Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.11 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

NGHIÊN CỨU TRUYỀN THUYẾT
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội -2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

NGHIÊN CỨU TRUYỀN THUYẾT
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Mai Thị Hồng Hải

Hà Nội -2009



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

14

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

15

5. Phương pháp nghiên cứu

16

6. Bố cục luận văn

16

PHẦN NỘI DUNG
Chương1: Một số vấn đề lý luận chung


17

1.1. Một số khái niệm

17

1.1.1. Khái niệm truyện kể dân gian

17

1.1.2. Khái niệm truyền thuyết

20

1.2. Vấn đề phân loại truyền thuyết dân gian

22

1.3. Một vài vấn đề về các nhóm ngôn ngữ - tộc người của Việt Nam và
việc lựa chọn nghiên cứu truyền thuyết của một số dân tộc

25

Tiểu kết

30

Chương 2: Truyền thuyết của một số dân tộc ít người ở Việt Nam,
một vài nét về nội dung


1


2.1. Truyền thuyết dân gian dân tộc Tày

32

2.2. Truyền thuyết dân gian dân tộc Thái

53

2.3. Truyền thuyết dân gian dân tộc Khơ Me

61

Tiểu kết

66

Chương 3: Truyền thuyết của một số dân tộc ít người ở Việt Nam,
một vài nét về nghệ thuật
3.1. Kết cấu, cốt truyện

68

3.2. Nhân vật và mô típ

73


Tiểu kết

81

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dân tộc Việt Nam là một Quốc gia bao gồm nhiều dân tộc. Bên
cạnh dân tộc Việt (Kinh), cịn có 53 dân tộc ít người khác. Vì vậy, cộng
đồng dân tộc Việt Nam có nhiều ngữ hệ và văn hóa. Trong quá trình dựng
nước và giữ nước, các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau gìn giữ, xây dựng
đất nước, xây dựng nên truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam
và chung đúc nên một cộng đồng văn hóa vừa thống nhất vừa đa dạng.
1.2. Trong kho tàng văn học dân gian, truyền thuyết là một thể loại có vị
trí quan trọng. Xuyên suốt lịch sử của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết đã
in sâu vào tâm trí người Việt Nam chúng ta niềm tin rằng chúng ta là “con
Lạc, cháu Hồng”. Tổ tiên của dân ta là Hùng Vương. Hàng năm, người
Việt rủ nhau đi giỗ Tổ ở Đền Hùng với tất cả tấm lịng sùng kính và biết ơn
sâu sắc. Tuy nhiên, trước đây, một thời gian dài, một số nhà nghiên cứu
văn học dân gian Việt Nam không công nhận truyền thuyết là một thể loại
văn học dân gian. Hiện nay, với việc sưu tầm được nhiều tư liệu, với những
nỗ lực của các nhà nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam cũng như trên thế
giới, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã đi tìm những tiêu chí để xác định
những đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thể loại này và định vị được vị trí

của truyền thuyết trong kho tàng tự sự dân gian. Truyền thuyết đã được
công nhận là một thể loại văn học dân gian.
1.3. Truyền thuyết dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam có những đặc
điểm nội dung và nghệ thuật độc đáo, phong phú về mặt chủ đề và đa dạng

3


cách thức thể hiện. Nhưng trong thực tế, số lượng truyền thuyết các dân tộc
thiểu số (DTTS) sưu tầm được so với các thể loại văn học dân gian
(VHDG) khác ít hơn. Do tính chất truyền miệng và được truyền khẩu bằng
ngôn ngữ của các tộc người nên truyền thuyết dân gian của các DTTS
chưa có điều kiện sưu tập được đầy đủ. Vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm
biên soạn truyền thuyết các DTTS ở Việt Nam trên một số phương diện
chưa được chú ý nhiều. Việc giảng dạy, giới thiệu về truyền thuyết các
DTTS cũng đang gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
truyền thuyết các DTTS ở Việt Nam để hiểu biết thêm về vốn văn hóa dân
gian của các dân tộc anh em là một việc có ý nghĩa lớn, góp phần tích cực
vào việc tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc anh em và sự nghiệp xây
dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.
1.4. Văn học dan gian, trong đó có truyền thuyết, với ưu thế về chất
liệu ngơn từ trong sự phản ánh thực tại, là sự kết tinh và tích hợp những giá
trị ưu tú nhất của văn hoá dân gian, chuyển tải gia tài văn hoá truyền thống
của một dân tộc được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo
lưu và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do vậy, việc tìm hiểu
những vấn đề mà truyền thuyết của từng dân tộc hướng tới là khai thác
những di sản văn học của các dân tộc ít người, có ý nghĩa lâu dài góp phần
vào cơng cuộc xây dựng nền văn hóa nền văn hóa Việt Nam “thống nhất
trong đa dạng”.
Coi trọng văn hố truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh

tinh thần của dân tộc, vì vậy Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
V khoá VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết động đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hoá truyền thống.”

