Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết báu vật của đời (mạc ngôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.63 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MÃ THỊ CHINH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
BÁU VẬT CỦA ĐỜI (MẠC NGÔN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MÃ THỊ CHINH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
BÁU VẬT CỦA ĐỜI (MẠC NGÔN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành


Hà Nội-2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 7
2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói chung ................................. 7
2.2. Nghiên cứu về “Báu vật của đời” ............................................................... 9
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 10
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 10
3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11
5. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 11
NỘI DUNG ................................................................................................................... 11
Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ
THUẬT ..................................................................................................................... 12
1.1. Vấn đề người kể chuyện ............................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện .................................................................... 12
1.1.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” .......................... 13
1.2. Điểm nhìn nghệ thuật ................................................................................... 27
1.2.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật ............................................................ 27
1.2.2. Điểm nhìn trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” ................................... 28
Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ........................................... 37
2.1. Nghệ thuật lạ hóa .......................................................................................... 37
2.1.1. Khái niệm lạ hóa ..................................................................................... 37
2.1.2. Nghệ thuật lạ hóa trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” ........................ 37

2..2. Thủ pháp kì ảo ............................................................................................. 40
2.2.1. Sự hiện hữu linh hồn .............................................................................. 40
2.2.2 Giấc mơ của nhân vật .............................................................................. 42
2.2.3. Huyền thoại hóa nhân vật ...................................................................... 45
2.3. Nghệ thuật phóng đại ................................................................................... 54
2.3.1 Phóng đại cái chết .................................................................................... 54
2.3.2. Phóng đại hình ảnh Bầu vú ................................................................... 57
Chương 3: KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ...... 60
3.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................. 60
3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .......................................................... 60
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” ................ 60
3.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 72
3.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật............................................................... 72
3.2.2. Nghệ thuật thời gian trong “Báu vật của đời” ...................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn học đương đại Trung Quốc cùng với sự đa dạng về thể loại độc đáo về
phong cách đã góp phần tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn chương Trung Quốc.
Những thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc đương đại đạt được nhờ sự góp
mặt của thế hệ các nhà văn Vương Mơng, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng
Ký Tài, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Cơng… và
thật thiếu sót khi khơng nhắc đến Mạc Ngơn.
Mạc Ngơn được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay,
là “nhân vật khai phá của thế kỉ XXI” ở châu Á, và trở thành một “hiện tượng” của

văn học Trung Quốc và thế giới. Năm 2012, Mạc Ngôn trở thành nhà văn mang
quốc tịch Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ với
hơn 200 tác phẩm, tiểu thuyết là lĩnh vực gây tiếng vang nhất và gặt hái nhiều thành
tựu nhất.“Báu vật của đời” được coi là "viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học"
của Mạc Ngôn. Tác phẩm được thai nghén trong suốt bốn năm, ròng rã từ năm 1990
đến tận mùa thu năm 1994. Với ý nguyện viết một cuốn sách dâng tặng mẹ, nhưng
ý nghĩa của tác phẩm đã vượt qua dự định ban đầu của nhà văn. Cuốn tiểu thuyết
dài hơn năm vạn chữ này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã dành được giải
thưởng “Văn học quần chúng” với số tiền khổng lồ (33 vạn nhân dân tệ). Kể từ khi
“Báu vật của đời” được xuất bản thì số phận người cha đẻ ra nó ln có sự biến
động, đã có lúc tác giả của nó phải tự phê bình và viết thư cho nhà xuất bản yêu cầu
đình chỉ in “Báu vật của đời” cịn những cuốn khác thì phải tiêu huỷ. Khi được
dịch sang tiếng Việt, tác phẩm “Báu vật của đời” (nguyên văn là Phong nhũ phì
đồn) của Mạc Ngơn làm cho độc giả Việt Nam có ý kiến khác nhau.Ý kiến thứ nhất,
có thể coi là đa số cho rằng “Báu vật của đời” của Mạc Ngơn là một tác phẩm tốt
có giá trị về nội dung và nghệ thuật, khái quát chân thực và sinh động một giai đoạn
lịch sử xã hội khá dài của Trung Quốc từ hiện đại đến đương đại thơng qua các thế
hệ trong gia đình Thượng Quan. Ý kiến thứ hai tuy không nhiều cho rằng “Báu vật

5


của đời” của Mạc Ngơn có tính "khiêu dâm", ngun nhân trước hết là tiêu đề của
tác phẩm.
Nguyên tiêu đề của tác phẩm là Phong nhũ phì đồn, dịch ra tiếng Việt là
"Mông to vú nẩy". Tiêu đề tác phẩm quá "lộ liễu", gây cho độc giả hiểu lầm đây là
tác phẩm "nhạy cảm", miêu tả tính dục, khối cảm xác thịt.
Ở Việt Nam, ngồi một số bài báo có tính chất giới thiệu đã có các cơng trình
nghiên cứu về “Báu vật của đời” nhưng mới chỉ dừng lại ở phương diện nội dung
hoặc một vài phương diện nghệ thuật quan trọng như yếu tố lạ hóa, kết cấu tác

phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật “Báu vật của đời” sẽ góp thêm
vài nhận định vào lĩnh vực nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói chung và tiểu
thuyết “Báu vật của đời” nói riêng.
Do ảnh hưởng của quan điểm tư tưởng dẫn đến các cách tiếp cận tiểu thuyết
khác nhau vì vậy xung quanh tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói chung cũng như “Báu
vật của đời” nói riêng có nhiều ý kiến trái ngược. Việc nghiên cứu hình thức nghệ
thuật của tiểu thuyết “Báu vật của đời” sẽ góp phần đánh giá và hiểu đúng tư
tưởng, giá trị của tác phẩm.
Cùng với so sánh văn học, tiếp nhận văn học, nghiên cứu hình thức nghệ
thuật tác phẩm theo hướng thi pháp học, tự sự học đang trở thành xu hướng chính
của lý luận văn học hiện đại. Hướng nghiên cứu này đã trả lại bản chất tự thân cho
văn học “văn học là nghệ thuật sáng tạo ngôn từ”. Do vậy, trong luận văn này,
chúng tôi đã lựa chọn thi pháp học, tự sự học là hạt nhân lý luận để nghiên cứu tiểu
thuyết “Báu vật của đời”.
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Mạc
Ngôn đã kế thừa tinh hoa nghệ thuật kể chuyện dân tộc kết hợp với những cách tân
về nghệ thuật viết tiểu thuyết hiện đại tạo ra một phong cách riêng độc đáo. Nghiên
cứu hình thức nghệ thuật “Báu vật của đời” để chỉ ra được yếu tố truyền thống,
hiện đại và đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm góp phần khẳng định vị trí của Mạc
Ngơn trong dịng chảy của văn học Trung Quốc và văn học thế giới.

