Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

(Luận án tiến sĩ) thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng anh và các biểu thức tương đương của chúng trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

TRẦN QUỐC VIỆT

THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TIẾNG ANH
VÀ CÁC BIỂU THỨC TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG
TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

TRẦN QUỐC VIỆT

THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TIẾNG ANH
VÀ CÁC BIỂU THỨC TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG
TRONG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các giáo sƣ,
các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngôn ngữ học - Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ Nghiên cứu sinh trƣởng thành rất nhiều về chun mơn.
Tự đáy lịng mình, Nghiên cứu sinh cũng xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
GS.TS. Vũ Đức Nghiệu - Ngƣời đã hƣớng dẫn Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án
đúng thời gian theo quy định và đạt đƣợc kết quả cao. Thầy không những tận tình
chỉ bảo, định hƣớng cho Nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập mà cịn ln
động viên, khích lệ, hết lòng chia sẻ với Nghiên cứu sinh những vất vả, khó khăn để
có đƣợc kết quả nhƣ hơm nay.
Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Lê Quang
Thiêm, GS.TS. Đinh Văn Đức, PSG.TS. Hà Quang Năng, PGS.TS. Nguyễn Hồng
Cổn, PGS.TS. Phạm Hùng Việt..., Ban biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa
thƣ, Ban biên tập tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống đã giúp đỡ Nghiên cứu sinh rất
nhiều trong thời gian hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân trọng cảm ơn Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban
Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Ngoại ngữ, Khoa Khoa học cơ bản, các thế hệ Giảng
viên, Giáo viên cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp Trƣờng Đại học Lƣơng Thế Vinh
đã luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để Nghiên cứu sinh sớm hoàn thành
luận án.
Cuối cùng lời cảm ơn đặc biệt nhất, Nghiên cứu sinh xin dành cho những
ngƣời thân yêu nhất trong gia đình, những ngƣời bằng tâm huyết và lao động đã

giúp đỡ Nghiên cứu sinh cả về vật chất lẫn tinh thần để hoành thành luận án.
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2017

Trần Quốc Việt

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc ai cơng bố ở đâu và
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Quốc Việt

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lí do lựa chọn đề tài..........................................................................................8
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...............................................8
3. Mục đích nghiên cứu của luận án ....................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................................9
5. Nguồn ngữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................................10
6. Đóng góp của luận án ......................................................................................11

7. Bố cục của luận án...........................................................................................11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN........................................................................................................................12
1.1. Thuật ngữ và nghiên cứu thuật ngữ ...........................................................12
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ ....................................................... 12
1.1.2. Phân biệt thuật ngữ với một số đơn vị liên quan ............ 18
1.1.3. Đặc điểm của thuật ngữ và những yêu cầu chung khi xây
dựng thuật ngữ ........................................................................ 23
1.1.3.1. Đặc điểm của thuật ngữ....................................................................23
1.1.3.2. Những yêu cầu chung khi xây dựng thuật ngữ ................................28
1.1.4. Thuật ngữ kinh tế thương mại ........................................ 35
1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ kinh tế thƣơng mại ở Anh
và Việt Nam .........................................................................................................37
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ kinh tế
thương mại ở Anh .................................................................... 37
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ kinh tế
thương mại ở Việt Nam ............................................................ 39
1.3. Về vấn đề lí luận dịch thuật.........................................................................47

3


1.3.1. Khái niệm dịch ............................................................... 47
1.3.2. Lí thuyết dịch ................................................................. 48
1.3.3. Vấn đề và khái niệm tương đương dịch thuật ................. 50
1.4. Hƣớng nghiên cứu của luận án ...................................................................54
1.5. Tiểu kết ..........................................................................................................54
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KINH TẾ THƢƠNG MẠI TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........................................................................................56
2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt ...................56

2.1.1. Về khái niệm thành tố cấu tạo thuật ngữ ....................... 56
2.1.2. Phân tích thuật ngữ KTTM tiếng Anh theo thành tố cấu
tạo ............................................................................................ 57
2.1.2.1. Thuật ngữ KTTM tiếng Anh có cấu tạo một thành tố .....................57
2.1.2.2. Thuật ngữ KTTM tiếng Anh có cấu tạo hai thành tố .......................60
2.1.2.3. Thuật ngữ KTTM tiếng Anh có cấu tạo ba thành tố ........................61
2.1.2.4. Thuật ngữ KTTM tiếng Anh có cấu tạo bốn thành tố ......................62
2.1.2.5. Thuật ngữ KTTM tiếng Anh có cấu tạo năm thành tố .....................62
2.1.3. So sánh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt về mặt
thành tố cấu tạo và mô hình cấu tạo ........................................ 63
2.1.3.1. So sánh sự phân bố theo số thành tố cấu tạo của thuật ngữ KTTM
tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................63
2.1.3.2. So sánh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt về mặt mơ hình
cấu tạo ...........................................................................................................65
2.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt ..............80
2.2.1. Khái niệm định danh ...................................................... 80
2.2.2. Quá trình định danh ....................................................... 81
2.2.3. Phương thức định danh .................................................. 82
2.2.4. Các kiểu định danh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng
Việt .......................................................................................... 83

4


2.2.4.1. Kiểu định danh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt theo phạm
trù ngữ nghĩa .................................................................................................83
2.2.4.2. Kiểu định danh thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt theo
phƣơng thức biểu thị .....................................................................................84
2.2.5. Phân loại các nhóm thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng
Việt theo phạm trù nội dung ngữ nghĩa ................................... 85

