Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tinh thần ahimsa trong đời sống chính trị của mahatma gandhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VÕ THỊ QUỲNH TRÂM

TINH THẦN AHIMSA TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ CỦA MAHATMA GANDHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VÕ THỊ QUỲNH TRÂM

TINH THẦN AHIMSA TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ CỦA MAHATMA GANDHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60310601

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................6
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................10
5. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................11
7. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................11
8. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................12
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................12
10. Đóng góp của luận văn ..................................................................................14
11. Nội dung chi tiết của luận văn ......................................................................15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................16
1.1. Khái luận về Ahimsa ....................................................................................17
1.1.1. Khái niệm Ahimsa ...................................................................................17
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của tư tưởng Ahimsa .................................................19
1.1.3. Tư tưởng Ahimsa trong các tôn giáo lớn ở Ấn Độ ................................22
1.2. Bối cảnh chính trị - xã hội nƣớc Ấn Độ thuộc Anh thời kỳ Gandhi ........32
1.3.1. Nguyên lý về Chân lý/ sự thật .................................................................38
1.3.2. Triết lý về Ahimsa của Mahatma Gandhi ..............................................38
Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................................43
CHƢƠNG 2. ĐƢỜNG LỐI ĐẤU TRANH CỦA MAHATMA GANDHI
TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ẤN ĐỘ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .........................................................................................44
1



2.1. Một vài nét sơ lƣợc về Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại ...................44
2.1.1. Tiểu sử của Mahatma Gandhi ................................................................44
2.1.2. Sơ lược về Đảng Quốc Đại......................................................................46
2.2. Đƣờng lối đấu tranh giành độc lập dân tộc của Mahatma Gandhi .........57
2.2.1. Ahimsa (Bất bạo động) ............................................................................58
2.2.2. Satya (Đạo/Chân lý) ................................................................................62
2.2.3. Satyagraha (Chấp trì chân lý).................................................................63
2.3. Vai trị của Mahatma Gandhi và ý nghĩa của Ahimsa đối với phong trào
giải phóng dân tộc ở Ấn Độ .................................................................................65
Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................................69
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG VÀ VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY .....................70
3.1. Ảnh hƣởng của phƣơng thức đấu tranh Bất bạo động của Gandhi trên
thế giới ...................................................................................................................70
3.1.1. Phong trào Dân quyền của người Mỹ da đen (1955 – 1968) – Mục sư
Martin Luther King Jr.......................................................................................70
3.1.2. Một số phong trào đấu tranh bất bạo động khác – nhận xét ................77
3.2 Các xung đột trên thế giới hiện nay và việc áp dụng nguyên tắc hòa bình
trong giải quyết các tranh chấp quốc tế ............................................................81
3.2.1. Một số vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới hiện nay ...................81
3.2.2. Áp dụng ngun tắc hịa bình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế
............................................................................................................................86
3.3. Kiến nghị phƣơng pháp giải quyết xung đột đối với các vùng đang bị
tranh chấp hiện nay .............................................................................................87
3.3.1. Biện pháp đàm phán ...............................................................................87
3.3.2. Biện pháp trung gian hòa giải ................................................................89
2


3.3.3. Biện pháp tiếp nhận ý kiến của các tổ chức quốc tế về việc giải quyết

tranh chấp quốc tế .............................................................................................90
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
3


Mỗi một dân tộc đều sinh ra những anh hùng hào kiệt. Với Ấn Độ, Mahatma
Gandhi là con người kiệt xuất vĩ đại, có đức hi sinh cao cả đã hiến dâng trọn đời
mình cho sự nghiệp cứu nước vì dân. Ơng khơng những đã đề ra đường lối mà cịn
lãnh đạo trực tiếp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Gandhi là
người mở cửa cho Ấn Độ bước vào thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng và phát triển,
thời kỳ làm chủ thực sự của dân tộc Ấn Độ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ được tiến hành dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng Quốc Đại - đại diện cho giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng
Quốc Đại ra đời năm 1885 theo ý muốn của chính quyền thực dân, nhưng ngay sau
10 năm sau đó nó đã bắt đầu có tiếng nói riêng của mình và đến những năm 1917 –
1920, nó đã có một đường lối chính trị vững chắc - đó là chủ nghĩa Gandhi. Ông đã
đề ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên tinh thần Ahimsa (bất bạo
động) của các tôn giáo lớn tại Ấn Độ (Phật giáo, Hindu giáo, Jain giáo). Tư tưởng
đấu tranh hịa bình phản ánh một cách đi riêng, một cách thức riêng của người Ấn
Độ về con đường đi tới tự do và tất nhiên, cách đi ấy được quy định bởi những
truyền thống văn hóa lịch sử Ấn Độ. Có thể nói, chủ nghĩa Gandhi là sự kết hợp
những truyền thống văn hóa Ấn Độ với quyền lợi của tư sản và dân tộc Ấn Độ.
Chính từ tư tưởng này của Gandhi mà tư sản Ấn Độ đã thành công trong cuộc đấu
tranh giành độc lập.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước Ấn Độ, vấn đề xây dựng một

cộng đồng bền vững gắn kết các dân tộc, tôn giáo đẳng cấp luôn là vấn đề có tính
thời sự nóng bỏng, đặc biệt là vấn đề xung đột Ấn - Islam, có ảnh hưởng quyết định
tới quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng và hành động của Gandhi
luôn là kinh nghiệm lịch sử quý báu với nhân dân và những nhà lãnh đạo Ấn Độ
cũng như các quốc gia đang hàng ngày phải đối mặt với những cuộc xung đột vũ
trang lớn nhỏ từ nhiều phía.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bất bạo động hay Ahimsa là một trong những đặc điểm chính yếu và là
nguyên lý quan trọng của Jain giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Đó là một khái niệm
4


