Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.55 KB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ YẾN CHI

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ
CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội-2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ YẾN CHI

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ
CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành


Hà Nội-2015

2


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bá Thành. Những nhận xét, đánh
giá của các tác giả khác mà tôi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ
ràng cụ thể.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tơi xin hồn toàn chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Yến Chi

3


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Bá
Thành, giảng viên khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ngƣời đã hƣớng dẫn tơi tận tình, tâm huyết trong q trình tơi thực hiện
luận văn. Sự chỉ dẫn của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống phƣơng pháp, kiến
thức cũng nhƣ kỹ năng hết sức quý báu để tơi có thể hồn thiện đề tài một
cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Văn học,

trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để chúng tơi hồn thành khóa học.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân, gia đình và bạn
bè – những ngƣời đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tơi có thể học tập đạt kết quả tốt
và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Yến Chi

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………

3

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………..

3

2. Lịch sử vấn đề………………………………………………..

3

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát…………...


9

4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………

10

5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………..

10

6. Cấu trúc luận văn.....................................................................

11

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN TRONG
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA CHẾ LAN VIÊN………….................. 12
1.1. Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên…………………………….

12

1.1.1. Thơ ca……………………………………………………... 12
1.1.2. Văn xi dƣới dạng bút kí…………………………………. 17
1.1.3. Phê bình và tiểu luận……………………………………… 21
1.1.4. Quan hệ giữa phê bình, lý luận và sáng tác trong sự
nghiệp văn học của Chế Lan Viên.......................................................... 27
1.2. Giá trị của phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên……………...

35

1.2.1. Cổ vũ thúc đẩy phong trào sáng tác……………………… 35

1.2.2. Những nhận định khách quan và khoa học về thơ……….... 38
1.2.3. Nghệ thuật phê bình độc đáo…………………………….... 42
Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………………... 51
Chƣơng 2: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ NHÀ THƠ VÀ
NGHỀ LÀM THƠ.................................................................................. 52
2.1. Thi sĩ – thi nhân của thế giới siêu hình...........................................

52

2.2. Thi sĩ – Nhà thơ chiến sỹ…………………………………………. 55
2.2.1. Nhà thơ với vấn đề “Sống và viết” ………………………

55

2.2.2. Nhà thơ là ngƣời nghệ sỹ giàu cá tính sáng tạo…………... 62

5


2.2.3. Nhà thơ – ngƣời nghệ sỹ có tƣ tƣởng lớn, tình cảm lớn…...

67

2.2.4. Làm thơ là một nghề............................................................. 77
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………….

82

Chƣơng 3: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ………


84

3.1. Thơ là tiếng nói cất lên từ thế giới siêu thực trong tột cùng cảm
xúc........................................................................................................... 85
3.2. Thơ không chỉ là tiếng nói của cảm xúc mà cịn là tiếng nói của lí 89
trí trƣớc hiện thực khách quan....................
3.2.1. Thơ là ngọn lửa cháy sáng từ hiện thực…………………... 89
3.2.2. Thơ là ngọn lửa soi sáng hiện thực...................................... 93
3.2.3. Thơ cần có ý, có tƣ tƣởng và trí tuệ...................................... 100
3.3. Thơ là tiếng nói của trí tƣởng tƣợng................................................ 106
3.4. Vấn đề hình thức trong thơ.............................................................. 108
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................... 115
KẾT LUẬN........................................................................................... 116

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX ghi dấu những thành tựu đáng kể của
các tác gia lớn, trong đó khơng thể khơng nhắc tới Chế Lan Viên. Hồi Thanh
nói về ơng với sự khâm phục sâu sắc: “Nhà thơ không thể lấy kích tấc thƣờng
mà đo đƣợc”[1, tr. 57]; Nguyễn Văn Hạnh gọi ông là “Nhà thơ của thế kỉ”;
Nguyễn Bá Thành viết về ơng với tầm vóc “bậc thi bá” của dân tộc. Ơng xứng
đáng ở vị trí tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh sự nghiệp
thi ca đồ sộ (14 tập thơ), Chế Lan Viên cịn là một cây bút phê bình – tiểu
luận sắc sảo, với những suy tƣ đa chiều và giàu tính triết lý. 9 tập phê bình –
tiểu luận thực sự đã góp phần khơng nhỏ làm phong phú hơn giá trị nhiều mặt
của sự nghiệp văn học Chế Lan Viên.
1.2. Chế Lan Viên là nhà thơ luôn trăn trở với nghề, vì nghề, canh cánh

một tấm lịng tha thiết với nghề. Sự nghiệp sáng tác của ông đi qua nhiều
thăng trầm của lịch sử. Nhƣng ở thời điểm nào, dù sáng tác trong hoàn cảnh
nào, những suy tƣ về thơ trong ơng vẫn có một vị trí lớn lao. Phát biểu quan
niệm nghệ thuật thơ qua thơ, với Chế Lan Viên là chƣa thể nói hết những ấp ủ
của lịng mình, ơng đƣa những quan niệm ấy vào trong những trang phê bình
và tiểu luận sắc sảo, trí tuệ và tài hoa. Song từ trƣớc tới nay, mảng lý luận này
của Chế Lan Viên thực sự chƣa đƣợc giới nghiên cứu đi sâu. Một khối lƣợng
tác phẩm đồ sộ, những đóng góp lớn trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu, lí
luận nghệ thuật của Chế Lan Viên ở đây cịn để ngỏ. Vì những lí do trên
chúng tơi lựa chọn đề tài: Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua
phê bình và tiểu luận làm đối tƣợng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Chế Lan Viên với vai trò là tác gia lớn của nền văn học
thế kỉ XX, các bài viết và các cơng trình nghiên cứu tập trung khai thác: con

