Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.48 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI

TIỂU THUYẾT VỀ GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
(Qua tác phẩm của: Ma Văn Kháng,
Lê Lựu, Dạ Ngân)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI

TIỂU THUYẾT VỀ GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
(Qua tác phẩm của: Ma Văn Kháng,
Lê Lựu, Dạ Ngân)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NAM


Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 5
2.1. Gia đình hiện đại ................................................................................... 5
2.2. Gia đình hiện đại qua những trang văn ............................................... 8
2.3. Gia đình hiện đại qua những trang văn dưới góc nhìn của người
nghiên cứu..................................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu ................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 11
Chương 1 NHỮNG TÁC NHÂN XÂM HẠI GIA ĐÌNH THỜI HIỆN
ĐẠI ............................................................................................................. 12
1.1. Gia đình hiện đại và nguy cơ rạn nứt từ hiện thực xã hội................. 12
1.1.1. Những nỗi đau chiến tranh hằn lên mỗi gia đình ............................ 12
1.1.2. Những hệ lụy hình thành từ tàn dư của xã hội đối với gia đình ...... 19
1.1.3. Những bi kịch từ thời hiện đại tác động tới gia đình ........................ 23
2. 1. Gia đình hiện đại và những rạn nứt từ nội tại .................................. 30
2.1.1. Sự lệch pha giữa đàn ông với đàn bà ............................................... 31
2.1.2. Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình ................................... 38
2.1.3. Sự ích kỉ của mỗi cá nhân đối với gia đình ....................................... 41
Chương 2 NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG, VĨNH HẰNG CỦA GIA
ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI ......................................................... 49
2.1. Gia đình – nơi trú ngụ, chở che của mỗi con người trước lầm lạc, vấp
ngã của cuộc đời. ........................................................................................ 50
2.2. Mỗi người đều khao khát một gia đình với hạnh phúc đích thực ..... 55
2.3. Lịng bao dung, đức hy sinh của mỗi thành viên trong gia đình ....... 63


1


Chương 3 NHỮNG PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
GIA ĐÌNH .................................................................................................. 75
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện............................................................. 75
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 83
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu ...................................... 95
3.3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 95
3.3.2. Giọng điệu ......................................................................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, sự biến động của lịch sử tác
động đến văn học. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần và
được thay thế bởi khuynh hướng đời tư, cảm hứng thế sự. Từ không khí tự do,
dân chủ trong đời sống văn học đến nhu cầu đổi mới của chính những người
cầm bút cùng với hiện thực thời hậu chiến chính là những tiền đề cho sự tìm
tịi, sáng tạo và nở rộ của văn chương đương đại.
Một trong những biểu hiện của khuynh hướng đời tư, cảm hứng thế sự
ấy là các tiểu thuyết viết về đề tài gia đình như: Thời xa vắng, Sóng ở đáy
sơng, Hai nhà, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu; Cha và con và…, Một cõi nhân
gian bé tí của Nguyễn Khải; Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có
giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn

Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng; Gia đình bé mọn của Dạ
Ngân; Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư,....
Gia đình – “tế bào” nằm trong “cơ thể ” xã hội vốn là cội rễ, ngọn
nguồn của sự sống, của cuộc đời. Quan tâm đến con người cá nhân với những
bước thăng trầm của số phận gắn với đời sống gia đình là nét đặc trưng của tư
duy tiểu thuyết. Tìm hiểu về gia đình hiện đại, thiết nghĩ, khơng gì sâu sắc
bằng việc nhìn nhận nó trong thể tài này. Các nhà văn Lê Lựu, Ma Văn
Kháng, Dạ Ngân đã khơi sâu vào mạch chính của tiểu thuyết và thổi bùng
luồng gió mới tới văn nghệ bằng quan niệm về gia đình thời hiện đại. Phải
chăng các nhà văn đồng ý kiến với Luận của Mùa lá rụng trong vườn khi nhân
vật này phát biểu suy ngẫm của mình ở cuộc trị chuyện với cha:
- Có một đề tài rất có nghĩa vào lúc này, ba nên nghiên cứu ba ạ. - Luận
ngừng giây lát. - Gia đình! Gia đình Việt Nam! Một phạm trù quan trọng
chứ,ba!

3


- Gia đình Việt Nam? Ơng Bằng hơi bị bất ngờ.
- Vâng. - Luận dằn giọng. - Con cho rằng, người Việt mình có nhiều cái bí
ẩn, độc đáo. Gia đình cũng có nhiều cái đáng nói lắm, nhất là lúc này. Về
nhân loại thì gia đình đã trải qua các hình thái: Tạp hơn cực kì lang chạ,
huyết tộc, punaluan, đối ngẫu, một vợ một chồng. Nghĩa là, gia đình là một
yếu tố năng động. Ở nước ta, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, gia đình đã
biến đổi như thế nào, đáng nghiên cứu lắm chứ, ba? [12, tr.62].
Gia đình “một phạm trù quan trọng” và “có nhiều cái đáng nói lắm”,
“đáng nghiên cứu lắm”, đấy chính là thông điệp ý nghĩa mà Ma Văn Kháng
cũng như Lê Lựu và Dạ Ngân muốn gửi gắm tới độc giả khi họ cùng chắp bút
đầy tâm huyết cho đề tài này. Và nhất là trong gia đình ngày nay càng có
nhiều cái đáng nói, đáng nghiên cứu hơn bởi gia đình hiện đại khơng cịn đơn

giản nữa mà trở nên phức tạp với những nguy cơ rạn nứt, những mối bất hịa
khơng thể tránh khỏi. Cũng vì lẽ đó mà đề tài gia đình là một đề tài lớn được
các nhà văn chú tâm khai thác và gặt hái được nhiều thành công.
Qua luận văn với nhan đề: “Tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác
phẩm của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Dạ Ngân)”, người viết muốn tìm hiểu gia
đình với tư cách một đề tài của văn học trong dòng văn chương thế sự. Người
viết hy vọng sẽ phác thảo được đầy đủ nhất diện mạo và những đặc điểm cơ
bản của gia đình hiện đại một cách có hệ thống từ lăng kính của các nhà văn.
Nhờ đó, người viết hy vọng sẽ góp một tiếng nói nhỏ trên con đường mưu cầu
hạnh phúc của gia đình – một trong những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong
cuộc sống hôm nay.
Trên từng trang văn, ta thấy gia đình hiện đại được tái hiện trong đó vừa
mang sắc thái chung, khái quát vừa thể hiện sự cá biệt, riêng tư trong đời
sống, bên cạnh đó, ta cịn thấy rõ được những đặc trưng, những kế thừa và

