Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.18 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
–––––––––––––––––––

LẠI THỊ NGỌC MINH

ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHỨC CỦA THÀNH NGỮ
TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC HIỂU SGK
NGỮ VĂN THCS

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

––––––––––––––––

LẠI THỊ NGỌC MINH

ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHỨC CỦA THÀNH NGỮ
TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC HIỂU SGK
NGỮ VĂN THCS



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Lại Thị Ngọc Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Hải Phòng và đặc
biệt là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh
nghiệm quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;
Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 7
tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức
và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;
Cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Hiên, người đã tận tình hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;
Các anh, chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 7 và
các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài
liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh,
chị học viên.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Lại Thị Ngọc Minh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 9
1.1. Hoạt động hành chức của hệ thống ngôn ngữ .......................................... 9
1.1.1. Khái quát chung về hoạt động hành chức của ngôn ngữ ....................... 9
1.2. Khái quát về thành ngữ với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ .................. 22
1.2.1. Khái niệm thành ngữ .......................................................................... 22
1.2.2. Đặc trưng từ vựng – ngữ pháp của thành ngữ ..................................... 24
1.2.3. Nhận diện thành ngữ........................................................................... 36
1.3. Thành ngữ trong văn bản văn học .......................................................... 42
1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 45
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHỨC CỦA THÀNH NGỮ TRONG CÁC
VĂN BẢN ĐỌC HIỂU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THCS XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP ............................ 47
2.1. Đặc điểm về hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu sách
giáo khoa ngữ văn trung học cơ sở xét trên bình diện cấu tạo ....................... 47
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ đối xứng .................................................................. 48
2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ phi đối xứng ............................................................ 54
2.1.3 Thành ngữ so sánh ............................................................................... 58
2.2. Đặc điểm hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu sách giáo
khoa Ngữ văn THCS xét trên bình diện chức năng ngữ pháp ....................... 59
2.2.1. Thành ngữ làm thành tố cấu tạo trong câu .......................................... 60
2.2.2. Thành ngữ làm thành tố cấu tạo trong cụm từ ..................................... 62
2.2.3. Thành ngữ tách thành câu riêng biệt ................................................... 64


iv

2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHỨC CỦA THÀNH NGỮ TRONG CÁC
VĂN BẢN ĐỌC HIỂU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THCS XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG .............................................. 66

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ
văn THCS .................................................................................................... 66
3.1.1. Trường nghĩa phản ánh hiện thực xã hội ............................................. 66
3.1.2. Trường nghĩa phản ánh lối sống, hành động, cách ứng xử, tâm lý nhân
vật ................................................................................................................ 68
3.1.3. Trường nghĩa phản ánh phong tục tập quán và văn hóa người Việt..... 70
3.2. Hiện tượng biến đổi nghĩa của thành ngữ .............................................. 71
3.2.1. Nghĩa hàm ẩn được tạo lập theo cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ ............... 73
3.2.2. Nghĩa hàm ẩn được tạo lập theo cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ ........... 76
3.2.3. Nghĩa hàm ẩn được tạo lập theo cơ chế chuyển nghĩa so sánh ............ 80
3.3. Quá trình tạo nghĩa của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ
văn THCS .................................................................................................... 81
3.3.1. Đích tác động ..................................................................................... 81
3.3.2. Tính cộng hưởng về nghĩa trong việc sử dụng phối hợp nhiều thành ngữ
trong câu hoặc đoạn văn ............................................................................... 82
3.4. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các thành ngữ trong các văn bản
đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS...................................................................... 83
3.4.1. Sự hài hòa về vần và nhịp điệu ........................................................... 83
3.4.2. Tính hàm súc, ngắn gọn ...................................................................... 85
3.4.3. Tính hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm ............................................. 85
3.5. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 86
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 92
PHỤ LỤC .................................................................................................... 96


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Giải thích

1

C –V

Chủ - vị

2

CN

Chủ ngữ

3

VN

Vị ngữ

4

SGK

Sách giáo khoa


5

THCS

Trung học cơ sở


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Kết quả khảo sát về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ
trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS

Trang

47

2.2

Các dạng thể hiện của thành ngữ ẩn dụ đối xứng

48


2.3

Các dạng thể hiện của thành ngữ ẩn dụ phi đối xứng

55

2.4

Khả năng đảm nhận các chức năng ngữ pháp của thành
ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS

59

Khả năng đảm nhận các chức năng làm thành tố cấu tạo
2.5

nên câu của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK

60

Ngữ văn THCS
3.1

3.2

Kết quả khảo sát các trường nghĩa đặc trưng trong các
văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS
Kết quả khảo sát các cơ chế tạo nghĩa trong các văn bản
đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS


67

73

Kết quả khảo sát các cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn bằng
3.3

phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ của thành ngữ trong

74

các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS
Kết quả khảo sát các cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn bằng
3.4

phương thức chuyển nghĩa hoán dụ của thành ngữ trong
các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn THCS

77


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là những sáng tác của dân gian và có quan hệ mật thiết
với văn hóa dân tộc. Không ai có thể biết được thành ngữ được ra đời từ khi
nào nhưng một điều không thể phủ nhận đó là những kinh nghiệm của dân
gian được đúc rút một cách ngắn gọn và cô đọng nhất. Và những kinh nghiệm
này thường có liên quan mật thiết tới văn hóa, văn học của mỗi dân tộc.

