Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhẫn hiệu và tên thương mại tại địa bàn tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.78 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH MINH DIỆU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH MINH DIỆU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN
THƢƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12


Ngƣời hƣớng

n ho họ : TS Ngu n Thị Qu Anh

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 9
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 9
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 9
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 10
9. Kết cấu của Luận văn .................................................................................. 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG BẢO HỘ
QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI .................... 11
1.1. Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu và Tên thƣơng
mại .................................................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm quyền SHCN .................................................................... 11
1.1.2. Bảo hộ quyền SHCN ......................................................................... 12
1.1.3. Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu ..................... 13
1.1.3.1. Khái quát Nhãn hiệu ................................................................. 13
1.1.3.2. Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu ..................................................... 16
1.1.3.3. Nội dun bảo hộ qu ền SHCN đối với Nhãn hiệu .................... 17
1.1.4. Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với Tên thươn mại ............ 20

1.1.4.1. Khái niệm Tên thươn mại ....................................................... 20
1.1.4.2. Điều kiện bảo hộ Tên thươn mại............................................. 20
1.1.4.3. Nội dun bảo hộ qu ền SHCN đối với Tên thươn mại ........... 20
1.1.5. Phân biệt Nhãn hiệu với Tên thươn mại ......................................... 21
1.1.6. Tổ chức dịch vụ đại diện SHTT ........................................................ 23
1.1.7. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT theo qu định của Hiệp định
TRIPS ................................................................................................ 23
1


1.1.7.1. Bảo hộ qu ền SHTT theo Hiệp định TRIPS .............................. 24
1.1.7.2. Yêu cầu của Hiệp định TRIPS đối với các nước thành viên
tron việc xâ dựn hệ thốn bảo hộ qu ền SHTT ................... 26
1.2. Tổng quan về hoạt động QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối với
Nhãn hiệu và Tên thƣơng mại .......................................................................... 29
1.2.1. Mục tiêu QLNN về SHTT .................................................................. 29
1.2.2. Nội dung QLNN về SHTT ................................................................. 29
1.2.3. Hệ thốn các cơ quan QLNN về SHTT ở Trun ươn và địa
phươn .............................................................................................. 38
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................... 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
BẢO HỘ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU.................................................................... 41
2.1. Tổng quan về địa bàn tỉnh Bạc Liêu. ....................................................... 41
2.2. Thực trạng xâm phạm và bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu và
Tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu........................................................ 41
2.2.1. Thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với Nhãn hiệu và Tên
thươn mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu ............................................... 41
2.2.2. Thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu và Tên
thươn mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu ............................................... 51

2.3. Kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn ...................................................... 52
2.3.1. Khảo sát, điều tra, phỏng vấn đối tượng là các chuyên gia làm
việc liên quan đến lĩnh vực SHTT ..................................................... 53
2.3.2. Khảo sát, điều tra đối tượng là các doanh nghiệp ........................... 56
2.3.3. Khảo sát, điều tra đối tượn là n ười dân ....................................... 59
2.4. Thực trạng QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu và
Tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu........................................................ 61
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối
với Nhãn hiệu và Tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu ........................... 69
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................... 71
2


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG BẢO HỘ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN
THƢƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU......................................... 73
3.1. Xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về SHCN tại địa bàn tỉnh
Bạc Liêu ........................................................................................................... 73
3.2. Tăng cƣờng năng lực các cơ quan QLNN trong việc bảo hộ quyền
SHCN đối với Nhãn hiệu và Tên thƣơng mại tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu ......... 79
3.3. Tăng cƣờng công tác ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền
SHCN ............................................................................................................... 82
3.4. Nâng cao nhận thức về SHTT .................................................................. 83
3.5. Tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ, tƣ vấn về SHTT............................... 85
3.6. Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền SHCN cấp trung ƣơng
và cấp tỉnh ........................................................................................................ 86
3.7. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và nâng cao năng lực của Tịa án ......... 87
3.7.1. Hồn thiện về tổ chức Tòa án dân sự ............................................... 88
3.7.2. Nân cao năn lực của Toà án và tuyên truyền pháp luật bảo hộ
quyền SHCN bằng biện pháp dân sự ................................................ 88

3.8. Tra cứu thông tin về Nhãn hiệu và Tên thƣơng mại trƣớc khi đăng ký ... 89
3.9. Xây dựng hệ thống liên kết thông tin, dữ liệu Nhãn hiệu và Tên
thƣơng mại........................................................................................................ 90
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................... 92
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 96
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 99

3


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đƣợc luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu
trong suốt quá trình học tập, viết và hồn thành luận văn. Tơi xin trân trọng
gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Quế
Anh, là giảng viên hƣớng dẫn khoa học đã giúp tôi hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tơi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại các sở, ban,
ngành tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc điều tra,
thu thập tài liệu phục vụ cho việc viết và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Diệu

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KH&CN: Khoa học và Công nghệ
NH:

Nhãn hiệu

QLNN:

Quản lý nhà nƣớc

QLTT:

Quản lý thị trƣờng

SHCN:

Sở hữu công nghiệp

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

TTM:

Tên thƣơng mại

UBND

Ủy ban nhân dân

5



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý o họn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế thế giới, hiện nay chúng ta
đang chứng kiến q trình tự do hố thƣơng mại mạnh mẽ với việc phá bỏ các
rào cản thƣơng mại, tạo nên một sân chơi chung toàn cầu với luật lệ chung,
bình đẳng. SHTT có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, nhất là đối với nền
kinh tế tri thức mà Việt Nam đang hƣớng tới; đây là một trong những điều
kiện quan trọng giúp tạo ra, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ - một trong
những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại.
Nhận thức đƣợc vai trò của hệ thống bảo hộ SHTT đối với việc khuyến
khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng và đổi mới công nghệ, thúc
đẩy đầu tƣ, thƣơng mại, Nhà nƣớc Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề SHTT
bằng việc thiết lập đƣợc một hệ thống SHTT có bộ máy tổ chức, quản lý, quy
định pháp luật và những bộ phận hợp thành về cơ bản tƣơng tự nhƣ mơ hình
phổ biến trên thế giới. Hệ thống SHTT Việt Nam đã thiết lập chế độ bảo hộ
đầy đủ các đối tƣợng SHTT liên quan đến hoạt động của danh nghiệp trong
đó có NH.
NH có vai trị quan trọng trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến sự
lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. NH giúp ngƣời tiêu dùng có thể mua nhiều lần
một thứ hàng hố, dịch vụ mà khơng cần phải xem xét tất cả mọi yếu tố liên
quan đến hàng hố, dịch vụ đó trong mỗi lần mua.
NH là biểu tƣợng mang những thành quả đầu tƣ của nhà sản xuất hoặc
cung cấp dịch vụ. Mọi nỗ lực của nhà sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ
trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành đều đƣợc tích tụ trong
NH.
Vấn đề bảo hộ NH đang nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt khơng chỉ ở
góc độ QLNN mà cịn là sự quan tâm của tồn xã hội. Về phía lợi ích quốc
gia, NH là một cơng cụ để khẳng định và nâng cao uy tín sản phẩm trong

nƣớc, mở đƣờng ra thị trƣờng nƣớc ngoài, ở cấp doanh nghiệp, NH giữ vai trị
tích tụ uy tín cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp từ đó xây đắp
6


nên uy tín của doanh nghiệp, cịn với đơng đảo cơng chúng, NH giúp cho họ
có đƣợc thơng tin về sản phẩm, dịch vụ thơng qua đó có sự lựa chọn đúng
đắn.
Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền SHCN đối với NH và TTM cịn nhiều bất
cập, chồng chéo và vì vậy chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu; để khắc phục thực trạng này, cần phải có giải
pháp mới để nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối với NH
và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Tổng qu n tình hình nghiên ứu
Hiện nay đã có một số luận văn nghiên cứu vấn đề có liên quan đến
chính sách quản lý và bảo hộ quyền SHTT, cụ thể:
Luận văn: “Quản lý nhà nƣớc đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa
của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa bàn Hà Nội” của tác giả Phan Văn
Hùng, bảo vệ năm 2008, nghiên cứu về thực trạng bảo hộ NH tại địa bàn Hà
Nội, thực trạng quản lý nhà nƣớc về SHCN đối với NH của Cục SHTT; Kiến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về SHCN
đối với NH nhƣ: Khi ban hành luật cần nghiên cứu và ban hành cả thông tƣ,
hƣớng dẫn do chính ngƣời làm luật soạn thảo ra, có nhƣ vậy tính nhất quán,
thống nhất mới đƣợc đảm bảo, tránh sự giải thích tùy tiện của các Bộ, Ban,
Ngành và khơng làm cho Luật bị biến dạng và có hiệu lực hơn với cuộc sống;
Giải pháp quản lý hệ thống thông tin NH; Thanh tra, kiểm tra về NH nên có
chế tài đủ mạnh, có khả năng răn đe và ngăn ngừa các hành vi xâm phạm và
làm giả NH thay vì các chế tài cịn yếu và thiếu tính răn đe hiện nay; Sự phối
hợp giữa các cơ quan cần phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ
quan theo hƣớng bố trí một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận, thụ lý các đơn

yêu cầu xử lý hành chính, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý.
Luận văn: “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHCN bằng biện pháp
hành chính”, bảo vệ năm 2004 của tác giả Trần Minh Dũng nghiên cứu về
phƣơng hƣớng hồn thiện chính sách và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả thực thi quyền SHCN bằng biện pháp hành chính. Luận văn đã nêu ra các
7


nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính đƣợc cụ thể hố cho phù hợp với xử lý vi phạm trong lĩnh vực SHCN.
Tránh “dân sự hố” các quan hệ hành chính, đồng thời tránh “hành chính hố”
các quan hệ dân sự trong thực thi quyền SHTT. Phân biệt rạch ròi phạm vi,
điều kiện, trình tự thủ tục, thẩm quyền áp dụng các chế tài dân sự và chế tài
xử phạt hành chính trong xử lý vi phạm trong lĩnh vực SHTT. Làm rõ sự khác
biệt giữa biện pháp hành chính và biện pháp dân sự trong thực thi quyền
SHTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ động của cơ quan hành chính
trong phát hiện và xử lý hành vi và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT; trách
nhiệm của ngƣời có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc và của các bên
trong xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Ngoài các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi quyền SHCN bằng biện pháp hành chính luận văn cịn nêu
ra giải pháp hoàn thiện văn bản pháp luật nhƣ một công cụ pháp lý cần thiết
cho việc áp dụng các biện pháp hành chính trong xử lý xâm phạm quyền
SHTT, các cơ quan quản lý về SHTT, cơ quan thông tin đại chúng và các cơ
quan thực thi cần kết hợp để thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao
nhận thức của công chúng, doanh nghiệp về thực thi quyền SHTT nói chung,
và áp dụng biện pháp hành chính trong xử lý xâm phạm quyền nói riêng.
Luận văn: “Nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT tại
Thanh Hoá trên cơ sở liên kết các nguồn thơng tin” của tác giả Trần Duy
Bình, bảo vệ năm 2011, chuyên ngành Chính sách KH&CN nghiên cứu về
xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thơng tin KH&CN về quyền

