Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm truyện thơ mường thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.48 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

----------------

LÊ THỊ HIỀN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ MƢỜNG
THANH HOÁ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 602236

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ CHÍ QUẾ

Hà Nội, 2010
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ khoa học Văn học đề tài: “Đặc
điểm truyện tho Mường Thanh Hoá” là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và chưa từng được cơng bố
trong các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền



2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù gặp khơng ít khó khăn
nhưng tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của GS.TS Lê Chí Quế, đồng thời
cũng nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương
luận văn. Bên cạnh đó là sự góp ý chân tình của TS. Mai Thị Hồng Hải; việc
cung cấp tư liệu của một số bà con vùng Mường Thanh Hoá; sự quan tâm cổ
vũ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè đã tạo động lực và niềm tin cho
tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS Lê Chí Quế, TS. Mai Thị
Hồng Hải, các thầy cơ giáo, bà con vùng Mường Thanh Hố cùng người thân,
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
Chƣơng 1: TRUYỆN THƠ MƢỜNG THANH HOÁ TRONG BỐI
CẢNH
TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ..................... 8
1.1. Xung quanh khái niệm truỵện thơ ......................................................... 8

1.2. Truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ......................................... 9
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 9
1.2.2.2. Nếu căn cứ vào đề tài có thể chia truyện thơ thành 3 loại .......... 13
1.3. Vấn đề truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá ................................................ 14
1.3.1. Một vài nét khái quát về ngƣời Mƣờng ở Thanh Hoá.................... 14
1.3.1.1. Địa vực cƣ trú dân cƣ, dân số ......................................................... 14
1.3.1.2. Tổ chức xã hội................................................................................... 16
1.3.1.3. Văn hoá xã hội .................................................................................. 18
1.3.2. Truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá ........................................................ 21
1.3.2.1. Giới thiệu về truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá ................................ 21
1.3.2.2. Nhận xét ............................................................................................ 29
Tiểu kết ........................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: TRUYỆN THƠ MƢỜNG THANH HỐ NHÌN TỪ GĨC
ĐỘ NỘI DUNG.............................................................................................. 32
2.1. Bức tranh hiện thực của xã hội Mƣờng ............................................... 32
2.1.1. Xã hội Mƣờng trƣớc cách mạng là xã hội có nhiều mâu thuẫn ..... 33
2.1.2. Chế độ lang đạo là chế độ xã hội đặc thù .......................................... 35
2.1.3. Phong tục tập quán của xã hội Mƣờng ............................................. 40
2.1.3.1. Phong tục cƣới xin ............................................................................ 40
2.1.3.2. Phong tục ma chay ........................................................................... 43
2.1.3.3. Những phong tục tập quán khác .................................................... 45
4


2.2. Con ngƣời trong xã hội Mƣờng ............................................................ 47
2.2.1. Tình yêu đôi lứa ................................................................................... 47
2.2.1.1. Truyện thơ Mƣờng phản ánh những mối tình khơng thành đạt 47
2.2.1.2. Thể hiện khát vọng về tình yêu hạnh phúc của con ngƣời, là bài
ca về chủ nghĩa nhân đạo.............................................................................. 58
2.2.2. Số phận nàng Con Cơi ........................................................................ 59

2.2.2.1. Hình tƣợng gì ghẻ - con chồng ........................................................ 59
2.2.2.2. Triết lý nhân quả - báo ứng............................................................. 62
2.3. So sánh nội dung của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá với nội dung
của truyện thơ các dân tộc thiểu số khác .................................................... 63
Tiểu kết ........................................................................................................... 69
CHƢƠNG 3: TRUYỆN THƠ MƢỜNG THANH HỐ NHÌN TỪ GĨC
ĐỘ NGHỆ THUẬT ....................................................................................... 71
3.1. Một vài đặc điểm về kết cấu .................................................................. 71
3.1.1. Kết cấu cốt truyện ............................................................................... 71
3.1.1.1. Cốt truyện đƣợc xây dựng dựa trên cốt truyện dân gian có sẵn để
biến đổi hoặc sử dụng một số công thức truyền thống của truyện cổ dân
gian.................................................................................................................. 71
3.1.1.2. Mơ hình cấu trúc cốt truyện............................................................ 78
3.1.2. Một số thủ pháp kết cấu nổi bật ........................................................ 80
3.1.2.1. Thủ pháp kết cấu đối chiếu ............................................................. 80
3.1.2.2. Thủ pháp kết cấu trùng điệp........................................................... 83
3.2. Nhân vật .................................................................................................. 87
3.2.1. Xây dựng nhân vật thành hai tuyến đối lập ..................................... 88
3.2.2. Nhân vật xây dựng gắn với dấu ấn địa phƣơng ............................... 91
3.3. Ngôn ngữ ................................................................................................. 93
3.3.1. Công thức mở đầu - kết thúc và chuyển đoạn .................................. 94
3.3.1.1. Công thức mở đầu ............................................................................ 94
3.3.1.2. Công thức kết thúc ........................................................................... 96
5


3.3.1.3. Công thức chuyển đoạn ................................................................... 97
3.3.2. Ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc Mƣờng ....................................... 98
3.3.3. Việc sử dụng tên riêng chỉ địa danh, địa điểm ............................... 101
3.4. Một vài nét so sánh nghệ thuật của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

với nghệ thuật của truyện thơ các dân tộc thiểu số khác ........................ 102
Tiểu kết ......................................................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 112

