ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ KIM THANH
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VỀ TẤT YẾU VÀ TỰ DO TRONG ĐẠO ĐỨC
VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ TRONG XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN VĂN PHÚC
Hà Nội – 2010
1
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và động
viên to lớn của Thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
các thầy cô giáo trong khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, tác giả
luận văn xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học,
PGS. TS Nguyễn Văn Phúc và các Thầy Cô giáo khoa Triết học.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thanh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Mọi trích dẫn trong luận văn đều trung thực.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thanh
3
BẢNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
CNCS
Chủ nghĩa cộng sản
CSCN
Cộng sản chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 14
Chương 1 ........................................................................................................ 14
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ....................................... 14
VỀ TẤT YẾU VÀ TỰ DO TRONG ĐẠO ĐỨC ....................................... 14
1.1. Quan niệm về tất yếu và tự do trong đạo đức: ………………………..8
1.1.1 Quan niệm về tất yếu và tất yếu trong đạo đức................................ 14
1.1.2 Quan niệm về tự do và tự do trong đạo đức....................................... 26
1.2. Quan niệm về mối quan hệ tất yếu và tự do trong đạo đức: ……….32
1.2.1 Quan hệ giữa quy luật phát triển của đạo đức với hoạt động của con
người trong lĩnh vực đạo đức ........................................................................ 39
1.2.2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội dưới góc độ đạo đức ...................... 52
Chương 2. ....................................................................................................... 67
VẬN DỤNG QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ TẤT
YẾU VÀ TỰ DO TRONG ĐẠO ĐỨC VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO
ĐỨC MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.......................................................... 67
2.1 Đạo đức mới và thực trạng xây dựng đạo đức mới ở nước ta những
năm qua. ......................................................................................................... 67
2.1.1 Khái quát về đạo đức mới Việt Nam .................................................. 67
2.1.2 Thực trạng vận dụng mối quan hệ tất yếu và tự do trong xây dựng đạo
đức mới. .......................................................................................................... 85
2.2 Một số định hướng cơ bản trong xây dựng đạo đức mới .. …….…96
2.2.1. Xác lập các điều kiện khách quan tất yếu làm nền tảng xây dựng đạo
đức mới ....................................................................................................... 96
2.2.2. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức nhằm phát huy tự do đạo đức cho cá
nhân .............................................................................................................. 110
5
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với con người, tự do bao giờ cũng là vô giá, Mác đã nhận ra chân
lý đó khi nhận thấy “khơng một người nào chống lại tự do, nhiều lắm thì
người ta cũng chỉ chống lại tự do của người khác mà thơi”. Tự do dưới góc độ
chính trị - xã hội là giá trị tác động trực tiếp đến đời sống con người. Lịch sử
thế giới từ khi xuất hiện tư hữu đến nay luôn diễn ra xung quanh cuộc đấu
tranh giành và bảo vệ tự do. Ngay cả đối với giới tự nhiên, con người cũng
luôn cố khẳng định tư cách tự do của mình. Tuy nhiên, mức độ kết quả đạt
được không phụ thuộc vào chủ quan mỗi người, nó phụ thuộc vào trình độ
phát triển của thực tiễn. Tính tương đối của sự thoả mãn những nhu cầu nảy
sinh khơng ngừng trong q trình tồn tại của con người đã chứng tỏ rằng vấn
đề tự do cũng như con đường đạt đến tự do là khơng hồn tồn được tự do, tự
do đi liền với tất yếu, tự do là tự do - tất yếu. “Nghịch lý của tự do” đó là một
nghịch lý hợp lý, nó chỉ dẫn hành động của con người phải tuân theo quy luật
khách quan trong quá trình tìm kiếm tự do. Như vậy, tự do là năng lực hành
động trên cơ sở nhận thức đúng tất yếu khách quan. Ngay kết luận chân lý
này của triết học Mác - Lênin cũng là một sản phẩm nhận thức của sự phát
triển lịch sử. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn và nhiều hơn nữa vấn
đề này nhằm phát triển lý luận cũng như định hướng hành động.
Con người - đạo đức - tự do là một tam thức của đời sống xã hội, tự do
đúng nghĩa và chân chính chỉ tìm thấy ở trình độ con người và con người chỉ
xứng đáng với tầm vóc Người của mình khi sống có đạo đức. Như thế, đạo
đức và tự do trước hết là những giá trị của con người, thuộc về con người.
Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử lại cho thấy, đó đồng thời cũng là giá trị đầu tiên
và cao nhất mà nhân loại luôn khát khao và hướng đến. Nhưng khơng vì thế
7
mà đạo đức và tự do tồn tại như cái đứng trên hay đứng ngoài xã hội. Tự do
và tất yếu trong lĩnh vực đạo đức là một vấn đề thời sự và khá phức tạp vì nó
liên quan trực tiếp đến con người ở khía cạnh chiều sâu nhất.
Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến
những lĩnh vực xã hội then chốt nhất, trong đó có đạo đức - lĩnh vực tinh thần
và xã hội của đời sống con người. Những hiện tượng suy thoái, xuống cấp đạo
đức trong nhiều tầng lớp dân cư đã được lý giải dưới nhiều lăng kính và thiết
chế. Góc độ tất yếu và tự do có thể mở ra khả năng xem xét đời sống đạo đức
của con người Việt Nam hiện nay ở tầng sâu cội nguồn và bản chất của nó.