4


biến đổi của xã hội hiện đại. Với đề tài này, chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn bộ
mặt của xã hội hiện đại qua những biểu hiện về gia đình.
Đồng thời, bằng việc tìm hiểu “Tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác
phẩm của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Dạ Ngân)”, chúng ta hiểu thêm về thể loại
tiểu thuyết cả về nội dung phản ánh lẫn nghệ thuật thể hiện trong một thời kì
văn chương mới. Chúng ta tìm thấy những nét tương đồng và dị biệt giữa cây
bút này với cây bút khác khi thể hiện cùng một đề tài. Những nét tương đồng
chính là sự gặp gỡ của những quan điểm, những tư tưởng gần gũi nhau khi
khám phá đời sống gia đình cịn những điều dị biệt in dấu ấn riêng, phong
cách riêng của mỗi nhà văn. Như vậy, những đặc điểm tiêu biểu trong phong
cách của các nhà văn cũng được biểu lộ. Chúng tơi hy vọng qua đề tài này
phần nào định hình được phong cách tác giả.

Nhận thức được tầm quan trọng của tiểu thuyết viết về gia đình và sức
hấp dẫn của nó, chúng tơi chọn đề tài “Tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua
các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Dạ Ngân)” cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gia đình là một đề tài rộng và cơ bản, vừa thuộc phạm vi nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học vừa là đối tượng sáng tạo của nhiều lĩnh vực nghệ
thuật trong đó có văn học. Cùng với sự chuyển mình của văn học, gia đình
biến đổi sâu sắc.
2.1. Gia đình hiện đại
Có rất nhiều quan niệm và kiến giải khác nhau về cách tính mốc thời
gian “hiện đại”: 1930, 1945,1975, 1986. Trong luận văn này người viết giới
hạn nghiên cứu thuật ngữ “gia đình hiện đại” từ sau công cuộc đổi mới của
Đại hội Đảng VI, một bước ngoặt quan trọng đối với đời sống và văn học.
“Đối với văn học, bối cảnh mới tạo nên những chấn động sâu xa trong ý thức
nghệ thuật (…) Nó cần một yếu tố thúc đẩy mang tính quyết định đó là sự dân

5


chủ hóa về mặt chính trị xã hội (…) Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trong
chặng đường nối tiếp liên tục của văn học tính từ 1945, cái mốc của Đổi mớ
văn học vẫn được ghi nhận từ 1986, từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Chính từ đó,
văn học mang một màu sắc khác, một tinh thần khác để có thể nói: bắt đầu
một giai đoạn khác [29, tr.26].
Gia đình là cái gốc của con người, nơi mỗi con người sinh ra và bắt đầu
cuộc sống. Vì thế, trong đời sống xã hội, đặc biệt ở thời hiện đại, vấn đề gia
đình được chú trọng hơn bao giờ hết. Nhiều bài báo, tạp chí đề cập tới mà một
trong số đó là “Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại” và “Điều
đáng lo ngại trong nhiều gia đình hiện nay ở thành thị của Trường Giang, Mái
nhà giữa cơn giơng thời đại của Nguyễn Hồng Đức, Gia đình Việt Nam hiện

nay: truyền thống hay hiện đại của Nguyễn Thị Thường.
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại
gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nơi văn
hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong dân
gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết
với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng
chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen
gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập
trung nhiều nhất ở nơng thơn Bắc Bộ. Gia đình truyền thống có các ưu điểm
như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền
thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các
thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần,
chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Gia đình truyền thống Việt Nam
thực chất là gia đình trật tự, nền nếp, êm ấm; là gia đình trong đó mọi thành
viên đều biết nhiệm vụ của mình, tự giác tổ chức cuộc sống ổn định, mọi
người hoà thuận, giữ đúng lễ nghĩa, trên kính dưới nhường. Gia đình của kỷ

6


cương, tình thương và trách nhiệm. Đó là những giá trị rất căn bản của văn
hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của
loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng
bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác
biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là
mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng
dâu… Cùng với việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống
phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện
của xã hội hiện đại loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng.
Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình

giảm đáng kể và khơng cịn là khn mẫu của gia đình ngày nay.
Cịn gia đình hiện đại là sản phẩm của một nền cơng nghiệp phát triển,
dân cư có lối sống đơ thị và đạt đến một trình độ văn minh đơ thị khá cao. Gia
đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp
vợ chồng và con cái mà họ sinh ra. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt
Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước
hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có
khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc
lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia
đình khoảng khơng gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Cá
nhân tính được đề cao. Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được
coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập cá
nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách
sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc.
Cố nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do
khơng gian giữa các gia đình ngăn cách nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật
chất và tinh thần bị hạn chế đồng thời giảm khả năng bảo lưu các giá trị văn

7


hóa truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình
khá phổ biến ở nước ta hiện nay.
2.2. Gia đình hiện đại qua những trang văn
Trong các sáng tác, gia đình ít được đề cập trực tiếp như một đối tượng
để nghiên cứu nhưng gia đình ln in bóng hình của mình ẩn hiện trong dịng
sơng văn chương. Đề tài gia đình là đề tài không xa lạ trong lịch sử văn học
Việt Nam. Ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Tự
lực văn đoàn đã khai thác đề tài này bằng việc tập trung phản ánh cuộc đấu
tranh giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hơn nhân để dành quyền sống

cho người phụ nữ, chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng (Nhất Linh); Nửa chừng
xuân, Thừa

tự, Gia

đình,

Thốt

ly (Khái

Hưng); Gánh

hàng

hoa (Nhất Linh - Khái Hưng)… là những ví dụ cụ thể. Từ sau 1945, đất
nước phải trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Lúc này vận
mệnh dân tộc được đặt lên hàng đầu. Vấn đề cá nhân, gia đình trở thành thứ
yếu. Nếu có đề cập tới gia đình thì gia đình lại được nhìn nhận như
một "tổ chức" thống nhất, tất cả mọi người đều ủng hộ, giúp đỡ nhau
hoàn thành tốt cơng việc của tập thể, của xã hội. Đó là gia đình chị
Tư Hậu (trong Một truyện chép ở bệnh viện - Bùi Đức Ai), má Bảy
(trong Gia đình má Bảy - Phan Tứ), chị Út Tịch (trong Người mẹ cầm
súng - Nguyễn Thi)... Đến những năm đầu của đổi mới, các nhà văn đã
khơi lại mạch viết về chủ đề gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỉ văn
học, đề tài gia đình trở thành nguồn mạch chính và thu được những thành tựu
đáng kể với nhiều tác phẩm đáng chú ý, đó là: Thời xa vắng, Sóng ở đáy
sơng, Hai nhà, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu; Mùa lá rụng trong vườn, Đám
cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Gia đình bé mọn của Dạ