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong số các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá, dân tộc Mường là dân
tộc có số dân đơng nhất, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng ở miền núi ở Thanh Hoá. Địa bàn
cư trú chủ yếu của người Mường là vùng trung du và đồi núi thấp. Thanh Hoá
nổi tiếng với các vùng Mường như: Mường Ống (Bá Thước), Mượng Chẹ
(Ngọc Lặc), Mường Phẩm (Cẩm Thuỷ), Mường Đủ (Thạch Thành).
Trong quá trình phát triển, người Mường ở Thanh Hoá đã sáng tạo nên
một nền văn học dân gian phong phú và đa dạng. Để tồn tại đến hơm nay nền
văn học ấy đã trải bao phen chìm nổi, chứng tỏ nó có sức mạnh phi thường để
đi suốt cả chiều dài lịch sử. Kho tàng văn học dân gian của người Mường
phong phú, đa dạng với những sử thi, truyện thơ nổi tiếng, với những xường,
mo…tất cả đượcc xem là vật thiêng của dân tộc, là hồn của đất nước, hồn của
bản, của mường. Đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian ấy, truyện thơ
chiếm số lượng lớn, là một trong những bộ phận văn học đặc sắc của người
Mường. Tìm hiểu truyện thơ Mường Thanh Hố khơng những nhận thức
được các giá trị văn hố độc đáo của người Mường mà cịn góp phần bảo tồn,
phát huy và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.
1.2. Truyện thơ Mường là một thể loại độc đáo và phức tạp nhưng vô
cùng hấp dẫn. Qua các công trình đã xuất bản chúng ta thấy số lượng truyện
thơ Mường rất phong phú, mỗi truyện có độ dài hàng nghìn câu được diễn

nơm bằng thơ theo tiếng Mường. Đó là những câu chuyện tình dang dở của
những cặp thanh niên tuấn tú tài ba hoặc chuyện về những nàng con côi,
những nạn nhân của chế độ lang đạo đa thê, đó là những truyện như Út Lót –
Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, Nàng con
cơi. Truyện thơ đó ni dưỡng cái thế giới tinh thần của người Mường. Người
Mường tìm thấy ở đó nguồn gốc của dân tộc mình, q khứ xa xưa cũng như

1


cuộc sống trước mắt ở giữa thiên nhiên và xã hội, những vấn đề hôm qua và
hôm nay và khi họ chết đi các truyện thơ trong tiếng hát sẽ đưa họ về nơi an
nghỉ cuối cùng, trở về với tổ tiên, mường nước.
Tìm hiểu đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hố chúng tơi muốn tìm
hiểu thế giới tinh thần của người Mường và hiểu sâu hơn những giá trị nghệ
thuật của nó trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
1.3. Thanh Hố là cái nơi lưu giữ nhiều bản sắc văn hoá dân tộc độc
đáo của người Mường trong cả nước. Truyện thơ Mường Thanh Hoá trong
bối cảnh truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam mang những đặc điểm
chung song cũng mang những bản sắc riêng độc đáo. Tìm hiểu truyện thơ
Mường Thanh Hố sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên cứu, giảng dạy
văn học dân gian nói chung và góp phần lưu giữ bảo tồn truyện thơ của người
Mường ở Thanh Hố nói riêng.
Với những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm truyện thơ
Mường Thanh Hoá để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện thơ Mường Thanh Hoá là một bộ phận của truyện thơ các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy người Mường cư trú ở Thanh Hố khơng đơng
so với tỉnh Hồ Bình nhưng những tác phẩm văn nghệ dân gian nói chung và
truyện thơ nói riêng cho thấy Thanh Hố có nhiều chứng tích về sự có mặt

của con người từ rất lâu đời, những chặng đường trong lịch sử dân tộc in dấu
ấn khá đậm. Truyện thơ Mường Thanh Hố thực sự có một tiếng nói riêng,
thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới khoa học trong cả nước.
Từ trước đến nay truyện thơ Mường Thanh Hoá đã được các nhà
nghiên cứu, giới khoa học tìm hiểu ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau.
2.1. Điểm lại vấn đề sưu tầm truyện thơ Mường Thanh Hố (theo trình
tự thời gian):
Năm 1964 Minh Hiệu và Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch và giới thiệu
bốn tác phẩm: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng
2


Bồng Hương, Nàng con côi. Bốn tác phẩm này được in trong cuốn sách
Truyện thơ Mường. Trong khi dịch tác giả Minh Hiệu và Hoàng Anh Nhân đã
so sánh, đối chiếu và chắp nối, chỉnh lý lại để có một văn bản tương đối hồn
chỉnh. Sau đó người biên soạn đem đọc cho một số nghệ nhân và cán bộ
người dân tộc Mường nghe, đa số khi dược hỏi ý kiến đều nhất trí thừa nhận
bản dịch vừa giữ được nội dung thống nhất lại vừa đầy đủ các chi tiết.
Năm 1976 Mai Văn Trí, Bùi Thiện sưu tầm, phiên dịch và giới thiệu
tập truyện thơ Tráng đồng. Tập sách này gồm có ba truyện thơ: Tráng đồng,
Cun đủ lang đà, Vườn hoa núi cối. Những truyện thơ này chủ yếu lưu truyền
ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên điều đáng chú ý là nếu như những người biên
dịch khác cho rằng hai tác phẩm Út Lót – Hồ Liêu và Nàng Nga – Hai Mối là
hai tác phẩm riêng lẻ và lưu truyền ở Thanh Hố thì nhóm biên dịch cuốn
sách này căn cứ vào nhiều mối liên hệ trùng lặp và bằng sự kể lại của một số
nghệ nhân am hiểu nhiều truyện đã xếp chúng vào một tác phẩm và lấy tên là
truyện Cun đủ lang đà.
Năm 1986 trong Tuyển tập truyện thơ Mường (tập 2), Hoàng Anh
Nhân đã tuyyển lựa và giới thiệu bốn truyện thơ được lưu truyền ở Thanh
Hố, đó là: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồng

Hương, Nàng con côi. Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh
ra đời, khái quát nội dung và bản dịch đầy đủ của từng truyện thơ.
Năm 1995 trong cuốn Tuyển tập truyện thơ dân gian Mường, Bùi
Thiện đã sưu tầm, biên soạn và dịch 12 truyện thơ trong đó có truyện Cun đủ
lang đà gồm hai truyện là Út Lót – Hồ liêu và Nàng Nga – Hai Mối.
Năm 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng công bố bộ sách Tổng tập văn học
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên. Ở đây nhóm
biên soạn đã giới thiệu các truyện thơ Mường Thanh Hóa trong tập 4 như: Út
Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương. Ba
truyện thơ này đều chưa có phần tiếng dân tộc, chỉ có bản dịch tiếng Việt.
Theo GS. Đặng Nghiêm Vạn việc xuất bản những cuốn sách bằng song ngữ là
3


việc khơng dễ dàng vì cần có vốn đầu tư lớn, một tổ chức điều hành rất khoa
học và nhất là có những người nhiệt tình và hiểu biết.
Năm 2005 nhà giáo, nhà văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hoá là Cao
Sơn Hải đã biên soạn cuốn sách Truyện Nàng Nga - Đạo Hai Mối. Ở trong
cuốn sách này tác giả đã giới thiệu cả phần phiên âm tiếng Mường. Đây là
một cơng trình cơng phu và nghiêm túc.
Như vậy, truyện thơ Mường Thanh Hố được trích dịch và xuất bản từ
năm 1962 với hai tác phẩm là Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối. Từ đó
đến nay có tất cả bốn truyện thơ Mường Thanh Hố được sưu tầm và xuất
bản, trong đó có một tác phẩm được xuất bản dưới hình thức song ngữ là
truyện Nàng Nga – Hai Mối, đó cũng là truyện được công bố nhiều lần nhất
(13 lần).
2.2. Vấn đề nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung và
truyện thơ Mường Thanh Hố nói riêng.
Năm 1983 trong Giáo trình về Văn học dân gian các dân tộc ít người ở
Việt Nam, GS.TS Võ Quang Nhơn trong khi nghiên cứu truyện thơ các dân

tộc ít người nói chung có nhắc đến truyện thơ của người Mường Thanh Hố.
Năm 1997 trong luận án Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc
thiểu số tác giả Lê Trường Phát đã tìm hiểu đặc điểm thi pháp của truyện thơ
các dân tộc thiểu số trên ba phương diện, đó là: Kết cấu cốt truyện, nhân vật
và một vài phương diện về ngôn ngữ.
Đặc biệt tác giả Cao Sơn Hải với cuốn sách Truyện Nàng Nga - Đạo
Hai Mối đã bước đầu tìm hiểu nội dung phản ánh, phương pháp thể hiện, thể
loại và thể thơ của tác phẩm. Đây là lần đầu tiên truyện Nàng Nga – Hai Mối
được tìm hiểu một cách sâu sắc và tồn diện.
Qua việc tìm hiểu lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyện thơ Mường
Thanh Hoá, chúng tơi nhận thấy rằng tuy số lượng cơng trình sưu tầm, biên
dịch và giới thiệu truyện thơ Mường Thanh Hoá khá nhiều nhưng việc nghiên
cứu về đặc điểm của truyện thơ Mường Thanh Hố cịn rất ít. Đặc biệt chưa
4


có một cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về đặc điểm của
truyện thơ Mường Thanh Hố. Vì thế có thể nói rằng luận văn của chúng tơi
là cơng trình nghiên cứu chun sâu đầu tiên về đặc điểm của truyện thơ
Mường Thanh Hố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Chỉ ra đặc điểm của truyện thơ Mường Thanh Hoá trên hai phương
diện: Nội dung và nghệ thuật. Qua đó so sánh truyện thơ Mường Thanh Hoá
với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác để thấy được dấu ấn địa phương,
điểm riêng độc đáo của truyện thơ Mường xứ Thanh.
- Góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hố truyền thống
của dân tộc Mường.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Mường

Thanh Hoá.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra đặc điểm, giá trị của
từng truyện sau đó tổng hợp để thấy được giá trị tổng thể cũng như đặc điểm
riêng, độc đáo của truyện thơ Mường Thanh Hoá.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu là Truyện thơ Mường Thanh Hoá, tập 2,
NXB Văn hoá Thơng tin Thanh Hố (1986) do tác giả Hồng Anh Nhân
tuyển lựa và giới thiệu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây:
5.1. Phương pháp liên ngành
Truyện thơ là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết. Do đó tất
yếu phải sử dụng kết hợp những phương pháp phân tích, nghiên cứu một tác
phẩm văn học dân gian, bản thân việc sử dụng các khái niệm công cụ như cốt
truyện, kết cấu, đề tài, nhân vật…đã là sự áp dụng phương pháp nghiên cứu
5


văn học viết. Ngoài ra truyện thơ mang bản chất folklore nên khi khảo sát,
nghiên cứu luận văn còn áp dụng kiến thức liên ngành giữa khoa folklore học
với khoa dân tộc học.
5.2. Phương pháp hệ thống
Bản thân việc nghiên cứu truyện thơ vượt khỏi cấp độ từng tác phẩm
riêng lẻ để đạt đến những khái quát ở cấp độ thể loại đã đòi hỏi và bao hàm
phương pháp hệ thống. Theo hướng đó, mỗi thành phần tạo nên tác phẩm như
đề tài, cốt truyện, nhân vật…đều đặt trong tương quan hệ thống giữa tác phẩm
này với tác phẩm kia và cả trong hệ thống tương quan rộng hơn.
5.3 Phương pháp so sánh
Luận văn tiến hành so sánh đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hoá với
truyện thơ các dân tộc thiểu số khác để thấy được dấu ấn địa phương, điểm