Khơng thể giải quyết khiên cưỡng và triệt để những hạn chế về đạo đức khi
cơ sở kinh tế - xã hội sản sinh ra nó cịn đang tồn tại một cách khách quan;
tuy nhiên, lực lượng chủ quan vẫn có thể tác động từng bước theo cách phù
hợp với cái tất yếu đó - bởi vì thật ra những mục đích chủ quan khơng hề đối
lập với tính tất yếu khách quan, nó được “nảy ra” từ hiện thực khách quan để tự do trong lĩnh vực đạo đức cho con người ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức, ở nước ta hiện nay đang
xuất hiện một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới mang dấu ấn rõ nét của nền
kinh tế thị trường, đó là những giá trị tích cực phản ánh sự thích nghi nhanh
chóng của cá nhân trước xã hội. Những giá trị này hợp thành đạo đức mới
Việt Nam hiện đại. Nhưng, phải chăng, đạo đức mới Việt Nam chỉ hình thành
khi chúng ta bước vào cơng cuộc đổi mới kinh tế?. Phải lý giải thế nào về vị
trí của những giá trị đạo đức nhân đạo, cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh cũng như trong thực tế xã hội Việt Nam thời kỳ lịch sử từ sau thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Tóm lại, xác định chính xác đạo đức
mới Việt nam là đạo đức nào là cơng việc cần thiết bởi khi đó, chúng ta mới
có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn đối với con người nhằm tăng cường tự do,
trong đó có tự do đạo đức cho họ.
8
2. Tình hình nghiên cứu
Tất yếu và tự do là vấn đề mang tính triết học. Tất yếu và tự do trong
lĩnh vực đạo đức là vấn đề của cả triết học và đạo đức học. Trên quan điểm
Mác-Lênin, đạo đức học được coi là triết học thực tiễn, do đó đề tài này thuộc
phạm vi triết học nhiều hơn.
Vấn đề tất yếu và tự do, vấn đề đạo đức, vấn đề tất yếu và tự do trong
lĩnh vực đạo đức đều đã được triết học Mác - Lênin đề cập hoặc định hướng,
gợi ý.
Nghiên cứu vấn đề này có:
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về tất yếu và tự do: Trước hết phải kể
đến tác phẩm Tự do của R.Garôđi vốn là luận án tiến sĩ triết học của ông Vấn
đề tự do và tất yếu dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm,
R.Garôđi đã làm rõ vấn đề tất yếu và tự do dưới góc độ học thuật thông qua
việc khảo cứu các học thuyết trong lịch sử về vấn đề này. Bên cạnh đó, ơng
cịn trình bày cách giải quyết của CNDVBC và CNDVLS cũng như chỉ ra ý
nghĩa lịch sử thực tiễn của vấn đề tất yếu và tự do trong xã hội tư sản và xã
hội Xô Viết. Tác phẩm Triết học mở và xã hội mở, Nxb Khoa học xã hội,
2002 của nhà mácxít nổi tiếng người Anh - Maurice Cornforth cũng dành một
chương để thực hiện cuộc bút chiến chống lại “kẻ chống cộng số một” - Kac
Poper trên một số bình diện của vấn đề tự do như tự do và tất yếu, tự do và
hạn chế tự do, phương tiện và khả năng cho tự do cá nhân. Những bình diện
này được đặt trong tổng thể sự phản bác việc xuyên tạc, đánh tráo hai khái
niệm “đóng” và “mở” khi nhìn nhận học thuyết Mác. Trong nhiều tài liệu và
sách giáo khoa Mác-Lênin khác cũng đề cập đến vấn đề tất yếu và tự do
nhưng cịn rất ít, nổi bật có luận án tiến sĩ của Nguyễn Cơng Chiến Mối quan
9
hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn ,2000, của Vương Thị Bích Thuỷ Quan niệm của triết học Mác Lênin về tất yếu và tự do và ý nghĩa thực tiễn của nó, 2003, các cơng trình này
đã cố gắng khai thác chủ nghĩa Mác - Lênin về tất yếu và tự do và vận dụng
nó vào thực tiễn xây dựng đất nước ta.
Trong cả chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói
riêng, các ơng đã để lại một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và sâu sắc mặc dù
khơng đưa ra định nghĩa hồn chỉnh về đạo đức. Tìm hiểu đạo đức học MácLênin là khai thác quan điểm, tư tưởng của các ông về những vấn đề của đạo
đức trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về đạo đức có liên quan đến vấn đề tất
yếu và tự do : Tác phẩm Đạo đức học của G.Bandzeladze đề cập những vấn
đề cơ bản như quan niệm mácxít về đạo đức, lý thuyết đạo đức cộng sản chủ
nghĩa, những quy tắc cho người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Cuốn Nguyên
lý đạo đức cộng sản của A.Siskin nói đến tất yếu và tự do với vấn đề đạo đức
chủ yếu dưới góc độ tuyên truyền chính trị. Một số giáo trình đạo đức học
trong nước không đề cập trực diện vấn đề này. Trong các giáo trình, chẳng
hạn, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình đạo đức học, Nxb
Chính trị quốc gia, 2000; PGS.TS Vũ Trọng Dung (chủ biên), Giáo trình đạo
đức học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2005; TS Đặng Đức Sinh (chủ
biên), Giáo trình đạo đức học, Nxb Đại học sư phạm, 2008;…tất yếu và tự do
chỉ được thể hiện ra một cách gián tiếp thông qua việc vận dụng những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử để trình bày và lý giải nguồn gốc, bản
chất, các quy luật cơ bản của đạo đức.
