Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên với sự phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.88 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG ANH

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số
: 60.22.80

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS.Dƣơng Văn Thịnh

HÀ NỘI - 2006

1


Mục lục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .. ...................... 8
1.1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế .. .................................................... 8
1.2. Môi trường và bảo vệ môi trường ................................................................ 16


1.3. Phát triển bền vững ...................................................................................... 29
1.4. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường tự nhiên vì sự
phát triển bền vững .............................................................................................. 37
CHƢƠNG 2: KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................ 48
2.1. Thực trạng quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay........................................................................................................................ 48
2.2. Một số giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự
nhiên nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay…….. ............................................................................................................. 83

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ….. ..................................................... 98

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào những năm đầu của Thế kỷ 21, với niềm
khát vọng sống trong hồ bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển. Trong
xu hướng quốc tế hoá và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
đang đưa loài người tới những bước tiến to lớn của sự phát triển xã hội.
Song tất cả những gì đã được lồi người xem là thành tựu lại đang có
những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường tự nhiên, đe doạ tới
sự sống của toàn nhân loại. Hiện tượng trái đất đang nóng lên khơng bình
thường làm cho thiên tai tăng đột biến và mực nước biển dâng cao; lỗ thủng
tầng ôzôn ngày một lớn làm giảm khả năng bảo vệ sự sống của khí quyển;

ơ nhiễm mơi trường gia tăng làm cho chất lượng cuộc sống bị xuống cấp;
đa dạng sinh học suy giảm làm cho sự sống ngày càng bị đơn điệu, sự thay
đổi khí hậu bất thường, suy thoái đất canh tác, nạn phá rừng,... đang thực
sự là những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm
đầu của thế kỷ 21 này loài người đang chứng kiến ngày một rõ ràng hơn
những hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm mơi trường sống. Thảm hoạ
sóng thần, bão biển, lũ lụt, động đất, cháy rừng, lũ quét,… xảy ra khắp nơi
trên trái đất đã gây nên những “phản ứng dây chuyền” trong nhịp sống của
nhân loại.
Như chúng ta đã biết, tài ngun và mơi trường có vị trí đặc biệt
quan trọng đối với con người cũng như sự phát triển của xã hội nói chung.
Hằng ngày con người sử dụng khơng khí, nước, thực phẩm để tồn tại và sử
dụng các nguồn tài nguyên và môi trường để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, của môi trường đều tác động trực tiếp
đến con người, do đó bất kỳ sự đe doạ nào đối với thiên nhiên, mơi trường
cũng chính là sự đe doạ đối với sự tồn tại của con người. Vì vậy, bảo vệ

3


môi trường đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam cũng
như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Phát triển kinh tế nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng
trở nên thịnh vượng hơn đó là một nhu cầu tất yếu của nhân loại, nhưng
nếu chỉ vì những lợi ích trước mắt mà bỏ qua những tác động tiêu cực do
các hoạt động của con người lên mơi trường thì sự phát triển đó sẽ chỉ là sự
phát triển có tính chất “vay mượn” và khơng bền vững. Đã đến lúc loài
người cần phải tiếp cận quan điểm phát triển từ góc độ mơi trường, xem
đây là vấn đề sống còn và đòi hỏi phải đi tìm ngun nhân sâu xa của nó:
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo

vệ môi trường trong sự phát triển bền vững của xã hội. Điều đó hơn một lần
nữa địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại những giá trị triết học nhân văn mà
các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên - mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ mơi trường. Vì thế, trong nhiều năm gần đây các nhà nghiên cứu, các
nhà khoa học, các nhà lý luận Việt Nam cũng như thế giới đang cố gắng
đưa ra những giải pháp tích cực nhằm phát triển kinh tế nhưng không làm
tổn hại đến mơi trường tự nhiên. Đó chính là sự phát triển bền vững, mục
tiêu hướng tới của loài người tiến bộ - một kiểu phát triển dựa trên sự tăng
trưởng về kinh tế, sự tiến bộ về xã hội và sự trong sạch của môi trường tự
nhiên.
Ở nước ta, bước vào thời kỳ đổi mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta
bắt đầu bước vào tiến trình hội nhập quốc tế, thì những vấn đề về tài
nguyên và môi trường đang thực sự là những vấn đề thách thức đối với quá
trình phát triển của đất nước. Những con số thống kê gần đây đã cho thấy
một bức tranh rất đáng lo ngại về tình trạng suy thối tài ngun và mơi
trường trên phạm vi cả nước. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong xu
thế bền vững, tiến bộ xã hội phải luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. Điều