Ngân... Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, các nhà tiểu thuyết tập trung bàn

8


về tính phức tạp, đa chiều trong các mối quan hệ thuộc nội bộ gia đình hoặc
giữa gia đình với xã hội, với dân tộc. Dưới cách đặt vấn đề mới của tác giả,
các mối quan hệ ấy bỗng trở thành điểm thử thách sự bền vững của gia đình
trong thời hiện đại.
2.3. Gia đình hiện đại qua những trang văn dưới góc nhìn của
người nghiên cứu
Đời sống văn học càng sinh động hơn với sự cảm nhận tinh tế của các
nhà văn, các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu, các bạn đọc quan tâm tới tác
phẩm viết về gia đình của Ma Văn Kháng, Lê Lựu và Dạ Ngân. Nhưng các
bài viết liên quan tới đề tài này còn chưa nhiều.
Trong cuộc hội thảo về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn do Câu lạc bộ
Báo Người Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà lý luận
phê bình đã có nhiều ý kiến đánh giá. Nguyễn Bảo Hưng với bài viết Mùa lá
rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hơm nay. Nhà nghiên
cứu Lại Ngun Ân khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn” biểu hiện cho xu
thế văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu”, Hoàng Kim Quý lại nhấn
mạnh: “Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của
những gia đình với mỗi người”. Nguyễn Văn Lưu trong bài Bàn thêm về Mùa
lá rụng trong vườn đã viết: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả
lời trong sự khám phá mối quan hệ Cá nhân – Gia đình – Xã hội”.
Thái Thị Mỹ Bình trong bài viết “Thời xa vắng của Lê Lựu và tiến trình
đổi mới văn chương sau 1975” đã khẳng định: “Vấn đề trung tâm đặt ra trong
tác phẩm là số phận con người, cụ thể hơn là hạnh phúc của con người. Nếu
trong văn xi trước đây, hạnh phúc của con người được hịa vào hạnh phúc
chung của dân tộc, hạnh phúc là được cống hiến cho sự nghiệp chung của đất

nước, thì giờ đây trong tác phẩm của mình, Lê Lựu lại chú ý đến hạnh phúc
riêng tư, hạnh phúc cá nhân. Trong quan niệm của Lê Lựu, hạnh phúc của con
người trước hết là được ấm no, thứ đến là được yêu thương và cao hơn hết,

9


hạnh phúc là khi tư tưởng cá nhân được khẳng định, là khi con người xác định
được vị trí của mình trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội”.
Cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân đã nhận được nhiều ý
kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình. Nhà văn Nhật Tuấn trong bài Chủ
nghĩa hiện thực nghiêm nhặt trong Gia đình bé mọn cho rằng: “Gia đình bé
mọn của Dạ Ngân thật ra chẳng bé mọn chút nào, nó chứa đựng một dung
lượng đồ sộ về đời sống xã hội Việt Nam đương đại…Nhà văn Dạ Ngân thực
sự dũng cảm rọi đèn vào những góc tối, khuất tất của cuộc sống làm hiện rõ
toàn cảnh bức tranh xã hội đầy nhức nhối hiện nay”. Nhà văn Hồi Nam viết
Bốn lời bình cho tiểu thuyết Gia đình bé mọn đã nhận định đây là “cuốn tiểu
thuyết kể chuyện gia đình”, qua đó “tác giả cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ
động chèo lái con thuyền cuộc đời mình”.
Bên cạnh đó, một số luận văn ít nhiều đề cập đến vấn đề này như: Tình
u và hơn nhân trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ Việt Nam thời kỳ
đổi mới – Luận văn của Trần Đức Tuấn, Hạnh phúc đời tư trong truyện ngắn
một số cây bút nữ – Luận văn của Nguyễn Thu Hương, Hơn nhân – gia đình
qua hai tiểu thuyết “Thời xa vắng” và “Hai nhà” của Lê Lựu – Luận văn của
Nguyễn Thị Kim Phúc, Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng – Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan Hương, Nghệ thuật viết tiểu
thuyết của Lê Lựu – Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vân.
Tóm lại, qua các cơng trình nghiên cứu, vấn đề gia đình chỉ được điểm
qua trong một vài nhận xét chứ chưa tiếp cận hết mọi góc độ, mọi khía cạnh
cũng như chưa có một cái nhìn xun suốt, tồn diện. Trong luận văn, chúng

tơi cố gắng đi sâu vào phân tích gia đình với một cái nhìn nhiều chiều cùng
với sự khái quát để chỉ ra những nét đặc trưng của gia đình thời hiện đại trong
các tiểu thuyết đã lựa chọn nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu
- Mục đích:

10


Về nội dung, chúng tôi nêu lên những biểu hiện, những góc cạnh khác
nhau của gia đình thời hiện đại trong các tiểu thuyết của các nhà văn.
Về nghệ thuật, luận văn không đi sâu khai thác đặc điểm nghệ thuật của
từng tác giả mà chỉ khai thác những biện pháp nghệ thuật nổi bật như là
phương thức để thể hiện vấn đề gia đình thời hiện đại.
- Đối tượng: Các tác phẩm được lựa chọn để khảo sát gồm:
Tác giả Lê Lựu với các tác phẩm: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sơng, Hai
nhà, Chuyện làng Cuội;
Tác giả Ma Văn Kháng với các tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn,
Đám cưới khơng có giấy giá thú;
Tác giả Dạ Ngân với tác phẩm: Gia đình bé mọn
- Phạm vi: Chúng tôi chỉ tập trung khai thác các tiểu thuyết thể hiện
một cách nổi bật, độc đáo về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng, Lê Lựu và
Dạ Ngân. Thêm vào đó, chúng tơi nghiên cứu và sử dụng tài liệu nói về gia
đình và sự thể hiện về đề tài gia đình trong văn học để làm cơ sở lí luận cho đề
tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận này có nhiều phương pháp nghiên cứu được đan xen
nhưng chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp lịch sử - xã hội
+ Phương pháp thi pháp học

