Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) bản sắc dân tộc nga trong truyện ngắn của i bunin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ HỒNG MINH

BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA I. BUNIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Hà Nội - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ HỒNG MINH

BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA I. BUNIN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60.22.02.45
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những
tác giả trước mà tơi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ
thể. Khơng có bất kỳ sự khơng trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng10 năm 2017

Học viên

Lê Hồng Minh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
cô giáo, TS. Nguyễn Thị Như Trang người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình, chu đáo và ln động viên tơi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn. Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương
pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức q báu để có thể hồn thiện đề
tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý
thầy giáo, cô giáo ở Phịng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cơ giáo
khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là
các thầy cô giáo bộ mơn Văn học nước ngồi, khoa Văn học – những
người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học,
giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và
bạn bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tơi có thể học tập đạt kết
quả tốt và thực hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Học viên

Lê Hồng Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu ............................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ NHỮNG “THAM SỐ” CƠ BẢN
CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NGA .................................................................. 6
1.1 Khái niệm “bản sắc dân tộc” ................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm “dân tộc” ............................................................................... 6
1.1.2 Khái niệm “bản sắc dân tộc” ................................................................. 8
1.2 Những “tham số cơ bản” của bản sắc dân tộc Nga ................................ 9
1.2.1. Địa văn hóa............................................................................................. 9
1.2.2 Truyền thống văn hóa Chính thống giáo ........................................... 13
Tiểu kết ........................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT – CÁCH NHÌN VỀ CON NGƢỜI
CỦA I.BUNIN ....................................................................................................... 16
2.1 Nhân vật đang trong cuộc hành trình ................................................... 16
2.2 Nhân vật và sức mạnh cứu rỗi ............................................................... 43
Tiểu kết ........................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: KHƠNG GIAN - MƠ HÌNH THẾ GIỚI CỦA I. BUNIN 56
3.1. Không gian trại ấp quý tộc cũ và nếp sinh hoạt của ngƣời dân Nga ....... 57
3.2. Khơng gian thành thị và hành trình khám phá thế giới của con
ngƣời Nga ....................................................................................................... 67

3.3. Không gian ngôi nhà – nơi trở về của con ngƣời Nga ....................... 80
Tiểu kết: ......................................................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặt vấn đề bản sắc dân tộc/căn tính dân tộc để đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn là sự lựa chọn, là định hướng của khơng ít nhà nghiên cứu
văn hóa, văn học đương đại. Câu hỏi mang tính bản thể triết học luôn được
đặt ra sau tất cả mọi khám phá về nghệ thuật luôn là: Ta là ai? Ta thuộc về nơi
nào? Ta có điểm gì khác biệt? Sáng tác của các nhà văn lớn luôn hướng đến
luận giải những câu hỏi mang tính bản thể luận đó, ln chứa đựng “mã” văn
hóa của cộng đồng, dân tộc.
Nga là một đất nước rộng lớn, có trên 180 dân tộc. Mỗi dân tộc có những
nét riêng trong đời sống văn hóa song nhìn chung vẫn hịa trong đặc trưng
chung của văn hóa Nga. Bên cạnh đó, hệ tư tưởng Nga qua các thời đại lịch
sử ln có sự biến đổi, dung hịa, thích nghi nhất định bên cạnh việc “duy trì”
những “tham số”, nguồn mạch chung và ổn định. Có thể thấy rõ điều đó qua
sự xuất hiện của tư tưởng sùng Slavo, sùng phương Tây, tư tưởng phục hưng
văn hóa, tư tưởng Cộng sản...Do đó bản sắc dân tộc Nga luôn là một phạm trù
phức tạp, cần được nhận diện từ nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
Từ sáng tác của các nhà văn lớn của Nga, người đọc cũng phần nào hình
dung được những nét căn cốt nhất cũng như tính phức tạp đa diện của bản sắc
dân tộc Nga. Nhìn lại văn học Nga thế kỉ XX, trong mối quan hệ giữa văn học
và bản sắc dân tộc, chúng tôi nhận thấy bộ phận văn học Nga hải ngoại thực
sự là bộ phận đặt ra nhiều vấn đề thú vị. Câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi
quan tâm và băn khoăn ở đây chính là: tác phẩm của các nhà văn hải ngoại
phản ánh bản sắc dân tộc Nga như thế nào? Tác phẩm của họ ln có sự đan

xen giữa “chất Nga” và “sự thiếu vắng chất Nga”? Song, phải chăng “chất
Nga”, bản sắc dân tộc Nga chính là yếu tố khẳng định tác phẩm của họ vẫn

1


thuộc về nền văn học “mẫu quốc”? Từ những băn khoăn đó chúng tơi tìm đến
với truyện ngắn của I.Bunin – như một trường hợp nghiên cứu.
Dẫu là một nhà văn lưu vong có thái độ đối lập với chính quyền xô viết,
nhưng I.Bunin luôn đau đáu: “Lẽ nào chúng ta lại có thể quên tổ quốc, liệu
con người có thể quên quê hương mình chăng? Bởi lẽ quê hương đã luôn ở
trong trái tim rồi. Tự cội rễ của mình, tơi là một người Nga chính cống. Năm
tháng khơng xóa đi được điều này”. Viện Hàn Lâm Thụy Điển năm 1933 trao
giải Nobel cho ơng, bởi lí do: “ơng đã tái tạo lại tính cách Nga điển hình trong
văn xi nghệ thuật”.
Với những lí do như trên, chúng tơi lựa chọn đề tài: Bản sắc dân tộc
Nga trong truyện ngắn của I.Bunin như một cách tìm ra “chìa khóa” để lí
giải chiều sâu, sức hấp dẫn của truyện ngắn I.Bunin đồng thời là cách để
chúng tơi lí giải sự “trở về” và hịa điệu của văn xi I.Bunin cũng như tác
phẩm của nhà văn Nga hải ngoại vào dòng chảy của văn học Nga là tất yếu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay số lượng các cơng trình nghiên cứu về I.Bunin bằng tiếng
Nga, tiếng Anh, tiếng Việt rất phong phú. Do hạn chế về khả năng ngoại ngữ,
chúng tôi hiện tại chưa tiếp cận được với các nghiên cứu bằng tiếng Nga.
Trong phạm vi quan sát của mình, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về
I.Bunin tập trung vào một số hướng như sau:
- Hướng nghiên cứu thi pháp học: Phần lớn các cơng trình nghiên cứu đề
cập đến tác phẩm của I.Bunin từ góc độ thi pháp học trong thời gian gần đây
đều đặt tác phẩm của nhà văn này trong hệ hình thi pháp của chủ nghĩa hiện
đại. Đó là định hướng của các cơng trình như: Between Tolstoy and Nabokov:

