ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ MAI LINH
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI
MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)
Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2013
Công trình đợc hoàn thành tại:
Ngời hớng dẫn khoa học:
Phản biện 1: .
.
Phản biện 2: .
Luận vn sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp
tại:
giờ ngày tháng năm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Ngay từ khi hình thành,
ngôn ngữ đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của con
người.
Đối với mọi người nói chung, thì ngôn ngữ có vai trò quan trọng. Nhờ có
ngôn ngữ mà chúng ta có thể trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh nhất,
nhiều nhất, đầy đủ nhất, có thể hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, hợp tác với nhau
trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội. Mặt
khác nhờ có ngôn ngữ mà con người từ khắp mọi miền tổ quốc, từ quốc gia này
đến quốc gia khác, từ khắp nơi trên thế giới, con người ở các thời đại khác nhau,
các thế hệ khác nhau đều có thể giao lưu, tìm hiểu nhau, học hỏi lẫn nhau, cùng
nhau lĩnh hội kho tàng tri thức của nhân loại để hình thành phát triển nhân cách,
tâm lý…
Đối với trẻ em nói riêng thì ngôn ngữ lại có vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhà giáo dục K. D. Usinxki khi nói về vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển
tâm lý của trẻ em, cho rằng: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn
quý của mọi tri thức” [dẫn theo 13]. Nắm được ngôn ngữ ở mọi phương diện
như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, hiểu được nghĩa của từ và sử dụng chúng thành
thạo trong hoạt động ngôn ngữ nói, nghe, đọc, viết… là điều rất quan trọng.
Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển
tư duy và giao tiếp xã hội của trẻ, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình
là: "Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi)".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trẻ mẫu giáo 3 đến 6 tuổi và một số yếu tố
ảnh hưởng, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu từ của trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo.
3.2. Khách thể nghiên cứu
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Ngôn ngữ bao gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Do điều kiện
thời gian, điều kiện thực tế và dưới góc độ tâm lý học, trong phạm vi luận văn
này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo. Bởi vì hiểu
từ là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ. Chỉ khi trẻ hiểu nghĩa của từ thì
trẻ mới có thể hoạt động ngôn ngữ một cách tích cực và có hiệu quả, từ đó thúc
đẩy sự phát triển nhận thức, trí tuệ, đặc biệt là tư duy.
4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường mầm non Ánh Sao, quận Cầu Giấy, Hà nội và trường mầm non
Thị Trấn Thanh Chương, Nghệ An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhằm
định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
- Nghiên cứu thực trạng khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo ở 3 độ tuổi (3 -
4), (4 - 5), (5 - 6), và một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiểu từ (tính chủ
động trong giao tiếp, cách dạy trẻ hiểu từ của cô giáo mầm non)
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng hiểu từ cho trẻ mẫu
giáo.
- Thử nghiệm tác động sư phạm nhằm nâng cao khả năng hiểu từ cho trẻ
mẫu giáo thông qua hình thức dạo chơi, tham quan.
6. Giả thuyết khoa học
Đặc điểm khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo tăng dần theo độ tuổi, và
không đồng đều ở những trẻ khác nhau trong cùng độ tuổi. Đa số trẻ mẫu giáo
hiểu từ ở mức trung bình trở lên. Nếu sử dụng biện pháp dạy trẻ hiểu từ qua dạo
chơi, tham quan thì mức độ hiểu từ của trẻ có thể tăng lên.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
7.2. Phương pháp quan sát.
7.3. Phương pháp trắc nghiệm.
7.4. Phương pháp thực nghiệm.
7.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn
7.6. Phương pháp thống kê toán học
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, bao gồm;
- Chương 1: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM
LỨA TUỔI MẪU GIÁO
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Ở nước ngoài
1.1.2. Ở trong nước
1.2. Một số vấn đề lí luận về ngôn ngữ và hiểu từ trong ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm chung về ngữ ngôn và ngôn ngữ
Ngữ ngôn bao gồm hệ thống các ký hiệu từ ngữ và hệ thống các quy tắc
ngữ pháp có chức năng là một phương tiện giao tiếp, một công cụ của tư duy.