7


đƣờng thơ Chế Lan Viên (Các tập thơ của Chế Lan Viên và khuynh hƣớng
vận động của thơ ông); phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên; tìm hiểu,
phân tích, bình luận, đánh giá các tác phẩm đặc sắc ở tất cả các thể loại của
Chế Lan Viên; tìm hiểu con ngƣời nhà thơ qua kí ức bạn bè, đồng nghiệp và
ngƣời thân.
Về các tập tiểu luận và phê bình văn học của Chế Lan Viên, chúng tôi
nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã quan tâm bình giá, nhận xét ngay từ những
ngày đầu mới xuất bản, song số lƣợng bài viết và cơng trình nghiên cứu cịn
xuất hiện thƣa thớt và chƣa toàn diện. Hầu hết các bài viết chỉ tập trung đến
một vài tập tiểu luận, phê bình đơn lẻ. Giá trị đóng góp của mảng phê bình và
tiểu luận của Chế Lan Viên vì thế cũng chƣa đƣợc nhìn nhận ở tính hệ thống.
Đồng thời quan niệm nghệ thuật thơ trong những bài phê bình và tiểu luận

của Chế Lan Viên cũng chỉ mới đƣợc đề cập đến dƣới dạng những lời nhận
định, những ý kiến đánh giá, những nhận xét chung chung.
Năm 1963, trên tạp chí Văn học, số 6, Triêu Dƣơng viết Phê bình cuốn
Phê bình văn học của Chế Lan Viên. Phần đầu tiên trong bài viết của mình,
Triêu Dƣơng đề cập đến lý luận về nghề nghiệp của Chế Lan Viên. Đi qua
những suy nghĩ, kiến giải của Chế Lan Viên về vấn đề sống và viết, về cái sáo
trong thơ, về sự thành công của Huy Cận hay Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng
của Xuân Diệu...Triêu Dƣơng cho rằng đây là “Những đóng góp nghiêm túc
của một ngƣời đã sống lâu năm trong nghề, bây giờ nghĩ về nghề, cố gắng
truyền đạt lại cho lớp ngƣời đi sau những kinh nghiệm thiết thân rất đáng
hoan nghênh” [1, tr. 489].
Hồ Sĩ Vịnh trong Nghĩ về “Suy nghĩ và bình luận” của Chế Lan Viên
(12/1973) đã thấy, “Suy nghĩ và bình luận trong tập sách còn là những điều
nghĩ và bàn luận về thơ”[1, tr. 478]. Hồ Sĩ Vịnh khẳng định “Vấn đề lý tƣởng
thơ ca đặt ra trong Suy nghĩ và bình luận rất mới” [1, tr. 480]. Ông khâm

8


phục sâu sắc sức sống của ngịi bút phê bình trong Suy nghĩ và bình luận:
“Khơng phải chỉ ở đây, trong Suy nghĩ và bình luận, nhƣng nhất là ở đây, Chế
Lan Viên là nhà phê bình đã đƣa văn phê bình trở về với cuộc sống xanh tƣơi
sinh động” [1, tr. 481]. Đọc Nghĩ về Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên,
chúng tơi có đƣợc nhiều gợi ý từ tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong quá trình tìm hiểu
quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Giọng văn xuôi tiểu luận của
Chế Lan Viên (1/1/1982) đã nhận xét: “Chế Lan Viên của thơ – đó là chân
dung nhìn nghiêng, Chế Lan Viên của văn xi - ấy mới là chân dung nhìn
thẳng” [1, tr. 511]. Ơng phát hiện ra “Giọng của một ngƣời có nghề đi truyền
nghề, dạy nghề, tâm sự và lý sự về nghề của mình”[1, tr. 513]. Và chúng tơi

nhận thấy, qua gợi ý của Lại Nguyên Ân, sự đổi giọng của một nhà thơ để nói
lên quan niệm nghệ thuật của mình qua phê bình và tiểu luận bằng một “cái
tôi biện lý”.
Vẻ đẹp của văn Chế Lan Viên đƣợc Nguyễn Xuân Nam viết năm 1995.
Đọc Chế Lan Viên nhiều lần, Nguyễn Xuân Nam đã phải dừng lại suy nghĩ:
“Làm sao một ngƣời từng viết những vần thơ siêu hình hƣ ảo trƣớc kia lại có
thể viết những trang văn lý lẽ sắc sảo và thắm thiết tình đời đến thế?”[1, tr.
508]. Ông trân trọng những trang văn của Chế Lan Viên trong thời chống Mỹ
và coi đó là những trang văn của một ngƣời “muốn cho thơ văn sát với cuộc
đời hơn, có ích hơn” [1, tr. 509]. Trong bài viết của mình, Nguyễn Xuân Nam
đã nhận diện những đổi thay tích cực về quan niệm thơ của Chế Lan Viên
song nhƣ chính tác giả đã nói ở phần kết luận: “Tôi cứ muốn xem bài viết này
nhƣ một phác thảo về những đóng góp của Chế Lan Viên về lý luận, phê bình
và bút ký” [1, tr. 510], nên ông mới chỉ dừng ở những nhận xét khái quát mà
chƣa đi sâu vào việc làm rõ từng khía cạnh của quan niệm nghệ thuật thơ Chế
Lan Viên qua những trang phê bình tiểu luận.

9


Trong Một phong cách phê bình trực cảm mới (1999) tác giả Hồng
Nhân có những nhận xét tinh tế về phong cách phê bình của Chế Lan Viên và
cho rằng: “Chế Lan Viên đã tiếp tục một phong cách phê bình trực cảm từ
thời Hồi Thanh với Thi nhân Việt Nam nhƣng hịa nhập nhiều yếu tố tích cực
mới từ sau thắng lợi của cách mạng và bút pháp của một nhà thơ tài hoa của
Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa trên đá (1984)”...[1, tr.
518]. Đồng thời Hồng Nhân cũng có những phát hiện sâu sắc về quan niệm
của Chế Lan Viên đối với nghệ thuật: “Chế Lan Viên yêu cầu cao về nghệ
thuật của tác phẩm văn chƣơng nhằm biểu hiện sinh động nội dung” [1, tr.
521] và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống : “Sự sống bao giờ cũng cao

