Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------NGUYỄN TRỌNG TRƯỜNG

MÔ THỨC TỰ SỰ CHIẾN TRANH TRONG TÁC PHẨM
CHIẾN TRANH KHƠNG CĨ MỘT KHN MẶT PHỤ NỮ
CỦA SVETLANA ALEXIEVICH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN TRỌNG TRƯỜNG

MÔ THỨC TỰ SỰ CHIẾN TRANH TRONG TÁC PHẨM
CHIẾN TRANH KHƠNG CĨ MỘT KHN MẶT PHỤ NỮ
CỦA SVETLANA ALEXIEVICH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
Mã số: 60220120

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội – 2019



Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Khánh Thành
– người thầy đã chỉ dẫn đề tài và tận tình theo sát em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo khoa Văn học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích
trong quá trình học tập tại trường.
Mặc dù đã cố gắng để thực đề tài một cách hiệu quả nhất, song luận văn
của em tất yếu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì thế, em rất
mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ để đề tài nghiên cứu của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 6
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu .......................................... 8
3.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 8
3.2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8
3.3.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 9
Chương 1 ........................................................................................................ 10
Khái lược về tự sự học và sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich ...... 10
1.1 Giới thuyết tự sự học.............................................................................. 10
1.2 Khái lược sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich ......................... 13

1.3 Tiếp nhận sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich ......................... 18
1.3.1 Tiếp nhận từ phương diện tự sự học nữ quyền ................................... 18
1.3.2 Tiếp nhận trên bình diện chính trị, xã hội.......................................... 22
Tiểu kết ........................................................................................................... 27
Chương 2 ........................................................................................................ 28
Khuôn mẫu tự sự trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ ... 28
2.1 Khái lược về mô thức tự sự…………………………………………….28
2.2 Khái lược về diễn ngôn ........................................................................... 30
2.3 Diễn ngôn của nữ cựu binh – người kể chuyện ................................... 33
2.3.1 Chiến tranh gắn liền sinh mệnh dân tộc, ý thức hệ cộng đồng .......... 33
2.3.2 Chiến tranh gây ra chấn thương .......................................................... 38
2.3.3 Chiến tranh phơi lộ bản chất người..................................................... 44
2.4 Diễn ngôn của tác giả - chủ thể dẫn dắt ................................................ 49
2.4.1 Cái nhìn đa diện về con người và cuộc chiến ...................................... 49
2.4.2 Phụ nữ - những tiếng nói lịch sử bị dồn nén sau chiến tranh ........... 52
Tiểu kết ........................................................................................................... 56
Chương 3 ........................................................................................................ 57
2


Phương thức tự sự trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ
3.1 Tự sự đa điểm nhìn hay sự chồng ghép của các mảng màu lịch sử cá
nhân ................................................................................................................ 58
3.2 Không – thời gian lập thể hay sự phản tư của con người về lịch sử .. 67
3.3 Lối trần thuật phi hư cấu ....................................................................... 72
3.4 Giọng điệu ................................................................................................ 75
Tiểu kết ........................................................................................................... 79
Kết luận .......................................................................................................... 81
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 84


3


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2015, nhà văn Alexievich được trao giải Nobel văn học. Trong
chùm tác phẩm khai thác những tiếng nói cá nhân, mảnh đời bất hạnh, Chiến
tranh khơng có một khn mặt phụ nữ trở thành hiện tượng, khuấy động văn
đàn thế giới. Giám khảo – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển –
nhận định tác phẩm có lối viết phức điệu, một đài tưởng niệm sự thống khổ và
lòng can đảm trong cuộc sống. Giải thưởng ghi nhận những đóng góp, đánh
dấu dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn học Belarus. Hội đồng
nghệ thuật vinh danh một “nền văn học thiểu số” khơng chỉ bởi tác phẩm đó
truyền tải thông điệp mạnh mẽ, chứa đầy xúc cảm về vấn đề bị đè nén sau
chiến tranh thế giới thứ hai, mà còn do cách viết mới lạ, cấu trúc tác phẩm có
sự cách tân so với kết cấu truyền thống trên hành trình kiến tạo những giá trị
thẩm mỹ mới.
Ở đó, phụ nữ kiến tạo diễn ngơn về lịch sử chiến tranh, lịch sử ở đây
được kể qua hàng trăm chủ thể - những phụ nữ là nhân chứng, nạn nhân của
cuộc chiến – và kể không liền mạch. Họ cho thấy nhãn quan lập thể về cuộc
sống trước, trong và sau cuộc chiến. Lịch sử được nhìn khơng theo một cái
nhìn duy nhất và thống nhất mà trở thành những mảnh vỡ - những mảnh vỡ
liên hồi. Trong tác phẩm, số phận con người cũng chỉ là những mảnh vỡ.
Những mảnh vỡ mang trong đó chân lý về cuộc đời. Cứ như thế, mỗi sự kiện
lịch sử được đưa ra để gợi nhắc về một quá khứ, một thực tại hay nhiều quá
khứ, thực tại chồng chất. Mỗi phụ nữ là nhân chứng lịch sử và họ nhìn lịch sử
theo cách riêng. Cách nhìn ấy khơng chủ đích nhắm đến việc đánh giá lại lịch
sử mà hướng đến tiếng nói cá nhân, quyền phát ngơn của nữ giới với vai trò
chủ thể kiến tạo lịch sử.


4


Tác phẩm là cuộc hành trình hồi sinh những mảnh ký ức, đoạn đời chiến
đấu của những nữ cựu binh dành trọn tuổi xn gắn mình vào đạn khói chiến
tranh. Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ khơng miêu tả mặt phải
tấm huy chương mà đi vào những vết thương tổn, khoảnh khắc sinh tử của
người lính. Hàng trăm cuộc trò chuyện giữa nhà báo Alexievich với những nữ
cựu binh dẫn người đọc vào cuộc thám hiểm đầy ham muốn và tị mị. Ngồi
những trận đánh, chiến thắng và thất bại, cịn có những cuộc chiến khác mà
người ngồi cuộc khơng biết. Đó là cuộc đấu tranh trong chính bản thể người
lính, những xung đột tinh thần hay vật lộn thích nghi cuộc sống hậu chiến.
Với đề tài “Mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm Chiến tranh khơng
có một khn mặt phụ nữ”, chúng tơi chủ yếu nghiên cứu tác phẩm trên nền
tảng lý thuyết diễn ngôn và trần thuật học. Từ hướng tiếp cận này, ở bình diện
thẩm mỹ, người kể chuyện thực hiện một chiến lược giao tiếp, đặt trong quan
hệ tương tác lẫn nhau. Trong hệ quy chiếu của chiến lược giao tiếp diễn ngơn,
chiến tranh được nhìn nhận đa chiều thơng qua chủ thể phát ngôn (người kể),
đối tượng tiếp nhận và cái được biểu hiện/ bức tranh thế giới đặc thù (sự
kiện).
Nghiên cứu chủ thể trần thuật góp phần nghiên cứu văn bản tự sự từ
phương diện cấu trúc. Chủ thể tự sự có vai trị trung tâm trong yếu tố cấu trúc
của nghệ thuật tự sự. Tz.Todorov khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích
cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng (…) khơng thể có trần thuật thiếu
người kể chuyện”[48]. Trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ,
trước sự kiện lịch sử - chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể ở Liên Xô – có hàng
trăm người kể chuyện chuyển tải thơng điệp, tư tưởng đến người nghe. Người
kể chuyện với kết cấu tác phẩm có mối quan hệ tương quan. Ở đó, bản chất
của tác phẩm nghệ thuật được bộc lộ và quyết định tính khuynh hướng, triển
khai tác phẩm. Ngồi ra, đặt tác phẩm dưới nhãn quan lập thể, chúng tôi khai