Ivan Bunin Revisited (Tạm dịch: Giữa Tolstoy và Nabokov: Nhìn lại Ivan
Bunin) của Thomas Karshan; Luận án Tiến sỹ “Into the Heart of Darkness:
Ivan Bunin and the modernist poetics of memory” (Tạm dịch: Ở tâm điểm của
2


bóng tối: Ivan Bunin và thi pháp ký ức của chủ nghĩa hiện đại) của Mary
Petrusewicz. Nếu Thomas Karshan đặt Bunin giữa hai nhà văn lớn Tolstoy và
Nabokov, một nhà văn hiện thực cổ điển và một nhà văn hậu hiện đại thì
Mary Petrusewicz nhấn mạnh những đặc điểm của thi pháp truyện ngắn của
I.Bunin mang đậm dấu ấn tư duy của chủ nghĩa hiện đại liên quan đến phạm
trù kí ức. Ở Việt Nam, các luận văn như Chủ nghĩa ấn tượng trong truyện
ngắn của Ivan Bunin (Hà Hồng Nhung, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005), Các
mơ hình tượng trưng trong văn xuôi I.Bunin (Đặng Thu Hương, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, 2008) và đặc biệt là Dấu ấn của Chủ nghĩa hiện đại
trong văn xuôi I.Bunin (Trần Thị Nhung, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, 2014) đã đi sâu vào những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại ở các
phương diện thi pháp cụ thể của truyện ngắn I.Bunin. Những cơng trình
nghiên cứu này gợi ý cho chúng tôi những đặc điểm thi pháp nổi bật của
I.Bunin cần được lưu ý đến. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến một số phương
diện thi pháp đã được nhắc đến trước đó nhưng đặt và lí giải chúng trong mối
liên hệ với bản sắc dân tộc Nga.
- Hướng nghiên cứu văn hóa học: Những nghiên cứu văn xuôi Bunin
trong mối liên hệ với văn hóa Nga đã từng được đề cập đến trong một số cơng
trình nghiên cứu ở Nga và Phương Tây, chẳng hạn : Meshcheryakova Olga
Aleksandrovna (2009), Слово И. Бунина в контексте русской культуры,
Вестник ЧГПУ; David M. Bethea (1984), 1944-1953: Ivan Bunin and the
Time of Troubles in Russian Emigre Literature, Slavic Review, Vol. 43, No.
1. (Spring, 1984), pp. 1-16…
Nghiên cứu gần nhất và có nhiều gợi ý quan trọng nhất với luận văn của

chúng tơi chính là Chương “Sáng tác của I.Bunin – sự tiếp tục nối dài những
truyền thống của văn học cổ điển Nga” in trong chuyên khảo: Phạm Gia Lâm
(2015), Văn học Nga hải ngoại : Quá trình - đặc điểm - thi pháp, NXB Đại
3


học Quốc gia Hà Nội. Ở chương này, nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến mối liên
hệ mật thiết của sáng tác, cảm thức của I.Bunin với con người Nga, cuộc sống
Nga, đất nước Nga trong cả hai giai đoạn trước cách mạng tháng Mười và sau
cách mạng tháng Mười. Ý tưởng của chương viết này cũng như toàn bộ cuốn
chuyên luận – xem xét quá trình và cách thế “hồi hương” của các nhà văn
Nga hải ngoại trong đó có I.Bunin, đã dẫn dắt, gợi ý cho chúng tôi đến với
câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đã nhấn mạnh ngay từ đầu: chất Nga, bản
sắc/căn tính Nga được biểu hiện như thế nào trong truyện ngắn của I.Bunin –
một nhà văn hải ngoại, một nhà văn đối lập với chính quyền xơ viết?
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn của I.Bunin được dịch
sang tiếng Việt. Tuyển tập chính được sử dụng là Những lối đi dưới hàng cây
tăm tối, Hà Ngọc dịch, Nxb Văn học, 2013. Bên cạnh đó chúng tơi tham khảo
thêm tuyển tập Hơi thở nhẹ, Phan Hồng Giang, dịch (chọn dịch từ nguyên bản
tiếng Nga I.Bunin tuyển tập tác phẩm gồm 5 tập, Nxb Sự thật, Matxcova),
Nxb Hội nhà văn, 2006. Theo định hướng đề tài, chúng tơi khơng tiến hành
phân tích mọi khía cạnh của các tác phẩm này mà chỉ lựa chọn phân tích
những biểu hiện nổi bật về bản sắc dân tộc trong truyện ngắn I.Bunin.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến:
- Chỉ ra những biểu hiện rõ bản sắc văn hố Nga trong truyện ngắn của
I.Bunin.
- Thơng diễn cách tư duy về thế giới và con người của I.Bunin trong mối

liên hệ với truyền thống văn hoá Nga, đặc biệt là truyền thống văn hố Chính
thống giáo.