hơn nghệ thuật, sự sống tự nó là nghệ thuật rất cao” [1, tr. 521].
Tha thiết với sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, năm 2010, tác giả
Hà Minh Đức đã ra mắt bạn đọc cuốn “Chế Lan Viên ngƣời trồng hoa trên
đá”. Tập sách là những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện của tác giả về sự
nghiệp văn học của Chế Lan Viên trong đó có phê bình, tiểu luận. Trong bài
“Dịng văn xi sắc sảo và trí tuệ”, tác giả Hà Minh Đức đánh giá cao những
đóng góp của Chế Lan Viên trong việc đƣa lý luận vào thực tiễn sáng tác
cũng nhƣ cách Chế Lan Viên dùng thực tiễn để giải quyết những vấn đề của
sáng tác văn nghệ. Đi qua những bài viết, bài nói chuyện của Chế Lan Viên,
từ “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề”, đến “Từ gác Khuê Văn đến quán
Trung Tân” Hà Minh Đức khẳng định: “Chế Lan Viên thơng minh, trí tuệ và
linh hoạt trong đối thoại. Bài viết, bài nói của anh bao giờ cũng để lại nhiều ý
tƣởng sắc sảo, gây ấn tƣợng”[15, tr. 180].
Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu về phê bình và tiểu
luận của Chế Lan Viên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số những cơng trình
có liên quan đến việc nghiên cứu, tìm tịi, khám phá các phƣơng diện trong
quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên.

10


Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại,
sáng tác của ông đi qua những chặng đƣờng đầy biến động của lịch sử, vì thế,
sự nghiệp sáng tác ấy khơng đơn giản, một chiều. Quan niệm thơ vì thế cũng
đa dạng, phong phú, phức tạp và chia làm nhiều chặng khác nhau với q
trình vận động, biến đổi khơng ngừng. Những bài viết, những cơng trình
nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, đề cập đến quan niệm nghệ thuật thơ Chế
Lan Viên thực sự là một dòng chảy mạnh mẽ, liên tục và chƣa bao giờ đứt
đoạn kể từ Điêu tàn cho đến ngày hơm nay. Trong đó chúng tơi chú ý đến
những cơng trình lớn: Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tƣởng (1999),

chuyên luận của Nguyễn Bá Thành; Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
(2004), chuyên luận của Hồ Thế Hà và Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2006),
chuyên luận của Đoàn Trọng Huy.
Nguyễn Bá Thành và chuyên luận Thơ Chế Lan Viên với phong cách
suy tƣởng đã đem đến những nhận định sâu sắc về nghệ thuật suy tƣởng và
suy tƣởng trong thơ Chế Lan Viên. Khẳng định suy tƣởng là một phƣơng thức
biểu hiện của tƣ duy thơ, trong quá trình khai thác chất suy tƣởng trong thơ
Chế Lan Viên qua các thời kỳ, tác giả đã nhận ra sự “phong phú vô biên” của
một hồn thơ tự do, phóng túng. Tìm hiểu những quy luật vận động của tồn
bộ tƣ tƣởng và tình cảm của nhà thơ thể hiện qua tác phẩm, Nguyễn Bá Thành
đã chỉ cho ngƣời đọc thấy, thơ Chế Lan Viên “có một số đã khơng đi theo con
đƣờng mịn mà thơ ca xƣa nay vẫn đi, tức là con đƣờng: “từ trái tim đi đến
trái tim”. Thơ ông đi theo con đƣờng trí tuệ để đến với trái tim”[46, tr. 198].
Con đƣờng ấy đã là một con đƣờng thơ rất riêng của một quan niệm nghệ
thuật thơ độc đáo đã đƣợc định hình trong suốt hành trình thơ kéo dài hơn nửa
thế kỉ của thơ Chế Lan Viên.
Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà, khi khám phá “Thế giới thơ rộng rinh, kỳ
ảo và nhiều biến hóa của Chế Lan Viên” đã dành cả chƣơng 1 trong cuốn

11


chuyên luận của mình để làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật của Chế Lan
Viên. Căn cứ ở thơ viết về nghề và căn cứ ở chất thơ, ở phƣơng thức thể hiện,
ở mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, Hồ Thế Hà trình bày những quan
niệm đặc sắc về nghệ thuật của Chế Lan Viên ở ba mốc thời kỳ đặc biệt: Điêu
tàn, từ Vàng sao hƣ vô đến sao vàng cách mạng và Những lá thơm hái lúc về
già. Đồng thời chuyên luận cũng trình bày khá cụ thể quan niệm về hình thức
nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên. Chế Lan Viên là nhà thơ suy nghĩ nhiều và
sâu sắc về những khát vọng và giá trị vĩnh cửu của cuộc sống cách mạng, của

Tổ quốc và sứ mệnh của thi ca. Nhận thức về quan niệm thơ của Chế Lan
Viên, Hồ Thế Hà khẳng định: “Từ những quan niệm về thơ thể hiện ở nội
dung và hình thức đƣợc chứng nhận qua một đời thơ đã đƣa địa vị Chế Lan
Viên lên tầm một trong rất ít những nhà thơ hiện đại Việt Nam xuất sắc”[16,
tr. 64].
Trong Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tác giả Đoàn Trọng Huy
đã nhận định: Chế Lan Viên là ngƣời nghệ sỹ sáng tác có quan niệm rõ ràng
về nghệ thuật. Ơng cho rằng, khơng ai viết nhiều thơ về thơ nhƣ Chế Lan
Viên, cũng ít ngƣời viết phê bình, tiểu luận về thơ nhiều nhƣ vậy. Thƣờng
xuyên, liên tục trong cả đời thơ, Chế Lan Viên phát biểu bằng nhiều cách, ở
trong nƣớc và trên diễn đàn quốc tế. Tìm hiểu thơ viết về thơ của Chế Lan
Viên, tác giả phát hiện và trình bày về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan
Viên nổi bật ở ba phƣơng diện: Hình thức thơ là vũ khí; lấy đá mới tạc nên
thần mới và nền thơ chung cần có rất nhiều cá tính riêng.
Nhìn chung cả ba tác giả đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quan niệm
nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên, có cái nhìn khái quát và đƣa ra những nhận
định sâu sắc.