Người Việt thường sử dụng những câu nói này như một thói quen vì vậy lâu
dần những ngôn ngữ ấy trở thành chuẩn mực, motip quen thuộc. Đó là nơi
bộc lộ rõ nét nhất lối sống, tâm tư tình cảm, kinh nghiệm về thiên nhiên về lao
động sản xuất của nhân dân lao động. Chỉ cần gặp một câu nói, hoặc một câu
văn nhờ vận dụng thành ngữ; khi đi sâu vào khám phá mà ta có thể nhận ra
nội dung, ý nghĩa của cả câu cả đoạn văn đó. Và vì thế thành ngữ chiếm một
vị trí không hề nhỏ trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người.
1.2. Văn học phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Vì vậy, văn học phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất đời sống văn
hóa và xã hội.
Đa số các tác phẩm văn học Việt Nam được đưa vào giảng dạy trong
chương trình THCS là những tác phẩm tiêu biểu nhất của mỗi nhà văn, nhà
thơ. Các tác giả này trong các tác phẩm của mình dù ít hay nhiều cũng đã có
sử dụng thành ngữ làm chất liệu để phác họa nên nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy,
đọc hiểu những tác phẩm này từ chính những yếu tố cấu tạo nên tác phẩm đó
là một cách dễ dàng nhất để hiểu được nội dung, hoàn cảnh sáng tác, phác họa
được hình tượng nhân vật của tác phẩm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây,
giáo dục đang chú trọng xu hướng phát triển kĩ năng và năng lực cho học
sinh; trong đó năng lực đọc hiểu là quan trọng nhất.
1.3. Từ thực tế vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các thành ngữ vào
trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các văn bản đọc hiểu nhưng lại chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều người viết mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm


2

hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn
THCS” để nghiên cứu, đi sâu phân tích, lý giải một cách hệ thống về vấn đề
này. Việc nghiên cứu sẽ giúp tác giả luận văn thêm một lần nữa được thấy cái
hay, cái đẹp của thành ngữ Việt Nam trong hoạt động hành chức của chúng

với sự vận dụng sắc sảo và đầy sáng tạo của các nhà văn. Từ đó, chúng tôi hi
vọng có thể tích lũy thêm được nguồn ngữ liệu phong phú từ chính các văn
bản đọc hiểu được dạy học trong chương trình Ngữ văn THCS để tổ chức các
hoạt động dạy học một cách có hiệu quả theo định hướng phát triển các năng
lực giao tiếp ngôn ngữ (năng lực đọc hiểu và năng lực làm văn) của học sinh.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay việc nghiên cứu thành ngữ là một đề tài thu hút được
sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Ở góc độ văn học, các nhà
nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề của thành ngữ: xác định khái niệm (phân
biệt thành ngữ với tục ngữ; thành ngữ với quán ngữ, thành ngữ với cụm từ tự
do, thành ngữ với từ ghép); nội dung, hình thức diễn đạt của thành ngữ; sự
vận dụng, mối quan hệ của tục ngữ với các thể loại văn học khác.
Nghiên cứu thành ngữ trong một cương vị nhất định (trong sự phân
định với các đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, từ ghép, …). Đi theo hướng
này, thành ngữ được nghiên cứu hầu hết ở các công trình về từ vựng học, ngữ
pháp học hoặc được tách riêng ra thành các bài nghiên cứu về vấn đề ranh
giới giữa các đơn vị từ vựng.
Các công trình tiêu biểu có thể kể đến ở đây như các công trình “Vài
suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành ngữ tiếng Việt” Nguyễn Văn
Mệnh (1986); “Góp ý kiến về phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ” của Cù
Đình Tú (1973); … Các công trình này đi vào tập trung nghiên cứu ranh giới
giữa thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ và từ ghép.
2.1. Những nghiên cứu chung
Về khái niệm, thành ngữ là những sáng tác của dân gian ngắn gọn ổn
định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về


3

mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào trong lối sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói

hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Phân biệt thành ngữ với
quán ngữ và từ ghép. Các tác giả đều cho rằng thành ngữ được xem là những
cụm từ cố định có cấu trúc chặt chẽ, ổn định, có tính bóng bẩy, gợi tả trong
nội dung ngữ nghĩa; quán ngữ là các đơn vị ngôn ngữ có chức năng đưa đẩy,
rào đón hoặc nhấn mạnh ý nghĩa chứ không có chức năng định danh như ở
thành ngữ; từ ghép chỉ nêu lên khái niệm sự vật chung chung, thành ngữ còn
chỉ rõ những thành ngữ biểu thị những sự vật hiện tượng ở hoạt động nào và ở
trạng thái ấy ở mức độ nào.
Về nội dung của thành ngữ bao gồm hai mặt: tính văn học nghệ thuật
(hình ảnh, âm điệu, tình cảm) và phi văn học nghệ thuật (kinh nghiệm, khoa
học thực hành, triết lí thực tiễn).
Về hình thức diễn đạt, thành ngữ ngắn gọn, có tính ổn cao, có nhịp
điệu, hình ảnh.
Các công trình tiêu biểu có thể kể đến ở đây như các công trình của tiêu
biểu với công trình “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Văn Tu
(1968) và “Hoạt động của từ tiếng Việt” Đái Xuân Ninh (1978); “Từ vựngngữ nghĩa tiếng Việt” Đỗ Hữu Châu (1981); “Một số nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt” Nguyễn Kim Thản (1963); “Từ vựng học tiếng Việt” Nguyễn Thiện
Giáp (1985); “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” Hồ Lê (1976),… Thứ
nhất, các tác giả này xem thành ngữ không phải là những đơn vị của ngôn ngữ
mà là lời nói liên quan đếm cụm cố định; thứ hai, họ đều cho rằng thành ngữ
không có kết cấu trung tâm. Thứ ba, thành ngữ là những cụm cố định.
Khi phân biệt thành ngữ với tục ngữ, tác giả Hoàng Văn Hành viết:
“Thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ (như: tính bền vững về
cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa...) nhưng lại khác tục ngữ về bản chất. Sự
khác biệt thể hiện ở chỗ: Thành ngữ là những tổ hợp từ "đặc biệt", biểu thị
những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu – ngôn bản
đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật” [16, tr.31-35].