+ Phương pháp hệ thống - tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và mục lục tham khảo, luận văn
được cấu trúc với ba chương như sau:
Chương 1: Những tác nhân xâm hại gia đình thời hiện đại
Chương 2: Những giá trị tốt đẹp, bền vững và vĩnh hằng của gia đình
trong xã hội hiện đại
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật biểu hiện đề tài gia đình

11


Chương 1
NHỮNG TÁC NHÂN XÂM HẠI GIA ĐÌNH THỜI HIỆN ĐẠI
Vấn đề gia đình thời nào cũng được đề cập bởi ý nghĩa quan trọng của
nó đối với cá nhân và cộng đồng. Ứng với mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh xã
hội khác nhau thì vấn đề gia đình lại được bộc lộ những sắc thái khác nhau.
Do đó, chúng tơi đặt câu chuyện gia đình dưới ánh sáng của các quan hệ xã
hội. Những đặc điểm của gia đình khơng chỉ bị chi phối bởi hồn cảnh khách
quan mà nó cịn được tạo nên từ chính những tiền đề chủ quan. Vì vậy, chúng
tơi nghiên cứu sự biến đổi tiêu cực của gia đình trên hai bình diện: Sự ảnh
hưởng của xã hội hiện đại tới gia đình và sự suy thối của chính bản thân gia
đình với các mối quan hệ tự thân.
1.1. Gia đình hiện đại và nguy cơ rạn nứt từ hiện thực xã hội
Trong Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng viết: “Gia đình thật
quen thuộc nhưng cũng thật tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và
biến động. Ôi cái vùng tưởng là tĩnh lặng, cái vùng hay bị lãng quên trong
mối quan tâm hàng ngày, có ai ngờ lại là nơi khởi thủy, chung cục lắm điều
bất hạnh” [1,tr. 345]. Gia đình hiện đại khơng cịn đơn giản nữa mà trở nên
phức tạp hơn với những nguy cơ rạn nứt, chia rẽ, khủng hoảng trước thời đại.

1.1.1. Những nỗi đau chiến tranh hằn lên mỗi gia đình
Nói về chiến tranh, người ta nghĩ ngay một miền quá vãng và có mâu
thuẫn chăng khi chúng ta đề cập tới vấn đề chiến tranh giữa cuộc sống hiện
đại? Có thể nói, văn học trong chiến tranh, phản ánh về chiến tranh như đang
ở tư thế "nhìn nghiêng" về bản chất của cuộc chiến, ánh lên hào quang chiến
thắng, chưa có những tác phẩm phơi bày, cắt nghĩa một cách thấu đáo, đầy đủ
về nó. Các tác giả văn xi đương đại khơng khai thác đề tài chiến tranh với
những chiến công rực rỡ, với con người anh hùng mà chú ý tới những mất mát
đau thương, tới con người cá nhân nhỏ bé. Các nhà văn không thể hiện một

12


cách trực diện tính chất ác liệt của chiến tranh nơi chiến trường lửa đạn mà
chú tâm vào những di họa nhức nhối của chiến tranh còn hằn đọng trên số
phận con người mà nhất là thân phận của người phụ nữ.
Tiểu thuyết đương đại đi sâu vào hiện thực cuộc sống hàng ngày, vào cá
nhân, vào gia đình và đã nhìn thấy những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh,
những mặt tối của cuộc sống bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. “Chiến tranh
vẫn cứ theo đúng quy luật của nó. Chiến tranh là sự tàn phá kinh hồng, là sự
hy sinh, tổn thất to lớn, là máu và nước mắt, sự ly tán đau thương cho mỗi một
cá thể, gia đình và xã hội. Chiến tranh tàn phá về vật chất, tàn phá tinh thần.
Nó làm đổ vỡ khơng chỉ hiện tại, mà cịn cơng phá vào q khứ và để lại
hậu hoạ cho tương lai của con người” (Trọng Bảo). Lịch sử của dân tộc Việt
là lịch sử của một dân tộc làm ăn để đánh giăc, đánh giặc để làm ăn. Người
dân Việt “gồng mình” gánh chiến tranh trên vai và gia đình Việt khơng khỏi
ngậm ngùi, cay đắng trước những mất mát từ chiến tranh.
1.1.1.1. Nỗi đau của những gia đình khơng có người trở về sau chiến
tranh
Như một hệ quả tất yếu, phi lý mà con người phải mặc nhiên chấp nhận

và gánh chịu trong và sau chiến tranh, nhiều gia đình tồn tại sự thiếu vắng của
các thành viên mà đặc biệt là những người đàn ơng. Đó là nỗi đau của những
gia đình khơng có người trở về sau chiến tranh.
Thời hậu chiến đã xuất hiện nhiều “nhà khơng có đàn ơng” để lại một
lỗ hổng không nhỏ trong cuộc sống của mỗi gia đình. Trong Chuyện làng
Cuội, Kiên đã hi sinh khi chưa quen hơi vợ, cô Đất chỉ biết đến dư vị, sự ân ái
của đời sống vợ chồng trong ngày cưới, cả cuộc đời Đất chờ đợi trong niềm
tin, hy vọng để rồi tuyệt vọng. Chị Mỹ Nghĩa ở Gia đình bé mọn cũng bị đánh
cắp tuổi trẻ như vậy. Những người đàn ông đã ra đi và không bao giờ trở về.
Mái ấm đã vĩnh viễn khơng cịn đủ hơi ấm nữa.