2.2.5.1. Thuật ngữ chỉ phƣơng tiện cơ quan thanh toán ...............................86
2.2.5.2. Thuật ngữ chỉ địa điểm, cơ quan nơi diễn ra hoạt động KTTM ......93
2.2.5.3. Thuật ngữ chỉ chứng từ ....................................................................98
2.2.5.4. Thuật ngữ chỉ thuế .........................................................................100
2.2.5.5. Thuật ngữ chỉ chủ thể (ngƣời) tham gia hoạt động KTTM ...........101
2.2.5.6. Thuật ngữ chỉ hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa trong hoạt
động KTTM ................................................................................................103
2.3. Tiểu kết ........................................................................................................107
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TƢƠNG ĐƢƠNG DỊCH THUẬT THUẬT NGỮ
KINH TẾ THƢƠNG MẠI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................109
3.1. Dịch thuật và tƣơng đƣơng dịch thuật .....................................................109
3.2. Các kiểu tƣơng đƣơng dịch và tƣơng đƣơng dịch thuật ngữ KTTM tiếng
Anh và tiếng Việt ...............................................................................................110
3.2.1. Các kiểu tương đương dịch thuật ngữ .......................... 110
3.2.2. Các kiểu tương đương dịch thuật ngữ KTTM tiếng Anh và
tiếng Việt ................................................................................ 113
3.2.2.1. Phân loại thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt theo cấp độ tổ
chức từ - ngữ ...............................................................................................113
3.2.2.2. Phân loại tƣơng đƣơng thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt
theo số lƣợng thuật ngữ tƣơng đƣơng .........................................................116
3.3. Các tiêu chí đảm bảo tƣơng đƣơng của sản phẩm dịch thuật ...............118
3.4. Định hƣớng chuẩn hóa thuật ngữ KTTM tiếng Việt ..............................119
3.4.1. Lí thuyết về chuẩn và chuẩn hóa .................................. 119

5


3.4.2. Một số yêu cầu chung cho việc chuẩn hóa thuật ngữ
KTTM tiếng Việt trong quá trình dịch .................................... 121
3.4.3. Thực trạng thuật ngữ KTTM tiếng Việt trong quá trình

chuyển dịch ............................................................................ 125
3.4.4. Một số nguyên tắc chuẩn hóa thuật ngữ KTTM tiếng Việt
trong quá trình dịch ............................................................... 128
3.4.5. Một số điều cần tránh trong việc xây dựng thuật ngữ
KTTM tiếng Việt mới.............................................................. 136
3.5. Tiểu kết ........................................................................................................137
KẾT LUẬN ............................................................................................................139
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................144
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.2.1: Bảng số liệu thuật ngữ KTTM tiếng Anh có một thành tố.................59
Bảng 2.1.2.2: Bảng số liệu thuật ngữ KTTM tiếng Anh có hai thành tố ..................61
Bảng 2.1.2.3: Bảng số liệu thuật ngữ KTTM tiếng Anh có ba thành tố ...................62
Bảng 2.1.2.4: Bảng số liệu thuật ngữ KTTM tiếng Anh có bốn thành tố .................62
Bảng 2.1.2.5: Bảng số liệu thuật ngữ KTTM tiếng Anh có năm thành tố ................63
Bảng 2.1.3.1: Sự phân bố thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt theo số thành tố
cấu tạo .......................................................................................................................63
Bảng 2.1.3.2: Các mơ hình cấu tạo thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt ........79
Bảng 2.2.5: Thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................106
theo phạm trù nội dung ngữ nghĩa ..........................................................................106
Bảng 3.2.2.1: Kiểu tƣơng đƣơng thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt .........115
theo cấp độ tổ chức từ - ngữ ....................................................................................115
Bảng 3.2.2.2: Kiểu tƣơng đƣơng thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt theo số
lƣợng thuật ngữ tƣơng đƣơng .................................................................................117


7


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trải qua ba mƣơi năm phát triển và hội nhập, Việt Nam đã và đang từng
bƣớc khẳng định vị thế của mình trên trƣờng quốc tế thông qua các mối quan hệ
kinh tế thƣơng mại (KTTM), văn hóa, xã hội và giáo dục... Từ khi trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2007, nền kinh tế
Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trên con đƣờng hội nhập và phát triển đó,
nhu cầu về tiếng Anh trong KTTM, trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày
càng rộng mở và phổ biến. Do đó, nhu cầu dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là hệ
thuật ngữ KTTM tiếng Anh chuyên ngành ở nƣớc ta, đang đặt ra càng ngày càng
nhiều hơn, mạnh hơn và yêu cầu của công việc này cũng càng ngày càng cao hơn.
Tuy nhiên, hệ thuật ngữ KTTM trong tiếng Anh cũng nhƣ trong tiếng Việt
nói chung cho đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức, chƣa có bất
kỳ một cơng trình nghiên cứu nào về hệ thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt
một cách đầy đủ, tồn diện. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong đàm phán, trao
đổi, kí kết hợp đồng, trong các mối quan hệ KTTM giữa Việt Nam, Anh và các
nƣớc khác; cũng nhƣ trong việc dịch các tài liệu liên quan đến chuyên môn.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề dịch thuật, phiên chuyển các thuật ngữ
KTTM cũng nhƣ việc biên soạn các nguồn học liệu chuyên ngành KTTM để phát
triển, tiến tới chuẩn hóa các thuật ngữ KTTM cũng đã đặt ra một cách sát sƣờn và
cần kíp.
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh và các biểu thức tương đương của chúng
trong tiếng Việt". Đề tài này cần thiết để góp phần xây dựng một hệ thống thuật ngữ
KTTM tiếng Việt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế, khoa học đang trên
con đƣờng phát triển mạnh mẽ.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ KTTM tiếng Anh và
các biểu thức tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt. Đó là các thuật ngữ biểu thị