4


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: xem tác phẩm như một chỉnh thể nghệ
thuật, một thế giới nghệ thuật gồm nhiều yếu tố, nhân tố tương tác với nhau.
Phương pháp tiếp cận liên văn bản kết hợp với văn hóa học: đặt truyện
ngắn I.Bunin trong mối liên hệ với các lớp liên văn bản, đặc biệt là văn bản
Kinh Thánh và truyền thống văn hóa Chính thống giáo của Nga.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case-study): mỗi luận điểm người
nghiên cứu chọn 1-2 trường hợp để đi sâu khám phá và phân tích.
Ngồi ra, luận văn sử dụng các thao tác như phân tích, so sánh trong q
trình triển khai các luận điểm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Bản sắc dân tộc và những “tham số” cơ bản của bản sắc dân
tộc Nga
Chương 2: Các kiểu nhân vật – cách nhìn về con người của I.Bunin
Chương 3: Khơng gian – mơ hình thế giới của I.Bunin

5


CHƢƠNG 1: BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ NHỮNG “THAM SỐ”
CƠ BẢN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NGA

1.1 Khái niệm “bản sắc dân tộc”
1.1.1 Khái niệm “dân tộc”
Thuật ngữ dân tộc (nation) là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau, được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Theo quan niệm từ xa
xưa, dân tộc có thể hiểu là những cộng đồng người có cùng nguồn gốc, chung
khu vực, lãnh thổ, chung văn hóa nhưng chưa thống nhất về mặt thể chế chính
trị. Quan niệm này kéo dài đến thời Trung Cổ và thậm chí đến thời hiện đại.
Kant cũng khẳng định rằng “nhóm người tự nhận mình là thực thể tập hợp
cùng nhau trong một xã hội do có cùng chung một nguồn gốc sẽ được gọi là
dân tộc”. Với cuộc cách mạng Pháp, dân tộc trở thành nguồn gốc của nhà
nước tối cao. Mỗi dân tộc lúc này được thừa nhận quyền tự quyết về chính trị.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc, khái niệm dân tộc được dùng với hai nghĩa. Thứ nhất, dân tộc chỉ một
cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có
sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt
văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác, xuất hiện sau
cộng đồng bộ lạc, có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở
cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong
cộng đồng đó. Thứ hai, dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,
bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh
tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu
tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

6


Theo cách nhìn của các nhà dân tộc học, khái niệm dân tộc gắn liền với
lãnh thổ (quan điểm của Phan Hữu Dật xác định thuật ngữ dân tộc trong Dân
tộc học cần được hiểu, đó là tộc người, tiếng Hy Lạp là ethnos, ethnie, tộc
người là cộng đồng người hình thành trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất

định, cùng có chung những đặc điểm tương đối bền vững về ngơn ngữ, văn
hóa, tâm lý, ý thức sự thống nhất của mình và làm cho mình khác với các tộc
người khác, thông qua tên tự gọi [9]); gắn liền với tộc người (quan điểm của
Lê Sĩ Giáo nêu khái niệm dân tộc còn thực chất phải được hiểu là tộc người
(ethnie). Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đồn xã hội xuất hiện
khơng phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự
nhiên- lịch sử [11]); gắn liền với cộng đồng (quan điểm của Đặng Nghiêm
Vạn đưa ra luận điểm dân tộc (nation) theo nghĩa được Liên hợp Quốc công
nhận: thuật ngữ dân tộc (nation) có nghĩa là một cộng đồng nhân dân (people)
ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ, một sinh hoạt kinh tế,
một đặc trưng văn hóa, một tiếng nói chung, chỉ đạo bởi một nhà nước[38]).
Theo quan niệm của các nhà sử học: “dân tộc là cộng đồng những người
cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói
chung một ngơn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn
hố hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt
được. Văn hố của các dân tộc có những nét chung giống nhau (thí dụ như
đều trải qua nền văn minh nông nghiệp tiến lên nền văn minh công nghiệp),
nhưng cũng có những nét đặc thù gọi là bản sắc dân tộc (các phong tục, tập
quán sinh hoạt và ứng xử, các nếp tâm lý và tư duy, các ưu thế phát triển về mặt
này hay mặt khác) tạo ra tính đa dạng, vơ cùng phong phú của văn hố nhân
7


loại) ”[6]. Trong điều kiện giao lưu văn hóa như hiện nay, những yếu tố thuộc về
truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc được quan tâm, chú ý nhiều hơn.
1.1.2 Khái niệm “bản sắc dân tộc”
“Bản sắc dân tộc”/“căn tính dân tộc” (national identity) là một vấn đề phức
tạp được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu khi định nghĩa
và lí giải khái niệm này đều nhấn mạnh nó trong những phối cảnh khác nhau.

Từ góc độ triết học: khái niệm căn tính dân tộc liên quan đến khái niệm căn
tính cá nhân và các câu hỏi thuộc về bản thể luận: tôi là ai? tơi thuộc về nơi
nào?...Từ góc độ dân tộc học và nhân chủng học: Anthony D.Smith trong
National identity/ Bản sắc dân tộc và Benedict Anderson trong Imagined
Communities/ Những cộng đồng tưởng tượng đều gặp nhau ở việc nhấn
mạnh những “gặp gỡ”, điểm “chung” trong tâm thức của các cá nhân trong
cộng đồng. Bản sắc dân tộc được hình tượng hóa thơng qua một số huyền
thoại hoặc tín ngưỡng. Breuilly nhấn mạnh bản sắc dân tộc trong sợi dây liên
hệ với văn hóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Kymlicka lại nói
đến chủ nghĩa dân tộc của cơng dân bằng việc hướng vào xác định đặc điểm
có liên quan đến những sự khác biệt văn hóa. Cịn Anderson khẳng định rằng
bản sắc dân tộc được tưởng tượng và kiến tạo. Rutherford cho rằng bản sắc
dân tộc phụ thuộc vào tính đồng dạng, cộng đồng văn hóa và nền văn hóa
chung. Calhoun kết nối bản sắc dân tộc với lí thuyết về nền dân chủ bằng
phương thức cơ cấu xó hi hu-dõn tc. Gỹvenỗ tỡm ra ngun gc ca bản
sắc dân tộc trong văn hóa dân tộc và nhà nước, theo ông bản sắc dân tộc là
kết quả của quá trình xây dựng dân tộc và hệ tư tưởng dân tộc. Connor và
Smith nhắc tới và nhấn mạnh đặc điểm nguyên thủy (primordial) của bản sắc
dân tộc, nguyên thủy chính là cái nhìn lùi về phía sau để tìm kiếm huyền
thoại về nguồn gốc dân tộc. Ngược lại, Bradshaw cho rằng bản sắc dân tộc là
đặc điểm liên quan đến tương lai, bản sắc này nổi lên cùng với quá trình
8