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao
tiếp, để truyền đạt, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử hoặc để kế hoạch
hoá hoạt động của mình.
1.2.2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ
Thứ nhất, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử xã hội của loài người.
Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người.
Thứ ba, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
1.2.3. Cấu trúc của ngôn ngữ
Ngôn ngữ được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: từ vựng, ngữ âm và
ngữ pháp.
- Từ: là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức, là
vật liệu xây dựng không thể thiếu được của ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung
tâm của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa
- Ngữ âm: là mặt âm thanh, phát âm của ngôn ngữ. Ngữ âm có mặt tự
nhiên và xã hội của nó.
- Ngữ pháp: là hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp từ, hay nói cách
khác: ngữ pháp chính là cách thức và phương tiện cấu tạo từ thành câu.
1.2.4. Ngôn ngữ và lời nói
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng. Nếu ngôn ngữ được coi là sản phẩm, là ký hiệu chung cho cả một
cộng đồng thì lời nói là sản phẩm riêng biệt trong sự phát triển của một cá nhân.
Ngôn ngữ có tính chất khái quát, ổn định trong một thời gian dài còn lời nói
luôn có tính chất cụ thể, nhất thời, và luôn luôn thay đổi. Nếu ngôn ngữ là hệ
thống cấu trúc thì lời nói là sự vận dụng, sử dụng hệ thống cấu trúc vào hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể. [19]
1.2.5 Các vấn đề về từ và nghĩa của từ
1.2.5.1 Từ là gì?
1.2.5.2 Nghĩa của từ
1.2.6 Vấn đề hiểu từ trong ngôn ngữ
Hiểu từ là quá trình lĩnh hội khái niệm trong từ, đưa cái mới, cái chi tiết
vào trong vốn kinh nghiệm.
Mức độ 1: Với mức độ này mới chỉ gọi được tên của sự vật, hiện tượng;
nêu được dấu hiệu bên ngoài nhưng không vạch ra được dấu hiệu bản chất
Mức độ 2: Hiểu từ ở mức độ này đã đi vào thuộc tính bản chất nhưng
chưa đúng với những nét bản chất của từ vì vậy dẫn đến hiểu từ ở mức quá rộng
hoặc quá hẹp
Mức độ 3: Hiểu những thuộc tính bản chất của đối tượng được nêu trong
từ nhưng dựa trên tài liệu cảm tính phong phú, do đó mới hiểu một cách chung
chung, trừu tượng.
Mức độ 4: Hiểu sâu sắc toàn diện và có hệ thống thể hiện ở chỗ: Xác lập
được mối liên hệ giữa tri thức mới với tri thức đã có
1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)
1.3.1 Các quy luật lĩnh hội tiếng mẹ đẻ của trẻ
Đối với trẻ trước tuổi học, ngôn ngữ nảy sinh và phát triển không phải vì
bản thân nó mà vì những nhu cầu khác
Trẻ học nói nhờ vào tai nghe và khả năng bắt chước của mình
“Quá trình học nói của trẻ được diễn ra cùng với sự hoàn thiện dần của
sự phát triển sinh lý và tâm lý trẻ”.
Trẻ học tiếng mẹ đẻ nhờ những ấn tượng tổng quát chứ không tách bạch
từng nội dung: phát âm, từ ngữ và ngữ pháp
Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ [10]
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)
1.3.3 Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo
- Việc lĩnh hội nghĩa của từ ở trẻ em khác xa người lớn. Ở người lớn,
lĩnh hội nghĩa của từ là lĩnh hội một khái niệm với đầy đủ nội hàm và ngoại
diên của nó. Còn đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm tư duy trực quan hành động
và hình tượng chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng chưa phát triển, khả năng khái
quát hóa chưa cao. Vì vậy, khi lĩnh hội nghĩa của từ trẻ em phải trực tiếp thao
tác hoặc quan sát đối tượng qua tranh ảnh, mô hình tượng trưng cho nghĩa của
đối tượng. Cũng vì vậy, nghĩa của từ mà trẻ em lĩnh hội đều mang một ý nghĩa
cụ thể, đại diện cho một sự vật, hiện tượng riêng lẻ.