đa chiều, lấy cảm hứng từ tiền đề rằng tất cả chúng sinh đều có tia sáng của năng
lượng tâm linh thiêng liêng; do đó, làm tổn thương một sinh mệnh khác là làm tổn
thương chính mình.
Sự đóng góp của Gandhi với tư cách một chiến binh tự do chống lại sự thống
trị của thực dân Anh là rất lớn cũng như khơng thể so sánh được, vì ơng đã phát
hiện ra và thực hành một cách độc đáo để đối phó với sự thống trị của thực dân và
giành được độc lập cho đất nước mình. Vì thế, đề tài luận văn “Tinh thần Ahimsa
trong đường lối chính trị của Mahatma Gandhi” của chúng tơi rất có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn:
 Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá đường lối đấu
tranh giành độc lập phi vũ trang của Mahatma Gandhi nói riêng và nhân dân Ấn Độ
nói chung.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo,
giúp tiếp cận phương thức đấu tranh bằng bất bạo động và phát huy ảnh hưởng của
phương thức này nhiều hơn đến những vùng đang có xung đột vũ trang hiện nay.
Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo và học tập của các nhà nghiên cứu,
giảng viên, sinh viên, học sinh và những người ngưỡng mộ Gandhi với tư cách một

vĩ nhân của Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung.
Albert Einstein đã nói: “Các thế hệ sắp tới sẽ hiếm khi tin rằng một nhà lãnh
đạo như vậy (Mahatma Gandhi) bằng xương bằng thịt đã từng bước đi trên trái đất”.
Triết lý của Mahatma Gandhi bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và những
gì ơng đọc về các nhà lãnh đạo và tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Islam giáo,
Kitô giáo, nghiên cứu Vedas và sử thi, v.v. Những người tin vào Phi bạo lực và Sự
thật vẫn là cốt lõi của Phong trào Quốc gia Ấn Độ hiện nay và triết lý đó chắc chắn
đã cách mạng hóa q trình suy nghĩ ở Ấn Độ và nhiều nước khác.
Tư tưởng Gandhi ngày nay đã trở thành một ý thức hệ quan trọng được nghiên
cứu bởi nhiều người khác nhau. Hệ tư tưởng này thậm chí đã cung cấp nguồn cảm
hứng trong việc đưa ra Hiến pháp Ấn Độ. Những lý tưởng này khơng bao giờ có thể

5


bị lãng quên vì cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân và dân tộc Ấn Độ nói riêng và
thế giới nói chung.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài
Phần giới thiệu đề cập đến các tác phẩm viết về lịch sử nghiên cứu Gandhi
và tư tưởng của Ngài, luận văn đã phân loại thành bốn loại bao gồm:
1. Loại tác phẩm thứ nhất bao gồm các cơng trình tiểu sử về Gandhi với tư
cách một mối quan tâm trên toàn thế giới về tính cách và hoạt động của Mahatma
Gandhi (như các cuốn tiểu sử của Romain Rolland, Louis Fischer, Kathryn Tidrick,
Joseph Lelyveld, và Jad Adams…). Trên thực tế, những tác phẩm này khơng có ý
định đưa ra một bài trình bày tiểu sử của Mahatma, vì ta có thể tìm thấy hàng trăm
tác phẩm như vậy được viết trong bảy thập kỷ qua. Một mặt, muốn thu hút sự chú ý
về cách Ngài nói về bản thân mình (Gandhi, dưới ánh sáng của tiểu sử và tác phẩm
của Ngài). Mặt khác, là những tác phẩm trình bày hình ảnh của Gandhi qua con mắt

bạn bè, đồng nghiệp, và các nhà nghiên cứu trên nhiều phương diện - hiện diện ở cả
phương Tây và Phương Đông với tư cách một trong những nhân vật nổi tiếng nhất
của thế kỷ XX, dưới quan điểm của người đương thời, những người nổi tiếng khác
nhau và thành viên của các thế hệ tiếp theo.
2. Các tác phẩm thứ hai viết về những tiêu chuẩn có thể điều trị căn bệnh xã
hội mang tính xã hội học theo tư tưởng triết học của Gandhi (như các tác phẩm của
Raghavan Iyer, Joan Bondurant, Bhikhu Parekh, Bidyut Chakrabarty…). Đồng thời,
phân tích về cuộc sống và tư tưởng của Gandhi đã ảnh hưởng đến phương thức hoạt
động cách mạng và cải cách xã hội của Ngài như thế nào dựa trên thành tựu của các
nhà nghiên cứu nổi tiếng như Ajay Shanker Rai, Bal Ram Nanda, Bhikhu Parekh,
Bidyut Chakrabarty, Douglas Allen, David Hardiman, Edward Thompson, Glyn
Richards, Joan V. Bondurant, Kathryn Tidrick, Raghavan N. Iyer, Ravindra Varma,
Terrence J. Rynne, vv.. về quan điểm và lý thuyết.
3. Loại tác phẩm thứ ba, bao gồm các tác phẩm nói về bối cảnh lịch sử và xã
hội với các sự kiện diễn ra ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên đầu của
6


thế kỷ 20, và đặt chúng vào một bối cảnh lịch sử và xã hội để có được một cái nhìn
sâu sắc hơn về Gandhi và tư tưởng triết học cũng như hoạt động cách mạng của
Ngài. Đầu tiên và quan trọng nhất, các tác phẩm này mang lại cho ta sự hiểu biết
chính xác đề cập đến nguồn gốc Hindu giáo, Jain giáo và Islam giáo của sự thức
tỉnh của người Ấn Độ. Sự chú ý đặc biệt được dành cho vai trò và tác động của các
phong trào cải cách tôn giáo Hindu (Arya Samaj, Brahmo Samaj, và Ramakrishna
Mission), cũng như các phong trào dân tộc chủ nghĩa trung hòa và cực đoan phát
triển trong lòng của Hindu giáo đối với tư tưởng và triết học của Gandhi.
4. Loại tác phẩm thứ tư có ảnh hưởng và có ích nhất đối với luận văn này là
loại tác phẩm đi sâu phân tích các khái niệm chính trong triết lý của Gandhi, đại
diện cho cốt lõi thực sự của luận văn, những yếu tố tác động đến tư tưởng triết học
của Ngài, tạo ra những hoạt động mang lại một trong những phương thức chính trị