chính trị hóa của nhóm tộc người để hướng về số phận trong tương lai bằng
việc cùng chia sẻ một vùng đất của q hương. Chúng tơi cịn nhận thấy
rằng, bản sắc dân tộc cần được nhìn nhận trong cả tính “cố định” bất biến và
sự biến đổi, nó chứa đựng cả định hướng “nhìn về quá khứ” nhưng hàm chứa
cả cảm thức “hướng tới tương lai”, nó là cái “khác biệt” cần được thừa nhận.
Bản sắc dân tộc không phải là phạm trù dễ “đo đếm”, nó được kiến tạo trong

những văn bản văn hóa, do đó nói như Anderson dân tộc là một “cộng đồng
tưởng tượng”. Homi Bhabha định nghĩa dân tộc là một “hệ thống ý nghĩa
văn hóa”, nằm trong những bài thánh ca, trong những đài tưởng niệm, những
người anh hùng nổi tiếng, trong thực hành giáo dục, trong những truyện cổ
tích và trong văn chương. Chính văn bản văn hóa sẽ tạo nên bản sắc dân tộc.
Bản sắc văn hóa theo đó là một tiến trình hơn là một kết quả. Hành trình đó
được tạo nên bởi những yếu tố “được tưởng tượng” nhưng không có nghĩa là
nó khơng có thực, bởi chúng được vẫn được viết, được bàn luận, được vẽ
hay được hát lên,… chúng kiến tạo nên tiến trình hình thành bản sắc dân tộc,
làm nên một hình ảnh bản sắc dân tộc, chúng tồn tại vì thế chúng có thực.
Đây sẽ là gợi ý rất quan trọng, định hướng về mặt lí thuyết để chúng tơi “tìm
kiếm” bản sắc dân tộc Nga: nhìn bản sắc văn hóa Nga như một văn bản được
tạo nên bởi rất nhiều yếu tố nhưng sẽ có một yếu tố kết nối và xuyên suốt,
yếu tố chứa đựng cả tính cố định bất biến và tính biến đổi của văn hóa dân
tộc, yếu tố đó sẽ vừa là yếu tố “tưởng tượng” nhưng cũng là yếu tố có thực.
Như vậy bản sắc dân tộc khơng phải là khái niệm tĩnh, nó có sự vận
động biến đổi, nhưng cũng chứa những “tham số” cơ bản để định hình nên
nét riêng, độc đáo của riêng mỗi dân tộc. Do đó bản sắc dân tộc gắn liền với
một giới hạn khơng gian văn hóa nhất định.
1.2 Những “tham số cơ bản” của bản sắc dân tộc Nga
1.2.1. Địa văn hóa
9


Xét về cơ tầng văn hóa bản địa, trước hết có thể thấy Nga là một trong
những nước có đường bờ biển dài nhất thế giới (37.00km/ 17.075.200km2).
Đây là điều kiện thuận lợi cho phép đất nước này có thể giao lưu với bên
ngoài, đặc biệt là với Phương Tây. Nga cũng là nước có đường biên giới dài
nhất, trải dài từ Á sang Âu. Lãnh thổ của nước Nga kéo dài từ Biển Baltic
phía Tây cho đến Thái Bình Dương ở phía Đơng, từ Bắc Băng Dương phía

Bắc cho đến một dải biên giới dài phía Nam. Biên giới của Nga phía Tây Bắc
giáp Na Uy và Phần Lan, phía Tây giáp Estonia, Latvia, Belarus, Ukraine,
Poland, và Lithuania, phía Tây Nam giáp Geogria và Ajerbaijan, phía Nam
giáp Kazakhstan, Mơng Cổ, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ở phía
Nam. Do đó, chắc chắn trong văn hóa Nga có thể thấy sự đan xen của yếu tố
Phương Đông và yếu tố Phương Tây.
Nước Nga vốn được hình thành từ hình thức liên minh các bộ tộc người
Slav trên lưu vực sông Rus. Hình thức hình thành lãnh thổ trên cơ sở tổ chức
công xã cho phép người Slav dễ dàng tiếp nhận yếu tố bên ngoài. Lịch sử
nước Nga cũng từng chứng kiến các cuộc tiếp xúc và tiếp biến văn hóa như:
sự hình thành nước Nga Kiev, tiếp xúc với Byzantium (X), Mông Cổ đô hộ (
XIII-XV), cải cách của Pyotr I(XVII- XVIII). Yếu tố bản địa văn hóa đó kết
hợp với những cuộc tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong lịch sử nước Nga tạo ra
những giá trị văn hóa Nga.
Đặc điểm đầu tiên trong văn hóa Nga chính là sự hòa hợp và xung đột
giữa hai yếu tố Đông và Tây.
Vào năm 988, Cơ Đốc giáo đã trở thành quốc giáo của Nga, tạo nên cột
mốc quan trọng trong đời sống xã hội Nga. Những ngẫu tượng bị đem đốt
hoặc quẳng xuống sông song nhiều nghi lễ đa thần giáo vẫn được giữ lại
chứng tỏ nước Nga đã nhích gần về phía Phương Tây dù vẫn giữ lại một số
nét phương Đông …Các bài hát nghi lễ cổ xưa, các vũ điệu ngày hội gắn liền
10


với phong tục các bộ tộc Slav phương Đông đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
Byzatium. Thể chế quân chủ Nga cũng được thiết lập theo mơ hình đế chế
phương Đông.
Cuộc xâm lược và đô hộ của quân Mông Cổ kéo dài hơn hai thế kỉ đã
quy định nên tính chất nông nô chuyên chế Nga. Dấu ấn rõ nét nhất mà đế
quốc Mơng Cổ để lại trong văn hóa Nga là chế độ chuyên chế. Mặt khác