13


Tuy chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn còn đây sự xót xa, nghiệt ngã của
mẹ già mất con trẻ, người vợ mất chồng, người con mất cha. Nỗi đau của
người này lại là nỗi đau của người kia và ngược lại, cứ thế chất chồng lên mãi,
cứ thế nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Trong Sóng ở đáy sơng, chiến tranh xảy
ra tại mảnh đất Hải Phịng khiến gia đình Núi phải sống chia cắt bố mẹ một
nơi, con cái một chốn. Sự ra đi của mẹ trong chiến tranh khiến anh em Núi
buồn khổ, bơ vơ, lạc lõng, còn cha, còn họ hàng mà như những đứa trẻ mồ cơi
trơi dạt vơ định giữa dịng đời. Hàng ngàn gia đình như gia đình Núi thoi thóp
trong đống đổ nát hoang tàn của chiến chinh. Nỗi đau mất người thân thầm
lặng đeo bám lấy con người khôn nguôi.
Với “Gia đình bé mọn”, có lẽ ám ảnh hơn cả là hình ảnh của “một đội
qn giường tồn đàn bà và con nít” thật ngậm ngùi, xót xa! Sự cần thiết của
người đàn ông trong cuộc sống thường nhật làm nỗi đau thường trực ln bị
âm ỉ cháy, nó đắng đót đến điêu đứng, uất nghẹn trong lịng. Sự thiếu vắng
người chồng, người cha đồng nghĩa với việc người phụ nữ mất đi quyền làm
vợ, làm mẹ. Những con người đáng thương ấy là sản phẩm của chiến tranh.

Nỗi đau ấy khơng gì có thể bù đắp, xóa mờ nổi. Con người gắng gượng sống
để quên đi nỗi đau nhưng nỗi đau vẫn không buông tha cho con người. Đúng
như lời tâm sự của Tiệp: “Vòng vây của nàng là những bà góa, cơ góa, má
góa, chị góa, cơ em út cũng góa, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào
thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng
khơng thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa
bụa” [23, tr.134].
1.1.1.2. Nỗi đau của những gia đình có người lính trở về sau chiến
tranh
Giữa mn vàn “nỗi buồn chiến tranh”, chiến tranh không chỉ hủy diệt
thân xác mà còn gây nên bao tổn thương trong tâm hồn người lính trở về sau

14


chiến trận. Bước ra khỏi chiến tranh, người lính mất đi tình yêu, hạnh phúc,
niềm tin, mất đi sự thanh thản nơi tâm hồn. Họ bỗng trở nên ngơ ngác, xa lạ
và lạc lõng, không bắt kịp với cuộc sống thời hậu chiến. Họ luôn sống với lý
tưởng đơn giản, với cái nhìn giản đơn, khơng nhận thức được sự phức tạp của
hiện thực cuộc sống. Nếu khơng có chiến tranh, đời tư của họ đã được vẹn
tròn, viên mãn biết bao! Đó phải chăng là nỗi đau của những gia đình có
người trở về sau chiến tranh. Trường hợp của Đông (Mùa lá rụng trong vườn),
Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), Sài (Thời xa vắng) là những ví dụ cụ thể.
Mùa lá rụng trong vườn tái hiện sống động gia đình Việt Nam trong
thời kỳ phát triển mới của đất nước. Nhân vật Đông trong tác phẩm trở về sau
chiến tranh, đối diện với cuộc sống gia đình đầy ngao ngán. Trước tiên, gia
đình lớn của Đơng khơng cịn giữ được nề nếp truyền thống trước sự đổi thay
của xã hội. Nhân vật Đông là một điển hình cho sự khơng hịa nhập với cuộc
sống thời mở cửa. Đơng bỗng trở nên một bóng hình xa lạ trong cuộc sống đời
thường. Đó là một nghịch cảnh mà người lính phải gánh chịu. Giữa mưa bom

bão đạn, tâm hồn người lính tràn ngập quyết tâm chiến đấu, chiến thắng, đói
khổ nhưng vẫn hát mãi khúc quân hành ca. Ngược lại trở về đời sống sau
chiến tranh, về cuộc mưu sinh đời thường thanh bình, người lính Đơng đã mất
đi sự n bình trong tâm hồn, đã khơng khỏi trăn trở, băn khoăn thậm chí đau
đớn, mất niềm tin vào con người trong xã hội sau chiến tranh.
Không chỉ khó khăn trong q trình hịa nhập với cuộc sống thời bình
mà bên cạnh đó, do sự hun đúc của mơi trường qn ngũ, người lính ln nhìn
nhận mọi vấn đề theo kiểu tư duy thô sơ, giản đơn, khô khan, một chiều lại vô
cùng chủ quan. Đông thường nhắc đi nhắc lại câu cửa miệng muôn thủa: “Đời
không phức tạp lắm đâu”. Cuộc tranh luận giữa Đông và Luận đã khắc họa
sinh động, rõ nét suy nghĩ máy móc, cứng nhắc của người lính trở về sau
chiến tranh:

15


-

Tôi chẳng cần đọc. Tôi đã vào sống ra chết, đủ mùi rồi. Văn

chương các anh nhạt nhếch so với cái tơi đã biết.
-

Khơng đọc mà lại nói là nhạt thếch. - Luận cười mép. - Cứ sống

rồi nghĩ theo những lối mịn sơ lược như thế, nên…
(…)
- Nói thật với cậu: Tôi đã năm chục tuổi đầu, kinh qua việc đời khơng ít.
Giờ, tơi khơng kiêu đâu. Nhưng tơi coi mọi sự đều đơn giản và tôi tin là tơi
khơng sai lầm được.

