Tải bản đầy đủ (.pdf) (289 trang)

(Luận án tiến sĩ) vai trò của phật giáo đối với tín ngưỡng người việt (qua thời trần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.19 MB, 289 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------***--------------

NGUYỄN THƯY THƠM
(Thích Minh Thịnh)

VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG NGƢỜI VIỆT
(Qua thời Trần)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------***--------------

NGUYỄN THƯY THƠM
(Thích Minh Thịnh)

VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG NGƢỜI VIỆT
(Qua thời Trần)
Chuyên ngành: Tơn giáo học
Mã số: 62.22.90.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TƠN GIÁO HỌC
Chủ tịch hội đồng:

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS.Vũ Khiêu

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng

HÀ NỘI - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thúy Thơm
(Thích Minh Thịnh)

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
1.1. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu .................................................................... 7
1.1.1. Tƣ liệu gốc........................................................................................ 7
1.1.2. Tài liệu của các nhà nghiên cứu ....................................................... 8
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực
tƣ tƣởng chính trị của ngƣời Việt ............................................................... 9
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về vai trị của Phật giáo trong đời sống
tín ngƣỡng của ngƣời Việt........................................................................ 13
1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu về thời Trần và vai trị của Phật giáo đối
với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần ................................................. 20
1.2.4. Đánh giá chung............................................................................... 24
1.3. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu của
luận án ......................................................................................................... 26
1.3.1. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án ........................................ 26
1.3.2. Các lý thuyết áp dụng trong luận án .............................................. 34
1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................ 37
Chƣơng 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI VÀ PHẬT GIÁO VIỆT
NAM THỜI TRẦN ........................................................................................ 40
2.1. Khái quát chung về xã hội Việt Nam thời Trần .............................. 40
2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thời Trần ............... 40
2.1.2. Hệ tƣ tƣởng xã hội Việt Nam thời Trần ......................................... 44
2.1.3. Tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần ................................................... 50
2.2. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam thời Trần......................... 52
2.2.1. Đặc điểm của Phật giáo thời Trần .................................................. 52
2.2.2. Tính triết học của Phật giáo thời Trần ........................................... 60
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 64


2


Chƣơng 3. VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG
TRIỀU ĐÌNH VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT
DƢỚI THỜI TRẦN ....................................................................................... 66
3.1. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng triều đình dƣới thời Trần ... 66
3.1.1. Lễ tế Trời Đất ................................................................................. 67
3.1.2. Lễ cầu đảo tiếp bách thần ............................................................... 71
3.1.3. Tế lễ tang ma triều đình.................................................................. 75
3.2. Vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian dƣới thời Trần ... 88
3.2.1. Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ thần ......................... 89
3.2.2. Vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên .............. 98
3.2.3. Vai trò của Phật giáo đối với các tín ngƣỡng nơng nghiệp .......... 105
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 113
Chƣơng 4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜI TRẦN VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................. 114
4.1. Đánh giá vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt
thời Trần .................................................................................................. 114
4.1.1. Đánh giá vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của triều đình
thời Trần ................................................................................................. 114
4.1.2. Đánh giá vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian thời Trần 125
4.2. Giá trị của vai trò Phật giáo thời Trần trong xã hội Việt Nam giai
đoạn hiện nay ........................................................................................... 141
4.2.1. Giá trị của vai trị Phật giáo đối với tín ngƣỡng triều đình thời Trần
trong giai đoạn hiện nay ......................................................................... 141
4.2.2. Giá trị của vai trò Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân gian thời Trần
trong giai đoạn hiện nay ......................................................................... 151

Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................... 165
KẾT LUẬN ................................................................................................... 167
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 171
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Phật giáo truyền vào nƣớc ta từ đầu Công nguyên, tồn tại lâu dài đến
ngày nay và có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam
trên mọi phƣơng diện chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa - xã hội.
Trong lịch sử dân tộc, thời Trần đƣợc đánh giá là thời kỳ phát triển rực
rỡ nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam. Đó là thời kỳ Phật giáo Thiền
Tông đƣợc coi nhƣ Quốc giáo, trở thành “bệ đỡ” tƣ tƣởng của các vua Trần
trong đƣờng lối lãnh đạo, điều hành và quản lý đất nƣớc. Giữa Phật giáo và
triều đình có sự gắn kết sâu rộng, tạo nên sức mạnh giữ gìn, xây dựng và bảo
vệ đất nƣớc. Các vua Trần chủ trƣơng nhập thế, tu và tục khơng tách rời nhau,
thể hiện qua tƣ tƣởng „Hịa quang đồng trần”, khng phị dân tộc, cứu nhân
độ thế ngay tại trần gian.
Đây cũng là thời kỳ Phật giáo trở thành “cốt tủy” hồ nhập với nền văn
hóa dân tộc, để lại nhiều dấu ấn, ảnh hƣởng sâu rộng đến tín ngƣỡng, phong
tục tập quán, thế giới quan, nhân sinh quan của các tầng lớp nhân dân; đặc
biệt trong tƣ tƣởng trị nƣớc, lập pháp, hành pháp, trong lối sống, nếp sống của
tầng lớp vua quan triều đình. Nhờ thấm nhuần tƣ tƣởng từ bi, bác ái, cứu nhân
độ thế, xá tội của Phật giáo…, nhà Trần cùng nhân dân đồn kết một lịng xây
dựng đất nƣớc vững mạnh.

Trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, nhà Trần đạt đƣợc
những chiến công hiển hách, ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông, một đội
quân xâm lƣợc có tầm cỡ thế giới, chinh phục hầu hết các quốc gia hùng mạnh
lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó, nhà Trần còn đạt đƣợc những thành tựu kinh tế - xã hội
quan trọng. Hệ thống đê điều phục vụ phát triển nông nghiệp đƣợc xây dựng
1


nhƣ đê Cơ Xá, Đỉnh Nhĩ, có tổng chiều dài lên tới 2.500 km, đƣợc ví nhƣ
“Vạn lý trường thành” của Việt Nam. Dƣới thời Trần, bộ sử đầu tiên của dân
tộc Đại Việt sử ký đƣợc biên soạn bởi sử học Lê Văn Hƣu; chữ Nôm đƣợc
dùng trong văn học, bộ Binh Thƣ xuất hiện với tác giả là Trần Quốc Tuấn,
học vị Trạng Nguyên bắt đầu có từ đời Trần Thái Tông (1246)… Cùng với
những thành tựu trên, nghệ thuật kiến trúc Lý - Trần đƣợc ghi nhận với “Tứ
đại khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chng Quy Điền, tƣợng Quỳnh
Lâm), là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam...
Từ những dẫn chứng trên đây cho thấy, nghiên cứu vai trị của Phật
giáo đối với tín ngƣỡng truyền thống ngƣời Việt (qua thời Trần) có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng, góp phần làm sáng tỏ một giai đoạn hào hùng của dân tộc,
khi mà Phật giáo ở vào đỉnh cao vàng son chói lọi. Tác động to lớn của Phật
giáo đến đời sống tinh thần của người Việt đã tạo nên sức mạnh vĩ đại của
dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đạt đƣợc trên là
kết quả của sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa Phật giáo với dân tộc và với tín
ngƣỡng truyền thống Việt Nam.
Mặt khác dƣới góc độ văn hóa, Phật giáo đã góp phần tạo nên bản sắc
của nền văn hóa Việt Nam. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tín
ngƣỡng truyền thống là yếu tố hết sức quan trọng để hình thành nên bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tơn giáo cũng là yếu tố góp phần khơng
nhỏ vào sự hình thành bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản sắc văn

hóa Việt Nam đƣợc hình thành có vai trị của Tín ngưỡng truyền thống bản địa
(Vật linh giáo, thờ Mẫu, thờ đa thần, thờ cúng tổ tiên), Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo. Dƣới góc độ đó, Phật giáo thời Trần cũng là một bộ phận cấu thành
của nền văn hóa Việt Nam, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt - văn hóa
thời Trần.

2


Ngồi ra, nghiên cứu vai trị của Phật thời Trần đối với tín ngƣỡng
ngƣời Việt qua các lễ hội chùa (cầu mƣa, cầu mùa…), và trong đời sống sinh
hoạt thƣờng nhật của ngƣời dân, không chỉ khẳng định mối quan hệ khăng
khít giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian, mà cịn cho thấy một q trình
giao lƣu, tiếp biến văn hóa giữa một tơn giáo ngoại lai và văn hóa bản địa.
Ngày nay, theo cách nhìn nhận đánh giá mới, văn hóa truyền thống là
một nguồn lực phát triển xã hội. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đặc
biệt trong hồn cảnh thế giới có những biến động về chính trị và chiến tranh
bất thƣờng đang xảy ra, những giá trị văn hóa truyền thống, mà Phật giáo là
một bộ phận cấu thành, sẽ là “chất keo kết dính” tâm hồn của ngƣời Việt Nam
cùng hƣớng về cội nguồn, vun đắp cho sự phát triển trƣờng tồn dân tộc và tiếp
thu những tinh hoa của thế giới.
Nghiên cứu vai trò của Phật giáo thời Trần đối với tín ngƣỡng ngƣời
Việt cũng là khơi gợi lại lịng tự hào dân tộc, giáo dục các thế hệ ngày nay,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó giáo dục tình đồn kết một lịng u q
hƣơng đất nƣớc.
Cuối cùng, nghiên cứu Vai trò của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời
Việt cũng có tác dụng định hƣớng đúng đắn cho công tác quản lý các hoạt động
tôn giáo (Phật giáo) bùng nổ ngày nay, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của Phật giáo.
Tất cả những lý do trình bày trên đây là nguyên nhân và cũng là mục
đích để tác giả chọn đề tài “Vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời

Việt” (Qua thời Trần) làm Luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của Luận án
Mục đích của Luận án nhằm chỉ ra vai trò của Phật giáo đối với tín
ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần trên hai phƣơng diện: Tín ngƣỡng triều đình và
tín ngƣỡng dân gian. Từ sự phân tích trên, luận án đƣa ra những đánh giá về
3


vai trị Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần và giá trị của nó
trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
- Khái quát những đặc trƣng cơ bản của Phật giáo và tín ngƣỡng ngƣời
Việt thời Trần.
- Phân tích, làm rõ vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời
Việt thời Trần trên hai phƣơng diện: tín ngƣỡng triều đình và tín ngƣỡng
dân gian.
- Đánh giá về vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng ngƣời Việt thời Trần
- Chỉ ra giá trị của vai trò Phật giáo thời Trần đối với tín ngƣỡng Việt
trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Phật giáo (là dịng Thiền Tơng) đối với đời sống tín ngƣỡng của ngƣời
Việt Nam qua thời Trần (trong tầng lớp vua quan và dân chúng, trong triều
đình và trong dân gian).
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với
tín ngƣỡng của ngƣời Việt trên một số lĩnh vực: tín ngƣỡng triều đình và tín
tín ngƣỡng dân gian ở các cấp độ nhƣ quốc gia, làng xã, gia đình.

- Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu vai trị của Phật giáo trong văn
hóa tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt dƣới thời Trần.
- Luận án viết về vai trị của Phật giáo với tín ngƣỡng của ngƣời Việt
chủ yếu dƣới góc độ tích cực, bởi vai trị đƣợc hiểu theo nghĩa: kết quả của
chức năng xã hội mà tôn giáo (Phật giáo) đã thực hiện.