Theo đó, tất yếu đạo đức được hiểu như là tính quy định khách quan
của những nhân tố kinh tế, xã hội; tính khách quan của sự kế thừa trong quá
trình hình thành và biến đổi cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện của đạo
10
đức gắn với các hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Tự do đạo đức được lý
giải như là tự do của các giai cấp, tầng lớp đối với việc kế thừa và đổi mới nội
dung các giá trị đạo đức truyền thống; tự do trong việc lựa chọn và xác lập hệ
giá trị đạo đức mới trên cơ sở tính quy định của các nhân tố thời đại, dân tộc,
giai cấp.
Tương tự như vậy, nhóm cơng trình đạo đức học ứng dụng, tức là nhóm
cơng trình luận giải và đề xuất những vấn đề, giải pháp cho sự nghiệp xây
dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay cũng chỉ gián tiếp đề cập đến tất yếu và
tự do trong đạo đức. Tiêu biểu cho nhóm cơng trình này có: Trịnh Duy Huy,
Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, 2007; Lê Thị Tuyết Ba, Ý thức đạo đức
trong điều kiện kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ triết học, 2008; Nguyễn
Duy Quý (chủ biên), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay: vấn đề và giải pháp,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; Nguyễn Văn Phúc, Về tính quy luật của
sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tạp chí Triết học, 3/2007;
Nguyễn Văn Phúc, Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối
với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay, tạp chí Triết
học, 9/2008;…Trong các cơng trình này, vấn đề kinh tế thị trường, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tồn cầu hóa,…được phân tích như là những nhân tố
khách quan quan trọng nhất tác động và quy định sự chuyển đổi các giá trị,
chuẩn mực đạo đức từ truyền thống sang hiện đại ở nước ta hiện nay. Sự
chuyển đổi khách quan này đòi hỏi các chủ thể xây dựng đạo đức mới cả ở
cấp lãnh đạo, quản lý (Đảng, nhà nước,…) và cấp thực thi (người dân) phải
chủ động, tích cực nhận thức và chuyển hóa tính tất yếu đó thành tự do đạo
đức thông qua việc xác lập hệ giá trị đạo đức hiện đại trên cơ sở kế thừa, đổi
mới các giá trị đạo đức truyền thống nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị
trường, hiện đại hóa, tồn cầu hóa; đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để
11
các giá trị đạo đức mới được thể hiện trong cuộc sống. Trong quá trình nhận
thức và biến tất yếu thành tự do đó, tự do đạo đức của con người Việt Nam sẽ
được nâng lên tầm cao mới.
Tuy nhiên, cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận, q trình chuyển
hóa từ tất yếu thành tự do trong đạo đức hiện nay cần được soi sáng hơn nữa
bởi những nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp và cụ thể. Những nghiên cứu như
vậy hiện nay thực sự là chưa có. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên
cứu của người đi trước, luận văn này cố gắng tập trung nghiên cứu vấn đề tất
yếu và tự do trong đạo đức như là một vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết vừa có
ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng đạo đức mới, con người mới ở
nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, bước đầu làm rõ quan niệm của
triết học Mác-Lênin về mối quan hệ tất yếu và tự do trong đạo đức và việc
vận dụng nó trong sự nghiệp xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay.
Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ quan điểm Mác-Lênin về tất yếu, tự do cùng mối
quan hệ giữa chúng trong đạo đức.
- Từ đó, phân tích một số vấn đề trong việc vận dụng quan niệm MácLênin vào xây dựng và nâng cao đời sống đạo đức cho cá nhân và xã hội ở
nước ta trong điều kiện hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có cơ sở lý luận là quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tất yếu và tự
do, vấn đề đạo đức. Luận văn cũng dựa trên quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam trong một số văn kiện tiêu biểu về con đường phát triển đất nước,
về xây dựng con người mới, đạo đức mới.
12
Luận văn sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của CNDVBC
và CNDVLS; sử dụng một số phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, hệ
thống, tổng hợp, v..v… Luận văn cũng bước đầu sử dụng phương pháp kết
hợp triết học với tâm lý học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra do đặc thù của hiện
tượng đạo đức.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề đạo đức. Vấn đề đạo đức
được soi chiếu, giới hạn qua lăng kính của quan niệm Mác-Lênin về tất yếu
và tự do là phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Trong di sản tư tưởng đồ sộ của Mác, Ăngghen, Lênin, luận văn chỉ tập
trung tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của các ông chứa đựng quan niệm
liên quan đến vấn đề đạo đức, vấn đề tất yếu và tự do trong đạo đức.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn cố gắng bước đầu trình bày có hệ thống quan điểm khoa học
về mối quan hệ giữa tất yếu và tự do trong đạo đức nhằm khẳng định xu thế
chung của sự phát triển đạo đức, đó là việc tất yếu tồn tại của một kiểu đạo
đức mới thực sự nhân đạo được thiết lập, xây dựng trong thực tiễn lịch sử thế
giới và Việt Nam hơm nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
VỀ TẤT YẾU VÀ TỰ DO TRONG ĐẠO ĐỨC
1.1
Quan niệm về tất yếu và tự do trong đạo đức
1.1.1 Quan niệm về tất yếu và tất yếu trong đạo đức
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm
tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [25,tr.8]. Có
hai ý nghĩa từ quan điểm này: một là, khẳng định nguồn gốc khách quan và
tất yếu của đạo đức, đạo đức nảy sinh trên cơ sở thực tiễn xã hội, với trình độ
xã hội nhất định sẽ tương ứng có nền đạo đức đặc trưng của nó. Xem xét đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội nghĩa là đề cập đến khía cạnh nhận thức
luận, đến tính nhân quả của đạo đức, nó cho phép tiếp cận đạo đức trên quan
điểm phản ánh, quan điểm quyết định luận duy vật, thừa nhận đạo đức là cái
phản ánh tồn tại xã hội ; hai là, khẳng định đạo đức là một phương thức điều
chỉnh hành vi con người thông qua hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo
đức. Do đó, dưới góc độ đạo đức cá nhân, quan điểm trên cho phép vạch ra cơ
sở để lên án những hành vi vô luân cũng như khẳng định việc chủ thể đạo
14
đức phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Với ý nghĩa thứ hai, đạo
đức vừa là một phương thức, vừa như một phưong tiện điều chỉnh hành vi.