4


Với tất cả những lý do đã nêu và trên cơ sở kế thừa những thành tựu
của các nhà nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu truyền thuyết
các dân tộc ít người ở Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu thêm về truyền
thuyết các dân tộc anh em. Từ đó, góp phần nâng cao những hiểu biết của
mình về truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung, truyền thuyết các dân
tộc ít người nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện kể dân gian bao
gồm các thể loại: Thần thoại. Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ
ngơn. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, truyền thuyết dân gian Việt
Nam được sưu tầm khá sớm. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho
thấy rằng, hiện nay, việc sưu tầm và nghiên cứu truyền thuyết vẫn đang
được các học giả quan tâm.Việc nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ít
người ở Việt Nam là một đề tài rộng lớn và khó, liên quan đến rất nhiều
vấn đề, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn xin chỉ đề
cập đến hai vấn đề chính là:
- Một số vấn đề về tình hình nghiên cứu về truyền thuyết dân gian ở
Việt Nam
- Một số vấn đề về tình hình nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ít
người ở Việt Nam.
Ở tất cả những vấn đề trên, luận văn đều được tiếp thu và kế thừa kết

quả nghiên cứu của những người đi trước. Chúng tôi xin lược thuật một số
ý kiến liên quan đến hai vấn đề trên như sau:
2.1. Lược thuật một số vấn đề về tình hình nghiên cứu truyền thuyết
dân gian ở Việt Nam

5


Trong một thời gian dài các nhà nghiên cứu chưa coi truyền thuyết là
một thể loại. Truyền thuyết có khi được xếp trong thể loại thần thoại hay
truyện cổ tích. Về điểm này, chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của PGS.TS
Trần Thị An “ Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là
một thể loại có số phận đặc biệt. Có khi truyền thuyết bị loại khỏi văn học
dân gian, đề nghị đưa sang sử (dã sử), có khi nó lại được được coi như là
một tiểu loại của truyện cổ tích (cổ tích lịch sử). Trong vài chục năm lại
đây, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã đi đến thống nhất
coi truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian” [4, 1].
Ngược dòng thời gian, chúng ta nhận thấy đến những năm 50 của thế
kỷ XX, thuật ngữ truyền thuyết được ra đời và mới được đề cập nhiều.
Trước hết về việc phân biệt truyền thuyết với các thể loại khác, có thể kể
một số cơng trình sau:
Các tác giả nhóm Lê Q Đơn trong cơng trình Lược thảo lịch sử
văn học Việt Nam, khi xác định ranh giới giữa thần thoại với truyền thuyết
đã viết: Truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có
thật xảy ra khơng thì khơng có gì bảo đảm. Như vậy, có những truyền
thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác hoặc dính dáng về
một đặc điểm địa lý (Chuyện nàng Tô Thị, Chuyện Núi vọng Phu…) hoặc
kể lại gốc tích một sự vật gì (Chuyện Bánh chưng bánh giầy, Chuyện Trầu
cau…), hoặc giải thích phong tục tập quán, hoặc nói về sự tích các nghề
nghiệp và tất cả những chuyện kỳ lạ khác.

Bài viết “Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những
truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết” của GS. Trần Văn Giầu
(bút danh Tầm Vu), đã viết: “Truyền thuyết nặng về đề tài lịch sử hơn là
thần thoại, một phần vì cuộc đấu tranh trong xã hội gay gắt thu hút sự chú ý
của con người, phần khác vì dân số, cơng cụ và tri thức đã phát triển khá
6


đến mức đối với thiên nhiên con người được ít nhiều bảo vệ. Bây giờ,
người anh hùng hay nhân dân anh hùng được thần hoá trong truyền thuyết.
Câu chuyện thường thường khơng cịn giản dị như trong thần thoại, mà trở
nên càng ngày càng phức tạp hơn; mặt khác, nhìn chung trí tưởng tượng
trong truyền thuyết cũng khhơng bay bổng bằng trong thần thoại, càng về
sau, thần trong truyền thuyết càng khơng được phóng khống vơ tư như
thần trong thần thoại có lẽ vì ảnh hưởng của ý thức hệ của giai cấp bóc lột”.
[52,18]
Bài viết Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử của nhà
nghiên cứu Phan Trần cho rằng: “Phân biệt thần thoại (mythe) và truyền
thuyết (légende) không phải là dễ dàng. Truyền thuyết là những truyện
truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến
lịch sử. Những nhân vật, sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng
tượng của con người, qua sự hư cấu của nhân dân. Yếu tố lịch sử, hư cấu và
truyền miệng đã khiến cho truyền thuyết vừa là đối tượng nghiên cứu của
văn học dân gian vừa là tài liệu tham khảo của khoa học lịch sử. Phân biệt
thần thoại và truyền thuyết khơng phải là dễ dàng. Đại thể thì truyền thuyết
là những sáng tác dân gian, những câu chuyện dân gian có dựa trên cơ sở
những sự kiện lịch sử nào đó.
Về vấn đề nghiên cứu những đặc trưng của thể loại truyền thuyết, có
thể kể một số cơng trình tiêu biểu sau:
Cơng trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự

dân gian (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971) đã tập hợp một số bài viết
có giá trị về truyền thuyết. Trong đó, chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng
trong thời kỳ phong kiến của GS.TS. Kiều Thu Hoạch là chuyên khảo khoa
học được coi như một cái mốc đầu tiên trong việc nghiên cứu truyền thuyết
từ góc độ thể loại.
7