thác chiến lược tự sự và khả năng tiếp cận hiện thực đa chiều, đa diện của nhà
văn. Những khoảnh khắc đồng hiện trong hồi ức nhân vật chính là lát cắt sự
5


sống của con người. Lần hiếm hoi, lịch sử được khúc xạ qua tiếng nói của
những người từng bị đẩy ra ngồi rìa của chiến thắng – tiếng nói của những
người phụ nữ. Alexievich lên tiếng cho quyền dân chủ của nữ giới, bước qua
những diễn ngôn của nam giới về lịch sử, chủ nghĩa anh hùng.
2. Lịch sử vấn đề
Sau khi nhận giải Nobel văn chương năm 2015, nữ nhà báo Alexievich
trở thành hiện tượng văn học, lan tỏa giá trị nhân văn tới độc giả quốc tế.
Những sáng tác của bà ngày càng được đông đảo công chúng đón nhận cũng
như mối quan tâm sâu sắc đến đất nước, con người, văn hóa Belarus. Khơng ít
lần những sáng tác của Alexievich và bản thân nữ nhà văn bị đánh trượt bởi
sự kiểm duyệt khắt khe. Điều này thêm khẳng định cho những giá trị chân
chính, quyền tự do và đấu tranh vì một xã hội cơng bằng, dân chủ.
Hướng nghiên cứu tiếp cận tác phẩm văn chương từ các lý thuyết tự sự
bên cạnh những cách tân về mặt thi pháp đã khơng cịn mới đối với các nhà
nghiên cứu. Về nhà văn Alexievich và tác phẩm Chiến tranh khơng có một
khn mặt phụ nữ, hiện nay, trên diễn đàn học thuật trong nước lẫn quốc tế
không nhiều cơng trình, bài phê bình, chun luận khảo cứu về những sáng
tác của nữ nhà văn. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 2016, nhà
văn Nguyên Ngọc chuyển ngữ Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ
sang tiếng Việt. Một số bài báo, bài phỏng vấn trên các trang mạng, tạp chí
xoay quanh tác phẩm và tác giả như: o/indexEN.html
với tiêu đề A search for enternal man (Tạm dịch: Tìm kiếm gương mặt người
đàn ơng) cung cấp thông tin tiểu sử nhà văn, sự nghiệp sáng tác. Bàn về chất
triết luận trong tác phẩm, tiểu luận Triết luận và nghệ thuật tự sự trong Chiến
tranh khơng có một khuôn mặt phụ nữ làm nổi bật tư tưởng, tinh thần thời đại

của nhà văn khi lấy cảm hứng viết từ đề tài chiến tranh, thân phận con người.
Bằng vốn sống, trải nghiệm, những người phụ nữ mang cảm thức về sự sống
và cái chết, về tính nhân bản – phi nhân trong mối quan hệ đồng loại. Thân
6


phận và tiếng nói nữ giới nổi bật trên trang viết của Alexievich. Vì lẽ đó,
Đặng Hồng Hạnh thực hiện đề tài Diễn ngơn nữ quyền trong Chiến tranh
khơng có một khn mặt phụ nữ. Người viết trình bày vị thế của phụ nữ Nga
trong truyền thống văn hóa gia trưởng và Kito giáo. Những giá trị truyền
thống đó cùng với “khung tri thức” thời đại Xô viết đã khiến những nữ cựu
binh trong tác phẩm trở thành những bóng hình câm lặng suốt bốn mươi năm,
khơng muốn nhớ lại những kỷ niệm chiến trường mà họ trực tiếp trải nghiệm.
Nhưng sức mạnh ký ức khi được nữ nhà văn khơi dậy đã cháy lên thành ngọn
lửa soi tỏ những góc khuất trong tâm hồn họ, cho thấy cả một thế giới phụ nữ
trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (CTVQVĐ). Trong thế giới đó, khơng chỉ
có Tổ quốc lâm nguy, cuộc chiến khốc liệt, người đàn ông yêu thương ngã
xuống, kẻ thù tàn bạo, đứa trẻ Đức đói ăn bên kia chiến tuyến mà cịn có đàn
sếu bay ngang bầu trời, vườn hoa anh đào nở rộ mùa xuân… Gần một triệu
phụ nữ đã phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân đội Xô viết dưới
thời CTVQVĐ cũng là chừng ấy khuôn mặt mà những nhân vật nữ cựu binh
trong tác phẩm là đại diện . Họ cho người đọc thấy một cuộc “chiến tranh nữ”
với “những hình mẫu có tên là cuộc sống”. Cái hình mẫu đó được kết tinh từ
những người mẹ, người chị, người em, người vơ bước ra khỏi CTVQVĐ, qua
bao ki bịch, được thanh lọc để bảo tồn được thiên tính nữ của mình.
Trần Thị Sinh (2017, Đại học sư phạm Hà Nội 2) trong khóa luận tốt
nghiệp Diễn ngơn về giới nữ trong tiểu thuyết Chiến tranh khơng có một
khn mặt phụ nữ đã đặt ra về vấn đề giới, phái tính trong văn học. Tác giả
khai thác diễn ngơn ngoại biên về giới nữ - nạn nhân của chiến tranh, khẳng
định năng lực sức mạnh của phụ nữ, song song ngợi ca vẻ đẹp.