Như vậy, hướng tiếp cận đạo đức khả dĩ nhất sẽ là quan điểm xem đạo
đức vừa là một hình thái ý thức, đồng thời là một hình thái thực tiễn, nghĩa là
xem đạo đức học thực sự là một khoa học về đạo đức. Triết học thực tiễn về
đạo đức không chủ trương coi đạo đức là đối tượng nghiên cứu của nhận thức
luận đạo đức, càng không phải của xã hội học đạo đức. Yêu cầu khảo sát đạo
đức như một hiện tượng xã hội đa dạng là đòi hỏi tất yếu và đúng đắn, đạo
đức ở đây là đời sống đạo đức, là hiện thực đạo đức, là đạo đức đang vận
động, đang “sống” cùng các lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần khác của
đời sống xã hội.
Chúng ta biết rằng, tất yếu là những mối liên hệ bản chất, do nguyên
nhân cơ bản bên trong của sự vật quyết định, tất yếu mang tính quy luật, tính
khơng tránh khỏi, trong những điều kiện nhất định thì phải xảy ra đúng như
thế chứ khơng thể khác. Tất yếu phản ánh khuynh hướng vận động và phát
triển nội tại của hiện thực, tất yếu nói lên sự cưỡng bức từ bên trong. Về bản
chất, tất yếu mang ý nghĩa bắt buộc nhưng khi tất yếu là tất yếu - tự do thì ý
nghĩa áp đặt khơng cịn mà trở thành cái đối lập với nó - tự do. Sự nối dài đến
tự do khiến tất yếu tồn tại như một “mâu thuẫn”. Ở đây mâu thuẫn của tất
yếu thật sự là một mâu thuẫn triết học bởi vì phát triển cũng chính là q trình
giải quyết cái tất yếu. Tất yếu mang tính chất khách quan và phổ biến
[39,tr.86], nó tồn tại độc lập, khơng lệ thuộc vào ý thức con người, ngược lại,
con người phải tuân theo cái khách quan đó; tất yếu tồn tại trong giới tự nhiên
và trong xã hội loài người.
Tất yếu trong giới tự nhiên được biểu hiện chủ yếu thông qua các quy
luật tự nhiên khách quan. Tính khách quan tất yếu của giới tự nhiên là tự thân,
nội tại, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
15
phán, Lênin vạch rõ: thế giới là một sự vận động có quy luật của vật chất,
nhận thức của chúng ta - sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên - chỉ có thể
phản ánh tính quy luật đó mà thôi. Quan niệm về tất yếu trong tự nhiên của
triết học Mác - Lênin đã khẳng định tính quy luật, tính thống nhất vật chất
cũng như tính đa dạng phong phú của giới tự nhiên bên ngoài. Tuy nhiên, thế
giới tự nhiên khơng chỉ là giới tự nhiên bên ngồi mà cịn bao hàm trong đó
cả con người, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng con người là một bộ
phận của tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, thế giới là
chỉnh thể thống nhất con người - tự nhiên, con người sống bằng giới tự nhiên,
quan hệ giữa con người với tự nhiên – xét đến cùng – chính là quan hệ giữa
giới tự nhiên với giới tự nhiên mà thôi..
Con người là một phần của tự nhiên, sự tồn tại của con người cũng tất
yếu khách quan như sự tồn tại của tự nhiên, vì thế những mối quan hệ, những
lĩnh vực liên quan đến con người, đến cách thức tổ chức xã hội của con người
cũng tất yếu khách quan, trong phạm vi này ta gọi đó là tất yếu xã hội, tức là
tất yếu trong xã hội loài người. Quan điểm biện chứng duy vật không tách rời
quan hệ giữa xã hội với tự nhiên.
Tất yếu xã hội khẳng định sự phát triển khách quan có quy luật của đời
sống xã hội mà ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người không thay đổi
được, mỗi một thời kỳ lịch sử đều có quy luật riêng của nó... khi cuộc sống đã
vượt qua một thời kì phát triển nhất định thì nó cũng bắt đầu bị những quy
luật khác chi phối.
Tất yếu xã hội khẳng định sự phát triển tất yếu của sản xuất vật chất xã
hội, nó biểu hiện ở sự thay thế của các phương thức sản xuất xuất phát từ các
cuộc cách mạng xã hội rộng lớn mà yếu tố quyết định là lực lượng sản xuất
“Để khỏi bị mất kết quả đã đạt được, … con người buộc phải thay đổi tất cả
những hình thức xã hội đã kế thừa vào thời điểm mà phương thức quan hệ của
16
con người khơng cịn phù hợp với các lực lượng sản xuất đã có được… Cùng
với việc có được lực lượng sản xuất mới, con người cũng thay đổi phương
thức sản xuất của mình và cùng với phương thức sản xuất thì họ cũng thay đổi
tất cả các quan hệ kinh tế đã từng là những quan hệ tất yếu đối với phương
thức sản xuất nhất định đã tồn tại”[55, tr.658-659].