Năm 1990, một số cơng trình nghiên cứu tiếp tục đề cập đến
nhiều vấn đề về lý thuyết thể loại truyền thuyết. Năm 1990 hai bộ giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam của trường Đại học Sư phạm hà Nội và
trường Đại học Tổng hợp được viết lại. Đó là cuốn Văn học dân gian Việt
Nam, tập II, do GS.Hoàng Tiến Tựu viết (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990) và
cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Nxb Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1990) do GS.TS Lê Chí Quế chủ biên. Trong bộ giáo trình
này, GS.TS Lê Chí Quế “đã thừa nhận sự tồn tại độc lập của truyền thuyết
như là một thể loại trong kho tàng tự sự dân gian” [ 1, 15]
Năm 2000, PGS.TS Trần Thị An với cơng trình nghien cứu Đặc
trưng thể loại truyền thuyết và q trình văn bản hố truyền thuyết dân
gian Việt Nam [ 1] đã có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn quan trọng trong tiến
trình nghiên cứu truyên thuyết về mặt thể loại. Cơng trình của PGS.TS
Trần Thị An nghiên cứu chuyên sâu về thể loại truyền thuyết, làm sáng tỏ
những đặc trưng loại biệt của thể loại truyền thuyết trong sự phân biệt với
các thể loại khác trong kho tàng văn học dân gian, xác lập những đặc trưng
về nội dung và hình thức nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian. Từ
việc phân tích một số truyền thuyết cụ thể, cơng trình đã chỉ ra các lớp lịch
sử của truyền thuyết cùng với việc sử dụng các mơtip dân gian, các biểu
tượng văn hố, các cách kể, vv.. và rất nhiều vấn đề có liên quan đến lý
thuyết thể loại truyền thuyết. Chúng tôi xem cơng trình này là những chỉ
dẫn, gợi ý bổ ích cho đề tài luận văn

2. 2. Lược thuật một số vấn đề về tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyền
thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Về tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam đã có kết quả khảo sát, nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị An

8


trong bài viết Nhận diện truyền thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam [4].
Luận văn xin được kế thừa và lược thuật một số ý kiến như sau:
Nhận định chung về tình hình sưu tầm, biên soạn truyền thuyết các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, PGS.TS Trần Thị An viết: “ Trong khi truyền
thuyết của người Việt được sưu tầm và văn bản hóa khá sớm về thời gian,
phong phú về số lượng thì truyền thuyết các dân tộc thiểu số hầu như chưa
được chú ý. Thành tựu sưu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số chủ
yếu tập trung vào các thể loại: truyện cổ tích, tục ngữ, dân ca, truyện thơ và
sử thi”[4].
Kết quả tổng hợp sơ lược về thành tựu sưu tầm tài liệu truyền thuyết
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của PGS.TS Trần Thị An đã cho thấy:
trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm là dân tộc có truyền thuyết được
ghi chép sớm nhất. Dân tộc thứ hai có truyền thuyết được sưu tầm xuất bản
tương đối sớm là Khơ Me. Dân tộc thứ ba có số lượng truyền thuyết được
sưu tầm và công bố tương đối nhiều là dân tộc Tày. Dân tộc thứ tư có sơ
lượng truyền thuyết được sưu tầm khá nhiều là dân tộc Mường. Dân tộc thứ
năm là dân tộc Thái; Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là những dân tộc
có số lượng truyền thuyết được sưu tầm khá muộn…[4]
Về tình hình nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc thiểu số::
- “Những người có cơng đi đầu và dành nhiều tâm huyết trong việc
nghiên cứu văn học dân gian các DTTS là Võ Quang Nhơn và Phan Đăng
Nhật. Trong bài viết Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người, một

bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống nhất, đa dạng ( mà
người đọc có thể nhận thấy một phần của cuốn Văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam), Võ Quang Nhơn đã chỉ ra rằng, về cơ bản, các
truyện kể dân gian của các DTTS là thần thoại, yếu tố truyền thuyết chỉ đan
xen thưa thớt trong các câu chuyện cụ thể mà thôi.” [4].
9


Cũng trong bài viết nêu trên, PGS.TS Võ Quang Nhơn đã đưa ra kết
luận về ba chủ đề lớn của thần thoại và truyền thuyết các dân tộc thiểu số:
Kết luận thứ nhất là: Các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam có cùng nguồn gốc chung và có cùng nền văn hố chung. Kết
luận này được rút ra từ thần thoại về việc sinh ra con người. Kết luận thứ
hai là văn hoá dân gian các dân tộc Việt Nam có một đặc điểm chung là
ngợi ca những con người đã có cơng khai phá thiên nhiên, sáng tạo ra
những thành tựu văn hoá có ý nghĩa trên bước đường tiến hố của dân tộc.
Kết luận này được rút ra từ sự tích các truyện kể về những vị thần chinh
phục thiên nhiên như Ải Lậc Cậc (Thái), Pú Luông - Gỉa Cải (Tày), Prơng
Pha (ÊĐê) hay những anh hùng sáng tạo văn hố như Đam San lấy thóc
giống từ trên trời cho người Ê Đê, thần Nđu mang thóc cho người Xrê,
người Mạ. Theo PGS.TS Võ Quang Nhơn, mức độ hiện thực của các nhân
vật này khác nhau. “thể hiện bình diện xã hội lịch sử” của họ. Như vậy, kết
luận thứ hai được khái quát lên từ những nhân vật có sự đan xen giữa thần
thoại và truyền thuyết. Kết luận thứ ba là văn hoá các dân tộc thiểu số đã
tập trung ca ngợi những nhân vật kiệt xuất đầy mưu trí và dũng cảm, cùng
nhân dân đứng lên chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ những thành quả
lao động và thành tựu văn hoá, bảo vệ cuộc sống cộng đồng. Kết luận này
được khái quát từ sự phân tích các nhân vật dũng sĩ đại diện cho sức mạnh
cộng đồng, đó là những nhân vật truyền thuyết của các dân tộc thiểu số.
Trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước Cách