4


đó địi hỏi chúng ta phải nhận thức lại một cách đúng đắn và sâu sắc tư
tưởng về mối quan hệ biện chứng ba chiều tự nhiên - con người - xã hội.
Để góp phần lý giải thêm về tư tưởng này của triết học Mácxít cũng như
mong muốn đề ra được những phương sách thích hợp nhằm bảo vệ môi
trường sống, chúng tôi chọn đề tài “QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” làm đề tài luận văn của

mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cách đây hơn 150 năm C.Mác đã cảnh báo chúng ta rất rõ ràng về
tác hại của sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá. Điều đó giờ
đây khơng cịn là vấn đề bàn cãi nữa vì nó đã q rõ ràng. Hệ thống tự
nhiên - con người - xã hội đang bị phá vỡ và kết quả là hàng loạt các đảo
lộn trong quá trình tự nhiên đang xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống và sinh hoạt của xã hội loài người.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, ảnh hưởng của môi trường
tự nhiên đến sự phát triển của xã hội được đề cập đến rất nhiều trong các
tác phẩm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác, đặc biệt là tác phẩm
“Biện chứng của tự nhiên” do Ph.Ăngghen viết chủ yếu từ 1873 đến 1883.
Trong tác phẩm này ông đã nhấn mạnh rằng: Ảnh hưởng của hệ thống các
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa xã hội và môi trường sống
được biểu hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong mỗi
phương thức sản xuất nhất định. Phát triển là một nhu cầu tất yếu trong q
trình sinh tồn của lồi người, tuy nhiên phát triển nếu không gắn với bảo vệ
sự cân bằng sinh thái thì lồi người sẽ khơng tránh khỏi những nguy cơ đe
doạ tới sự tồn tại của mình.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 60 trở lại
đây cùng với việc gia tăng dân số, sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật và công nghệ đã làm tăng khả năng chinh phục thiên nhiên của con

5


người một cách mạnh mẽ thì sự suy thối của mơi trường tự nhiên ngày
càng bộc lộ gay gắt. Vì thế mà đã bắt đầu xuất hiện những tính tốn, những
cơng trình nghiên cứu đề cập đến sự xuống cấp của môi trường và sự cần
thiết phải bảo vệ cái nôi của sự sống.

Trên thế giới, từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX. Những người
theo trường phái Man-tuýt mới đã dự báo trước về một hành tinh không thể
sinh sống do mở rộng quy mô công nghiệp và sự bùng nổ dân số ở các
nước đang phát triển. Các cuốn sách “Mùa xuân im lặng” (1962), “Bùng nổ
dân số” (1970), và “Giới hạn tăng trưởng” (1972), đã nhấn mạnh các viễn
cảnh ngày tận thế do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự gia tăng dân số
và ô nhiễm môi trường, gây ra sự lo âu của cơng chúng ở các nước cơng
nghiệp nói chung. Tiếp đến là Hội nghị Môi trường thế giới lần đầu tiên
được tổ chức năm 1972 tại Stốckhôml - Thụy Điển và sự ra đời của chương
trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP), Uỷ ban Môi trường và Phát triển
thế giới (WCEP) là những mốc quan trọng, thể hiện sự quan tâm của nhân
loại tới vấn đề bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu về vấn đề này đã có một q
trình lịch sử lâu dài. Đó là những cơng trình nghiên cứu điều tra khảo sát về
địa lý, địa chất, sinh học, y, dược, kinh tế, xã hội ở nước ta của Chu Văn
An, Tuệ Tĩnh từ thế kỷ XIV, Lê Quý Đơn, Hải Thượng Lãn Ơng từ thế kỷ
XVIII. Đặc biệt Luật “Bảo vệ mơi trường” đã có từ cách đây 523 năm. Đó
là vào năm 1483, vua Lê Thánh Tơng đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào
luật pháp Nhà nước. Luật Hồng Đức gồm 13 chương với 722 điều, trong đó
có nhiều điều nói về vấn đề bảo vệ môi trường như: Điều 555 về bảo vệ
động vật hoang dã; Điều 610 về bảo vệ phòng cháy chữa cháy; Điều 635 về
giữ gìn vệ sinh mơi trường. Từ sau thời kỳ đổi mới, mối quan hệ giữa tự
nhiên và con người, những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sự phát
triển của xã hội đã được đề cập đến nhiều trong các ấn phẩm, sách báo và
tạp chí. Các cơng trình nghiên cứu này đã nói lên tính cấp bách cũng như

6


sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên

một cách hợp lý. Các tác giả, Thao Lâm: “Định hướng xây dựng một nền
văn hố mơi trường” (1997); Trần Kim Thanh và Lê Q Xăng: “Nước
biển dâng lên trong thế kỷ XXI, một thiên tai khủng khiếp có dự báo trước”
(1997); Phạm Song: “Thực hiện vệ sinh môi trường để nâng cao chất lượng
cuộc sống và phát triển bền vững” (1997); Phạm Thị Ngọc Trầm: “Những
tư tưởng cơ bản của Mác - Ăngghen - Lênin về mối quan hệ giữa con
người, xã hội và tự nhiên” (1992); Phạm Thành Dung: “Hãy cứu lấy trái
đất” (1997);… đã vạch ra cho chúng ta thấy hiện trạng nguy kịch của môi
trường tự nhiên, nguyên nhân dẫn đến suy thối mơi trường và tương lai
của hành tinh chúng ta. Gần đây, các tác giả Lê Quý An, Lê Thạc Cán,
Phạm Thị Ngọc Trầm, Nguyễn Trọng Chuẩn, Võ Quý, Chu Thái Thành,
Trần Đình Châu, Lê Huy Bá, Phạm Khơi Ngun... đã có nhiều cơng trình
bàn tới các vấn đề: Môi trường sống và khai thác tài nguyên thiên nhiên;
Một số vấn đề sinh thái nhân văn; Ảnh hưởng của các cơng trình xây dựng
tới vùng sinh thái xung quanh các phương án bảo vệ môi trường; Bảo vệ
rừng; Quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và
những điều kiện cần thiết để có một mơi trường phát triển bền vững...
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Mơi trường và Phát
triển như đã nêu trên, song dưới góc độ triết học thì vấn đề này chưa thực
sự nhiều lắm. Đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ mơi trường vì sự phát triển bền vững ở một mức độ nào đó đã chưa
thưc sự được quan tâm đầy đủ. Trong tiến trình hội nhập quốc tế và những
tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, để thực hiện thắng lợi q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì việc phát triển kinh tế phải
gắn liền với việc bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đảm bảo một sự phát
triển bền vững đang là một vấn đề đặt ra. Do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn
nghiên cứu vấn đề này với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải
cơ sở lý luận và thực tiễn, những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết

7



hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên
cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ mơi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp tốt hơn giữa tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ mơi trường vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
- Trên lập trường triết học Mácxít, luận văn nghiên cứu mối quan hệ
biện chứng giữa con người và tự nhiên - cơ sở triết học cho sự phát triển
bền vững của xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng việc giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường tự nhiên với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
hiện nay .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ biện
chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phép biện chứng duy vật, những nguyên lý của triết học Mác-Lênin
về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; những thành tựu của khoa học
công nghệ cùng những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng
trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là cơ sở phương
pháp luận quan trọng cho việc giải quyết những nhiệm vụ của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn là kết hợp
giữa lơgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội.

8


- Phạm vi nghiên cứu là khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường tự nhiên với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
- Lý giải mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trên cơ sở triết học
Mác xít.
- Chỉ ra một số thực trạng của môi trường ở Việt Nam hiện nay;
nguyên nhân sâu xa của những thực trạng đó. Đề xuất một số giải pháp để
tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Góp phần làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững.
- Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
với sự phát triển bền vững; luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
8. Cấu trúc của luận văn
- Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 2 chương với 6
tiết và danh mục tài liệu tham khảo.

9


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế
1.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là khái niệm diễn tả động thái kinh tế phát triển
được quan niệm là “sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định” [80,15], thường là mức tăng GDP
- GNP. (GDP - Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước; GNP
- Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia bao gồm sản phẩm
trong nước và vốn đầu tư hợp tác của nước ngoài). Đây là cách hiểu phù
hợp với xuất xứ của thuật ngữ này dùng để so sánh trình độ phát triển kinh
tế giữa các quốc gia với nhau.
Thuật ngữ tăng trưởng kinh tế hiện đại của các nước công nghiệp
được Simon Kuznets sử dụng để phân biệt thời đại kinh tế tiền công
nghiệp, thời đại kinh tế của chủ nghĩa phong kiến. Khi dùng thuật ngữ tăng
trưởng kinh tế hiện đại, Kuznets muốn nói đến thời đại kinh tế phát triển.
Như vậy có thể coi tăng trưởng kinh tế là “sự tăng lên của sản lượng
hàng hoá và dịch vụ trong một nước do sự tăng thêm của thu nhập quốc
dân và sản phẩm bình quân đầu người” [74,174]. Có thể nói, cho đến nay
có rất nhiều lý thuyết về sự tăng trưởng kinh tế, với mục đích là xác định
những yếu tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và vai trò
của mỗi yếu tố đó. Từ Davit Ricardo, Alfred Marshall, cho đến Karl Marx
đều cho rằng sự tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi các yếu tố: nguồn
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ.
Ngay từ thế kỷ XVIII, nhà kinh tế học cổ điển Anh, Adam Smith đã
nhận ra rằng: yếu tố để sản xuất ra của cải vật chất là lao động và tài
nguyên. Lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây dân số lồi
người cịn ít, tài ngun thiên nhiên chưa thực sự khan hiếm và sản xuất

10



nơng nghiệp đang là chủ yếu thì yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế
chính là lao động. Ngày nay, mặc dù trình độ phát triển đã khác rất nhiều so
với thế kỷ XVIII nhưng nguồn nhân lực vẫn là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nguồn nhân lực
trong điều kiện ngày nay khơng chỉ nói đến số lượng mà cịn nói đến cả
chất lượng. Chất lượng nguồn nhân lực khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ
giáo dục, sức khoẻ, mà còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng những
công cụ, trang thiết bị sản xuất cho người lao động. Như vậy, quy mô
nguồn nhân lực, độ dài thời gian lao động và chất lượng nguồn nhân lực là
một trong những yếu tố quyết định sản lượng và năng suất lao động.
Đất đai, khống sản, nước, khí hậu... cũng được xem là một trong
những nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Do đó những quốc gia
giàu có tài nguyên thiên nhiên sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, chiến
lược khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ việc
tăng trưởng và phát triển kinh tế khơng cịn được xem là giải pháp tối ưu
nữa. Trái lại, dùng một phần vốn và lao động vào việc tập trung nghiên
cứu, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào qúa trình sản xuất để tạo ra những
loại vật liệu mới thay thế cho những loại tài nguyên khan hiếm, không tái
tạo được đang là xu thế hướng tới nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển. Có
nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sử dụng
có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một lượng giá trị gia tăng so
với chi phí các đầu vào khác để tạo ra chúng.
Vốn sản xuất được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất hiện tại
cùng với các yếu tố sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm hàng hố. Nó bao
gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho, và cơ sở hạ tầng
kỹ thuật... Quá trình sản xuất, là q trình tiêu hao dần vốn hay cịn gọi là