Tất yếu trong lĩnh vực đạo đức là một bộ phận của tất yếu xã hội bởi
đạo đức là một lĩnh vực của xã hội. Chúng ta đã biết, đời sống xã hội của con
người gồm bốn lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần. Tất yếu xã hội
tác động và thể hiện trong tất cả các lĩnh vực trên. Do đó, khi nói đến tất yếu
xã hội thì khơng chỉ là tất yếu kinh tế mà còn là tất yếu của lĩnh vực tinh thần,
triết học Mác - Lênin phản ánh mối quan hệ này trong quy luật về sự phụ
thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội. Theo đó, lịch sử phát triển và hoàn
thiện đạo đức tất yếu phụ thuộc vào trình độ phát triển thực tiễn và nhận thức
xã hội của con người. Đạo đức ra đời từ tồn tại xã hội, từ đời sống hiện thực
của con người, đạo đức là một hiện tượng tinh thần của xã hội cần được xem
xét trong mối quan hệ với đời sống vật chất, đạo đức không thể tách rời cuộc
sống. Đạo đức là kết quả của sự phát triển lịch sử đồng thời đạo đức cũng tác
động lại xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân ở khía cạnh
đạo đức. Đây là quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận, định hướng tư
tưởng cho việc tìm hiểu vấn đề tất yếu trong lĩnh vực đạo đức.
Tóm lại, tất yếu trong lĩnh vực đạo đức mang nghĩa rằng nguồn gốc,
quy luật, khuynh hướng vận động và phát triển khách quan của đạo đức xã hội
là do những nguyên nhân nội tại cơ bản của nó quyết định mà xét đến cùng,
chính phương thức sản xuất và trình độ phát triển của xã hội, tức là tồn tại xã
hội, là cội rễ bên trong quy định quá trình tồn tại của đạo đức một cách
khơng tránh khỏi. Nói cách khác, nghiên cứu vấn đề tất yếu trong lĩnh vực
đạo đức là sự chiếu nhìn đạo đức qua lăng kính cái tất yếu, nghĩa là dưới góc
17
độ cái quy định không thể thay thế hay phủ nhận của điều kiện kinh tế - xã hội
đối với đạo đức. Theo đó, nguồn gốc, bản chất và tính quy luật trong lịch sử
phát triển của đạo đức là những vấn đề then chốt có liên quan chặt chẽ với
vấn đề tất yếu trong lĩnh vực đạo đức.
Theo Mác và Ănghen, con người sống tức là hoạt động trong “mối
quan hệ song trùng”, con người không thể đơn độc tự mình thoả mãn nhu cầu
của mình chỉ bằng việc lao vào chinh phục tự nhiên. Chính từ và trong các
quan hệ cộng đồng này, đạo đức xuất hiện. Cụ thể, đó là các mối quan hệ
trong lao động và trong các hoạt động chung khác như bảo vệ cộng đồng,
phân chia thành quả lao động, duy trì nịi giống, …, trong đó lao động là yêu
cầu và hành động đầu tiên của con người nhằm duy trì sự sống, là cội nguồn
cơ bản và chân chính nhất của mọi giá trị đạo đức.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của đạo đức khẳng
định một quan điểm khoa học về bản chất đạo đức. Tồn tại xã hội là nguyên
nhân đầu tiên ra đời đạo đức nhưng tồn tại xã hội khơng chỉ là cái hích đầu
tiên, tồn tại xã hội tác động thường xuyên, liên tục đến đạo đức tạo nên bản
chất xã hội của đạo đức. Đạo đức hiện thân cho những giá trị cao đẹp trong
đời sống con người, trong mối quan hệ cá nhân với xã hội, nó là sản phẩm của
tất yếu lịch sử. Ở đây, tính tất yếu liên quan đến tính xã hội của bản chất đạo
đức.
Bản chất xã hội và sự hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đức được hiểu
theo nghĩa cả nội dung và hình thức đạo đức đều được quy định bởi trình độ
phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người. Bản
chất đạo đức không phải có sẵn, tiên thiên, tiền định, nếu khơng có con người
và hoạt động tổ chức xã hội lồi người thì khơng thể có đạo đức. Đạo đức
khơng phải cái bất biến, đạo đức phát triển theo quy luật của nó, thể hiện ra ở
xu hướng ngày càng tiến bộ và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới. Hệ
18
các giá trị đạo đức là biểu hiện rõ nét nội dung đạo đức. Hình thức đạo đức là
các chuẩn mực, phạm trù đạo đức, nhất là các phạm trù đạo đức học; hình
thức đạo đức của xã hội văn minh đã phát triển hơn nhiều do nhận thức loài
người đã vượt khỏi tư duy cụ thể, hình thành tư duy lý luận, tư duy bằng khái
niệm, phạm trù, quy luật, nguyên tắc đạo đức. Tính tất yếu của tồn tại xã hội
quyết định bản chất xã hội của đạo đức được phản ánh thống nhất trong tính
thời đại, tính giai cấp, tính dân tộc mà Ănghen đã chỉ ra và luận chứng.