Xuất phát từ nhu cầu bổ sung nguồn tư liệu cho công cuộc khai phá, giải
mã những lớp văn bản sóng sánh chất liệu ngơn từ về cuộc đời, thân phận,
tâm hồn của những người lính trong khói lửa chiến tranh, chúng tơi tiếp tục
kiến giải tác phẩm xoay quanh cách kể, chủ thể phát ngôn về chiến tranh từ

7


bối cảnh lịch sử xã hội qua đề tài Mô thức tự sự chiến tranh trong Chiến tranh
khơng có một khn mặt phụ nữ.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm Chiến tranh khơng có một
khn mặt phụ nữ.
3.2.Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi nghiên cứu tác phẩm trên hai phương
diện nội dung và hình thức, tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn học, bên
cạnh phân tích chất tự sự, làm sáng tỏ mẫu hình tự sự thơng qua lý thuyết diễn
ngơn. Hơn nữa, đi vào tác phẩm, chúng tôi lý giải một số quy luật, hiện tượng
xã hội, đặt vấn đề trong tính đa chiều để nhận thức lại thực tại. Cụ thể, trong
Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ, người viết lựa chọn nghiên cứu
lịch sử cuộc chiến tranh dưới lăng kính của những người trần thuật. Từ đó,
cơng trình chỉ ra những đặc sắc trong tư tưởng Alexievich khi luận giải những
vấn đề cấu trúc tác phẩm, lịch sử, con người và chiến tranh, đồng thời khẳng
định tài năng văn chương và sự nhạy bén trong cách tiếp cận hiện thực cuộc
sống.
Trong luận văn, người viết dành một chương để nghiên cứu, phân tích
những giá trị thi pháp của tác phẩm. Thể loại của Chiến tranh không có một
khn mặt phụ nữ vừa mang tính chất văn chương, vừa mang tính báo chí.
Giao thoa thể loại cũng là một trong những bản chất của văn xuôi hậu hiện

đại. Từ đó, người viết nhấn mạnh sự chuyển động mau lẹ của cảm quan hậu
hiện đại, quan điểm sáng tác và phong cách nhà văn.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu khảo sát tác phẩm Chiến tranh khơng có một khuôn mặt
phụ nữ.

8


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp tiếp cận thi pháp học kết hợp tự
sự học nhằm khai thác những đặc trưng thẩm mỹ - nghệ thuật, phong cách của
hiện tượng văn học, cấu trúc trúc bên trong của tác phẩm văn học. Ngoài ra,
một số phương pháp khác được sử dụng trong quá trình nghiên cứu tác phẩm
như: Phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận văn hóa học.
Trong nghiên cứu, chúng tơi so sánh hiện tượng văn học chiến tranh xuất
phát từ người phụ nữ với văn học chiến tranh phổ quát được dẫn dắt bởi nam
giới. Việc so sánh như vậy giúp chúng tơi xác định được vị trí của hiện tượng
trong một hệ thống và đánh giá được ý nghĩa của nó trong hệ thống đó.
Phương pháp tiếp cận văn hóa học dùng những tri thức về văn hóa để
nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Từ cách tiếp cận văn
hóa học, chúng tơi đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan
niệm văn hóa của thời đại, nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của
các dạng thức quan niệm về con người, về không – thời gian trong tác phẩm.
Luận văn khai thác quan niệm về con người (cụ thể là người phụ nữ) gắn với
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
5. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Khái lược về tự sự học và sáng tác của nhà văn Svetlana
Alexievich
Chương 2: Khuôn mẫu tự sự trong Chiến tranh không có một khn mặt

phụ nữ
Chương 3: Phương thức tự sự trong Chiến tranh khơng có một khn
mặt phụ nữ

9


Chương 1
Khái lược về tự sự học và sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich
1.1 Giới thuyết tự sự học
Xét về từ nguyên, tự sự học (narratology) là khoa học về trần thuật.
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, các nhà phê bình theo chủ nghĩa cấu trúc
đã dùng thuật ngữ này trong sự phân tích có tính cấu trúc, cụ thể hơn là theo
xu hướng cấu trúc chủ nghĩa về trần thuật. Do đó, định nghĩa về tự sự học bị
rút gọn lại. Hiện nay, tự sự học được hiểu theo các định nghĩa rộng hơn và
hẹp hơn. Theo nghĩa rộng, lí thuyết về tác phẩm tự sự ra đời dưới ảnh hưởng
của Chủ nghĩa cấu trúc. Tự sự học nghiên cứu quy luật vận động, phát triển,
hình thức, tính chất của tác phẩm tự sự với nhiều chất liệu khác nhau, cũng
như nghiên cứu đối tượng tiếp nhận tác phẩm, năng lực tự sự của tác giả (chủ
thể sản sinh). Đối với Aristote, trần thuật là một tác phẩm có một cốt truyện
(ví dụ sử thi, bi kịch, hài kịch). Trần thuật gồm nhiều loại hình, trong đó có cả
diễn ngơn phi văn học như quảng cáo, kịch, phim, lịch sử. Ở cách hiểu hẹp,
nghiên cứu tác phẩm tự sự trong tính cách là một biểu đạt văn tự đối với các
sự kiện câu chuyện. Theo đó, tự sự học tập trung quan tâm đến diễn ngôn tự
sự, không tập trung vào bản thân câu chuyện. Các nhà tự sự học không đi vào
các vấn đề nội dung, chủ đề của tự học mà nghiên cứu các phương thức tạo
nên văn bản tự sự. Ngày nay, trần thuật học nghiên cứu các phương tiện có
tính chất trần thuật của nhiều thể loại và diễn ngôn văn học hay phi văn học
mà không được xác định một cách chặt chẽ là trần thuật, như thơ trữ tình,
phim ảnh, kịch, lịch sử, quảng cáo.

Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, có lịch sử lâu đời. Thời Hi
Lạp cổ đại, Platon đã đối lập mô phỏng tự sự. Sang thế kỷ 20, Thomas Lister
bàn về điểm nhìn, John Lockhart chú ý đến khái niệm khoảng cách, các học
giả Nga V.Shklovski, V.Propp, B.Tomashevski đã làm cho các học giả
10


phương Tây chú ý với những đề xuất của họ về cấu trúc tự sự. Ban đầu, chủ
nghĩa cấu trúc lấy truyện kể làm đối tượng nghiên cứu nhưng chỉ tập trung
vào hành động, sự kiện mà bỏ qua nghiên cứu cách kể, nhân vật và ý nghĩa
của truyện. Về sau, tự sự học phát triển theo khuynh hướng chủ nghĩa cấu trúc
kinh điển là nghiên cứu lời kể, cách kể hoặc nói cách khác là nghiên cứu diễn
ngơn tự sự. Các nhà nghiên cứu như Todorov, Genette, Chatman tập trung
nghiên cứu lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó: người kể, hành
động kể, ngơi kể, điểm nhìn, giọng điệu. Khi đề xuất tự sự học, Tz.Todorov
nêu quan điểm: “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện cấu
trúc và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu đem hiện tượng tự sự chia thành
các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ
qua lại của chúng” [20]. Nhà nghiên cứu người Hà Lan - Mieke Bal - trong
cuốn Trần thuật học – Dẫn luận lí luận tự sự (1999) đã kết hợp nghiên cứu
cấu trúc chuyện với văn bản và định nghĩa về tự sự học khác Todorov: “Tự sự
học là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng, hình ảnh sự vật, sự
kiện cùng sản phẩm văn hóa „kể chuyện‟” [23]. M.Bal chia tự sự làm ba tầng
bậc: văn bản trần thuật (gồm người kể chuyện, trần thuật, bình luận phi trần
thuật, miêu tả), chuyện kể (gồm trật tự sắp xếp, nhịp điệu, tần xuất, không
gian, tiêu điểm), chất liệu (gồm sự kiện, kẻ hành vi, thời gian, địa
điểm).Trong chức năng và mục đích kể chuyện, các tầng bậc đan kết, xuyên
thấm vào nhau.
Các nhà tự sự học không nghiên cứu văn bản tự sự cụ thể mà chỉ nghiên
cứu cấu trúc nội tại của tự sự. Từ đây, đối tượng của tự sự học được xác định