SHTT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT; đề xuất giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền SHTT trên cơ sở liên kết
các nguồn thông tin KH&CN nhƣ: Xây dựng trang websites đảm bảo các tiêu
chí để liên kết các nguồn thông tin KH&CN về SHTT, tăng cƣờng sự phối
hợp, nâng cao năng lực và phát triển hệ thống thông tin KH&CN về SHTT
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

8


Các luận văn trên chƣa có giải pháp hồn thiện chính sách thanh tra,
kiểm tra và sự phối hợp của các cơ quan QLNN để nâng cao hiệu quả bảo hộ
quyền SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
3. Mụ tiêu nghiên ứu
Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền
SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. Phạm vi nghiên ứu
- Thực trạng QLNN về bảo hộ quyền SHCN
- Thực trạng xâm phạm quyền và bảo hộ quyền SHCN đối với NH và
TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Thực trạng về:
+ Công tác thanh tra và kiểm tra, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN
trong việc bảo hộ quyền SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
+ Phƣơng thức trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị chức năng
trên địa bàn tỉnh: Sở KH&CN, Sở Kế hoạch Đầu tƣ, Cơ quan QLTT, Cơ quan
Cơng an, Tịa án nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện và thành phố trực thuộc
tỉnh Bạc Liêu.
- Giai đoạn nghiên cứu: Từ năm 2010-2014.
5. M u hảo sát
- Khảo sát, điều tra:

+ Công tác QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối với NH và TTM tại địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
+ Nguồn nhân lực của các cơ quan QLNN trong việc bảo hộ quyền
SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
+ Phƣơng thức trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị chức năng
thuộc phạm vi nghiên cứu.
- Khảo sát, điều tra một số doanh nghiệp và ngƣời dân tại địa bàn tỉnh
Bạc Liêu.
6. Câu hỏi nghiên ứu
9


Sử dụng giải pháp nào để nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền
SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
7. Giả thu t nghiên ứu
Đƣa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cƣờng thanh tra,
kiểm soát, và sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc bảo hộ quyền
SHCN đối với NH và TTM để đảm bảo thống nhất công tác bảo hộ, tránh làm
hình thức, chồng chéo làm giảm hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với NH và
TTM.
8. Phƣơng pháp nghiên ứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu, sử dụng các báo cáo,
tài liệu liên quan đến hoạt động QLNN trong bảo hộ quyền SHCN về NH và
TTM, phân tích các vấn đề liên quan để phát hiện ra những hạn chế của chính
sách bảo hộ quyền SHCN.
- Phƣơng pháp thống kê: thống kê, phân tích dữ liệu thu đƣợc.
- Nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực tế tại: Sở
KH&CN, Sở Kế hoạch Đầu tƣ, Cơ quan QLTT, Cơ quan Công an, Tòa án
nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp, một số doanh nghiệp và ngƣời dân trong
tỉnh Bạc Liêu.

9. K t ấu ủ Luận văn
Luận văn bao gồm những nội dung sau:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần khuyến nghị, phần phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với NH, TTM và
QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối với NH, TTM
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền SHCN đối
với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo hộ quyền
SHCN đối với NH và TTM tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU, TÊN THƢƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG BẢO HỘ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU, TÊN
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng qu n về bảo hộ qu ền SHCN đối với Nhãn hiệu và Tên thƣơng
mại
1.1.1. Khái niệm quyền SHCN
Quyền SHCN là một bộ phận cấu thành một khái niệm có nội hàm rộng
hơn, đó là quyền SHTT. Do vậy, trƣớc khi đi vào nghiên cứu nội dung quyền
SHCN, cần hiểu quyền SHTT là gì.
SHTT là một thuật ngữ đƣợc cấu tạo bởi hai cụm từ là cụm từ “sở hữu”
và cụm từ “trí tuệ”.
“Sở hữu” là khái niệm dùng để chỉ sự chiếm hữu của con ngƣời đối với
tài sản. Sự chiếm hữu nhƣ vậy xuất hiện trong quá trình con ngƣời lao động
sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

“Trí tuệ” là thuật ngữ chỉ “khả năn nhận thức lý tính của con n ười
đạt đến một trình độ nhất định” [24; 1280], về một sự vật hay hiện tƣợng nào
đó. Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động sáng
tạo của con ngƣời và đem lại cho ngƣời sáng tạo những lợi ích thiết thực. Tài
sản trí tuệ là tài sản vơ hình. Chúng bộc lộ ra bên ngồi dƣới một hình thức
khách quan nhất định nhƣng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản
phẩm của sáng tạo.
Từ phân tích ở trên có thể kết luận SHTT là sở hữu tri thức, sở hữu
những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con ngƣời hay SHTT là việc chiếm hữu,
sử dụng và hƣởng thụ lợi ích có đƣợc từ các sản phẩm sáng tạo đó.
Quyền SHTT là tập hợp các quy phạm pháp luật đƣợc ban hành nhằm
xác lập, ghi nhận, củng cố và bảo vệ các quan hệ SHTT trong xã hội. Theo từ
điển tiếng Việt năm 2008, khái niệm quyền SHTT đƣợc hiểu là “qu ền của tổ
chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ” [24; 1076].
11