6


Thành tựu tiểu thuyết của Việt Nam hiện đại có sự hạn chế về mặt nghệ thuật
cũng như số lượng tác phẩm. Các nhà văn Việt Nam như Nguyễn Khắc Phê, Trần
Đăng Khoa coi Mạc Ngôn là tấm gương về sự sáng tạo và tinh thần dũng cảm
khẳng định bản lĩnh của nhà văn. Tiếp cận đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết “Báu vật
của đời” theo hướng thi pháp học, tự sự học đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong
các sáng tác của Mạc Ngơn nói riêng, trong các tác phẩm văn học phương Đơng nói

chung. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong “Báu vật của đời” có ý nghĩa
khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói chung
Trong “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn” (Tạp chí Văn
học Nước ngồi, số 4, năm 2003), bằng hướng nghiên cứu tự sự học và thi pháp
học, Lê Huy Tiêu đã phát hiện ra cái “lạ” trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. “Tiểu
thuyết của Mạc Ngơn khơng cịn là cốt truyện hồn chỉnh như tiểu thuyết truyền
thống mà nó chỉ cịn là cái khung truyện mà thôi. Nhưng trong cái khung truyện ấy
chứa đầy cảm giác”. Nghệ thuật tự sự độc đáo với điểm nhìn ln biến hóa, kết cấu
truyện, nghệ thuật xử lí khơng gian và thời gian, hệ thống nhân vật… đều được Lê
Huy Tiêu phân tích và kiến giải nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.
Lâm Kiến Phát và Vương Nghiêm sưu tầm và tập hợp những bài phỏng vấn
và diễn thuyết của Mạc Ngôn ở trong và ngồi nước in trong cuốn “Mạc Ngơn và
những lời tự bạch”. Tác phẩm được Nguyễn Thị Thại dịch ra tiếng Việt do nhà xuất
bản Văn học ấn hành, năm 2004. Ngồi ra cịn có các bài báo như: Mạc Ngơn cá
tính làm nên số phận (Báo Văn nghệ số 15, 2006), “Báu vật của đời qua tiết lộ của
Mạc Ngôn” (Báo Văn nghệ Công an Nhân dân, tháng 5 năm 2004). Qua các tác
phẩm này, người đọc hiểu thêm về Mạc Ngôn ở nhiều phương diện: động cơ sáng
tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm lập trường và phong cách sáng tác.
Trong bài viết “Nghệ thuật trần thuật hóa gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu
thuyết của Mạc Ngơn” đăng trên Tạp chí Sơng Hương số 224, năm 2007, Hồng
Thị Bích Hồng chú ý đến thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn ở ba

7


phương diện: miêu tả cảm giác (thể hiện qua khả năng giao lưu giữa người với vạn
vật, mùi vị riêng của các nhân vật), thủ pháp kỳ ảo (motip linh hồn và giấc mơ,
huyền thoại về giấc mơ), phóng đại cái chết và nâng khổ hình lên tầm mĩ học của

bạo lực.
Nguyễn Thị Vũ Hồi trong “Tình u và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết
của Mạc Ngôn” đã phát hiện ra các nhân vật nữ chủ động và mạnh mẽ đi tìm hạnh
phúc, tình u. Họ khơng chỉ địi bình quyền mà cịn tự chứng minh, tự xác tín cái
cá biệt nữ. Tuy nhiên, nhiều người nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngơn bị bản năng, tình
cảm lấn áp và đời sống tình dục sa đọa. Tình yêu trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là
những mảnh chắp vá hạnh phúc và đau khổ của người này và người kia. Hiện thực
nghiệt ngã, vùi dập những ước mơ, khao khát mãnh liệt trong tình yêu.
Trong bài “Giấc mơ trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn”, Nguyễn Thị Vũ Hồi
đã nhận định giấc mơ chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của Mạc Ngôn.
Giấc mơ là nơi ẩn giấu những điều phi thực, kì lạ, những khát khao, ham muốn của
nhân vật. Qua giấc mơ, nhân vật tự giác hơn, tìm lại nhân tính và phục thiện. Qua
giấc mộng, ta thấy xã hội Trung Quốc thu nhỏ và sống động.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngơn bằng
cái nhìn tổng qt tồn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt qua bài Tài
“phù phép” của Mạc Ngôn đăng trên Báo Tiền Phong online. Theo Nguyễn Khắc
Phê, cách “phù phép” của Mạc Ngôn chính là thi pháp, là phép “lạ hóa”, “huyền
thoại hóa” hiện thực.
Một cơng trình khoa học có giá trị mới được công bố vào tháng 8/2011 là
luận án Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy.
Tác giả đã khảo sát 11 tác phẩm trường thiên tiểu thuyết của Mạc Ngôn qua những
phương diện chủ yếu như: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn
ngữ, giọng điệu,… với những phương pháp nghiên cứu đặc thù như: phương pháp
loại hình, cấu trúc - hệ thống, thống kê – phân loại, so sánh (đồng đại, lịch đại).
Cơng trình đã góp thêm một vài nhận định vào lĩnh vực nghiên cứu tự sự học nói
chung và tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói riêng.

8



2.2. Nghiên cứu về “Báu vật của đời”
Dịch giả Trần Đình Hiến - một dịch giả hàng đầu về văn học Trung Quốc đã
nhận định “Báu vật của đời” là một cuốn sách có chứa đựng những trải nghiệm
nhân sinh, nó thốt khỏi khn phép của “lễ trị” xưa và gần gũi với những giá trị
nhân bản. “Báu vật của đời” đã trở thành đối tượng của nhiều cơng trình nghiên
cứu.
Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn”
đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xn Ngun đã
tóm lược những điểm chính trong “Báu vật của đời” và đưa ra những nhận định về
tác giả, tác phẩm.
Lê Vũ Phương Thuỷ với khoá luận tốt nghiệp mang tên “Huyền thoại hoá
trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Khoá luận bước đầu đã tiếp cận tác phẩm thông
qua những biểu tượng mang tính huyền thoại và giải thích nó đó là những biến thể
mang tính phúng dụ trong tư duy cổ đại. Học viên Nguyễn Thị Khánh Linh với luận
văn “Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời” hướng tới nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tổ
chức nhân vật và sự kiện tác phẩm.
Trong luận văn thạc sĩ “Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời”, Trần
Thị Ngoan đã tập trung tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu: biểu tượng bầu vú,
biểu tượng totem, biểu tượng nhà. Tác giả cũng đã chú ý đến nghệ thuật xây dựng
biểu tượng như nghệ thuật ảo hóa (ở các phương diện nhân vật, sự kiện, hiện thực)
nghệ thuật phóng đại. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những giá trị tiềm ẩn khuất lấp
sau từng biểu tượng cũng như mỗi liên hệ giữa chúng, tầm tư tưởng của nhà văn,
những thông điệp nhà văn gửi gắm, từ đó có thể khẳng định tính nhân văn của tác
phẩm.
Trần Thị Hồng Năm trong “So sánh nghệ thuật trần thuật của trăm năm cô
đơn của G.G Marquer và “Báu vật của đời” của Mạc Ngơn” đã so sánh các bình
diện: người kể chuyện và điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, khơng thời gian nghệ
thuật giữa hai tác phẩm. Trên cơ sở đó thấy rõ được ảnh hưởng của Marquer đối với
Mạc Ngôn.


9


Từ lịch sử vấn đề được khảo sát trên, chúng tơi thấy tình hình nghiên cứu
tiểu thuyết của Mạc Ngơn nói chung và tiểu thuyết “Báu vật của đời” được chú ý ở
các phương diện sau:
- Hiện nay tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã được nghiên cứu một cách rộng rãi
trong các sách báo, tạp chí, mạng Internet. Nhiều cơng trình có tầm vóc có giá trị
đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật của tiểu thuyết Mạc Ngôn.
- Phần lớn các cơng trình có đề cập đến tiểu thuyết “Báu vật của đời” chỉ
dừng lại ở việc tiếp cận đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Một số cơng trình đã
đề cập đến các yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” mới chỉ dừng
lại ở một vài khía cạnh nghệ thuật tiêu biểu hay mới chỉ là nghiên cứu trong sự so
sánh với các nhà văn phương Tây để thấy được sự ảnh hưởng của các nhà văn nước
ngồi đến Mạc Ngơn. Các đánh giá trên đúng nhưng chưa thật đầy đủ về tác phẩm.
Vì vậy, dẫn đến những ý kiến trái chiều khi đánh giá tác phẩm này.
Đứng trước tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi kế thừa thành tựu của người
đi trước kết hợp với việc ứng dụng lý thuyết tự sự học, thi pháp học vào việc nghiên
cứu tiểu thuyết “Báu vật của đời” tìm hiểu cấu trúc văn bản và những vấn đề có
liên quan. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá đúng giá trị tác phẩm và văn tài Mạc Ngôn qua
“viên gạch nặng nhất” trong lâu đài sáng tác của nhà văn.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Sử dụng lý thuyết tự sự học, thi pháp học để lí giải hiện tượng Mạc Ngôn
và khẳng định được giá trị của “Báu vật của đời” trong văn nghiệp Mạc Ngơn. Qua
đó đánh giá vị trí của tác giả trong lĩnh vực tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại
- Đưa tác phẩm của Mạc Ngôn gần gũi với bạn đọc Việt Nam. Đồng thời khu
biệt được những nét đặc sắc nghệ thuật của ông với nhà văn khác.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