là ngữ pháp, các nguyên tắc tạo ra văn bản, không nghiên cứu nhân vật, hành
động, chỉ nghiên cứu chức năng. Tóm lại, tự sự học khơng nghiên cứu các yếu
tố bề ngoài mà nghiên cứu các mối quan hệ bề sâu của tự sự.
Ngành tự sự học phát triển như ngày hơm nay nhờ vào cơng sức đóng
góp lớn của một số nhà tự sự học như: M.Bakhtin, Roland Barthes, Todorov,
Mieke Bal… M.Bakhtin (1895 – 1975) là nhà khoa học nhân văn lỗi lạc, đỉnh
11


cao của thi pháp học và đặt nền tảng cho tự sự học Nga. Phạm trù nền tảng
ông nghiên cứu là đối thoại, phức điệu, đa thanh, bản chất ngôn từ của tiểu
thuyết. Tính đa thanh trong văn chương được Bakhtin quan niệm như một
thuộc tính phổ biến của tư duy con người. Nó là biểu hiện của nguyên tắc đối
thoại. Đối thoại chính là bản chất của diễn ngơn. Roland Barthes là nhà phê
bình văn học, nhà văn hóa học Pháp, một trong những đại biểu nổi tiếng nhất
của trường phái ký hiệu học Pháp, đã đi từ chủ nghĩa cấu trúc đến giải cấu
trúc, có đóng góp lớn cho nghiên cứu tự sự học. Phạm trù nền tảng trong các
cơng trình của R.Bathes là tự sự có mặt ở khắp mọi nơi. Tự sự là cuộc sống.
Trong cuốn Nhập mơn phân tích cấu trúc truyện kể (1966), ơng viết: “Việc kể
chuyện với mn hình vạn trạng ln tồn tại khắp nơi, mọi thời, trong mọi xã
hội. Con người ta bắt đầu kể chuyện ngay từ buổi sơ khai của lịch sử lồi
người. Vâng! Khơng bao giờ và cũng chẳng ở đâu lại có tồn tại một dân tộc
mà lại không biết kể chuyện. Tất thảy mọi giai cấp, các nhóm xã hội đều có
những “tâm sự” riêng của mình. Nhiều khi những con người thuộc các nền
văn hóa khác nhau, nếu khơng muốn nói là đối lập nhau, lại cùng dõi theo một
câu chuyện” [32]. Tự sự trong quan niệm của R.Barthes là bỏ qua mọi cách
biệt giữa văn học có giá trị hay tầm thường, xé bỏ những rào cản về văn hóa,
lịch sử và dân tộc, nó tồn tại trong thế giới như chính bản thân cuộc sống. Một
trong những đóng góp lớn của Todorov là ông đã đề xướng thuật ngữ
“narratologie”, một khoa học nghiên cứu tự sự học, khoa học của truyện kể, là

lý thuyết về một môn khoa học cho đến lúc bấy giờ chưa hề có, một lý thuyết
đúng nghĩa, chứ khơng phải chỉ là những kinh nghiệm. Từ đây, thuật ngữ này
được sử dụng như thuật ngữ chính thức của ngành nghiên cứu tự sự. Cơng
trình khai sinh ra thuật ngữ này chính là Ngữ pháp “Truyện mười ngày” được
Todorov viết năm 1969. Todorov quan tâm nhất đến ngữ pháp có thể áp dụng
cho bất cứ ngôn ngữ nào chứ không phải chỉ là thứ ngữ pháp mang những quy
tắc riêng của mỗi ngôn ngữ. Điều này được ông làm rõ thêm trong Ngữ pháp
của truyện kể để minh chứng cho sự tồn tại của ngữ pháp phổ quát. Mike Bal
12


(sinh năm 1949 tại Hà Lan) đóng góp cơng trình Tự sự học – giới thiệu về lý
thuyết tự sự (1985). Nhà khoa học Hà Lan được xếp vào cùng một nhóm với
các nhà nghiên cứu lấy G. Genette làm trung tâm, có xu hướng quan tâm
nghiên cứu đến lớp ngôn từ của người trần thuật, đồng thời, bà là một trong
những đại diện tiêu biểu cho xu hướng tam phân trong lĩnh vực nghiên cứu tự
sự. Bal cũng là người mở rộng đối tượng nghiên cứu của tự sự học sang điện
ảnh, nghệ thuật thị giác…Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử là một
trong những nhà khoa học có cơng lớn trong việc giới thiệu lý thuyết tự sự
học vào Việt Nam. Ông đã đề xướng tổ chức hai cuộc hội thảo về tự sự học
vào năm 2001 và 2008.
1.2 Khái lược sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich
Svetlana Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn Ivano – Frankovsk miền
Tây Ukraina trong một gia đình có cha là người Belarus, mẹ là người
Ukraina. Bà là con của một quân nhân, sau khi cha bà giải ngũ, cả gia đình đã
quay trở lại chính q hương Belarus để ổn định cuộc sống. S.Alexievich đã
trở thành phóng viên cho một số tờ báo địa phương trước khi tốt nghiệp Đại
học Lenin (1972), nay là Đại học Nhà nước Belarus ở Minsk và sau này trở
thành phóng viên của tạp chí văn học Neman (1976).
Khởi nghiệp từ ngành báo chí, hiện thực cuộc sống là nơi Svetlana thuộc

về và sự thật là nguồn ni dưỡng chính nghiệp bút của bà. Khi cịn là phóng
viên cho một tờ báo địa phương vào những năm 70 của thế kỉ 20, bà đã bắt
đầu cuộc hành trình truy tìm cơng lý của mình bằng việc ghi âm lời kể của
những nữ binh sĩ từng tham gia chiến tranh thế giới thứ II, nói về những điều
chưa hề được đề cập tới trong bất kì trang viết nào của lịch sử cuộc chiến
ngày ấy. Và cũng từ đây, Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ đã ra
đời – cột mốc đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của cây bút S.Alexievich trên
diễn đàn văn nghệ vào năm 1983. Từ sức nóng và độ vang của tác phẩm đầu
tiên, Alexievich cho ra mắt Những nhân chứng cuối cùng vào năm 1985,
Quan tài kẽm ( Zinky Boys: Soviet Voices from the Afghanistan War) xuất
13