- Với đặc điểm nhận thức phát triển ở mức độ nhất định, mức độ hiểu biết
của trẻ mẫu giáo mới chỉ dừng lại ở mức độ gọi tên, nhận biết sự vật, hiện tượng
qua tranh ảnh, mô hình như nhìn vào tranh trẻ biết đây là con gì, vật gì, cây gì
Hoặc nhìn vào tranh, trẻ nhận biết được dấu hiệu bề ngoài của vật trong mối
tương quan với các sự vật khác như cao - thấp, xa-gần, ngắn - dài, trên - dưới.
Còn hiểu khái niệm ở mức độ như hiểu một khái niệm khoa học, thì chỉ có được
ở trẻ khi chúng lĩnh hội tri thức khoa học thực sự trong hoạt động học tập ở
trường phổ thông.
Trẻ mẫu giáo cũng đã bắt đầu có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ và nguồn
gốc của ngôn ngữ khi sử dụng chúng. Nhưng do kinh nghiệm sống còn nghèo
nàn, lối tư duy còn nặng tính trực quan cụ thể và khả năng khái quát còn kém.
Vì vậy, trẻ mới chỉ dựa vào những đặc điểm bên ngoài hoặc dựa vào kinh
nghiệm cụ thể của cá nhân mà chưa phân biệt được những đặc điểm bản chất
của sự vật cho nên còn hiểu ngôn ngữ chưa chính xác, kết luận còn phiến diện.
- Hiểu từ là một bộ phận quan trọng trong các thành phần ngôn ngữ. Nó
quan hệ mật thiết với các thành phần ngôn ngữ, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ
với việc sử dụng từ vào câu trong quá trình giao tiếp cụ thể. Hiểu từ đã giúp trẻ
sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chủ động, có nội dung rõ ràng, mạch lạc.
Trẻ em ở độ tuổi 3-4 kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, điều kiện giao tiếp
của trẻ chưa nhiều, trẻ ít được nghe các câu chuẩn xác. Mặt khác, trẻ em chưa
thật sự hiểu được đầy đủ nghĩa của từ cho nên trong các câu nói của trẻ còn thể
hiện việc sử dụng từ chưa đúng, chưa sát nghĩa.
Trẻ 4-5 tuổi có mức độ hiểu từ tốt hơn trẻ 3-4 tuổi biểu hiện ở chỗ là trẻ
đã biết đưa từ vào câu chính xác, phù hợp nội dung giao tiếp. Tuy nhiên câu của
trẻ chưa chuẩn, có khi thiếu, khi thừa từ. Vị trí sắp xếp từ trong câu chưa đúng,
đôi khi gây sự lủng củng, nhất là khi kể lại một điều gì đó cho người khác nghe,
câu và nội dung diễn đạt của trẻ chưa rõ ràng, mạch lạc.
Với trẻ em 5-6 tuổi khả năng hiểu từ của trẻ đã phát triển tương đối cao.
Sự phát triển này thể hiện không phải chỉ ở trình độ cao về phương diện ngôn
ngữ mà còn ở phương diện tư duy. Ở độ tuổi này trẻ sử dụng thành thạo các
hình thức ngôn ngữ tình huống, ngôn ngữ ngữ cảnh mang tính rõ ràng, khúc
chiết. Chính sự hiểu từ cũng phát triển một kiểu ngôn ngữ khác ở trẻ, đó là
kiểu ngôn ngữ giải thích, một kiểu ngôn ngữ đòi hỏi tính chặt chẽ, mạch lạc.
1.3.4 Khả năng hiểu từ của trẻ mẫu giáo(3-6 tuổi)
Ở lứa tuổi mẫu giáo, việc lĩnh hội từ của trẻ diễn ra theo các mức độ
như sau:
Mức độ 1: Trẻ lĩnh hội từ thông qua đồ vật
Mức độ 2: Lĩnh hội từ qua tranh ảnh, sơ đồ
Mức độ 3: Lĩnh hội từ thông qua ngôn ngữ ký hiệu tượng trưng.