8


các khái niệm và các đối tƣợng chuyên môn đƣợc sử dụng trong lĩnh vực KTTM,
bao gồm các hoạt động giao dịch về hàng hóa, hoạt động bn bán, phƣơng thức
thanh tốn, các điều khoản trong kí kết hợp đồng...
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở các thuật ngữ đang sử dụng
trong lĩnh vực KTTM đƣợc phản ánh trên các quyển từ điển, sách, báo và giáo trình
giảng dạy về KTTM hiện nay. Do vậy, các vấn đề lịch sử phát triển, quá trình vận
động và biến đổi của hệ thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt qua các giai đoạn
lịch sử không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng sẽ không đề cập đến tên của các tổ chức quốc tế, tên các cơ quan, tên nhân vật
lịch sử và tên nhãn hàng có liên quan đến KTTM.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu các đặc điểm của thuật ngữ
KTTM tiếng Anh, đối chiếu với các biểu thức tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng
Việt, phát hiện những đồng nhất và khác biệt, đánh giá những vấn đề về dịch thuật
thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt để góp phần nghiên cứu chuẩn hố hệ
thuật ngữ KTTM tiếng Việt. Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi cũng góp phần
phục vụ cho cơng việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành KTTM nói
chung và biên soạn từ điển chuyên ngành KTTM nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhằm đạt đƣợc mục đích nêu trên đây, luận án giải quyết những nhiệm vụ
sau:
 Hệ thống hóa những quan điểm lí luận về thuật ngữ, thuật ngữ KTTM ở Anh
và Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho luận án.

 Khảo sát hệ thống thuật ngữ KTTM tiếng Anh về đặc điểm cấu tạo.
 Đối chiếu, phát hiện sự tƣơng đồng và khác biệt của hệ thống thuật ngữ
KTTM tiếng Anh với các thuật ngữ KTTM trong tiếng Việt.
 Đánh giá những vấn đề về dịch thuật thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng
Việt.

9


 Đề xuất tiêu chuẩn để chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ KTTM tiếng Việt trong
khi dịch, làm từ điển...
5. Nguồn ngữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu để thực hiện luận án của chúng tôi chủ yếu dựa vào 6
cuốn từ điển đối chiếu thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt và một số giáo
trình đang đƣợc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong nƣớc, bao gồm:
 Trần Văn Chánh (1996), Từ điển kinh tế - thương mại Anh - Việt, NXB
Thống Kê, Hà Nội.
 Hoàng Văn Châu, Đỗ An Chi (2003), Từ điển kinh tế Quốc tế Anh - Việt,
NXB Thống Kê, Hà Nội.
 Nguyễn Hữu Dụ (2009), Từ điển thuật ngữ kinh tế - thương mại Anh - Việt,
NXB Giao thông Vận tải, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Đức Minh (2005), Từ điển kinh tế - thương mại Anh - Việt, NXB Thống Kê,
Hà Nội.
 Minh Trang, Phƣơng Thúy (2008), Từ điển kinh tế - thương mại ứng dụng
Anh - Việt, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
 Đỗ Hữu Vinh (2009), Từ điển thuật ngữ kinh tế - thương mại Anh - Việt,
NXB Giao thông Vận tải, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số giáo trình: Market Leader,
Economics in English và một số văn bản KTTM song ngữ Anh – Việt.

b) Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu các nội dung trong luận án này, chúng tôi sử dụng
một số phƣơng pháp, thủ pháp và thao tác làm việc nhƣ sau:
 Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp: Dùng để phân tích, mơ tả cấu trúc
của các thuật ngữ (thành tố cấu tạo, quan hệ ngữ pháp trong các thuật ngữ), từ đó
phân loại các thuật ngữ này nhằm xác định các mơ hình (dạng) cấu tạo thuật ngữ
KTTM trong tiếng Anh, tiếng Việt và đối chiếu các mơ hình (dạng) cấu tạo của
chúng.

10


 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Dùng để phát hiện những điểm tƣơng đồng
và khác biệt giữa hệ thống KTTM tiếng Anh và tiếng Việt, lấy đó làm cơ sở cho các
đánh giá hữu quan.
 Ứng dung lí thuyết dịch trong phân tích: Nhằm đánh giá mặt dịch thuật các
thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó đề xuất những góp ý cụ thể về
chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ này của tiếng Việt.
 Các thủ pháp nghiên cứu định lƣợng: Đƣợc sử dụng trong tính tốn số liệu
thống kê, để phân tích đối chiếu hai hệ thống thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng
Việt về mặt định lƣợng.
6. Đóng góp của luận án
a) Đóng góp về mặt lí luận
 Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về so sánh đối
chiếu một cách tƣơng đối tồn diện và có hệ thống về thuật ngữ KTTM tiếng Anh
và tiếng Việt và cung cấp đƣợc tƣơng đối đầy đủ danh sách các thành tố đã tham gia
cấu tạo nên thuật ngữ KTTM tiếng Anh và tiếng Việt.
 Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất các phƣơng án, giải pháp trong việc
chuyển dịch thuật ngữ KTTM từ tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho phù hợp, chính
xác, nhằm xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ KTTM tiếng Việt.

b) Đóng góp về mặt thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho cơng tác biên soạn
và chỉnh lí tài liệu giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành KTTM nói chung
và từ điển chuyên ngành KTTM nói riêng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chất
lƣợng dạy và học tiếng Anh KTTM tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nƣớc.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tham khảo và các phụ lục kèm theo.
Luận án gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chƣơng 2. Đặc điểm thuật ngữ kinh tế thƣơng mại tiếng Anh và tiếng
Việt
Chƣơng 3. Đánh giá về tƣơng đƣơng dịch thuật các thuật ngữ kinh tế
thƣơng mại tiếng Anh và tiếng Việt