4


4. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận:
+ Đây là Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học đầu tiên nghiên cứu hệ thống và
chuyên sâu về Vai trò của Phật giáo đối với tín ngưỡng người Việt thời Trần.
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trị của
Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời Việt thời Trần, qua đó cung cấp
những kiến thức giúp hiểu biết hiện tại và dự báo tƣơng lai đời sống văn hóa
tín ngƣỡng tinh thần Việt Nam.
+ Trên cơ sở nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời dân Việt Nam (Qua thời Trần), Luận án góp phần vào việc
nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, chức năng xã hội của tơn giáo nói
chung, của Phật giáo nói riêng trong đời sống xã hội.
+ Từ những kết quả nghiên cứu về sự đóng góp của Phật giáo đối với
nền văn hóa Việt Nam, Luận án chỉ ra những quy luật về sự giao lưu tiếp biến
văn hóa một cách chọn lọc của một nền văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại
nhập. Đây là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nƣớc ta bƣớc vào thời
kỳ tồn cầu hóa, hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay.
- Về mặt thực tiễn:
+ Thời kỳ phong kiến, thế giới quan của ngƣời Việt chịu ảnh hƣởng bởi
tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho, Đạo). Tuy nhiên, Phật giáo là tơn giáo có
ảnh hƣởng chủ yếu thời Lý - Trần. Hiện nay Nho và Đạo chỉ còn dấu ấn mờ

nhạt, trong khi Phật giáo có sự phục hƣng trở lại và ảnh hƣởng không nhỏ đến
đời sống tinh thần ngƣời Việt. Do đó, kết quả của Luận án sẽ là cơ sở nền
tảng giúp nhìn nhận về vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời
Việt hiện nay.
+ Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc Việt Nam, các tơn
giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã và đang có những đóng góp thiết thực

5


cho đất nƣớc. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng cần giải
quyết. Vì vậy, nghiên cứu vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng của ngƣời
Việt thời Trần góp phần vào việc xây dựng và thực thi hữu ích các chính sách
về tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.
+ Cuối cùng, qua Luận án, ngƣời đọc sẽ tìm thấy từ lịch sử những bài
học, kinh nghiệm quý báu cho Phật giáo nói chung, Giáo hội Phật giáo, các
tăng ni, phật tử nói riêng trên con đƣờng đồng hành cùng dân tộc để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
5. Nguồn tài liệu của luận án
- Tƣ liệu gốc: những bộ sử của các triều đại phong kiến Việt Nam
(gồm quốc sử và tƣ sử) nhƣ Đại Việt sử ký tồn thƣ, Lịch triều hiến
chƣơng loại chí, Việt sử thơng giám cƣơng mục, An Nam chí lƣợc, Thiền
Uyển tập anh…
- Luận án kế thừa tất cả các tƣ liệu, kết quả các cơng trình nghiên cứu
của các tác giả đi trƣớc có liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu văn bia Hán nôm tại các chùa thời Trần
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mục lục; Mở đầu, Kết luận; Danh mục các cơng trình
khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, Nội dung của Luận án bao gồm 4 chƣơng, 9 tiết.


6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu
1.1.1. Tư liệu gốc
Để thực hiện Đề tài, Luận án sử dụng những tƣ liệu gốc sau:
- Các bộ Quốc sử thuộc của triều đại phong kiến Việt Nam nhƣ Đại
Việt Sử ký tồn thư, do Ngơ Sĩ Liên biên soạn dƣới triều Lê. Đây là bộ sử liệu
vô cùng quan trọng khi nghiên cứu về thời Trần. Ngô Sĩ Liên đã soạn Đại
Việt Sử ký toàn thƣ dựa trên hai bộ sử của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên đều
có tên là Đại Việt Sử ký (Lê Văn Hƣu chép từ Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng,
Phan Phu Tiên chép từ Trần Thái Tông đến khi quân Minh rút khỏi nƣớc ta);
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (xuất bản năm 1998) do Phan
Thanh Giản chủ biên, biên soạn dƣới triều Nguyễn, gồm 53 quyển, trong đó
có 5 quyển viết về triều đại nhà Trần.
- Các tƣ liệu gốc khác: An Nam chí lược của Lê Trắc1 biên soạn khi
sống lƣu vong ở Trung Quốc khoảng nửa đầu thế kỷ XIV gồm 20 quyển
nhƣng chỉ còn 19 quyển, viết về địa lý, lịch sử, văn hóa, quan hệ bang giao…
của nƣớc An Nam (Việt Nam) từ ngày đầu dựng nƣớc đến cuối triều Trần;
Kiến văn tiểu lục (2007) của Lê Quý Đôn (triều Lê) đề cập đến thuế má,
phong tục tập quán, sản vật, thơ văn… của triều Lý và triều Trần; Lịch triều
hiến chương loại chí Tập II (1992) của Phan Huy Chú (triều Nguyễn)… đề
cập đến các vấn đề Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí và Hình Luật
chí của các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn Việt điện u linh
của Lý Tế Xuyên, sáng tác vào khoảng cuối thời Trần, kể về cơng tích của 27 vị
1


Có sách chép là Lê Tắc

7


thần thờ trong các đền miếu thời Lý - Trần, đƣợc các nhà sử gia đời sau tiếp tục
bổ sung.
- Các bộ thƣ tịch Phật giáo: Thiền Uyển Tập Anh, Thượng sĩ ngữ lục,
Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục…
- Các văn bia, minh chng và các di tích thờ cúng thuộc thời Trần
(chùa, tháp…).
1.1.2. Tài liệu của các nhà nghiên cứu
- Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về vai trị của Phật giáo đối với
đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Việt của các nhà nghiên cứu đi trƣớc. Trong
số đó có các học giả là Phật gia nhƣ Thích Mật Thể với cuốn Việt Nam Phật
giáo sử lược (1996), Thích Nhất Hạnh tức Nguyễn Lang với tác phẩm Việt
Nam Phật giáo sử luận (2000), Thích Thanh Từ với tác phẩm Thiền sư Việt
Nam (1999), Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục - giảng giải (1996), Hai quãng đời
của sơ Tổ Trúc Lâm (2000), Lê Mạnh Thát với Lịch sử Phật giáo Việt Nam
(2005)…; các thế gia nhƣ Trần Văn Giáp, Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Duy
Hinh, Trần Quốc Vƣợng, Hà Văn Tấn, Nguyễn Hồng Dƣơng, Ngô Đức
Thịnh…[Xem thêm phần Tài liệu tham khảo].
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử tồn tại và phát triển khoảng 2000 năm ở Việt Nam, nhiều
vấn đề của Phật giáo đã đƣợc nghiên cứu nhƣ giáo lý, giáo luật; cơ cấu thiết
chế tổ chức nhằm hoằng dƣơng Phật giáo; sự nhập thế của Phật giáo (mối
quan hệ Phật giáo với nhà nƣớc, dân tộc, chính quyền cơ sở); lịch sử Phật
giáo Việt Nam; vai trị của Phật giáo đối với văn hóa và tƣ tƣởng…
Trong các vấn đề lớn nêu trên, chủ đề vai trị của Phật giáo đối với văn

hóa và tƣ tƣởng là chủ đề mà Luận án quan tâm. Liên quan đến chủ đề này có
3 lĩnh vực sau: thứ nhất, vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực tƣ tƣởng chính