Như vậy, việc lĩnh hội từ của trẻ mẫu giáo diễn ra theo 3 mức độ từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, việc lĩnh hội từ của trẻ được diễn
ra theo 3 con đường: Con đường nhập tâm, con đường bắt chước và con đường
học tập.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ trẻ em mẫu giáo (3-6 tuổi)
1.4.1 Các yếu tố sinh lý thần kinh
1.4.2 Môi trường sống của trẻ em
1.4.3 Sự phát triển nhận thức của trẻ
1.4.4 Tính chủ động trong giao tiếp của trẻ
1.4.5 Các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo hiểu từ
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể
2.1.2 Tiến trình nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.2. Phương pháp quan sát
2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm (Thử nghiệm tác động sư phạm)
2.2.5 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
3.1.1. Bức tranh tổng thể về mức độ hiểu từ của trẻ MG (3-6) tuổi
Bảng 3.1. Mức độ hiểu từ của trẻ em tuổi mẫu giáo (3-6)
Mức độ hiểu từ Cao Trung bình Thấp
Số
lượng
Tần suất
%
Số
lượng
Tần suất
%
Số
lượng
Tần suất
%
252 72 28.6 111 44 69 27.4
Biểu đồ 3.1 Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)
Qua kết quả nghiên cứu khả năng hiểu từ của trẻ em mẫu giáo đã được trình bày
ở trên, có thể thấy, đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo được chia thành 3 mức độ
khác nhau: Mức độ hiểu từ cao, trung bình và mức hiểu từ thấp.
3.1.2. Đặc điểm hiểu từ đúng và chưa đúng của trẻ em mẫu giáo (3-6) tuổi
TT Nội dung Hiểu đúng
Hiểu chưa
đúng
1 Phía trên 88.5 11.5
4 Kề bên 63.9 36.1
5 Trong nhà 85.7 14.3
7 Chính giữa 82.1 17.9
TT Nội dung Hiểu đúng
Hiểu chưa
đúng
10 Xung quanh 84.5 15.5
14 Ở giữa 81.3 18.7
18 Góc 50.8 49.2
26 Chính giữa 79.4 20.6
28 Chạm sát 77.8 22.2
34 Dưới 78.2 21.8
38 Bên phải 64.3 35.7
41 Ở trên 83.3 16.7
44 Bên trái 69.8 30.2
24 Khái niệm chỉ quan hệ giải thích:
Gần như
76.6 23.4
Khái niệm chỉ hướng rời chuyển
hay nối kết của hành động
2 Xuyên qua 84.5 15.5
43 Rời xa 77 23
39
Khái niệm chỉ hành động
Cúi xuống 82.1 17.9
Khái niệm chỉ quan hệ diễn biến
theo thời gian
23 Xong rồi 79.4 20.6
29 Bắt đầu 47.6 52.4
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy biểu hiện mức độ hiểu từ đúng, chưa
đúng của trẻ em mẫu giáo có một số đặc điểm sau:
- Trẻ mẫu giáo hiểu các khái niệm không đồng đều: Trong 50 khái niệm
ngôn ngữ dùng để đo mức độ hiểu từ của trẻ có 29/50 khái niệm được đa số
trẻ em (trên 70%) hiểu đúng, có 7/50 khái niệm đa số trẻ em (trên 50%) chưa
hiểu đúng.
- Trẻ mẫu giáo có xu hướng hiểu các khái niệm chỉ ý nghĩa quan hệ về
phạm vi hoặc không gian tốt hơn các khái niệm chỉ quan hệ diễn biến trong
không gian (trong 13 khái niệm chỉ quan hệ về phạm vi hoặc không gian có 9/13
khái niệm trên 76% trẻ hiểu đúng).
- Các khái niệm chỉ so sánh về lượng, trẻ em hiểu tốt hơn các khái niệm
chỉ sự so sánh về hình thể. (Khái niệm: to trung bình có 36.5% trẻ hiểu đúng,
khái niệm: ít nhất có 82.5% trẻ hiểu đúng).