xã hội rộng lớn nhất trong thế kỷ 20, tạo nên một làn sóng phục hưng quốc gia sẽ
lan rộng trên toàn bộ Tiểu lục địa Ấn Độ. Những tác phẩm này bàn về nguyên lý
của các khái niệm satya, ahimsa, và của satyagraha,…. Nhờ những hiểu biết này mà
luận văn đã nhận thấy ý nghĩa ban đầu của chúng gắn với truyền thống tơn giáo của
Ấn Độ. Qua đó, tác giả luận văn có thể trình bày những thay đổi và phát triển trong
nội dung và ý nghĩa đã phát triển và bổ sung cho các nội dung tôn giáo – xã hội –
chính trị nêu trên trong tư tưởng triết học của Gandhi.
 Các nghiên cứu bằng tiếng Việt
Từ trước tới nay tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về tinh thần
Ahimsa trong đường lối chính trị của Gandhi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
Trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 01 năm 2013, Lâm Yến đã bước đầu
phân tích 3 điểm chính trong đường lối đấu tranh của Mahatma Gandhi thông qua
bài báo khoa học “Lược khảo tư tưởng của Gandhi: Ahimsa, Satya và Satyagrah”.
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á số 8 năm 2016 cũng đóng góp 2 đề tài
về vấn đề này, đó là: “Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ” (TS. Bharat
Bhushan Gupta) và “Từ bản chất hịa bình của Phật giáo đến đường lối ngoại giao
hịa bình của Ấn Độ xưa và nay” (TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh).
7


Góp phần vào thành tựu nghiên cứu về vấn đề này là cuốn “Mahatma Gandhi:
Người đã giải phóng Ấn Độ và dẫn dắt thế giới vào vào cuộc đổi thay bất bạo
động” của Michael Nicholson. Có thể nói, cơng trình này đã đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong việc nghiên cứu về đường lối chính trị của Mahatma Gandhi.
Bàn về đường lối đấu tranh của Gandhi cịn có các cơng trình khác như:
“Mahatma Gandhi với bài học hịa giải” của Nguyễn Hoàng Đức, Ban Cầm với
“Con đường của Mahatma Gandhi”,...có mặt trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6
năm 2017.
Tháng 11 năm 2018, học giả Đỗ Thu Hà có bài viết Triết lý chính trị của

Mahatma Gandhi và thế kỷ XXI in trong cuốn Di sản Ấn Độ trong văn hoá Việt
Nam (NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ISBN 978-604-73-6548-7, tr. 275289). Đây là bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn, đánh giá giá trị
và sức lan tỏa trong triết lý chính trị của Gandhi. Tác giả nhấn mạnh rằng Mohandas
Karamchand Gandhi là một trong những nhân vật vĩ đại và nổi tiếng nhất thế kỷ
XX. Ơng có ảnh hưởng sâu sắc và có tính bùng nổ rất sâu rộng vào nửa sau của thế
kỷ XX, đó là điều khơng thể tranh cãi. Ngày nay, có nhiều người tun bố rằng
ngay cả trong thế giới tồn cầu hóa của chúng ta, di sản tinh thần Gandhi vẫn có
tính thực tế và sự liên quan của nó. Bài viết đã cố gắng đưa ra câu trả lời về sự ảnh
hưởng lan tỏa của tư tưởng Gandhi trong thế kỷ XXI. Có thể nói, di sản tinh thần
của Gandhi - với sự nhấn mạnh về các khái niệm satya (sự thật hay chân lý), ahimsa
(phi bạo lực) và satyagraha (như Gandhi tự dịch là chấp trì chân lý) (Gandhi 1999a:
93), trong thực tế là triết lý và thực hành của sự kháng cự bất bạo động/phi bạo lực)
- nên có hoặc phải có một vai trị quan trọng trong việc đối phó với các vấn đề nóng
bỏng của thế giới tồn cầu hóa của chúng ta. Để làm được điều này, tác giả đã nêu ý
nghĩa của ba khái niệm được đề cập ở trên và sự hữu ích của chúng trong việc kiểm
soát một số thách thức thực sự của thế kỷ XXI như vấn đề xung đột vũ trang, tồn
cầu hóa của chủ nghĩa khủng bố hoặc khủng hoảng đạo đức của nhân loại.
Tháng 8/2019, nhân kỷ niệm 150 ngày sinh của Mahatma Gandhi, Tạp chí
Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 8 (81), nhân kỷ niệm ngày sinh Mahatma Gandhi
của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã xuất bản một số đặc biệt về Gandhi.
8


Liên quan đến đề tài của luận văn, chúng tôi thấy có ba bài viết về triết lý chính trị
của Gandhi trên các phương diện khác nhau. Bài thứ nhất của tác giả Nguyễn Mạnh
Cường về Đóng góp của Mahatma Gandhi đối với báo chí Ấn Độ về một lĩnh vực
cịn ít được đề cập là sự nghiệp của ơng với tư cách một nhà báo. Là một chính trị
gia, Gandhi đã sử dụng báo chí như một cơng cụ hiệu quả và phi bạo lực vì độc lập
và tự do của dân tộc. Gandhi từng là nhà báo và biên tập viên cho năm tờ báo nổi
tiếng mà chỉ những cái tên của chúng cũng đã nói lên triết lý chính trị của ơng:

Indian Opinion – Quan điểm Ấn Độ ở Nam Phi, và Young India - Ấn Độ trẻ,
Navajivan – Cuộc sống mới, Satyagrahi – Chấp trì chân lý và Harijan – Những đứa
con thần thánh ở Ấn Độ. Đây là những ví dụ cổ điển về báo chí dựa trên những giá
trị đạo đức và cách mạng nhưng với ơng, mục đích của báo chí khơng thay đổi: làm
phương tiện phi bạo lực nhưng vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả cho những tư tưởng
và cuộc đấu tranh vì dân tộc của Gandhi, người có ảnh hưởng nhất Ấn Độ. Bài thứ
hai là Bước đầu tìm hiểu triết lý chính trị của Mahatma Gandhi của Đỗ Thu Hà.
Tác giả nhận định rằng có nhiều nhà tư tưởng Ấn Độ từ thời cổ đại đã đưa ra những
tư tưởng về chính trị và thể chế chính trị. Ở Ấn Độ ngay từ thời kỳ đầu, vấn đề về
nhà nước, mối quan hệ giữa việc tạo lập nhà nước và chính trị được xem là một
phần của truyền thống triết học nói chung, được trình bày trong Kinh Vedas và
Upanishads. Người nổi bật nhất trong số các nhà tư tưởng cổ đại – Kautilya – chính
là đại diện cho truyền thống đó. Trong quan điểm của Gandhi, người ta có thể thấy
rõ dấu vết của truyền thống Ấn Độ trong khi Nehru và Ambedkar – những người
được giáo dục ở phương Tây và chịu ảnh hưởng của các truyền thống chính trị châu
Âu – thường quan tâm đến triết lý chính trị của bình đẳng và tự do, trọng tâm của
các truyền thống phương Tây. Do dung lượng, bài viết chỉ đề cập đến ba nhà tư
tưởng chính trị nổi tiếng là 1. Quan điểm của Kautilya về Nhà nước; 2. Ý tưởng của
Gandhi về Swaraj, 3. Ambedkar và Công bằng xã hội và nêu rõ các giá trị trong tư
tưởng chính trị của họ trong thời đại của chúng ta. Trọng tâm của bài viết nói về
quan điểm và đóng góp chính trị của Gandhi và giá trị của chúng trong thời đương
đại. Đầu tiên, bài viết xem xét bản chất chủ nghĩa dân tộc của Gandhi: Khái niệm về
nhà nước, dân chủ, phân quyền, tự do, quyền và nghĩa vụ, …xem những điều này có
ý nghĩa gì đối với Gandhi và tầm nhìn tương lai của ơng đối với Ấn Độ. Tiếp theo,
9


bài báo nghiên cứu những đóng góp chính trị của Gandhi như chủ nghĩa thế tục,
panchayats, bãi bỏ sự cùng khổ, tự do ngôn luận, v.v. trong hiến pháp Ấn Độ và giá
trị của chúng trong thời đương đại và cuối cùng, tác giả tìm hiểu những thách thức

mới nổi gần đây trong xã hội đương đại dưới ánh sáng các nguyên tắc của Gandhi
để nền dân chủ thực sự có thể chiếm ưu thế.
Bài viết thứ ba trong số tạp chí này liên quan đến đề tài của chúng tôi do Phạm
Ngọc Thuý viết về Quan niệm của Mahatma Gandhi về Chủ nghĩa dân tộc trong
tác phẩm Hindi Swaraj. Tác giả cho rằng Mahatma Gandhi có lẽ là nhân vật được
công nhận rộng rãi nhất của Phong trào Dân tộc Ấn Độ do vai trị của ơng trong
việc lãnh đạo các cuộc nổi dậy dân sự bất bạo động. Sử dụng các phong trào dân tộc
bất bạo động làm vũ khí của mình, Mahatma Gandhi đã thúc đẩy nhân dân Ấn Độ
đấu tranh giành độc lập từ thực dân Anh. Bài viết đề cập đến quan niệm của Gandhi
về chủ nghĩa dân tộc - một trong những quan điểm gây tranh cãi nhất và cũng giàu
ảnh hưởng nhất của ông - qua ba nội dung chính: (i) Ấn Độ với tư cách là một dân
tộc; (ii) Đánh giá Đảng Quốc đại và các thể chế cũng như việc thực hành chính trị
của Anh; (iii) Tự trị: lấp đầy khoảng cách giữa giới tinh hoa và người bình dân qua
nghiên cứu tác phẩm Hind Swaraj (Nền tự trị của Ấn Độ).
Những bài viết của nhóm tác giả Đỗ Thu Hà, Phạm Ngọc Thuý và Nguyễn
Mạnh Cường chính là những luận điểm mà chúng tơi có thể tham khảo vì liên quan
trực tiếp và rất hữu ích trong việc nghiên cứu và khảo sát của đề tài luận văn.

4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổ chức sưu tầm, tổng hợp, phân tích và
nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Ahimsa trong triết lý tôn giáo của đạo
Hindu, Phật giáo, Jain giáo (Kỳ Na giáo) và phương pháp vận dụng triết lý này vào
đường lối chính trị của Mahatma Gandhi, giúp thay đổi cục diện chiến tranh và bộ
mặt xã hội của Ấn Độ vào thời của Ngài. Sau cùng, có thể xây dựng một mảng giải
pháp nhằm thay đổi phương thức đấu tranh bạo động như hiện nay.

5. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nhằm:
10



- Làm rõ giá trị cốt lõi của tư tưởng Ahimsa trong đường lối chính trị, đấu
tranh giành độc lập của Mahatma Gandhi.
- Phân tích về những thành cơng trong sự nghiệp giải phóng Ấn Độ thốt khỏi
ách thống trị của thực dân Anh bằng con đường hịa bình, bất bạo động.
- Đưa ra kiến nghị cho việc giải quyết chiến tranh xung đột, tranh chấp lãnh
thổ bằng vũ trang thơng qua chính sách phi bạo lực.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu như đã nêu ở trên, Luận văn cần tập
trung vào các nhiệm vụ chính:
- Làm rõ một số vấn đề khoa học về triết lý Ahimsa như: giá trị đạo đức – tâm
linh, vai trị của Ahimsa đối với các tơn giáo lớn ở Ấn Độ, giá trị cốt lõi của Ahimsa
trong tư tưởng chính trị của Mahatma Gandhi.
- Nghiên cứu vai trị của tư tưởng Ahimsa trong đường lối chính trị của Ngài
và trong thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.
- Kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm đưa bất bạo động đến với các cuộc
đấu tranh vũ trang, chiến tranh hạt nhân và xung đột lãnh thổ có nguy cơ dẫn đến
xung đột vũ trang ngày nay.

7. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tinh thần Ahimsa trong các tôn
giáo lớn ở Ấn Độ (Phật giáo, Hindu giáo, Jain giáo) và đường lối đấu tranh giành
độc lập dân tộc của Mahatma Gandhi, trong đó lấy tư tưởng Ahimsa làm gốc. Để
làm rõ được những vấn đề này, trước tiên, luận văn đi vào tìm hiểu cuộc đời và con
người của Mahatma Gandhi, những yếu tố hình thành nên một Gandhi hào kiệt
trong lịng người dân Ấn Độ. Hình ảnh Gandhi trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, các
nhà nghiên cứu Ấn Độ và trên thế giới; tiếng vang, những ảnh hưởng của Mahatma
Gandhi và các đường lối chính trị của ông đối với các phong trào đấu tranh giai cấp,
đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Các chủ trương, đường lối chính trị của

Đảng Quốc đại Ấn Độ dưới thời Mahatma Gandhi. Tiến hành nghiên cứu những tư

11


tưởng triết học của Hindu giáo có ảnh hưởng sâu sắc và quyết định đối với đường
lối đấu tranh của Mahatma Gandhi, từ Chân lý (Satya), Bất tổn sinh (Ahimsa) đến
Chấp trì chân lý (Satyagraha). Để có được cái nhìn và những phân tích sâu rộng về
các đường lối chính trị của Gandhi, luận văn cần tập trung đi sâu tìm hiểu và nghiên
cứu về bối cảnh chính trị - lịch sử - xã hội ở Ấn Độ dưới thời Mahatma Gandhi
thông qua những cuộc cải cách Hindu giáo, phong trào dân tộc Hindu và phong trào
dân tộc Islam giáo; những hoạt động chính trị của ơng tại Ấn Độ và trên thế giới (cụ
thể ở đây là Anh và Nam Phi); bối cảnh và tình hình hoạt động của Đảng Quốc Đại
trước và sau khi tiếp nhận đường lối chính trị của Gandhi. Từ những nghiên cứu,
đánh giá về đường lối chính trị của Gandhi được áp dụng một cách rất hiệu quả ở
Ấn Độ, luận văn mở rộng nghiên cứu, nhận định tình hình chính trị - xã hội trên thế
giới ở thế kỷ XIX và đưa ra những kiến nghị về việc áp dụng tinh thần Gandhi vào
để giải quyết những tranh chấp, xung đột đang và có nguy cơ xảy ra trên thế giới.

8. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy phạm vi nghiên cứu là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX. Đây là khoảng thời gian Mahatma Gandhi sinh sống, tham gia hoạt động cách
mạng trong nước, ở Anh và Nam Phi, đồng thời, đưa ra đường lối chính trị của
mình và dùng những tư tưởng này lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ cùng nhân dân
đứng lên giành lại độc lập từ tay Thực dân Anh vào năm 1947. Phạm vi nghiên cứu
của luận văn cịn mở rộng ra tình hình chính trị thế giới trong giai đoạn thế kỷ XXI
với những ảnh hưởng từ đường lối chính trị của Mahatma Gandhi.

9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn là nghiên cứu thuộc chuyên ngành Châu Á học nên phương pháp

nghiên cứu được áp dụng trong Luận văn là các phương pháp nghiên cứu khu vực
học. Để triển khai đề tài mang tính khu vực học, Luận văn phải sử dụng phương pháp
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu khác nhau hay còn gọi là phương
pháp nghiên cứu liên ngành:
Thứ nhất là nhóm các phương pháp nghiên cứu trong ngành lịch sử. Các
phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích so sánh và phương pháp phân kỳ.
Thông qua những phương pháp này, lịch sử hình thành và phát triển của các tư
12