11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Thuật ngữ và nghiên cứu thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, thuật ngữ ra đời và phát triển đóng
góp một vai trị to lớn trong ngành ngơn ngữ học hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà
ngôn ngữ học trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới khi đề cập về thuật ngữ thì lại
khơng đƣa ra đƣợc một định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Chính vì thế mà cho đến nay có
một số lƣợng vô cùng lớn định nghĩa về thuật ngữ, nhƣ theo cách nói ví von của nhà
ngơn ngữ học nổi tiếng Reformatskij, A. thì điều này có thể viết đƣợc cả một cuốn
sách.
Hệ quả là đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập, nghiên cứu
thuật ngữ. Có quan điểm gắn định nghĩa thuật ngữ với chức năng, lại có quan điểm

gắn định nghĩa thuật ngữ với khái niệm.
a) Trƣớc hết, chúng ta cùng xem xét một số quan điểm của các nhà thuật ngữ
học coi thuật ngữ có liên quan với chức năng của nó. Trong tài liệu nghiên cứu về
thuật ngữ, Vinokur, G. [1939] viết "thuật ngữ - đó khơng phải là một từ đặc biệt mà
chỉ là từ có chức năng đặc biệt... đó là chức năng gọi tên" [theo Nguyễn Thị Bích
Hà, 2000: 10].
Nhiều tác giả cũng có cùng quan điểm tƣơng tự nhƣ Vinokur, G. trong đó
phải kể đến Vinogradov, V. [1947], Reformatskij, А. [1978]. Reformatskij, А.
[1978: 80] viết "trƣớc hết từ thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là
phƣơng tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một kí hiệu giản đơn, hoặc nó là phƣơng tiện
của định nghĩa logic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học". Với quan niệm của tác giả
này thì thuật ngữ chỉ là "những từ chun mơn".
b) Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác thì lại xác định định nghĩa thuật
ngữ trong mối quan hệ với khái niệm. Quan điểm định nghĩa thuật ngữ gắn với khái
niệm mà nó biểu thị trƣớc hết phải kể đến các học giả trong tác phẩm Đại từ điển
bách khoa tồn thư Xơ Viết [1976] viết "thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra

12


một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong
giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt
hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trƣng
cho phạm vi chun mơn đó" [theo Nguyễn Thị Bích Hà, 2000: 11].
Năm 1966, Akhmanova, O. giải thích thêm "thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của
ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật...) đƣợc sáng tạo ra
(đƣợc tiếp nhận, đƣợc vay mƣợn...) để biểu hiện chính xác các khái niệm chuyên
môn và biểu thị các đối tƣợng chun mơn" [theo Nguyễn Thị Bích Hà, 2000: 11].
Những học giả này lại còn nhấn mạnh vấn đề khái niệm thuật ngữ và định
nghĩa thuật ngữ. Chẳng hạn nhƣ Gerd, A. [1978] định nghĩa "thuật ngữ là từ mà một

định nghĩa nào đó kèm theo nó một cách nhân tạo, có ý thức. Định nghĩa này có liên
quan với một khái niệm khoa học nào đó". Cịn Danhilenco, V. [1977] lại nhấn
mạnh vấn đề khái niệm và định nghĩa thuật ngữ với từ thông thƣờng nhƣ sau "thuật
ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một kí hiệu tƣơng ứng với một khái
niệm", cũng theo ông thì "bản chất của thuật ngữ với tƣ cách là một khái niệm hồn
tồn trùng với từ thơng thƣờng của ngơn ngữ tồn dân". Những định nghĩa về thuật
ngữ của các nhà ngôn ngữ học Nga dù ở trƣờng phái coi thuật ngữ có liên quan với
chức năng hay coi thuật ngữ có liên hệ với khái niệm thì chung nhất về cơ bản các
quan điểm này đều có những điểm giống nhau đó là giúp cho chúng ta thấy đƣợc
hình thức cấu tạo thuật ngữ, mối liên hệ giữa thuật ngữ với chức năng, thuật ngữ với
khái niệm, và phạm vi sử dụng của chúng [theo Nguyễn Thị Bích Hà, 2000: 11].
Trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học
phƣơng Tây cũng hết sức quan tâm đến công tác nghiên cứu lĩnh vực thuật ngữ và
những quan điểm về thuật ngữ mà các tổ chức, học giả này nêu ra ngày một đầy đủ
hơn, đa diện hơn.
Từ điển Marrian Webster Dictionary [1964: 1801] định nghĩa thuật ngữ là
"các từ, cụm từ đặc biệt hoặc kĩ thuật đƣợc dùng trong những lĩnh vực khoa học cụ
thể hoặc những lĩnh vực chuyên biệt".

13


Khi đề cập đến thuật ngữ, Thorsten, T. [1999: 8] cho rằng "thuật ngữ là kí
hiệu ngơn ngữ cho một khái niệm. Kí hiệu ngơn ngữ này khơng phải nhất thiết là từ
đơn, mà nó cũng có thể là một nhóm từ, một cụm từ cố định đƣợc sử dụng để mô tả
một khái niệm chuyên môn. Đối với một số nhà thuật ngữ học, thuật ngữ chỉ là
thành ngữ gồm một từ. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn bởi vì một số ngơn ngữ
khơng chỉ hình thành thuật ngữ bằng cách ghép từ mà còn bằng cách kết hợp từ. Ƣu
điểm của việc sử dụng thuật ngữ - chỉ là một từ, là ở chỗ nhận ra ranh giới giữa
chúng một cách dễ dàng hơn. Hầu hết các nhà thuật ngữ chấp nhận các cụm từ ngắn