riêng độc đáo của truyện thơ Mường Thanh Hoá. Luận văn sẽ sử dụng
phương pháp so sánh theo cả hai hướng: So sánh loại hình và so sánh lịch sử.
6. Những đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên truyện thơ MườngThanh Hố được nghiên cứu một
cách có hệ thống trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Luận văn làm rõ những nét độc đáo, dấu ấn địa phương của truyện
thơ Mường Thanh Hoá trong sự gắn bó với đặc điểm tâm lý, những phong tục
tập quán, tín ngưỡng, văn hố truyền thống, góp phần khẳng định một cách
sâu sắc và thuyết phục hơn giá trị của truyện thơ Mường Thanh Hố.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc thành ba chương:
Chương 1: Truyện thơ Mường Thanh Hoá trong bối cảnh truyện thơ
các dân tộc thiểu số ở Việt nam
Chương 2: Truyện thơ Mường Thanh Hố nhìn từ góc độ nội dung
Chương3: Truyện thơ Mường Thanh Hố nhìn từ góc độ nghệ thuật

6


7


Chƣơng 1
TRUYỆN THƠ MƢỜNG THANH HOÁ TRONG BỐI CẢNH
TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
1.1. Xung quanh khái niệm truỵện thơ
Theo Từ điển thuật ngữ do PGS. Lê Bá Hán, GS.Trần Đình Sử, GS.
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (bản in năm 2004 của NXB Giáo dục),
không có mục từ truyện thơ và chỉ có mục từ truyện Nơm với lời giải thích

như sau: “Thể loại truyện thơ dài, rất tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam,
nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng
chữ nôm nên được gọi là truyện Nôm” [Tr 372]. Cũng theo các tác giả trên thì
ở Việt Nam các truyện thơ dài như: Truyện Kiều, Tiễn dặn người yêu…được
gọi là truyện thơ, các tác phẩm trữ tình dài được gọi là ngâm khúc.
Về vấn đề truyện thơ Nơm người Việt thì các nhà nghiên cứu trước đây
chia truyện thơ Nôm thành 2 loại “Truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm
khuyết danh”. Truyện Nôm hữu danh là loại truyện biết rõ tên tác giả, cịn
truyện Nơm khuyết danh là loại truyện chưa biết tác giả là ai. Thực ra lối phân
chia này thuần t có tính chất hình thức mà khơng nói lên một đặc điểm nào
về nội dung hay thể loại. Bởi vì chỉ cần tìm ra tên tác giả của truyện Nơm
khuyết danh nào đó là nghiễm nhiên ta có thể xếp các truyện Nôm vốn khuyết
danh kia vào kho tàng những truyện Nôm hữu danh. Cách phân chia như thế
không phải là việc phân loại khoa học.
Theo quan niệm truyền thống có 2 loại truyện Nơm, các tác phẩm được
gọi là truyện Nôm bác học bao gồm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoa Tiên
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện), Sơ Kính Tân Trang (Phạm Thái); các tác
phẩm Phạm Tải - Ngọc Hoa, Trống Trân - Cúc Hoa, Phương Hoa, Lý Công
được gọi là truyện Nơm bình dân thường được viết dựa theo những câu
chuyện cổ tích của ta chứ khơng phải dựa theo những cốt truyện của Trung
Quốc như truyện Nôm bác học. Truyện Nơm bình dân được sáng tác ra để kể
8


là chính, chứ khơng phải là để xem, để đọc. Nói chung cách sáng tác của
truyện Nơm bình dân cũng có tính cách tập thể, ở một chừng mực nào đó
giống như cách sáng tác của truyện cổ tích.
Quan niệm thứ hai cho rằng, truyện Nơm bình dân thuộc phạm trù Văn
học dân gian. GS Kiều Thu Hoạch đã thể hiện quan niệm của mình trong cơng
trình Truyện nơm nguồn gốc và bản chất thể loại xuất bản năm 1993 - NXB

KHXH. Trong cơng trình này ơng đã điểm lại lịch sử nghiên cứu một cách
đầy đủ, khách quan, phân tích nguồn gốc phát triển và thể loại, khảo sát thi
pháp và chức năng tư tưởng – thẩm mĩ của truyện Nơm. Ơng khẳng định rằng
truyện Nơm bình dân chính là những sáng tác dân dã nằm trong văn hoá dân
gian. Viện nghiên cứu Văn hố đồng tình với quan niệm của GS. Kiều Thu
Hoạch khi Viện nghiên cứu Văn hố phối hợp với NXB KHXH biên soạn và
cơng bố cuốn sách “Tổng tập văn học dân gian người Việt”. Cuốn sách này
một lần nữa khẳng định truyện Nơm bình dân là một thể loại văn học dân
gian.
1.2. Truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Tổng tập văn học dân
gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” (tập 21, NXB KHXH - 2008) thì “Truyện
thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự
bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được
ngâm, được kể cả trước và sau khi đã được ghi chép và thường có nội dung
thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi” [21; Tr 68].
Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một loại hình tự sự có hình thức văn
vần, cịn về các hình thức diễn xướng, kể hát, ngâm, đọc thì khơng phải là
truyện thơ nào cũng được thể hiện bằng tất cả các hình thức đó.
Sự ra đời của hàng loạt truyện thơ các dân tộc ít người khơng phải là
hiện tượng ngẫu nhiên mà chúng xuất hiện có tính chất quy luật phổ biến,
theo những nhu cầu khách quan và theo những điều kiện lịch sử xã hội lúc đó.
9