tưởng tơn giáo trong đường lối chính trị của Mahatma Gandhi và q trình tiến hành
cơng cuộc giải phóng dân tộc của ơng sẽ được phân kỳ, phân tích, giải thích ở nhiều
nội dung khác nhau để tìm ra cốt lõi của sự thành công trong đường lối cứu nước
của Gandhi.
Thứ hai là phương pháp nghiên cứu Triết học. Ahimsa trước khi được đưa vào
đường lối chính trị của Mahatma Gandhi có thể xem là một phạm trù triết học trong
giáo lý của Hindu giáo, đạo Phật và Jain giáo. Vì vậy, luận văn sẽ vận dụng các khía
cạnh và quan điểm triết học của các tôn giáo này để phân tích ý nghĩa và giá trị cốt
lõi của tư tưởng Ahimsa nguyên thủy trước khi Mahatma Gandhi lấy đó làm nền
tảng cho đường lối đấu tranh phi bạo lực của mình.
Thứ ba là phương pháp Chính trị học. Dùng các kiến thức về chính trị học để
làm rõ đường lối chính trị của Mahatma Gandhi trong cơng cuộc đấu tranh giải
phóng Ấn Độ thốt khỏi ách thống trị của thực dân Anh. Phương pháp này hơn nữa
là để nhận định được rằng đường lối chính trị đó có phù với bối cảnh của Ấn Độ lúc
bấy giờ và có hợp lý khi áp dụng để giải quyết chiến tranh xung đột vũ trang ngày
nay hay không.
Thứ tư là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Có thể nói rằng các vấn đề được
thảo luận trong luận văn này giao thoa giữa lịch sử và tôn giáo, giữa triết lý tôn giáo
và triết học chính trị cho nên phương pháp nghiên cứu trong luận văn mang tính liên
ngành rất rõ rệt. Bản thân chủ đề của luận văn đã sử dụng một khung lịch sử để

phân tích các khía cạnh triết học trong tư tưởng của Gandhi, hình dung các quá trình
chính trị xã hội như là hậu quả trực tiếp của cuộc sống và các hoạt động liên quan
chặt chẽ. Một số khái niệm xuất hiện trong luận văn - chân lý, thánh thần, tình yêu,
phi bạo lực, v.v. - thuộc về lĩnh vực triết học trong khi những khái niệm khác kháng chiến không sử dụng bạo lực, độc lập, chính quyền địa phương, v.v. thuộc về
khoa học chính trị. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến trường hợp của Gandhi khi
ông không cho phép tách biệt giữa các khái niệm này, Ngài không tách rời tôn giáo
với chính trị; mà theo quan điểm của Ngài, tơn giáo là chính trị, như niềm tin của
chúng ta trong Thượng đế và Chân lý, việc tìm kiếm liên tục những nguyên lý tối
thượng này phải được xác định trong từng khoảnh khắc của cuộc sống con người.
13


Do đó, khơng thể vẽ một ranh giới rõ ràng nào giữa tơn giáo, triết học và chính trị
trong trường hợp tư tưởng và thực hành chính trị của Mahatma Gandhi.
Thứ năm là nhóm các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Các phương
pháp này được sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp phân tích bối cảnh
chính trị - xã hội của Ấn Độ và thế giới, các quan điểm về đấu tranh, giải quyết
tranh chấp xung đột dưới thời Mahatma Gandhi và trong thế kỷ XXI… Việc vận
dụng các phương pháp, lý thuyết và quan điểm này giúp chỉ ra và giải thích các cơ
sở về mặt lý luận và thực tiễn chi phối các chủ trương, đường lối chính trị của
Mahatma Gandhi và Đảng Quốc Đại Ấn Độ giai đoạn cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế
kỷ XX.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ thường
gặp như:
- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh tinh thần Ahimsa của các tôn giáo
lớn ở Ấn Độ với nhau; so sánh đường lối đấu tranh của Mahatma Gandhi với những
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đó. Phương pháp này sử dụng tư liệu của
các đề tài nghiên cứu trước: sử dụng tư liệu của các đề tài nghiên cứu trước kết hợp
với các đầu sách có liên quan đến đề tài để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu: sử dụng tư liệu của các đề tài

nghiên cứu trước kết hợp với các đầu sách có liên quan đến đề tài để tiến hành
nghiên cứu.

10. Đóng góp của luận văn
Trong phạm vi của luận văn này, những đóng góp chủ yếu của tác giả luận
văn chính là
1. Giới thiệu ngắn gọn về những ảnh hưởng tơn giáo và triết học đóng vai trị
quan trọng nhất trong việc định hình triết học Gandhi. Qua đó, luận văn xem xét
một số ảnh hưởng tinh thần sâu sắc và quyết định với các tác động đối với Gandhi,
như Hindu giáo, Kitô giáo, hoặc Lev Tolstoy.
2. Bên cạnh việc trình bày các nguyên tắc cơ bản, tác giả xác định các giai
đoạn phát triển trong tư tưởng triết học của Gandhi bằng cách nghiên cứu sự biến
chuyển từ quan niệm “Đức Chúa Trời là sự thật” đến quan niệm “Chân lý là Đức
14


Chúa Trời”. Những phân tích này dựa trên các tác phẩm thuộc loại thứ tư, đặc biệt
là các bài viết do chính Gandhi xuất bản và các phân tích khác nhau về tác phẩm
của Gandhi. Ở mức độ lớn, nguồn văn bản thứ nhất gắn liền với tên của Mahatma
được tạo thành từ tiểu sử của ông được xuất bản bằng tiếng Anh (Gandhi 1997,
Gandhi 2009), một tác phẩm vừa được dịch và xuất bản Tinh túy Hindu giáo của
Mahatma Gandhi, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, Việt Nam, 10/2017 của
Đỗ Thu Hà, hoặc India Home Rule - Ấn Độ Tự trị (Gandhi 2010), và các tác phẩm
thu thập của Mahatma Gandhi, một tập hợp các văn bản được xuất bản dưới dạng
98 tập sách điện tử và cơ sở dữ liệu internet. Chương 5 (Sự phù hợp của các nguyên
tắc Gandhian trong thế kỷ XXI) được thiết lập dựa trên giả thiết rằng của Gandhi,
cũng như các nguyên tắc và giáo lý được xây dựng trong đó có thơng điệp và sự liên
quan của riêng họ cho cả cá nhân và xã hội tồn tại trong thế kỷ XXI. Đó là niềm tin
mạnh mẽ rằng cuộc sống và triết lý của Gandhi, cũng như những lời cảnh báo cho
tiếng nói và những hậu quả có thể suy ra, có thể đưa ra câu trả lời cho những vấn đề