10


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc
Ngôn do dịch giả Trần Đình Hiến dịch, Nhà xuất bản Văn học ấn hành, 2009; có độ
dài 815 trang.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hình thức nghệ thuật tác phẩm có nghĩa là tìm hiểu về các biện
pháp, cách thức người kể chuyện dựng lên câu chuyện. Trong đề tài này, chúng tôi
tập trung vào các phương diện sau: Hình tượng người kể chuyện, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp cấu trúc
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp tiếp cận tự sự học
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được
chia làm ba chương:
Chương một: Hình tượng người kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật
Chương hai: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chương ba: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

11


NỘI DUNG
Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ

THUẬT
1.1. Vấn đề người kể chuyện
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp
văn xuôi hiện đại. Các nhà lí luận, phê bình từ nhiều khuynh hướng tiếp cận khác
nhau đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về người kể chuyện. Tựu trung lại, người kể
chuyện được hiểu một cách đơn giản và thống nhất là: “người kể lại câu chuyện”.
Nói như Todorov: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới
tưởng tượng… Khơng thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”[45;116].
Hình tượng người kể chuyện đóng vai trị trung gian giữa chủ thể sáng tạo và
tác phẩm. Là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước định, đồng thời người kể
chuyện vừa là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác
phẩm, vừa mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới được
phán ánh vào tác phẩm. Hình tượng người kể chuyện là một hình tượng nghệ thuật
khá phức tạp. Trong tác phẩm, người kể chuyện có thể là tác giả hoặc có thể là một
nhân vật do nhà văn sáng tạo ra, có thể là người biết tuốt một câu chuyện nào đó.
Người kể chuyện có thể xuất hiện lộ diện hay ẩn tàng. Nhìn một cách tổng thể,
người kể chuyện thường được thể hiện dưới 3 hình thức sau: Người kể chuyện ngôi
thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ hai và người kể chuyện ngôi thứ ba. Một tác
phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.
Người kể chuyện có chức năng kể chuyện, trần thuật, truyền đạt, đóng vai trị
tổ chức tự sự, chỉ dẫn trần thuật và bình luận, đồng thời thực hiện chức năng nhân
vật hóa. Người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ
sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm
cho sự tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú và nhiều phối
cảnh.

12



1.1.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”
Khơng có bất cứ một ngun tắc nào trong việc lựa chọn ngôi kể. Lựa chọn
như thế nào là do dụng ý của nhà văn nhằm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tái
tạo hiện thực đời sống chân thực và khách quan nhất. “Báu vật của đời”- cuốn tiểu
thuyết mà Mạc Ngôn cho là nặng nề nhất của mình sử dụng hai kiểu người kể
chuyện chính là người kể chuyện từ ngôi thứ ba và người kể chuyện từ ngôi thứ
nhất. Với Mạc Ngôn- một hiện tượng của văn học Trung Quốc đương đại đang “làm
cho các nhà phê bình phát hoảng” thì sử dụng ngơi kể truyền thống nhưng vẫn phô
diễn được nét độc đáo trong kĩ thuật viết tân kỳ của mình thơng qua hình tượng
người kể chuyện.
1.1.2.1. Người kể chuyện hàm ẩn
Trong truyện kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện thường không xuất hiện và
dĩ nhiên là không trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện. Anh ta thường được
gọi là người kể chuyện ở ngôi thứ ba hay người kể chuyện hàm ẩn, giấu mặt, ẩn
tàng, “thượng đế”. Thông thường, người kể chuyện này có quyền năng vơ hạn như
một “thượng đế” trong tồn câu chuyện của mình. Anh ta là người biết tuốt, “tồn
tri”, có khả năng thâu tóm tồn bộ thế giới hiện thực của tác phẩm. Đồng thời ngồi
việc dẫn dắt câu chuyện, người kể chuyện này cịn giữ vai trị phân tích, bình giá
làm rõ các mối quan hệ trong tác phẩm.
Theo lí thuyết của các nhà trần thuật học, truyện kể ở ngơi thứ ba có hai dạng
chính: Truyện kể có người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật và truyện
kể có người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình.
Mạc Ngơn lựa chọn ngơi kể truyền thống- dùng ngơi thứ ba để kể nhưng với
việc sử dụng kĩ thuật của trần thuật, ơng đã tìm cho mình một cách thuật chuyện
riêng đầy sáng tạo. Đó là kiểu người kể chuyện ở ngơi thứ ba khơng cịn mang
ngun nghĩa “hàm ẩn” hay toàn tri như thủ pháp tự sự truyền thống mà người kể
chuyện đã sử dụng điểm nhìn của các nhân vật khác trong truyện để kể. Và nếu như
khơng có sự phối hợp của những cái “tơi” kể chuyện khác thì bức tranh hiện thực sẽ
khơng thể trở thành một chỉnh thể vẹn toàn.


13


Trong “Báu vật của đời”, người kể chuyện hàm ẩn gánh trọn nhiệm vụ kể
chuyện ở chương 1 và xuất hiện ở các đoạn trong chương 5, 6, 7 và phần viết thêm.
Sử dụng ngôi kể thứ ba, Mạc Ngôn lựa chọn hai dạng thức để kể: người kể chuyện
kể theo điểm nhìn của chính mình và theo điểm nhìn của nhân vật. Với việc sử dụng
linh hoạt và đan xen hai dạng thức kể chuyện này, câu chuyện đã được soi xét trên
nhiều phương diện, nhiều góc độ. Chương 1 là chương thuần túy chỉ sử dụng hình
thức kể chuyện từ ngơi thứ ba và có sự kết hợp giữa các điểm nhìn để cùng kể về
chuyện sinh nở của Thượng Quan Lỗ Thị và việc quân Nhật sắp tràn vào thôn.
Người kể chuyện hàm ẩn đã sử dụng điểm nhìn của chính mình, sử dụng điểm nhìn
của Thượng Quan Lỗ Thị và điểm nhìn của Lai Đệ để kể. Do sử dụng các điểm nhìn
khác nhau, mức độ chiếm lĩnh hiện thực và giọng điệu khác biệt đã tổ chức nên
những mảng khác nhau cho bức tranh hiện thực ở chương 1.
Người kể chuyện hàm ẩn sử dụng điểm nhìn của chính mình để tái hiện lại
hiện thực. Người kể chuyện này đóng vai trị là người quan sát, đứng ở bên ngoài
thế giới hiện thực trong truyện, kể lại những gì mà mình quan sát và cảm nhận được
bằng giọng điệu khách quan, trung tính. Người kể chuyện này đã kể lại sự kiện chị
Lỗ sinh con và quân Nhật tràn vào thôn.
Chị Lỗ sinh con trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: quân Nhật sắp tràn vào
thôn. Cùng ngày chị Lỗ trở dạ, con lừa nhà Thượng Quan cũng sắp đẻ con so. Cả
hai đều trong trường hợp đẻ khó. Nhưng thái độ của gia đình Thượng Quan thì lại
trái ngược nhau. Chị Lỗ phải một mình vật lộn trong lần vượt cạn. Chiếc giường đất
do mẹ chồng chuẩn bị đã trở thành bùn nhão trộn bằng máu. Những cơn đau xé ruột
khiến chị có lúc phải thét lên kinh hồng, có lúc lại ngất đi tưởng đã chạm ngõ thần
chết. Trong khi đó, cả nhà Thượng Quan: mẹ chồng, bố chồng, chồng lại dành hết
sự quan tâm săn sóc cho con lừa sắp đẻ con so. Hai cha con Thượng Quan xoa bóp,
nắn bụng cho con lừa. Bà Lã vuốt ve, an ủi nó. Và khi thấy tình hình nguy cấp, bà
Lã quyết định đi mời Ba Phàn- thú y kiêm bà mụ của súc vật về đỡ đẻ cho con lừa.