8


trị; thứ hai, vai trò của Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa (trong đó đề cập đến
vai trị của Phật giáo trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời dân nói chung và
dƣới thời Trần nói riêng); thứ ba, gần đây, một quan điểm mới đã mạnh dạn
nhìn nhận sự đóng góp của Phật giáo dƣới góc độ là một “nguồn lực tri thức”
[Xem 72, tr. 582]. Tuy nhiên với đề tài của Luận án, chúng tôi chỉ tổng quan
lĩnh vực thứ nhất và thứ hai.
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực
tư tưởng chính trị của người Việt
Đây là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà sử học, văn
hóa học và triết học... Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung đề cập
đến vai trò của Phật giáo trong lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị nói chung, ít đề cập
hoặc đề cập sơ lƣợc đến thời kỳ Lý - Trần. Đáng chú ý là các bài viết của các
tác giả Trần Văn Giàu, Nguyễn Tài Thƣ, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Đức Sự,
Hà Thúc Minh …
Qua nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định, đạo Phật thực chất là đạo
giải thốt, bản thân nó khơng có chủ nghĩa yêu nƣớc nhƣng để tồn tại và phát
triển, nó gắn liền với chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam, trở thành đạo Phật Việt
Nam. Đạo Phật đem lại một hệ tƣ tƣởng từ bi, bình đẳng, bác ái cho ngƣời
Việt; ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ tƣởng, nếp nghĩ, và hành động của ngƣời dân.
Các triều đại phong kiến, đặc biệt là thời Lý - Trần, nhờ thấm nhuần tƣ tƣởng
từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật, đã lấy tƣ tƣởng đó để trị nƣớc, an dân. Đạo Phật
cịn đem lại thế giới quan cho ngƣời Việt, trên cơ sở đó, tự bản thân mỗi con
ngƣời tu nhân, tích đức, làm những việc tốt, giúp ích, giúp đời tạo nên sự ổn
định xã hội. Ngoài ra, một số nghiên cứu cịn đề cập đến những mặt tích cực

và bất cập trong cách tƣ duy do Phật giáo đem lại…
Tác giả Trần Văn Giàu (1986), qua bài viết “Đạo Phật và một số vấn đề
của lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam” (trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư

9


tưởng Việt Nam), khi xét về mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam cho rằng, đạo Phật với 4 chữ cốt lõi là cứu khổ, cứu nạn và là một
tơn giáo có nội dung triết học…, khi du nhập vào Việt Nam, gắn liền với chủ
nghĩa yêu nƣớc và trở thành Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, nhiều cuộc khởi
nghĩa xuất phát từ các nhà chùa hoặc nhà chùa là trung tâm của một số cuộc
khởi nghĩa, nhiều nhà sƣ tham gia [Xem 50, tr. 15].
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (1986), qua cơng trình “Mấy vấn đề
về nghiên cứu Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng của dân tộc” (trong Mấy vấn đề
về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam), đã chỉ ra mối quan hệ giữa Phật
giáo với lịch sử tƣ tƣởng đó là, Phật giáo là chủ thể nhƣng ngƣợc lại tƣ tƣởng
Việt Nam cũng có ảnh hƣởng đến Phật giáo. Thậm chí, ảnh hƣởng của tƣ
tƣởng Việt Nam đến Phật giáo cịn có tính chất quyết định [Xem 44, tr. 18].
Nghiên cứu mối quan hệ trên cần phải xét Phật giáo tác động cụ thể nhƣ thế
nào đối với quần chúng, tức là quần chúng nắm đƣợc cái cơ bản, cái cốt lõi
của đạo Phật ra sao? Vào những tầng lớp nào? Phạm vi rộng hẹp ra sao?
[Xem 44, tr. 19]… Mặt khác, cần phải chú ý Phật giáo với tính cách nhƣ một
văn hóa, đã có sự hóa thân trong thói quen, trong sinh hoạt tƣ tƣởng của con
ngƣời mà đã mang tính chất đại chúng (cụ thể là nắm đƣợc cái cốt lõi cứu khổ
cứu nạn ra sao - đây là cái đọng lại trong quần chúng).
Ở một khía cạnh tiếp cận khác, Nguyễn Tài Thƣ, trong nghiên cứu
“Phật giáo và thế giới quan ngƣời Việt Nam trong lịch sử”, trong Mấy vấn đề
về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, đã chỉ ra rằng, có nhiều ngƣời viết
về triết học Phật giáo, nhận thức luận Phật giáo, Lơgic học Phật giáo, nhƣng ít

ngƣời đề cập đến Phật giáo trong mối quan hệ với lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn việc hình thành thế giới quan và sự phát triển của lịch sử tƣ
tƣởng dân tộc trong lịch sử dân tộc cần nghiên cứu vấn đề Phật giáo và thế
giới quan của ngƣời Việt.

10


Tác giả đi vào lý giải vấn đề, vì sao Phật giáo lại trụ chân đƣợc trên đất
Việt Nam? Theo tác giả, Phật giáo chính là một nhu cầu của ngƣời Việt Nam
trong lịch sử. Các tín ngƣỡng nguyên thủy có từ trƣớc đó đã khơng thỏa mãn
đƣợc nhu cầu nhận thức và tâm lý con ngƣời. Cùng với sự phát triển của xã
hội, ngƣời Việt Nam ngày càng muốn hiểu biết cuộc sống và ý nghĩa của
mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết sự vận động của con
ngƣời trong xã hội hiện thực. Đạo Phật với các lý thuyết khổ, tập, diệt, đạo,
vô thƣờng, vô ngã… đã đáp ứng đƣợc yêu cầu trên [Xem 147, tr. 28].
Bên cạnh đó, Phật giáo cịn đáp ứng đƣợc thế giới quan của con
ngƣời. Trong ba tôn giáo du nhập vào Việt Nam: Nho, Đạo, Phật thì Nho
giáo là học thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến. Nó chỉ chú ý
đến các mối quan hệ xã hội nhƣ vua - tôi, vợ - chồng, cha - con…; chú ý nhu
cầu của giai cấp thống trị. Đạo giáo thì chủ trƣơng xa lánh sự phát triển của
xã hội, quay về bắt chƣớc giới tự nhiên, sống với tự nhiên. Hai tơn giáo nói
trên chủ trƣơng bỏ qua những vấn đề cơ bản, liên quan đến cuộc sống con
ngƣời (sống, chết, thọ, yểu, phúc họa, sƣớng khổ...). Đạo Phật giành miếng
đất gần nhƣ bỏ trống đó trong nhu cầu con ngƣời. Phật giáo là thế giới quan
của tầng lớp bình dân, lao động. Vì thế ngồi tính giai cấp, Phật giáo cịn có
tính quần chúng.
Tác giả Hà Thúc Minh (1986), qua bài viết “Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam
và vấn đề Phật giáo”, trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam, đã khẳng định, Phật giáo qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử Việt