khấu hao. Vì thế, tỷ lệ tích luỹ trước hết là để bù đắp lại phần vốn đã bị hao

11


mòn và phần còn lại là để tái sản xuất mở rộng. Đó chính là cơ sở cho tăng
trưởng nhanh. Ở nhiều nước đang phát triển đã mạnh dạn vay vốn nước
ngồi để tiến hành cơng nghiệp hố nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo
nàn lạc hậu. Tuy nhiên, mức độ thành công lại phụ thuộc rất lớn vào khả
năng kết hợp vay vốn với các nguồn lực khác cũng như chiến lược sử dụng
vốn vay.
Hiện nay, việc áp dụng cơng nghệ mới vào q trình sản xuất đã giúp
nhiều quốc gia nhanh chóng mở rộng quy mơ sản xuất, hạ thấp chi phí lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và
giúp con người khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên
vốn khan hiếm. Thành tựu đạt được của các nước NIC s (các nước công
nghiệp mới) trong những thập niên gần đây là một ví dụ điển hình nhất.
Những kỹ thuật và công nghệ mới ra đời là do sự tích luỹ kinh nghiệm
trong lịch sử và đặc biệt là được tạo ra từ những tri thức mới - những phát
minh, đem áp dụng vào các quy trình sản xuất hiện đại. Sự chuyển nhượng
và ứng dụng những phát minh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản
xuất rõ ràng là một lợi thế của các quốc gia, các nước kém phát triển. Trong
thế kỷ XXI, yếu tố quyết định sự thành công về phát triển kinh tế là vấn đề
công nghệ, đối với các nước đang phát triển địi hỏi phải đổi mới cơng
nghệ, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Vấn đề học hỏi,
nghiên cứu và lựa chọn cơng nghệ thích hợp có ý nghĩa quyết định đến sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cũng cần phải thấy rằng yếu tố cơng nghệ
cịn bao gồm cả những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như về vấn đề
quản lý. Vì vậy, vai trị lãnh đạo và điều hành của chính phủ trong nền kinh
tế quốc dân là hết sức quan trọng.

Ngồi những nhân tố trên cịn có một số yếu tố ảnh ưởng đến việc
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế như: đặc điểm truyền thống
dân tộc, sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện,
hệ thống ngân hàng và tài chính hoạt động một cách có hiệu quả.

12


Những yếu tố trên đây được coi là nguồn lực chủ yếu quyết định
mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, nó được xem là những yếu tố sản xuất
đầu vào của quá trình sản xuất. Khi gia tăng các đầu vào thì sản lượng đầu
ra chủ yếu sẽ tăng lên. Mức tăng trưởng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
mức tăng các đầu vào. Vì vậy việc đo lường mức tăng trưởng các đầu vào
(vốn, lao động...) để tính tốn các đầu ra (sản lượng...) thể hiện bằng việc
xây dựng các mơ hình tăng trưởng là hướng cố gắng của nhiều nhà kinh tế
trên thế giới.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ và quy mô. Sự
tăng trưởng kinh tế được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai
đoạn nhất định cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản
lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
được tính bằng tỷ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của hai thời
kỳ. Quy mô tăng trưởng được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ
tăng trưởng được biểu hiện bằng số lượng tương đối. Quy mô của thời kỳ
sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Tuy
nhiên trong một số trường hợp khơng phải tốc độ tăng trưởng kinh tế càng
nhanh thì càng tốt.
1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển (Devolopment) là một trong những thuộc tính phổ biến của
vật chất và ý thức. Bất kỳ sự phát triển nào cũng diễn ra trong một khoảng
thời gian và không gian xác định. Vì vậy, thời gian và khơng gian chính là

những dấu hiệu cơ bản, dấu hiệu tính định hướng của sự phát triển. Khái
niệm phát triển xuất hiện đã khá lâu, ngay từ thời Hy lạp cổ đại. Tuy nhiên
người Hy Lạp cổ đại quan niệm sự phát triển chỉ đơn giản là sự biến đổi, là
sự lặp lại mang tính tuần hồn. Cùng với sự phát triển của khoa học thực
nghiệm từ thế kỷ XVI trở đi, tư tưởng phát triển mới được khẳng định một
cách vững chắc trong khoa học tự nhiên và dần dần trở thành đối tượng
nghiên cứu của triết học. Triết học cổ điển Đức đặc biệt là triết học Hêghen

13


đã có những nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề phát triển. Mặc dù
được trình bày dưới hình thức duy tâm nhưng Hêghen đã chỉ ra tính tổng
hợp của nguyên lý, cơ chế và nguồn gốc của sự phát sinh, phát triển là sự
đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ của nhân loại,
triết học Mác xem phát triển như là nguyên lý phổ biến và là nguyên tắc
nhận thức quan trọng trong việc giải thích tự nhiên, xã hội và tư duy của
con người.
Như vậy, phát triển là sự biến đổi không thuận nghịch về mặt chất
lượng, có hướng, có tính quy luật của các khách thể vật chất và tư tưởng.
Theo nghĩa chung nhất “phát triển là quá trình vận động từ thấp (đơn giản)
đến cao (phức tạp) mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất và cái mới
ra đời” [84,433].
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội “phát triển” thường được hiểu là “tạo
điều kiện cho con người bất kỳ ở đâu cũng có cuộc sống đầy đủ, lành mạnh
và lâu dài”[80,14]. Sự phát triển trong đời sống xã hội không diễn ra một
cách đơn giản thẳng tắp như trong các quan niệm về phát triển của chủ
nghĩa thực chứng mà là kết quả của sự tác động biện chứng phức tạp của
nhiều quá trình khác nhau, trong đó hoạt động có mục đích của con người