Người kể chuyện đặt hai sự việc song song nhau thuật lại khách quan, lạnh lùng như
nó vốn có. Từ hiện thực được tái tạo, người đọc tự cảm nhận về thân phận rẻ rúng

14


của người phụ nữ Trung Quốc đặc biệt là khi họ không sinh được con trai để nối dõi
tông đường, sự lạnh lùng trong tình cảm giữa người với người.
Việc quân Nhật tràn vào thôn đánh dấu bằng sự việc bất thường đầu tiên là
nhà Phúc Sinh Đường chạy giặc, Tư Mã Đình đứng trên đài quan sát khơng ngừng
thơng báo tình hình về bước tiến của quân Nhật, kêu gọi người dân trong thôn chạy
giặc. Tâm trạng lo sợ bao trùm trong thơn, gia đình Thượng Quan mắc kẹp giữa một
bên là sức ép của khơng khí khẩn trương thúc ép của buổi chạy giặc, một bên là cô
con dâu và con lừa đang cùng trở dạ. Cha con Thượng Quan sợ hãi, cịn bà Lã bình
thản vì cho rằng “ai làm quan thì nhà mình vẫn là người dân, vẫn phải nộp tô cho
chúng. Người Nhật với ta khơng thù khơng ốn, vậy chúng làm gì ta”. “Chạy nhanh
đến mấy cũng khơng bằng hịn đạn, trốn thì biết trốn đến bao giờ” [34;36]. Suy nghĩ
của bà Lã phần nào trấn tĩnh được cha con Thượng Quan và Ba Phàn. Ở bên ngoài,
Tư Mã Khố cùng đám gia nhân nhà Phúc Sinh Đường đánh hỏa công ở cầu để chặn
đường đi của quân Nhật. Trận phục kích của đội quân Hỏa Mai Lừa Đen ở chân đê
sông Thuồng Luồng bị quân Nhật đánh tan tác. Quân Nhật tràn vào thơn gây ra
cảnh chết chóc kinh hồng. Thượng Quan Phúc Lộc, Thượng Quan Thọ Hỷ cũng
chết trong trận càn này.
Điều đáng lưu ý là người kể chuyện đã sử dụng điểm nhìn của Thượng Quan
Lỗ Thị và Lai Đệ để kể. Bà Lỗ là người mẹ trong cơn vượt cạn. Lai Đệ là người
chứng kiến trận đánh giữa đội quân Sa Nguyệt Lượng và quân Nhật. Những suy
nghĩ, cảm nhận của họ đã hàm chứa những thông tin trùng lặp với người kể chuyện
hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình đồng thời họ lại sở hữu những thơng tin
độc quyền do chính cảm nhận và cái nhìn của mình mang lại. Cách kể này khiến
người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, tạo nên ở

độc giả những cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, khiến chúng ta
không có cảm giác đang nghe kể mà là được chứng kiến trực tiếp.
Chị Lỗ trải qua bao quằn quại, đau đớn trong lần sinh nở thứ 8. Chỉ có chị
mới “cảm thấy một trận quẫy đạp bụng cuộn nên từng cục, đau đến nghẹt thở”
[34;11]; nỗi sợ hãi bàn tay mẹ chồng gõ vào bụng; sự xấu hổ, uất hận nhục nhã khi

15


nghĩ đến Ba Phàn và bố chồng sẽ trơ tráo vào buồng người đẻ, mục kích thân thể
lõa lồ của chị; những giấc mơ quái gở ám ảnh; kí ức cảnh yêu nhau trong rừng hòe
với mục sư ùa về; tình cảm dửng dưng khơng u khơng hận dành cho chồng, tâm
trạng lúc hi vọng lúc chán nản; nỗi hoang mang đến cùng cực khi chị tưởng tượng
ra mình chết. Trong cơn tuyệt vọng, chị cầu nguyện được chết: “Trời ơi! Hãy cho
tôi chết đi, tôi chịu đựng hết thảy rồi!... Chúa ơi, Đức Mẹ ơi, hãy tưới nhuần mưa
móc, hãy cứu vớt linh hồn chúng con”[34;48]. Chính cảm nhận của người trong
cuộc đã bổ khuyết để khắc sâu ấn tượng chủ quan vào trong điểm nhìn khách quan
của câu chuyện. Rất nhiều động từ “cảm thấy”, “nghe thấy”, “nhìn thấy”, “trông
thấy”, “nhớ lại”, “ngửi thấy”… của chủ thể Lỗ Thị đã được sử dụng nhằm khu biệt
cảm nhận của chị với đối tượng khác. Tâm trạng của người phụ nữ khi trở dạ với
phức hợp những niềm vui, nỗi buồn, đau đớn, hi vọng, tuyệt vọng đã lần lượt hiện
lên trong tâm trí người đọc.
Để độc giả trực tiếp cảm nhận hơi thở lạnh giá của chiến tranh, nhà văn sử
dụng điểm nhìn của Lai Đệ. Lai Đệ là cô con gái của nhà Thượng Quan, 18 tuổi.
Cuộc sống của cơ diễn ra khá bình lặng trong khn khổ của gia đình Thượng
Quan, chưa trải qua những sóng gió, va vấp. Lai Đệ đưa các em ra ngoài đê sông
Thuồng Luồng bắt tôm, chứng kiến trận đánh giữa quân Nhật với đội Hỏa Mai Lừa
Đen của Sa Nguyệt Lượng. Không gian rợn ngợp với cảnh tượng hãi hùng đượm
mùi chết chóc đã rót vào tâm hồn cơ gái trẻ Lai Đệ ấn tượng ghê rợn. Cô “trông
thấy một nắm cỏ nước nhão nhoét như ợ ra từ miệng trâu bám trên người Niệm Đệ”

[34;38], “trông thấy một vật đen sì từ trên trời rơi xuống”[34;39], “trơng thấy những
cẳng ngựa chín tái, đầu người lăn lơng lốc”[34;46], “ngửi thấy mùi thuốc súng
nồng nặc”, “cảm giác đau rát từ trong tai chui ra”, “cảm thấy lồng ngực như sắp nổ
tung bất cứ lúc nào”[34;46]. Đó là hàng loạt những cảm nhận của Lai Đệ về chiến
tranh.
Trong các đoạn thuộc chương 5, 6, 7 và phần viết thêm, người kể chuyện
hàm ẩn đã sử dụng điểm nhìn của Kim Đồng để kể. Những mối quan hệ: mẹ, chị cả,
chị Tư, chị Bảy, chị Năm, Tư Mã Lương… là được nhìn từ Kim Đồng, trong mối