bản năm 1989, đặc biệt vào năm 1998 bà được giải sách Leipzig về Thông
cảm Châu Âu cho cuốn sách mang tựa đề “Voices from Chernobyl” (Tiếng
vọng từ Chernobyl, sáng tác năm 1997). Cuốn sách phơi bày thảm trạng kinh
hoàng của những người cơng nhân dọn phóng xạ sau thảm họa hạt nhân ở
Ukraina.
Svetlana Alexievich viết những tác phẩm truyện ngắn, những bài luận
(essays) và cả những bài phóng sự. Người mà theo như bà có chia sẻ là đã có
ảnh hưởng nhất định tới giọng văn (voice) của mình đó là Ales Adamovich,
một nhà văn người Belarus, người đã phát triển thể loại tiểu thuyết qua nhiều
cách tiếp diện : “collective novel” (tiểu thuyết có tính sưu tập), “novel –
evidence”, the “epic chorus” (hợp xướng thiên sử thi). Theo Sara Danius,
người thư ký kì cựu của học viện Swedish, mỗi khi đã nhắc tới S.Alexievich,
bà luôn ngợi ca, khâm phục nữ nhà văn như một cây bút mang trong mình
một sức mạnh “phi thường” (extraordinary).
Từ chính những sự “phi thường” ấy, cơng chúng đón nhận tài năng của
S.Alexievich bằng niềm tin yêu cảm mến bởi những gì bà phơi mở– đó là
máu, là tận cùng của nỗi khổ đau trong vết trượt dài bi thương của cuộc tồn

sinh. Thành cơng trong sự nghiệp của nữ nhà văn cịn là những dấu mốc của
sự tôn vinh thông qua các giải thưởng quốc tế, như: giải Leninsky Komsomol
ở Liên Xô (năm 1986), từ năm 1996 đến năm 1999, bà vinh dự nhận được các
giải thưởng uy tín trên lĩnh vực văn học nghệ thuật: Tucholsky, Andrei
Sinyavsky, Herder…Bước sang những năm đầu thế kỉ 21, tài năng của
Alexievich tiếp tục được vinh danh ở các giải thưởng lớn như: National Book
Critics Circlr Award (2005), Oxfam Novib (2007), award for literary
reportage (2011), Peace Prize of the German Book Trade (2013). Và năm
2015, giải thưởng Nobel văn học– một giải thưởng uy tín danh giá bậc nhất
trên thế giới – đã được trao cho tác phẩm Chiến tranh khơng có một khn
mặt phụ nữ. Với cộng đồng học giả thế giới, những đóng góp của bà không
chỉ dừng lại trong lĩnh vực văn chương, hay đóng góp chỉ riêng cho nền văn
14


hóa cộng đồng Belarus, mà Alexievich xứng đáng vì tác phẩm của bà đã
chạm tới những giá trị mang tính nhân loại. Cùng ngày, sau khi nhận giải,
phát biểu trong một cuộc phỏng vấn báo chí tại một văn phịng tịa soạn ở
Minsk, bà trả lời “Đây khơng phải là một phần thưởng cho tơi mà là cho nền
văn hóa, một quốc gia nhỏ bé của chúng tôi, mà đã bị rơi vào một cối xay
trong suốt lịch sử” [9]. Nhân cách và phẩm tính trung lập, khách quan của
“người thư kí thời đại” đã mở ra những khoảng trời của một thế giới mới – thế
giới của những “vùng biên” trước nay luôn bị ẩn đi quên lãng, bị những tượng
đài đổ bóng che khuất.
Alexievich là cây bút tiếng Nga thứ sáu nhận được giải Nobel, sau
Alexander Solzhenitsyn và Joseph Brodsky Ivan Bunin, Boris Pasternak,
Mikhail Sholokhov. Bà trở thành cây bút nữ thứ 14 đoạt giải thưởng này kể từ
lần đầu tiên tổ chức vào năm 1901, người phụ nữ đoạt được giải này trước bà
gần nhất là Alice Munro, nhà văn người Canada.
Alexievich ln kiếm tìm cho mình những con đường gần nhất đến với

đời sống hiện thực của con người và đó phải là những cảnh tượng được
chun chở vào trong trang viết của mình thơng qua đơi mắt và đơi tai nghe
nhìn từ chính cuộc sống. Chiến tranh khơng có một khn mặt người phụ nữ
tập hợp của những con người hi sinh, hiến dâng tuổi trẻ cho Tổ quốc. Tác
phẩm không chỉ gợi lại ánh hào quang của những tấm huy chương mà còn
khơi sâu tận cùng nỗi đau thương mất mát của những phụ nữ mang trong
mình tinh thần hiện sinh cao đẹp.
Trong một cuộc phỏng vấn với chủ đề “Kí ức chân thật và cay đắng”
trên tạp chí văn học Xơ Viết số 3/1985, khi được hỏi về cảm nhận bản thân
và những người anh hùng trong đồn thiên tiểu thuyết của mình, Svetlana giãi
bày: Bà xuất thân từ một gia đình làm nghề giáo ở nông thôn. Tuổi thơ của
nhà văn trôi qua với tháng ngày vui thú đọc sách và nô đùa giữa thiên nhiên.
Rồi sau đấy vào trường đại học và nghề làm báo. Tháng năm trôi qua, dần dà
một tình cảm kỳ lạ đã chiếm ngự lịng Alexievich. Gần đến năm ba mươi tuổi
15


bà cịn chưa sáng tác được gì, chưa làm nên điều gì đáng kể. Ngày tháng cứ
biến mất đi như bị vùi trong cát. Rồi bất ngờ một công việc đã làm thay đổi
cuộc đời nữ tác giả. Hằng trăm sinh mệnh đã rơi xuống đời tôi như tuyết lở.
Và hiện giờ, bà đã sống, đã chắt chiu được một ít kinh nghiệm, kinh nghiệm
của kẻ khác biến thành kinh nghiệm của bà. Một trong những nữ cựu chiến
binh đã nói rằng, trở về từ mặt trận, bà cảm thấy già hơn biết bao so với
những bạn bầu cùng tuổi, vì bà đã trải, đã chứng kiến bao sự biến trên đời.
Cuốn sách giống như một thứ tài liệu quý giá trong kho tàng tư liệu lịch sử
chiến tranh của nhân loại. Ở đó, những người phụ nữ mang vai trị và sứ mệnh
chẳng khác những người đàn ơng. Lịch sử cuộc chiến tranh còn là sinh mệnh
của những người phụ nữ Vậy họ là ai trong hàng triệu người ưu tú ấy? Họ là
người Xô Viết, là người Nga và cũng là người Belarus, Ukraina, Tadjik, là bất
kể người phụ nữ nào trên trái đất này đầm mình vào con đường đánh tranh địi