Quyền SHTT dễ bị xâm phạm hơn bất kỳ quyền sở hữu tài sản nào.
Những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi đã đƣợc bộc lộ cơng khai sẽ dễ
dàng đƣợc phổ biến và bị khai thác giá trị kinh tế thông qua hệ thống thông
tin của một quốc gia, của một khu vực, của các tổ chức quốc tế. Việc xâm
phạm quyền SHTT ngày càng phát triển và đã vƣợt ra ngoài phạm vi quốc
gia, ngoài khả năng kiểm soát của chủ sở hữu và quan trọng hơn cả là khó có
thể ngăn chặn nếu khơng có những cơ chế bảo hộ hữu hiệu. Quyền SHTT
đƣợc ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia thì khơng có nghĩa là sẽ đƣợc bảo hộ
ở các quốc gia khác. Việc xâm phạm có thể diễn ra ngay trƣớc mắt chủ sở hữu
tại quốc gia khác mà không hề bị coi là phạm pháp.
1.1.2. Bảo hộ quyền SHCN
Bảo hộ quyền SHCN là việc Nhà nƣớc ban hành các quy định pháp luật
về quyền SHCN nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

quyền SHCN nhƣ chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến
việc sử dụng quyền SHCN. Nhà nƣớc tổ chức cơ quan xác lập quyền, quy
định thủ tục, trình tự để xác lập quyền SHCN cho các đối tƣợng SHCN phải
đăng ký. Muốn đƣợc bảo hộ quyền SHCN, chủ thể phải nộp đơn yêu cầu cấp
văn bằng bảo hộ tại Cục SHTT.
Đối tƣợng bảo hộ quyền SHCN bao gồm quyền sở hữu của cá nhân,
pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, NH,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, TTM, chỉ dẫn địa lý.
Ngƣời nào sử dụng các đối tƣợng SHCN của ngƣời khác đang trong
thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tƣợng này thì bị coi là
xâm phạm quyền SHCN (trừ các trƣờng hợp có quy định riêng) và tuỳ theo
tính chất, mức độ xâm phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ quyền SHCN là để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm sự chấp hành
các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực SHCN.
Hoạt động bảo vệ quyền SHCN nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy
phạm pháp luật về SHCN đƣợc thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, của xã hội và của chủ văn bằng.
12


Các đối tƣợng SHCN đang đƣợc bảo hộ là tài sản của doanh nghiệp, của cá
nhân đƣợc pháp luật thừa nhận.
1.1.3. Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu
1.1.3.1. Khái quát Nhãn hiệu
NH đã xuất hiện từ thời cổ đại, phát hiện của các nhà khảo cổ hiện đại
cho thấy cách đây 3000 năm, những ngƣời thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm
khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trƣớc khi gửi hàng tới
Iran. Nhờ sự hƣng thịnh của hoạt động giao thƣơng mà việc sử dụng các dấu
hiệu đó trên hàng hóa tƣơng đối phát triển. Ban đầu, NH khơng hồn toàn
thực hiện chức năng phân biệt mà việc sử dụng chúng chỉ để chỉ ra mối liên

hệ giữa hàng hóa với nhà sản xuất ra hàng hóa, giữa tài sản với chủ sở hữu
của tài sản mà thơi. Cũng chính bởi lẽ đó, ở thời kỳ đầu tầm quan trọng về
mặt kinh tế của NH vẫn còn hạn chế.
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa kéo theo sự phát triển của hoạt
động thƣơng mại và buôn bán hàng hóa đã khiến cho NH ngày càng đóng vai
trị quan trọng trong giao lƣu kinh tế. Việc một hàng hóa có thể đƣợc cung
cấp bởi nhiều nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh khác nhau khiến cho ngƣời
tiêu dùng bối rối khi lựa chọn, họ cần có một dấu hiệu chỉ dẫn để nhận biết
hàng hóa của từng nhà sản xuất hoặc kinh doanh. NH chính là dấu hiệu giúp
họ phân biệt đƣợc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Xã hội hiện đại với sự
phát triển nhƣ vũ bão của KH&CN trong nền kinh tế thị trƣờng đem lại cho
con ngƣời cơ hội đƣợc sử dụng rất nhiều sản phẩm hàng hóa khác nhau.
Ngồi việc nhận biết qua hình thức, giá cả, chất lƣợng của sản phẩm thì một
dấu hiệu đặc trƣng riêng của nhà sản xuất hoặc kinh doanh sẽ giúp cho ngƣời
tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm cạnh tranh phù hợp với mình.
Luật SHTT 2005 có phân ra nhiều loại NH khác nhau dựa trên những
tiêu chí khác nhƣ đối tƣợng mang NH, chức năng phân biệt chủ thể sở hữu
NH, mức độ nổi tiếng…
Dựa vào đối tƣợng mang NH, NH đƣợc chia thành NH dùng cho hàng
hóa và NH dùng cho dịch vụ:
13


- NH dùng cho hàng hóa là các NH đƣợc sử dụng gắn trên các hàng hóa
nhất định dùng để phân biệt hàng hóa của các chủ thể kinh doanh khác nhau.
Hàng hóa ở đây là những sản phẩm của tự nhiên hay là kết quả quá trình lao
động của con ngƣời thể hiện dƣới dạng tài sản hữu hình
- NH dùng cho dịch vụ là dấu hiệu giúp ngƣời sử dụng dịch vụ nhận
biết đƣợc các nhà cung cấp dịch vụ. NH dịch vụ thông thƣờng đƣợc gắn trên
bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, quảng cáo…