Byzantium cũng là Châu Âu, là phương Đông nằm kề phương Tây Cơ đốc
giáo. Do đó Cơ đốc giáo khơng chỉ góp phần thống nhất và củng cố địa vị của
Nhà nước Nga mà còn tạo điều kiện mở rộng những mối giao lưu của nó với
các quốc gia khác ở Châu Âu.
Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, cuộc cải cách của Pyotr I đã
tạo nên bước ngoặt lớn với nước Nga. Nga thoát khỏi lạc hậu bằng những
cuộc cải cách thiết thực trên nhiều lĩnh vực như quân sự, chính trị, kinh tế và
giáo dục… Với tư tưởng tiến bộ, ý thức dân chủ, nhà vua thường đi qua các
nước Tây Âu để học tập kinh nghiệm. Ông là người có cơng đầu xây dựng
thành phố Saint Petersburg để nối liền Nga với phương Tây. Nước Nga so với
thế kỉ trước đã phát triển nhiều mặt và đạt nhiều thành tựu. Đây là thời kì tiếp
xúc và tiếp biến văn hoá thứ hai của nước Nga. Tư tưởng tự do dân chủ vì thế
cũng được hình thành.
Cũng từ thời Pyotr đệ nhất q trình Âu hóa, đi với Châu Âu ở Nga diễn
ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. Các cơng trình kiến
trúc mang phong cách Châu Âu được xây dựng (Cung điện mùa đơng, Hồng
thơn). Những bản giao hưởng và opera tràn đầy tư tưởng khai sáng cũng dần
thay thế các vũ điệu dân gian Nga…
Song trong quá trình đi với Châu Âu đó, nước Nga vẫn duy trì được bản
sắc văn hóa của mình. Văn học của Pushkin, Tolstoy vẫn chứng tỏ bản sắc
văn hóa riêng của Nga, bên cạnh những ảnh hưởng của phương Tây. Song
11


Đông và Tây không phải chỉ là khái niệm mà nó cịn là những tư tưởng đối
nghịch nhau giữa những người sùng Slav và những người sùng phương Tây.
Phái sùng Slav cho rằng nước Nga nên đi theo con đường Đơng phương đặc
sắc của mình. Họ hướng về nước Nga cổ xưa và truyền bá tư tưởng thỏa hiệp
giữa ngai vàng và nhân dân. Phái sùng Tây Phương cho rằng nước Nga cần đi
theo con đường chung của Châu Âu. Họ chủ trương tự do cải lương chủ

nghĩa, coi nhà nước quân chủ lập hiến là lý tưởng. Ban đầu cả hai phái đều có
thiện chí thay đổi chế độ nông nô nhưng về sau cả hai phái đều mắc sai lầm cơ
bản. Phái Slave thì bảo thủ cịn phái sùng Tây Phương thì mất gốc. Sự phân cực
về tư tưởng này liên quan đến vấn đề con đường phát triển của nước Nga.
Đặc điểm thứ hai trong văn hóa Nga là thái độ thành kính tơn giáo, được
coi như là hệ quả của yếu tố địa văn hóa. Với người Nga, nhân tố đạo đức
luôn luôn chiếm ưu thế hơn nhân tố trí lực. Vì thế họ ln tin vào thần linh và
giàu lòng bác ái. Với người Nga, Chúa ln đứng ở vị trí tối thượng, khơng ai
được vượt lên trên, nắm giữ vai trò của Chúa.
Đặc điểm thứ ba, trong tâm thế của con người Nga tồn tại cả hai trạng
thái là mặc cảm sợ hãi và tâm lý bành trướng ra bên ngoài. Điều này xuất phát
từ yếu tố địa văn hóa. Nước Nga có vùng đồng bằng Đơng Âu, khơng có lá
chắn an ninh tự nhiên, do đó thường bị xâm lược từ nhiều phía. Đặc điểm này
tạo nên cảm giác khơng an tồn, khơng tin cậy thế giới bên ngoài. Bản thân
nước Nga trong lịch sử đã phải chịu sự cai trị đô hộ của nhiều đế quốc lớn,
liên tục phải tự bảo vệ mình trước những cuộc tấn cơng của kẻ thù. Tuy nhiên,
Nga cũng khơng ngừng mở rộng lãnh thổ của mình cả về phương Tây lẫn
phương Đông. Lịch sử nước Nga cũng từng có những cuộc Đơng Tiến trong
thế kỉ XVI đến Kazan, Astrakhan, thế kỉ XVII đến Sibir và Viễn Đông và cả
những cuộc Tây tiến đến Baltic vào thế kỉ thứ XVIII. Chính bởi vậy, tâm lý
con người Nga chứa đựng cả tâm lý sợ hãi lẫn tham vọng bành trướng.
12


Tâm hồn con người Nga cũng có sự mênh mơng, khơng giới hạn, muốn
vươn ra bên ngồi như những cánh đồng mênh mơng, những bình ngun
rộng lớn, bao la. Họ cũng thích lang thang, phiêu du đến những miền đất mới,
khao khát đến cái kết thúc và tận cùng, bởi vì chưa biết đến ranh giới và hình
dạng của cuộc sống, chưa gặp những đường nét và giới hạn trong kết cấu đất
đai của mình, trong thiên nhiên của mình. Một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm với

những dòng mạch thần bí và khải huyền. Nó khơng bị khn phép như tâm
hồn con người châu Âu, không bị bao bọc bằng kỷ luật tơn giáo và văn hóa.
Tâm hồn Nga khống đạt, rộng mở cho mọi khơng gian, khát khao tới điểm
tận cùng của lịch sử.
1.2.2 Truyền thống văn hóa Chính thống giáo
Kito giáo là một tơn giáo lớn với hơn 2000 năm lịch sử. Kể từ lúc ra đời,
nó tồn tại song hành và trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử văn
hóa phương Tây, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần và xã
hội của người phương Tây. Kito giáo hình thành ở vùng Cận Đông trong Đế
chế La Mã – một đế chế rộng lớn bao trùm phân nửa châu Âu, phần lớn vùng
Cận Đơng và vùng dun hải phía Bắc châu Phi.
Kito giáo được chia thành ba thời kỳ chính: Kito giáo Sơ kỳ, Kito giáo
thời Trung cổ và Kito giáo thời Cận - hiện đại. Trong lịch sử hình thành và
phát triển, Kito giáo đã phân chia thành ba nhánh chính, gồm Tin lành (hay
cịn gọi là Kháng cách/Protestantism), cùng với Thiên chúa giáo (hay cịn gọi
là Cơng giáo/Catholicism) và Chính thống giáo Đơng phương (Eastern
Orthodoxy). Vào thế kỷ XI, Kito giáo diễn ra cuộc đại phân liệt lần thứ nhất,
một bên theo văn hóa Hy Lạp, một bên theo văn hóa La tinh, gọi là phân liệt
Đơng – Tây, hình thành tơn giáo mới ở phương Đơng: Chính thống giáo. Đơi
khi Chính thống giáo cịn được gọi là Kito giáo phương Đông. Cùng thời gian
với việc ra đời đạo Tin lành, xuất hiện một trào lưu cải cách theo cách riêng ở
13