mạng tháng Tám), GS.TSKH Phan Đăng Nhật “đã chỉ ra sự đan xen của ba
thể loại thần thoại - truyền thuyết - truyện cổ tích” [34]. Bên cạnh đó, cơng
trình này cịn cho thấy rõ vai trị tính diễn xướng của VHDG các DTTS,
mối quan hệ giữa VHDG các DTTS với văn học thành văn.

10


GS. TSKH Phan Đăng Nhật đã chia văn học dân gian các dân tộc
thiểu số ra thành ba loại hình: Văn học nói, văn học kể và văn học hát.
Trong phần văn học kể, tác giả tập trung viết hai thể loại là truyện cổ tích
và truyện cười. Trong phần viết về truyện cổ tích, tác giả đã chỉ ra mối
quan hệ, sự đan xen giữa hai thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích và tập
trung viết về ba kiểu truyện: Truyện về người dũng sĩ (tác giả gọi là truyện
cổ tích anh hùng), truyện về người mang lốt và truyện về người mồ côi với
một số điểm như:
Kết cấu của nhóm truyện cổ tích dũng sĩ có sự tương đồng khá lớn
với kết cấu truyền thuyết; Kết cấu thường gặp của truyện cổ tích dũng sĩ
gồm 4 phần: Ra đời thần kỳ, ăn khoẻ, có sức mạnh, có tài; Thử thách gian
nan để trưởng thành, tập hợp lực lượng để làm việc nghĩa; Chiến đấu ác
liệt, dũng cảm để trừ ác thú, yêu quái; Cứu được nhân dân, đồng đội, đem
lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc
Nhìn bề ngồi, kết cấu này có sự tương đồng giữa truyền thuyết và
cổ tích nhưng khi phân tích sâu hơn, GS.TSKH Phan Đăng Nhật đã chỉ ra
một đặc điểm tương đối rõ của thể loại truyền thuyết trong nhóm truyện cổ
tích dũng sĩ từ phương diện nội dung. Loại này cũng như truyền thuyết,
thường phản ánh chân thật đến một mức nào đó khiến nó có “một cái lõi
lịch sử”- theo lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng. “Có một cái lõi là sự thật
lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha
của mình cùng với thơ và mộng, chắp đơi cánh của sức tưởng tượng và

nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hố mà đời đời con người
u thích ”[34, 97].
Ngồi ra, GS.TSKH Phan Đăng Nhật trên Tạp chí Văn học, 1977 số
6 có bài viết Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người như
nó vốn tồn tại trong cuộc sống. Tác giả Nguyễn Khánh Tồn, trong Tạp chí
11


Văn học, 1970 số 3 đã có bài viết Về văn học các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam
Thực tế cho thấy là chưa có những cơng trình đi sâu nghiên cứu truyền
thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cho đến năm 2009, Viện Khoa học
Xã hội xuất bản cuốn Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Tập 16 với tiêu đề: Truyện cổ tích và truyền thuyết. Trong phần Dẫn
luận của thể loại truyền thuyết, PGS.TS Trần Thị An đã nhận diện tổng
quan về truyền thuyết các DTTS ở Việt Nam, đã nghiên cứu xác định
những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật truyền thuyết của các
DTTS ở Việt Nam. Vì khn khổ và u cầu của bộ Tổng tập chỉ đăng tải
truyền thuyết các DTTS ở Việt Nam dưới dạng song ngữ nên phần Truyền
thuyết trong Tập 16 chỉ công bố một số truyền thuyết của các dân tộc Ê Đê,
Mnơng, Tà Ơi, Tày. PGS.TS Trần Thị An trong bài viết đã giới thiệu rất kỹ
về tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ít người ở
Việt Nam, cũng như đã khảo sát, phân tích cụ thể sâu sắc 16 truyền thuyết
song ngữ được tuyển chọn của các dân tộc nói trên. Đặc biệt là bài viết của
PGS.TS Trần Thị An đã đưa ra những nhận xét về đặc điểm nội dung, nghệ
thuật truyền thuyết của các DTTS nói chung, những nhận xét bước đầu về
truyền thuyết của một số dân tộc (ÊĐê, Mơ Nơng, Tà ơi, Tày )
Có thể nói, cho đến thời điểm này, người có cơng trình nghiên cứu về
truyền thuyết nói chung và truyền thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
có hệ thống là PGS.TS Trần Thị An với những cơng trình tiêu biểu: Luận

án về truyền thuyết là Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn
bản hoá truyền thuyết dân gian Việt Nam và Tổng tập văn học dân gian
các dân tộc thiểu số Việt Nam, (Tập 16). Đây là hai cơng trình đã gợi mở
nhiều điều bổ ích cho việc triển khai thực hiện luận văn và luận văn cũng
đã tiếp thu, kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu từ hai cơng trình này.