Dựa vào chức năng phân biệt chủ thể sở hữu NH, NH đƣợc chia thành
NH tập thể và NH thuộc sở hữu riêng:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùn để phân biệt hàn hoá, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàn hố, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân khôn phải là thành viên của tổ chức đó” [19; điều
4], chủ sở hữu NH tập thể không phải là đối tƣợng trực tiếp sử dụng NH mà
các thành viên của tập thể không phải là chủ sở hữu NH – là đối tƣợng sử
dụng NH. NH nói chung thực hiện chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc riêng rẽ
của ngƣời sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang NH đó.
Trái lại, NH tập thể không thực hiện chức năng chỉ dẫn nguồn gốc
riêng rẽ đó mà chỉ dẫn tƣ cách thành viên của ngƣời sử NH thuộc về tổ chức
là chủ sở hữu NH tập thể. Việc định nghĩa NH tập thể theo chức năng phân
biệt tƣ cách thành viên của một tổ chức tập thể với các đối tƣợng không phải
là thành viên của tổ chức tập thể đó đã thể hiện đƣợc đúng bản chất của NH
tập thể, khắc phục đƣợc nhầm lẫn về quan niệm đồng sở hữu NH.
- NH thuộc sở hữu riêng: hầu hết các loại NH đƣợc sử dụng phổ biến
hiện nay là NH thuộc sở hữu riêng của một cá nhân hoặc một tổ chức, dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó với hàng hóa, dịch vụ
của các cá nhân, tổ chức khác. Các NH loại này có đặc điểm là do một chủ thể
làm chủ sở hữu.
Dựa vào mức độ nổi tiếng thì có NH nổi tiếng và NH đƣợc sử dụng và
thừa nhận rộng rãi:

14


- NH nổi tiếng là “Nhãn hiệu được n ười tiêu dùn biết đến rộn rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam” [19; điều 4], các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam
tham gia nhƣ Hiệp định TRIPS, Công ƣớc Paris, chỉ quy định các nƣớc thành
viên có nghĩa vụ phải bảo hộ NH nổi tiếng còn dành lại cho các nƣớc này

quyền đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá NH nổi tiếng. Tổ chức SHTT thế giới có
ban hành Khuyến nghị chung về bảo hộ NH nổi tiếng và nội dung quy định
này trong Luật SHTT 2005 về cơ bản phù hợp với nội dung tƣơng ứng trong
Khuyến nghị chung đó. Việc đƣa giới hạn lãnh thổ mà ngƣời tiêu dùng nhận
biết một NH nổi tiếng vào trong luật là một điều hoàn toàn phù hợp với
nguyên tắc bảo hộ SHTT và thể hiện tinh thần bảo vệ quyền lợi quốc gia khi
xây dựng luật. Quyền SHTT là một loại quyền có tính chất lãnh thổ tuyệt đối
vì thế một NH để đƣợc một quốc gia công nhận là nổi tiếng thì trƣớc tiên ở
chính quốc gia đó NH đó phải đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi, việc
quy định NH phải đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ
Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho chúng ta cơng nhận nhiều NH có xuất xứ từ
Việt Nam là nổi tiếng và ở một khía cạnh nào đó thì những NH có xuất xứ từ
nƣớc ngồi sẽ phải đƣợc chủ sở hữu nỗ lực làm cho nhiều ngƣời Việt Nam
biết đến mới có thể đƣợc cơng nhận là NH nổi tiếng. NH nổi tiếng là NH hàng
hóa đƣợc sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho NH đó
đƣợc biết đến một cách rộng rãi.
“Các tiêu chí sau đâ được xem xét khi đánh iá một nhãn hiệu là nổi
tiến :
- Số lượn n ười tiêu dùn liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua
việc mua bán, sử dụn hàn hố, dịch vụ man nhãn hiệu hoặc thơn qua
quản cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàn hoá, dịch vụ man nhãn hiệu đã được lưu
hành;
- Doanh số từ việc bán hàn hoá hoặc cun cấp dịch vụ man nhãn
hiệu hoặc số lượn hàn hoá đã được bán ra, lượn dịch vụ đã được cun
cấp;
15


- Thời ian sử dụn liên tục nhãn hiệu;