Chỉ con người mới có đạo đức bởi đạo đức xuất hiện trong mối quan hệ
người - người trong quá trình hoạt động, hiện thực đạo đức là cái phản ánh
hiện thực khách quan ở khía cạnh đạo đức. Trong khi đó, các nhà duy tâm,
các nhà thần học nhìn nhận đạo đức khơng phải cái phản ánh xã hội mà đạo
đức là sản phẩm của lực lượng siêu nhiên, không thuộc về xã hội, cái tất yếu
quy định đạo đức là một bản thể tuyệt đối, đó là thượng đế, là ý niệm tuyệt
đối. Tất yếu trong tôn giáo không phải là tất yếu của bản thân sự vật, hiện
tượng; cịn tự do đạo đức chính là sự tồn tâm hướng đến Chúa, niềm tin tơn
giáo là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng của tồn bộ khát vọng đạo đức
của con người. Do đó, Ănghen luôn khẳng định đạo đức là một lĩnh vực thuộc
về con người, thuộc về lịch sử loài người.
Lênin đã vạch rõ tính tất yếu khơng thể tách rời cái phổ biến. Do vậy,
tính nhân loại của đạo đức biểu hiện “mẫu số chung” của tính người, con
người tự do lựa chọn chuẩn mực đạo đức và tự nguyện hành động theo chuẩn
mực đó. Lênin nhấn mạnh tính nhân loại chính là quy tắc sơ thiểu của con
người, nếu nó khơng được thực hiện thì xã hội sẽ rối loạn. Những quy tắc sơ
đẳng, đơn giản, cơ bản của mọi sự chung sống giữa người và người đã được
“nhắc đi nhắc lại từ nhiều thiên niên kỷ trong tất cả các lời dạy bảo đạo lý”.
Những giá trị nhân bản chung là cái tất yếu tồn tại chừng nào con người cịn
có quan hệ qua lại với nhau và với tự nhiên, tức là còn hoạt động lao động sản
19
xuất, ngay cả khi xã hội khơng cịn đối kháng giai cấp, những giá trị này vẫn
không mất đi, ngược lại, càng được củng cố, tăng cường. Giáo sư Trần Đức
Thảo trong cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận khơng có con người
cho rằng bất kỳ người nào trước hết cũng là một con người, không ai có thể
tước đoạt danh nghĩa ấy của người khác. Tính giai cấp, bản chất giai cấp là
bản chất hàng đầu, bản chất con người là hàng thứ hai, tiếp sau nữa là bản
chất sinh vật, bản chất lý hoá… Do vậy, cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp tư sản
thống trị không đơn giản chỉ xuất phát từ những lợi ích giai cấp, lợi ích chính
trị mà trong động cơ đấu tranh cách mạng đó cịn có những giá trị tinh thần
xuất phát từ tính người, từ những địi hỏi về cơng bằng, tự do, chính nghĩa, về
lịng tự trọng, vị tha, tình cảm u thương, hướng thiện, ….
Tính nhân loại, những quy tắc đạo đức phổ biến trong quan điểm của
triết học Mác - Lênin hoàn tồn khơng giống tính lồi mà các nhà sinh vật học
về đạo đức quan niệm. Học thuyết của Đác-uyn về sự tiến hố đã cho phép
giải thích khoa học về nguồn gốc con người, theo đó, con người là sản phẩm
của tự nhiên, phần tự nhiên trong con người tuân theo những quy luật của sinh
học. Những người theo thuyết Đác-uyn xã hội lại tuyệt đối hoá yếu tố bản
năng sinh vật đó và giải quyết những hiện tượng đạo đức của con người xuất
phát từ bản năng bầy đàn của động vật. Họ không thấy sự khác nhau về bản
chất giữa hành động đạo đức có động cơ tự nguyện cao cả với những hành
động bản năng theo cơ chế tự nhiên của hệ thần kinh sinh vật. Trong quan
niệm này, “tính nhân loại” của đạo đức được quy về tính lồi sinh học - một
tính di truyền khơng tuân theo quy luật xã hội, chỉ dựa vào quy luật tự nhiên quy luật chọn lọc và thích nghi. Thậm chí, họ cịn cho rằng tính lồi sinh vật
là tính thứ nhất và cần thiết một địi hỏi cao hơn, chẳng hạn B.Skinner, người
theo chủ nghĩa hành vi hiện đại, xem xét vấn đề con người và đạo đức từ lập
20
trường sinh học hóa, trong cuốn Ở phía bên kia của tự do và phẩm giá đã kết
luận: nếu nền văn minh phương Tây tiếp tục coi tự do và phẩm giá chứ khơng
phải là sự sống sót của bản thân là giá trị cao nhất của mình thì rất có thể là
trong tương lai, một nền văn minh khác nào đó sẽ có đóng góp lớn. Ý nghĩa
phản động của quan niệm này rất rõ ràng, tất cả những hành vi phi nghĩa, vô
đạo, bất nhân được che đậy dưới chiêu bài bản năng, khó có thể quy tội.
Khơng phải Mác và Ănghen khơng biết đến tính lồi của con người, trong tư
tưởng của các ông “Con người là một sinh vật có tính lồi, khơng những với ý
nghĩa là cả về thực tiễn cũng như về lý luận”[36,tr.134]. Song, cũng như kinh
nghiệm loài với kinh nghiệm xã hội, tính lồi ở đây là muốn nói tới tính xã
hội. Chúng ta thấy rằng, sự quy định tất yếu của thực tiễn lao động sản xuất
tạo nên nhân tính chung mang bản chất thiện, tức là những phẩm giá và lương
tri phổ biến người nào cũng có hồn tồn khơng phải là một bản tính tự thân,
tự nhiên, được mã hố bằng gien mà nó được tạo sinh và tồn tại phụ thuộc
vào cái xã hội. Yếu tố xã hội trong con người là kết quả của quá trình lao
động, quá trình hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần lâu dài, không ngừng
nghỉ của con người.