Nam là bộ phận quan trọng của lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Tác giả cho rằng,
tìm hiểu Phật giáo và chính trị, văn hóa trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam là tìm
hiểu xem Phật giáo có đóng góp gì vào tƣ tƣởng u nƣớc chống ngoại xâm,
đặc biệt là trong thời kỳ Lý - Trần hay không [Xem 96, tr. 42].

11


Cùng đề cập đến vấn đề trên, song tác giả Nguyễn Đức Sự (1981) lại đi
sâu tìm hiểu cụ thể ở thời kỳ Lý - Trần qua các bài viết “Tƣ tƣởng chính trị và
xã hội thời Lý - Trần”, trong Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần.
Tác giả khẳng định, sự phát triển của tƣ tƣởng chính trị xã hội thời Lý Trần có liên hệ chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn chính trị, nhu cầu của công
cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhu cầu củng cố trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích
của giai cấp phong kiến Việt Nam đƣơng thời.
Những đại biểu về tƣ tƣởng của các tập đoàn phong kiến đƣơng thời ở
nƣớc ta trong thời kỳ Lý - Trần thƣờng coi “ý dân”, “lòng dân”, việc khoan
thƣ sức dân là một điều đáng quan tâm vào bậc nhất trong khi tiến hành các
hoạt động chính trị. Đối với họ, “ý dân”, “lòng dân” trở thành căn cứ cho
những chủ trƣơng chính trị lớn.
Ngồi ra tác giả Nguyễn Đức Sự (1986), trong bài viết “Phật giáo và
lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”, trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư
tưởng Việt Nam, đã chỉ ra rằng, Phật giáo khơng những có ảnh hƣởng trong
phạm vi tâm lý xã hội (bám rễ sâu trong đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa,
trong tâm lý, phong tục tập quán và tín ngƣỡng của các tầng lớp nhân dân) mà
cịn có ảnh hƣởng lớn trong lĩnh vực tƣ tƣởng và triết học.
Thời kỳ Lý - Trần, là giai đoạn Phật giáo khơng chỉ chi phối đời sống
tâm lý, tín ngƣỡng, mà cịn tham gia một các tích cực vào sinh hoạt văn hóa
và tƣ tƣởng của đất nƣớc, ảnh hƣởng đến thế giới quan của ngƣời Việt một
cách rõ rệt. Nhiều vấn đề trên lĩnh vực tƣ tƣởng ở nƣớc ta lúc đƣơng thời bị
chi phối bởi giáo lý Phật giáo Thiền tông nhƣ: vấn đề bản thể của thế giới;

vấn đề quan tâm kiến tính thành Phật của các vị vua, các nhà sƣ.
Các thiền sƣ thời Lý - Trần đã coi sự sống chết là điều không tránh khỏi
của kiếp ln hồi, vì thế có thái độ thản nhiên, không lo buồn, quyến luyến trƣớc
sự sống, cái chết. Triết lý nhập thế của các thiền sự thời Lý Trần nhằm luận

12


chứng cho một thái độ sống của những ngƣời đã ngộ đạo và đạt tới cõi vơ sinh.
Vì thế khơng ít các vị cao tăng, các tín đồ Phật giáo tham gia vào chính sự và có
những cống hiến lớn vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của đất nƣớc [Xem 124,
tr. 53].
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về vai trị của Phật giáo trong đời
sống tín ngưỡng của người Việt
Tơn giáo, tín ngƣỡng do con ngƣời sáng tạo ra, nhƣng đến lƣợt nó lại đi
vào xã hội dân gian, phục vụ con ngƣời. Ngồi tơn giáo bản địa, các tơn giáo
ngoại lai cũng đóng vai trị quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời
dân. Nó có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau với tôn giáo bản địa trong quá
trình du nhập [Xem 35, tr. 5].
Do vị trí địa lý, điều kiện lịch sử nằm ở đƣờng giao lƣu của các luồng
văn hóa và tơn giáo, nên ngay từ rất sớm, Việt Nam là đất nƣớc chịu nhiều
ảnh hƣởng của sự tác động đó. Điển hình là các tôn giáo Phật, Nho, Đạo, từ
Ấn Độ và Trung Quốc đã du nhập vào. Trên cơ sở đó, mối quan hệ của các
tôn giáo ngoại lai (Phật giáo) với tơn giáo bản địa và vai trị của nó trong đời
sống tín ngƣỡng của ngƣời dân, đã trở thành đề tài hấp dẫn của nhiều nhà
nghiên cứu. Dƣới các góc độ tiếp cận khác nhau nhƣ lịch sử, tôn giáo, văn
hóa, nhân học tơn giáo…, nhiều tác phẩm và bài nghiên cứu đã đề cập đến
chủ đề này. Tiểu biểu là các bài viết của Hà Văn Tấn (1986; 2005), Trần
Quốc Vƣợng (1986), Phan Đại Dỗn (1986), Ngơ Đức Thịnh (2001), Nguyễn
Duy Hinh (2011), Nguyễn Quốc Tuấn (2008), .…