12


Điểm lại lịch sử nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan
Viên và quan niệm thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên, chúng tơi
có những nhận xét nhƣ sau:
- Các nhà phê bình nghiên cứu đã có sự nhìn nhận đánh giá sâu sắc và hệ
thống về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên qua thực tế sáng tác của
ông ở những thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá cao giá trị của các tập phê bình
tiểu luận văn học của Chế Lan Viên, đồng thời có những luận điểm quan
trọng, khái quát, những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về quan niệm nghệ thuật

thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên.
- Tuy nhiên, các bài viết chỉ đi vào một khía cạnh nào đó hay dừng lại ở một tập
tiểu luận, phê bình văn học cụ thể mà chƣa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ
thống về tồn bộ hoạt động phê bình, lý luận văn học của Chế Lan Viên cũng nhƣ
hệ thống quan niệm nghệ thuật thơ đƣợc phát biểu qua những trang phê bình
và tiểu luận của Chế Lan Viên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
3.1. Với đề tài Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình
và tiểu luận, luận văn tập trung khảo sát 9 tập tiểu luận - phê bình văn học
của tác giả nhƣ sau:
- Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nxb Thép mới, Hà Nội, 1952.
- Nói chuyện thơ văn (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.
- Vào nghề (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1962.
- Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1962.
- Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1971.
- Bay theo đƣờng dân tộc đang bay, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1976.
- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981.
- Nàng tiên trên mặt đất, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1985.

13


- Ngoại vi thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế,1987.
3.2. Bên cạnh đó, luận văn cịn khảo sát các bài thơ nghĩ về nghề,
về thơ, văn xuôi, các bài viết đăng báo...của Chế Lan Viên.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi đặt ra hai mục đích chính khi tiến hành nghiên cứu đề tài
này:
4.1. Tìm hiểu vị trí mảng phê bình, lý luận trong sự nghiệp văn học của
Chế Lan Viên, từ đó khẳng định những đóng góp tồn diện của Chế Lan Viên

đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc.
4.2. Tìm hiểu những đóng góp về quan niệm nghệ thuật thơ qua phê
bình và tiểu luận của Chế Lan Viên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
chủ yếu sau:
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học lịch sử:
Đặt quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên thể hiện trong các tập
phê bình và tiểu luận trong hồn cảnh lịch sử, xã hội để tìm hiểu, phân tích và
lý giải.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tiểu sử
Chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống và hoạt động xã hội của tác giả
nhƣ là một yếu tố quan trọng chi phối quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ sáng
tác, lý luận của Chế Lan Viên.
5.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Trong q trình triển khai luận văn, chúng tơi vận dụng phƣơng pháp
phân tích để tìm hiểu sâu sắc và sáng tỏ những quan niệm nghệ thuật thơ mà
Chế Lan Viên gửi gắm trong mỗi trang phê bình và tiểu luận. Từ đó tổng hợp

14


khái quát để có đƣợc những nhận định, ý kiến đánh giá làm sáng lên những
nét đặc trƣng, tiêu biểu trong quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên.
5.4. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thể hiện trong
phê bình tiểu luận và thực tế sáng tác của chính ông; So sánh đối chiếu quan
niệm nghệ thuật thơ đƣợc Chế Lan Viên trình bày trong các giai đoạn trƣớc
và sau Cách mạng,
để thấy điểm thống nhất và những mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn qua

các thời kỳ văn học.
So sánh đối chiếu quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên và các
tác giả khác cùng thời để thấy những nét độc đáo và riêng biệt.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tƣơng ứng với các
mục đích nghiên cứu đã nêu trên, luận văn đƣợc triển khai qua ba chƣơng :
Chƣơng 1: Tổng quan về phê bình và tiểu luận trong sự nghiệp văn
học của Chế Lan Viên
Chƣơng 2: Quan niệm của Chế Lan Viên về nhà thơ và nghề làm
thơ
Chƣơng 3: Quan niệm của Chế Lan Viên về thơ

15


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN TRONG SỰ NGHIỆP
VĂN HỌC CỦA CHẾ LAN VIÊN
1.1.

Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên
1.1.1. Thơ ca

Suốt hành trình thơ của mình, bằng tài năng và bản lĩnh của ngƣời nghệ
sỹ hết lịng vì nghệ thuật, Chế Lan Viên thực sự đã chinh phục đƣợc những
đỉnh cao của các thời kỳ thi ca. Điêu tàn xuất hiện giữa đồng bằng Thơ mới
(1932-1945) “sừng sững nhƣ một tháp Chàm chắc chắn và lẻ loi bí mật”
(Hồi Thanh). Cách mạng đến, hƣớng ngƣời thi sĩ đi từ “thung lũng đau
thƣơng đến cánh đồng vui”, tiếng thơ cô đơn lạc lõng một thời nay cất cao
thành lời thức tỉnh, “không chỉ ơ hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan”

(Chế Lan Viên). Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thƣờng, chim báo bão thực sự
là Những bài thơ đánh giặc, đã làm rạng rỡ cho nền văn học chiến đấu chống
ngoại xâm. Cho đến khi Chế Lan Viên bƣớc về phía sơng Mê bến Lú, ngƣời
đọc của thời kì đổi mới lại một lần nữa sửng sốt khi ba tập Di cảo thơ đƣợc
xuất bản. Có thể khẳng định, Chế Lan Viên, đã sống hết mình với lịch sử, dân
tộc và thời đại. Ông xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XX.
Mở đầu cho sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên là tập Điêu tàn (1937).
Với 37 bài thơ, ngƣời thi sĩ 17 tuổi đã khiến dƣ luận đặc biệt chú ý bởi một
tâm hồn nghệ sĩ thiên phú, bởi nỗi cô đơn đầy ám ảnh và bế tắc trong thơ và
đặc biệt là thế giới nghệ thuật bí ẩn với bóng tối, yêu ma làm rợn ngợp và
hoang mang ngƣời đọc. Điêu tàn là âm thanh của chết chóc, khóc than.
Những tháp Chàm bí mật, câm nín mấy trăm năm chợt nấc lên uất nghẹn.
Điêu tàn là bi kịch của đất nƣớc Chiêm Thành đã bị vùi sâu vào q khứ.
Nhƣng Điêu tàn cịn là bi kịch tình thần của một nhà thơ, của một thế hệ các