dựa trên việc nhận thức các quy luật khách quan của lịch sử có vai trị quan
trọng nhất. Cũng khơng nên hiểu cơ chế phát triển một cách phiến diện,
trừu tượng bởi phát triển luôn diễn ra trong sự tác động qua lại biện chứng
giữa các q trình có khuynh hướng khác nhau: sự phát triển theo hướng
tiến bộ gắn liền với thối bộ.
Đối với mỗi xã hội, nói tới phát triển là nói tới sự vận động đi lên, sự
biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp của những lĩnh vực cơ bản của đời sống
xã hội, bao gồm sự tổng hợp của các nhân tố: tăng trưởng kinh tế, thu nhập
quốc dân tính theo đầu người tăng liên tục, mức sống của đa số dân cư
được cải thiện và tăng trưởng kinh tế không làm nảy sinh các vấn đề xã hội.

14


Do đó, đối với mỗi xã hội “phát triển” chính là “tăng cường khả năng làm
thoả mãn các nhu cầu của con người và cải thiện mức sống của con người”
[38,224].
Phát triển là một hiện tượng tập hợp đầy đủ các mặt xã hội, văn hố,
mơi trường, khoa học kỹ thuật, kinh tế. Điểm dừng chân cuối cùng của phát
triển chính là xã hội lồi người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự phát triển. Vì thế mục tiêu của sự phát triển là không ngừng cải thiện
chất lượng cuộc sống vật chất, văn hóa tinh thần của con người.
Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của sự phát triển
nói chung, nhưng phát triển kinh tế khơng phải là mục đích tự thân, trái lại
phát triển kinh tế phải được thúc đẩy để phục vụ, nhằm đạt được các mục
tiêu chung của sự phát triển.
Phát triển kinh tế có thể hiểu “là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến)
về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm
cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội” [80,15]:

- Phát triển kinh tế bao gồm cả sự tăng thêm về khối lượng của cải
vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã
hội.
- Tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội
là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng
và chất.
- Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của quá trình
vận động khách quan, còn mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra thể hiện
sự tiếp cận tới các kết quả đó.
1.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm chỉ hai
hiện tượng kinh tế khác nhau nhưng có quan hệ với nhau.

15


Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế đều nói lên sự chuyển dịch
năng động, vượt khỏi trạng thái trì trệ, dẫm chân tại chỗ, nhưng khác nhau
là một bên nói lên sự chuyển dịch về số lượng cịn một bên nói lên tính
định hướng, chất lượng của sự chuyển dịch đó.
Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về số lượng, các kích thước vật
chất của nền kinh tế còn phát triển kinh tế là sự thay đổi về chất lượng của
nền kinh tế để tiến tới trạng thái xã hội đầy đủ hơn, có hiệu quả hơn và tốt
đẹp hơn.
Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để đạt tới sự phát
triển, nhưng bản thân nó là một đại lượng rất khơng hồn hảo của sự tiến
bộ. Tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy phát triển xã hội nhưng tự nó
khơng dẫn đến sự tiến bộ xã hội. Bởi vì, khi nói đến sự tiến bộ xã hội, có
nghĩa là chúng ta đề cập đến mặt chất lượng của phát triển xã hội, mà điều
này lại phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào quan niệm giá trị và hệ thống giá

trị của xã hội đó. Mục tiêu của phát triển phải bao gồm cả những mục tiêu
xã hội. Đó là xố đói giảm nghèo, thoả mãn nhu cầu cơ bản của nhân dân,
thực hiện cơng bằng xã hội, đồn kết trong cộng đồng và nâng cao phẩm
giá con người. Một nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng cao, nhưng nếu nó lấy
lợi nhuận làm mục tiêu cuối cùng và duy nhất, mà xem nhẹ yếu tố xã hội,
huỷ hoại môi trường sống thì khơng thể xem đó là sự tăng trưởng mang
tính tích cực và tiến bộ. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã có quan
điểm tiến bộ trong việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng và
phát triển, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, gắn các
chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu phát triển xã hội, coi tăng
trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để phát triển xã hội trên cơ sở giải quyết tốt
các vấn đề sinh thái. Điển hình là các quốc gia Ôxtrâylia, Hà Lan, Thụy
Điển, Na Uy, Thụy Sỹ…
Trong một nền kinh tế quốc dân, sự tăng trưởng chung thể hiện ở tốc
độ tăng GNP và tốc độ tăng GDP, mà cả GNP, GDP lại phụ thuộc vào tốc