Những sáng tác dân gian vốn đã ra đời trước đây như các truyện thần thoại
nói về sự ra đời của các dân tộc, về các kì tích chinh phục thiên nhiên, các bài
dân ca phục vụ sinh hoạt của cộng đồng vẫn còn tiếp tục lưu truyền và phát
huy tác dụng trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân các dân tộc anh em

nhưng giờ đây những nhân tố mới thể hiện sự tiên tiến của xã hội các dân tộc
ít người nảy sinh những sự phân biệt giàu nghèo, sự đấu tranh giai cấp…
Ngoài ra, sự chi phối ảnh hưởng của mơi trường văn hố xã hội ở miền xi
lên, sự giao lưu văn hố với các dân tộc láng giềng ngày càng mở rộng.
Những đổi mới về mặt xã hội đó, những tác động về mặt văn hố đó tất nhiên
dẫn đến sự nảy sinh những nhu cầu mới trong sinh hoạt tinh thần của các dân
tộc thiểu số.
Đề tài truyện thơ cũng rất phong phú. Chúng đề cập đến nhiều mặt
trong hiện thực xã hội của các dân tộc anh em hoặc thân phận những đứa trẻ
mồ côi hoặc cuộc sống cực nhục của những người lao động nghèo khổ hoặc
khát vọng lập công cứu nước trả thù nhà của các chàng trai… Đặc biệt là đề
tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của người phụ nữ
trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến. Đó là khát vọng dân chủ thiết
tha và mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến mà quyền sống
con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, tất cả được phản ánh vào trong nền
văn học các dân tộc thiểu số.
Nếu loại hình sử thi anh hùng thuộc phạm trù văn học dân gian thực sự
thì loại hình truyện thơ thể hiện bước phát triển mới của văn học dân gian các
dân tộc ít người. Nó phản ánh sự vận động, biến chuyển có ý nghĩa lịch sử sâu
sắc của văn học dân gian các dân tộc ít người, tiến tới tiếp cận nền văn học
thành văn của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nền văn hoá Việt Nam do vậy
cũng là nền văn hoá đa dân tộc, truyện thơ các dân tộc thiểu số khá phong phú
và đa dạng. Dân tộc Tày - Nùng có các truyện thơ Nam Kim - Thị Đan, Trần
Châu, Quảng Tân – Ngọc Lương, Kim quế, Chim sáo, Vượt biển…; dân tộc
10


Thái có các truyện thơ: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú - Nàng Ủa, Khăm
Panh…; dân tộc Mường có các truyện thơ: Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai

mối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương…; dân tộc H‟Mông có các truyện thơ:
Tiếng hát làm dâu, Nàng Dợ - Chà Tăng…; người Chăm có những truyện thơ
như: Hồng Tử Um rúp, Chăm Baní, Têva - Mưnơ…người Khơ Me có những
truyện thơ như: Si Thạch, Tiêm Tiêu… Nhìn chung kho tàng truyện thơ của
các dân tộc thiểu số khá phong phú, có liên quan và bổ sung cho nhau tạo nên
diện mạo đa dạng của loại hình truyện thơ trong nền văn học các dân tộc ít
người.
1.2.2. Phân loại truyện thơ các dân tộc thiểu số
Về việc phân loại truyện thơ các dân tộc thiểu số cũng có nhiều ý kiến
và cách phân loại khác nhau. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi xin phép
đưa ra hai cách phân loại tiêu biểu.
1.2.2.1. Căn cứ theo phƣơng thức diễn xƣớng, lƣu truyền và nguồn
gốc kế thừa của truyện thơ các dân tộc thì chia thành bốn nhóm lớn (Ý
kiến của GS. Võ Quang Nhơn).
- Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian: Khảm hải (Tày),
Đặng Hành và Bàn Đại Hộ (Dao), Ơng cha đánh giặc (Thái)…
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian
các dân tộc: Chim Sáo, Nàng Kim Quế (Tày)…
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca các dân
tộc: Tiễn dặn người yêu (Thái), Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, Út Lót – Hồ
Liêu (Mường)…
- Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của
truyện thơ Nôm Kinh: Lưu Đài – Hán Xuân, Trần Châu (Tày)…
Theo PGS. TS Lê Trường Phát đã đánh giá thì cách phân loại này
khơng xuất phát từ một tiêu chí rõ ràng, lúc thì căn cứ vào phương thức và
mơi trường diễn xướng, lúc thì căn cứ vào dung lượng của yếu tố trữ tình hay
tự sự, lúc thì lại căn cứ vào nội dung xã hội thuần tuý nên không chặt chẽ.
11