16


nhà thơ, gửi gắm trong đó bi kịch mất mát đau thƣơng của dân tộc. Tiếng thơ
ấy vì thế đã khiến biết bao ngƣời đã phải lắng tai nghe.
Cùng những biến thiên vĩ đại của lịch sử dân tộc sau Cách mạng tháng
Tám, vƣợt qua “thung lũng đau thƣơng”, thơ Chế Lan Viên bắt đầu một hành
trình mới. Gửi các anh gồm 14 bài thơ, in năm 1955, ra đời sau 10 năm nhà
thơ Chế Lan Viên gắn bó với Cách mạng. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tập
thơ này có ý nghĩa nhƣ một sự nhận đƣờng. Đó là những xót xa đau đớn của
nhà thơ khi nghĩ về mẹ đang bị cầm chân nơi đất giặc, “Bốn phía là gƣơm bốn
bề là sắt”, nghĩ về nhân dân trong cảnh “Ngút trời đồng bốc lửa”. Đó là những
xúc động mãnh liệt trƣớc những hi sinh cao đẹp của ngƣời chiến sỹ nơi “Bốn
bề núi dựng/ Núi hiên ngang bốn bề vách đứng/ Canh mồ cho anh”. Đó là
ngọn lửa căm thù bùng cháy khi nhà thơ ghi khắc nỗi đau lớn của quê hƣơng

để “Nhớ lấy để trả thù”. Có thể nói, sống chân thành, sâu sắc với hiện thực
đời sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Chế Lan Viên đã đƣa thơ ơng
thốt khỏi dĩ vãng buồn thƣơng để trở về với cuộc đời hiện tại trong niềm tin
yêu.
“Khi đã có hƣớng rồi”, Chế Lan Viên nhanh chóng khẳng định mình
nhƣ một thi sĩ tiên phong. Năm 1960, mừng Đảng ta 30 tuổi, Chế Lan Viên
xuất bản tập Ánh sáng và phù sa với 69 bài.
Sự thật của cuộc sống và chiến đấu lớn của nhân dân đã in bóng trong
từng trang thơ của Chế Lan Viên sống động, chân thực. Tập thơ phản ánh,
ngợi ca cuộc sống mới đang đổi thay trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp
thêm tiếng nói đấu tranh cùng miền Nam trong lửa đạn. Tiếng nói vƣợt lên
“nỗi đau” cũ để tiếp nhận “niềm vui” mới đƣợc cái tôi trữ tình Chế Lan Viên
thể hiện sâu sắc, có chiều sâu của một cái tôi giàu suy tƣ, chiêm nghiệm. Chế
Lan Viên đã trở thành ngƣời thi sĩ ca hát vẻ đẹp muôn màu sắc của thời đại

17


mới, say sƣa, mê mải lƣợn trăm vòng trên tổ quốc thân yêu để thu nhận
“Ngàn núi trăm sông diễm lệ” vào hồn thơ đang căng tràn sức sống của mình.
Nối tiếp Ánh sáng và phù sa, những tập thơ Hoa ngày thƣờng, chim
báo bão, Những bài thơ đánh giặc và Đối thoại mới lần lƣợt đƣợc ra đời trong
những năm kháng chiến chống Mỹ hào hùng và quyết liệt.
Hoa ngày thƣờng, chim báo bão xuất bản năm 1967, gồm 49 bài thơ.
Chùm thơ Hoa ngày thƣờng giản dị, gần gũi và giàu chất sống. Với những Bé
Thắm đàn, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Con đi sơ tán xa…ngƣời đọc gặp một Chế
Lan Viên cởi mở với những đề tài riêng tƣ mà đời thƣờng, mộc mạc. Những
lời ru tha thiết nhƣ Con cị, giọng điệu bi bơ khi Con tập nói…là cuộc sống, là
chất sống ngời lên vƣợt qua sự hủy diệt khốc liệt của chiến tranh. Tập thơ
không dừng ở đó, bên cạnh Hoa ngày thƣờng là cánh Chim báo bão. Thơ Chế

Lan Viên đã tiến sát hơn tới những tuyến đầu của cuộc chiến đấu của dân tộc
và thời đại. Trong tập thơ có nhiều bài thơ chống Mỹ rất trữ tình mà cũng rất
quyết liệt nhƣ: Cái hầm chông giản dị, Ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng, Con
mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa…
Xuất bản năm 1972, giữa những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Những bài thơ đánh giặc thực sự đã tham gia
trực tiếp vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Phác thảo cho một trận đánh, một
bài thơ diệt Mỹ đã vừa vạch trần âm mƣu thâm độc của đế quốc Mỹ vừa phản
ánh chân thực khí thế hào hùng của quân và dân ta trong quá trình chuẩn bị
chiến dịch Khe Sanh – Đƣờng Chín – Nam Lào. Với “Phản diễn ca” hay
“phản diện ca” về học thuyết Nichxơn, Chế Lan Viên đã kiên quyết phản bác
lại những luận điệu sảo trả của Nichxơn trong những cuộc viễn du thƣơng
lƣợng của chúng. Thời sự hè 72 – Bình luận đƣợc Chế Lan Viên viết khi cả
nƣớc đang sơi sục căm thù vì những vụ ném bom B.52 xuống Hải Phòng của
đế quốc Mỹ. Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên không chỉ bám sát

18


những sự kiện nóng hổi mang tính thời đại mà cịn có những lời giải thấu đáo
trƣớc những vấn đề bức thiết trong đời sống chính trị, báo trƣớc viễn cảnh
phát triển của tình hình, làm tăng thêm lịng tin tƣởng vào thắng lợi của nhân
dân.
Tiếp nối những âm vang nung đốt trong Những bài thơ đánh giặc, cuối
năm 1973 Chế Lan Viên xuất bản tập thơ Đối thoại mới. 68 bài thơ trong tập
thơ này cho thấy một sức viết dồi dào và sự thúc bách của thời đại. Bên cạnh
mảng thơ chống Mỹ gồm những bài thơ dài, có dung lƣợng lớn và chiếm vị trí
quan trọng, trong tập thơ còn xen lẫn những bài thơ ngắn và những chùm tứ
tuyệt dịu nhẹ, êm đềm. Cả tập thơ vì thế có đƣợc sự cân bằng thời sự và cuộc
sống, giữa trí và tình.