12


* Về các luận án, luận văn nghiên cứu, giới thiệu về truyền thuyết các
dân tộc ít người ở Việt Nam, cịn có các đề tài sau:
Năm 1995, Nguyễn Thị Thu Vân trong luận văn Thạc sĩ Bước đầu
khảo sát truyện cổ Chăm (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) là
cơng trình đầu tiên hệ thống hố các mơ típ truyện cổ Chăm, trong đó có
truyền thuyết dân tộc Chăm.
Theo ý kiến của PGS.TS Trần Thị An, về truyền thuyết của người
Chăm, hiện nay có hai câu chuyện vẫn đang gây tranh cãi. Đó là truyền
thuyết về nữ thần Pônaga của người Chăm và Thánh Mẫu Thiên Y A Na
của người Việt. Hai truyện này xuất hiện trong một số tuyển tập truyện cổ
Chăm nên được một số nhà sưu tầm, nghiên cứu mặc nhiên công nhận là
truyền thuyết của người Chăm.
Luận văn kể trên của Nguyễn Thị Thu Vân đã được phát triển thành
luận án tiến sỹ với đề tài Khảo sát đặc điểm truyện cổ dân tộc Chăm. Trong
luận án này, ở mục phân loại truyền thuyết Chăm, Nguyễn Thị Thu Vân đã
nêu: số lượng truyền thuyết Chăm sưu tầm được rất ít, nhưng vẫn có thể
nhận diện được hai nhóm: nhóm truyền thuyết thần thoại và truyền thuyết
lịch sử. Việc thừa nhận có một tiểu loại truyền thuyết - thần thoại, đúng
như nhận xét của PGS.TS Trần Thị An “ một mặt cho thấy sự lúng túng
của tác giả luận án, nhưng mặt khác, nó phản ánh tình trạng đan xen một
cách chặt chẽ hai thể loại thần thoại và truyền thuyết như là một hiện tượng

phổ biến trong truyền thuyết các DTTS, mà truyền thuyết Chăm là một
trường hợp”.
Về truyền thuyết của người Khơ Me, năm 2006, luận án tiến sỹ của
Phạm Tiết Khánh là cơng trình nghiên cứu chun sâu đầu tiên. Cơng trình
này đã chỉ ra sự cần thiết đối với việc thống kê, khảo sát, phân loại, phân
tích, so sánh văn học dân gian các DTTS nói chung, truyền thuyết dân gian
13


Khơ Me nói riêng. Trong luận án, sau khi thống kê các truyền thuyết dân
gian Khơ Me, tác giả đã nêu nhận xét: Truyền thuyết dân gian Khơ Me
Nam Bộ chủ yếu tập trung vào các mảng đề tài về giải thích các sự kiện
văn hóa, phong tục và lễ hội và giải thích địa danh.
Nhìn chung, việc đi sâu nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ít người
ở Việt Nam có thể nói vẫn là một hướng mở. Tiếp thu và kế thừa kết quả
các cơng trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết nói chung, truyền thuyết
các dân tộc ít người nói riêng, đề tài luận văn bước đầu tìm hiểu thêm một
vài vấn đề cụ thể của truyền thuyết các dân tộc ít người ở Việt Nam thông
qua việc khảo sát truyền thuyết của một số dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm 53 dân tộc, cư trú đan xen với
nhau, trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ Bắc vào Nam. Truyền thuyết của
các dân tộc ít người cũng chưa được sưu tập đầy đủ. “ Việc điểm qua lịch
sử sưu tầm và xuất bản truyền thuyết các DTTS như trên cho thấy một thực
tế là: trong tương quan so sánh với các thể loại khác như thần thoại, truyện
cổ tích, tục ngữ, dân ca, truyền thuyết là một thể loại ít thuhút được sự chú
ý của nghệ nhân dân gian các dân tộc thiểu số” [4.]. Vì vậy, do điều kiện có
hạn về tư liệu, trong phạm vi có thể tổng hợp được tài liệu, luận văn chỉ xin
tìm hiểu truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số thuộc một vài nhóm ngữ

hệ, cụ thể là:
- Nhóm Tày – Nùng – Thái: Trong nhóm dân tộc này, chúng tôi chọn
truyền thuyết dân tộc Tày, dân tộc Thái.
- Nhóm tộc người nói tiếng Mơn – Khơ Me: Trong nhóm các tộc
người nói tiếng Mơn – Khơ Me, chúng tôi chọn dân tộc KhơMe.

