Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhận thức của học sinh trường THPT nguyễn trường tộ (TP vinh nghệ an) và vấn đề bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------***---------------

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (TP. VINH – NGHỆ AN)
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------***---------------

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (TP. VINH – NGHỆ AN)
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Mai Hương

Hà Nội – 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả đạt được trong nghiên cứu này hồn
tồn mới, khơng có sự sao chép của các nghiên cứu khác. Các kết quả nghiên
cứu khoa học trên chưa từng được công bố hay sử dụng trong bất kể hình
thức nào.
Lời cam đoan trên là đúng sự thật và Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm với lời nói của mình.

Học viên

Ngun
Dung

ThÞ

Thïy


Lời cảm ơn
Sau mt thi gian lm vic tớch cc và nghiêm túc, luận văn “Nhận thức
của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- Nghệ An) về vấn đề
bạo lực học đường” đã được hồn thành. Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Phan Thị Mai Hương- người đã nhiệt tình, tâm huyết truyền lại
cho tơi những mạch tri thức khoa học đồng thời hướng dẫn từng nội dung,
phương pháp nghiên cứu để luận văn được hồn thiện.
Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cơ giáo khoa Tâm lý học Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã ân cần dạy dỗ và truyền đạt những tri

thức quí báu trong suốt những năm qua, để tơi có thể hồn thành tốt khố học
của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ, năng
lực của bản thân cịn nhiều hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi cịn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy cô giáo khoa
Tâm lý học để được rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau đạt kết
quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012
Học viên

Ngun ThÞ Thïy Dung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHĐ

:

Bạo lực học đường

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

HS THPT


:

Học sinh Trung học phổ thông

THPT

:

Trung học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

WHO

:

World Health Organization (Tổ
chức Y tể Thế giới)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 4
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 6
1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về bạo lực học đường ................ 6
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới ...... 6
1.1.2 Một số cơng trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam . 11
1.2. Khái niệm bạo lực học đường ............................................................ 15
1.2.1. Khái niệm .................................................................................. 15
1.2.2. Các hình thức bạo lực học đường ............................................... 17
1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ ............................................................. 18
1.2.4. Hậu quả của BLHĐ .................................................................... 22
1.2.5. Cách phòng tránh BLHĐ ............................................................ 22
1.3. Nhận thức về BLHĐ của học sinh THPT ........................................... 23
1.3.1. Khái niệm nhận thức ................................................................... 23
1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT ..................... 31
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 37
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................. 37
2.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 39
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................ 39


2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi .................................................. 39
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học................................................. 40
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................... 40
2.3.5. Phương pháp quan sát ............................................................... 40
2.4. Tiến trình nghiên cứu........................................................................ 41
2.5. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................... 41

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ............................. 43
3.1. Nhận thức về khái niệm Bạo lực học học đường ................................ 43
3.2. Nhận thức về các hình thức Bạo lực học đường ................................. 47
3.2.1. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về mặt thể chất ........ 48
3.2.2. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về tinh thần ................. 51
3.2.3. Bạo lực về kinh tế (vật chất) ....................................................... 53
3.3. Nhận thức về các nguyên nhân của Bạo lực học đường ..................... 55
3.3.1. Nguyên nhân từ phía chủ thể (bản thân học sinh) ....................... 55
3.3.2. Nguyên nhân từ những tác động khách quan bên ngoài đến hành
vi Bạo lực học đường của học sinh ....................................................... 62
3.4. Nhận thức về hậu quả của Bạo lực học đường đối với học sinh ......... 80
3.5. Nhận thức về cách phòng tránh Bạo lực học đường ........................... 86
3.5.1. Nhận thức những cách phòng tránh từ phía học sinh .................. 86
3.5.2. Nhận thức về vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn
chế bạo lực học đường.......................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động
và rất cần được xã hội nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải “chống”. Có thể
xem vấn nạn bạo lực học đường như những “cơn sóng ngầm”, bởi đâu đó
trong mơi trường giáo dục lại dấy lên những vụ việc học sinh gây hấn, hành
hung lẫn nhau… Những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian
gần đây đã trở thành một hiện tượng có khả năng lây lan rộng với mức độ
ngày càng nghiêm trọng.
Việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc
ngày càng nặng tính “côn đồ” đã ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí

cả tính mạng của học sinh. Tại Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do
Bộ GD&ĐT tổ chức cuối năm 2009, Ơng Phùng Khắc Bình- Vụ trưởng Vụ
Cơng tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tình trạng học sinh phổ
thơng bỏ học (có trường hợp vẫn đang đi học) sống lang thang, thơng qua
Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma tuý, gây ra nhiều vụ gây rối trật
tự xã hội, cướp tài sản có xu hướng tăng”.
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây
đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện
bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông
thông, cả đồng bằng và miền núi các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều
gia tăng đáng kể.
Học sinh lứa tuổi Phổ thông trung học (16-18), ln được gia đình, nhà
trường và xã hội dành cho một sự quan tâm lớn, bởi các em chính là tương lai
của đất nước. Trong bối cảnh văn hóa-xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, các

1


em có điều kiện thuận lợi để học tập, vui chơi nhưng đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố dễ gây nên những hành vi sai lệch, phá vỡ những
giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Đây là lứa tuổi bước đầu tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh. Các
em có nhu cầu cao trong khẳng định bản thân và có xu hướng thiên về bạn bè
hơn là cha mẹ. Do vậy việc thiếu vắng sự quan tâm từ cha mẹ, hồn cảnh gia
đình khơng thuận lợi; sự lơi kéo, rủ rê từ nhóm bạn bè xấu; biện pháp giáo
dục chưa hiệu quả của nhà trường và những ảnh hưởng tiêu cực khác từ môi
trường xã hội… Là những nguyên nhân chủ yếu làm cho các em có những
biểu hiện tiêu cực trong bạo lực học đường như: xô xát, gây hấn, lăng nhục
bạn bè…, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hành vi gây chết người. Hậu quả là

nhiều em bị truy tố trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong những năm trở lạ đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên
tục có những bài viết phóng sự về thực trạng học sinh Phổ thơng trung học có
những biểu hiện sa sút tinh thần, mờ nhạt về lý tưởng, yếu kém về đạo đức….
Thực trạng bạo lực học đường tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm.
Ơng Phùng Khắc Bình cho biết: “Thống kê từ 38 Sở GD&ĐT gửi về Bộ từ
năm 2003 đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử
lý kỷ luật”.
Mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất, tâm lý
và nhân cách có những quy luật riêng. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn phát
triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp.
Chính yếu tố chưa hồn thiện đó khiến cho các em trong lứa tuổi này thường
bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.
Đi sâu vào nghiên cứu hành vi bạo lực học đường của học sinh là một
vấn đề cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi
con người được coi là động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát

2


triển của mỗi quốc gia. Qua đó có thể thấy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên phải được đặt lên hàng đầu, nhằm giúp các em có được hiểu biết và cách
nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng cao ý thức của các em trong học
tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước tiến lên theo con
đường chủ nghĩa xã hội.
Các cơ quan ngơn luận đã tốn khơng ít giấy mực nhắc tới vấn đề bạo
lực học đường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là
yếu tố nhận thức. Việc phân tích nhận thức dẫn đến hành vi bạo lực học
đường có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể định hướng và đưa những
giải pháp cụ thể để góp phần ngăn chặn triệt để hành vi bạo lực học đường.

Với ý nghĩa đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của
học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề
bạo lực học đường”. Nhằm góp thêm tiếng nói vào q trình xây dựng một
mơi trường học đường lành mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường
THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An)
- Tìm hiểu mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học
sinh đối với bạo lực học đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn
bạo lực học đường để hướng tới mơi trường học đường lành mạnh, an tồn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu về mặt lý luận:
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh
lứa tuổi PTTH.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài:
+ Khái niệm nhận thức
+ Khái niệm Bạo lực học đường

3


+ Một số đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn
Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học đường với các nội dung:
+ Nhận thức về khái niệm bạo lực học đường
+ Nhận thức về hình thức bạo lực học đường
+ Nhận thức về nguyên nhân bạo lực học đường
+ Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường
+ Nhận thức về cách phòng tránh bạo lực học đường

+ Mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối
với bạo lực học đường.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện tượng bạo lực học
đường cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về
vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. VinhNghệ An) về bạo lực học đường.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 270 học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An),
trong đó:

• 90 học sinh lớp 10
• 90 học sinh lớp 11
• 90 học sinh lớp 12

- 3 Giáo viên:

• 2 Giáo viên Chủ nhiệm
• 1 Giáo viên phụ trách giáo dục đạo đức học sinh

4


5. Giả thuyết khoa học
Nhận thức cờng cần tổ chức những chương trình về tâm lý học sinh, để thầy
cơ biết cách quản lý và ứng xử trước những hành vi sai phạm các em, đặc biệt
là các em cá biệt.
Nhà trường cần phải kết hợp với đội ngũ công an địa phương để xây
dựng một đội chuyên nghiệp nhằm quan sát, kiểm tra các hành vi nguy cơ dẫn

đến bạo lực đặc biệt là hành vi mang hung khí đến trường.
+ Về phía xã hội
- Các cơ quan chức năng cần: Tăng cường tun truyền và có có hình thức
thu hút học sinh, phụ huynh và giáo viên tham gia vào các hoạt động tuyên
truyền về phòng chống bạo lực học đường.
Kết hợp với nhà trường và gia đình trong cơng tác quản lý và có những
biện pháp can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường nói riêng
và các hành vi bạo lực nói chung.

114


- Các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin mà các
học sinh dễ dàng tiếp cận và thường xuyên tiếp cận nhất, đặc biệt là những
phương tiện truyền thơng có sự hỗ trợ của internet. Do đó, các phương tiện
này nên phát huy lợi thế của mình trong việc tuyên truyền và giáo dục học
sinh về vấn đề bạo lực học đường và cách ứng xử đối với vấn đề này. Bên
cạnh đó, thường xuyên mở các diễn đàn online và offline với các hình thức
phong phú, thu hút học sinh tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết, những
khúc mắc riêng tư và đề xuất các phương án giải quyết cho vấn đề bạo lực
học đường.

115


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biên bản họp Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
(TP.Vinh- Nghệ An)
2. Hoàng Gia Trang, “Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của học sinh

THCS trên địa bàn Hà Nội”, Hà Nội, 2003-2005.
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng “Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sư phạm”, NXB ĐHQG HN, 2001.
4. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
tại Trường THCS Lê Lai ( quận 8- TP. Hồ Chí Minh) năm 2009, Y Học TP.
Hồ Chí Minh, Vol.14 - Supplement of No 1-2010: 196-203.
5. LiangH và cộng sự, “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh
trung học Nam Phi”, Nghiên cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam
Phi, 2007.
6. Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Phương Hoa, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội”, Hà Nội, 2003.
7. Mã Ngọc Thể, “Ảnh hưởng của nhóm bạn khơng chính thức đến hành vi
phạm pháp ở trẻ vị thành niên”, Tạp chí số 8, Viện nghiên cứu Tâm lý học,
8/1998.
8. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lí học, NXB Thế giới.
9. Nguyễn Quang Uẩn - chủ biên (2003), Tâm lí học đại cương, NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hoa, “Một số đặc điểm tâm lý có nguy cơ dẫn đến hành vi vi
phạm pháp luật của trẻ vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học Số 8/2005.
11. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB Chính trị quốc
gia.


12. Nghiêm Thị Phiến, “Ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn
của học sinh” trên 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại trường THCS Thịnh
Quang (Hà Nội).
13. Ông Thị Mai Thương, Hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT, 2008.
14. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lí học - Tập 1, NXB Giáo dục.
15. Phan Mai Hương, Viện Tâm lý học, “Thực trạng bạo lực học đường hiện
nay ”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà nội 08/2009.

16. Tạ Minh (2007), Xã hội học đại cương, NXB ĐH Quốc gia TPHCM.
17. Trần Thị Minh Đức, “Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ Tâm lý học xã
hội”, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2010.
18. Trần Thị Minh Đức, “Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ
thơng”, Tạp chí nghiên cứu con người- Số 3/2010.
19. Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.
20 Vũ Dũng - chủ biên (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa.
21. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lí học phát triển, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
22. Glew MG, “Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường
tiểu học”, Mỹ, 2005.
23. “Understanding school violence”- Center for diease control and prevention
(Báo cáo của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừ bệnh tật tại Mỹ), 2010.
24. WangJ, “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất,
bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet”, Mỹ, 2009.
Một số bài viết trên các trang báo mạng:
25. />26. Bạo lực học đường có thể dẫn đến tội phạm sau này.
27. Bạo lực học đường- vấn nạn toàn cầu.
28. Báo điện tử của trung ương hội khuyến học Việt Nam. Trẻ vị thanh niên
phạm tội do ảnh hưởng của cha mẹ.