cơng lý, khát khao bình n và cháy mình trong một tình yêu vĩnh cửu – tình
yêu quê hương đất nước . Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong hành trình thu thập
những thước tư liệu sống động của tác giả là ở chỗ Alexievich không chú
trọng gợi tìm kí ức bao chứa những trận đánh hay sự kiện chính trị - cái mà
trước đó đã được rất nhiều người ghi chép lại trong những ấn phẩm, trên mặt
báo và đã được trình hiện trước tồn nhân loại - mà bà lắng nghe và ghi chép
lại lịch sử được tổng hòa nên từ những xúc cảm của chính chủ thể/nạn nhân/
chứng nhân của lịch sử, họ ln đan xen vào trong dịng hồi tưởng của mình
bằng những tình tiết, một kỉ vật hay dấu ấn hình ảnh không thể nào quên.
Công cuộc “phục hưng quá khứ” bắt đầu cùng với chiếc máy ghi âm –
thứ để ghi lại cuộc trò chuyện giữ S.Alexievich với những người phụ nữ được
bà phỏng vấn, tiếp theo đó là những cuốn sổ dày đặc những dịng ghi chép.
Trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ, người phụ nữ đối diện
với chiến trường khắc nghiệt và chiến đấu như những người đàn ông thực thụ.
Họ chỉ huy đa dạng những loại động cơ máy móc, trang thiết bị chiến trường
một cách thuần thục và để rồi giáp mặt với quân địch trên mọi trận. Họ trở
16


thành những người lái phi công, lái xe tăng, pháo thủ, lính bắn tỉa…tất cả đều
tham chiến khi tuổi đời còn rất trẻ. Cuộc chiến kết thúc, họ trở về với biết bao
tổn thất, bao gồm cả chấn thương về mặt tâm lý. Nếu lịch sử của người đàn
ông thường được miêu tả thơng quả những thành tích, chiến cơng thì trong khi
đó, người phụ nữ lại viết lịch sử của chính mình theo những cách rất riêng.
Tác phẩm này là sự chọn lọc của những câu chuyện, mảnh đời trong
hàng trăm phỏng vấn của S.Alexievich với người phụ nữ Xô Viết trở về sau
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Những vấn đề bấy lâu nay bị che đi,
chôn vùi bởi hào quang của những người đàn ông đã được “người đàn bà
thép” Alexievich phơi mở. “Cú hích” để đưa S.Alexievich đi sâu tìm hiểu vào
khơng gian của những miền kí ức, theo bà, đó là nhờ lời khích lệ động viên

của nhà văn Alex Adamovich. Trên tờ báo “Ký ức chân thật và cay đắng”,
nhà văn đã nhắc tới Alex Adamovich như người “mồi lửa”, thuyết phục bà
trong lúc còn thời gian, nên ghi chép lại những kỉ niệm của những người phụ
nữ đã chiến đấu. Thẳm sâu nỗi niềm “người thư kí” trung thành của lịch sử,
nữ nhà văn được trao giải Nobel luôn tự niệm “Chúng tơi tự mình phải thấu
hiểu Tổ quốc mình, nỗi đau khổ đã xuyên suốt từng mái ấm, nỗi khiếp hãi đã
ẩn nấp trong mỗi một con người. Điều này đã trở thành một yêu cầu. Theo ý
tôi chiến thắng sẽ bị làm cho nhỏ đi bằng những lời nhắc nhở long trọng và
bằng những phát pháo hoa. Chiến thắng là vĩ đại, bởi vì con đường dẫn đến
đấy đã kinh qua cả một tấn bi kịch của con người trong từng phút giây”[11].
Nhà văn hoàn thành tác phẩm vào năm 1983 và xuất hiện lần đầu tiên
trên tạp chí văn học Xô Viết dưới dạng những mẩu chuyện ngắn vào năm
1984. Năm 1985, cuốn sách được xuất bản và được in đi in lại nhiều lần trong
vòng 5 năm với số lượng trên 2.000.000 bản. Đây được coi như cuốn tiểu
thuyết được viết từ những lời bộc bạch của những người phụ nữ trong chiến
tranh, họ nói về những khía cạnh của chiến tranh – vấn đề mà trước kia chưa
bao giờ được đề cập.

17


1.3 Tiếp nhận sáng tác của nhà văn Svetlana Alexievich
1.3.1 Tiếp nhận từ phương diện tự sự học nữ quyền
Tự sự học nữ quyền là một nhánh của tự sự học hậu kinh điển. Nếu tự sự
học kinh điển xác lập những cấu trúc, mơ hình tự sự phổ qt, khơng quan
tâm đến những bình diện thuộc ngữ cảnh văn hóa, lịch sử ý thức hệ… thì tự
sự hậu kinh điển trái ngược hoàn toàn. Tự sự học nữ quyền gắn bó hai lĩnh
vực: tự sự học và phê bình nữ quyền.
Từ cuối thập niên 1970, những nghiên cứu chú ý đến khả năng can thiệp
của nhân tố giới vào các chiến lược tự sự, sự hình thành, tiến trình phát triển

của các thể loại hay việc diễn giải các văn bản tự sự bắt đầu xuất hiện. Những
nghiên cứu ra đời trong bối cảnh bản chất giao tiếp của tự sự ngày càng được
chú ý, nhận thức về thi pháp học tự sự không thể tách rời ngữ cảnh tự sự, nội
dung. Sang thập niên 1980, vấn đề nữ quyền của tự sự học nữ quyền đậm tinh
thần muốn phá bỏ bất bình đẳng, phân biệt đối xử của xã hội đối với phụ nữ
nhưng đóng khung lại trong ngữ cảnh văn chương đặc thù. Bước sang thế kỷ
21, tự sự học nữ quyền trở nên đa nguyên, không dễ dàng chấp nhận ý niệm
phổ quát về phụ nữ, phái tính.
Năm 1949, Simone de Beauvoir (1908 – 1986) – nhà văn, nhà triết học,
nhà nữ quyền người Pháp xuất bản tác phẩm Giới tính thứ hai. Tác phẩm
được coi như một bước tiến lớn trong nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là
nghiên cứu về phụ nữ. Trong tác phẩm, Beauvoir đã bàn đến vấn đề nữ quyền
với tư cách là một nhà triết học. Bà trích dẫn, nhận xét, bình luận quan điểm
của nhiều nhà triết học trong lịch sử về vấn đề phụ nữ, từ Platon, Aristot đến
Kant, Heghen, Heidegger, Husserl, v.v.. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề
này, Beauvoir còn liên hệ với thực tiễn phong trào nữ quyền trong lịch sử,
chính sách đối với phụ nữ ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Liên Xơ.
Đối với Beavoir, tự do và bình đẳng của phụ nữ không phải chỉ là sự lựa chọn
thuần túy trong tư tưởng mà gắn liền với hành động thực tiễn, tức lao động và
đấu tranh.
18


Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ quan tâm đến cuộc sống nữ
giới suốt chiều dọc lịch sử chiến tranh. Tác phẩm được tạo lập nhằm hướng
đến người tiếp nhận sống trong điều kiện văn hóa, xã hội tiến bộ. Alexievich
thực hiện tác phẩm, dựa trên tiền đề về sự khác biệt có tính chất đối lập giữa
giọng của đàn ông và đàn bà. Nhà văn khám phá hiện thực từ nhiều giọng nữ.
Chúng là hiện thân của nhiều bản ngã. Những “bản ngã” ý thức và chịu trách
nhiệm về phát ngơn của mình. Họ khơng náu mình dưới lớp ngơn từ mà qua