mà thế giới hiện tại của chúng ta đang phải gánh chịu, chẳng hạn như chủ nghĩa
khủng bố tơn giáo, khủng bố tồn cầu, khủng hoảng kinh tế. Và một niềm tin chắc
rằng thơng điệp của Gandhi có sự liên quan cụ thể và thực tế, với câu hỏi duy nhất
cịn lại là liệu chúng ta có hoặc sẽ có thể giải mã được điều này hay khơng, thông
điệp như cả cá nhân và xã hội, và áp dụng nó trên một cấp độ cá nhân và xã hội. Nói
cách khác, với kiến thức đầy đủ về các vấn đề hiện tại và những thách thức trong
tương lai, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi liệu chúng ta, như (nhóm) cá nhân và xã
hội, sẽ có thể đạt được một mức độ phát triển tâm thần nhất định và áp dụng các
nguyên tắc Gandhian trên cơ sở hàng ngày.

11. Nội dung chi tiết của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 1 của Luận văn đưa ra một số khái niệm, quan điểm cơ sở và thực tiễn
cần yếu cho đề tài như: định nghĩa về Ahimsa, nguồn gốc của Ahimsa, bối cảnh lịch
sử - xã hội Ấn Độ thời đại Gandhi và một số nét chính trong tư tưởng chính trị của
Mahatma Gandhi

15


Chương 2. Đường lối đấu tranh của Mahatma Gandhi trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ nửa đầu TK XX
Ở chương này, tác giả đã giới thiệu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Mahatma
Gandhi cũng như lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Đồng
thời, luận văn sẽ đi sâu phân tích đường lối đấu tranh giành độc lập dân tộc của
Mahatma Gandhi dựa trên Ahimsa, Satya, Satyagraha và cho thấy được vai trò, ý
nghĩa của tư tưởng Gandhi đối với thắng lợi của cách mạng Ấn Độ.
Chương 3. Phương thức đấu tranh Bất bạo động và việc giải quyết các xung đột
trên thế giới hiện nay
Cuối cùng, luận văn sẽ mở rộng vấn đề khi phân tích những cuộc chiến tranh

bất bạo động trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Gandhi; phân tích
một số xung đột, tranh chấp trên thế giới hiện nay và kiến nghị áp dụng một số biện
pháp đấu tranh hịa bình bất bạo lực vào những tranh chấp, xung đột đó.

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
16


1.1. Khái luận về Ahimsa
1.1.1. Khái niệm Ahimsa
Mahatma Gandhi đã từng nói: "Bất bạo động là một sức mạnh tích cực của trật
tự cao nhất. Đó là sức mạnh linh hồn hoặc sức mạnh thần thánh trong chúng ta. Con
người bất tồn khơng thể nắm bắt được tồn bộ bản chất đó - anh ta sẽ khơng thể
chịu đựng được ngọn lửa thiêu đốt của nó hay thậm chí là một phần vơ cùng nhỏ
của nó, khi nó kích hoạt trong chúng ta, nó có thể tạo nên điều kỳ diệu."
Triết lý chính trị của Gandhi, một sự pha trộn các quan điểm và thực tiễn của
Gandhi, xoay quanh ahimsa, phi bạo lực. Gandhi khơng có vũ khí nào ngồi bất bạo
động. Ơng đã thực hiện thành cơng quy tắc bất bạo động trong cuộc đấu tranh giành
độc lập. Tất cả các thử nghiệm của ông với ahimsa đã dạy ông rằng bất bạo hành
trong thực tế có nghĩa là lao động và chịu đựng rất khó khăn vất vả. Theo suy nghĩ
của ơng, cuộc biểu tình bất bạo động hồn hảo nhất là ở Champaran.
Khái niệm Ahimsa
Ahimsa có nguồn gốc từ gốc động từ tiếng Phạn, có nghĩa là giết. Hình
thức hims có nghĩa là "mong muốn giết chết"; tiền tố a - là một phủ định. Vì vậy, ahimsa có nghĩa đen là "khơng có ham muốn giết người". Dịch theo nghĩa
đen, ahimsa có nghĩa là khơng có hại; hồn tồn vơ hại, khơng chỉ với bản thân và
người khác, mà còn với tất cả chúng sinh. Nhưng ý nghĩa của nó là rộng hơn
nhiều; nó cịn hơn cả việc khơng gây hay sử dụng bạo lực, nó cịn hơn cả một thái
độ, đó là cả một cách sống. Chính sự đối nghịch của himsa, "bạo lực" là làm tổn
thương các yếu tố sống cịn (prana), thơng qua sự rung động do đam mê, kích động
tâm trí, cơ thể hoặc lời nói (Tattvarth Adhigama Sutra vii: 13) Khái niệm

về ahimsa mở rộng cho tất cả sinh vật sống, và do đó, mở rộng đến bảo vệ mơi
trường, mơi trường sống tự nhiên và ăn chay là dẫn xuất tự nhiên của nó. Phật giáo
và đạo Jain áp đặt hồn tồn bất bạo động đối với các tín đồ. Trong Hindu giáo, nó
có nghĩa là ngun tắc khơng gây thương tích hay tổn hại tới chúng sinh. Người
theo Hindu giáo, đặc biệt là ở các vùng phía nam của Ấn Độ, thường kiêng ăn thịt
theo niềm tin là không làm hại động vật. Đối với một độc giả theo tinh thần của