bao gồm hai hoặc ba từ là thuật ngữ".
Dafydd, G. [1999] cũng cho rằng "thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm và
biểu đạt của nó (bao gồm các kí tự và các đơn vị cụm từ) trong lĩnh vực chuyên
ngành đặc biệt" [theo Vƣơng Thị Thu Minh, 2005: 13].
Bàn về định nghĩa thuật ngữ, Hornby, A. [2000: 767] khẳng định "thuật ngữ
là một từ hoặc cụm từ đƣợc sử dụng nhƣ tên của một cái gì đó đặc biệt có liên hệ
với một loại ngôn ngữ".
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO [2000: 1] viết "thuật ngữ là một tập hợp các
khái niệm của một lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt". Còn theo Tổ chức UNESCO
[2005: 3] cho rằng "thuật ngữ là những khái niệm khoa học đƣợc miêu tả trong một
lĩnh vực cụ thể".
Tìm hiểu về thuật ngữ, Erhard, O. và Gerhard, B. [2003: 12] cũng đƣa ra
định nghĩa về thuật ngữ. Theo các ông "thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm,
trong mỗi một lĩnh vực chuyên ngành đều có các mơ hình cấu trúc đại diện cho tập
hợp các khái niệm. Kiến thức khoa học đƣợc sắp xếp thành các cấu trúc khái niệm,
các phƣơng tiện biểu đạt ngơn ngữ và kí hiệu tƣơng ứng đƣợc sử dụng trong văn
phong khoa học để thông tin với ngƣời khác về kết quả khoa học mới và bình luận
về các ngôn bản khác".
Trong mấy chục năm gần đây, ở Việt Nam các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ
học cũng hết sức quan tâm đến việc nghiên cứu về thuật ngữ, những định nghĩa về
thuật ngữ mà các học giả này nêu ra càng ngày càng phong phú.

14


Năm 1960, Nguyễn Văn Tu viết "thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong
các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị ngoại giao, nghệ thuật... và có một ý nghĩa
đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên"
[tr. 176]. Tiếp sau đó, năm 1968, ơng lại đƣa ra một định nghĩa cụ thể hơn "thuật
ngữ là những từ và những từ tổ cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa

học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hóa nào đó" [tr. 114].
Trong Giáo trình tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu [1962: 167] nhấn mạnh rằng
"thuật ngữ trƣớc hết không phải chỉ là phƣơng tiện dùng để biểu thị khái niệm khoa
học mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tƣợng khoa học nhất định, thuật ngữ là
những từ chuyên môn đƣợc sử dụng trong một phạm vi một ngành khoa học, một
nghề nghiệp hoặc một ngành kĩ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành
hóa học, tốn học, thƣơng mại, ngoại giao... đặc tính của những từ này là phải cố
gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện
tƣợng khoa học, kĩ thuật nhất định". Tuy nhiên phải đến năm 1981, Đỗ Hữu Châu
mới phát biểu chi tiết và cụ thể về thuật ngữ "thuật ngữ khoa học kĩ thuật bao gồm
các đơn vị từ vựng đƣợc dùng để biểu thị những sự vật, hiện tƣợng, hoạt động, đặc
điểm... trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự
nhiên hay xã hội. Khác với từ thơng thƣờng, thuật ngữ có trong thực tế, đối tƣợng
của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tƣơng ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng
cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng này đúng nhƣ chúng tồn tại trong
tƣ duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách
quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ nhƣ là một cái nhãn dán vào đối
tƣợng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó" [tr. 221222].
Theo Lƣu Vân Lăng [1971: 48] thì "thuật ngữ là một bộ phận ngôn ngữ (từ
vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính khoa học, kĩ thuật, chính trị,
tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã đƣợc tổ chức một cách có trí tuệ.
Thuật ngữ có tính chất hệ thống hoàn toàn dựa trên sự đối lập giữa các kí hiệu. Sự

15


đối lập này về hình thức thể hiện ở chỗ khác nhau về âm thanh hoặc về trật tự sắp
xếp các yếu tố".
Trong bài báo bàn về Sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt,
Hoàng Văn Hành [1983: 26] viết "thuật ngữ là những từ ngữ dùng để biểu thị một

khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất
định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ
của ngôn ngữ".
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vƣơng Toàn [1986:
64] đã tổng hợp các quan điểm về thuật ngữ và đƣa ra phạm vi sử dụng của thuật
ngữ, đồng thời nêu quan điểm của các ơng, theo đó thuật ngữ "là từ hoặc cụm từ
biểu đạt chính xác khái niệm của một lĩnh vực chun mơn nào đó. Thuật ngữ nằm
trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhƣng chỉ tồn tại trong một hệ thống
thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ dùng trong ngơn ngữ chun mơn. Tồn bộ các
thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt
tạo thành một hệ thống thuật ngữ".
Trong luận án tiến sĩ ngữ văn về Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt, đặc điểm
và cấu tạo thuật ngữ, Vũ Quang Hào [1991: 4] cho rằng thuật ngữ bao gồm những
nội dung sau đây:
"1. Thuật ngữ là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm) và với
vai trị này nó là đơn vị cơ bản của mọi khoa học.
2. Thuật ngữ là hình thức ngơn ngữ (là cái vỏ), là tên gọi của một khái niệm
khoa học.
3. Thuật ngữ là toàn bộ khái niệm trong một lĩnh vực khoa học.
4. Thuật ngữ là toàn bộ tên gọi của một khoa học".
Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt tái bản năm 2010, Nguyễn Thiện
Giáp đã đƣa ra một khái niệm đề cập đầy đủ những đặc trƣng, yêu cầu cần và đủ
của thuật ngữ. Ông khẳng định "thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngơn ngữ.
Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm
và các đối tƣợng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con ngƣời" [tr. 308 - 309].