- Xu hướng hiểu được các khái niệm chỉ thứ tự, đặc điểm tổ chức sự vật,
quan hệ diễn biến theo thời gian, chỉ sự so sánh về hình thể ở trẻ em mẫu giáo
còn ở mức độ thấp (trên 50% trẻ hiểu chưa đúng). Ví dụ khái niệm: thứ , thứ nhì,
thứ ba trên 60% trể hiểu chưa đúng, Thứ nhất – cuối cùng có 54,4 % hay to
trung bình có 63.5% trẻ hiểu chưa đúng…
3.1.3 Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo theo độ tuổi.
Biểu đồ 3.2 Độ tuổi và mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)
Kết quả nghiên cứu mức độ hiểu từ của trẻ trên bảng 3.3 cho thấy: Trẻ em
ở độ tuổi khác nhau có mức độ hiểu từ không như nhau.
- Mức độ hiểu từ từ trung bình trở lên tăng dần theo độ tuổi từ (3-4 tuổi),
(4-5 tuổi) đến (5-6 tuổi) (61.9%, 70.3%, 84.5%).
- Mức độ hiểu từ cao cũng tăng dần theo sự phát triển các độ tuổi của trẻ
em từ (3-4 tuổi), (4-5 tuổi) đến (5-6 tuổi) (20.2%, 26.2%, 38.1%).
- Mức độ hiểu từ thấp giảm dần theo sự phát triển các độ tuổi của trẻ em
từ (3-4 tuổi), (4-5 tuổi ) đến (5-6 tuổi ) (38.1%, 29.8%, 15.5%).
Như vậy, trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) có mức độ hiểu từ cao nhất. Trẻ mẫu
giáo (3-4) tuổi có mức độ hiểu từ thấp nhất. Như vậy: Mức độ hiểu từ của trẻ
mẫu giáo tăng dần theo độ hiểu từ 3-6 tuổi.
3.1.4. Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo theo giới tính
Biểu đồ 3.3 Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo theo giới tính
Kết quả về mức độ hiểu từ ở trẻ nam và trẻ nữ thể hiện trong nội dung
bảng 3.5 cho thấy:
Mức độ hiểu từ của trẻ nam và trẻ nữ phát triển không đồng đều. Phân
thành 3 mức độ cao - trung bình - thấp.
Mức độ hiểu từ từ mức độ trung bình trở lên, trẻ nam chiếm tỷ lệ cao hơn
trẻ nữ (73.8% và 69.8%).
Mức độ hiểu từ cao:
Trẻ nam chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ nữ (30.1% và 25.4%).
Mức độ hiểu từ trung bình:
Trẻ nam và trẻ nữ gần tương đương nhau (44%)
Mức độ hiểu từ thấp:
Trẻ nam chiếm tỷ lệ thấp hơn trẻ nữ (26.2.% và 30.2%).
3.1.5 Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo theo môi trường sống
Biểu đồ 3.4 Môi trường sống và mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo
Kết quả nghiên cứu mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6) tuổi ở các môi
trường sống khác nhau trong nội dung bảng 3.7 cho thấy.
Ở mức độ hiểu từ trung bình trở lên,trẻ mẫu giáo Hà Nội chiếm tỷ lệ cao
nhất (79,4%), thấp nhất là trẻ em mẫu Nghệ An (65.1 %).
Mức độ hiểu từ cao
Trẻ mẫu giáo Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất là 35.7%. Trê mẫu giáo ở
Huyện Thanh Chương , Tỉnh Nghệ An chỉ chiếm 18.3 %
Mức độ hiểu từ thấp:
Trẻ em mẫu giáo Thanh Chương, Nghệ An chiếm tỷ lệ cao nhất (34.9%),
và trẻ em mẫu giáo Hà Nội thấp hơn (20.6%).