nước Anh hình thành Anh giáo. Ảnh hưởng của Kito giáo phương Đông thể
hiện rõ rệt trong thời kỳ Byzantium nằm dưới ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh hưởng này xảy ra chủ yếu thơng qua văn hóa. Văn hóa Byzantium là sự
kết hợp giữa thần học và truy hoan. Nó đề cập đến những thời điểm quan
trọng nhất trong đời sống của con người như sinh, tử, hướng linh hồn đến
Chúa và khiến những vấn đề đó mang ý nghĩa cao cả, vĩ đại.

Từ thế kỷ thứ X, Kito giáo, nói cụ thể hơn là Kitơ giáo chính thống đã
trở thành quốc giáo của Nga với số lượng Kito hữu ngày một đông. Trong
hơn mười thế kỷ, Kito giáo chính thống (cịn gọi là Chính thống giáo/
Orthodox) đã tham gia tích cực vào việc ni dưỡng, bồi đắp, tơi luyện nên
tính cách con người Nga.
Trong văn hóa Kito giáo phương Đông, sự tồn tại của con người nơi trần
thế được coi là một đoạn trước ngưỡng cửa cuộc sống vĩnh cửu chứ không
được xem như giá trị tự thân.Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống là chuẩn
bị cho con người đón nhận cái chết. Cái chết được xem như bản nguyên của
cuộc sống này. Nguyện vọng thiêng liêng của con người khi sống ở trần gian
là muốn sống hịa thuận, nhìn nhận về tội lỗi của bản thân và sự khổ hạnh.
Trên cơ sở tương phản giữa thiêng liêng và phàm tục, văn hóa
Byzantium thể hiện rõ ý muốn khám phá chân tướng bí ẩn của sự vật, hiện
tượng. Những người Byzantium đã coi văn hóa của mình là cao nhất nên họ
có ý thức tự vệ, tránh những ảnh hưởng của ngoại lai, kể cả ảnh hưởng văn
hóa, từ đó nảy sinh trong mẫu gốc văn hóa Chính thống giáo những đặc điểm
của tinh thần cứu thế.
Thế giới quan Chính thống giáo đề cao vẻ đẹp trí tuệ tinh thần, coi cái
đẹp, cái thiện và cái cao quý như những tiêu chí cao nhất để nhận diện vẻ đẹp
tinh thần của con người. Do đó trong tư duy của người Nga, mẫu hình người
Cứu thế hình thành. Kiểu người Nga Cứu thế phân biệt rõ giữa cái thiện và cái
14


ác, nhận biết sâu sắc thế giới này khơng hồn thiện và khơng bao giờ bằng
lịng với những gì có trong đó mà ln kiếm tìm cái thiện hồn hảo. Nhà triết
học tơn giáo S.Bulgakov đã coi “khả năng nhìn thấy vẻ đẹp trí tuệ của thế giới
tinh thần” như là đặc điểm thế giới quan chính thống giáo này.
Tiểu kết
Như vậy có thể nói rằng, bản sắc dân tộc là phạm trù được tạo nên từ

nhiều “tham số” khác nhau, có “tham số” cố định nhưng cũng có những
“tham số” vận động, biến đổi theo thời gian. Dựa vào các “tham số” đó, mỗi
nhà văn lại thể hiện bản sắc dân tộc trong các tác phẩm của mình theo cách
riêng, phụ thuộc vào tri thức văn hóa và cảm thức dân tộc. Đặc biệt với bản
sắc dân tộc Nga, con đường khám phá và diễn tả đúng bản sắc dân tộc Nga chất Nga của các nhà văn Nga là con đường thật nhiều gian nan. Bởi lẽ dân
tộc Nga là một dân tộc mang trong mình cả chất phương Đông và phương
Tây và đã trải qua nhiều cuộc tiếp biến văn hóa. Nhưng theo chúng tơi, những
“tham số” cơ bản để hình dung về bản sắc dân tộc Nga cần được xem xét
chính là yếu tố địa văn hóa, là những cuộc tiếp xúc và tiếp biến văn hóa lớn
trong lịch sử, là yếu tố tơn giáo. Với trường hợp của nhà văn I.Bunin, chúng
tôi thực hiện cuộc hành trình khám phá bản sắc dân tộc Nga ở hai phương
diện: nhân vật - cách nhìn con người và khơng gian - mơ hình thế giới của
nhà văn.

15


CHƢƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT
– CÁCH NHÌN VỀ CON NGƢỜI CỦA I.BUNIN
Đối với một tác phẩm tự sự, nhân vật được xem là một yếu tố quan
trọng, không thể thiếu làm nên cái hồn, sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm.
Nhân vật cũng trở thành phương tiện giúp nhà văn phản ánh hiện thực một
cách hình tượng. Mỗi nhà văn khi xây dựng thế giới nhân vật đều gửi gắm
trong đó cái nhìn về con người và cuộc sống. Cái nhìn ấy được phản chiếu
trong rất nhiều phương diện, đặc biệt rõ rệt là trong cách tạo dựng các kiểu
nhân vật. Trong mỗi nhân vật, mỗi kiểu nhân vật, độc giả hiểu được phần nào
về cuộc sống và con người của nhà văn.
Thế giới nhân vật mà nhà văn I.Bunin xây dựng được kết hợp hài hòa
giữa quan niệm nghệ thuật về con người, những trải nghiệm từ cuộc đời của
nhà văn và cảm thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn chủ nghĩa hiện đại. Các