Như thế, xuất phát từ cơ sở thực tiễn, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định
tính nhân loại cũng như tính thời đại của đạo đức là do những điều kiện xã hội
quy định, do chính những hoạt động cộng đồng của con người tạo nên và chịu
sự chế ước tất yếu khách quan của yếu tố này. Các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức là biểu hiện về mặt đạo đức các thời đại kinh tế, là sản phẩm của các
chế độ kinh tế, ứng với mỗi thời đại kinh tế là thời đại xã hội của nó. Theo các
ơng, lịch sử xã hội, tương ứng với năm hình thái kinh tế - xã hội, có năm kiểu
đạo đức xã hội đặc trưng là đạo đức trong xã hội nguyên thuỷ, đạo đức trong
xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức trong xã hội phong kiến, đạo đức tư sản và
đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng của Mác, Ănghen về tính thời đại đã
21
phê phán, chống lại quan niệm về chân lý đạo đức vĩnh cửu của O.Đuy-rinh.
Đuy-rinh cho rằng có một thứ đạo đức siêu giai cấp, đứng trên xã hội, ông đòi
hỏi một tầm quan trọng tuyệt đối cho chân lý đạo đức như kiểu chân lý của
toán học, của khoa học tự nhiên. Đuy-rinh phủ nhận mọi sự hoài nghi vào
những ngun lý đạo đức phổ biến, ơng coi hồi nghi như vậy là một loại
“bệnh tật”, và biện hộ, nếu hồi nghi như vậy nghĩa là hồi nghi chính khả
năng tiến lên nền đạo đức tự giác. Đối với Đuy-rinh, đời sống cũng như đời
sống đạo đức xuất phát từ một đồ thức bất biến, vĩnh viễn, khơng có không
gian và thời gian. C.Mác, trong Sự khốn cùng của triết học đã xác định “mỗi
nguyên lý đã từng có thế kỷ của nó”, các nguyên lý đạo đức có cơ sở tất yếu
từ trong các nguyên lý kinh tế, chẳng hạn: “Từ khi sở hữu tư nhân về động
sản phát triển thì tất cả các xã hội có chế độ sở hữu tư nhân ấy, tất phải có một
lời răn chung về đạo đức: không được trộm cắp [51,tr.136], dĩ nhiên trong xã
hội mà mọi hình thức tư hữu bị thủ tiêu thì lời răn đe trên trở thành vơ nghĩa.
Cách nhìn đúng về tính tất yếu của quy luật xã hội và quy luật đạo đức
đã tạo cho quan điểm về tính thời đại, tính nhân loại của đạo đức một sự phê
phán đầu tiên những sai lầm trong vấn đề then chốt của quan niệm sinh học về
tính lồi tự nhiên của đạo đức con người và quan niệm về thứ đạo đức ảo, phi
xã hội của O.Đuy-rinh. Dù vậy khơng nên thổi phồng tính nhân loại chung
của đạo đức dẫn đến quan niệm và sự biện minh thiên lệch cho thứ đạo đức
trừu tượng, phi lịch sử.
Vượt qua Đuy-rinh, Mác, Ănghen đặc biệt chú ý tính giai cấp của đạo
đức “cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp cho nên
đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp”[51, tr.137]. Với Lênin: “tất
cả những thứ đạo đức xuất phát ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng
ta đều bác bỏ. Chúng ta nói rằng đây chỉ là sự lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công
nhân và nơng dân để mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và bọn tư sản. Chúng
22
ta nói rằng, đạo đức của chúng ta hồn tồn phục tùng lợi ích đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra”[43,tr.367]. Như vậy, các ông
nhấn mạnh rất nhiều đến tính giai cấp như là bản chất của đạo đức nhưng chỉ
trong phạm vi xã hội có phân chia và đối lập giai cấp.
Về mặt tổ chức xã hội, sự ra đời của giai cấp bắt nguồn từ chế độ chiếm
hữu tư nhân tư liệu sản xuất là một tiến bộ to lớn của lịch sử. Từ khi xã hội
phân chia giai cấp, quan hệ giữa con người với con người đã thay đổi về cơ
bản.
Nói giai cấp khơng phải là nói đến một tập đồn người riêng lẻ mà là
một hệ thống các tập đoàn người trong một xã hội cụ thể. Hệ thống các tập
đoàn người đó, tức là các giai cấp, khác nhau về địa vị xã hội (thống trị hay bị
trị), về quan hệ đối với tư liệu sản xuất (chiếm hữu hay phụ thuộc), về vai trò
trong tổ chức lao động và quản lý sản xuất (lãnh đạo hay bị lãnh đạo), về cách
phân chia và phần của cải được hưởng.
Lĩnh vực đạo đức khơng gần lĩnh vực kinh tế như chính trị và pháp luật
nhưng những quan hệ đạo đức cũng góp phần nhất định vào việc điều chỉnh
quan hệ lợi ích, đạo đức với tư cách một hình thái ý thức xã hội độc lập chỉ ra
đời trong xã hội có phân chia giai cấp. Mỗi giai cấp bao giờ cũng có địa vị,
vai trị khác nhau hoặc đối lập nhau trong đời sống xã hội, do đó lợi ích cơ
bản của mỗi giai cấp cũng khác nhau hoặc đối lập nhau, không thể thoả hiệp.