16


quan hệ với Kim Đồng. Kim Đồng có những suy nghĩ, cảm nhận, hành động, quan
sát trước hiện thực cuộc sống trong “Báu vật của đời”. Anh là nhân vật hành động,
là chủ thể của hành động được kể lại, là chủ ngữ trong câu, thuộc về hiện thực được
nói đến. Người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau nhân vật và các sự kiện để kể
bằng cách đẩy nhân vật ra trước độc giả. Vì thế trước mắt độc giả khơng thấy người
nói, chỉ thấy hiện thực được trình bày. Có một người nào đó nữa đang quan sát Kim
Đồng, kể về Kim Đồng và các nhân vật khác. Tự điểm nhìn Kim Đồng, người kể
chuyện hàm ẩn dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của Kim Đồng, dễ dàng
hịa vào cái gia đình của Kim Đồng và đặt từng thành viên của gia đình ấy trước độc
giả mà không cần một lời giới thiệu nào cả.
Kim Đồng mắc chứng bệnh ảo tưởng hình ảnh Natasa. Chỉ có anh mới
“trơng thấy” một Natasa ngun vẹn như nàng tiên cá, hát điệu dân ca buồn buồn
quen thuộc từ lịng sơng dâng lên; “thấy Natasa khóc trong chậu, thấy Natasa cười
trong gương”. Kim Đồng còn “nghe thấy” tiếng thở của cơ, “cảm thấy” tóc cơ quệt
vào mặt, bàn tay âm ấm của cô rờ khắp cơ thể. Anh cũng “nhìn thấy” Natasa bị Mã
Sơn Nhân nuốt vào trong bụng. Kim Đồng nói hỗn với thầy chủ nhiệm Tiêu Kim
Cương cũng chỉ với mục đích mượn uy thầy để rũ bỏ hình ảnh Natasa ra khỏi tâm
chí. Nếu nhìn bề ngồi hành động của Kim Đồng có vẻ điên rồ, không thể hiểu và

chấp nhận được nhưng suy nghĩ, cảm nhận của Kim Đồng giúp người đọc soi thấu
căn nguyên, xuất phát điểm hành động là nỗi nhớ thương vơ vọng và tình u dành
cho cơ gái nước Nga xa xơi.
Từ điểm nhìn Kim Đồng, người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào gia đình
Thượng Quan với những mối quan hệ chằng chéo phức tạp. Đó là cuộc tình kì lạ
giữa chị cả- Lai Đệ và Hàn Chim, một thứ tình yêu “như hoa cây thuốc phiện, rực
rỡ và cuồng nhiệt nhưng độc”. Sống với Tôn Bất Ngôn, cuộc sống chẳng khác gì
địa ngục nên khi được Hàn Chim nâng niu, yêu thương, chị đã theo dòng cảm xúc
bất chấp tất cả. Hàn Chim đến với chị để thỏa mãn ngọn lửa thanh xuân bị kìm nén
trong suốt mười lăm năm cơ cực. Cuộc tình ngang trái giữa Lai Đệ và Hàn Chim
được sự bảo trợ không hợp pháp của người mẹ dù bà đã biết trước hậu quả của mối

17


tình này. Ngun nhân khiến mẹ thơng cảm cho mối tình oan trái này là vì “mẹ
thơng cảm và day dứt khi thấy Lai Đệ bị Thằng Câm hành hạ, vì mẹ thơng cảm với
cuộc sống đầy cơ cực của Hàn Chim và món nợ thịt chim cách đây mười lăm năm
đồng thời để tỏ lòng thương nhớ và nể trọng chị Lãnh Đệ” [34;489]. Sử dụng điểm
nhìn Kim Đồng, người đọc dễ dàng thấu hiểu những ngóc ngách nguồn cơn sâu sa
của mối quan hệ Lai Đệ- Hàn Chim.
Cuộc sống làm công nhân nông trường đặc biệt là trong mối quan hệ với trại
trưởng Long đã để lại trong Kim Đồng những ấn tượng chủ quan sâu sắc. Ở bên
cạnh Long Thanh Bình, Kim Đồng chỉ nhận thấy chất anh hùng mà khơng nhận ra
vẻ đẹp nữ tính ở chị. Thậm chí, anh cịn “trơng thấy mặt chị ta dài ra, từ giữa cặp
mông mọc ra một cái đuôi dài như chiếc chổi” [34;516]. Do vậy, Long Thanh Bình
có cầu xin, đe dọa vẫn không thể đánh thức người đàn ơng trong Kim Đồng. Nhưng
chính vào giây phút Long Thanh Bình tuyệt vọng tự sát, Kim Đồng mới nhận ra tư
thế hấp dẫn của người đàn bà. Anh đã thỏa mãn khát khao làm phụ nữ của chị trước
khi cơ thể chị mất hết cảm giác. Do kích động nhất thời anh đã giao hợp với cái xác

Long Thanh Bình, sau đó anh rơi vào trạng thái hối hận sâu sắc. Hình ảnh lõa thể
Long Thanh Bình trở thành ác mộng ám ảnh Kim Đồng. Kim Đồng gặp rắc rối
trong vụ điều tra về cái chết của trại trưởng Long. Anh đã trải qua những cảm giác
lo âu, hối hận, sợ hãi của người mang mặc cảm có tội nhưng cuối cùng may mắn
thoát tội nhờ trận lũ đã xóa sạch dấu vết.
Và cũng như bao người khác trong thời bấy giờ, Kim Đồng cũng phải chịu
sự hành hạ của cái đói trong những năm 60. Kim Đồng cũng chứng kiến cái đói đã
hành hạ thể xác và hủy hoại nhân cách những người xung quanh đặc biệt là những
người thân yêu nhất. Cô giáo Hoắc Lệ Na xuất thân quyền quý, từng du học nước
ngoài hay Kiều Kỳ Sa- hoa khơi của Học viện Y khoa vì miếng ăn mà phải thất thân
trước tên cấp dưỡng Trương Rỗ. Ban đầu cậu kiên quyết không tin nhưng khi Kim
Đồng đã mục kích câu chuyện Kiều Kỳ Sa đuổi theo chiếc bánh với bản năng của
động vật mặc cho Trương Rỗ muốn làm gì ở phần dưới cơ thể mình thì làm thì Kim
Đồng buộc phải chấp nhận sự thật cay đắng. Trong khi đó ở nhà Kim Đồng, để cứu

18


cả gia đình khỏi cái đói, mẹ anh đã trở thành kẻ trộm lương thực- một kẻ trộm siêu
hạng. Mẹ nuốt lương thực vào bụng về nhà nôn ra. Nhờ những hạt lương thực quý
báu trộn lẫn dịch vị dạ dày, máu của mẹ mà cả gia đình Thượng Quan đã vượt qua
những năm đói khát ấy. Hơm đầu tiên trở về nhà, Kim Đồng đã tận mắt thấy rõ cách
thức mẹ oằn mình nơn lương thực ra. Đưa bát hồ được làm từ thứ lương thực quý
báu ấy, Kim Đồng đã cảm nhận tình yêu thương đong đầy và sự hi sinh vĩ đại của
mẹ. Người chị song sinh của Kim Đồng không nhẫn tâm sống bằng lương thực trộn
lẫn máu của mẹ đã trẫm mình xuống sơng. Cái chết của người con gái thánh thiện
mà sớm chịu bất hạnh này đã được kể từ điểm nhìn của Kim Đồng bằng giọng tâm
tình, nuối tiếc. Cùng ngày Kim Đồng từ nông trường trở về nhà, người con gái đã
bán mình để cứu cả nhà thất lạc đã lâu cũng về nhà. Kim Đồng và Tưởng Đệ cùng
ngồi trên chiếc thuyền qua sông để về nhà. Anh nhận ra vẻ bất cần đời của những cô