14


Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu truyền thuyết dân gian của một số dân tộc
nói trên ở hai phương diện chủ yếu là nội dung và hình thức nghệ thuật.
3.2. Giới hạn tư liệu tham khảo
Trong thực tế, truyện kể dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng
được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, được chuyển giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, việc sưu tầm, ghi chép lại truyền thuyết
của các dân tộc là một việc không dễ dàng. Truyền thuyết dân gian của các
dân tộc thiểu số lại thường được tập hợp chung với truyện kể dân gian. Để
đam bảo độ tin cậy về mặt tư liệu, luận văn chỉ khảo sát truyền thuyết của
các dân tộc Thái, Tày, Khơ Me đã được sưu tập trong các sách về truyện kể
dân gian của một số DTTS đã xuất bản. Sau đây là nguồn tư liệu chủ yếu
được khảo sát và được trích dẫn trong luận văn:
1. Tổng tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Đặng Nghiêm
Vạn chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2002.
2. Truyện cổ Khmer Nam Bộ, Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Văn hoá, Hà
Nội, 1983.
3. Truyện cổ Bắc Kạn, Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng,
Sở Văn hóa Thơng tin Thể thao Bắc Kạn, 2000.
4. Truyện cổ Việt Bắc, Nhiều tác giả, Nxb Văn hóa - Viện Văn học,
H.1963.
5. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 16:

Phần Truyền thuyết, Trần Thị An (biên soạn) Viện Khoa học xã hội
Việt Nam-Viện Nghiên cứu Văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2009

15


Ngồi ra, luận văn cịn khảo sát thêm các truyền thuyết về các nhân vật
như Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Cẩu chúa cheng vua (Chín chúa tranh
ngơi vua) và tư liệu truyền thuyết được trích dẫn trong một số tài liệu khác.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn thực hiện hai nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Khảo sát truyền thuyết của các dân tộc (Thái, Tày, KhơMe), làm sáng
tỏ một giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn
và giữ gìn di sản văn hóa của các dân tộc
- Qua đó tìm hiểu một vài nét về diện nội dung và hình thức thể hiện
của truyền thuyết dân gian một số dân tộc thiểu số (Thái, Tày, KhơMe),
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng thuật và miêu tả.
- Phương pháp sưu tầm, khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp tổng hợp hệ thống tư liệu
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Phần tài liệu tham khảo, Phần nội
dung của luận văn được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Truyền thuyết của một số dân tộc ít người ở Việt Nam,
một vài nét về nội dung

Chương 3: Truyền thuyết của một số dân tộc ít người ở Việt Nam,
một vài nét về nghệ thuật
16


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1. Một số khái niệm

1.1 Khái niệm truyện kể dân gian
Trong một số cơng trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở
nước ta, đôi khi khái niệm truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian
được xem là đồng nhất với khái niệm truyện cổ tích. Người ta định nghĩa
truyện cổ tích là truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian. Cách hiểu
này khơng sai, nhưng nó sẽ trở nên phức tạp nếu ai đó hiểu theo điều ngược
lại, tức cho rằng mọi câu chuyện đời xưa, mọi chuyện cổ dân gian đều là
truyện cổ tích. Nếu vậy truyền thuyết cũng là truyện đời xưa, là truyện cổ
dân gian, suy ra truyền thuyết cũng là cổ tích . Một vấn đề khác, trong quá
trình vận động nội tại theo trục thời gian, một bộ phận truyền thuyết dần lu
mờ yếu tố lịch sử, bị chuyển hóa chức năng về thể loại, đã trở thành cổ tích.
Thế nhưng, khơng ít người sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian vẫn
“giam giữ” chúng trong kho truyền thuyết. hiện tượng trên, tuy khơng phổ
biến nhưng vẫn là một khía cạnh phức tạp của vấn đề thể loại. Điều này
buộc người sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết phải nghiên cứu kỹ hơn mối
quan hệ cũng như sự khác biệt giữa hai thể loại này, cũng như việc đồng
nhất các truyền thuyết với thần thoại.

17



Theo lý thuyết folklore, truyền thuyết và cổ tích là hai loại khác biệt
nhau rõ rệt. PGS Đỗ Bình Trị khẳng định: “Truyện cổ tích và truyền thuyết
lịch sử là hai thể loại có sự khác biệt lớn về chức năng và thi pháp”
Từ điển văn học cũng định nghĩa cụ thể từng khái niệm. Hầu hết giáo
trình văn học dân gian đều có phần mục riêng về đặc điểm thi pháp của
từng thể loại .Tuy vậy, ngay trong lý thuyết, vẫn còn vài điểm chưa minh
bạch về mối quan hệ và ranh giới giữa hai thể loại này. GS.Chu Xuân Diên
nhận định “ Ở Việt Nam, đã từng có xu hướng khơng phân biệt truyện cổ
tích và truyền thuyết về phương diện thể loại: hoặc hai loại truyện kể đó chỉ
chỉ có sự khác biệt về trình độ phát triển, hoặc cho rằng khơng có thể loại
truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn xuôi dân gian, do đó trong
phân loại cũng như trong nghiên cứu đã gộp chung cả hai nhóm truyện đó
làm một”.[5,75].
Thực tế nhiều khi việc xác định một truyện cổ dân gian nào đó là
truyền thuyết hay cổ tích thật khơng đơn giản. Xin nêu vài dẫn chứng như
sau: Theo PGS. Đỗ Bình Trị, trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
của Nguyễn Đổng Chi, toàn bộ các truyện thuộc mục II (Sự thật đất nước
Việt) và mục V (Sự tích anh hùng nông dân) được soạn giả đưa vào thể loại
cổ tích, nhưng thực ra, tất cả “ đều là những truyền thuyết lịch sử”. Cho
nên, PGS. Đỗ Bình Trị địi hỏi “ phải trả những truyện này về cho thể loại
của nó”
GS. Chu Xuân Diên cũng đồng quan điểm như vậy: “ Nguyễn Đổng
Chi tuy có phân biệt với truyện cổ tích về mặt lý thuyết, song “ khi sưu
tập”, ông vẫn “xếp chung truyền thuyết với cổ tích và coi như là những
truyện cổ tích”
Hoặc theo khảo sát của PGS.TS Nguyễn Xuân Đức, trường hợp
truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nhiều bất ổn: Sách Văn 10 (Nguyễn Đình
18