đó bộc lộ cảm xúc, cá tính riêng. Những phụ nữ tâm sự thơng qua cảm xúc,
trải nghiệm bản thân để nói tiếng nói của mình và tác động đến người nghe.
Cùng viết về đề tài chiến tranh, thân phận con người hậu chiến, nhiều
cây bút tập trung ghi chép mơ tả, khốc lên mình những ấn định về hiện thực
phải diễn ra như “những” sự mong muốn có điều hướng , kể cho thật nhiều và
miễn sao đừng chạm vào cái “tự nhiên chủ nghĩa”. Ngun lý tìm tịi bị coi
nhẹ và làm cho văn học nghèo nàn không chỉ về nội dung mà cịn khiến nó
đơn điệu và nhợt nhạt về hình thức thể hiện. Tác phẩm nào ra đời cũng hao
hao giống nhau, đều cùng phát triển tư tưởng theo một lối mịn tư duy, phong
cách nhạt nhịa, người sáng tác thì luôn bị ám ảnh bởi tâm lý về “hiện thực
lớn”, “vĩ đại”[49]. Nếu như văn chương trở thành công cụ truyền bá và chỉ
phục vụ lợi ích nhu cầu cho giai cấp luận thì sẽ dẫn tới tình trạng “suy tư
tưởng” cho một nền văn học (“suy tư tưởng” – Lê Ngọc Trà trong cuốn Lý
luận văn học). Cường điệu những lập trường quan điểm thì sẽ làm nhạt đi
chất triết học trong văn chương, “chiều sâu của sự khái quát, khả năng vươn
tới những tư tưởng có tầm nhân loại cũng như cách lý giải hiện thực độc đáo,
bộ lộ bản lĩnh và cách nhìn riêng của nhà văn về thế giới” [24].
Hiện thực phải là điều đã và đang xảy như nó vốn có chứ khơng thể tồn
tại môt hiện thực được tái hiện theo ý muốn chủ quan. Thế giới hiện thực phải
được soi rọi đa diện, đa chiều kích, mở rộng khơng gian của các “vùng ngoại
biên” – vùng hiện thực bấy lâu nay luôn bị coi nhẹ hoặc cố tình bị làm mờ đi
bởi những định kiến. Hiện thực không bao giờ đơn sắc, bên cạnh cái tốt còn là
19


cái xấu, đối nghịch với cái cao cả là cái thấp hèn, đằng sau tiếng cười reo vui
là tiếng nấc chua chát, nghẹn đầy đắng cay của đời sống nhân sinh và đơi lúc
vơ tình cịn là sự đối lập nghiệt ngã bậc giá trị giữa người đàn ông và người
phụ nữ.
Viết Chiến tranh khơng có một khn mặt người phụ nữ Svetlana

Alexievich đã cởi trói và phá vỡ mọi khn thước, làm nảy lên từ cuộc chiến
tranh những dịng xúc cảm chân thật. Lịch sử cuộc chiến được tái hiện bằng
lịch sử của cảm xúc và đồng hiện những mảnh kí ức đã “găm” thẳm sâu trong
miền hồi tưởng của người tham chiến. Vượt qua mọi giới hạn chật ních của đề
tài viết về cuộc chiến tranh Vệ quốc, nữ nhà văn đã liều lĩnh và mạo hiểm ghi
lại tồn bộ những cuộc trị chuyện của mình với những người phụ nữ từng
tham gia chiến trận, để rồi phơi lên trang sách là chủ đề về sự sống còn – tồn
vong, về những nỗi tuyệt vọng, bi kịch thời đại, những chấn thương tinh thần
trải dọc suốt chiều dài lịch sử cuộc chiến tranh của người lính Xơ-viết.
Cuốn sách là thành phẩm kết tinh từ hàng trăm những cuộc phỏng vấn và
Alexievich khúc xạ nó lên trang viết của mình bằng một lối viết phức điệu,
sắp xếp lại tư liệu của cuộc phỏng vấn mà đọc lên như những mẩu truyện
ngắn. Chính lối viết thơng tục đã khiến tác phẩm của bà dễ được cảm nhận.
Những câu chuyện được dàn xếp đi, dàn xếp lại thành những bài văn, mẩu
truyện, khơng cịn thơ cứng dưới dạng tư liệu. Nhà văn khơng hư cấu các tình
tiết, thơng tin mà hồn tồn trung thành với những sự kiện và lối nói của
người được phỏng vấn. Hướng đến vấn đề nóng bỏng của thời đại, nhà văn đã
không đi vào mô tả hay tái hiện lại những chiến thắng vẻ vang mà bà khơi
tìm, tập hợp chất liệu tươi sống từ tiêu cự cá nhân – ngay cả những thứ riêng
tư nhất, thầm kín nhất: “Khơng ở đâu, cá nhân phơi mình ra rõ như vậy, bộc
lộ chính mình ra nhiều như trong chiến tranh, và cũng có thể trong tình u.
Nó phơi lộ những bí ẩn riêng tư nhất của họ. Có thể nhìn thấu họ qua tận lớp
da. Lớp vỏ tầm thường của họ rách ra, phơi lộ một vực thẳm mà chính họ
khơng sẵn sàng đối mặt. Dù đó là câu chuyện của chính họ”[28,21].
20


Kí ức đối với Alexievich cũng là nhân tố làm nên lịch sử và là chất liệu
làm nên văn học. Lịch sử khơng được nhìn duy nhất qua một lăng kính mà nó
là sự “tiêu hóa” qua các lăng kính khác nhau. Mỗi trang viết của nhà văn là