gái nhà Thượng Quan ở chị. Và anh cũng đã được tận mắt chứng kiến cảnh cán bộ
công xã trắng trợn tịch thu chiếc đàn tì bà của chị. Sau này qua lời kể của chị, Kim
Đồng biết đó là tài sản đổi bằng máu, nước mắt, tuổi thanh xuân và cả cuộc đời
không được làm vợ, làm mẹ của chị.
Trong cách mạng văn hóa, Kim Đồng cùng mẹ bị Hồng vệ binh bắt, bị giải
đi diễu phố. Trên cổng nhà cậu treo một lô biển “Nhà Hán gian”, “Sào huyệt của
bọn Hoàn Hương Đoàn”, “Nhà thổ”. Kim Đồng bị chụp mũ “tội phạm hiếp xác
chết”, cịn mẹ cậu thì bị chụp mũ “đồ giịi bọ Thượng Quan Lỗ Thị”. Hình ảnh
những con người bị giải đi diễu phố, quang cảnh đường phố, Phòng Thạch Tiên bị
đánh cắp đồ; bà Lỗ bị Hồng vệ binh đánh đập, cuộc ẩu đả giữa hai nhóm Hồng vệ
binh đều được nhìn từ điểm nhìn Kim Đồng. Khơng dừng lại ở vai trò quan sát,
Kim Đồng còn là chủ thể cảm nhận. Nhắc đến Phòng Thạch Tiên, anh “nhớ lại”
việc hắn vu oan cho mẹ anh là người ăn cắp và đã đánh bà chảy máu. Vì vậy trước
hành động cứu hắn khỏi chết đuối, nhường lại chiếc áo ấm của mẹ, Kim Đồng
khơng đồng tình thậm chí anh cịn ốn mẹ. Chứng kiến cảnh mẹ bị đánh, cơn giận
trong người anh cũng bùng lên.

19


Sự đổi thay của Cao Mật trong những năm 90 đều được nhìn bằng đơi mắt
của Kim Đồng- đơi mắt của một người sống mười lăm năm trong tù mới được trở
về với cuộc sống đời thường. Quanh cảnh phòng chờ, cảnh chen lấn lên xe, những
tòa nhà cao tầng, công trường đang xây dựng dở, phố xá xe cộ nườm nượp… đều
trở nên hết sức lạ lẫm dưới cái nhìn của Kim Đồng. Và để lại những cảm giác bàng
hồng trong anh. Đó là cảm giác của người bị tụt hậu, một kẻ cô đơn lạc lõng và
mang tâm lý tự ti về ngoại hình khác biệt.
Trong con mắt của mọi người, Kim Đồng là người đàn ông của “Vua phế
liệu”- Kim Một Vú nhưng có ai biết rằng khi đến tìm mụ Kim trước ánh mắt đổ dồn
của mọi người “Kim Đồng cảm thấy ngứa ran như bị rắc trấu”[34;590], bối rối

không biết nên chọn dáng đi như thế nào? Và cũng chỉ anh mới biết niềm si mê bầu
vú duy nhất của mụ Kim đã thôi thúc anh đi tìm Kim Một Vú và buộc anh vào bên
mụ.
Được Cảnh Liên Liên mời về làm giám đốc Maketting “Trung tâm nuôi chim
phương Đông” được đối xử tốt, Kim Đồng cũng băn khoăn tự hỏi “không biết cô
gái thông minh và năng động này sẽ dùng anh vào việc gì”[34;613]. Khơng lợi dụng
được mối quan hệ thầy trị giữa Kim Đồng và Kỷ Quỳnh Chi, Kim Đồng bị Cảnh
Liên Liên đuổi việc. Nhưng anh đã tự xỉ vả, tự trách mình bất tài và ni ý nghĩ xin
lỗi Cảnh Liên Liên.
Sai lầm tiếp theo của Kim Đồng bắt đầu từ sự mủi lịng, từ niềm cảm thơng
với người đàn bà góa đứng dầm mưa trong đêm tối đã khiến anh “cảm thấy khơng
cịn lý do để mình khơng mở cửa”[34;670]. Anh hồi nghi về cái bẫy cha con ng
Ngân Chi đã sắp đặt để dụ anh vào. Việc kinh doanh cửa hiệu nịt vú được giao cho
Uông Ngân Chi, Kim Đồng trở thành người thừa, sống trong tâm trạng bức bối. Và
cũng chỉ đơn giản nghĩ rằng “khóc có thể không bị đánh” nên anh đã quỳ trước mặt
người nhà Uông Ngân Chi. Bị đuổi ra khỏi nhà, Kim Đồng lang thang trong đêm
dưới trời mưa. Anh miên man nghĩ về Uông Ngân Chi, nghĩ về sự đổi thay của lòng
người và hối hận khi đã nổi giận với vợ.

20


Nhà văn cũng đã sử dụng điểm nhìn Kim Đồng kể về một số thành viên nhà
Thượng Quan. Sa Tảo Hoa vì khơng nhận được tình cảm của Tư Mã Lương đã nhảy
lầu tự sát. Tư Mã Lương phá sản, bỏ đi khơng rõ tung tích. Lỗ Thắng Lợi bị tử hình
vì nhận hối lộ. Bà Lỗ qua đời. Kim Đồng chôn mẹ ở một vạt đầm lầy. Đêm nằm
canh mộ mẹ, anh suy ngẫm về sự hình thành của vũ trụ và nghĩ đến bầu vú.
Điều đặc biệt là cuộc đời gian truân dằng dặc của người mẹ- Lỗ Tồn Nhi
cũng được kể bởi điểm nhìn Kim Đồng (dù lúc này Kim Đồng chưa chào đời). Năm
mười sáu tuổi, Trung Hoa giải phóng tục bó chân, Lỗ Tồn Nhi bị gả vào làm dâu

nhà Thượng Quan. Những tháng ngày làm dâu là những tháng ngày đau khổ dằng
dặc trong cuộc đời bà. Chồng khơng có khả năng sinh con nên Thượng Quan Lỗ Thị
phải đi xin giống thiên hạ. Sau bảy lần sinh nở tồn là con gái, khơng khí gia đình u
ám, bà bị coi là tội đồ của nhà Thượng Quan. Kim Đồng là đứa con trai duy nhất
trong chuỗi sinh nở, đã thỏa mãn niềm khát khao của Thượng Quan Lỗ Thị.
Bên cạnh việc sử dụng điểm nhìn Kim Đồng thì trong tiểu thuyết này, người
kể chuyện hàm ẩn cịn sử dụng điểm nhìn của Hàn Chim để kể về câu chuyện anh ta
phải lưu lạc mười lăm năm trong rừng Hockaido (Nhật Bản). Bị quân Nhật bắt, Hàn
Chim bỏ trốn chạy vào rừng sâu, bị lạc trong rừng. Hàn Chim gặp hai người bạn
đồng hành cùng bỏ trốn: lão Đặng, chú Tốt. Ba người tìm đến một làng ven biển ép
một người dân Nhật đưa về Trung Quốc nhưng bị phát hiện, bị truy đuổi. Hai người
kia bị bắt lại, sau này được coi là tù binh trao trả lại Trung Quốc. Hàn Chim chạy
thoát, sống trong rừng sâu, sau đó được một người đi săn lơi từ trong hang tuyết ra
vì tưởng nhầm con gấu ngủ đông. Trong thời gian sống ở rừng anh trải qua rất nhiều
chuyện: thương lượng để chung sống hòa bình với sói, đánh nhau với gấu, cuộc
sống thiếu thốn ở trong hang. Anh cũng trải qua những cung bậc cảm xúc khi tha
hương nơi xứ người: sung sướng khi thốt khỏi qn Nhật, bị cái đói cái rét giày vò,
đáng sợ là sự khủng hoảng về mặt tinh thần. Anh vừa sợ việc mình muốn bỏ chạy là
sai lại vừa muốn thoát khỏi quân Nhật. Nhiều khi sống trong cơ đơn, anh thèm nghe
tiếng người, thèm được nói chuyện với người. Và những lúc như thế nỗi nhớ về
người con gái nhà Thượng Quan, về vùng Đông Bắc Cao Mật lại dâng lên trong

