB, 313 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ NGỌC THỦY

VẬT LIỆU KIẾN TRÚC ĐẤT NUNG THỜI LÝ, TRẦN
QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT Ở KHU VỰC
ĐIỆN KÍNH THIÊN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ NGỌC THỦY

VẬT LIỆU KIẾN TRÚC ĐẤT NUNG THỜI LÝ, TRẦN
QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT Ở KHU VỰC
ĐIỆN KÍNH THIÊN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Tống Trung Tín

Hà Nội - 2018



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ BẢN ẢNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................5
6. Bố cục luận văn....................................................................................................5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU ...................................................................7
1.1. Tổng quan về tình hình phát hiện và nghiên cứu vật liệu kiến trúc đất
nung thời Lý, Trần khu vực Thăng Long – Hà Nội ...........................................7
1.1.1. Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954 ...................................7
1.1.2. Những phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1954 ..................................9
1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý,
Trần qua các đợt khai quật tại khu vực điện Kính Thiên năm 2011 - 2014 ..13
1.2.1. Vài nét về khu vực trung tâm và Chính điện Kính Thiên .....................13
1.2.2. Khai quật ở khu vực điện Kính Thiên trong các năm 2011-2014 .........15
1.2.2.1. Vị trí khai quật ...................................................................................15
1.2.2.2. Tầng văn hóa và dấu tích kiến trúc tiêu biểu các thời kỳ trong đợt
khai quật thám sát từ 2011 đến 2014 ..............................................................17
1.2.2.3. Tình hình phát hiện di vật ..................................................................19
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .........................................................................................21
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU GẠCH, NGÓI VÀ TRANG TRÍ TRÊN MÁI THỜI
LÝ, TRẦN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT TẠI KHU VỰC ĐIỆN KÍNH
THIÊN (2011-2014) .................................................................................................23

2.1. Gạch ...............................................................................................................23
2.1.1. Gạch hình chữ nhật ................................................................................23


2.1.1.1. Gạch hình chữ nhật thời Lý ...............................................................23
2.1.1.2. Gạch hình chữ nhật thời Trần ............................................................31
2.1.2. Gạch hình vng .....................................................................................35
2.1.2.1. Gạch hình vng thời Lý ...................................................................35
2.1.2.2. Gạch hình vng thời Trần ................................................................44
2.1.3. Gạch hình thang ......................................................................................48
2.1.4. Gạch hình bình hành ..............................................................................49
2.1.5. Gạch thỏi nhỏ ..........................................................................................49
2.1.6. Gạch vồ ....................................................................................................50
2.2. Ngói ................................................................................................................50
2.2.1. Ngói cong .................................................................................................50
2.2.1.1. Ngói dương (ngói ống) ......................................................................50
2.2.1.2. Ngói âm ..............................................................................................65
2.2.1.3. Ngói úp ...............................................................................................66
2.2.2. Ngói phẳng...............................................................................................69
2.2.2.1. Ngói mũi trịn .....................................................................................69
2.2.2.2. Ngói sen .............................................................................................70
2.2.2.3. Ngói mũi nhọn ...................................................................................74
2.2.2.4. Ngói mũi tù ........................................................................................76
2.2.2.5. Ngói mũi hình thang ..........................................................................76
2.2.2.6. Ngói mũi nhọn thân hình thang .........................................................77
2.2.2.7. Đuôi và các mấu cài ...........................................................................77
2.2.3. Một số loại hình ngói chưa xác định......................................................81
2.3. Các loại hình trang trí trên mái kiến trúc ..................................................82
2.3.1. Tượng rồng/ phượng ...............................................................................82
2.3.2. Tượng uyên ương ....................................................................................85

2.3.3. Cấu kiện lá đề ..........................................................................................88
2.3.3.1. Lá đề cân ............................................................................................89
2.3.3.2. Lá đề lệch .............................................................................................99
2.3.4. Ngói tạo hình linh thú ...........................................................................103


2.3.5. Đầu đao trang trí góc mái .....................................................................103
2.3.6. Diềm trang trí ........................................................................................104
2.3.7. Trang trí trên mơ hình ..........................................................................105
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................106
CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA VẬT LIỆU KIẾN TRÚC ĐẤT
NUNG THỜI LÝ, TRẦN TẠI KHU VỰC ĐIỆN KÍNH THIÊN (2011-2014) ...108
3.1. Đặc trƣng của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần tại khu vực điện
Kính Thiên ..........................................................................................................108
3.1.1. Đặc trưng của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý ..............................108
3.1.2. Đặc trưng của vật liệu kiến trúc đất nung thời Trần ..........................116
3.2. Giá trị của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần tại khu vực điện
Kính Thiên ..........................................................................................................122
3.2.1. Góp phần tìm hiểu diện mạo kiến trúc thời Lý, Trần ..........................122
3.2.2. Góp phần tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc thời Lý, Trần ......................125
3.2.3. Góp phần phản ánh một số đặc điểm lịch sử văn hóa thời Lý, Trần .....129
3.3.Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................131
KẾT LUẬN ............................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
PHỤ LỤC MINH HỌA


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng

tơi. Các số liệu thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng trong luận văn là trung
thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu khơng đúng sự thật,
tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Ngọc Thủy