- Khơng sai lầm khơng có nghĩa là đã đầy đủ [12, tr.68].
Người anh trai của Mỹ Tiệp cũng có cái nhìn khơng sai lầm nhưng cũng
khơng đầy đủ ấy. Trước sự việc tày đình là bỏ chồng của cơ em gái Mỹ Tiệp
“Ơng anh quyền huynh thế phụ phóng xe đến để đứng về phía thể diện và lên
án chứ khơng han hỏi, lắng nghe”. Có thể nói người lính đã khơng sáng suốt
và khơng thấu đáo, điều đó đem đến những ảnh hưởng khơng nhỏ đối với
chính bản thân họ và gia đình của họ.
“Một đời gian lao, một đời xả thân vì sự nghiệp của đất nước, con
người này trở về tuổi nghỉ ngơi đáng được sống an lạc trong hạnh phúc gia
đình mà không kẻ nào được phép ghen tị” [12, tr.317]. Nhưng trớ trêu thay
Đông lại phải đối diện với sự thật “hiện giờ chị Lý sống chung như vợ chồng
chính thức với một người đàn ông. Anh này nguyên là Trưởng phòng vật tư”
[12, tr.322] - một sự thật quá sức tưởng tượng mà ngay cả trong cơn ác mộng
anh cũng không ngờ tới. Nhưng sự kiện Lý bỏ Đông “không giản dị như một
câu chuyện ngoại tình. Sai lầm cùa Lý là hiển nhiên rồi. Nhưng trong sai lầm
này của chị, phải chăng Đơng và mọi người trong gia đình là vơ can khơng có
lỗi [12, tr.314]? Câu hỏi đó đã tự bản thân nó nêu lên những lầm lỗi của Đông.
Bởi anh không nhận thức được rằng “đời là một hàm số phức”, “cuộc sống là
một chuỗi ngày không hồn tồn mãn nguyện”, anh khơng cấy trồng, chăm

16


sóc, tơ điểm cho quan hệ vợ chồng, “dù có xuất sắc, Đông cũng mới chỉ gánh
vác cái trách nhiệm nặng nề được xã hội giao phó mà thơi” để rồi Đông phải
đau đớn thốt lên: “Trời ơi sao tôi khơng chết ln lúc tiến đến cửa ngõ Sài
Gịn cho rồi”.
Sang tác phẩm của Lê Lựu, nhà văn viết về bi kịch của những gia đình
có người lính trở về sau chiến tranh qua hình tượng Giang Minh Sài. Người
đọc thấy bất bình thay cho anh khi thủa nhỏ, Sài phải dằn lịng sống theo ý

muốn của gia đình, dịng họ đến tuổi trưởng thành, Sài lại phải cố gồng mình
lên để chịu đựng, phải “tự giết chết đi những xao xuyến thèm khát một hạnh
phúc thực sự”. Khi vào quân ngũ, độc giả mừng cho anh được tháo cũi sổ lịng
nhưng thực chất, anh lại như chịu sự trói buộc trong một chiếc lồng khác. Sài
làm theo ý của các thủ trưởng “yêu cái người khác yêu, ghét bỏ cái người
khác ghét bỏ”. Người lính khơng dám đấu tranh với dư luận để tìm hạnh phúc
gia đình đích thực. Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu, chúng ta
nghĩ rằng với bản lĩnh kiên cường của người lính, với những đắng cay nếm
trải, anh đã rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động. Nhưng chúng ta
đã nhầm, đáng buồn thay anh lại “yêu cái mình khơng có”. Cách sống của anh
vẫn là hệ quả của những tháng ngày “sống hộ ý định người khác” thuở trước
cùng sự suy nghĩ đơn giản, tự mãn với bản thân khi cho rằng nơi chiến trường
ác liệt anh giỏi giang thì đời thường anh cũng làm được và làm tốt. Người lính
có thể dũng cảm đối mặt với bom đạn không nao núng nhưng đối diện với
những thay đổi của cuộc sống đặc biệt là những biến cố trong gia đình thì họ
lại sa vào những lỗi lầm. Làm nên những đổ vỡ và mất mát trong tình u và
hạnh phúc đó khơng thể khơng khẳng định có sự góp mặt của chiến tranh.
Các nhân vật của Dạ Ngân, Ma Văn Kháng, Lê Lựu là những người
lính may mắn thoát chết trong chiến trận nhưng họ vấp phải những đoạn

17


đường đời không dễ ăn nhập, không dễ vượt qua. Họ chính là những con
người nạn nhân trong tiểu thuyết thế sự và đời tư đương đại về đề tài gia đình.
1.1.1.3. Nỗi đau của những gia đình được dựng xây trong chiến tranh
Nói đến chiến tranh là nói đến chết chóc, di chứng của nó gây thương
tích cho con người. Đứa con của chị thật đáng thương khi sinh ra lành lặn vì
khói lửa mà khơng được làm người lành lặn. Nhưng đã có biết bao gia đình
bất hạnh như gia đình chị Hồi trong Gia đình bé mọn. Ấy thế nhưng, điều

đáng nói là ngay cả những gia đình được ươm mầm hạnh phúc từ hiện thực
chiến tranh thì những gia đình ấy cũng khơng thốt khỏi số phận bất hạnh.
Trong điều kiện đối mặt giữa sự sống và cái chết, người ta đến với nhau
vội vàng, người ta chấp nhận nhau cuống quýt và rồi gia đình được hình
thành, được dựng xây. Trong hồn cảnh ấy, con người không tránh khỏi
những sai lầm, những ngộ nhận, những bng xi. Cuộc hơn nhân khơng
phải bởi tình u, đơn giản nó là cuộc hơn nhân do chiến tranh thu xếp, mơi
giới. Tiểu thuyết Gia đình bé mọn kể về một cuộc hơn nhân điển hình như thế.
Tiệp và Tun đến với nhau trong cái giây phút ác liệt, dữ dằn của chiến tranh
để rồi hạnh phúc không mỉm cười với họ. Nếu khơng có chiến tranh, khơng có
buổi sáng định mệnh nghiệt ngã ấy, cuộc đời Tiệp đã khác. “Sau cái ngày giặc
đổ quân lò cò bằng trực thăng đó, những cái hơn đầy ma lực khơng sao ngờ
nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự, sau đó thì lúc nào Tuyên cũng dư thừa
điều kiện vì hai người chung một mái nhà chòi cứ, chung một chiếc xuồng,
chung chết chóc, chung từng ngày sống, và cái chính là chung sự đòi hỏi trai
gái khi cái chết và sự sống được tính bằng ngày, bằng giờ”[23, tr.155] để rồi
trong cuộc sống gia đình, Tiệp ln đau buồn khi “con tim nàng khơng chịu
rung động, nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông, đây là cuộc
xô đẩy của chiến tranh, bom đạn, giặc giã”. Chất liệu xây dựng gia đình Tiệp
“chẳng có chút kết dính nào ở những phẩm chất nhân tính cơ bản [23, tr.327].