16


Trong luận án tiến sĩ ngữ văn về Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách

phiên chuyển sang tiếng Việt, Vƣơng Thị Thu Minh [2005: 15] quan niệm rằng
"thuật ngữ là những từ, cụm từ cố định, biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng
thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Thuật ngữ là bộ phận hạt nhân trong ngôn
ngữ khoa học của một thứ tiếng".
Năm 2009, trong giáo trình Cơ sở ngơn ngữ và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã đƣa ra định nghĩa thuật ngữ trong đó
nhấn mạnh thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm xác định trong một ngành khoa
học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó, cuối cùng các ơng viết "thuật
ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tƣợng đƣợc xác định
một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn"
[tr. 219].
Khác với các tác giả khác khi nghiên cứu về thuật ngữ, Hà Quang Năng
[2009: 94] lại cho rằng "thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác
định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định".
Gần đây, sau một thời gian nghiên cứu và tổng kết về thuật ngữ, Nguyễn
Đức Tồn [2010: 2] đã đƣa ra một định nghĩa khá ngắn gọn, đầy đủ và súc tích "thuật
ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tƣợng trong phạm vi một lĩnh
vực khoa học hoặc chun mơn".
Nhƣ vậy, dù có khác nhau về chiều hƣớng hay quan điểm trong nghiên cứu
về thuật ngữ, nhƣng hầu hết các định nghĩa hay khái niệm mà các tác giả trên đƣa ra
đều có điểm chung đó là mối quan hệ giữa thuật ngữ với khái niệm, hay thuật ngữ
với chức năng mà nó biểu thị, biểu đạt. Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu
trong và ngồi nƣớc về thuật ngữ, chúng ta có thể thấy hai điểm giống nhau quan
trọng có liên quan đến thuật ngữ; đó là:
Về nội dung: thuật ngữ biểu thị chính xác các khái niệm hoặc đối tƣợng
chuyên môn của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Về hình thức: thuật ngữ đƣợc cấu tạo là những từ hoặc từ ghép.

17



Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đƣợc những thiếu sót hay những ƣu
điểm trong quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trƣớc về vấn đề này. Sau khi tìm
hiểu và cân nhắc để đƣa ra một khái niệm thích hợp; vậy quan điểm của chúng tôi
về thuật ngữ trong luận án này đƣợc hiểu là những từ hay cụm từ cố định dùng để
biểu đạt các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng hay đối tƣợng trong một ngành khoa học
hay trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
1.1.2. Phân biệt thuật ngữ với một số đơn vị liên quan
a) Phân biệt thuật ngữ và danh pháp
Vinokur, G. [1939] đƣợc xem nhƣ là nhà khoa học đầu tiên nêu ra sự khác
biệt giữa thuật ngữ và danh pháp. Trong tác phẩm Về thuật ngữ kỹ thuật, ông viết
"danh pháp chỉ là một hệ thống các phù hiệu hồn tồn trừu tƣợng và ƣớc lệ, mà
mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta cái phƣơng tiện thuận lợi nhất về mặt thực
tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tƣợng không quan hệ trực tiếp với những địi hỏi
của tƣ duy lí luận hoạt động với những sự vật này" [theo Ngyễn Thị Bích Hà, 2000:
13].
Năm 1978, Reformatskij, A. viết "hệ thuật ngữ trƣớc hết gắn với một hệ
thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ dán nhãn cho đối
tƣợng của nó và danh pháp khơng có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học" [tr.
47].
Nguyễn Nhƣ Ý [1998: 235] chỉ rõ "những quy tắc đặt tên trong một ngành
khoa học hay tổng thể những tên gọi biểu đạt những sự vật đơn nhất, không gắn với
hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể chỉ dán nhãn cho đối tƣợng của nó".
Danh pháp, do vậy, chỉ đƣợc dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng khoa học
nhiều hơn là gắn với khái niệm. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng
Phiến [2009: 220] khẳng định "danh pháp và thuật ngữ không phải là một. Danh
pháp đƣợc dùng để chỉ toàn bộ tên gọi cụ thể của các đối tƣợng đƣợc dùng trong
từng ngành khoa học mà thơi. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài
thực vật ở Viêt Nam: xoan, muồng, bằng lăng, lát hoa, lát vân, lim, đinh, sến, táu,
dổi, dẻ, xoan đào... thì đó là danh pháp thực vật Việt Nam".


18


Nguyễn Thiện Giáp [2010: 270] cho rằng "danh pháp là toàn bộ những tên
gọi đƣợc dùng trong mỗi ngành chuyên mơn nào đó, nó khơng gắn trực tiếp với các
khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học nào đó mà
thơi". Ví dụ, trong địa lí học, các từ nhƣ biển, sơng, núi, hồ, sa mạc… là những
thuật ngữ, còn tên biển, tên sông, tên núi, tên hồ, tên sa mạc cụ thể nhƣ: sơng Hồng,
sơng Thái Bình, sơng Vị, núi Ba Vì, núi Ngăm, hồ Vị Xuyên, hồ Núi Cốc, thác
Bạc, vịnh Hạ Long… là danh pháp. Cũng nhƣ vậy, trong thực vật học, các từ cây,
hoa, lá, cành... là những thuật ngữ, còn tên các cây, các loại hoa, loại quả cụ thể là
danh pháp.
Trong lĩnh vực KTTM các từ nhƣ: khoản vay, lợi nhuận, cổ phiếu, tín dụng,
lợi tức hàng năm, giá thành dự kiến, điều khoản giảm trừ, ngân hàng, quỹ, tiền... là
những thuật ngữ, còn Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển châu Á,
Ngân hàng Hàng Hải, Quỹ tiền tệ thế giới, Quỹ dự trữ liên bang Mỹ, Đô la Mỹ,
bảng Anh... là những danh pháp. Cũng theo ơng thì "thuật ngữ có thể đƣợc cấu tạo
dựa trên cơ sở các từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ
ít nhiều tƣơng ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Cịn danh pháp có thể
đƣợc quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ (Vitamin A, Vitamin B...), là
một chuỗi các con số (MA 65, TU 104, MIG 21, B 40...) hay bất kì các tên gọi võ
đốn nào" [tr. 270].
Tuy nhiên, Hà Quang Năng [2010: 3] lại cho rằng giữa thuật ngữ và danh
pháp cũng có điểm giống nhau duy nhất đó là "tính độc lập của danh pháp và thuật
ngữ khỏi ngữ cảnh và tính chất trung hịa về tu từ của chúng, tính mục đích rõ ràng
trong sử dụng, tính bền vững và khả năng tái hiện trong lời nói". Superanskaja, A.
[1976: 7] còn cho rằng "thực ra giữa thuật ngữ và danh pháp khơng có ranh giới
tuyệt đối, hai lớp từ vựng này tác động qua lại lẫn nhau: Danh pháp trong những
trƣờng hợp nhất định, có thể chuyển thành thuật ngữ khi nó rơi vào trong hệ thống

từ vựng khác". Nhƣ vậy, danh pháp là đặt tên một cách có hệ thống mà khơng phải
bất cứ lĩnh vực khoa học nào cũng có những tiêu chuẩn đặt danh pháp khoa học
giống nhau, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có nhu cầu riêng.