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là kết quả của một q trình học tập và
nghiên cứu khơng ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của q thầy cơ giáo,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân đây, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với
PGS.TS Tống Trung Tín, thầy không chỉ là người hướng dẫn khoa học mà thầy cịn
ln ln động viên, chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều kiện trong q trình làm luận văn
này của tơi.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Khảo cổ học những người
đã dạy dỗ và chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn!
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng
Long Hà Nội đã ln động viên, góp ý, nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong dự án khai quật
và chỉnh lý điện Kính Thiên trong suốt q trình làm việc và làm luận văn này. Xin
cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ thư viện Viện Khảo cổ học.
Xin Trân Trọng!
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà nghiên
cứu và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn!
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Ngọc Thủy


[]

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
: Kích thước còn lại

BA

: Bản ảnh

BV
BD

: Bản vẽ
: Bản dập

BtNH
BtNĐ
BtTB
BtBN
BtHN
BtLSQG
BtLSVN
ĐHQG
ĐHKHXH&NV

ĐVSKTT
ĐKT
L
H1
H.1
HTTL
HD
HĐĐ
HMR
KCH
KHXH
KHV
KHQT
Lxt
NPHMVKCH
Nxb
nnk
sđd
TBKH

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

TTBTDSTLHN

: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội

tlđd

: Tài liệu đã dẫn

Bảo tàng Nhân Học
Bảo tàng Nam Định
Bảo tàng Thái Bình

Bảo tàng Bắc Ninh
Bảo tàng Hà Nội
Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Đại học Quốc gia
Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại việt sử ký tồn thư
Điện Kính Thiên
Lớp
Hố 1
Hình 1
Hồng thành Thăng Long
Hồng Diệu
Hố đất đen
Hố mở rộng
Khảo cổ học
Khoa học Xã hội
Không hoa văn
Khoa học quốc tế
Lớp xáo trộn
Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nhà xuất bản
Những người khác
Sách đã dẫn
Thông báo khoa học


TP
tr.
VLKT

VHTT
UBND TPHN

:
:
:
:
:

Trần Phú
Trang
Vật liệu kiến trúc
Văn hóa thể thao
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

DANH MỤC BẢN THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ
BẢN ẢNH
BẢN THỐNG KÊ
Bản 2.1. Các loại hình gạch khơng trang trí hoa văn thời Lý
Bản 2.2. Gạch in minh văn thời Lý
Bản 2.3. Các loại hình gạch khơng trang trí hoa văn thời Trần
Bản 2.4. Gạch in minh văn thời Trần
Bản kê 2.5. Gạch vng lát nền trang trí hoa văn thời Lý,Trần
Bản kê 2.6. Các loại hình ngói thời Lý, Trần
Bản kê 2.7. Các loại hình trang trí mái kiến trúc thời Lý, Trần
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01. Vị trí điện Kính Thiên và các di tích trong tổng thể khu Trung tâm HTTL
Sơ đồ 02. Khu vực điện Kính Thiên theo hệ lưới tọa độ HTTL
Sơ đồ 03. Vị trí các hố khai quật tại khu vực điện Kính Thiên các năm 2011-2014
Sơ đồ 04. Vị trí hố khai quật H1, H2, H3, H4 năm 2011

Sơ đồ 05. Vị trí hố khai quật H7 năm 2011
Sơ đồ 06. Vị trí hố khai quật năm 2012
Sơ đồ 07. Vị trí hố khai quật năm 2013
Sơ đồ 08. Vị trí hố khai quật năm 2014
BẢN VẼ
BV 01. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BV 02. Gạch hcn KHV và có ký hiệu thời Lý, TK 11-12
BV 03. Một số loại hình gạch KHV thời Lý, TK 11-12


BV 04. Gạch chữ nhật, thời Trần, TK 13-14
BV 05. Đầu ngói ống tt hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BV 06. Đầu ngói ống tt hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BV 07. Đầu ngói ống tt hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BV 08. Đầu ngói ống tt hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BV 09. Đầu ngói ống tt hoa văn, thời Lý, TK 11-12
BV 10. Đầu ngói ống tt hoa sen, thời Trần, TK 13-14
BV 11. Ngói ống lợp thân mái, thời Lý, TK 11-12
BV 12. Ngói ống lợp thân mái, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 13. Ngói úp, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 14. Ngói âm, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 15. Ngói sen lợp diềm mái, thời Trần, TK 13-14
BV 16. Ngói sen, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 17. Ngói sen, thời Trần, TK 13-14
BV 18. Ngói mũi nhọn, thời Trần, TK 13-14
BV 19. Một số loại ngói phẳng, thời Trần, TK 13-14
BV 20-23. Đi ngói phẳng, thời Trần, TK 13-14
BV 24. Một số loại hình ngói, thời Trần, TK 13-14
BV 25. Tượng Rồng/Phượng, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 26. Tượng uyên ương, thời Lý, TK 11-12

BV 27. Tượng uyên ương, thời Trần, TK 13-14
BV 28. Lá đề cân trang trí hình rồng và ngọc báu, thời Lý-Trần, TK 11-14
BV 29. Lá đề cân trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BV 30. Lá đề cân trang trí hình chim phượng, thời Lý, TK 11-12
BV 31. Lá đề cân trang trí hình chim phượng và dây lá, thời Trần, TK 13-14
BV 32. Lá đề lệch trang trí hình rồng, phượng, thời Lý, TK 11-12
BV 33. Lá đề lệch trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BV 34. Lá đề lệch trang trí hình chim phượng, thời Trần, TK 13-14
BV 35. Ngói úp nóc gắn phù điêu trang trí hình rồng/ phượng/un ương, thời LýTrần, TK 11-14