Tự nguyện đem thơ phục vụ lợi ích cách mạng, Chế Lan Viên vì thế
cũng đã dứt khoát lựa chọn sứ mệnh mới cho thơ: “Thơ cần có ích cho cuộc
đời, cho nhân dân”. Với quan niệm ấy, thơ Chế Lan Viên đã đi qua hai cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc và thực sự trở thành con đẻ của thời đại,
của Tổ quốc, của Nhân dân.
Cũng nhƣ bao nhà thơ khác, Chế Lan Viên đã viết về Bác Hồ với niềm
cảm hứng mãnh liệt. Hoa trƣớc lăng ngƣời (1976) với 14 bài thơ làm rải rác
trong khoảng hai mƣơi năm là tấm lòng của nhà thơ đối với vị cha già kính
yêu của dân tộc. Bằng tất cả sự kính trọng, yêu thƣơng, biết ơn vô hạn, thơ
Chế Lan Viên đã đem đến cho ngƣời đọc một bức chân dung bằng thơ giản dị,
thanh cao, thiêng liêng, vĩ đại về Ngƣời.
Sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên kết tinh trong những tập thơ Hái theo
mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986).
Khép lại một giai đoạn thơ kháng chiến, Ngày chiến thắng và Thơ bổ
sung trong tập Hái theo mùa đƣợc Chế Lan Viên viết trong những ngày náo
nức của tháng 5 năm 1975, có ý nghĩa nhƣ khúc ca khải hoàn trong ngày đất

19


nƣớc trọn niềm vui. Bên cạnh đó Hái theo mùa còn là những xúc cảm đời
thƣờng với hơn 40 bài tứ tuyệt giàu sức gợi. 15 bài thơ trong tập Hoa trên đá
là một chất thơ mới của nhà thơ đang tìm hƣớng đi mới cho thơ, đang muốn
vƣợt lên chính mình để làm mới thơ. Qua giơng bão chiến tranh, sau những
bài thơ hùng tráng, giờ đây hồn thơ Chế Lan Viên chín lại một lần nữa trong
những khúc trữ tình khơng cịn trẻ trung nhƣng sâu lắng, tha thiết, thấm tận
đáy lòng.
Ở các tập thơ Hoa trƣớc lăng Ngƣời, Hái theo mùa và một phần Hoa
trên đá, Ta gửi cho mình, thơ Chế Lan Viên vẫn là tiếng kèn xung trận, tiếng
hát cất cao ngợi ca, cổ vũ nhân dân. Nhƣng càng về sau đặc biệt trong ba tập

Di cảo (xuất hiện sau khi Chế Lan Viên qua đời) thơ Chế Lan Viên lắng lại,
đằm sâu trong suy tƣởng, thơ lặn vào trong, viết cho riêng mình.
Di cảo thơ của Chế Lan Viên do nhà văn Vũ Thị Thƣờng – ngƣời bạn
đời của ông, tuyển chọn và giới thiệu tới bạn đọc. Ba tập Di cảo thơ với 567
bài thơ (bao gồm cả những bài thơ hoàn chỉnh và những bài còn ở dạng phác
thảo) là những dằn vặt, mâu thuẫn trong nội tâm Chế Lan Viên, là sự “sám
hối”, “phản tỉnh” xuất hiện đâu đó, là những xao xác đến nao lịng từ bề ngồi
an nhiên bình đạm…Chỉ với 3 tập thơ mà “Nghìn trị cƣời khóc”. Ngƣời đọc
thấy một Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, tƣởng đã hiểu ông và thơ ông đến
ngọn ngành, lại tƣởng chừng nhƣ chƣa hiểu. Di cảo thơ chính là ba mặt còn
lại của“Tháp Bayon bốn mặt” trong những suy tƣởng về thơ và đời của Chế
Lan Viên.
Đi qua các chặng đƣờng thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy: thơ
Chế Lan Viên có một diện mạo phong phú và phức tạp. Ông là nhà thơ bản
lĩnh, tha thiết với thời đại, mê mải tìm tịi và hầu nhƣ khơng bao giờ bằng
lịng với những gì đã đạt đƣợc. Ngƣời đọc tìm thấy trong thơ Chế Lan Viên
tiếng nói của một cái tơi trữ tình đa giọng điệu. Khi đau đớn bi ai, khi hào

20


hùng quyết liệt, khi thủ thỉ tâm tình, lúc ngọt ngào tha thiết…Đó là tiếng nói
của một hồn thơ ln tìm đƣờng mở lối cho thi ca hiện đại, một hồn thơ luôn
muốn lật xoay đời sống, xã hội và cả tâm hồn mình để khám phá đến tận cùng
mọi chiều kích. Tất cả những điều ấy làm nên phẩm chất tiểu biểu của thơ
Chế Lan Viên: phẩm chất triết học. Tƣ duy triết học tạo cho thơ Chế Lan Viên
một màu sắc trí tuệ, một màu sắc nhận thức luận sắc nét. Thơ Chế Lan Viên
chú trọng khai thác những yếu tố nghịch lý, những mặt đối lập rồi liên kết
chúng lại bằng một khả năng liên tƣởng đa dạng và linh hoạt. Trí tuệ nhƣng
khơng khơ khan, trí tuệ nhƣng vẫn rất đỗi trữ tình. Mạch nguồn sống của thi

ca nói chung là sự xúc động chân thành của cảm xúc. Và thơ Chế Lan Viên
cũng không nằm ngoài mạch nguồn chung ấy.
Đọc thơ của Chế Lan Viên, ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc về một nhà thơ
với ý thức trách nhiệm lớn lao. Trách nhiệm với thơ, trách nhiệm với đời,
trách nhiệm với lịch sử và thời đại. Sáng tạo nghệ thuật bằng cả sức lực và trí
tuệ, thơ Chế Lan Viên thực sự là “Trái tim anh móc lại - Cho đời”, để anh
đƣợc tồn tại mãi giữa cõi đời, “Nhƣ ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên” (Từ thế
chi ca).
1.1.2. Văn xuôi dưới dạng bút kí
Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân trong bài viết Giọng văn xuôi
tiểu luận Chế Lan Viên đã khẳng định: “Có một Chế Lan Viên – văn xi –
bên cạnh một Chế Lan Viên – thơ” [1, tr. 511]. Cùng với thơ, văn xi bút kí
Chế Lan Viên đã ghi lại sâu sắc sự vận động trong tƣ tƣởng của nhà thơ suốt
hơn 50 năm cầm bút; trải qua biết bao thăng trầm, biến động của lịch sử để đi
từ sầu bi huyền bí đến nơi có “Ánh sáng và phù sa” chan hịa, để cất cao tiếng
nói ngợi ca, cổ vũ, khích lệ, động viên. Cùng với thơ, văn xi, bút kí đã góp
thêm những trang văn làm phong phú thêm sự nghiệp văn chƣơng vốn rất đa
dạng và giàu sức hấp dẫn của Chế Lan Viên.