16


độ tăng giá trị sản lượng thuần tuý của các ngành kinh tế. Nhưng tốc độ
tăng trưởng của các ngành lại khác nhau theo những quy luật nhất định. Vì
thế trong từng thời kỳ, nếu không bảo đảm được các mối quan hệ có tính
quy luật giữa các ngành, thì sẽ gây rối loạn trong nền kinh tế, hạn chế sự
phát triển chung của nền kinh tế.
Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế rộng hơn khái niệm tăng
trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề
xã hội và không thể có sự phát triển kinh tế thuần tuý tách khỏi các vấn đề
xã hội. Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng
kinh tế, mặc dù rất quan trọng nhưng chỉ mới là điều kiện cần của phát triển
kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình tăng trưởng

kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tăng
trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Ngày nay, sự phát triển xã hội khơng chỉ do một mình yếu tố kinh tế
quyết định, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Bởi vậy mà lý
thuyết phát triển hiện đại bao gồm các yếu tố từ chính trị, kinh tế, tâm lý
đến xã hội, văn hoá, sinh thái, mà trong đó văn hố ngày càng trở thành
mục tiêu, động lực đối với sự phát triển. Quan điểm tiến bộ nhìn nhận sự
phát triển của một đất nước không chỉ đơn thuần ở mặt tăng trưởng kinh tế,
ở mức thu nhập bình quân cao về GDP hay GNP tính theo đầu người, mà
chú ý nhiều hơn đến các chỉ tiêu phát triển xã hội. Một quốc gia được coi là
phát triển tốt đẹp, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, quốc gia đó cịn phải đạt
được các chỉ số chung về mặt xã hội. Do đó, sự phát triển kinh tế của một
đất nước thực chất là phát triển con người. Quan điểm phát triển vì con
người là quan điểm phát triển bắt nguồn từ văn hoá và hướng tới văn hố.
Ở đó khơng lấy phát triển kinh tế làm mục đích đơn thuần, mà là làm sao
bảo đảm tính cộng đồng để mọi người đều được hưởng lợi ích một cách
cơng bằng.
1.2. Mơi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng

17


1.2.1. Khái niệm môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm mơi trường
(Environment). Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu mà khái niệm
“môi trường” được phân tách thành các khái niệm hẹp như “môi trường tự
nhiên”, “môi trường xã hội”, “môi trường nhân tạo”, “môi trường kinh tế
xã hội”… Hoặc khái niệm mơi trường cịn được mở rộng dần tuỳ thuộc vào
sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá và xã hội của mọi quốc gia, dân tộc
trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Trong cuốn “Địa lý hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành
tinh của chúng ta, Magnard, 1980” đã định nghĩa: Môi trường là tổng hợp ở một thời điểm nhất định, các trạng huống vật lí, hố học, sinh học và các
yếu tố xã hội có khả năng gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức
thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của
con người [52,323].
Trong cuốn “Môi trường và tài nguyên Việt Nam” các tác giả quan
niệm “Môi trường tự nhiên” bao gồm “các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên
tồn tại, vận động và phát triển gắn bó hữu cơ trong một cơ thể thống nhất,
có ảnh ưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, xấu hoặc tốt đến con người; và chính
con người cũng là một yếu tố mơi trường quan trọng tác động tới q trình
vận động và phát triển của chủ thể của nó” [69,7]. Đỗ Thị Ngọc Lan trong
cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người” cho rằng:
“Môi trường tự nhiên là một tổng hồ những yếu tố tự nhiên vơ cơ và hữu
cơ, có ý nghĩa sống cịn đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật”
[51,20]. Tuy cách định nghĩa có khác nhau nhưng các tác giả đều đã khẳng
định môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự
nhiên, các tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã
hội. Trong môi trường tự nhiên, giữa các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự
nhiên, các tài nguyên thiên nhiên thường xuyên có sự tác động qua lại với
nhau và có những ảnh ưởng nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của

18


mọi sinh vật. Nếu một yếu tố nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các
yếu tố khác.
Trong tun ngơn của UNESCO năm 1981 thì mơi trường được hiểu
là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung
quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã
khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc tài nguyên nhân tạo nhằm thoả

mãn các nhu cầu của con người.
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” cho rằng: Mơi
trường là “tồn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại phát triển, trong quan hệ với con người, với
sinh vật ấy” [60,635]. “Luật Bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội Nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh ưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật” [52,8].
Từ nhiều định nghĩa, ta có thể hiểu một cách khái quát: Môi trường
gồm tất cả các yếu tố vô cơ và hữu cơ có tác động đến đời sống của con
người, mặt khác môi trường là nơi thu nhận và chịu sự tác động của các
hoạt động của con người.
Liên quan đến khái niệm này là khái niệm Môi trường nhân tạo, Môi
trường xã hội và Môi trường kinh tế xã hội. Có thể hiểu mơi trường nhân
tạo là hệ thống môi trường do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên
tạo ra. “Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã
hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người” [30,15]. Môi
trường xã hội được hiểu là môi trường bao gồm các mối quan hệ giữa
người và người với nhau. Môi trường kinh tế xã hội bao gồm chế độ xã hội,
dân số, phân bố lao động, công ăn việc làm, thị trường, giá cả, giáo dục, y
tế chăm sóc sức khoẻ… [xem 53,324].