BV 36. Một số loại hình trang trí, thời Trần, TK 13-14
BV 37. Giả định cách lợp ngói sen trên mái kiến trúc
BV 38. Giả định cách lợp ngói sen và vị trí một số loại ngói trên mái, thời Trần, TK
13-14
BV 39. Giả định vị trí một số loại ngói và trang trí trên mái, thời Lý-Trần, TK 11-14
BẢN DẬP
BD 01. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BD 02. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BD 03. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BD 04. Gạch in/khắc minh văn thời Trần, TK 13-14
BD 05. Gạch vuông trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BD 06. Gạch vng trang trí hoa dây, thời Lý, TK 11-12
BD 07. Gạch vng trang trí hoa cúc và hoa dây, thời Lý-Trần, TK 11-14
BD 08. Gạch vng trang trí hoa cúc, thời Trần, TK 13-14
BD 09. Gạch vng trang trí hoa mẫu đơn và hoa chanh, thời Trần, TK 13-14
BD 10. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BD 11. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BD 12. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BD 13. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, mẫu đơn và hình rồng, thời Lý, TK 11-12

BD 14. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, thời Lý-Trần, TK 11-14
BD 15. Đầu ngói ống trang trí hoa sen, thời Trần, TK 13-14
BD 16. Lá đề cân trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BD 17. Lá đề cân trang trí hình chim phượng, thời Lý, TK 11-12
BD 18. Lá đề cân trang trí hình chim phượng, thời Trần, TK 13-14
BD 19. Lá đề lệch trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BD 20. Lá đề lệch trang trí hình chim phượng, thời Lý-Trần, TK 11-14
BẢN ẢNH
BA 01. Hiện trạng mặt bằng các hố khai quật năm 2011-2012
BA 02. Hiện trạng mặt bằng các hố khai quật năm 2013-2014


BA 03. Địa tầng hố khai quật năm 2013 – 2014
BA 04. Dấu tích tầng văn hóa thời Tiền Thăng Long
BA 05. Các dấu tích kiến trúc tiêu biểu thời Lý
BA 06. Các dấu tích kiến trúc tiêu biểu thời Trần
BA 07. Các dấu tích kiến trúc tiêu biểu thời Lê sơ
BA 08. Các dấu tích kiến trúc tiêu biểu thời Lê Trung hưng
BA 09. Các dấu tích kiến trúc tiêu biểu thời Nguyễn
BA 10. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BA 11. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BA 12. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BA 13. Gạch in minh văn thời Lý, TK 11-12
BA 14. Gạch khơng trang trí hoa văn và có ký hiệu thời Lý, TK 11-12
BA 15. Gạch khơng trang trí hoa văn thời Lý, TK 11-12
BA 16. Gạch trang trí hoa văn thời Lý, TK 11-12
BA 17. Gạch lát nền trang trí hoa sen thời Lý, TK 11-12
BA 18. Gạch lát nền trang trí hoa sen và hoa dây, thời Lý, TK 11-12
BA 19. Gạch lát nền trang trí hoa cúc, thời Lý, TK 11-12
BA 20. Gạch lát nền trang trí hoa cúc, thời Trần, TK 13-14

BA 21. Gạch lát nền trang trí hoa dây, mẫu đơn và hoa chanh, thời Trần, TK 13-14
BA 22. Gạch hình chữ nhật và hình vng, thời Trần, TK 13-14
BA 23. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BA 24. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BA 25. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BA 26. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BA 27. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Lý, TK 11-12
BA 28. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Trần, TK 13-14
BA 29. Đầu ngói ống trang trí hoa văn, thời Lý-Trần, TK 11-14
BA 30. Đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen, thời Trần, TK 13-14
BA 31. Ngói ống lợp thân mái, thời Lý, TK 11-12
BA 32. Ngói ống lợp thân mái, thời Lý-Trần, TK 11-14


BA 33. Ngói úp bịt đầu nóc hoặc bờ dải, thời Trần, TK 13-14
BA 34. Ngói úp, thời Lý-Trần, TK 11-14
BA 35. Ngói úp, thời Trần, TK 13-14
BA 36. Ngói âm, thời Lý, TK 11-12
BA 37. Ngói âm, thời Lý-Trần, TK 11-14
BA 38. Ngói âm dương, men trắng, thời Lý, TK 11-12
BA 39. Ngói phẳng mũi trịn, thời Trần, TK 13-14
BA 40. Ngói sen, thời Trần, TK 13-14
BA 41. Ngói sen, thời Lý-Trần, TK 11-14
BA 42. Ngói sen, thời Trần, TK 13-14
BA 43. Ngói sen, thời Trần, TK 13-14
BA 44. Ngói mũi nhọn, thời Trần, TK 13-14
BA 45. Một số loại hình ngói phẳng, thời Trần, TK 13-14
BA 46, 47, 48. Các loại đi ngói phẳng, thời Trần, TK 13-14
BA 49. Một số loại ngói, thời Trần, TK 13-14
BA 50. Tượng Rồng/Phượng trang trí mái kiến trúc, thời Lý, TK 11-12