21


Khi Cách mạng tháng Tám diễn ra, Chế Lan Viên vừa tròn hai mƣơi
lăm tuổi, nhƣng đã cảm thấy già đi vì mang một gia tài đồ sộ của hàng triệu
nỗi buồn. Tác giả đã có lúc tự thú nhận: “Nỗi buồn ghê gớm nhất, những hƣ
vô sâu thẳm nhất để lại cho tơi, chính do các nền tơn giáo”[85, tr. 612]. Tập
Vàng sao ra mắt bạn đọc gồm các sáng tác của Chế Lan Viên từ 1937 đến
1942. Xuyên suốt Lệ (Tựa chung cho Vàng sao và Gai lửa), Chiều tin tƣởng,
Đêm giao thừa, Tạp bút, Trốn lửa, Bỏ trƣờng mà đi, Sõi tối 1, Vàng sao…là
một Chế Lan Viên với tiếng nói thiết tha ca tụng cái đẹp linh thiêng, một Chế

Lan Viên tìm đến cúi mình trƣớc những tƣợng trƣng tơn giáo. “Thích Ca!
Jésus! Khổng Khâu! Lão Tử! Tôi đều thành tâm cúi đầu trƣớc uy linh huyền
diệu của các ngài”[84, tr. 20]. Trong Vàng sao có sự đan dệt của triết học và
thi ca, của không gian vô tận và thời gian vô cùng, tự nhiên và con nguời, cái
khoảnh khắc và cái vĩnh cửu… Có thể nói, với Vàng sao Chế Lan Viên đã đạt
đến sự tổng hợp và tổng hoà của triết học và thi ca: “Ta nhìn ra. Mn sao
thơi độc dữ. Khơng tách riêng ra tƣ tƣởng để nói triết học giữa trời. Chúng ta
đã lẫn vào thi ca, trong chăn gối dâng lên từ cảnh vật”[84, tr. 63].
Cùng với Vàng sao, Gai lửa đƣợc viết ngay năm 1942 nhƣng chỉ đƣợc
ra mắt bạn đọc sau khi Chế Lan Viên đã qua đời. Chìm trong Điêu tàn và
Vàng sao, Chế Lan Viên nhận thức rõ “Sống quen trong bóng tối đi rồi làm
nhƣ bây giờ ngƣời ta đã đâm ra sợ lửa”[84, tr. 13]. Vì thế ơng muốn “Đốt vài
nhành Gai, nhen một ngọn Lửa, chúng ta thành tâm khêu lên hình bóng của
cuộc đời”[84, tr. 13]. Hình bóng của cuộc đời ở đây chủ yếu đƣợc cảm nhận
qua hình bóng của đấng sinh thành. Trong những tác phẩm Mẹ sầu bi, Muối
tối, Vinh, ngày 18 – 3 năm kháng chiến, mẹ nhƣ một nguồn cứu rỗi, một niềm
an ủi, một lƣợng từ bi. “Nhƣng rồi một ngày kia…Đột nhiên mà chàng lẻ loi

1

Không rõ ý nghĩa, nhà văn Vũ Thị Thƣờng khi làm tuyển tập đã tỏ ý tiếc nuối khi không hỏi tác giả để hiểu
ý nghĩa của tiêu đề bài này.

22


giữa một sự thù nghịch bao vây. Đột nhiên mà hình ảnh mẹ buồn hiện ra
trƣớc mắt, uẩn khúc đằng sau một trời thƣơng mến ngọt ngào […] và một
buổi sáng khác, đang lầm lũi trong gai, trong cỏ, kiếm kiếm tìm tìm, Phan
Thơ bỗng ngạc nhiên thấy Mẹ bên mình!...Khơng hỏi han dun cớ, Phan

Thơ ngả vào lịng Mẹ…Nƣớc thiên đàng đã đến gần”[86, tr. 773]. Chàng
Phan Thơ ấy, chàng Phan Thơ có thực ngồi đời và chàng Phan Thơ trong
tâm tƣởng, cô đơn, hoảng loạn, bế tắc trƣớc một câu hỏi lớn đầy hứng khởi và
cũng đầy đau đớn: “Tơi là một Ngƣời có thể đƣợc u khơng?”[86, tr. 777].
Vàng sao và Gai lửa đã cùng Điêu tàn đánh dấu một giai đoạn sáng tác
đặc biệt của Chế Lan Viên – giai đoạn có thể xem nhƣ cả cuộc sống và sáng
tác đều thuộc về thế giới của những hƣ vơ và siêu hình.
Đến với Cách mạng, Chế Lan Viên dứt khốt từ bỏ những hƣ vơ, siêu
hình, đem ngịi bút và chính cuộc đời mình phụng sự nền văn nghệ kháng
chiến. Từ chiến trƣờng đầy ác liệt, từ những nỗi đau chiến tranh chất chứa đầy
máu và cả sự hy sinh, những áng văn bất hủ đã đƣợc viết lên. Thăm Trung
Quốc, Những ngày nổi giận, Giờ của số Thành đƣợc viết từ năm 1963 đến
năm 1976 đã phản ánh thật rõ ràng và đậm nét ý chí quyết tâm đánh giặc
ngoại xâm của dân tộc ta, lòng căm thù giặc cũng nhƣ những phẩm chất anh
hùng của ngƣời chiến sỹ trong công cuộc đấu tranh để gìn giữ non sơng của
ơng cha ngàn đời.
Thăm Trung Quốc, tập bút kí xuất bản năm 1963 gồm 6 bài viết với
nhiều cảm xúc. Trƣớc hết là niềm vui hân hoan của tác giả khi tận mắt chứng
kiến sự đổi thay của đất nƣớc bạn trong cuộc sống mới tƣơi đẹp (Cảnh xƣa
trong đời mới , Về thăm những nơi chiến đấu cũ). Tình hữu nghị bền vững
giữa hai dân tộc đƣợc tác giả thể hiện sâu sắc trong Sức mạnh và tình yêu.
Thầy giáo Lƣu Thiếu Kỳ ở mỏ An Nguyên và Gặp đồng chí Hồng Quân ở tỉnh
Cƣơng Sơn là tấm lòng cảm phục của Chế Lan Viên đối với tinh thần đấu

23


tranh cách mạng quyết liệt của nhân dân Trung Quốc. Lời văn giản dị, những
ghi chép tỉ mỉ, chi tiết và đặc biệt là cảm xúc chân thành, mãnh liệt, sâu sa đã
khiến cho tập tùy bút có đƣợc nhiều hấp dẫn từ phía bạn đọc.