4


Riêng cuốn “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” do Nguyễn Như
Ý chủ biên và các tác giả cộng sự Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn
Văn Khang, Phan Xuân Thành (1995) là cuốn duy nhất biên soạn thành ngữ
dựa vào tư liệu phong phú, trong hoạt động giao tiếp. Trong lời nói đầu, tác
giả Hoàng Văn Hành viết: “Ngoài lời giải nghĩa và các chú thích cần
thiết, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt còn đưa vào các câu trích dẫn
nguyên văn lấy từ các tác phẩm văn học, sách giáo khoa các cấp và báo chí
xuất bản ở Việt Nam trong khoảng 20 năm lại đây để minh hoạ cho cách dùng
thành ngữ trong giao tiếp”. Ngoài ra còn một số công trình khác dù ít hay
nhiều cũng đề cập tới thành ngữ trên phương diện văn học
Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu khác như: “Đặc trưng cấu
trúc ngữ nghĩa của thành ngữ trong ca dao người Việt” Nguyễn Việt Hùng
năm 2004; “Đặc trưng cấu trúc- ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca
dao của người Việt” Nguyễn Nhã Bản năm 2005

2.2. Những nghiên cứu về thành ngữ trong hoạt động hành chức
Thành ngữ tiếng Việt trong hoạt động nói năng đã được chọn làm đề tài
cho các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án … và thu được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Vận dụng thành ngữ trong nói năng, trong tìm hiểu phong tục
tập quán, tâm lí dân tộc, trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Xem xét về kết
cấu của thành ngữ về nội dung thành ngữ.
Vấn đề được quan tâm nghiên cứu phong phú hơn cả là việc nghiên
cứu các mặt riêng rẽ của thành ngữ tiếng Việt như nguồn gốc hình thành và
phát triển thành ngữ, các vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ, các bình diện văn
hoá của thành ngữ, biến thể của thành ngữ, phương pháp nghiên cứu thành
ngữ, … Các công trình nghiên cứu theo hướng này có “Ngữ nghĩa thành ngữ
và tục ngữ. Sự vận dụng” Nguyễn Đức Dân (1986); “Từ điển giải thích thành
ngữ gốc Hán” Nguyễn Như Ý (1993) ; “Từ Hán – Việt và vấn đề dạy học từ
Hán –Việt trong nhà trường phổ thông” Nguyễn Văn Khang(1994),… Các

công trình này đều đi tới một kết luận chung, thành ngữ được xem như là một


5

bộ phận nhỏ của tục ngữ; xét về nguồn gốc, thành ngữ đều xuất phát từ lời ăn
tiếng nói của dân gian, được đúc rút một cách cô đọng nhất; xét về nghĩa,
thành ngữ đều hoàn chỉnh về nghĩa… và cuối cùng thói quen tâm lí, văn hóa,
đặc điểm riêng về thành ngữ cũng chi phối sự nhận diện thành ngữ.
Đặc biệt, trong số các công trình nghiên cứu về thành ngữ, chuyên khảo
“Thành ngữ học tiếng Việt” (2004) của GS. Hoàng Văn Hành là một trong
những công trình có ý nghĩa nhất. Đây là kết quả của quá trình tìm tòi và khảo
nghiệm của tác giả. Ở cuốn sách này, tác giả đã khái quát các phương diện cơ
bản của thành ngữ về đặc trưng cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt,
phân biệt thành ngữ với tục ngữ, quan hệ giữa thành ngữ với văn hoá và thành
ngữ trong sử dụng… Với “Thành ngữ học tiếng Việt”, GS. Hoàng Văn Hành
đã tạo một cơ sở, một nền tảng lý thuyết vững chắc cho những người đi sau
tiếp tục khám phá kho tàng thành ngữ của dân tộc và của từng địa phương
Một số tác giả khác thì lại tách riêng một vài loại thành ngữ ra để
nghiên cứu mặt cấu trúc – hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Các
công trình có thể kể đến ở đây là “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong
tiếng Việt” Hoàng Văn Hành (1976) tập trung nghiên cứu thành ngữ so sánh
và “Về tính biểu trưng của thành ngữ trong Tiếng Việt” Bùi Khắc Việt (1981)
và “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” của nhóm tác giả thuộc Viện ngôn ngữ
(1994) tập trung miêu tả cả thành ngữ đối lẫn thành ngữ so sánh.
Gần đây, nổi lên xu hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong việc
đối chiếu với các thành ngữ nước ngoài. Ví dụ : Đối chiếu thành ngữ Nga –
Việt trên bình diện giao tiếp (Nguyễn Xuân Hoà, 1996); Ngữ nghĩa của
những thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ thành tố động vật trong tiếng Anh
(trong sự so sánh với tiếng Việt) (Phan Văn Quế, 1996); Thành ngữ so sánh

có thành tố chỉ động vật tiếng Việt – Nga – Anh (Hoàng Công Minh Hùng,
2001); Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự liên hệ với thành ngữ
tiếng Việt) (Ngô Minh Thuỷ, 2006), “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng


6

Anh) của Nguyễn Thị Phượng…
Như vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu về thành ngữ nói riêng
và thành ngữ trong tiếng Việt nói chung rất phong phú và đã có thời gian
nghiên cứu khá dài. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc điểm hành chức của
thành ngữ dựa trên các văn bản đọc hiểu trong trường THCS thì ít được
nghiên cứu, nhất là việc khảo sát, nghiên cứu sự xuất hiện của các thành ngữ
trong SGK một cách hệ thống.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài “Đặc điểm hành chức của thành
ngữ trong các văn bản đọc hiểu sách giáo khoa Ngữ văn THCS” nhằm mục
tiêu vận dụng lí thuyết về Ngôn ngữ học để phân tích, tìm hiểu đặc điểm hành
chức của thành ngữ trên cứ liệu các văn bản đọc hiểu được giảng dạy trong
chương trình Ngữ văn THCS, từ đó có thể đề xuất và vận dụng những biện
pháp tiếp cận các văn bản đọc hiểu nói riêng, các tác phẩm văn học trong nhà
trường nói chung từ phương diện đặc điểm hành chức của thành ngữ trong
văn bản.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu
của luận văn gồm:
1. Hệ thống hóa các nghiên cứu về hoạt động hành chức của hệ thống
ngôn ngữ, đặc điểm hành chức của thành ngữ … làm căn cứ lý thuyết để có

thể vận dụng vào khảo sát, đánh giá đặc điểm hành chức của thành ngữ trên
cứ liệu các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS.
2. Khảo sát, phân tích một cách cụ thể, khoa học nguồn ngữ liệu - các
văn bản đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn THCS nhằm xác định, chỉ ra
được các biểu hiện đặc điểm hành chức của thành ngữ trong từng văn bản đọc
hiểu được khảo sát.
3. Đánh giá được những đặc điểm riêng, sáng tạo và hiệu quả nghệ


7

thuật của mỗi văn bản đọc hiểu nhờ sự sử dụng các yếu tố, phương tiện bộc lộ
rõ đặc điểm hành chức của ngôn ngữ. Đưa ra những kiến nghị, đề xuất về
cách tiếp cận các văn bản đọc hiểu từ phương diện hoạt động hành chức của
thành ngữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm của các thành ngữ
tiếng Việt khi đi vào hoạt động hành chức (thông qua khảo sát các văn bản
đọc hiểu trong SGK Ngữ Văn THCS).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm hành chức của thành ngữ là vấn đề rất rộng và vô cùng phức
tạp. Trong phạm vi của luận văn, để việc nghiên cứu được tập trung với điều
kiện và khả năng có hạn, chúng tôi vận dụng những thành tựu nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước để khảo sát các văn bản đọc hiểu trong sách
giáo khoa Ngữ văn THCS phân tích các thành ngữ nhằm làm rõ đặc điểm về
hoạt động hành chức của thành ngữ trong các văn bản này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:

5.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng khi khảo sát, để thống kê các văn bản
đọc trong chương trình Ngữ văn THCS từ đó khảo sát đặc điểm hành chức
của thành ngữ trên hai phương diện cấu tạo, ngữ pháp và ngữ nghĩa và ngữ
dụng từ đó làm cơ sở nhận xét, phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật
của các văn bản đọc hiểu trong chương trình THCS.
5.2. Phương pháp miêu tả
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát đặc điểm hành chức của thành
ngữ trong các văn bản đọc hiểu chúng tôi sẽ miêu tả những đặc điểm cơ bản
trong các văn bản đọc hiểu trong SGK Ngữ văn THCS.


8

5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ tổng hợp những đặc điểm về
hoạt động hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc hiểu trong SGK
Ngữ văn THCS từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về các văn bản đọc hiểu trong
nhà trường.
5.4. Thủ pháp so sánh đối chiếu
Thủ pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ được sự tương đồng và khác biệt
giữa các văn bản đọc hiểu trong chương trình THCS với các tác phẩm văn học
từ đó để thấy được đặc trưng riêng trong phong cách của mỗi tác giả.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phần tài liệu tham khảo,
phần phụ lục thì nội dung của luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc
hiểu sách giáo khoa Ngữ văn THCS xét trên bình diện cấu tạo và chức năng
ngữ pháp

Chương 3: Đặc điểm hành chức của thành ngữ trong các văn bản đọc
hiểu sách giáo khoa Ngữ văn THCS xét trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng


9

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Hoạt động hành chức của hệ thống ngôn ngữ
1.1.1. Khái quát chung về hoạt động hành chức của ngôn ngữ
a. Ngôn ngữ vốn là một hệ thống tín hiệu bao gồm nhiều yếu tố gắn bó
với nhau bởi rất nhiều mối quan hệ và tạo nên một cấu trúc phức tạp. Hệ
thống này đã được hình thành trong lịch sử và tồn tại trong tiềm thức và năng
lực ngôn ngữ của mỗi người, trước hết là người bản ngữ. Ở mỗi người, nó tồn
tại trong dạng tiềm năng, đồng thời tiềm năng ấy được mỗi con người hiện
thực hóa khi dùng ngôn ngữ để tiến hành hoạt động tư duy và đặc biệt là hoạt
động giao tiếp. Ngôn ngữ cũng như một cỗ máy, có cấu tạo hệ thống. Hệ
thống bao gồm nhiều bộ phận, nhiều chi tiết có quan hệ với nhau và được tổ
chức theo một cấu trúc nhất định. Khi chưa hoạt động, cỗ máy đó là một hệ
thống, đến khi hoạt động thì các bộ phận chuyển động có thể có sự biến đổi,
chuyển hóa linh hoạt nhưng theo những qui tắc vận hành nhất định để thực
hiện được các chức năng của nó.
Để thực hiện được các chức năng trọng đại của mình, ngôn ngữ cần ở
trạng thái hoạt động thường xuyên. Để thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn
ngữ hoạt động dưới hai dạng thức: dạng nói và dạng viết. Mỗi dạng này được
tiến hành trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, trong những phạm vi nhất
định của cuộc sống xã hội. Dạng viết, chẳng hạn, được sử dụng cả trong
phạm vi sinh hoạt hàng ngày, nhưng chủ yếu trong các lĩnh vực như khoa học,
nghệ thuật, hành chính, báo chí, ... Dạng nói dùng ngôn ngữ âm thanh có sự
phối hợp với cử chỉ, điệu bộ và thường để giao tiếp trực diện với người nghe.

Còn dạng viết sử dụng tín hiệu chữ viết (thay thế ngôn ngữ âm thanh) với ưu
thế giao tiếp không nhất thiết phải trực diện giữa các nhân vật giao tiếp, và có
thể thực hiện ở một không gian rộng lớn, một thời gian lâu dài và đạt được độ
chuẩn xác cao.


10

b. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với
ngữ cảnh. Ngữ cảnh là bối cảnh ngoài ngôn ngữ, ở đó diễn ra hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ. Ngữ cảnh thường được phân biệt thành ngữ cảnh văn
hóa và ngữ cảnh tình huống:
- Ngữ cảnh văn hóa là toàn bộ môi trường xã hội, lịch sử, địa lí, kinh
tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán, ...mà cộng đồng ngôn ngữ (trong
đó có các nhân vật giao tiếp) tồn tại và phát triển. Các nhân vật giao tiếp với
tất cả những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nghề nghiệp, lứa tuổi,
vốn sống, vốn văn hóa, giới tính, cá tính, ... đều luôn luôn chi phối sự sử dụng
ngôn ngữ và sự lĩnh hội ngôn ngữ.
- Ngữ cảnh tình huống là hoàn cảnh cụ thể về thời gian, địa điểm, sự
kiện, .... mà hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra, nó bao gồm cả văn
cảnh của các đơn vị ngôn ngữ. Hoạt động hành chức của ngôn ngữ và những
sản phẩm được tạo ra trong hoạt động đó đều bị chi phối sâu sắc bởi ngữ cảnh.
Ví dụ:
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đây là hai câu thơ mở đầu cho đoạn trích “Trao duyên” trong kiệt tác
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đó cũng là nỗi lòng đau xót của
Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho
Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Kiều. Thúy Kiều

đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ
“cậy” được sử dụng đặc sắc, là “cậy” chứ không phải “nhờ”; người được
“cậy” khó lòng có thể từ chối. Thúy Kiều nói “cậy” thể hiện sự tin tưởng
tuyệt đối, phó thác hoàn toàn cho Thúy Vân, như ngầm nói: việc mình sắp nói
ra, sắp nhờ chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được, làm được. Vừa được đề
cao, vừa được tin tưởng như thế, Vân khó lòng từ chối được. Kiều đã đặt Vân
lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người


11

chị nào lại xưng hô với em mình bằng từ ngữ tôn kính chỉ dùng cho bề trên
như “thưa, lạy”. Kiều muốn chuẩn bị tâm lý cho Vân để đón nhận một việc hệ
trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra
là rất khó khăn với Vân cũng là việc rất tế nhị. Thúy Kiều hỏi Thúy Vân có
“chịu lời” hay không mà không phải là “nhận lời”. Một là Thúy Kiều ý thức
được sự phi lí của việc nhờ vả của mình và dường như chưa có tiền lệ nên người
bình thường khó chấp nhận được sự nhờ vả này. Hai là ngay trong khi cất lời
nhờ Kiều đã muốn cho Vân thấu hiểu sự hi sinh, thua thiệt của Vân khi chấp
nhận giúp chị gá nghĩa với Kim Trọng. Kiều biết ơn, mang ơn vì điều đó.
c. Trong hoạt động, ngôn ngữ tạo nên những sản phẩm. Cũng như
nhiều hoạt động khác của con người, hoạt động ngôn ngữ được tiến hành
bằng các nguyên liệu, vật liệu có sẵn (các âm thanh hoặc hệ thống chữ viết
thay thế các âm thanh, các từ, cụm từ cố định, các qui tắc kết hợp của chúng)
và tạo ra các sản phẩm (các ngữ, các cụm từ, các câu, lời nói, văn bản, ...).
Mỗi sản phẩm như vậy được tạo ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định và
trên cơ sở của những nguyên vật liệu có sẵn cùng những qui tắc kết hợp
chúng ( Ví dụ: câu được tạo ra nhờ từ và qui tắc kết hợp từ).
Hơn nữa, trong hoạt động ngôn ngữ, cụm từ, câu, văn bản vừa là các
sản phẩm lại vừa là các phương tiện để thực hiện chức năng. Chẳng hạn, câu