BA 51. Tượng Rồng trang trí mái kiến trúc, thời Trần, TK 13-14
BA 52. Tượng Phượng trang trí mái kiến trúc, thời Trần, TK 13-14
BA 53. Tượng uyên ương, thời Lý, TK 11-12
BA 54. Tượng uyên ương, thời Lý-Trần, TK 12-14
BA 55. Cấu kiện lá đề cân trang trí hình rồng và ngọc báu, thời Lý, TK 11-12
BA 56. Cấu kiện lá đề cân trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BA 57. Cấu kiện lá đề cân trang trí hình chim phượng, thời Lý, TK 11-12
BA 58. Cấu kiện lá đề cân trang trí hình chim phượng và hoa dây, thời Trần, TK 13-14
BA 59. Cấu kiện lá đề lệch trang trí rồng/phượng, thời Lý, TK 11-12
BA 60. Cấu kiện lá đề lệch trang trí hình rồng, thời Trần, TK 13-14
BA 61. Cấu kiện lá đề lệch trang trí hình chim phượng, thời Trần, TK 13-14
BA 62. Các loại ngói úp nóc gắn phù điêu rồng/phượng/uyên ương, thời Lý-Trần,
TK 11-14
BA 63. Đầu đao gắn 3 lá đề trang trí góc mái kiến trúc, thời Trần, TK 13-14


BA 64. Các loại đầu đao, thời Trần, TK 13-14
BA 65 . Một số loại hình trang trí và bộ phận ngói mơ hình, thời Trần, TK 13-14
BA 66. Một số khn in loại hình trang trí và lị nung VLKT, thời Trần, TK 13-14
BA 67. Một số loại hình trang trí thuộc văn hóa Champa có nguồn gốc Ấn Độ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
1.1. Kiến trúc cổ truyền Việt Nam nói chung, kiến trúc thời Lý, Trần nói
riêng có đặc điểm nổi bật là khung nhà trôn cột bằng gỗ kết hợp với một số loại vật
liệu đá, đất nung. Trải qua thời gian dài cùng với khí hậu khắc nghiệt và nhiều thay
đổi của lịch sử, các kiến trúc đó đều khơng cịn. Trong các di tích kiến trúc, nhiều
khi chỉ cịn lại có vật liệu xây dựng.
Có thể nói, trong bất kỳ một cơng trình kiến trúc nào thì loại hình vật liệu

xây dựng ln đóng một vai trị vơ cùng quan trọng để tạo nên diện mạo của cơng
trình đó. Đặc biệt đối với các kiến trúc cổ chúng lại càng có ý nghĩa quan trọng,
khơng chỉ cung cấp thơng tin chân thực đối với việc nghiên cứu kiến trúc đương
thời mà cịn có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, điêu khắc,
lịch sử nghề thủ cơng cho đến việc nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc.
Cho đến nay, mặc dù cũng có các cơng trình nghiên cứu về vật liệu kiến trúc
cổ Việt Nam nhưng vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và phân
định một cách rõ ràng các loại hình di vật VLKT đất nung thời Lý, Trần ở khu vực
Hoàng thành Thăng Long. Bởi vậy, tác giả luận văn sau một thời gian may mắn
được tham gia công tác chỉnh lý di vật khai quật được ở điện Kính Thiên đã quyết
định lựa chọn vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở đây làm đề tài luận văn
cho mình, để góp phần nhỏ vào cơng cuộc nghiên cứu lâu dài và gặp khơng ít khó
khăn này.
1.2. Từ khi khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được cơng nhận là di
sản văn hóa thế giới, theo khuyến nghị của ICOMOS, các cuộc khai quật khảo cổ
học càng được quan tâm và đẩy mạnh nhằm làm rõ khu vực trung tâm Hoàng thành
Thăng Long trong cấu trúc của hồng thành xưa1. Theo đó, liên tục các năm từ 2011
đến nay, đã có các đợt thám sát và khai quật trong khu vực điện Kính Thiên với sự
phối hợp của hai cơ quan là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Viện
1

Trước đó cũng đã có các cuộc khai quật và thám sát tại khu vực này như khai quật thám sát tại Đoan Môn
năm 1998; khai quật Hậu Lâu và Bắc Môn năm 1999 và khai quật phía Nam nhà Cục tác chiến năm 2008.

1


Khảo cổ học. Khu vực điện Kính Thiên, theo các kết quả nghiên cứu chung là một
khu di tích có tầm quan trọng bậc nhất của Khu di tích Trung tâm Hồng thành
Thăng Long. Nơi đây có điện Kính Thiên là chính điện của cấm thành - nơi thiết

triều của nhà Lê Sơ, nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng mà dấu tích hiện cịn là bậc
thềm với các lan can đá chạm rồng, mây, lá... Hơn nữa, theo sử cũ, nơi đây cịn là
chính điện Càn Ngun thời Lý, chính điện Thiên An thời Lý, thời Trần.
Kết quả khai quật đã thu được một khối lượng di vật rất lớn, bao gồm nhiều
loại hình từ đồ gốm sứ, đồ sành và vật liệu kiến trúc, trong đó chiếm số lượng nhiều
nhất là các loại hình vật liệu kiến trúc của các thời kỳ từ Bắc thuộc đến thời
Nguyễn. Vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần xuất hiện khá phong phú về số
lượng và đa dạng về loại hình. Việc phân loại di vật này có thể góp phần tìm hiểu
thêm diện mạo kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, một phần diện mạo của kiến trúc
thời Lý, Trần nói chung và ở khu vực Thăng Long nói riêng. Thơng qua đó hiểu sâu
sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thế giới này. Cũng thơng qua đó
góp phần hiểu thêm tiêu chí nổi bật toàn cầu của khu trung tâm Hoàng thành Thăng
Long với bề dày lịch sử hiếm có, thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa các phong cách kiến
trúc châu Á, các kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị, nghệ thuật tạo hình và xây
dựng cảnh quan quy mơ lớn, là nơi giao thoa các giá trị văn hóa, được thể hiện qua
rất nhiều sự kiện lịch sử [156]. Hơn nữa, từ việc góp phần nhận diện kiến trúc thời
Lý và kiến trúc thời Trần ở khu vực trung tâm, việc nghiên cứu vật liệu kiến trúc đất
nung thời Lý và thời Trần ở đây cũng góp phần vào việc tìm hiểu một vấn đề mà
giới khoa học quan tâm là vị trí trung tâm của Hồng thành Thăng Long thời Lý,
thời Trần ở đâu?
1.3. Trong các loại hình vật liệu kiến trúc thời Lý, thời Trần còn lại ở khu
vực chính điện Kính Thiên qua các đợt khai quật, với số lượng nhiều nhưng vẫn chủ
yếu là đồ đất nung (gỗ và đá cịn lại rất ít). Sắp tới, hệ thống các loại hình di vật
HTTL nói chung và hệ thống vật liệu kiến trúc đất nung trong đó có các loại hình
vật liệu thời Lý, Trần sẽ được trưng bày trong Bảo tàng Thăng Long – Hà Nội phục
vụ khách tham quan cũng như các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về HTTL. Do vậy,
việc thực hiện đề tài này sẽ là cơ sở khoa học góp phần thiết thực cho công tác
2