29. Báo Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh. Tình hình bạo lực tại việt nam.

30. Trung tâm kiểm sốt và phòng ngừa bệnh tật. Định nghĩa bạo lực học đường.

31. Nghiên cứu về Bạo lực học đường.
32. Bạo lực học đường-chuyện đáng lo ngại.
33. Bạo lực học đường nhìn từ góc độ văn hố và giáo dục.

34. Cách nào ngăn chặn bạo lực học đường.

35. Ngăn chặn bạo lực học đường.


PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐHKHXH & NV
KHOA TÂM LÝ HỌC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Các em học sinh thân mến!
Chúng tôi là học viên khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học XH&NV, hiện
đang tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của học sinh lứa tuổi PTTH.
Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của các em bằng việc đánh dấu[x] vào những
câu hỏi các em cho là phù hợp và viết câu trả lời có liên quan. Mong các em hãy cởi
mở và trả lời thành thật. Những thông tin mà các em cung cấp hồn tồn được giữ
bí mật và chỉ nhằm mục đích giúp đỡ chúng tơi hồn thành tốt q trình nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Theo Em, những hành vi sau đây có được xem là Bạo lực học đường khơng?
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Các hành vi

Học trị đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao,
mác, mã tấu, kiếm, cơn...
Đấm, đá, đạp vào bạn khác
Cãi nhau với bạn khác
Nói xấu sau lưng bạn khác
Hỏi chuyện nhưng các bạn cố tình khơng trả lời
Lờ đi xem như khơng có bạn
Khơng nói chuyện với bạn
Vơ tình đẩy bạn mình ngã
Khơng trả lời khi bạn hỏi vì khơng nghe thấy
Nói với những bạn khác để họ cơ lập bạn nào đó
Nhìn đểu
Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác
Tỏ thái độ khinh thường bạn
Chửi bới, nói cạnh khóe với bạn
Khiêu khích bạn
Vay tiền nhưng cố tình khơng trả

Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để trả
Học sinh nói xấu giáo viên
Giáo viên mắng nhiếc học sinh
Giáo viên đánh học sinh

Là Bạo
lực học
đường
(1)

Không phải
là bạo lực
học đường
(2)

Không
biết
(3)


21
22
23
24
25
26

Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác
Viết thư khủng bố tinh thần
Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn bè

Vơ tình để lộ những thơng tin có hại cho bạn bè
Khơng cho bạn xem bài của mình trong giờ
kiểm tra
Phê bình bạn gay gắt trước lớp trong giờ họp lớp

Câu 2: Theo em những hành vi sau có chấp nhận được khơng?
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25

Các hành vi

Học trị đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao,
mác, mã tấu, kiếm, cơn...
Đấm, đá, đạp vào bạn khác
Cãi nhau với bạn khác
Nói xấu sau lưng bạn khác
Hỏi chuyện nhưng các bạn cố tình khơng trả
lời
Lờ đi xem như khơng có bạn
Khơng nói chuyện với bạn
Vơ tình đẩy bạn mình ngã
Khơng trả lời khi bạn hỏi vì khơng nghe thấy
Nói với những bạn khác để họ cơ lập bạn nào
đó
Nhìn đểu
Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác
Tỏ thái độ khinh thường bạn
Chửi bới, nói cạnh khóe với bạn
Khiêu khích bạn
Vay tiền nhưng cố tình khơng trả
Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để trả
Học sinh nói xấu giáo viên
Giáo viên mắng nhiếc học sinh
Giáo viên đánh học sinh
Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác

Viết thư khủng bố tinh thần
Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn bè
Vô tình để lộ những thơng tin có hại cho bạn

Khơng cho bạn xem bài của mình trong giờ
kiểm tra

Chấp
nhận
được
(1)

Khơng
chấp nhận
được
(2)

Cịn tùy
trường hợp
(3)


26 Phê bình bạn gay gắt trước lớp trong giờ họp
lớp
Câu 3: Theo suy nghĩ của Em, những trường hợp nào sau đây dễ dẫn tới hành vi
Bạo lực học đường?
TT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Các trường hợp