vừa là sản phẩm được tạo ra khi nói hoặc viết, đồng thời vừa là phương tiện
để người nói hay người viết thể hiện được một ý, một nội dung nhận thức tư
tưởng hay tình cảm; văn bản vừa là một sản phẩm được tạo ra lại vừa là một
phương tiện để người viết, nói bộc lộ được một nội dung trọn vẹn.
d. Cũng trong hoạt động, các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ vừa giữ
nguyên (duy trì) những đặc tính bản chất, những mối quan hệ vốn có, lại vừa
có sự biến đổi và chuyển hóa linh hoạt. Những sự biến đổi và chuyển hóa này
phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động giao tiếp và nhằm đạt tới những
hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
Những sự biến đổi và chuyển hóa đó có thể diễn ra ở tất cả các phương


12

diện khác nhau của hệ thống ngôn ngữ. Có những sự biến đổi ở mặt ngữ âm,
kết quả tạo ra các biến thể ngữ âm: các biến thể cá nhân (giọng nói địa
phương), các biến thể kết hợp. Có những biến đổi và chuyển hóa ở phương
diện hình thức tổ chức và kết hợp các yếu tố ngôn ngữ sẵn có, cũng như ở các
sản phẩm được tạo ra: sự có mặt hay vắng mặt của các thành tố, trật tự sắp xếp
của các thành tố, sự đan xen lẫn nhau của các thành tố... Ví dụ, trong hoạt
động, từ có thể biến âm (nào – nao/Ông ơi ông vớt tôi nao! Nhớ ai tát nước
bên đường hôm nao – ca dao), có thể đổi vị trí cấu tạo (giữ gìn – gìn giữ, áo
quần – quần áo), có thể đan xen thành tố với từ khác (Biết bao bướm lả ong lơi
– Truyện Kiều/ bướm chán ong chường)...Câu có thể đầy đủ hay tạm thời vắng
mặt thành phần, có thể sắp xếp các thành phần theo một số cách khác nhau.
Ví dụ: Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em/ Chúng ta
hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất/ Những gì tốt đẹp nhất, chúng ta
hãy dành cho trẻ em...
Sự biến đổi và chuyển hóa có thể diễn ra ở bình diện nội dung ngữ
nghĩa. Chẳng hạn, trong hoạt động ngôn ngữ rất nhiều từ nảy sinh các nghĩa

mới. Ví dụ: trượt vỏ chuối, viêm màng túi, khâu sống, vượt rào, ...Câu cũng
có thể tùy hoàn cảnh giao tiếp mà có cả nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
Chẳng hạn, bạn trai của con gái đến nhà chơi buổi tối, bố/mẹ bỗng nói “ Thế
mà đã 11h rồi đấy”, thì câu này không chỉ hàm ý thông báo về thời gian mà
còn nhắc khéo khách rằng: muộn rồi nên về thôi.
Song, những sự biến đổi và chuyển hóa của các yếu tố ngôn ngữ trong
hoạt động không phải là sự thay đổi tùy tiện ngẫu hứng, hoàn toàn theo ý chủ
quan của một người nào đó. Những sự biến đổi và chuyển hóa đó phải diễn ra
theo qui luật và theo những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ. Có như thế,
trong hoạt động, ngôn ngữ mới là phương tiện giao tiếp chung của xã hội, mới
thực hiện được chức năng tư duy và giao tiếp mang bản chất xã hội.
1.1.2. Sự biến đổi và chuyển hóa của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức
Như đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố (các đơn


13

vị ngôn ngữ) có quan hệ qua lại với nhau, qui định lẫn nhau. Hệ thống này có
thể tồn tại ở trạng thái tĩnh, trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. Ở trạng
thái tĩnh, các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ có những mối quan hệ qua lại, chế
định lẫn nhau, có các vai trò và chức năng nhất định. Khi được sử dụng trong
hoạt động giao tiếp, hoạt động hành chức, các yếu tố này vẫn nằm trong các
quan hệ hệ thống với nhau, tuy rằng chúng có thể có những sự chuyển hóa và
biến đổi để thích nghi với nhiệm vụ và mục đích giao tiếp trong từng hoàn
cảnh cụ thể. Dưới đây, chúng ta lần lượt xem xét một số sự chuyển hóa, biến
đổi ở một trong hai loại yếu tố, đơn vị ngôn ngữ cơ bản nhất và có số lượng
lớn nhất trong mỗi ngôn ngữ, đó chính là từ. Qua việc xem xét này, chúng ta
cũng có thể có những nhận định chung về các loại yếu tố khác của hệ thống
ngôn ngữ trong trạng thái hoạt động giao tiếp – hành chức.
Từ là yếu tố cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Chúng có số lượng rất lớn,