chuẩn bị trưng bày trong các bảo tàng phục vụ nhân dân trong và ngồi nước, góp
phần phát huy giá trị của khu Di sản HTTL.
Từ những lý do trên và được sự đồng ý của PGS.TS Tống Trung Tín, tôi
quyết định lựa chọn đề tài “Vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực
điện Kính Thiên qua các đợt khai quật từ năm 2011 đến năm 2014” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình nhằm hệ thống lại tồn bộ loại hình vật liệu kiến trúc đất
nung thời Lý, Trần đã khai quật được trong 4 năm ở khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại di vật vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần qua các
đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011 đến 2014.
- Tìm hiểu các đặc trưng của hệ thống di vật vật liệu kiến trúc đất nung thời
Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên.
- So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng của các loại
hình vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên với hệ
thống vật liệu kiến trúc đất nung ở khu vực phụ cận và mối tương quan với các loại
di vật khác cùng thời nhằm xác định những giá trị của hệ thống vật liệu kiến trúc đất
nung này.
Thông qua việc nghiên cứu vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, thời Trần
bước đầu tìm hiểu thêm diện mạo kiến trúc thời Lý và kiến trúc thời Trần cũng
như tính chất khu vực điện Kính Thiên thời Lý, thời Trần.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn này là toàn bộ số di vật
vật liệu kiến trúc đất nung có niên đại thời Lý, Trần thu được qua các đợt khai quật
ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011 đến năm 2014, trong đó các loại hình vật
liệu có trang trí hoa văn được chú ý nhiều hơn.
Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ và đồng ý của Viện Khảo cổ học luận văn còn
sử dụng thêm tài liệu hiện trường và hiện vật của cuộc khai quật điện Kính Thiên
các năm 2015, 2016.
Về phạm vi: về khơng gian tập trung tìm hiểu vật liệu kiến trúc đất nung thời
Lý, Trần trong khu vực điện Kính Thiên, kết hợp so sánh với các loại hình vật liệu

3


kiến trúc đồng đại ở các di tích khác trong khu vực Thăng Long – Hà Nội và các di
tích kiến trúc cung điện, lăng tẩm và tôn giáo khác ở khu vực miền Bắc và miền
Trung. Về thời gian, từ nguồn tư liệu vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu
vực điện Kính Thiên, bên cạnh việc tìm hiểu sự tương đồng với các di tích kiến trúc
thời Lý, Trần như Phật Tích (Bắc Ninh); Chương Sơn, Thiên Trường (Nam Định),
Tam Đường (Thái Bình), Hắc Y (n Bái), Đơng Triều (Quảng Ninh), các di tích
khác ở khu vực Thăng Long và di tích thời Lê như Lam Kinh (Thanh Hố)... luận
văn bước đầu thử tìm hiểu thêm các đặc trưng của vật liệu kiến trúc đất nung thời
Lý, Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học như: điều tra,
thám sát, khai quật và lấy tư liệu tại hiện trường… cũng như các kỹ thuật nghiên
cứu khảo cổ học trong phòng: miêu tả, thống kê, đo vẽ, dập hoa văn, chụp và xử lý
ảnh bằng chương trình Photoshop … Các phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích
tổng hợp về kỹ thuật sản xuất cũng như nghệ thuật trang trí trên vật liệu kiến trúc
đất nung được tận dụng triệt để.
- Phân loại hiện vật theo các trình tự: niên đại, loại hình. Về niên đại, chúng
tơi đưa ra những tiêu chí tương đối để phân chia vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý
và vật liệu kiến trúc đất nung thời Trần. Về loại hình, chúng tơi dựa vào hình dáng,
vị trí và chức năng của hiện vật để đưa ra các thuật ngữ cho từng loại.
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu Khu vực học, Hán
Nôm học, lịch sử mỹ thuật, lịch sử kiến trúc…
- Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng, các đặc điểm của vật
liệu kiến trúc đất nung thời Lý, thời Trần.
- Nguồn tư liệu chính của luận văn được thu thập qua kết quả khai quật và
chỉnh lý vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên từ năm

2011 đến 2014. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tư liệu vật liệu kiến trúc
thời Lý, Trần đã được phát hiện tại các địa điểm như Nam Định, Thái Bình, Quảng