21


lịng. Chính nhờ có điểm nhìn Hàn Chim mà người đọc mới thấu hiểu và cảm thơng
với những tâm tình của Hàn Chim.
Sử dụng điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện hàm ẩn không chỉ đơn
thuần kể diễn tiến của chuyện mà còn đẩy nhân vật ra trước mắt độc giả với những
suy nghĩ, cảm nhận riêng của chính nhân vật. Người kể chuyện dễ thâm nhập vào

đời sống nội tâm nhân vật, hòa vào các mối quan hệ gia đình, hịa vào lịch sử Đơng
Bắc Cao Mật.
1.1.2.2. Người kể chuyện hiển ngôn
M. Jahn cho rằng: Trần thuật ngôi thứ nhất được kể bởi một người kể chuyện
hiện diện trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật; đó là một câu chuyện về
những sự kiện mà bản thân nhân vật ấy trải nghiệm, một câu chuyện về sự trải
nghiệm của cá nhân. Cá nhân hành động như là một người kể chuyện (cái “tôi” kể
chuyện), hoặc là một nhân vật (cái “tôi” trải nghiệm) ở cấp độ hành động. Trong
trần thuật ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vừa chỉ người kể chuyện
(cái “tôi” kể chuyện hoặc người tự kể chuyện) hoặc một nhân vật trong câu chuyện
(cái “tôi” trong câu chuyện). Nếu người kể chuyện là nhân vật chính thì đó là cái
“tơi”- chứng nhân.
Xét về điểm nhìn trần thuật ở ngơi thứ nhất thì câu chuyện được kể xuất phát
từ nhận thức về cái “tôi” kể chuyện (quan điểm diễn ngôn điển hình: Tơi từng biết
khi đó tơi biết gì) hoặc từ cấp độ giản đơn và giới hạn trong sự hiểu biết của cái
“tôi” trải nghiệm (người quan sát bên trong). Về mặt nhận thức luận, những người
kể chuyện ngôi thứ nhất bị giới hạn bởi những giới hạn con người: họ không thể ở
hai nơi cùng một lúc, không biết điều gì trong tương lai sẽ xảy ra, trong hồn cảnh
bình thường họ khơng thể kể về cái chết của chính mình và họ có thể khơng bao giờ
biết chắc chắn những nhân vật khác nghĩ hoặc tưởng tượng những gì.
Người kể chuyện hiển ngơn lộ diện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi” dưới
hai dạng: Người kể câu chuyện với tư cách là người quan sát, người làm chứng;
Nhân vật ở trong hành động kể lại câu chuyện của mình.

22


Người kể chuyện hiển ngôn trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” là Thượng
Quan Kim Đồng. Khi mới lọt lòng mẹ vừa cất tiếng khóc chào đời, xuất hiện trực
tiếp ở đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, Kim Đồng đã được trao trọng trách kể

chuyện. Như vậy, Kim Đồng là một nhân vật ở trong hành động của câu chuyện kể
về cuộc đời của mình, về lịch sử gia tộc Thượng Quan và lịch sử Đông Bắc Cao
Mật.
Người kể chuyện Kim Đồng mang đặc điểm lưỡng phân rất rõ rệt. Bệnh
luyến nhũ yếm thực khiến Kim Đồng mãi mãi là một “ơng già bú tí” mang mặc cảm
Oedipe. Bên trong thể xác của người đàn ông Kim Đồng là tâm hồn một đứa trẻ
luôn luôn mê muội với bầu vú người phụ nữ. Bản thân Kim Đồng lại là một đứa con
lai ra đời từ sự kết hợp hai dòng máu vị mục sư người Thụy Điển và người mẹ
Trung Hoa. Vì vậy, trong cậu ta có sự hịa trộn giữa yếu tố phương Đông và phương
Tây; trẻ thơ và người lớn. Với người kể chuyện tưởng chừng như đơn giản mà hóa
ra phức tạp như Kim Đồng, Mạc Ngôn đã khiến cho câu chuyện về lịch sử gia tộc
Thượng Quan song hành với lịch sử Đông Bắc Cao Mật được tái hiện dưới một góc
độ ngây thơ hơn, lạ lẫm hơn, khách quan hơn nhưng cũng mạnh mẽ và nghiệt ngã
hơn.
Kim Đồng đã kể về cuộc đời mình với những cảm xúc, suy nghĩ của chính
bản thân anh trước diễn biến của dòng chảy cuộc sống. Sinh ra trong loạn li, lớn lên
trong một xã hội đầy biến động và trong sự kì thị của mọi người xung quanh, Kim
Đồng luôn mang mặc cảm tự ti, mặc cảm tội lỗi vì trót có mặt trong cõi đời này.
Đối mặt với những chấn động của cuộc sống, Kim Đồng sợ hãi, khiếp nhược và có
phần lảng tránh hiện thực. Tất cả mọi diễn biến của cuộc sống đều quá mức tưởng
tượng và quá sức chịu đựng đối với Kim Đồng. Anh luôn cảm thấy cô đơn và lạc
lõng trong cái thế giới hỗn tạp của “Báu vật của đời”: “Mẹ ơi, mẹ sinh ra con làm
gì, mẹ ni cái đồ vơ dụng như con để làm gì? Sao mẹ khơng dìm ngay vào vại
nước đái để con chết ngay từ khi mới lọt lòng? Mẹ ơi, cả cuộc đời con người không
ra người, ngợm không ra ngợm, người lớn khinh rẻ con, trẻ nhỏ khinh rẻ con, người
chết cũng khinh rẻ con!... Mẹ ơi, con không thiết sống nữa, con đi trước đây. Trời