- U tín rộn rãi của hàn hố, dịch vụ man nhãn hiệu;
- Số lượn quốc ia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượn quốc ia côn nhận nhãn hiệu là nổi tiến ;
- Giá chu ển nhượn , iá chu ển iao qu ền sử dụn , iá trị óp vốn
đầu tư của nhãn hiệu” [19; điều 19].
Dựa vào chủ thể sở hữu NH và mục đích sử dụng NH có NH tập thể và
NH chứng nhận:
- NH tập thể : Chủ sở hữu NH tập thể không phải là đối tƣợng trực tiếp
sử dụng NH mà các thành viên của tập thể (không phải là chủ sở hữu NH) là
đối tƣợng sử dụng NH.
“ Nhãn hiệu chứn nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụn trên hàn hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân đó để chứn nhận các đặc tính về xuất xứ, n u ên liệu, vật liệt, cách
thức sản xuất hàn hóa, cách thức cun cấp dịch vụ, chất lượn , độ chính
xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàn hóa, dịch vụ man nhãn
hiệu” [19; điều 4], NH chứng nhận thực hiện chức năng phân biệt ở chỗ phân
biệt sản phẩm, dịch vụ đƣợc chứng nhận và sản phẩn, dịch vụ không đƣợc
chứng nhận. Trong cả hai NH nêu trên, chủ sở hữu NH đều không phải là chủ
thể trực tiếp sử dụng NH.
1.1.3.2. Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu
NH đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện: “Là dấu hiệu nhìn thấ được
dưới dạn chữ cái, từ n ữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các ếu tố đó, được thể hiện bằn một hoặc nhiều màu sắc” [19; điều
72]. Theo định nghĩa của Hiệp hội nhãn hàng thế giới (INTA) thì NH có thể là
từ ngữ, tên gọi, biểu tƣợng, hình ảnh, khẩu hiệu hoặc hình dạng của bao gói
hoặc kết hợp của các yếu tố đó phục vụ cho việc xác định và phân biệt một
sản phẩm cụ thể của những chủ thể khác nhau trên thị trƣờng hoặc trong kinh
doanh. NH phải “có khả năn phân biệt hàn hoá, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàn hoá, dịch vụ của chủ thể khác” [19; điều 72].
16



Cã thĨ lÊy vÝ dơ vỊ c¸c NH nỉi tiÕng đ-ợc cấu thành từ các dấu hiệu
khác nhau nh- sau:
NH kết hợp hình ảnh và từ ngữ:

NH dạng từ ngữ: CHANEL, Trung Nguyªn
1.1.3.3. Nội dung bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu
Chủ sở hữu NH đang đƣợc bảo hộ có quyền sử dụng độc quyền NH,
quyền định đoạt NH (bao gồm quyền chuyển nhƣợng quyền sở hữu, chuyển
giao quyền sử dụng (lixăng), góp vốn bằng quyền SHCN đối với NH, để lại
thừa kế, tặng, cho), quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng NH thuộc quyền sở
hữu của mình.
Quyền sử dụng NH:
Quyền sử dụng NH theo luật quy định bao gồm việc chủ sở hữu NH tự
mình thực hiện việc sử dụng và việc cho phép chủ thể khác thực hiện việc sử
dụng.
Nội dung của quyền sử dụng NH đƣợc quy định trong Luật SHTT theo
đó, sử dụng NH là việc thực hiện những hành vi:
“Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàn hóa, bao bì hàn hóa, phươn tiện
kinh doanh, phươn tiện dịch vụ, iấ tờ iao dịch tron hoạt độn kinh doanh;
Lưu thôn , chào bán, quản cáo để bán, tàn trữ để bán hàn hóa
mang nhãn hiệu được bảo hộ;
Nhập khẩu hàn hóa, dịch vụ man nhãn hiệu được bảo hộ” [19; điều
124]
Quy định về những hành vi đƣợc coi là sử dụng NH quan trọng không
chỉ trong việc xác định phạm vi quyền của chủ sở hữu NH mà cịn có ý nghĩa
trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền đồng thời là cơ sở để xác định
căn cứ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ NH.
17



Một vấn đề đặt ra liên quan đến quyền sử dụng NH đó là việc sử dụng
NH là phải sử dụng chính NH trong văn bằng bảo hộ hoặc đăng ký quốc tế
hay sử dụng những NH tƣơng tự với NH này (vẫn nằm trong phạm vi bảo hộ)
cũng coi là sử dụng NH. Trên thực tế, chủ sở hữu NH không phải lúc nào
cũng sử dụng NH đúng nhƣ mẫu nhãn trong văn bằng bảo hộ hoặc đăng ký
quốc tế, họ thƣờng thêm, bớt một vài chi tiết nhỏ, thay đổi màu sắc (không
làm thay đổi bản chất của NH). Nếu thực tế này không đƣợc công nhận là
hành vi sử dụng thì NH có nguy cơ bị bên thứ ba đề nghị chấm dứt hiệu lực
nếu chủ sở hữu NH khơng sử dụng chính NH trong văn bằng bảo hộ liên tục
trong thời gian 5 năm mặc dù trên thực tế họ vẫn sử dụng một NH tƣơng tự.
Để giải quyết thực tế này có lẽ nên coi việc sử dụng một NH tƣơng tự với NH
đang đƣợc bảo hộ cũng là sử dụng NH.
Quyền định đoạt NH:
Luật SHTT quy định quyền định đoạt NH bao gồm quyền chuyển
nhƣợng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng đối với NH.
Theo quy định, việc định đoạt quyền đối với NH phải đƣợc thể hiện
dƣới hình thức hợp đồng và bằng văn bản; trong trƣờng hợp việc chuyển
nhƣợng, chuyển giao đó là một phần của hợp đồng khác thì nội dung về
chuyển nhƣợng, chuyển giao phải đƣợc lập thành một bộ phận riêng biệt. Hợp
đồng nhƣợng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng NH phải đăng ký với
Cục SHTT thì mới đƣợc coi là có hiệu lực.
Để NH thực hiện đúng chức năng phân biệt thì luật cũng quy định việc
chuyển nhƣợng quyền đối với NH phải không đƣợc gây ra sự nhầm lẫn về đặc
tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang NH. Thực tế cho thấy, có những
trƣờng hợp NH đƣợc chuyển nhƣợng đối với một phần hàng hóa đăng ký sử
dụng NH, phần hàng hóa tƣơng tự cịn lại vẫn đƣợc bên chuyển nhƣợng sử
dụng với NH đó hoặc chủ sở hữu NH sở hữu một loạt các NH tƣơng tự nhau
nhƣng chỉ chuyển nhƣợng một NH trong số đó. Nhƣ vậy, cơng chúng có thể