Dễ dẫn đến
BLHĐ (1)

Khó dẫn đến
BLHĐ (2)

Khơng
biết (3)

Hai đối tượng có mâu thuẫn với nhau
Hai người cùng có cảm tình với một người
Bạn thân bị bắt nạt
Anh (em) của mình bị đánh
Người bạn có cảm tình bị bắt nạt
Bạn bè bị đánh
Vay tiền không chịu trả

Trộm cắp tài sản
Chấn lột tiền người khác
Đe dọa để lấy tiền
Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để trả
Học lực kém
Hạnh kiểm kém

Câu 4: Theo suy nghĩ của Em, những trường hợp nào sau đây làm tăng nguy cơ dẫn
tới hành vi Bạo lực học đường?
TT

Các trường hợp

Dễ dẫn đến
BLHĐ (1)

Khó dẫn đến
BLHĐ (2)

Không
biết (3)

1
2
3
4
5
6
7
8

9

Cha mẹ li hôn
Cha mẹ quá nghiêm khắc đối với con cái
Cha mẹ quá nuông chiều con cái
Cha mẹ không quan tâm tới con cái
Đánh nhau thể hiện sự trưởng thành
Chơi với bạn bè xấu
Bạn bè xấu rủ rê, kích động
Ảnh hưởng từ game bạo lực
Ảnh hưởng từ các cảnh bạo lực trên phim
ảnh
10 Thầy cô giáo chưa quan tâm tới học sinh
11 Chưa có các giờ học kỹ năng sống
12 Căng thẳng trong học tập
Câu 5: Theo Em, những hậu quả nào có thể xảy ra khi có các hành vi bạo lực học
đường? (có thể chọn nhiều phương án)
□ a. Ln nghĩ có người muốn đánh mình


□ b. Khó ngủ
□ c. Ăn khơng ngon
□ d. Khơng dám trò chuyện với bạn bè
□ e. Hèn nhát
□ f. Sợ người lạ
□ g. Thiếu tự tin
□ h. Không dám đi học
□ i. Lo lắng khi đến trường
□ k. Đau đớn do bị đánh đập
□ l. Không dám tiếp xúc với người khác

□ m. Gây tử vong
Ý kiến khác...................................................................................................................
Câu 6: Giả sử, nếu bị bạn khác bắt nạt em nghĩ tốt nhất mình nên làm gì ?
TT

Các hành động

1
2
3
4

Tránh đi nơi khác
Một mình đánh lại
Gọi bạn bè, người thân đến đánh lại
Chấp nhận bị đánh và khơng làm gì
cả
Nhờ người khác giúp đỡ: thầy cô
giáo, bảo vệ, cha mẹ, công an…
Kiềm chế bản thân, khơng làm gì
phức tạp thêm tình hình
Khóc
Kể lại chuyện với bạn
Nhờ người thân đưa đón khi đi học
Nghỉ học một thời gian
Bình tĩnh nói chuyện để giải tỏa
hiểu lầm
Tìm lý do bị bắt nạt
Nghĩ cách làm gì đó để chống đối lại
Tìm hiểu kẻ bắt nạt mình là ai để

xem có đối đầu được khơng
Chửi bậy

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nên làm
như vậy
(1)

Khơng nên
làm như vậy
(2)

Khơng biết có nên
làm thế khơng
(3)

Câu 7: Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần làm gì để hạn chế bạo lực học
đường
TT


Các hành động

Cần phải
làm như

Khơng cần
phải làm như

Khơng biết có
cần hay khơng


vậy (1)

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

vậy (2)

(3)


Cha mẹ được học những kiến thức
để quản lý con cái
Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc,
yêu thương con cái
Nhà trường có các giờ học giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh
Nhà trường có thêm nhiều hoạt động
ngoại khóa để học sinh tham gia
Đổi mới cách học giáo dục công
dân, liên hệ thực tế cuộc sống và
thực hành nhiều hơn
Thầy cô giáo lắng nghe, chia sẻ khi
học sinh cần
Có các hình thức xử phạt hành vi
bạo lực học đường
Hạn chế mức tối đa các hình ảnh
bạo lực phản cảm trên phim ảnh
Cấm các trò chơi game bạo lực
Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh
trò chơi bạo lực