4


Ninh, Thanh Hóa... Các cơng trình nghiên cứu, báo cáo, luận văn, bài viết, thông
báo khoa học và các ấn phẩm khác có liên quan đến vật liệu kiến trúc thời Lý, Trần.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tập hợp và hệ thống hóa khối tư liệu di vật vật liệu kiến trúc đất
nung thời Lý, Trần thu được qua các đợt khai quật ở khu vực chính điện Kính Thiên
từ năm 2011 đến 2014.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý,
Trần tại khu vực điện Kính Thiên trên các phương diện loại hình, hoa văn và kỹ
thuật chế tạo.
- Trên cơ sở của việc tập hợp hệ thống và tìm hiểu đặc trưng nhóm VLKT
đất nung thời Lý, Trần thử tìm hiểu về diện mạo kiến trúc thời Lý, Trần ở HTTL;
góp phần tiềm hiểu nghệ thuật điêu khắc, một vài nét về giá trị lịch sử văn hóa thời
Lý - Trần, cũng như những đặc trưng riêng của khu di tích điện Kính Thiên nói
riêng và Thăng Long nói chung so với các khu vực khác.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương như sau:
- Chương 1. Tổng quan tư liệu
- Chương 2. Vật liệu gạch, ngói và trang trí trên mái thời Lý, Trần qua các
đợt khai quật tại khu vực điện Kính Thiên (2011 – 2014)
- Chương 3. Đặc trưng và giá trị của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần
tại khu vực điện Kính Thiên (2011-2014)
Trong luận văn cịn có các phần: Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Mục lục, Bảng
ký hiệu và chữ cái viết tắt, Danh mục phụ lục bản kê, sơ đồ, bản vẽ, bản dập, bản
ảnh.


5


6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. Tổng quan về tình hình phát hiện và nghiên cứu vật liệu kiến trúc
đất nung thời Lý, Trần khu vực Thăng Long – Hà Nội
1.1.1. Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954
Những phát hiện và nghiên cứu về loại hình vật liệu kiến trúc đất nung thời
Lý, Trần giai đoạn này được biết đến chủ yếu qua các phát hiện ngẫu nhiên bởi các
học giả người Pháp mà đầu tiên là ở phía Tây của kinh thành Thăng Long – gần
đường Hồng Hoa Thám ngày nay. Phần lớn chúng đã được thể hiện trong các ấn
phẩm của trường Viễn Đông Bác cổ Pháp 2.
Đặc biệt trong cơng trình nghiên cứu của Henri Parmentier và René Mecier,
hai tác giả đã hệ thống các phát hiện lẻ tẻ của người Pháp về các thành phần kiến
trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam [202]. Trong cơng trình này cũng bao gồm rất nhiều,
nếu khơng muốn nói là chủ yếu, những di vật VLKT đất nung thời Lý, Trần gồm đủ
các loại hình gạch, ngói và các bộ phận trang trí khác. Tuy nhiên, do khơng có các
cuộc điều tra và khai quật khảo cổ học nên các kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến
vấn đề nghệ thuật [161: tr.27]. Do hạn chế về nguồn tài liệu nên các học giả cũng
chưa đưa ra được cách thức phân loại và phân kỳ, các đặc trưng và diễn biến của
các loại di vật này. Nhiều khi còn nhầm lẫn, xếp các di vật thời Lý, Trần vào thời
Đại La và cho đó là những sản phẩm từ bên ngồi. Nhưng khơng thể phủ nhận
những nghiên cứu đó là bước khởi đầu, đặt những cơ sở, nền tảng cho quá trình
nghiên cứu VLKT đất nung thời phong kiến ở Việt Nam [110: tr.99].
Tiếp nối từ những di vật được phát hiện từ buổi đầu của nền khảo cổ học
phong kiến, một bộ phận các di vật đó hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại

BtLSVN 3 đã được Nguyễn Đình Chiến phân loại và giới thiệu khá chi tiết [11] gồm
các địa điểm phát hiện và các loại hình cụ thể như sau:
- Địa điểm Quần Ngựa là khu vực được phát hiện nhiều nhất và sớm nhất về
các loại hình di vật này. Năm 1900 tìm thấy lá đề lệch trang trí hình rồng, cao 38cm.
2

Bernanose L.: L’art de’coratif au Tonkin, Paris, 1912; Hallade M.: Art de l’Asie ancienne, vol I, II, III,
Paris, 1954; Louis Bezacier: Essais sur l’art Annamite, Hanoi, 1944; Louis Bezacier: L’art Vietnamien. Dẫn
theo [110: tr.99];
Và Henri Parmentier et René Mecier: Eléments anciens d’architecture au Nord Viet-Nam, pp.285-348.
3
Nay là BtLSQG VN

7


Năm 1901 tìm được gạch hình khối chữ nhật dài 16cm, rộng 13,5cm. Bề mặt chạm
nổi 2 hình rồng chầu vào 2 hình chim phượng trong ơ lá đề. Và mảnh góc tháp trang
trí đơi phượng múa đối xứng trong khung ơ hình lá, diềm là văn dấu hỏi. Năm 1916,
tìm được mảnh tháp dài 14,5cm, rộng 11,2cm, dày 5,4cm, trang trí lớp cánh sen trịn
mập, trên một mặt chạm nổi cành hoa cúc dây. Tiếp theo các năm 1924, 1925, 1928,
tìm được tiêu bản gạch gần hình vng, màu sẫm, 2 góc cắt vát, trên một mặt in nổi
hình rồng trong ơ hình lá đề dài 18-18,2cm, dày 6,3-6,4cm; đầu trụ men lục thời Lý;
tượng hình sư tử thời Lý; đầu ngói ống men xanh lục.
Ngồi ra cịn phát hiện được các loại gạch lát nền trang trí hoa sen, hoa
chanh và hoa đồng tiền; các loại lá đề cân, lá đề lệch trang trí hình rồng và chim
phượng; các loại tượng Phật, tượng bùa năm 1936.
- Địa điểm Kim Mã, tìm thấy gạch xây tháp men trắng thời Lý (1936), viên
gạch vng trang trí 5 bơng hoa cúc trong vòng tròn, bao quanh là khung gờ nổi
(1937); mảnh gạch xây tháp đắp nổi hình con hổ và sóng nước, kích thước dài