mỗi trang đời “ẩn chứa niềm vui nguyên thủy và phơi trần cái bi thảm của
cuộc sống”[28,18]. Ẩn tang trong đó có cả cái hỗn độn và cái phi lý, sự ghê
tởm và dã man…tất cả hiện lên không chút ngụy tạo. Như vậy, ta có thể nhận
thấy rằng, tác giả tiếp cận vấn đề của thời đại khởi thủy từ những giá trị
nguyên gốc để đi đến những chiêm nghiệm về con người.
Sức mạnh để chiến thắng giải Nobel văn chương và sức hút thế kỉ nơi
độc giả của Chiến tranh khơng có một khn mặt người phụ nữ khơng đóng
khung ở những thước tài liệu sống vô giá, những nhịp điệu hình ảnh chuyển
động khơng ngừng mà sức mạnh và sức hút ấy được hun đắp từ giá trị vĩnh
hằng của con người - đó là phần người ln hiện diện trong con người. Giá trị
của mỗi tác phẩm văn chương khơng phải chỉ ở hiện thực mà cịn phải ở tầm
tư tưởng của nó. Những tư liệu tưởng chừng như khô khan đã được nhà văn tổ
chức, sắp xếp dưới hình thức của một cuốn tiểu thuyết đã tạo ra niềm cảm
hứng nơi người đọc. Lần hiếm hoi, lịch sử được khúc xạ qua tiếng nói của
những người trong cuộc bị đẩy ra ngồi rìa của chiến thắng – tiếng nói của
những người phụ nữ. Alexievich lên tiếng bênh vực cho thế giới của người
phụ nữ, giương cao ngọn cờ bình đẳng, bước qua những diễn ngơn “tự quay
quanh trục truyền thống” của lịch sử để tìm đến một hình thức diễn ngơn
khác, trượt qua sự rỗng nghĩa của trục xoay để có kiến giải sâu sắc về con
người. Tiếp nhận tác phẩm trên địa hạt văn chương, ta sẽ thấy một chiều sâu,
tầm cỡ và chuyển mình bắt nhịp theo khuynh hướng xã hội – lịch sử đã quyết
định ý nghĩa và khả năng tác động xã hội của tác phẩm. Ở đây, người viết đi
đến khái quát về tính nhân loại của tác phẩm. “Những phẩm chất chung của
con người như tình yêu, lẽ phải, yêu chuộng hịa bình, ghét giả dối, ghét cái
xấu, thích cái đẹp…tất cả những điều đó là cơ sở tính nhân loại trong văn
chương” [15,49], cho nên, mỗi nhà văn khi xuất phát từ cội nguồn dân tộc
21


mình ln có xu hướng vươn đến tính nhân loại và Alexievich cũng không

phải là trường hợp ngoại lệ. Thu thập tư liệu sống từ những con người trở về
từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II, bên cạnh những câu chuyện xoay quanh
người lính Xơ Viết, trong tinh thần quả cảm dốc sức cho những điều được gọi
là “sự thật”, ngòi bút Alexievich đã khoan sâu vào hiện thực cá nhân và mở
rộng đa chiều kích tầm tiếp nhận của con người đương thời. Họ truy vấn
“truyền thống”, hoài nghi những “mẫu mực”, đả phá những giá trị “minh
họa”, giả dối và tự mình thơi thúc sự tri nhận trong cách hiểu về thế giới, thời
cuộc, về dân tộc và về những phẩm cách của con người. Cốt cách thời đại
được phác họa từ lằn ranh giữa sự sống và cái chết, cuộc sinh tồn của con
người trong cuộc chiến phân định mạnh – yếu, thắng – thua, nhân bản – phi
nhân… Và chất nhân bản là đỉnh cao mà mỗi nhà văn đều muốn khám phá,
chinh phục để định hướng con người, điều hướng xã hội vươn đến những giá
trị sống cao đẹp.
1.3.2 Tiếp nhận trên bình diện chính trị, xã hội
Sáng tác của Alexievich ln thể hiện quam điểm rõ ràng và quyết liệt
về các vấn đề chính trị, có phần trái ngược quan điểm với chính phủ Belarus.
Do vậy, những sáng tác của bà không được chào đón tại quê hương. Năm
2000, nhà văn đã buộc rời bỏ quê hương và sống tị nạn. Sau đó, được tổ chức
The International Cities of Refuge Network cung cấp nơi ở trong vài năm tại
Pari (Pháp).
Ở bình diện này, khi đi sâu khảo sát nghiên cứu, người viết tiếp cận vấn
đề thông qua lát cắt tiếp nhận từ bề mặt đời sống xã hội – một bối cảnh môi
sinh được “trị vì” bởi hệ thống thiết chế, quan niệm lịch sử, ý thức hệ và cảm
quan chính trị. Để Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ có một vị trí
xứng đáng và được đơng đảo độc giả tồn thế giới đón nhận như hiện nay,
Alexievich cùng “đứa con tinh thần” của mình đã phải trải qua vơ vàn khó
khăn và thử thách, phải vượt qua cả những sự rào cản của hệ ý thức chính trị
của giới cầm quyền. Từ nhãn quan “nhân sinh quan”, Alexievich dũng cảm
22



đứng lên đương đầu, chọc thủng những áp chế về nội dung phản ánh hiện
thực – “điển phạm” trong tư tưởng hay sự điều hướng mang tính chính trị,
phục vụ lợi ích cho những “diễn ngơn” nhất định. Bởi vậy mà sau khi tác
phẩm ra đời, vì bị cho là có khuynh hướng chống cộng, bà bị cho nghỉ việc.
Cuốn sách này chỉ được xuất bản tại Liên Xô năm 1985 khi chính sách
Perestroika bắt đầu (Perestroika: chính sách cải tổ của Mikhail Sergeyevich
Gorbachyov). Tại thời điểm đó, cuốn sách đã được dịch ra 20 thứ tiếng khác
nhau nhưng không được xuất bản ở quê hương bà – Belarus – nơi bà bị kiểm
duyệt vì bất đồng chính kiến với tổng thống Alexander Lukasheko. Cuốn sách
đã gây ra rất nhiều sự tranh cãi, phẫn nộ của nhà chức trách, giới cầm quyền.
Tuy nhiên, ở mặt khác, lịch sử của cuộc chiến tranh đã được phơi bày trần
trụi, mảnh ghép mang bóng dáng cuộc đời của những người phụ nữ đã làm
hoàn thiện lên bức tranh sinh động về một cuộc tồn sinh của lớp người trong
thế kỉ 20.
Để có thêm tư liệu về quá trình kiểm duyệt khắt khe đối với sáng tác của
S.Alexievich, đặc biệt là đối với những chương đã bị đơn vị kiểm duyệt yêu
cầu loại bỏ khỏi trang sách, người viết xin trích lại nội dung cuộc trao đổi
được nhà văn ghi lại trong cuốn nhật ký của mình từ năm 1978 – 1985:
“Đúng, chúng ta đã trả giá cho Chiến thắng bằng bao nhiêu đau khổ, nhưng
cơ phải tìm những tấm gương anh hùng. Có hàng trăm. Nhưng cô trưng ra
bùn lầy của chiến tranh. Những thứ dơ bẩn. Với cô, chiến thằng trở thành ghê
tởm…Cơ theo đuổi mục đích gì vậy?” (Đây là lời của người kiểm duyệt).
Alexievich đáp rằng “Nói lên sự thật”. “Cơ tưởng cơ sẽ tìm được sự thật trong
cuộc sống? Ở ngồi đường? Dưới chân cơ? Với cơ, nó thấp tệ đến thế sao? Sè
sè dưới đất thế sao? Không, sự thật, đấy là cái ta mơ ước. Cái ta mong được
thế” (Người kiểm duyệt)[28,27]. Hay ở một đoạn ghi chép khác trong cuốn
nhật kí “Đấy là nói dối! Một sự phỉ báng nhằm bơi nhọ những người lính của
chúng ta đã giải phóng một nửa châu Âu. Nhằm bơi nhọ những người du kích
của chúng ta. Nhân dân chúng ta. Chúng tôi không cần lịch sử nhỏ của cô,

23


×