Chú chủ biên) xếp nó vào thần thoại, sách Truyện đọc 2 ( Trương Chính –
Trịnh Mạnh biên soạn ) cho là cổ tích, cịn sách Ngữ văn 6 ( Nguyễn Khắc
Phi tổng biên ) thì gọi là truyền thuyết. Một trường hợp khác, truyện Bánh
chưng bánh giày thì gọi là truyền thuyết hay cổ tích?. Thêm nữa, trường
hợp truyện Chử Đồng Tử, do sự chuyển hóa về mặt thể loại mà đã có một
Chử Đồng Tử - truyền thuyết lịch sử, ca ngợi người anh hùng chinh phục
đầm lầy, nhưng cũng có một Chử Đồng Tử - cổ tích thần kỳ, với kiểu nhân
vật chàng trai nghèo bất hạnh cưới cơng chúa. Có điều, đâu là văn bản
truyền thuyết Chử Đồng Tử.?Truyền thuyết là thể loại được quyền hư cấu
nhưng bản thân câu chuyện luôn tạo được niềm tin, luôn gắn với niềm tin:
“Cốt lõi của truyền thuyết thực sự là một đức tin”
Truyền thuyết các DTTS cịn có nhiều khó khăn vì khi sưu tầm, biên
soạn, ngồi sự không phân biệt rõ thể loại , các nhà biên soạn thường
khơng chú thích rõ truyện này của dân tộc nào.Truyền thuyết xuất hiện
trong vùng có đồng bào các DTTS sinh sống khơng có nghĩa là truyền
thuyết của dân tộc đó. Vì vậy trong q trình thực hiện luận văn này, chúng
tơi gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc phân định đâu là truyền
thuyết các DTTS và truyền thuyết này là của dân tộc nào? Truyền thuyết
của các DTTS cũng thường được sưu tập trong các tập Truyện cổ. Vì vậy,
để , khảo sát các truyền thuyết, chúng tôi đã lựa chọn các truyền thuyết,
nhặt từng truyện trong các cuốn truyện cổ, truyện cổ tích của các DTTS đã
xuất bản và ở một số cơng trình nghiên cứu về các dân tộc. Đặc biệt chúng
tôi tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu, khảo sát, thống kê của PGS.TS
Trần Thị An về các truyền thuyết DTTS được công bố gần đây ( năm
2009) trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam,
tập 16: Cổ tích và truyền thuyết.

19



Như vậy, truyện kể dân gian là một khái niệm rộng, được sử dụng
bao hàm hầu hết các thể loại nằm trong loại hình tự sự dân gian, là những
câu chuyện thuộc các thể loại: Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích,
Truyện cười, Truyện ngụ ngơn, Giai thoại….
1.1.2. Khái niệm truyền thuyết
Vấn đề thể loại truyền thuyết đã được bàn khá nhiều trong khoa
nghiên sứu văn học dân gian ở nhiều nước. Trên thế giới, khoa học về
truyền thuyết dân gian hay gọi tắt là truyền thuyết học, vốn là một thuật
ngữ khoa học được dịch từ tiếng Đức: Volksagenkunde. Volki có nghĩa là
dân gian; sagen có nghĩa là truyền thuyết; kunde có nghĩa là mơn khoa học.
Đây là một thuật ngữ đã khá thông dụng trong folklrore học quốc tế thời
cận đại. Tương đương với từ sage trong tiếng Đức, tiếng Anh có légend,
tiếng Pháp có légende. Trước khi truyền thuyết được sưu tầm và ghi lại
bằng văn tự, nó là một thể loại của văn học truyền miệng.
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ vừa qua, việc nghiên cứu và tổng
kết những vấn đề lý thuyết về truyền thuyết cũng đã đạt được những thành
tựu. vai trò và vị trí của thể loại này đang ngày càng đựơc quan tâm và
khẳng định trong loại hình tự sự dân gian. Đã có nhiều cơng trình đưa ra
khái niệm về truyền thuyết:
Ở mục “Truyền thuyết” trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (Lại
Nguyên Ân biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) thì tại những truyền
thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết có thể được
mơ tả những hiện tượng khơng hồn tồn gống nhau, và liên hệ một cách
khác nhau với thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại. Về tổng thể, so với
thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn và thường mô tả những sự
kiện xảy ra muộn hơn sự lệ thuộc về nguồn gốc (biến sinh) của truyền
thuyết với thần thoại có thể được xác định, tuy khơng phải thần thoại là
20