18


Người đọc tự hình dung và rút ra kết luận gia đình dựng xây trong thống
chốc của chiến tranh khơng tồn tại lâu bền. Đây cũng là một dạng hậu quả do
chiến tranh mang tới.
Với tư cách là những chứng nhân thậm chí là nạn nhân, các nhà văn
miêu tả chân thực, sinh động, giàu sức thuyết phục những nỗi đau chiến tranh
hằn lên mỗi gia đình. Chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân và hạnh phúc,

cướp đi những điều quý giá nhất của một đời người. Tất cả chỉ cịn lại sự
mong manh, chóng vánh, bất an, vơ nghĩa của cuộc đời khi hạnh phúc khơng
trọn vẹn. Đó là những mặt trái của chiến tranh đối với con người thời hiện đại.
Khi nhìn cuộc chiến tranh từ số phận con người, nhà văn thể hiện tiếng nói
đồng cảm, chia sẻ sâu sắc với những nạn nhân còn đang mang trong mình nỗi
buồn chiến tranh dù chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, đồng thời cất lên tiếng
nói phản đối chiến tranh và khát khao cùng nhân loại “giã từ vũ khí”.
1.1.2. Những hệ lụy hình thành từ tàn dư của xã hội đối với gia đình
Xã hội ngày một phát triển, các gia đình ngày một văn minh, hiện đại
hơn. Tuy nhiên trên đất nước ta bên cạnh những phong tục tốt đẹp thì cịn
khơng ít các hủ tục cần xóa bỏ như: hủ tục lấy người cận huyết thống, hủ tục
treo thây người chết cúng ma, tục tảo hôn… Vang vọng vào các tác phẩm, hủ
tục lạc hậu đeo bám và trở thành một nguyên nhân quan trọng làm nên bi kịch
gia đình.
Dưới góc độ hơn nhân và gia đình, vấn đề tình yêu và hạnh phúc trong
Thời xa vắng luôn là nỗi trăn trở khôn ngi bởi sự tác động của những hủ
tục. Điều đó khơng chỉ làm sứt mẻ mối quan hệ gia đình mà tác hại còn nhiều
hơn thế. Đầu mối cho mọi bất hạnh của cuộc đời Giang Minh Sài trong Thời
xa vắng chính là những gì cịn rơi rớt lại của tục tảo hơn. Thế nên chính Giang
Minh Sài là sản phẩm của một hoàn cảnh đáng buồn thời quá khứ. Hai mảng
hiện thực đan cài nhau giữa bi kịch của các cuộc hôn phối và sự đổi biến của

19


xã hội từ chiến tranh đến hịa bình, nơng thơn ra thành thị cho chúng ta nhìn
nhận đúng về thực trạng đẩy Sài vào tình cảnh sống nhu nhược, khơng dám tự
quyết định hạnh phúc.
Tục tảo hôn trong tác phẩm thể hiện qua các chi tiết ở chương đầu tiên
của tác phẩm Thời xa vắng. Người đọc hình dung cậu bé Sài dưới sức ép nặng

nề của gia đình, xã hội. Cách hỏi vợ cho con của ông đồ Khang là biểu hiện rõ
nét của quan niệm phong kiến về hơn nhân gia đình với tư tưởng “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy”. Sài ngậm ngùi, cay đắng nhận ra bi kịch của đời mình khi
u Hương, muốn có Hương nhưng anh lại là chồng của Tuyết.
Lâu nay chúng ta thương Sài mà quên mất Tuyết, đâu chỉ có Sài gánh
chịu bất hạnh trong hơn nhân và gia đình? Tuyết cũng là nạn nhân đau khổ
của tệ tảo hôn. Mới mười hai tuổi đầu, cái tuổi chơi chắt, chơi chuyền, cô đã
bị cha mẹ gả chồng, phải đi làm dâu. Thật đáng thương, cả đời lấy chồng cô
chưa bao giờ được làm vợ Sài theo đúng danh phận đã có. Chỉ một lần duy
nhất, dưới sức ép của gia đình và đồn thể, cơ đã có con với Sài và sống nuôi
con âm thầm, cam chịu mãi mãi. Mặt trái của xã hội đọng lại ở những tàn dư
đã dẫn đến lối sống chết mòn trong nội bộ từng gia đình.
Bi kịch của đời Sài cịn bắt nguồn từ kìm kẹp, vây bủa trong khuôn
phép lễ giáo ngặt nghèo của tư tưởng phong kiến cổ hủ. Ông đồ Khang khẳng
định “ở đời này người ta sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để
che chở cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướng được vinh
hoa, chứ không ai chịu tai tiếng, chịu nhục để con mình tự do theo ý nó”. Sài
bị sự áp đặt của một gia đình đặt danh dự lên trên hết. Với Sài, hôn nhân
không phải việc riêng tư của cá nhân mà là việc của gia đình. Những người
trong gia đình Sài chỉ quan tâm tới việc Sài chấp nhận sống yên ấm với vợ là
giữ được nề nếp gia phong mà khơng cần biết Sài có hạnh phúc hay khơng.
Sài vì danh dự gia đình vì những ràng buộc của nề nếp, gia phong mà đau khổ.

20


Chính tư duy gia trưởng ln áp đặt cách nghĩ của mình cho người khác của
gia đình Sài đã làm khổ anh. Tiếc nuối và xót xa biết bao khi anh phải thốt
lên: “Đừng ai ngu xuẩn và hèn nhát như tơi mà giết chết tình u đầu tiên vào
năm 18 tuổi” [17, tr.130]. Cuộc hôn nhân tan vỡ giữa Sài và Tuyết là lời tố