Nội dung các tác phẩm và bài viết trên đây đều chỉ ra mối quan hệ biện
chứng giữa văn hóa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian trong q trình du nhập
và phát triển. Văn hóa Phật giáo đóng vai trị hết sức quan trọng trong đời
sống tín ngƣỡng của ngƣời Việt. Nó khơng chỉ tạo ra cách suy nghĩ, hình
thành một lối sống, nếp sống thấm đƣợm văn hóa Phật giáo với cốt lõi là từ,

13


bi, hỷ, xả, cứu khổ, cứu nạn, mà cịn hình thành nên một lối sống, nếp sống,
hành động vì cộng đồng và mọi ngƣời. Ngôi chùa từ lâu đã trở nên thân
thuộc, gắn bó với cộng đồng làng xã. Chùa là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh,
sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng, chữa bệnh… Văn hóa Phật giáo làm giàu cho
văn hóa Việt Nam và tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa này. Văn hóa
Phật giáo trong thời kỳ Bắc thuộc còn tạo nên sự “đối trọng” với Nho giáo,
bảo tồn văn hóa Việt Nam… Các tác phẩm, cơng trình, các chun khảo của
những tác giả nêu trên đều có nội dung rất sâu sắc, đều hàm chƣa những
nhận xét chung mà chúng tôi vừa đúc kết. Song trong khuôn khổ đề tài Luận
án, chúng tôi chỉ xin đƣợc trình bày một số tác phẩm tiêu biểu để làm minh
chứng cho nhận định trên:
Ở một công trình nghiên cứu (năm 2005), tác giả Hà Văn Tấn đã đề cập
đến mối quan hệ thân thiết giữa ngôi chùa Việt Nam và đời sống ngƣời dân
làng xã qua bài viết “Chùa Việt Nam”, trong Đến với lịch sử văn hóa Việt
Nam. Tác giả đã “lột tả” chân thực và sinh động sự gắn bó keo sơn của ngơi
chùa làng trong đời sống tín ngƣỡng, đời sống sản xuất (nơng nghiệp), sinh
hoạt văn hóa của làng xã và rộng hơn là văn hóa vùng… “Làng Việt Nam là
làng của những ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc, với hai vụ thu hoạch. Sinh
hoạt của các ngôi chùa không thể nào tách rời khỏi cái nhịp điệu mùa của
làng” [130, tr. 256]. Các lễ thức của Phật giáo cũng gắn liền với các lễ thức
nơng nghiệp, ví nhƣ lễ thức tắm Phật cũng gắn liền với tín ngƣỡng cầu mƣa,

ngày hội của Phật giáo trƣớc đây (mồng Tám tháng Tƣ) cũng là ngày hội của
dân làng…
Qua ngôi chùa, tác giả chỉ ra sự giao lƣu văn hóa của tín ngƣỡng Việt
Nam không chỉ với Phật giáo mà cả Nho và Đạo: chùa khơng chỉ thờ Phật mà
cịn cả thờ Thần, Mẫu và thờ cúng tổ tiên… Các nghi lễ Phật giáo nhƣ tụng
kinh, chạy đàn, phóng sinh… cho thấy sự dung hợp tín ngƣỡng tơn giáo rộng
rãi và cởi mở ở ngƣời Việt Nam [Xem 130, tr. 262].

14


Trên cơ sở nghiên cứu nói trên, tác giả đi đến kết luận, nêu bật đƣợc vai
trò của Phật giáo trong đời sống tín ngƣỡng Việt Nam: Cách đây hai nghìn
năm, Phật giáo là một tơn giáo, một văn hóa ngoại lai đến Việt Nam. Tuy nhiên
nó khơng làm hịa tan nền văn hóa bản địa, mà chỉ làm cho nó thêm phong phú.
Sức sáng tạo và trí tƣởng tƣợng của dân tộc ta dƣờng nhƣ đƣợc kích thích phát
triển trong sự tiếp biến văn hóa có lợi của Phật giáo. Đó cũng là bài học quý giá
mà tổ tiên của chúng ta để lại [Xem 130, tr. 277].
Cuốn Ảnh hưởng của hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, viết về ảnh hƣởng của các tôn
giáo đối với đời sống xã hội nƣớc ta hiện nay (chƣơng 4) có đoạn:
Xét ở góc độ lý luận triết học nói chung và thế giới quan nói
riêng thì tỉ trọng tham gia của Phật giáo trong sự tổng hợp bốn yếu tố
(cái bản địa, Nho, Phật, Lão) là lớn hơn, căn bản hơn, có hệ thống hơn,
có cơ sở hơn, hợp lý hơn các phần khác. Bởi vậy, nó tồn tại lâu dài
hơn, bề thế hơn, vững chắc hơn [148, tr. 241-242].
Tác giả lý giải:
Trước hết, ta thấy học thuyết nhân quả luân hồi của nhà Phật
không những không cản trở quan niệm linh hồn của người Việt, mà nó
cịn nhiều điểm tương đồng, và ở khía cạnh nào đó, nó đã củng cố và

đặt cơ sở cho quan niệm đó... Quan niệm tam giới, lục đạo của Phật
giáo rất gần gũi với tín ngưỡng bản địa về tam phủ, với quan niệm tam
Tài của Nho. Sự hòa nhập của tam giáo và tín ngưỡng bản địa đến nỗi
khó phân biệt cái nào là thuộc giáo nào, cái nào là của bản địa. Ngay
trên bàn thờ ở một số nơi ta thấy có cả Phật, Tiên, Thánh và Tổ tiên.
Trong nhân dân, trên bàn thờ của nhiều nhà cũng vậy. Ngay trong một
số chùa, nơi được gọi là thánh địa của Phật giáo cũng khơng cịn là