19


Tựu trung lại, Môi trường là tổng hợp các điều kiện cư trú về tự
nhiên và sinh thái của con người, của một hay nhiều loài động vật, thực vật
hoặc vi sinh vật. Nói cách khác, Mơi trường là tập hợp tất cả các thành
phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và

phát triển của mỗi sinh vật. Như vậy có thể hiểu:
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người
Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã
hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Bất cứ một vật thể nào, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến
trong một môi trường nhất định. Đối với các cơ thể sống thì mơi trường là
tổng hợp những điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát
triển của chúng. Đối với con người thì mơi trường sống của con người là
tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con
người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân, từng
cộng đồng và toàn bộ loài người trrên hành tinh.
Có thể nói, các định nghĩa mơi trường nêu trên tuy có khác nhau về
quy mơ, giới hạn, thành phần… nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống
của môi trường và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Dưới ánh sáng
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, môi trường cần được
hiểu như là một hệ thống bởi nó mang đầy đủ những đặc trưng của hệ
thống: Tính chỉnh thể, tính cấu trúc phức tạp, tính động, tính mở và khả
năng tự tổ chức và điều chỉnh [75,9-11].
Trước hết hệ thống môi trường luôn có tính chỉnh thể rõ rệt. Nó như
một tấm lưới sinh mệnh được dệt nên bởi các bộ phận có liên quan hữu cơ
với nhau. Mỗi khi ở một mắt lưới nào đó gặp phải vấn đề thì đều gây ra
những ảnh ưởng nghiêm trọng tới mạng lưới - toàn thể hệ thống môi
trường. Bởi vậy, giải quyết vấn đề môi trường không chỉ là trách nhiệm của

20


một cá nhân hay một quốc gia mà phải là cơng việc của tồn thể xã hội,
tồn thể nhân loại - Vì sự tồn tại của lồi người nói chung.

Tính cấu trúc phức tạp thể hiện ở hệ thống môi trường bao gồm
nhiều thành phần hợp thành. Các thành phần đó có bản chất khác nhau (tự
nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau,
đôi khi đối lập nhau..
Môi trường dù với quy mô lớn, nhỏ hay như thế nào, cũng đều là một
hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục chảy
trong không gian và thời gian, Vì thế các vấn đề mơi trường dù mang tính
cục bộ hay tính tồn diện cũng đều cần được giải quyết bằng nỗ lực của
toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác của các quốc gia, các khu vực trên thế
giới vì lợi ích của cả thế hệ hơm nay và mai sau.
Hệ thống môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn là hệ thống
động, luôn thay đổi trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các
thành phần cơ cấu và trong từng thành phần cơ cấu. Chúng luôn nằm trong
trạng thái phát sinh và tiêu vong theo một q trình : phơi thai, hình thành,
phát triển, trưởng thành rồi đến suy thối, tiêu vong. Mọi hệ thống đều ở
trong vịng có sinh, có diệt. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ thống cũng
đều làm cho nó lệch khỏi hệ thống cân bằng trước đó và hệ thống này lại có
xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động
và phát triển của hệ thống mơi trường
Mơi trường có khả năng tự tổ chức và điều chỉnh. Tự tổ chức là quá
trình vận động của hệ thống vật chất trong giới tự nhiên tiến tới có tổ chức,
có trật tự và hệ thống hóa một cách tự chủ hoặc tự phát. Trong hệ thống
môi trường có các thành phần cơ cấu là vật chất sống hoặc là các sản phẩm
của chúng. Các thành phần này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của
mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngồi theo quy
luật tiến hố.

21



Môi trường được hiểu trong luận văn chủ yếu nhấn mạnh khái niệm
môi trường tự nhiên song vẫn là khái niệm môi trường chung nhất để chỉ
mọi thứ bao quanh con người và xã hội.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang được xem là một trong những vấn
đề có tính tồn cầu bởi sự ơ nhiễm của nó đã lên tới mức báo động. Ơ
nhiễm mơi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Chất
thải tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu được phân làm 3
loại: Chất thải dạng rắn, chất thải dạng lỏng và chất thải dạng khí. Như vậy,
“Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh ưởng xấu đến con người và
sinh vật” [52,9].
Liên quan đến khái niệm ơ nhiễm mơi trường là khái niệm suy thối
mơi trường, sự cố môi trường. Theo Luật bảo vệ môi trường của nước ta
thì: Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong qúa trình hoạt động
của con người hoặc thay đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng [xem 52].
Mơi trường và sản xuất có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi
trường vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Các nguồn tài nguyên
thiên nhiên là yếu tố quan trọng của sản xuất. Ngược lại, tốc độ phát triển
của sản xuất lại một phần phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Sản xuất xã hội vừa có mặt sử dụng, tái tạo vừa có mặt tàn phá mơi
trường và đến lượt nó, mơi trường cũng vừa là nguồn tài sản thiên nhiên
quý giá, vừa là mối hiểm nguy do thiên tai gây ra cho con người. Bởi vậy
nếu con người lãng phí tài nguyên, sử dụng một cách quá mức, khiến cho
tài ngun khơng cịn khả năng phục hồi, hoặc nếu con người không hiểu