nhân vật của I.Bunin xây dựng có thể thuộc nhiều tầng lớp, nhiều tính cách,
nhiều lứa tuổi nhưng ta có thể khái qt thành một vài kiểu nhân vật đặc
trưng, gắn liền với tính cách Nga, văn hóa Nga, con người Nga: nhân vật đang
trong cuộc hành trình, nhân vật và sức mạnh cứu rỗi.
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trong luận văn là bản sắc dân tộc Nga,
chúng tôi chọn tiêu chí phân chia và nhận diện các kiểu nhân vật này dựa vào:
mối quan hệ giữa con người – con người, con người – tự nhiên, con người –
những đối tượng bên ngồi mình. Cách ứng xử giữa con người với con người,
con người với tự nhiên chính là một trong những điểm quan trọng để nhận
diện bản sắc của một dân tộc.
2.1 Nhân vật đang trong cuộc hành trình
Như chúng tơi đã trình bày trong chương 1, người Nga chịu ảnh hưởng
lớn từ tư tưởng Chính thống giáo nên họ ln hướng đến “vẻ đẹp trí tuệ của
16


thế giới tinh thần”, luôn nhận thấy thế giới này khơng hồn hảo và cần tìm
kiếm những cái hồn hảo hơn. Từ cách tư duy này, các nhà văn Nga và đặc
biệt là I.Bunin khi xây dựng nhân vật luôn đặt họ trong các cuộc hành trình.
“ Hành trình” ở đây có thể hiểu chủ yếu là hành trình trong tư tưởng, tìm
đến sự hồn thiện vẻ đẹp tâm hồn, hoặc phục sinh, cứu rỗi tâm hồn vốn đã già
cỗi, đã khơ héo. Do đó theo chúng tơi “hành trình” của người Nga gắn liền
với một cổ mẫu văn hóa. Cổ mẫu/ mẫu gốc (archetype) là một trong những
khái niệm trung tâm của trường phái “tâm lý học phân tích” do nhà tâm lý học
Thụy Sĩ C.G.Jung đề xuất. Đây cũng là một khái niệm mỹ học được nhiều
nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng. “Vơ thức tập thể” và “vơ thức cá nhân”
được coi như là hai “từ khóa” (key words) định hình nên khái niệm “cổ mẫu”.
“Các mẫu gốc là những yếu tố cấu trúc của tâm thần con người, được ẩn giấu
trong “vô thức tập thể”. Chúng ấn định cấu trúc chung của nhân cách và tính
nhất quán của những hình ảnh bộc lộ ra trong ý thức do kích thích của hoạt

tính sáng tạo; vì vậy đời sống tinh thần ln mang trong mình những dấu vết
mẫu gốc”. Theo Jung những cổ mẫu của cái vô thức tập thể khơng giống như
hình ảnh hoặc biểu tượng văn hóa: “Cổ mẫu – đó khơng phải là hình ảnh, mà
là một cảm xúc nền tảng nào đó, một “khát khao” nào đó của tâm lý con
người mà tự thân khơng có bất kỳ tính vật thể nào (cịn hình ảnh thì ln ln
có tính vật thể)” [30, tr.78].
Các cổ mẫu là nền tảng xây dựng toàn bộ tâm lý con người. Bunin khi
xây dựng hình ảnh nhân vật vẫn chịu ảnh hưởng của kiểu cổ mẫu truyền
thống vốn tồn tại trong văn hóa Nga, cổ mẫu vốn tồn tại trong Chính thống
giáo: “thử thách - tìm thấy”.
Cuộc đời I.Bunin cũng giống như một cuộc phiêu lưu, một chuỗi hành
trình bất tận. Năm 1888, chàng thanh niên I.Bunin đã phải rời “tổ quý tộc”
đang lụi tàn của mình để bắt đầu cuộc sống. Kể từ đó, ơng chưa khi nào tìm
17


được cho mình một mái ấm, nơi nghỉ chân của ông chỉ là nhà khách, quán trọ.
Năm 1920, khi 50 tuổi, I.Bunin lại lênh đênh trên tàu sang Pháp, mãi mãi rời
xa nước Nga, sống những tháng ngày còn lại với nỗi nhớ nhung hướng về Tổ
quốc. Ngoài những hành trình thực sự trong đời, I.Bunin thường xuyên thực
hiện những chuyến phiêu lưu từ hiện tại về với quá khứ, qua những miền tâm
tưởng xa lạ, qua những miền đất đã để lại dấu ấn trong văn xuôi của ông.
Mỗi truyện ngắn của I.Bunin đưa người đọc đến với những chuyến phiêu
lưu đến những vùng đất mới – hành trình trở về q khứ, tìm về tình u đích
thực, gia đình hay thậm chí là hành trình đến với cõi chết. Từ các cuộc hành
trình ấy, nhân vật của I.Bunin được khắc họa rõ nét những góc khuất trong
tâm hồn, những suy nghĩ, những dằn vặt nội tâm. I.Bunin luôn đặt nhân vật
của mình trong những hành trình đi tìm kiếm ước mơ, lí tưởng, tìm kiếm hạnh
phúc riêng cho mình. Nhân vật của Bunin khơng bao giờ chịu khuất phục số
phận, khơng hài lịng với cuộc sống tẻ nhạt mà ln ln tự ý thức và có khi