Kết quả hiểu từ của trẻ mẫu giáo sống tại các môi trường sống Hà Nội,
Nghệ An cho thấy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, trẻ em mẫu giáo sống ở
Hà Nội có mức độ hiểu từ cao nhất, sau cùng là là trẻ em sống ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo
(3-6) tuổi
3.2.1. Ảnh hưởng tính chủ động giao tiếp đến mức độ hiểu từ của trẻ
mẫu giáo (3-6 tuổi)
Bảng 3.9: Mức độ phát triển tính chủ động trong giao tiếp của trẻ em mẫu giáo
3-6 tuổi
Mức độ Chủ động Bình thường Bị động
Số lượng Tần suất Số lượng Tần suất Số lượng Tần suất
180 80 44.5 65 36.1 35 19.4
Kết quả nghiên cứu mức độ phát triển tính chủ động giao tiếp của trẻ mẫu
giáo cho thấy tính chủ động giao tiếp của trẻ phát triển không đồng đều. Phân
thành 3 mức độ:
- Mức độ chủ động giao tiếp đạt (7-8) điểm.
- Mức độ bình thường giao tiếp đạt (2-6) điểm.
- Mức độ bị động giao tiếp đạt (0-1) điểm.
- Đa số trẻ em được nghiên cứu có tính chủ động giao tiếp từ mức bình
thường trở lên chiếm tỷ lệ 80.6%.
Trong đó mức độ chủ động giao tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 mức độ
(44.5%).
Mức độ bị động giao tiếp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 3 mức độ 19.4%.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng tính chủ động giao tiếp đến mức độ hiểu từ của trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi
Mức độ hiểu từ Cao Trung bình Thấp
Số
lượng
Tần
suất
Số
lượng
Tần
suất
Số
lượng
Tần
suất
Chủ động (80) 54 67.5 21 26.2 5 6.3
Bình thường (65) 4 6.1 51 78.5 10 15.4
Bị động (35) 1 2.9 5 14.3 29 82.8
- Đa số trẻ em chủ động trong giao tiếp thì có mức độ hiểu từ cao.
Ví dụ: trong 80 trẻ em có tính chủ động giao tiếp thì 54 em (tỷ lệ 67.5%)
có mức độ hiểu từ cao.
- Đa số trẻ em bình thường trong giao tiếp, mức độ hiểu từ đạt mức trung
bình.
Ví dụ: 65 trẻ đạt mức bình thường giao tiếp thì có 51 trẻ hiểu từ mức
trung bình (78.5%).
- Phần lớn trẻ em bị động trong giao tiếp thì mức độ hiểu từ đạt ở mức
thấp.
Ví dụ: 35 trẻ đạt mức bị động giao tiếp có 29 trẻ hiểu từ ở mức thấp
(82.8%).
3.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp dạy trẻ hiểu từ
Bảng 3.11 Các biện pháp dạy trẻ hiểu từ
TT Các biện pháp Số
lượng
%
1 Dùng lời giải thích cho trẻ hiểu 16 80
2 Dùng lời kết hợp với đồ dùng trực quan 13 65
3 Dùng đồ dùng trực quan để minh họa, giải thích 20 100
4 Dùng lời kết hợp với động tác minh họa 20 100
5 Dùng các tình huống thực tế trong hoạt động hàng
ngày (hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan )
8 40
6 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thao tác ( Vẽ, cắt, nặn, ) 0 0
7 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thực hiện trong hoạt động vui
chơi
5 25
8 Vẽ vào tranh để giải thích cho trẻ hiểu 0 0
Số giáo viên sử dụng các biện pháp 1, 2, 3, 4 chiếm tới trên 65%. Đặc biệt
là các biện pháp 3,4 thì 100% giáo viên sử dụng. Trong đó, biện pháp sử dụng
các tình huống thực tế trong hoạt động hàng ngày để giúp trẻ hiểu từ chỉ chiếm
40%, biện pháp 7 chiếm 25%, còn biện pháp 6 và 8 thì gần như không có giáo
viên nào sử dụng. Đặc biệt, gần như tất cả các cô giáo ở trường mầm non Thị
Trấn, Thanh Chương đều chủ yếu lựa chọn các biện pháp 1, 2, 3, 4. Các cô giáo
ở trường Ánh Sao có sử dụng cả phương pháp 7 nhưng không nhiều. Đây cũng
là một lí do để giải thích vì sao tỉ lệ trẻ em ở trường mầm non Ánh Sao có mức
độ hiểu từ cao hơn.