12


1.2.2.2. Nếu căn cứ vào đề tài có thể chia truyện thơ thành 3 loại (Ý
kiến của GS Phan Đăng Nhật).
a) Truyện thơ về đề tài tình yêu
Truyện thơ thuộc nhóm này có thể kể đến: Tiễn dặn người yêu, Chàng
Lú - Nàng Ủa…của dân tộc Thái; Nam Kim - Thị Đan, Nhân Lăng… của dân
tộc Tày; Nàng Ờm - chàng Bồng Hương, Nàng Nga - Hai mối, Út Lót - Hồ
Liêu… của dân tộc Mường; Nàng Dợ - Chà Tăng… của dân tộc H‟Mơng.
Nhóm truyện thơ này có thể phân thành hai bộ phận: Bộ phận còn in
đậm dấu vết của dân ca biểu hiện ở những điều sau: kết cấu tự sự vẫn chưa
chặt chẽ, nhân vật còn phiếm chỉ, còn lưu giữ rất rõ cách sắp xếp của dân ca
giao duyên đối đáp… tiêu biểu cho bộ phận này là truyện thơ Tiễn dặn người
yêu (Thái), truyện Nam Kim - Thị Đan (Tày), Nàng Dợ - Chà Tăng
(H‟Mơng).
Bộ phận thứ hai đã mang nhiều tính chất truyện kể hơn, tiêu biểu như
truyện thơ Chàng Lú - Nàng Ủa (Thái), truyện Ú Thêm (Thái).
b) Truyện thơ về sự nghèo khổ
Sử dụng “nguyên liệu nghệ thuật” của những truyện cổ tích về các kiểu
loại nhân vật “người mồ cơi”, “người con riêng”, người em út”, “người tài
giỏi đội lốt xấu xí”… một số truyện thơ được xây dựng thành những tác phẩm
thể hiện chủ đề về người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột. Đó là những
tác phẩm như: Nàng con côi (Mường), Kim quế (Tày), Vượt biển (Tày) … Từ
truyện cổ tích đến truyện thơ là một bước phát triển cả về nội dung lẫn nghệ
thuật để mở rộng, nâng cao mức phản ánh.
c) Truyện thơ về đề tài chính nghĩa
Nhóm truyện thơ này có rất nhiều điểm tương đồng với thể loại truyện
nôm trong văn học dân tộc Việt cả về nội dung (thiên về khuynh hướng thuyết
giáo đạo đức) và về cách sắp xếp nhân vật thành 2 tuyến đối lập (chính nghĩa

– phi nghĩa), cả về cách kết cấu cốt truyện, cách kết thúc có hậu bằng sự chiến

13


thắng của đạo đức chính nghĩa. Tiêu biểu cho nhóm truyện thơ này là truyện
Trần Châu - Quyển Vương (Tày), Lưu Đài - Hán Xn (Tày)…
Ngồi ra cịn có thể phân loại truyện thơ thành nhóm mang phong cách
dân gian khá rõ nét với nhóm những truyện thơ đã mang dấu ấn của sáng tác
cá nhân khá rõ, ít nhiều mang phong cách bác học, tiếp cận với văn học thành
văn. Đây là cách phân loại cho phép hình dung sự phát triển của thể loại trên
con đường lịch sử văn học của các dân tộc thiểu số.
Mỗi cách phân loại trên đều có hạt nhân hợp lý và cho phép nhận rõ
một đặc điểm thi pháp nào đó của thể loại. Tuy nhiên theo chúng tơi thì có thể
phân truyện thơ thành hai nhóm chính: Nhóm truyện thơ viết về đề tài tình
u đơi lứa và nhóm truyện thơ viết về đề tài xã hội.
Nhóm truyện thơ viết về tình u đơi lứa tiêu biểu như: Nàng Nga –
Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương (Mường), Tiễn dặn người yêu
(Thái), Khun Lú – Nàng Ủa (Tày)…
Nhóm truyện thơ viết về đề tài xã hội tiêu biểu như: Lưu Đài – Hán
Xuân (Tày), Nàng con côi (Mường)…
1.3. Vấn đề truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá
1.3.1. Một vài nét khái quát về ngƣời Mƣờng ở Thanh Hoá
1.3.1.1. Địa vực cƣ trú dân cƣ, dân số
Thanh Hố (cịn gọi là xứ Thanh) là một trong những tỉnh đông dân
nhất Việt Nam, nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 150km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh:
Sơn La, Hồ Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp
tỉnh Hủa Phăn (Lào); phía Đơng là Vịnh Bắc Bộ.
Địa hình Thanh Hố phức tạp nhưng phong phú. Địa hình nghiêng từ

Tây Bắc xuống Đơng Nam, phía Bắc có những đồi núi cao trên 1500m thoải
dần, kéo dài và mở rộng về phía Đơng Nam. Thanh Hố vừa có núi rừng hiểm
trở mà hùng vĩ, có miền thung lũng trung du tươi tốt, có đồng bằng phì nhiêu
màu mỡ đồng thời lại có cả vùng biển rộng lớn bao la. Đặc biệt ở Thanh Hoá
14


đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, riêng miền đồi trung du chiếm một
diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó
nhiều nhà nghiên cứu đã khơng tách miền đồi trung du của tỉnh thành một bộ
phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một bộ phận khơng tách rời
của miền núi nói chung.
Miền đồi núi Thanh Hoá chia làm ba bộ phận khác nhau, bao gồm 11
huyện, đó là: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước,
Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành,
chiếm 2 phần 3 diện tích của cả tỉnh.
Miền đồi núi có khí hậu mát mẻ, lượng mưa lớn, có nguồn lâm sản dồi
dào, tiềm năng thuỷ điện lớn… Và điều đặc biệt quan trọng hơn đây chính là
địa bàn cư trú của các dân tộc ít người với nhiều đặc trưng văn hố khác nhau,
trong đó có dân tộc Mường. Có thể nói miền núi Thanh Hố là cái nơi của
người Mường trong cả nước, là một vùng Mường cổ tương đương với Mường
Tây Bắc (Hồ Bình).
Người Mường là một trong số 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt
Nam, là dân tộc có một chiều dài lịch sử; sinh sống rải rác khắp nơi trong cả
nước nhưng chủ yếu tập trung ở Hồ Bình, Thanh Hố, Phú Thọ, Hà Tây, Sơn
La.
Ở Thanh Hoá người Mường phân bố tại các huyện miền núi phía Tây:
Ngọc lặc, Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan
Hoá, Mường Lát, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Thạch Thành và rải rác ở một số
xã ở vùng thấp, miền xuôi: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hà Trung, Triệu