Câu 8: Em hãy nêu 2 tình huống Bạo lực học đường mà em cho là phổ biến ở
trường học của em ?
1………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...........
Trong những trường hợp đó Em đã làm gì ?
□ a. Can ngăn

□ b. Thờ ơ, bỏ qua, không quan tâm
□ c. Biết nhưng khơng làm gì vì khơng phải việc của mình
□ d. Đứng ngồi xem
□ e. Xơng vào đánh giúp nếu là bạn mình
□ f. Gọi, Nhờ người khác giúp đỡ: thầy cô giáo, bảo vệ, cha mẹ, công an…
□ g. Cổ vũ
□ h. Quay clip
□ i. Đưa lên mạng thơng tin về tình huống đó
□ k. Tránh xa cho đỡ phức tạp
Ý kiến khác...................................................................................................................
…………………………………………………………………………………...........


Câu 9: Trong năm học vừa qua, Em đã bao giờ có những hành vi sau đây với bạn,
với thầy cơ:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17

Các hành vi

Khơng
xảy ra

1 lần

2-4 lần

5 lần trở
lên

Đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao,
mác, mã tấu, kiếm, cơn...
Đấm, đá, đạp vào bạn khác
Nói xấu sau lưng bạn khác
Hỏi chuyện nhưng các bạn cố tình khơng
trả lời
Lờ đi xem như khơng có bạn
Nói với những bạn khác để họ cơ lập bạn
nào đó
Nhìn đểu
Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác
Tỏ thái độ khinh thường bạn
Chửi bới, nói cạnh khóe với bạn

Khiêu khích bạn
Vay tiền nhưng cố tình khơng trả
Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để
trả
Học sinh nói xấu giáo viên
Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác
Viết thư khủng bố tinh thần
Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn


Câu 10: Trong năm qua, Em đã bao giờ phải chịu những hành vi sau đây:
TT

Các hành vi

1

Đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao,
mác, mã tấu, kiếm, cơn...
Đấm, đá, đạp vào bạn khác
Nói xấu sau lưng bạn khác
Hỏi chuyện nhưng các bạn cố tình khơng
trả lời
Lờ đi xem như khơng có bạn
Nói với những bạn khác để họ cơ lập bạn
nào đó
Nhìn đểu
Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác
Tỏ thái độ khinh thường bạn


2
3
4
5
6
7
8
9

Không
xảy ra

1 lần

2-4 lần

5 lần trở
lên


10
11
12
13
14
15
16
17
18


Chửi bới, nói cạnh khóe với bạn
Khiêu khích bạn
Vay tiền nhưng cố tình khơng trả
Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để
trả
Giáo viên chửi bới học sinh
Giáo viên đánh học sinh
Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác
Viết thư khủng bố tinh thần
Đưa lên mạng những thông tin ác ý về
bạn bè

Câu 11: Xin Em cho biết một số thông tin về bản thân:
Em là:
Nam □
Nữ □
10 □
Học sinh lớp:
11 □
12 □
Học lực:
Giỏi □
Khá □
Trung bình □
Hạnh kiểm:
Tốt □
Khá □
Trung bình □

Yếu □

Yếu □

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các Em!


CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Câu 1: Xin Cô cho biết thực trạng Bạo lực học đường hiện nay ở Trường
THPT Nguyễn Trường Tộ ?
- Cô có thể kể một số vụ việc nghiêm trọng diễn ra trong thời gian gần đây
không ?
- Theo Cô, những nguyên nhân nào dẫn tới học sinh có những hành vi Bạo
lực học đường ?
- Theo Cô, những hành vi Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến học
sinh ?

Câu 2: Học sinh thường làm gì khi xảy ra Bạo lực học đường ?

Câu 3: Theo Cô học sinh trường mình đã biết cách phịng tránh Bạo lực học
đường chưa ? Vì sao ?
- Các em học sinh thường dùng những cách nào để giải quyết Bạo lực học
đường ?
- Nhà trường đã có những biện pháp gì để hạn chế Bạo lực học đường chưa?

Câu 4: Là một nhà giáo dục, theo Cơ nên có những giải pháp gì để hạn chế
cũng như giải quyết triệt để các hành vi Bạo lực học đường ?




×