15


Phật giáo thuần túy nữa, bởi lẽ có mặt cả thần mây, thần mưa, thần
sấm, thần chớp, thần đá, thần hồ, có mặt cả các Đức ơng, các mẫu
[148, tr. 242]
Trần Quốc Vƣợng (1986), trong bài viết “Mấy ý kiến về Phật giáo và
văn hóa dân tộc”, trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam, cho thấy Phật giáo truyền vào nƣớc ta từ đầu Công nguyên với trung
tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh (còn gọi là vùng Dâu)
theo hai con đƣờng biển và bộ nối với Trung Quốc và Trung Á, Tây Tạng. Vì
vậy, khi xem xét lịch sử tơn giáo Việt Nam nói chung, lịch sử Phật giáo Việt
Nam nói riêng, nên nghĩ tới cái tinh thần cơ bản của nó là hỗn dung tơn giáo
[Xem 177, tr. 139].
Tác giả đƣa ra hai ví dụ về hỗn dung văn hóa giữa Phật giáo với tín
ngƣỡng thờ nữ thần, và nhất là tín ngƣỡng phồn thực ở hai trung tâm tôn giáo
là chùa Hƣơng và chùa Dâu. Ở trung điểm của động Hƣơng Tích, tín ngƣỡng
Quan thế âm bồ tát (bà chúa Ba) đã hịa trộn với tín ngƣỡng nữ thần và nhất là
tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân nơng nghiệp (cầu con, cầu đƣợc mùa…) qua
dịng sữa mẹ, đụn vàng, bạc. Còn ở chùa Dâu với cái tên dân gian “Chùa Bà
Dâu”, có pho tƣợng lớn Bà Dâu ở trung tâm chùa lấn át các vị Phật và bồ tát
trên Phật điện, với huyền thoại cây dâu thần và huyền tích Man Nƣơng…,

chứng tỏ đó khơng phải là Phật giáo thuần túy mà đã hòa quyện với tín
ngƣỡng thờ Mẹ của dân gian. Cả Trần Quốc Vƣợng và Hà Văn Tấn đều cho
rằng, tín ngƣỡng thờ Nữ thần có trƣớc rồi Phật giáo mới du nhập vào và phát
triển trên nền tảng đó. Theo Trần Quốc Vƣợng, ngôi chùa cổ đƣợc dựng trên
nền tảng của một ngôi đền - trung tâm tôn giáo xƣa của bộ lạc Dâu và ban đầu
chất chùa và chất đền vẫn song song tồn tại, rồi sau đó mới đan xen vào nhau.
Dù sau này chùa lấn át đền, nhƣng dù làm biến dạng, biến chất nữ thần Dâu, nó
cũng khơng gột sạch, thanh lọc hóa đƣợc hồn tồn cái chất tín ngƣỡng nguyên

16


thủy tiền Phật giáo của trung tâm tôn giáo này [Xem 177, tr. 139]. Các ngơi
chùa quanh đó, chùa Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tƣớng, chùa Tổ, chùa Mãn xá…
cũng đều mang tính chất hỗn dung văn hóa tƣơng tự. Điều đó cũng thể hiện
một đặc điểm phổ quát đƣợc nhiều ngƣời nhắc đến là Phật giáo vốn dễ hòa hợp
với tín ngƣỡng dân gian ở những nơi nó đƣợc truyền bá tới.
Hà Văn Tấn cụ thể hóa vai trị của Phật giáo đối với tín ngƣỡng dân
gian Việt Nam từ những ngày đầu. Theo ông, nhiều ngôi chùa ban đầu chỉ là
những thảo am bằng tranh, tre:
Có thể những ngôi chùa đầu tiên vốn là những ngôi đền thờ các
thần truyền thống mà người ta đặt thêm điện thờ Phật vào đó. Khơng
phải người ta đặt thêm các tượng Tứ pháp vào các ngôi chùa thờ Phật,
mà đặt bàn thờ Phật vào các đền thờ Tứ pháp, tức đền thờ các vị thần
nơng nghiệp đã có từ trước. Và đến lượt các nữ thần này được Phật
hóa, trở thành các Phật Bà [130, tr. 194].
Ở góc độ nhìn nhận khác, Trần Quốc Vƣợng còn cho rằng, Phật giáo du
nhập vào Việt Nam với văn hóa Ấn Độ chính là sự đối trọng với văn hóa
Trung Hoa trong thời kỳ Bắc thuộc muốn đồng hóa Việt Nam. Đây cũng là
vai trò quan trọng của Phật giáo đối với nền văn hóa Việt Nam.

Như vậy, Phật giáo bằng hoạt động thực tiễn, bằng sinh hoạt tâm linh,
đã góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự phục hƣng dân
tộc và sự phục hồi văn hóa dân tộc.
Tác giả Nguyễn Duy Hinh và cộng sự (2011), trong tác phẩm Phật giáo
trong văn hóa Việt Nam từ góc độ tơn giáo học, đã khẳng định đặc trƣng và
vai trò của Phật giáo trong văn hóa, tín ngƣỡng Việt Nam đó là: “Phật giáo
Việt Nam tiếp thu trƣớc tiên Phật giáo Ấn Độ, rồi đến Phật giáo Trung Quốc
(mà chủ yếu là Thiền tơng) trên cơ sở tín ngƣỡng Phồn Thực của ngƣời Việt
với thần điện Cây Đa - Hòn Đá và cầu mƣa…” [71, tr. 502].

17


Tác giả Nguyễn Duy Hinh với bài viết: "Về hai đặc điểm Phật giáo
Việt Nam" in trong Về tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam hiện nay, khi đề cập đến
tính dân gian, tác giả đƣa ra nhiều dẫn chứng, từ cuộc "hôn phối thiêng" giữa
tôn giáo ngoại lai (Phật giáo) với tín ngƣỡng bản địa qua câu chuyện Man
Nƣơng và Khâu Đà La sinh ra Thạch Quang Phật và Tứ Pháp, rồi huyền thoại
của Từ Đạo Hạnh, và nữ tín đồ, mẹ Lý Công Uẩn với Phật... sự kết hợp giữa
cái phàm - ngƣời mẹ với cái thiêng Thạch Quang Phật, rồi thêm những đứa
con thần thánh. Đó là bản chất mẹ, là tính thiêng, là phồn thực cũng chính là
tính dân gian của Phật giáo. Tác giả bài viết cịn đề cập đến ơng Bụt trong kho
tàng truyện cổ tích dân gian, đến thờ cúng Quan Âm, Quan Âm Thị Kính...
thể hiện mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngƣỡng bản địa.
Tác giả Phan Đại Dỗn (1986) đề cập đến vai trò và mối quan hệ của
Phật giáo với tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở làng xã qua bài viết “Vài nét về
Phật giáo và làng xã” (trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam). Qua nghiên cứu đó, tác giả nêu lên mối quan hệ gắn kết giữa Phật giáo
và làng xã. Khác với xã hội Trung Quốc, Phật giáo vào Việt Nam dễ dàng hơn
nhiều, bởi xã hội Việt Nam khi tiếp nhận Phật giáo chƣa có sự phân chia và