Sơn, Yên Định và thị xã Bỉm Sơn; tập trung đông nhất ở các huyện Cẩm
Thuỷ, Thạch Thành, Bá Thước, Ngọc Lặc; đó là tập đồn những Mường lớn.
Hầu hết người Mường đến sát thung lũng sông Mã, sông Bưởi và sông Âm,
sông Cầu Chày, sông Chu, sơng Mực. Phải nói rằng dân cư Mường thích ứng
với loại địa hình gần như trung du. Sống ở cao nguyên nhưng lại gần nguồn

15


nước, sống ở vùng đồi núi nhưng lại có sơng rộng và có những ruộng lúa tốt
tươi.
Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải, ngày xưa người Mường chủ yếu
sống ở các vùng Mường cổ, Mường lớn như: Mường Ống Ký, Mường Khô,
Mường Ai, Mường Khôn, Mường Phấm, Mường Vong, Mường Vống,
Mường Kìm, Mường Kợi, Mường Mèn, Mường Chánh, Mường Đủ, Ó, Lẹ, La
Sơn… Sau này do ảnh hưởng của luồng di dân tự nhiên nên vùng cư trú trong
cơ cấu người Mường Thanh Hố có sự thay đổi và phân xuất thành hai ngành
Mường: Mường Trong và Mường Ngoài. Người Mường Trong là người
Mường bản địa cư trú chủ yếu ở các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc
và hữu ngạn sơng Mã của huyện Cẩm Thuỷ. Người Mường Ngồi là người
Mường di cư từ tỉnh Hồ Bình vào (sống chủ yếu ở Thạch Thành và Như
Thanh) và người Mường ở phía Bắc sơng Mã của Thanh Hố. Ngồi ra phân
biệt giữa hai ngành Mường này căn cứ vào y phục của phụ nữ và cách phát
âm của một số từ vựng. Sự cộng hưởng này đã tạo nên nét đa dạng trong văn
hoá của người Mường Thanh Hoá.
Dân số người Mường ở Thanh Hoá qua các thời kỳ như sau:
Theo tài liệu thống kê trong cuốn Người Mường của Cuisiner [10]:
Người Mường ở Thanh Hoá trước năm 1945 là 50.000 người.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì người Mường ở
Thanh Hố năm 1960 là 113.000 người, năm 1966 là 30 vạn người.

Tính đến ngày 1/4/1999, tổng số người Mường ở Thanh Hoá là:
322.869 người.
1.3.1.2. Tổ chức xã hội
Xã hội cổ truyền của người Mường Thanh Hố có sự phân chia thành
tầng lớp thống trị và bị trị, đứng đầu mỗi mường là các Lang, Cun; đứng đầu
mỗi mường lớn là Cun, đứng đầu mường nhỏ là Lang; còn đứng đầu mỗi
làng, chòm là Đạo, chế độ xã hội bấy giờ gọi là chế độ Lang Đạo. Vì tầng lớp
thống trị là cha truyền con nối, có đặc quyền, đặc trị bóc lột bằng hình thức
16


cống nạp và phục dịch, còn những người dân là tầng lớp bị trị họ khơng chỉ bị
bóc lột về kinh tế mà còn phải chịu những áp bức về tinh thần và phải chịu
những hình phạt nặng nề hà khắc. Chế độ này đến sau cách mạng tháng Tám
mới được xố bỏ nhưng những ảnh hưởng văn hố ít nhiều cịn tồn tại đến tận
ngày nay. Sở dĩ nói như vậy là trong chế độ Lang Đạo, nhân dân đã tạo dựng
và gìn giữ được một nền văn hố bản địa. Đó là nền văn hố Việt – Mường.
Đến nay ta còn thấy một hệ thống phong tục tập qn giàu tính nhân văn và
một nền văn hố dân gian giàu bản sắc. Sử thi Đẻ đất đẻ nước, các truyện thơ,
các loại dân ca xường rang, lễ hội pồn pông, xéc bùa, các loại nhạc cụ, cồng
chiêng, những sản phẩm thổ cẩm của nghề dệt đến nay vẫn còn giá trị.
Làng bản của người Mường xưa kia vừa là đơn vị hành chính vừa là
nơi diễn ra những hình thức sinh hoạt văn hố tinh thần; nhất là những dịp tết
đến xuân về, những ngày lễ, ngày hội đình đám…Do tính cộng đồng làng xã
bền chặt nên con người nơi đây lại càng gắn kết với nhau và có lẽ cũng từ đây
mà nhiều vốn văn hố dân gian đã ra đời và được nuôi dưỡng và lưu truyền
cho đến ngày nay.
Đến với xứ Mường người ta thường được nghe câu “Cơm đồ, nhà gác,
nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tiến”. Với từng ấy chữ đã khái quát nên
cảnh sinh hoạt rất đặc trưng của người Mường; nghĩa là: Cơm ăn thì đồ là

chính, nấu là phụ; nhà ở nhà sàn làm theo lời chỉ dẫn của con rùa được mô tả
cụ thể trong sử thi Đẻ đất đẻ nước; nước được vác và đựng trong ống bương,
ống luồng; giết lợn phải thui qua lửa cho sạch lông chứ không dùng nước sôi
và dao để cạo lông; ngày lui là tính ngày chỉ tính từ mồng 4 đến 28 hàng
tháng và tính trở lui; tháng tiến là tính từ tháng 3, khơng tính từ tháng giêng.
Kinh tế của người Mường chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; được
phát triển dưới hai hình thức trồng trọt và chăn ni, song dựa vào tự nhiên là
chính. Người Mường trồng trọt trên nương rẫy bằng cách chọc lỗ tra hạt, hoặc
tận dụng những nơi có ruộng nước thì dùng sức trâu bò để cày bừa, người ta