nhầm lẫn về xuất xứ, chất lƣợng của hàng hóa sử dụng NH bởi vì họ khơng
thể phân biệt hàng hóa nào trong số hàng hóa tƣơng tự sản xuất bởi bên
18


chuyển nhƣợng hay bên nhận chuyển nhƣợng. Do vậy, các bên sẽ phải thỏa
thuận cụ thể các điều kiện chuyển nhƣợng để tránh nhầm lẫn cho ngƣời tiêu
dùng hoặc Cục SHTT sẽ yêu cầu chuyển nhƣợng toàn bộ danh mục hoặc toàn
bộ các NH tƣơng tự. Đối với trƣờng hợp chuyển giao quyền sử dụng thì bên
nhận chuyển giao ln phải chỉ dẫn cho ngƣời tiêu dùng biết rõ hàng hóa gắn
NH đó là đƣợc sản xuất trên cơ sở hợp đồng sử dụng NH.
Việc định đoạt quyền đối với NH cũng phải đảm bảo yêu cầu về mặt
chủ thể nhƣ đối với trƣờng hợp đăng ký NH. Theo đó, quyền đối với NH chỉ
đƣợc chuyển nhƣợng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với
ngƣời có quyền đăng ký NH đó, quyền đối với NH tập thể không đƣợc
chuyển giao cho ngƣời không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó.
Chủ sở hữu NH có thể để thừa kế, tặng, cho, dùng NH làm tài sản góp
vốn… Q trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện
một số hoạt động thƣơng mại mới có liên quan đến NH nhƣ góp vốn thành lập
doanh nghiệp bằng quyền sở hữu NH, nhƣợng quyền thƣơng mại đối với NH.
Vì lẽ đó, việc tạo lập một hành lang pháp lý đầy đủ cho việc góp vốn bằng
quyền SHCN đối với NH là rất quan trọng.
Quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng NH:
Quyền này đƣợc xác lập dựa vào chức năng cơ bản của NH – chức
năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NH với hàng hóa, dịch vụ
của ngƣời khác. Do vậy, việc bảo hộ NH không những chỉ cấm việc sử dụng
NH đƣợc bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự mà cịn cấm việc
sử dụng NH tƣơng tự cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự hoặc có liên
quan… nếu việc sử dụng đó làm cho ngƣời tiêu dùng bị nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hóa, dịch vụ.

Quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng NH luôn đi liền với quyền yêu
cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý những ngƣời có hành vi xâm phạm.
Khơng chỉ chủ sở hữu NH có quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng NH thuộc
sở hữu của mình mà ngƣời đƣợc chuyển giao quyền sử dụng cũng có quyền

19


này đối với NH mình đƣợc chuyển giao căn cứ vào phạm vi sử dụng NH xác
định trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng.
1.1.4. Tổng quan về bảo hộ quyền SHCN đối với Tên thương mại
1.1.4.1. Khái niệm Tên thương mại
“Tên thươn mại là tên ọi của tổ chức, cá nhân dùn tron hoạt độn
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh man tên ọi đó với chủ thể kinh
doanh khác tron cùn lĩnh vực và khu vực kinh doanh” [19; điều 4].
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ
thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
“Qu ền SHCN đối với được xác lập trên cơ sở sử dụn hợp pháp tên
thươn mại đó” [19; điều 6].
“Chủ sở hữu tên thươn mại là tổ chức, cá nhân sử dụn hợp pháp tên
thươn mại đó tron hoạt độn kinh doanh” [19; điều 121].
1.1.4.2. Điều kiện bảo hộ Tên thương mại
“Tên thươn mại được bảo hộ nếu có khả năn phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thươn mại đó với chủ thể kinh doanh khác tron cùn lĩnh
vực và khu vực kinh doanh” [19; điều 76].
1.1.4.3. Nội dung bảo hộ quyền SHCN đối với Tên thương mại
Quyền của chủ sở hữu đối với TTM gồm:
Quyền sử dụng TTM:
Sử dụng TTM là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thƣơng mại
bằng cách dùng TTM để xƣng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện

TTM trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng
hố và phƣơng tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng TTM:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự với TTM
của ngƣời khác đã đƣợc sử dụng trƣớc cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc
cho sản phẩm, dịch vụ tƣơng tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở

20


kinh doanh, hoạt động kinh doanh dƣới TTM đó đều bị coi là xâm phạm
quyền đối với TTM.
Quyền định đoạt TTM:
Chuyển nhƣợng quyền SHCN đối với TTM là việc chủ sở hữu chuyển
giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
“Qu ền đối với tên thươn mại chỉ được chu ển nhượn cùn với việc
chu ển nhượn toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt độn kinh doanh dưới tên
thươn mại đó” [19; điều 139].
1.1.5. Phân biệt Nhãn hiệu với Tên thương mại
Tên thƣơng mại

Nhãn hiệu

TTM là nhằm phân biệt, cá thể

NH để phân biệt hàng hoá, dịch

hoá chủ thể kinh doanh này với chủ vụ cho các chủ thể khác nhau cung
thể kinh doanh khác.


cấp.