đối kháng đẳng cấp gay gắt, đồng thời mối quan hệ tơng tộc gia đình chịu ảnh
hƣởng của thuyết Tam cƣơng chƣa nặng nề. Song quan trọng hơn cả, Phật
giáo đã không phủ nhận những giá trị tinh thần, phong tục tập quán truyền
thống của từng ngƣời, từng gia đình và cả của xã hội [Xem 26, tr. 158]. Phật
giáo lại biết bám lấy làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp
với tín ngƣỡng bản địa, hội hè, y học, lao động sản xuất. Nhà sƣ và ngơi chùa
có vai trị quan trọng trong đời sống dân gian cổ truyền, thể hiện ở làng nào
cũng có chùa, có làng có tới 2 - 3 ngơi. Ngồi thờ Phật, chùa lại thêm có tín
ngƣỡng dân gian, có thờ tổ tiên cho những ngƣời ký kỵ, thờ Mẫu Thƣợng
Ngàn, Liễu Hạnh, mở hội vui chơi. Ngày Phật Đản của các chùa Gióng, chùa

18


Láng, chùa Thầy… là những ngày hội văn nghệ dân gian phong phú, lôi cuốn
nhiều ngƣời. Ngôi chùa trở thành một trung tâm văn hóa ở nơng thơn. Ở Bắc
Ninh xƣa, hát quan họ đƣợc tổ chức ở trong hội chùa.. Chùa còn sáng tạo ra
loại văn kể hạnh. Với các ý nghĩa nêu trên, có thể nói, Phật giáo góp phần làm
phong phú cho văn hóa tín ngƣỡng của dân tộc. Các lĩnh vực kiến trúc, điêu
khắc, văn học, sân khấu… đều có đề tài của Phật giáo. Phật giáo biết bám vào
làng xã nên nó có sức sống ổn định, lâu bền.
Nguyễn Quốc Tuấn (2008), trong tham luận Vai trò của Phật giáo Việt
Nam đối với sự phát triển bền vững của đất nước đã nhìn nhận, đánh giá về
vai trò của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay đó là:
Thứ nhất, Phật giáo là một tơn giáo khơng đi ngƣợc lại với lợi ích của
chính con ngƣời cá nhân và con ngƣời dân tộc; với thời đại khoa học và công
nghệ mà dân tộc ta đang bƣớc vào. Thứ hai, đạo Phật là một khoa học, khoa
học về đời sống nội tâm và cải biến nội tâm. Thứ ba, khác với nhiều luận
thuyết và giáo lý lấy sự phụ thuộc bên trên làm căn bản, đạo Phật lấy chính
nội tâm con ngƣời làm căn bản. Thứ tư, giáo pháp của đức Phật còn dạy và

hƣớng dẫn con ngƣời lịng từ bi, thƣơng đồng loại vơ bờ bến, đó là đặc tính
chủ yếu nhất của đạo Phật.
Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra kết luận: dân tộc nào biết dùng đạo Phật
làm lẽ sống, nhất định dân tộc đó là một dân tộc của lịng từ bi, nhất định dân
tộc đó có tƣơng lai xán lạn. Và dân tộc ta là một dân tộc nhƣ thế.
Tóm lại, qua những sinh hoạt tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, việc làm của
Phật giáo thể hiện qua các ngôi chùa, các nhà sƣ mà các tác giả nêu ra
trên đây là những minh chứng cho thấy vai trò hết sức quan trọng của
Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam nói chung và trong đời sống
ngƣời dân nói riêng.

19


1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu về thời Trần và vai trị của Phật giáo
đối với tín ngưỡng của người Việt thời Trần
Thời kỳ Lý - Trần, đƣợc các nhà nghiên cứu nhắc đến là thời kỳ huy
hoàng nhất, vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử dân tộc.
Đây là thời kỳ Phật giáo không chỉ chi phối đời sống tâm lý, tín ngƣỡng mà
cịn tham gia một các tích cực vào sinh hoạt văn hóa, tƣ tƣởng của đất nƣớc.
Phật giáo đã ảnh hƣởng đến thế giới quan của ngƣời Việt một cách rõ rệt
[Xem 124].
Phật giáo thời kỳ Lý - Trần là Phật giáo quý tộc, Phật giáo đƣợc
nghiên cứu ở góc độ hệ tƣ tƣởng, là thời kỳ mà ở buổi đầu độc lập, các vị
sƣ tài cao đức trọng đã trở thành cố vấn chính trị và tâm linh cho các vị
Vua dân tộc, cho chính quyền quân chủ dân tộc, để tạo nên một mơ hình
Qn chủ Phật giáo Đại Việt - khác với mơ hình qn chủ Tống Nho của
Trung Hoa [Xem 177].
Chính vì lẽ đó, đã có nhiều Hội thảo khoa học về vai trò của Phật giáo
thời kỳ này nhƣ Hội thảo khoa học Đức Vua- Phật Hoàng Trần Nhân Tôngcuộc đời và sự nghiệp năm 2008, tại Quảng Ninh; Hội thảo Văn học, Phật giáo

với nghìn năm Thăng Long, năm 2010, tại Hà Nội; Hội thảo Bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa của Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào năm 2012, tại Hà Nội….
Nhiều tác phẩm, tham luận viết về thời kỳ này. Tiêu biểu là cuốn Tìm
hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần của Viện Sử học (1981); Thiền học đời
Trần của Ban Phật giáo Việt Nam (1992); Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3,
của Lê Mạnh Thát (2005); Nhà Trần trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn
Bích Ngọc (2012)… và các bài viết của Lê Tâm Đắc (1986), Nguyễn Huệ Chi
(2000), Nguyễn Hồng Dƣơng (2004, 2008), Hà Thúc Minh (2010) ...
Phần lớn các nghiên cứu trên tập trung đề cập đến vai trò của các vị vua
Trần, các dòng thiền của triều đại Lý - Trần, thực trạng kinh tế - xã hội và văn

20


×