lại là một hệ thống mở: nhiều từ cũ dần dần không được dùng, nhiều từ mới
dần dần được nảy sinh và sử dụng. Hơn nữa từ lại là loại yếu tố có nhiều bình
diện: bình diện ngữ âm, bình diện cấu tạo, bình diện ngữ nghĩa, bình diện kết
hợp ngữ pháp, bình diện phong cách chức năng, ... Ở trạng thái tĩnh, căn cứ
vào mỗi bình diện như vậy, ta có thể tập hợp các từ theo các hệ thống bộ phận
(tiểu hệ thống) trong lòng hệ thống từ vựng chung. Khi hoạt động giao tiếp,
các bình diện của các từ đều có thể diễn ra những biến đổi. Ban đầu những sự
biến đổi đó có thể ở phạm vi hẹp, mức độ thấp nhưng dần dần có thể có mức
độ cao hơn và những thay đổi về lượng có thể dẫ đến những thay đổi về chất:
làm nảy sinh những hiện tượng mới, những yếu tố mới, từ mới.
1.1.2.1. Sự biến đổi, chuyển hóa của từ ở bình diện ngữ âm và cấu tạo
a) Về mặt ngữ âm
Từ là loại tín hiệu có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Muốn thực hiện
được chức năng tín hiệu của mình, âm thanh của từ phải ổn định, có tính xác
định và thống nhất chung của toàn thể các thành viên của xã hội. Hai mặt âm
thanh và ý nghĩa của từ tuy có quan hệ võ đoán và có tính qui ước nhưng


14

không ai có thể tùy tiện thay đổi theo ý muốn riêng của cá nhân.
Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân, khi phát âm, từ vẫn có những biến thể cá
nhân trong giọng nói (ở mức độ cho phép). Hoặc trong các phương ngữ, từ
vẫn có thể có những biến thể ngữ âm địa phương. Đó là sự biểu hiện của
những biến đổi ngữ âm của từ khi từ được sử dụng trong lời nói của cá nhân
hoặc của phương ngữ trong hoạt động giao tiếp. Cũng trong hoạt động giao
tiếp (trong sự kết hợp với từ), bộ mặt ngữ âm của từ có thể có những biến thể
kết hợp.
Chẳng hạn trong phương ngữ Nam bộ của tiếng Việt, ta gặp thấy
thường xuyên xuất hiện hiện tượng gộp âm như:

anh ấy - ảnh, ông ấy - ổng, cô ấy - cổ, trong ấy - trỏng...
Sự biến đổi về mặt ngữ âm của từ diễn ra đồng loạt ở nhiều từ theo một
qui luật chung. Nó tạo nên biến thể ngữ âm của cùng một nhóm từ.
Ví dụ: sự chuyển hóa giữa các phụ âm đầu mà chữ viết ghi là tr và gi
được qua sát thấy ở nhiều từ như: trời – giời, (nhà) tranh – (nhà) gianh, (con)
trai – (con) giai, trăng – giăng, trả (lại) – giả, (ăn) trầu – (ăn) giầu,...
Những biến đổi ngữ âm như vậy được gọi là sự biến âm. Sự biến âm
diễn ra theo qui luật và có tính đồng loạt ở nhiều từ, và có thể ở các bộ phận
âm thanh khác nhau trong từ.
b) Về mặt cấu tạo
Các từ cần có cấu tạo ổn định để thực hiện các chức năng định danh,
chức năng tạo câu, ... Đồng thời đặc điểm cấu tạo của từ là cơ sở để cho từ
thuộc về một hệ thống cấu tạo nhất định: từ đơn, từ láy, từ ghép, ...Đó cũng là
các hệ thống bộ phận của hệ thống từ vựng, hệ thống ngôn ngữ nói chung.
Trong hoạt động giao tiếp hình thức của từ cũng có thể biến đổi ở một
mức độ nhất định. Những sự biến đổi này không làm thay đổi nghĩa của từ,
không làm thay đổi bản chất ngữ pháp của từ nhưng lại có tác dụng làm cho từ
thích hợp với các nhân tố giao tiếp. Cụ thể hơn, có thể thấy, trong tiếng Việt:
- Các từ phức (láy hoặc ghép) có thể thay đổi thứ tự các thành tố như:


15

đấu tranh – tranh đấu, giữ gìn – gìn giữ, đổi thay – thay đổi, son sắt – sắt
son, rì rầm – rầm rì, ...
Những sự thay đổi như vậy có tác dụng làm cho việc dùng từ được
uyển chuyển, linh hoạt đặc biệt là khi cần tạo ra một âm hưởng hay nhịp điệu
thích hợp cho câu văn câu thơ.
Ví dụ: thường ta hay gặp biến thể chung thủy (yếu tố chung đi trước)
nhưng trong câu thơ sau, biến thể thủy chung là thích hợp về nhịp điệu, tiết