23



ơi, trời hãy giáng sấm sét xuống đầu tôi đi! Đất mẹ ơi, hãy nứt tốc ra cho tơi rơi
xuống mà chết đi” [34;625]. Đối với Kim Đồng, thế giới chính là bầu vú. Bầu vú có
sức mạnh làm đổi thay những cung bậc cảm xúc, làm thay đổi số phận, suốt đời anh
treo tư tưởng trên bầu vú mà lênh phênh đây đó. Ngay khi mới lọt lịng, anh đã độc
chiếm bầu vú mẹ với người chị song sinh. Kim Đồng căm giận Tư Mã Lương, Sa
Tảo Hoa khi chúng ăn chia sữa mẹ với anh. Anh phản đối mẹ cải giá với Tư Mã
Đình vì sợ Tư Mã Đình cướp mất bầu vú mẹ. Khi phải cai sữa, phải xa rời bầu vú
mẹ, Kim Đồng tuyệt vọng tìm đến cái chết. Trong trận ốm thập tử nhất sinh, chiếc
vú duy nhất của Kim Một Vú đã trở thành phương thuốc thần diệu đưa Kim Đồng
từ cõi chết trở về. Nỗi ám ảnh, niềm si mê bầu vú độc nhất ấy đã trở thành động lực
đưa Kim Đồng đi tìm Kim Một Vú. Bầu vú đã đưa thành cơng đến với Kim Đồng,
đưa anh trở thành chuyên gia nịt vú, xây dựng thương hiệu nịt vú nổi tiếng “Thú
một sừng”. Có thể nói, bầu vú là nguồn sống của Kim Đồng. Vì thế anh u thương,
nâng niu và tơn thờ bầu vú. Nhưng Kim Đồng cũng phải trả giá vì niềm si mê bầu
vú q mức. Vì nó mà anh phải bó buộc với người đàn bà toan tính Uông Ngân Chi
và từ đây bắt đầu cuộc sống bi thảm và cuối cùng anh phải quay trở về với con số
không.
Người kể chuyện Thượng Quan Kim Đồng cũng là người thấu suốt cuộc đời,
tình cảm của các thành viên trong gia đình. Các chị gái xinh đẹp và mạnh mẽ của
Kim Đồng có người lấy được những người chồng thuộc hàng kỳ lân phượng hoàng,
vua biết mặt chúa biết tên, có người bán thân làm điếm để cứu gia đình, người bị
bán làm con ni, người thay tên đổi họ để thăng quan tiến chức. Cùng với số phận
ba chìm bảy nổi của họ là sự lên voi xuống chó của nhà Thượng Quan. Kết cuộc,
các chị đều chết một cách thê thảm. Đặc biệt đối với người mẹ, bằng tình cảm
thiêng liêng của tình mẫu tử, Kim Đồng ln hiểu hết những gì thẳm sâu trong lịng
mẹ: “Bề ngồi mẹ tỏ ra bình tĩnh nhưng qua mùi vị của sữa, tơi biết trong lịng mẹ
đang nổi gió” [34;118]. “Chúng tôi chạy về nhà, dọc đường tim mẹ giật thót vơ
cùng lo lắng” [34;9].

24



Bằng điểm nhìn tồn tri, Kim Đồng khơng bị giới hạn bởi những giới hạn
của con người. Anh kể về những sự việc mình trải qua, mình chứng kiến mà còn kể
lại những sự việc diễn ra ở những nơi khác trong cùng thời điểm. Kim Đồng kể về
việc đội quân Sa Nguyệt Lượng tiến vào thôn khi anh đang ở nhà thờ làm lễ rửa tội.
Các chị đi đục băng lấy nước sông về dùng gặp Tư Mã Khố được kể khi anh đang ở
nhà. Kim Đồng kể về cuộc trị chuyện giữa Tư Mã Khố và Thơi Phượng Tiên ở nhà
mồ họ Đinh khi anh và cả nhà bị tra tấn ở trụ sở chính quyền khu.
Trong “Báu vật của đời”, Kim Đồng là người kể chuyện không hề có kinh
nghiệm sống. Mọi sự diễn biến của đời sống luôn mang đến cho Kim Đồng những
cảm quan mới mẻ. Từng mảnh hiện thực của Đông Bắc Cao Mật tạt thẳng vào tâm
hồn ngây thơ của Kim Đồng. Sự bạo tàn của phát xít Nhật, cuộc nội chiến QuốcCộng, sự tàn khốc của Cách mạng văn hóa… là những cơn lốc lịch sử khiến tâm
hồn Kim Đồng luôn chao đảo.
1.1.2.3. Sự đa tầng bậc người kể chuyện
Số lượng người kể chuyện trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” có sự tăng
dần theo diễn tiến của truyện, họ xuất hiện như một sự tiếp sức cho người kể chuyện
chính. Trong lý thuyết tự sự học, kiểu người kể chuyện gia tăng ấy thực chất là các
vai (actor). Genette, Bal, Lanser, Nelles,… đều cho rằng ở cấp độ cao nhất của trần
thuật, vai giữ vai trò của một hành động. Ở cấp độ diễn ngơn, vai có thể làm chức
năng người kể chuyện mà dấu hiệu xác định chủ yếu của vai là tính thứ cấp so với
những bậc trần thuật cịn lại và với tư cách là hệ quả nó phụ thuộc vào chúng. Sự
khác biệt của người kể chuyện và vai là ở chỗ người kể chuyện có chức năng giới
thiệu và kiểm sốt, điều khiển trần thuật, cịn vai chỉ có chức năng hành động và kể
chuyện.
Sự xuất hiện của vai trong vai trị người kể chuyện ln tạo cho tác phẩm
một đặc điểm mà Manfred Jahn gọi là “trần thuật ma trận”. Nghĩa là có sự gá ghép,
lồng ghép của trần thuật bậc hai vào trần thuật bậc một, bậc ba vào bậc hai mà
Genette gọi là “mơ hình ngăn kéo Tàu”. Và dĩ nhiên sự tham gia vào truyện với vai
trò kể chuyện của vai đã tạo nên một cấu trúc đa tầng bậc người kể chuyện và kéo


25


theo đó là sự di động điểm nhìn, làm tăng bề rộng và chiều sâu cho bức tranh hiện
thực của tác phẩm. Theo Manfred Jahn, các vai được lồng ghép vào các tầng bậc kể
chuyện sẽ thể hiện nhiều chức năng khác nhau: thống hợp hành động, trình bày, sao
nhãng, loại suy.
Trong “Báu vật của đời”, Thượng Quan Lỗ Thị, Hàn Chim, Bà Quách là
những người kể chuyện bậc hai nằm trong nghệ thuật kể chuyện của Mạc Ngôn với
các chức năng: thống nhất hành động, trình bày, loại suy.
Thượng Quan Lỗ Thị kể về lịch sử hình thành Đơng Bắc Cao Mật từ thời
Hàm Phong nhà Thanh, người đầu tiên đến khai hoang là Tư Mã Răng To, cụ tổ của
Tư Mã Khố và Tư Mã Đình; kể về lịch sử di dân đến quê hương Đông Bắc Cao
Mật, kể về ông thợ rèn- cụ tổ nhà Thượng Quan, kể về lịch sử Nghĩa Hịa Quyền
khuấy đảo miền đơng bắc, kể về trận ác chiến cười nôn ruột ở Bãi Cát Dài ở phía
tây thơn giữa một bên là Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu với một bên là
người Đức. Thượng Quan Lỗ Thị trở thành người kể chuyện bậc hai trong nghệ
thuật kể chuyện của Mạc Ngơn có chức năng trình bày. Thượng Quan Lỗ Thị đã
cung cấp thơng tin về những sự kiện nằm ngồi tuyến hành động chủ yếu của truyện
mà đặc biệt là những sự kiện xảy ra trong quá khứ.
Hàn Chim là người kể chuyện có chức năng “thống hợp hành động”. Hàn
Chim cung cấp một thành phần quan trọng của cốt truyện của trần thuật ma trận.
Anh mở rộng biên độ không gian tác phẩm bằng câu chuyện anh lưu lạc trong rừng
rậm Hockaido của Nhật Bản. Trong suốt mười lăm năm trời, Hàn Chim từng trải
qua những tháng năm đằng đẵng cơ độc, lẻ loi một mình chống chịu với cái đói, cái
rét, sự khủng hoảng tinh thần, nỗi thèm khát được nhìn thấy con người, được nghe
tiếng người và mong ước trở lại quê hương. Việc lồng ghép Hàn Chim vào trong
nghệ thuật kể chuyện là một cách tối ưu để tăng thêm độ xác thực cho câu chuyện.
Bà Quách trong “Báu vật của đời” là người kể chuyện bậc hai thực hiện

chức năng loại suy. Câu chuyện của bà có tác dụng chứng thực lại, phủ nhận thơng
tin ban đầu mà người kể chuyện bậc trên đưa ra. Bà Qch kể về Hồn Hương Đồn
chơn sống người dân. Câu chuyện của bà đã phủ nhận thông tin ban đầu về Tư Mã

26


×