TTM phải bao gồm các từ ngữ,

NH hàng hóa có thể là từ ngữ,

chữ số phát âm đƣợc và một doanh hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố
nghiệp chỉ có một TTM (có thể có đó đƣợc thể hiện bằng một hoặc
tên đối nội và đối ngoại).

nhiều màu sắc.

TTM đƣợc bảo hộ nếu có khả

NH thì khơng trùng hoặc tƣơng tự

năng phân biệt chủ thể kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn với NH của
mang TTM đó với chủ thể kinh ngƣời khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã
doanh khác trong cùng lĩnh vực và đƣợc bảo hộ trƣớc ngày TTM đó
khu vực kinh doanh.

đƣợc sử dụng.

Bản thân TTM có thể tự động

NH thì bắt buộc phải trải qua thủ

đƣợc bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu tục nộp đơn đăng ký (trừ trƣờng hợp
chí đã đƣợc quy định) mà không cần NH nổi tiếng) và thẩm định.
làm thủ tục đăng ký (khoản 3 Điều 6

Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006.
21


Quyền sở hữu đƣợc xác lập trên

Quyền SHCN đối với NH đƣợc

cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn
thủ tục đăng ký.

bằng bảo hộ của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo
quy định của điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, quy định của luật SHTT đã có những định nghĩa cụ thể
nhƣng việc phân biệt cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối nhất định. Trong một
số trƣờng hợp TTM và NH có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của
mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với chủ thể khác.
TTM là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
và đƣợc tự động bảo hộ khi có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang
TTM đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh. TTM và NH là hai đối tƣợng SHTT khác nhau nhƣng trong một số
tình huống cụ thể hai đối tƣợng này có sự nhầm lẫn với nhau. TTM thông
thƣờng bao gồm thành phần tên riêng và thành phần chỉ hình thức pháp lý,
lĩnh vực kinh doanh của chủ thể. Thành phần tên riêng trong TTM thƣờng
đƣợc chủ thể kinh doanh sử dụng làm NH cho hàng hóa, dịch vụ do mình

cung cấp. Ví dụ Cơng ty cổ phần sữa VINAMILK có TTM là “Cơng ty cổ
phần sữa VINAMILK” và họ sử dụng phần tên riêng “VINAMILK” làm NH
cho các sản phẩm của mình. Trên thực thế, khi giao dịch, các chủ thể cũng
nhƣ khách hàng thƣờng có xu hƣớng chỉ sử dụng phần tên riêng trong TTM
để gọi tên chủ thể kinh doanh, do vậy, nếu NH của một chủ thể trùng hoặc
tƣơng tự với phần tên riêng trong TTM của chủ thể khác kinh doanh trong
cùng địa bàn, có sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự nhau thì chắc chắn sẽ
gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ. Quy định
về việc NH cần phải có khả năng phân biệt với TTM là hoàn toàn cần thiết,
tƣơng đồng với pháp luật của các nƣớc khác, tuy nhiên, việc áp dụng trên
22


thực tế quy định này hồn tồn khơng dễ dàng. Việc quản lý các NH đang
đƣợc bảo hộ đƣợc thực hiện tại một đầu mối thống nhất là Cục SHTT nhƣng
việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp lại do rất
nhiều cơ quan khác nhau từ trung ƣơng đến địa phƣơng cùng tham gia, giữa
các cơ quan này cũng nhƣ với Cục SHTT khơng có sự liên kết trao đổi thơng
tin, vì vậy, việc nhầm lẫn trên thực tế đã và đang xảy ra gây rất nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
1.1.6. Tổ chức dịch vụ đại diện SHTT
Tổ chức dịch vụ đại diện SHTT là các tổ chức tƣ nhân tham gia vào
hoạt động hỗ trợ xác lập, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tổ chức, cá
nhân. Với kinh nghiệm hành nghề và có trình độ chun mơn cao tổ chức này
góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển và nâng cao hiệu quả bảo hộ, quản lý
và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, “các tổ chức
dịch vụ đại diện SHTT, các văn phòn luật sư là các tổ chức dịch vụ hoạt
độn với mục tiêu là lợi nhuận do đó phí dịch vụ triển khai các hoạt độn tư
vấn, hỗ trợ xác lập, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ thườn khơn nhỏ.
Tron khi đó, phần lớn doanh n hiệp Việt Nam hiện là doanh n hiệp vừa và

nhỏ, khả năn kinh phí hạn chế nên khơn phải doanh n hiệp nào cũn có thể
sử dụn dịch vụ của các tổ chức nà .
Bên cạnh đó, chất lượn của các tổ chức đại diện SHTT khôn đồn
đều. Nhiều hiện tượn lợi dụn n ười có nhu cầu xác lập, bảo vệ qu ền SHTT
để trục lợi. Nhiều đơn vị có cun cấp dịch vụ tư vấn SHTT nhưn khôn đăn
ký với Cục SHTT mà hoạt độn dưới các hình thức "ẩn danh". Điều nà là
một tron nhữn khó khăn cho cơn tác quản lý của các cơ quan nhà nước có
thẩm qu ền” [10; 108].
Theo thống kê của Cục SHTT tính đến tháng 12 năm 2014 cả nƣớc có
179 tổ chức dịch vụ đại diện SHTT đủ điều kiện hoạt động đã đƣợc đăng ký
tại Cục SHTT.
1.1.7. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT theo quy định của Hiệp định TRIPS

23


×