19


b) Phân biệt thuật ngữ với từ thông thƣờng
Khi đề cập đến thuật ngữ với từ thông thƣờng, hầu hết các nhà ngôn ngữ học
đều khẳng định rằng giữa chúng khơng có sự khác biệt lớn [Đỗ Hữu Châu và Đỗ
Việt Hùng, 2005: 640; Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến,
2009: 220; Nguyễn Thiện Giáp, 2010: 275 - 276]. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua
một số đặc điểm sau:
Một là, so với từ thông thƣờng "ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt
thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ nhƣ một "cái
nhãn" dán vào đối tƣợng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung
của nó" [Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng, 2005: 640]. Cùng với quan điểm trên, khi
so sánh từ thông thƣờng và thuật ngữ Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hồng
Trọng Phiến [2009: 220] viết "so với từ thơng thƣờng thì thuật ngữ có ngoại diên
hẹp hơn nhƣng nội hàm sâu hơn và đƣợc biểu thị một cách lôgic chặt chẽ hơn.
Trong thuật ngữ không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ nhƣ thái độ đánh giá của
ngƣời nói, xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khen hay chê, kính trọng hay xem thƣờng... Từ
ngữ bình thƣờng cũng biểu thị khái niệm nhƣng đó là "khái niệm đời thƣờng chứ
khơng hẳn là khái niệm khoa học, có tính nghiêm ngặt của nó". Vì ý nghĩa của thuật
ngữ là định nghĩa một cách lôgic khái niệm, chứa đựng nội dung thuần lí trí, nên
thuật ngữ khơng bao giờ biểu thị những sắc thái phụ nhƣ thái độ đánh giá của ngƣời
nói, khơng có đồng nghĩa, trái nghĩa và các biến thể phong cách chức năng nhƣ từ
thơng thƣờng. Điều này có nghĩa là "khác với từ thơng thƣờng, thuật ngữ có ý nghĩa
biểu vật của thuật ngữ trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tƣợng... có thực trong thực
tế, đối tƣợng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tƣơng ứng" [Đỗ Hữu Châu và

Đỗ Việt Hùng, 2005: 639].
Hai là, ngƣời sử dụng từ thơng thƣờng đều là những ngƣời nói ngơn ngữ,
cịn những ngƣời sử dụng thuật ngữ là những nhà chuyên môn trong một lĩnh vực
cụ thể. Từ thông thƣờng đƣợc sử dụng trong những tình huống khác nhau, trong khi
việc sử dụng thuật ngữ thuộc một lĩnh vực chuyên ngành lại chỉ giới hạn trong lĩnh
vực chuyên môn đó [Teresa, 1999: 136]. Tuy nhiên, thuật ngữ và các từ thông

20


thƣờng lại đều chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của
ngôn ngữ nói chung, do đó giữa từ thơng thƣờng và thuật ngữ ln có quan hệ qua
lại lẫn nhau, từ thơng thƣờng có thể trở thành thuật ngữ và ngƣợc lại "thuật ngữ
thực sự là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ.
Thuật ngữ đƣợc cấu tạo nên nhờ các phƣơng thức cấu tạo từ của mỗi ngôn ngữ. Do
đƣợc cấu tạo từ các chất liệu ngôn ngữ tạo thành hệ thống từ vựng của ngơn ngữ đó
nên thuật ngữ khơng tách biệt hẳn với các từ ngữ thông thƣờng. Tuy nhiên chúng
chỉ tồn tại nhƣ một thuật ngữ trong ngôn ngữ của các ngành khoa học, ra khỏi hệ
thống đó chúng lại là những đơn vị thông thƣờng" [Hà Quang Năng, 2009: 94]. Khi
đề cập đến phạm vi sử dụng của thuật ngữ và từ thông thƣờng, Nguyễn Thiện Giáp
[2010: 276] khẳng định "khi từ toàn dân trở thành thuật ngữ, ý nghĩa của nó đƣợc
hạn chế lại, có tính chất chun mơn hóa: tính chất hình tƣợng và giá trị gợi cảm
mất đi, những mối liên hệ mới xuất hiện" và ngƣợc lại khi các thuật ngữ trở thành từ
thông thƣờng thì "các thuật ngữ mở rộng phạm vi hoạt động của mình".
c) Phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp
Khi phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp, chúng ta có thể dễ nhận thấy một
số điểm giống và khác nhau giữa hai lớp từ vựng này:
Thứ nhất: Từ nghề nghiệp thƣờng là những đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng để
phục vụ cho các hoạt động sản xuất và giữa những ngƣời cùng làm trong một ngành
sản xuất cụ thể tại một vùng dân cƣ, một địa điểm sản xuất thủ cơng nào đó. Do đó,

các từ nghề nghiệp đều "có đặc tính cơ bản là ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện
tƣợng thực có trong ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất với các khái niệm
về sự vật, hiện tƣợng đó" [Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng, 2005: 648 - 649]. Cũng
giống nhƣ thuật ngữ, từ nghề nghiệp "là những tên gọi duy nhất của hiện tƣợng
trong thực tế, và đồng thời lớp từ này dễ dàng có thể chuyển hóa thành từ thông
thƣờng khi những khái niệm của chúng đƣợc sử dụng phổ biến trong xã hội, làm
giàu thêm vốn từ vựng chung của dân tộc" [Nguyễn Thiện Giáp, 1985: 303].
Thứ hai: Từ nghề nghiệp và thuật ngữ cũng có sự khác nhau trong phạm vi
sử dụng giữa chúng. Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản

21


phẩm lao động và quá trình sản xuất của một ngành nghề nào đó trong xã hội,
những từ ngữ này thƣờng chỉ đƣợc những ngƣời trong cùng ngành nghề đó sử dụng
do đó từ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng đƣợc sử dụng rất hạn chế. Về điểm này,
Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng [2005: 649] cho rằng "vì gắn với những hoạt động
sản xuất hoặc ngành nghề cụ thể, trực tiếp, cho nên từ vựng nghề nghiệp có tính cụ
thể, gợi hình ảnh cao. Mức độ khái quát của các ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng
thấp hơn thuật ngữ". Trong tác phẩm Về tính biểu cảm trong thuật ngữ, Prohorova,
N. [1978: 132 - 133] viết "thuật ngữ chuyên môn gồm thuật ngữ những ngành khác
nhau trong khoa học, các thuật ngữ - định nghĩa, xác định ra khái niệm, nghĩa
những thuật ngữ này không mang bất cứ thành tố xúc cảm và biểu cảm nào. Từ
nghề nghiệp là những hiện thực của các ngành sản xuất khác nhau, của các nghề thủ
cơng... có thể mang sắc thái xúc cảm và biểu cảm". Do đó, Kapanadze, L. [1978:
14] khẳng định rằng sự khác biệt quan trọng giữa từ nghề nghiệp và thuật ngữ đó là
"từ nghề nghiệp khơng bao giờ tạo thành một hệ thống kép kín, đó là những đơn vị
rời rạc khơng liên kết với nhau".
Thông qua việc điểm lại các quan niệm của một số tác giả về phân biệt với
từ nghề nghiệp, chúng tơi nhận thấy, hầu nhƣ tất cả đều có chung nhận định: từ

nghề nghiệp là những từ ngữ đƣợc sử dụng trong phạm vi một ngành nghề nào đó.
Và mỗi ngƣời, đứng từ các góc độ khác nhau, lại đƣa ra những đặc điểm khác nhau
của từ nghề nghiệp. Phải nói rằng, nếu chỉ dừng lại ở nhận định từ nghề nghiệp là
những từ ngữ đƣợc sử dụng trong phạm vi một ngành nghề nào đó (nhƣ một số
quan niệm) thì sẽ rất khó phân biệt từ nghề nghiệp với các lớp từ khác. Chẳng hạn,
muốn phân biệt từ nghề nghiệp của những ngƣời làm nghiên cứu khoa học của
ngành vật lý với thuật ngữ khoa học vật lý thì dùng tiêu chí gì? chẳng lẽ từ ngữ sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày (khẩu ngữ) là từ nghề nghiệp còn từ ngữ sử dụng
trong nghiên cứu (phong cách viết) là thuật ngữ khoa học sao?
Lí do đề cập đến khái niệm "thuật ngữ" và ''từ nghề nghiệp''; bởi vì, chúng tôi
cần xác định giới hạn của hai lớp từ này cũng nhƣ mối quan hệ của chúng một cách
rõ ràng trong khi khá nhiều tác giả cho rằng chúng có quan hệ gần gũi một cách

22


chung chung. Chẳng hạn, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của những nhà nghiên cứu
kinh tế học hay ngôn ngữ học… không phải là từ nghề nghiệp bởi không thể nói
rằng cùng một lớp từ, khi ở phong cách nói là từ nghề nghiệp, còn ở phong cách
viết là thuật ngữ khoa học. Từ nghề nghiệp là khái niệm chỉ dùng để gọi tên những
từ ngữ đƣợc sử dụng trong phạm vi một ngành nghề thủ công truyền thống ở một
địa phƣơng cụ thể, mang đặc trƣng của địa phƣơng đó.
Ngồi những điểm giống và khác nhau trên, nhìn chung, giữa từ nghề nghiệp
và thuật ngữ còn đang diễn ra sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau "khá nhiều từ nghề
nghiệp vốn lƣu hành trong những ngành nghề thủ công, khi ngành nghề đó đƣợc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chúng đƣợc chuyển thẳng lên thành thuật ngữ.
Mặt khác, các ngành nghề thủ công nghiệp đang tồn tại song song với các ngành
sản xuất công nghiệp tƣơng ứng lại sẵn sàng chấp nhận các thuật ngữ khoa học,
biến chúng thành từ nghề nghiệp để hiện đại hóa mình" [Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt
Hùng, 2005: 649].

Nói cách khác, từ nghề nghiệp là một bộ phận hữu cơ của hệ thống thuật ngữ
khoa học trong cùng một chuyên môn. Đây chính là điều làm nên sự gần gũi của từ
nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học.
1.1.3. Đặc điểm của thuật ngữ và những yêu cầu chung khi xây dựng thuật
ngữ
Việc xây dựng, thống nhất thuật ngữ khoa học liên quan chặt chẽ tới việc xây
dựng các tiêu chuẩn và yêu cầu của thuật ngữ. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay khơng
phải tất cả các nhà khoa học đều có quan niệm giống nhau về chúng của thuật ngữ.
1.1.3.1. Đặc điểm của thuật ngữ
Ở Nga, Reformatskij, A. [1978: 80] là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đầu tiên
đƣa ra yêu cầu của một thuật ngữ cần phải có đó là "tính đơn nghĩa, tính hệ thống và
khơng có từ đồng nghĩa".
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO nhấn mạnh thuật ngữ cần phải có 12 tiêu
chuẩn chính sau:

23


×