17


gọi là kinh tế lúa nước pha nương rẫy; chăn nuôi của người Mường chủ yếu là
chăn thả.
Nghề thủ công truyền thống chủ yếu là dệt vải, nhà nào cũng có khung
cửu để dệt vải. Sự khéo léo và cả văn hoá thẩm mĩ của các thiếu nữ Mường
được thể hiện khi họ làm ra những sản phẩm; vỏ chăn, vỏ gối, vỏ đệm, đặc
biệt là váy áo… để chờ ngày bước chân về nhà chồng. Hoa văn trong các sản
phẩm dệt của người Mường vừa mang tính truyền thống lại vừa ẩn chứa nét
riêng trong tâm hồn của người dệt gửi gắm vào đó.
1.3.1.3. Văn hố xã hội
Khơng chỉ có chiều dài lịch sử, dân tộc Mường cịn có một chiều sâu
văn hố. Tuy khơng có chữ viết, song người Mường bằng những cách khác
nhau đã lưu giữ được vốn văn hố q giá của dân tộc mình. Văn hoá dân
gian của người Mường là một phạm trù rộng lớn. Do vậy luận văn khơng có
điều kiện khai thác một cách đầy đủ mọi khía cạnh của văn hố mà chỉ xin
nêu khái quát trên một số bình diện văn hố phi vật thể: Văn học, phong tục
tín ngưỡng, lễ hội.
Cũng như các dân tộc anh em khác, trong tâm thức người Mường, tín

ngưỡng dân gian khá đậm nét, nó là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống tinh thần của đồng bào Mường với nhiều hình thức: Làm vía, xéc
bùa, thờ cúng tổ tiên, cúng Thành hồng làng, thờ thần núi, thần sơng…
Trong đó, tục thờ cúng tổ tiên được người Mường coi trọng bởi nó thể hiện sự
tiếp nối truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” từ ngàn đời nay của cha
ông để lại. Trong ngôi nhà của người Mường, bàn thờ tổ tiên được đặt ở
vng tơơng (gian giữa) – vị trí trang trọng nhất. Vào những ngày lễ tết hoặc
khi gia đình có việc đại sự, cưới xin, tang ma, nhà mới… con cháu thường có
mâm cỗ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là nơi giao cảm tâm linh giữa người
Mường với lực lượng siêu nhiên. Cũng chính từ đây người Mường đã sáng tác
ra những bài dân ca nghi lễ cưới xin cầu mong tổ tiên phù hộ cho đôi trẻ trong
ngày vui hạnh phúc.
18


Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, đồng bào Mường còn thờ các vị thần
như: thần núi, thần đất, thành hồng làng và cả những người có cơng với bản
làng. Đó là niềm tin, là sự tơn thờ thế giới siêu nhiên bên ngoài cõi trần tục
trong đời sống tâm linh của mình; họ giao cảm với thế giới này bằng “Cảo”cách gieo quẻ rất đặc trưng của dân tộc Mường, từ xưa người Mường đã có
chùa thờ Phật như: Chùa Móng, chùa Mèo, chùa Mèn, chùa Rồng, chùa
Trặng… Tuy nhiên người Mường lại tu Phật giữa cuộc đời – Phật tại tâm chứ
khơng chú ý đến những ngày sóc vọng để cầu kinh niệm phật, theo tư tưởng
giáo lý nhà Phật. Hiểu và thờ Phật của người Mường được bắt nguồn từ chính
cuộc sống, từ cách ứng xử của họ.
Lễ hội người Mường là nơi kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc, ở đây nét
đặc sắc riêng biệt trong quan niệm phong tục, tập quán và trong nền nghệ
thuật truyền thống được biểu hiện một cách rõ rệt và tinh tế dưới nhiều hình
thức hết sức cụ thể, giản dị, thiêng liêng nhưng thuần khiết. Tín ngưỡng và lễ
hội của người Mường thường song hành cùng nhau.
Nói đến lễ hội, lễ tục của người Mường người ta không thể nhắc tới lễ

hội Pồn pôông, Xéc bùa… Xéc bùa thường được diễn ra vào dịp đầu xuân
năm mới; “phường bùa” khoảng 20 – 25 người với một giàn cồng chiêng gồm
12 cái to nhỏ, âm lượng khác nhau đi chúc tết các gia đình trong mường bản.
Lễ hội Pồn pôông (chơi hoa) cũng thường được diễn ra vào cuối xuân hoặc
vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Đây là một tục lệ của người Mường, cũng
như nhiều trò dân gian khác; nó được gắn với một nghi lễ có yếu tố tâm linh.
Trong lễ hội Pồn pôông người ta thường làm cây bơng hoa đồ sộ có nhiều
nhánh, nhiều bông sặc sỡ sắc màu được cắm ở nhiều tầng trên thân cây bơng.
Trị diễn lễ hội Pồn pơơng thường do ơng cậu hoặc bà máy chủ trì để thờ các
vị vua ở núi Tản Viên, Ba Vì (Pồn pơơng ma vua), hay thờ các chàng trai
trong các bản tình ca của người Mường như: Hai Mối, Hồ Liêu, Bông Hương
(Pồn pơơng ma cheenh) và họ diễn các tích của các truyện thơ trên và muốn
giải oan tình cho bao người xưa. Có thể nói, Pồn pơơng là hình thức sân khấu
19


×