tấu: Thủy chung tình bạn chùm hoa tím (Tố Hữu)
- Có những trường hợp các thành tố của từ phức được tách ra để xen kẽ
những thành tố của từ phức khác vào, hoặc xen kẽ các từ đơn vào. Sự thay đổi
này đã trở thành một biện pháp tu từ, phục vụ cho việc biểu đạt được hiệu quả.
Ví dụ: “Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!” (Truyện Kiều)
Các từ phức dày dạn, chán chường, gió sương, bướm ong được tách ra
và xen kẽ vào nhau, diễn tả được một cách hình tượng, cụ thể tâm trạng ngao
ngán, ê chề của nàng Kiều.
- Lại có những trường hợp, hình thức cấu tạo đa tiết của từ được cắt
ngắn đi, chỉ còn giữ lại một hai âm tiết. Nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ
không thay đổi, nhưng hình thức ngắn, đơn tiết của từ phù hợp với phong
cách khẩu ngữ, phong cách ngôn ngữ linh hoạt hơn.
Ví dụ: Hợp tác xã – hợp
Xi măng – xi
Đô la – đô
- Có trường hợp một vài từ được gộp lại thành một hình thức cấu tạo và
được dùng trong câu như một từ. Đây cũng không phải là cấu tạo nên một từ
mới, mà là một dạng lâm thời của từ trong lời nói, trong hoạt động giao tiếp.
Ví dụ: Ưu điểm, khuyết điểm – ưu, khuyết điểm
Công nghiệp, nông nghiệp – công, nông nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp – nông, lâm, ngư nghiệp


16

- Ngoài ra, còn có thể qui vào sự biến đổi về mặt cấu tạo đối với những
dạng viết tắt theo nhiều cách khác nhau và ngày càng phổ biến trong các văn
bản tiếng Việt:
Xã hội chủ nghĩa: XHCN

Ngân hàng đầu tư và phát triển: BIDV
Tóm lại, từ của tiếng Việt mặc dầu vẫn cần tính định hình, chặt chẽ về
cấu tạo, nhưng khi được sử dụng trong lời nói giao tiếp vẫn có thể biến hóa
linh hoạt, tạo nên các dạng thức lâm thời để thích hợp với các hoàn cảnh giao
tiếp và mang lại các sắc thái tu từ - phong cách học nhất định.
Cần chú ý phân biệt những dạng thức linh hoạt, uyển chuyển trong việc
dùng từ với những trường hợp dùng từ sai do không nắm vững đặc điểm cấu
tạo của từ.
Ví dụ: Anh ấy có một yếu điểm là thiếu quyết đoán trong công việc
(phải là điểm yếu)
1.1.2.2. Sự biến đổi, chuyển hóa của từ ở bình diện nghĩa
Ở bình diện nghĩa, khi từ được dùng trong hoạt động giao tiếp, nghĩa
của từ cũng có những biến đổi và chuyển hóa.
Trước hết, nghĩa của từ trong hệ thống là một nghĩa khái quát. Khi
dùng trong lời nói, nghĩa của từ được hiện thực hóa, được qui chiếu vào một
đối tượng cá thể, xác định, hoặc được qui chiếu vào loại sự vật nhất định.
Ví dụ: Trong hệ thống ngôn ngữ chưa được dùng vào hoạt động giao
tiếp, từ “quần đảo” có nghĩa chung chỉ nhiều đảo ở cụm gần nhau trong một
vùng biển, còn “đảo” chỉ chung vùng đất nhô trên mặt biển có thể có các sinh
vật và người sống. Nhưng trong các câu 2 và câu 3 của đoạn sau thì “quần
đảo” chỉ quần đảo Trường Sa, còn “đảo” thì chỉ một trong các đảo của quần
đảo Trường Sa.
“Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
Quần đảo bao gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo
là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển


17

Đông xanh mênh mông”. (Hà Đình Cẩn – Quần đảo san hô)

Ta biết được điều đó vì hoàn cảnh giao tiếp – các câu đi trước – đã xác
định rõ. “Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta”.
Qua ví dụ trên cũng có thể thấy hiện tượng nghĩa của từ bị thu hẹp khi
từ được dùng trong lời nói.
Có trường hợp, khi từ dùng trong giao tiếp, nghĩa của nó được qui
chiếu vào một loại sự vật nhất định.
Ví dụ: Sầu riêng là loại trái quí, trái hiếm của miền Nam. (Mai Văn Tạo)
Ngược lại với trường hợp thu hẹp nghĩa là trường hợp nghĩa của từ
được mở rộng hơn khi từ dùng trong giao tiếp so với từ trong trạng thái tĩnh
của ngôn ngữ.
Ví dụ: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Viễn Phương)
Từ “mùa xuân” ở câu thơ trên không phải có ý nghĩa mùa đầu tiên
trong bốn mùa của một năm mà nó mang ý nghĩa rộng hơn: một năm tuổi
trong một đời người.
Nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp còn có sự chuyển đổi rõ rệt hơn,
khi từ chuyển sang chỉ các đối tượng khác. Đây là sự chuyển nghĩa lâm thời
trong lời nói. Nghĩa mới chưa có tính phổ biến và ổn định, nên chưa trở thành
một nghĩa của từ, để có thể ghi vào từ điển thành nghĩa ngôn ngữ. Những sự
chuyển nghĩa này làm cho từ có thêm nghĩa mới, có sức sống mới. Sự chuyển
nghĩa như thế vẫn theo các phương thức chung: ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Ví dụ: Đây là đoạn văn miêu tả một khu rừng thảo quả vào mùa (chín):
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày
qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt (Ma Văn Kháng)
Trong ví dụ này, các từ say và thắp được dùng với nghĩa mới theo phép
nhân hóa: không phải người say mà là rừng say, không phải say rượu, say
thuốc mà là say hương vị thảo quả ngọt lựng, thơm nồng. Còn thắp cũng



×