nguồn cốt truyện duy nhất của truyền thuyết. Truyền thuyết nằm ranh giới
giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử.
GS. Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa “ Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam’ cho rằng: truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ,
những sự việc lịch sử cịn được quần chúng truyền lại nhưng khơng đảm
bảo về mặt chính xác ( có thể do truyền rộng mà sai lạc, cũng có thể do sự
tưởng tượng của quần chúng phụ hoạ thêu dệt mà càng sai lạc hơn. Và
truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là
những mẩu chuyện. Nếu nó phát triển tới mức hồn chỉnh thì tuỳ theo nội
dung, nó có thể trở thành cổ tích hay thần thoại. Cịn xét về nghệ thuật và ý
nghĩa hồn tồn giống cổ tích hay thần thoại. Hiện nay, truyền thuyết Việt
Nam tìm được rất ít ỏi, đượm vị cổ tích nhiều hơn thần thoại. Vì vậy khi
sưu tầm thì xen lẫn vào cổ tích và coi như truyện cố tích” [9, 9-22]
Nhà nghiên cứu Phan Trần trong bài nghiên cứu “Tinh thần dân tộc
qua các truyền thuyết lịch sử” đã nêu lên định nghiã về truyền thuyết :
“Truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự
việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật và sự việc đó
thường được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người, qua sự hư cấu
của nhân dân”
GS Đỗ Bình Trị trong cuốn giáo trình văn học dân gian, Trường Đại
học sư phạm Hà Nội, xuất bản năm 1970, khi viết về truyền thuyết cũng
nêu định nghĩa : “ Truyền thuyết là những truyện có dính líu đếnn lịch sử
mà lại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng
tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” [46,73 ]
Trong nhận xét của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, tuy khơng nhằm
mục đích định nghĩa truyền thuyết, nhưng đã nêu khái quát về giá trị nghệ
thuật và giá trị tư tưởng thẩm mỹ của truyền thuyết: Những truyền thuyết
21



dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế
hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với
thơ và mộng, chắp đơi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian
làm nên tác phẩm mà đời đời con cháu ưa thích”
GS.TS Lê Chí Quế, trong bài nghiên cứu “Truyền thuyết, một thể
loại văn học dân gian Việt Nam”, sau khi nêu lên bản chất thể loại của
truyền thuyết, đã định nghĩa truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là một
thể loại trong loạihình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch
sử danh nhân văn hóa hay nhân vật tơn giáo thông qua sự hư cấu nghệ thuật
thần kỳ” [42, 114]
Theo chúng tôi nghĩ, một hệ thống lý luận công phu nhằm nêu lên
định nghĩa về truyền thuyết là các nghiên cứu của GS.TS Kiều Thu Hoạch:
“ Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình
tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử
hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân.
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là khoa trương phóng đại - đồng thời nó cũng
sử dụng những yếu tố hư ảo thần kỳ như cổ tích và thần thoại. Nó khác cổ
tích ở chỗ khơng nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số
phận cá nhân mà nó phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân
tộc rộng lớn. Nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ
sở sự thật lịch sử cụ thể khơng hồn tồn trong trí tưởng tượng và bằng trí
tưởng tượng” [20,145]
1.2. Vấn đề phân loại truyền thuyết dân gian
Có thể nói trong một thời gian khá dài, thể loại truyền thuyết có
nhiều vấn đề tranh luận. Cho đến nay, những kết quả nghiên cứu về thể loại
truyền thuyết đã được khẳng định. Không ai cịn bàn cãi xem truyến thuyết
có phải là một thể loại văn học hay không? Những đặc trưng thể loại truyền
22



thuyết đã được nghiên cứu làm sáng tỏ (trong công trình luận án Tiến sỹ
của PGS.TS Trần Thị An: Đặc trưng thể loại truyền thuyết và q trình
văn bản hố truyền thuyết dân gian Việt Nam ).
Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, việc
nghiên cứu truyền thuyết gặp khó khăn khi phân chia ranh giới giữa truyền
thuyết và các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và cổ tích. Có ý
kiến cho rằng truyền thuyết như chiếc cầu nối giữ hai thể loại thần thoại và
truyện cổ tích. Việc phân loại truyền thuyết cũng có nhiều kiến giải. Trên
thế giới, giới folkore khi phân loại truyền thuyết cũng có nhiều khuynh
hướng khác nhau. Trong bài viết Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà
nghiên cứu folklore Nhật Bản và Trung Quốc, GS.TS Kiều Thu Hoạch đã
nêu ra một số cách phân loại truyền thuyết của các nhà folklore Trung
Quốc và Nhật Bản:
Một số nhà folklore Nhật Bản đã phân loại truyền thuyết thành các
loại như: Loại cây cối; Loại hang động, đá núi; Loại nước; Loại mồ mả;
Loại sườn đèo, dốc núi; Loại nhà thờ.
Có nhà nghiên cứu phân loại truyền thuyết thành ba loại là: Truyền
thuyết thuyết minh ( giải thích nguồn gốc các sự vật); Truyền thuyết lịch sử
( về các nhân vật và sự kiện lịch sử); truyền thuyết tín ngưỡng.
Có người lại phân loại truyền thuyết thành sáu loại gồm: Truyền
thuyết thần tiên; Truyền thuyết thị tộc; Truyền thuyết nữ giới; Truyền
thuyết động thực vật; Truyền thuyết địa lý, thiên văn; Truyền thuyết tơn
giáo.
Có người chia truyền thuyết thành các loại: Truyền thuyết thần thoại;
Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết văn nghệ.

23



×