đã trở thành thói quen, bản năng là phải đi – phải tìm kiếm và khám phá
những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Trước hết, truyện ngắn của I.Bunin là cuộc hành trình quay trở về quá
khứ để kiếm tìm những giá trị, vẻ đẹp xưa cũ, gợi hình ảnh con người, tâm
hồn Nga, một không gian của nước Nga cổ xưa mà chủ yếu thơng qua hành
trình của nhân vật “tơi”. Hình thức nhớ lại, hoài niệm đã giúp I.Bunin bộc lộ
được nhiều nhất những cảm xúc trữ tình. Nhà văn thường nhắc đến nước Nga
xưa cũ có lẽ liên quan mật thiết đến biến cố cuộc đời khi ông phải rời xa Tổ
quốc Nga thân yêu dù luôn thường trực niềm thương nỗi nhớ. Sau này khi
sống ở Paris, ông vẫn chỉ viết về nước Nga với những kí ức tươi đẹp.
Trong Những quả táo Antonov (1900), cả tác phẩm kể về hành trình trở
về nước Nga cổ xưa trong tâm tưởng nhân vật “tôi”. Truyện được Bunin chia
làm bốn phần gắn với hình dung về nước Nga nơng thơn trong kí ức của nhân
18


vật “tôi”. Ba phần đầu, nhà văn dành để miêu tả nước Nga xưa cũ, trầm buồn
với những nét đẹp thiên nhiên và sinh hoạt văn hóa một thời. Riêng phần thứ
tư, một hình ảnh nước Nga khác – nước Nga của hiện tại được tái hiện chân
thực bằng cảm giác. Câu chuyện xoay quanh cảm nhận về quê hương qua hồi
ức của nhân vật “tơi” bắt đầu từ hình ảnh “khu vườn lớn đã khô và thưa lá”
của mùa thu tháng Tám với “mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và cả mùi táo
Antonov”, những mùa táo bội thu, những ngày hội lớn, những cuộc đi săn,
những khu điền trang của quý tộc suy tàn, nếp sinh hoạt của người dân…Từ
những hình ảnh đó, Bunin muốn nhấn mạnh tình yêu với quê hương và đặc
biệt là sự tiếc nuối hình bóng nước Nga trong q khứ vàng son.
Nhân vật “tôi” trong Canh khuya đã trở về thị trấn cũ trong một đêm
trăng để tìm lại ký ức, kỉ niệm sau tháng ngày xa xứ. Anh không vội vàng,
chậm rãi thăm từng ngóc ngách của chốn q nhà vì sợ rằng lần trở về này
cũng là lần cuối cùng để rồi cất bước ra đi và không bao giờ trở lại. Dường

như qua nhân vật tôi, người đọc thấy cả hình bóng của I.Bunin. Nếu nhìn lại
thời gian sáng tác Canh khuya “ngày 19 tháng 10 năm 1938”, ta sẽ thấy đây
chính là khoảng thời gian ơng sống lưu vong tại Pháp. Dù xa xứ nhưng ông
vẫn dành cho nước Nga một vị trí đặc biệt, ln thương nhớ và hồi niệm,
thơi thúc ơng trở về nhưng là cuộc trở về trong tâm tưởng, qua nhân vật, qua
trang giấy : “Chao ơi, đã lâu lắm rồi mình chưa về nơi ấy – tơi tự nhủ với
mình như vậy. Từ năm mười chín tuổi đầu. Hồi nào đây tơi đã sống ở nước
Nga, đã cảm thấy nước Nga là của mình, được hồn tồn tự do muốn đi đâu
tùy thích, và dù có đi tới khoảng ba trăm verxta chăng nữa thì cũng chẳng
phải khó khăn gì cho lắm. Ấy vậy mà tơi vẫn khơng đi, cứ nay lần mai lữa
hồi. Rồi những năm, những thập kỷ cứ trôi, cứ qua đi. Thế mà nay đã không
sao lần khân được nữa rồi: hoặc bây giờ, hoặc không bao giờ đi được nữa cả.
Phải nắm lấy thời cơ duy nhất và cuối cùng, may được lúc canh khuya, sẽ
19


khơng ai bắt gặp mình cả”[4,tr.215]. Có thể nói đây là cuộc trở về bằng mộng
tưởng, trong không gian huyền ảo, mộng mị của ánh trăng.
Câu chuyện Meliton, Cỏ gầy cũng lại bắt đầu từ một cuộc hành trình của
nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” nhưng để khám phá những nét đẹp của
bản chất con người Nga, tâm hồn Nga qua hình ảnh những người nơng dân.
Hình ảnh người nông dân giúp I.Bunin phát hiện được tâm hồn Nga.
Câu chuyện Meliton (1900-1930) kể lại cuộc hành trình của nhân vật
“tôi” tới những khoảng rừng thưa ở vùng quê nhà Zakaz. Trong hành trình trở
về đó, nhân vật tơi gặp lại bác canh rừng Meliton bí ẩn và ln tị mò muốn
khám phá về vẻ buồn khổ, về cuộc đời của bác. Nhà văn đã khắc họa bác
Meliton - một con người nhỏ bé, có thân phận nghèo hèn. Bác làm cơng việc
coi sóc khoảng rừng cho điền chủ và ln sống lầm lì, buồn rầu, lặng lẽ, cơ
đơn “Bác làm ngay ra vẻ bình thản, dường như để cố giấu nỗi buồn thường có
trong đơi mắt xanh lam mờ nhạt của mình”[4,tr.40]. Lúc nào bác cũng xuất

hiện bí ẩn, rất kiệm lời, nín lặng, giấu nỗi buồn trong những tiếng thở dài, lời
thì thầm, trong hình ảnh “đầu cúi xuống, từ tốn vò dúm thuốc lá”, trong giọng
hát “ í éo…nghe buồn rượi”. Chính vẻ ngoài của bác Meliton khiến nhân vật
“tơi” cố đi kiếm tìm, lí giải thái độ lầm lì, buồn bã cùng cuộc đời bác.
Nhà văn I.Bunin không đi sâu vào thân phận nghèo hèn, nhỏ bé của bác
Meliton mà để nhân vật hiện lên qua những đoạn hồi ức, hồi niệm sâu kín
của nhân vật, qua những lời kể ngắt quãng, từ tốn, bình thản: “trước cũng có
vợ, nhưng lâu rồi, chả nhớ được”, “cũng có cả con cái nữa đấy ạ, mà Chúa
cũng đã đem chúng đi từ hồi nào ấy rồi…”; qua lời hát than thở về những khu
vườn xanh tươi, nỗi nhớ về một mối tình xưa với những vịng hoa kết cảm
động không biết để cho ai… Dường như dưới lớp vỏ bọc lầm lì của bác
Meliton, nhà văn giúp người đọc phần nào nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của kiếp
người nhỏ bé như bác Meliton. Cuộc đời bác chỉ quẩn quanh với khu rừng,
20


×