3.3. Kết quả thử nghiệm tác động biện pháp sư phạm nhằm nâng cao
mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo (3-6 tuổi)
3.3.1. Lý do lựa chọn biện pháp tác động
3.3.2. Mục đích thử nghiệm biện pháp tác động phạm
Khẳng định được vai trò và tác dụng thiết thực của biện pháp: nâng cao
mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo qua tổ chức dạo chơi tham quan
3.3.3. Nội dung và cách thức tác động
Nội dung, cách thức tác động, các tiêu chuẩn, cách đánh giá. Chúng tôi đã
trình bày trong nội dung chương 2.
3.3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp tác động sư phạm
3.3.4.1. Đo lần 1 mức độ hiểu từ của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng
Bảng 3.12 Mức độ hiểu từ của trẻ đo lần 1
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm
Số lượng % Số lượng %
Cao 5 21.7 4 17.4
Trung bình 10 43.5 11 47.8
Thấp 8 34.8 8 34.8
3.3.4.2. Tiến hành thử nghiệm tác động biện pháp sư phạm
Bảng 3.13: Mức độ hiểu từ của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm đo lần 1, lần
2 (Đơn vị %)
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm
Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2
Cao 21.7 26.1 17.4 30.4
Trung bình 43.5 43.5 47.8 52.2
Thấp 34.8 30.4 34.8 17.4
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển khả năng hiểu từ của nhóm trẻ đối chứng và thực
nghiệm sau hai lần đo
Như vậy mức độ hiểu từ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm , cho
thấy trẻ em trong nhóm thực nghiệm có mức độ hiểu từ cao hơn so với trẻ em
nhóm đối chứng.
KẾT LUẬN & Kiến nghị
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây:
1. Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giá phát triển không đồng đều, được phân
làm 3 mức độ cao - trung bình - thấp. Đa số trẻ mẫu giáo có mức độ hiểu từ, từ
mức độ trung bình trở lên.
2. Trẻ em trong cùng một độ tuổi nhưng sống trong môi trường sống khác
nhau có mức độ hiểu từ khác nhau. Trẻ em sống ở thành phố có mức độ hiểu từ
cao hơn trẻ em sống ở nông thôn, miền núi.
3. Trong cùng một lứa tuổi, mức độ hiểu từ của trẻ nam và trẻ nữ phát
triển không có nhiều sự khác biệt.
4. Mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo tăng theo độ tuổi. Trẻ em 3- 4 tuổi
có mức độ hiểu từ thấp nhất, và trẻ em 5- 6 tuổi có mức độ hiểu từ cao nhất
trong 3 độ tuổi.
5 Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
Tính chủ động trong giao tiếp là một trong các phẩm chất tâm lý, có ảnh
hưởng tới mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo. Những trẻ em đạt mức chủ động
trong giao tiếp cao thường có mức độ hiểu từ cao.
Phương pháp dạy trẻ hiểu từ có ảnh hưởng đến mức độ hiểu từ của trẻ. Vì
vậy, việc lựa chọn phương pháp cung cấp khái niệm cho trẻ là rất quan trọng.
6. Tổ chức hoạt động dạo chơi tham quan có chủ đích (các địa điểm phù
hợp với nội dung giáo dục) là một trong những biện pháp tác động sư phạm, có
thể nâng cao khả năng hiểu từ của trẻ.
2. Kiến nghị
Ở trường mầm non cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc
dạy trẻ hiểu từ
Tổ chức cho trẻ em được sống trong môi trường ngôn ngữ phù hợp với
lứa tuổi của trẻ.
Cần sử dụng các hoạt động giáo dục cơ bản ở trường mầm non để làm
phương tiện để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng hiểu từ
Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu khả năng
hiểu từ của trẻ mẫu giáo trong đó phương pháp trắc nghiệm là một trong
những phương pháp nghiên cứu hữu hiệu
Thường xuyên tổ chức các hoạt động dạo chơi, tham quan làm phương
tiện để nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ có hiệu quả. Các từ cần được đưa
vào câu, để trẻ giao tiếp với trong tình huống cụ thể của trò chơi một cách
thường xuyên.