cáo tàn dư của xã hội phong kiến đã tước mất quyền tự mưu cầu hạnh phúc
của mỗi cá nhân.
Dạ Ngân mang đến cho ta một khía cạnh khác của tư duy gia trưởng với
“truyền thống ở vậy” của người dân chốn miệt vườn trong gia đình cơ Tư
Ràng. Cơ Tư Ràng, cơ Tư quan tồ của gia tộc, cơ Tư quyền sinh quyền sát
của đám chị em Tiệp đã khẳng định và duy trì truyền thống ở vậy vì danh dự
gia đình. Ở vậy là truyền thống lạc hậu, o ép con người vào khn mẫu, khơng
cho họ tìm hạnh phúc riêng, áp đặt lên cuộc đời của những người con, người
cháu đang “thòm thèm” muốn đi bước nữa. Tiếng khóc và lời phản kháng của
chị Hồi làm tốt lên sự bảo thủ của truyền thống này. “Chị Hồi bắt đầu sụt
sịt, trị nước mắt mà lúc nào chị cũng sẵn cùng với tuổi tác:- Con khơng bất
mãn, con chỉ khơng thích chiến tranh, khơng thích cái danh dự khổ sở của nhà
mình!”
Tàn dư xã hội phong kiến còn cho ra đời sản phẩm của nó là mẫu người
trì trệ, cố níu kéo những giá trị thiếu chuẩn mực, lạc hậu và tự cho đó là giá trị
truyền thống cần bảo lưu. Ma Văn Kháng trong Mùa lá rụng trong vườn cảnh
báo về vấn đề trên. Gia đình ơng Bằng dưới ngịi bút của Ma Văn Kháng là
gia đình của truyền thống nhưng đã lung lay trước những tác động của thời
hiện đại dội vào. Sự xáo trộn đó được thể hiện thơng qua nhân vật Cừ. Bức
thư của Cừ nói ra sự thật về cách giáo dục câu nệ, cứng nhắc, hà khắc, lỗi thời
của một người cha rất đỗi yêu thương con. Cừ cũng đã khẳng định cả mặt tích
cực lẫn hạn chế trong cách giáo dục của gia đình: “Nhưng con thì cho rằng:
hài kịch ấy là sự tiếp tục truyền thống đạo đức vừa hay vừa dở của gia đình

21


ta”. Quả thật là việc giữ gìn gia phong trong gia đình gia giáo lại là nguyên
nhân khiến con người sa ngã khi sử dụng các biện pháp cực đoan, máy móc.
Chính vì vậy, trước lúc từ giã cõi đời, ông Bằng đã hối hận, nhận ra sai lầm

của mình. Mùa lá rụng trong vườn nêu lên yêu cầu đổi mới gia đình truyền
thống cho phù hợp, thích ứng với xã hội mới.
Ngoài ra, trong Thời xa vắng, Lê Lựu cịn cho chúng ta thấy được tập
qn, tập tính của người nơng dân đi làm th là một ví dụ cụ thể, sinh động
về ảnh hưởng tiêu cực của hoàn cảnh sống tới con người. Sài có cách sống của
một anh làm thuê, sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm, chỉ hong hóng chờ chủ sai
bảo chứ khơng dám quyết đốn, định đoạt một việc gì và cho đến khi đời anh
mắc sai lầm, hết sai lầm này đến sai lầm khác: tình yêu dang dở, hạnh phúc
tan vỡ…thì anh mới ngộ ra nguyên nhân tấn bi kịch đời mình là: “Cả cuộc đời
nghe mọi người, chiều theo ý của mọi người để đến bây giờ nhận ra điều đó
đã là quá muộn rồi” [17, tr.370].
Tàn dư xã hội trong Sóng ở đáy sơng khác với tàn dư xã hội trong Thời
xa vắng. Cùng là những đứa trẻ nhưng Sài và Núi chịu hai nỗi khổ khác nhau.
Núi sinh ra trong một gia đình có sự phân biệt đối xử đẳng cấp. Núi sống
trong gia đình mà ln bị hắt hủi, khơng có được tình u thương của cha. Hệ
lụy đáng buồn ấy được phản ánh chân thực. Vốn được sinh ra trong gia đình
đơng con, vốn là con bà hai, Núi và các em ngay khi còn nhỏ đã nhận từ người
cha của mình và những người con của bà cả sự coi thường, khinh miệt, căm
ghét. Sống trong cùng một ngôi nhà mà những người làm thành đại gia đình
ấy như ở hai thế giới khơng thể dung hòa với nhau. Đi sâu vào tác phẩm ta
thấy rõ hơn sự thật đau lòng ấy qua lời tự bộc bạch của Núi về cách sống giữa
hai tầng của ngơi nhà. Đó là sự phân biệt đẳng cấp xã hội đánh đồng với sự
phân biệt đối xử con cái trong gia đình. Ngơi nhà của Núi là ngơi nhà đẹp, nhà
của những gia đình có của ăn, của để thời đó tại Hải Phịng: “Một ngơi nhà

22


hai tầng cửa chớp xanh, khung cửa kính, màu vàng, gạch nghiêng màu đỏ
viền quanh, không hề bám bụi bẩn và xây sát” [15, tr.6]. Hẳn nhiều người sẽ

tưởng tượng cảnh sống sung túc, hạnh phúc của những con người trong gia
đình này. Thế nhưng Lê Lựu lột tả một nghịch lý trớ trêu, cay đắng đó là sự
đối xử tệ bạc của người cha với những đứa con tội nghiệp. Đây cũng chính là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc đời tội lỗi của Núi về sau. Người đọc
không khỏi ngậm ngùi theo dõi cuộc đời Núi và không ngi bức xúc khi
người cha tuyệt tình tuyệt nghĩa với con đẻ. Hiện tượng phân biệt đối xử trong
Sóng ở đáy sông phản ánh thực trạng đời sống xã hội nhiều ngang trái, sự
phân biệt đẳng cấp, địa vị không chỉ diễn ra trong xã hội mà ngang nhiên tồn
tại ngay chính trong gia đình. Thật xót xa biết bao!
Như vậy, tàn dư của xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới các gia đình địi
hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và các phương pháp giáo dục phù
hợp với điều kiện, hồn cảnh cũng như tính cách của các thành viên trong gia
đình. Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp đến với độc giả hãy nỗ lực bứt phá
khỏi cái lồng chập hẹp của hệ tư tưởng phong kiến để giành giật hạnh phúc cá
nhân.
1.1.3. Những bi kịch từ thời hiện đại tác động tới gia đình
Cuộc sống hiện đại với những thay đổi chóng mặt về nền kinh tế thị
trường và nền văn hóa mới đã góp phần vô cùng to lớn vào sự biến chuyển tư
duy, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi con người, làm thay đổi trên nhiều bình diện
những vấn đề của đời sống gia đình. Bên cạnh những nỗi đau của chiến tranh,
những tàn dư của xã hội, nhiều tác phẩm còn nhấn mạnh đến sự rạn nứt, sự
khủng hoảng của tổ ấm dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: tác động từ sự
giành giật, bon chen của cuộc sống vật chất, lối sống mới, sự ngoại tình,…

23


×