32cm, rộng 15cm, chất liệu đất sét nung màu đỏ có niên đại thời Trần. Các loại đầu
ngói ống trang trí hoa sen, lá đề cân và lá đề lệch trang trí hình chim phượng (1938).
Cùng với địa điểm Cầu Giấy cịn tìm thấy loại ngói men xanh lục thời Lý hết sức lạ
và đặc biệt, được trang trí hình người ở mặt dưới như hình Phật, người cầu nguyện,
mẹ con.
- Địa điểm Vĩnh Phúc: tìm thấy gạch lát nền trang trí hoa sen thời Lý (1915),
gạch xây tháp men trắng thời Lý (1916), đầu trụ đất nung thời Lý (1920), đầu ngói
ống trang trí hoa sen, hoa mai trong khoảng 1922 – 1925, các loại lá đề cân, lá đề
lệch trang trí chim phượng. Gạch vng lát nền (do bảo tàng Louis Finot mua lại),
kích thước cạnh 39,6cm, dày 7,5cm. Hoa văn trang trí chính giữa là một bông sen,
bao quanh là 4 bông hoa cúc hay mẫu đơn trong vịng trịn lớn; 4 góc in nổi hoa văn
cùng loại bên trong (1925). Ngồi ra cịn có các loại tượng phỗng (1934), tiên nữ
(1937)
- Địa điểm Yên Lãng, năm 1918 phát hiện được mảnh bệ góc tháp hình
tượng chim thần Garuda, cao 31,5cm; mào phượng (1926)

8


- Địa điểm Ngọc Hà tìm thấy tượng tiên nữ (1920, 1938), tượng bùa men
ngọc, men vàng (1938), phù điêu trang trí hình rồng và hoa dây men trắng (1923),
đầu ngói ống trang trí hoa sen (1922-1925).
Ngồi ra cịn tìm thấy mảnh bệ tượng cao 13cm, rộng 27,5cm ở làng Liễu
Giai (1923), tượng thú đất nung thời Lý ở Bạch Mai (1925), tượng đầu rồng ở Vĩnh
Yên (1935), mảnh gạch in nổi hình tháp Phật nhiều tầng ở Cống Vị (1938)…
Có thể thấy, khu vực phía Tây của kinh thành Thăng Long, chủ yếu là khu
vực Quần Ngựa, Kim Mã, Ngọc Hà … trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20 đã phát hiện
được chủ yếu là những bộ phận VLKT đất nung mang phong cách thời Lý, Trần.
Đó là một khối lượng hết sức lớn về các loại hình di vật vơ cùng phong phú và có
giá trị nhiều mặt, cả trên phương diện lịch sử kiến trúc cũng như nghệ thuật trang trí

kiến trúc ở Thăng Long. Tuy nhiên, do thiếu tư liệu so sánh cũng như khơng có địa
tầng khảo cổ học, đặc biệt chúng ta cũng không tiếp cận được đầy đủ khối tư liệu
này vì một số đã được người Pháp đưa về nước [63: tr.19] cũng như khơng có hồ sơ
khoa học ngồi cơng trình tương đối đầy đủ của Henri Parmentier và René Mecier
nên chúng ta chỉ có thể nhìn nhận được một cách tổng quan về các loại vật liệu thời
Lý, Trần chứ chưa giúp nhiều cho việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học về
các đặc trưng, tiêu chí phân loại, diễn biến và phân kỳ qua các giai đoạn của các
loại hình di vật đó.
Họ đã đưa ra quan điểm coi nghệ thuật Việt Nam là bản sao của nghệ thuật
Trung Quốc và quy nghệ thuật thời Lý là thời kỳ nghệ thuật Đại La, nghệ thuật thời
Trần là thời kỳ kém chuẩn xác. Về niên đại và chủ nhân của nghệ thuật Lý - Trần,
một số học giả lại cho rằng đó là do các thợ thủ cơng Chăm - pa làm nên [161].
1.1.2. Những phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1954
Có thể nói nền khảo cổ học của các nhà khảo cổ học Việt Nam thật sự bắt
đầu từ khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ 20 với khá nhiều các đợt thám sát và khai quật
ở khu vực nội thành Hà Nội. Tôi chọn mốc phát hiện và khai quật khu khảo cổ học
18 Hoàng Diệu để phân chia 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước năm 2002:

9


Năm 1970 – 1971, khoa Lịch Sử - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến
hành khai quật với diện tích 28m2 ở khu vực sườn Tây Nam núi cung của làng Đại
Yên, đã tìm được các loại vật liệu kiến trúc như bộ phận trang trí trên ngói ống,
diềm ngói nhiều thời kỳ [60].
Năm 1972, BtLSVN khai quật diện tích 300m2 tại khu Đồng Gạch và Đồng
Giếng (Ba Đình), tìm được nhiều loại hình di vật của nhiều thời kỳ, trong đó phát
hiện được khá nhiều các di vật đất nung thời Lý, Trần [60].
Năm 1975, khai quật khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tìm thấy nhiều

di vật của nhiều giai đoạn, trong đó các di vật đất nung thời Lý, Trần cũng có số
lượng đáng kể như gạch xây có in chữ “Long Thụy Thái Bình”, gạch lát trang trí
hoa cúc dây, ngói bản, ngói mũi sen…[140: tr. 261-263]
Năm 1978, nhằm mục đích giải phóng mặt bằng ở Cung thiếu nhi trung
ương, ba đơn vị là Viện KCH, BtLSVN, Sở VHTT Hà Nội đã tiến hành thám sát và
khai quật tại khu Quần Ngựa – tương truyền có chùa Chân Giáo thời Lý. Tại đây đã
tìm thấy nhiều di vật gạch, ngói, gốm sứ, trong đó có một số hiện vật đất nung thời
Lý, Trần như tượng đầu rồng, tượng uyên ương… [104, 63]
Năm 1992, Viện KCH và Sở VHTT Hà Nội tiến hành thám sát tại địa điểm 5
Hồng Diệu đã tìm thấy tầng văn hố dày (4,6m) và nhiều di vật, trong đó có VLKT
đất nung, niên đại thời Lý như đầu ngói ống trang trí hoa sen, hoa cúc, tượng uyên
ương …[140: tr. 254-255].
Năm 1996, khai quật “chữa cháy” địa điểm 11 Lê Hồng Phong với diện tích
30m2 đã tìm thấy nhiều di vật VLKT đất nung, trong đó có thời Lý và thời Trần như
gạch lát nền trang trí hoa sen, ngói âm dương, đầu ngói ống trang trí hoa sen, ngói
phẳng, lá đề cân trang trí hình chim phượng, tượng uyên ương [63, 145, 188].
Năm 1998 và 1999, Viện KCH tiến hành khai quật 3 địa điểm Hậu Lâu, Bắc
Môn và Đoan Mơn (Ba Đình, Hà Nội), thu được khá nhiều hiện vật VLKT đất nung
có niên đại thời Lý, Trần như các loại gạch in chữ Hán, gạch lát nền trang trí hoa
sen, hoc cúc, đầu ngói ống, các loại hình lá đề… [131-135]. Các địa điểm này
chúng tơi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần sau.

10


Tháng 4 năm 1999, tiến hành đào thám sát địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử
Giám với diện tích 50m2. Kết quả đã tìm thấy các loại VLKT thời Lý, Trần như đầu
ngói ống trang trí hoa sen, hoa cúc, lá đề cân trang trí hình chim phượng, lá đề lệch
trang trí hình rồng, tượng un ương [18].
Như vậy, ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã có nhiều hơn các cuộc khai

quật trong khu vực kinh thành Thăng Long, đáng chú ý, các cuộc khai quật đã được
tiến hành ở các vị trí trung tâm của Cấm thành Thăng Long như: Đoan Môn, Bắc
Môn, Hậu Lâu, phát hiện được các di tích quan trọng, khẳng định được giá trị và
lịch sử của Kinh thành. Trên cơ sở đó, đã có một số bài viết đề cập đến vị trí của
thành Thăng Long. Tại địa điểm Đoan Mơn, với các di tích phát hiện được, các nhà
nghiên cứu đều cho rằng vị trí trung tâm của thành Thăng Long không thay đổi qua
các thời Lý, Trần, Lê [62, 66, 67, 68, 80, 81, 131, 137, 142, 200].
- Giai đoạn sau năm 2002 đến nay:
Giai đoạn này các cuộc khai quật ở khu vực nội thành (Hà Nội) được tiến
hành liên tục với quy mơ lớn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều giá trị lịch sử thời kỳ
Thăng Long. Trong đó, nhất là cuộc khai quật tại địa điểm 18 Hoàng Diệu với việc
phát hiện được rất nhiều các loại hình vật liệu thời Lý, Trần đã cho thấy quy mơ
hồnh tráng của các cơng trình kiến trúc cung điện đặc biệt của giai đoạn Lý, Trần.
Tháng 8 năm 2002, khai quật thăm dò địa điểm 62 – 64 Trần Phú và tiếp tục
sau đó đến năm 2008 - 2009 là khai quật mở rộng. Cuộc khai quật đã tìm được dấu
tích móng tường thành và đoạn tường hào góc Tây - Nam của thành Hà Nội thời
Nguyễn, dấu tích kiến trúc thời Trần – Lê, nghĩa địa thế kỷ 18 - 19 và nhiều di vật
từ Đại La đến thời Nguyễn, trong đó có các loại hình VLKT đất nung thời Lý, Trần
với số lượng rất lớn [136, 152].
Địa điểm 18 Hoàng Diệu được khai quật liên tục từ tháng 12/2002 đến tháng
12/2009, chia thành 5 khu vực (A, B, C, D, E) với tổng diện tích là 33.000m2. Đã
phát hiện được dày đặc các loại hình di tích và di vật, trong đó các loại hình di vật
có số lượng nhiều nhất và phong phú nhất phải kể đến là VLKT đất nung thời Lý,
Trần với rất nhiều các loại hình: ngói âm dương, đầu ngói ống trang trí hoa sen,
hình rồng, ngói mũi sen, ngói úp nóc dùng để lợp ở bờ dải hay bờ nóc, trên lưng gắn
11


×