22


được các quy luật vận động của tự nhiên thì sẽ phải gánh chịu những hậu
quả nặng nề do tự nhiên trả thù.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của các quá trình sản xuất, đặc biệt là
việc sản xuất chạy theo lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất dựa
trên trình độ của cơng nghệ hiện đại đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và làm ô nhiễm môi trường sống của trái đất. Sản xuất xã hội
với nền cơng nghiệp hiện đại nhưng chưa hồn chỉnh đã gây ra sự tàn phá
môi trường nghiêm trọng. Khí cacbonic do cơng nghiệp, giao thơng vận
tải... sử dụng các loại nhiên liệu cổ sinh học (than đá, dầu hoả...) tạo ra đã
thải vào khí quyển cùng với nạn phá rừng đã làm tăng nhiệt độ khí quyển,
và làm cho mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt và rối loạn mơi trường.
Khí cácbonic đã tăng từ 316 lên 346 tính theo mỗi triệu từ 1960 đến 1985.
Nó đã đạt mức đậm đặc đủ để phá khí hậu thế giới bằng một hậu quả của
sự nén ép [66,65]. Và, đến năm 2030 thì tỉ lệ khí các boníc sẽ tăng gấp đôi
so với thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng vào năm 1830) và lúc ấy, theo dự
báo nhiệt độ sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ, băng ở địa cực lúc đó sẽ tan ra, nâng
mực nước biển từ 20cm đến 1m40 [66,67]. Khí cacbonic, protoxtin,
cloruacacbua do cơng nghiệp chất dẻo và việc sử dụng các dàn nén khí lạnh
sinh ra đã làm suy giảm lượng ôzôn, tăng tia cực tím là nguyên nhân gây
ung thư da và tổn hại đến sự sinh trưởng của cây cối trên mặt đất. Các hỗn
hợp chứa khí lưu huỳnh từ các ngành cơng nghiệp thải vào khí quyển tạo
thành các trận mưa axít. Các chất phóng xạ từ những vụ nổ hạt nhân, các
khí độc, cặn bã, chất thải từ nhà máy điện nguyên tử, nhà máy lọc dầu hoá
chất, luyện kim đen và màu, các nhà máy nhiệt điện, xi măng... làm ơ
nhiễm nghiêm trọng đất đai, khí hậu, nguồn nước. Sự bùng nổ dân số, q
trình đơ thị hố tràn lan làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Chiến
tranh tàn phá nghiêm trọng môi trường sống do thử nghiệm, nghiên cứu,

sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hố học, vũ khí vi trùng gây hậu
quả lâu dài cho cuộc sống con người. Vì vậy, vấn đề môi trường sống hiện

23


nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thơng thường mà đã trở thành
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội tồn cầu. Bảo vệ mơi trường đang trở thành
yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc và mọi quốc
gia trên thế giới.
1.2.2. Khái niệm bảo vệ môi trƣờng
Hội nghị quốc tế lần đầu tiên về Môi trường - Hội nghị Liên hợp
quốc về Môi trường và Con người tại Stốckhôml - 1972 đã tuyên bố : Bảo
vệ và cải thiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có ảnh ưởng tới
phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới [12,18].
Sau 20 năm Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển Riô - 92
tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Nguyên tắc
thứ tư trong những nguyên tắc về quyền lợi và nghĩa vụ chung - tuyên ngôn
Riô - 92 ghi rõ: “Để thực hiện được sự phát triển lâu bền, bảo vệ môi
trường nhất thiết sẽ là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và
khơng thể xem xét tách rời q trình đó” [12,31].
Ở nước ta, Luật bảo vệ mơi trường cũng đã khẳng định: Bảo vệ môi
trường là hoạt động giữ cho mơi trường trong lành, sạch đẹp, phịng ngừa,
hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc
phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
[52,8-9].
Như vậy bảo vệ môi trường tức là bảo vệ mơi trường sinh tồn của
lồi người khỏi bị ô nhiễm và khỏi bị phá hoại, làm cho môi trường tự
nhiên càng phù hợp với sản xuất và đời sống của loài người, đồng thời bảo

vệ tốt các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên.
Bảo vệ môi trường tức là bảo vệ sức sản xuất. Môi trường sản xuất,
môi trường xã hội và môi trường tự nhiên tốt đẹp chính là cơ sở của sự phát
triển kinh tế xã hội. Nếu cơ sở này bị phá hoại thì không những ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế mà cịn ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Nói cách

24


khác bảo vệ môi trường là một vấn đề sống cịn của đất nước, của nhân
loại; là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xố đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hồ bình và tiến bộ
xã hội trên phạm vi tồn thế giới [25,3]. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là
yêu cầu để phát triển kinh tế trong xu thế bền vững, là nhu cầu trong cuộc
sống thường ngày của con người.
Cùng với sự tiến triển của lịch sử, con người ngày càng nhận thức
được rằng môi trường đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của con người, bởi môi trường không chỉ cung cấp các nguồn tài
nguyên đầu vào cho sản xuất, đáp ứng các nhu cầu sinh sống hàng ngày
cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ nguồn chất thải do chính q
trình sản xuất mà con người tạo ra. Do đó để bảo vệ mơi trường thì phải
duy trì các quy trình sinh thái chủ yếu và các hệ sinh thái quyết định đến
đời sống con người, phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nhất là các tài nguyên sinh vật, tránh làm cạn kiệt hoặc huỷ diệt tài nguyên,
đảm bảo có một chiến lược phát triển bền vững và ổn định. Vì lẽ đó bảo vệ
là có ý nghĩa tích cực, nó bao gồm cả “sự bảo quản, duy trì, sử dụng hợp lý,
hồi phục và nâng cao hiệu suất của môi trường tự nhiên bao gồm cả các
nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo” [6,14].
Bảo vệ môi trường là một khái niệm mang tính hành động, bao gồm
những việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện giữ mơi trường trong

lành, sạch đẹp, nhằm duy trì cân bằng mơi trường sinh thái và tăng tính đa
dạng sinh học. Nhờ đó, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con
người. Bảo vệ mơi trường cịn bao hàm ý nghĩa bảo vệ và sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên.
Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, bảo vệ môi trường đang là
một vấn đề cấp bách trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước.

25


×