Những ngày nổi giận, tập bút ký chống Mỹ đƣợc Chế Lan Viên viết
nên từ chính sức nóng của tình hình chính trị mang đậm tính thời sự những
năm từ 1962 đến 1966. Với 11 bài viết, Chế Lan Viên đã xây dựng sống động
hai chiến tuyến: “chúng ta” và “chúng nó”. “Chúng nó” là đế quốc Mỹ cuồng
chiến. Viết về “chúng nó”, ngịi bút Chế Lan Viên đanh thép, dữ dội vạch trần
những âm mƣu xâm chiếm thâm độc, những luận điệu sảo trá, những tội ác dã
man chúng đã gieo rắc trên đất nƣớc Việt Nam. Viết về “chúng ta”, giọng
điệu trong bút ký mềm mại hơn khi ông bộc lộ niềm tin yêu tha thiết đối với
những đổi thay của Miền Bắc xã hội Chủ nghĩa; khi ông ngợi ca cuộc chiến
đấu anh dũng của nhân dân ta (Hoa lửa miền Nam, Ý nghĩa dọc đƣờng, Viên
kim cƣơng đầu giới tuyến…); giọng điệu bút ký sôi sục căm thù, thiết tha yêu
thƣơng khi ông viết Những ngày nổi giận; giọng điệu bút ký hân hoan, tƣơi
vui rạng rỡ khi ông viết Mùa xuân ủng hộ ta.
Hoàn cảnh chiến tranh, hiện thực chiến tranh vừa rất đỗi hào hùng, vừa
rất đỗi bi tráng tự bản thân nó đã tạo nên những bản anh hùng ca đầy khí thế.
Trong lúc này, giặc Mỹ điên cuồng lồng lộn bắn phá. Vậy mà khi đọc Những
ngày nổi giận của Chế Lan Viên, ngƣời đọc lại có cảm giác bình tĩnh thƣ thái
lạ lùng. Đó là cảm giác của những con ngƣời đang sẵn một niềm tin tƣởng
tuyệt đối: Chúng ta tất yếu sẽ chiến thắng.
Giờ của số Thành (1970-1976), là những trang bút ký đƣợc viết từ tâm
thế của con ngƣời nhìn thấy trƣớc chiến thắng và thực sự đƣợc hồ mình với
thắng lợi trọn vẹn của dân tộc. Trong 15 bài viết của tập bút ký, hình tƣợng
bao trùm là hình tƣợng Bác Hồ và hình tƣợng mùa xuân. Trong Tổ quốc đã
rằm, Những mùa xuân truy kích giặc, Bài học mùa xuân, Khi con đƣờng

24


mang danh hiệu của Ngƣời… Bác hiện lên là niềm tin, là hi vọng, là động lực
thôi thúc lên đƣờng. “Một bức ảnh Ngƣời – một cái tên Ngƣời cũng góp phần

làm nên thống nhất. Ngƣời cho chúng ta mƣợn danh hiệu mà thành công trong
chiến dịch, mƣợn tên tuổi Ngƣời mà hố thân cho cả một đơ thành…ở đâu, đi
đến đâu, thấy ảnh Ngƣời là ta rất an tâm. Biết rằng Tổ quốc đã tự do, thống
nhất”[85, tr. 479].
Nếu nhƣ Trên đỉnh Trƣờng Sơn – Trên đỉnh thời gian, Những mùa
xuân truy kích giặc, Bài học mùa xuân…đất nƣớc tự do thống nhất là niềm
tin, là hi vọng thì nay đã trở thành hiện thực. Từ mùa xuân trên đỉnh Trƣờng
Sơn, những mùa xn truy kích giặc, đến hơm nay, mùa xn đến “sóng đơi
cùng chiến thắng”, “nhân hậu”, “u thƣơng” “nâng sự sống và lịng chúng ta
lên hồn mỹ”[85, tr. 518]. Chế Lan Viên say sƣa với chiến thắng, niềm vui
lớn hiện hữu, ngập tràn khắp muôn nơi trên đất nƣớc này. Những bài bút ký
của Chế Lan Viên đã ghi lại chân thật và đẹp đẽ khoảnh khắc lịch sử thiêng
liêng ấy của đất nƣớc.
Cũng nhƣ thơ, những trang văn xuôi, bút ký của Chế Lan Viên đã thể
hiện sâu sắc những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sĩ. Từ cái tôi cô đơn,
bế tắc, siêu hình đến cái tơi hồn hậu, mê say chan hồ với cuộc sống và chiến
đấu của dân tộc, mỗi trang văn xuôi bút ký của Chế Lan Viên đều thấy sự tha
thiết, sự nặng lòng của ngƣời nghệ sỹ đối với cuộc đời.
1.1.3. Phê bình và tiểu luận
Hoạt động nghệ thuật trong ý thức của Chế Lan Viên là một hoạt động
đòi hỏi trách nhiệm lớn lao ở ngƣời nghệ sỹ. Nghiêm khắc với nghề và
nghiêm khắc với chính mình, mỗi trang viết của Chế Lan Viên là sản phẩm
của biết bao tìm tịi, nghiên cứu, suy ngẫm, trải nghiệm và chiêm nghiệm.
Yêu nghệ thuật nhƣ một lý tƣởng, Chế Lan Viên sáng tác nghệ thuật với một
hệ thống quan niệm chặt chẽ. Hệ thống quan niệm ấy đƣợc thể hiện qua thơ,

25



×