Bản chất giai cấp của đạo đức là sự phản ánh lợi ích giai cấp, mỗi giai cấp có
hệ thống đạo đức đặc trưng phản ánh lợi ích của giai cấp mình. Vì thế khi địa
vị trong quan hệ lợi ích của một giai cấp này với giai cấp khác thay đổi thì
đạo đức của nó cũng biến đổi theo.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức in đậm dấu ấn giai cấp nhưng đạo
đức của giai cấp thống trị luôn luôn là đạo đức thống trị trong xã hội. Khi đó,
23
những thành viên và giai cấp khác phải thừa nhận tính hợp pháp về lợi ích của
nó. Nó trở thành cái phổ biến và được củng cố bằng thói quen, phong tục,
truyền thống, chuẩn mực và lối sống được định hướng nên tồn tại dai dẳng,
lâu bền trong tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội. Như vậy đạo đức được các giai
cấp sử dụng như một công cụ bảo vệ lợi ích của mình.
Mặt khác, giai cấp thống trị xã hội do thống trị về kinh tế nên cũng
thống trị về mặt pháp lý cả trong hệ thống tinh thần xã hội, qua đó nó có đầy
đủ điều kiện và cơ sở vật chất để truyền bá tư tưởng đạo đức của giai cấp
mình đến tồn cộng đồng. Giai cấp bị trị khơng có đủ phương tiện và điều
kiện cần thiết để đưa đạo đức của mình thành cái phổ biến nên nó ln tồn tại
trong tư thế cái khơng chính thống.
Như vậy, một tình trạng khơng thể khác, tình trạng tất yếu, của đạo đức
xã hội là đạo đức vừa là một công cụ tinh thần bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị vừa được giai cấp thống trị bảo hộ.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, đạo đức thống trị có nhiệm vụ phục
vụ giai cấp bóc lột song đạo đức cũng phản ánh lợi ích của quần chúng nhân
dân lao động đấu tranh chống lại sự bóc lột đó. Ý thức đạo đức giúp mỗi giai
cấp hiểu được lợi ích của mình và hiểu được cách thức, biện pháp bảo vệ và
khẳng định lợi ích đó.
Mỗi giai cấp có lợi ích riêng, có hệ thống đạo đức riêng. Những hệ
thống này sẽ tác động lên nhau, thậm chí triệt tiêu nhau, do vậy có thể sẽ có
tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nếu
đạo đức thống trị bảo vệ lợi ích hẹp hịi, bất bình đẳng của giai cấp thống trị,
nó sẽ kìm hãm xã hội phát triển, trong Chống Đuy-rinh, Ănghen nhận thấy
“Phúc lợi của giai cấp tư sản gây ra cái ác cho các giai cấp khác”. Ngược lại,
khi một giai cấp kế thừa những tư tưởng đạo đức tiến bộ của nhân loại và thực
hiện nó trong hệ thống đạo đức của giai cấp mình, đặc biệt khi đạo đức thống
24
trị đó đại diện cho lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân lao động thì
khi đó nó thúc đẩy sự phát triển cả về mặt vật chất và mặt tinh thần của đời
sống xã hội, của cuộc sống con người.
Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh và đem đến tầm quan trọng
đặc biệt cho tính giai cấp của đạo đức.
Nếu về mặt thời gian, mỗi thời đại kinh tế có loại hình đạo đức đặc
trưng điển hình thì về mặt khơng gian, mỗi loại hình đạo đức đó biểu hiện đặc
thù ở nền đạo đức của các dân tộc.
Con người hợp thành nhân loại nhưng nhân loại ngày nay chưa vào giai
đoạn toàn cầu, Những khác biệt về chủng tộc, sắc tộc, văn hoá, kinh tế của
các vùng miền, khu vực vẫn còn. Mỗi con người vẫn sống trong cộng đồng
quốc gia của mình với tư cách một cơng dân. Dân tộc khơng chỉ là thể chế
chính trị chế ước hành vi cá nhân mà nó cịn tồn tại trong mối quan hệ với cá
nhân với tư cách là những giá trị truyền thống vừa mang chiều dài của cả lịch
sử cộng đồng vừa phản ánh tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mỗi người
trong cuộc sống hàng ngày. Tính dân tộc thể hiện tính đa dạng, phong phú
đồng thời cũng nhất quán của đạo đức.
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức vừa bị quy định bởi tồn
tại xã hội vừa chịu sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác,
tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là khác nhau và làm thành bản
sắc từng dân tộc. Bản sắc dân tộc đó phản ánh trong đạo đức tạo nên dòng
chảy truyền thống đạo đức thống nhất và đặc trưng của mỗi dân tộc. Những
biểu hiện khác biệt trong đời sống đạo đức của các dân tộc thuộc về hiện
tượng, quan trọng là tìm ra và phân tích bản chất của hiện tượng đó. Các học
thuyết đạo đức trước Mác lý giải nguồn gốc sự khác biệt đó từ lập trường duy
tâm tơn giáo (từ Chúa) hoặc từ lập trường duy tâm triết học (từ ý thức chung);
chỉ đến Mác và Ănghen, với phương pháp luận duy vật biện chứng nói chung,
25