17


thánh điển Gita – Chí tơn ca, Ahimsa dạy cho họ bí mật bất bạo động, bí quyết nhận
thức ra bản ngã mặc dù cơ thể trần tục của mình.
Ahimsa hay phi bạo lực là vũ khí đã được Mahatma Gandhi sử dụng để giải
phóng Ấn Độ khỏi ách thống trị của Thực dân Anh. Ahimsa là một thuật ngữ tiếng
Phạn được tìm thấy trong Devanagari, tiền tố “a” trong thuật ngữ này mang ý nghĩa
phủ định cho “himsa” có nghĩa là giết hại hoặc làm tổn thương. Nếu hiểu theo nghĩa
gốc thì “himsa” bắt nguồn từ chữ “hins”, tức là làm hại, hủy diệt hoặc giết; mà
“hins” lại có xuất xứ từ “han”, có nghĩa là gây hại, tiêu diệt hoặc giết chết [31, tr.
205]. Như vậy, khi ghép lại thành một thì Ahimsa có nghĩa là khơng giết hại, không
làm tổn thương. Trong ngôn ngữ của Hindu giáo, một từ phủ định thường bao hàm
nhiều ý nghĩa khác nhau. Chữ “Ahimsa” nêu hiểu một cách trọn vẹn có nghĩa là
“làm, nhưng không làm hại” [24, tr. 230 – 238]. Ahimsa có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ
đại và được thực hành trong Hindu giáo, Phật giáo và Jaina giáo. Theo thần thoại cổ
đại, Ahimsa là một quy tắc ứng xử ràng buộc cấm săn bắn, giết mổ, ăn thịt và sử
dụng các sản phẩm động vật được cung cấp bởi các phương tiện bạo lực. Theo đó,
Ahimsa có thể được mở rộng nghĩa và được hiểu là phi bạo lực, không gây chiến
tranh và tạo xung đột, không làm hại mình và cả đối phương.
Nội dung tư tưởng của Mahatma Gandhi tập trung chủ yếu trong 3 triết lý
nền tảng là Ahimsa (Bất tổn sinh), Satya (Đạo/Chân lý) và Satyagraha (Chấp trì
chân lý), trong đó Ahimsa là nội dung gốc rễ và quan trọng nhất của tư tưởng

Gandhi, là nền tảng cho những chân giá trị khác trong hệ tư tưởng của Ngài, đặc
biệt là Satyagraha (Chấp trì chân lý). Ông đã trau chuốt, gọt giũa nghĩa của từ
“Ahimsa” cho phù hợp với tư tưởng của mình khi cho rằng: “Ahimsa khơng có ý
nghĩa thơ như đã từng được mô tả. Không gây tổn thương cho bất cứ sinh linh nào
dĩ nhiên là một phần của ahimsa. Nhưng đó là ý nghĩa sơ đẳng nhất. Nguyên lý của
himsa là gây tổn thương bằng cả những ý nghĩ độc ác, bằng sự nóng vội thái quá,
bằng nói dối, bằng thù ghét, bằng cầu mong điều xấu cho người khác” [27, tr.7].
“Tôi đồng ý với định nghĩa rằng ahimsa không chỉ là một trạng thái vơ hại tiêu cực
nhưng cịn là một trạng thái yêu thương tích cực, làm điều tốt cho cả kẻ ác nữa.
Nhưng điều này khơng có nghĩa là phải giúp kẻ ác tiếp tục làm điều sai trái hoặc
chịu đựng chúng bằng sự im lặng đồng lõa. Ngược lại, tình thương, trạng thái tích
18


cực của ahimsa, địi hỏi tơi phải kháng cự lại kẻ làm ác bằng cách tách ly bản thân
tôi với kẻ làm ác, dù là điều này có thể đụng chạm đến anh ta hoặc gây hại cho anh
ta về cả thể chất nữa.” [23, tr.412]. Có thể thấy, ở đây, Mahatma Gandhi đã định
nghĩa Ahimsa là tình yêu thương, bác ái giữa con người với nhau và với cả những
kẻ gây hại cho mình.
Trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, Mahatma Gandhi ln phản
đối phương pháp giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng đấu tranh vũ trang, phản
đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa của Ấn Độ và nhiều quốc gia thuộc địa trên
thế giới. Xác định được nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn nội tại và ngoại sinh
của những cuộc xung đột, Gandhi đã áp dụng tư tưởng Ahimsa của mình vào đường
lối đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.
Quan niệm về Ahimsa trong đường lối chính trị của Gandhi rất rõ ràng: “Tín
điều của ta là bất bạo động trong mọi trường hợp. Phương pháp của ta là cải biến
tâm tính con người chứ không dùng sự áp chế; là tự chịu khổ nạn chứ không phải
gây khổ nạn cho kẻ nắm bạo quyền.” [4, tr.74]. Có thể thấy, ngay từ đầu Gandhi đã
lựa chọn và kiên định áp dụng các nguyên tắc căn bản nhất của triết lý bất bạo động

ngay cả trong lĩnh vực chính trị và đối với vận mệnh sống cịn của dân tộc mình.
Khơng chỉ có vậy, Ahimsa trong xuyên suốt đường lối đấu tranh giành độc lập cho
Ấn Độ của Gandhi còn là sự bất hợp tác với thực dân Anh trên tất cả các lĩnh vực,
nhằm bộc lộ cho ách thống trị này thấy rằng nhân dân Ấn Độ đồng lịng mong muốn
tự mình xây dựng nền độc lập, nền chính trị, kinh tế, văn hóa,…của quốc gia này
mà khơng cần bất cứ thế lực nào hỗ trợ hay viện cớ để xâm chiếm đất nước.
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của tư tưởng Ahimsa
Ahimsa được các tôn giáo lớn ở Ấn độ truyền giảng và thực hành như một
giáo điều dành cho những người hành đạo. Từ Phật giáo, Hindu giáo đến Jain giáo
(Kỳ Na giáo), Ahimsa đều xuất hiện trong giáo lý của các tôn giáo này nhưng chưa
một tôn giáo hay một nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác thời gian, không gian,
bối cảnh ra đời cũng như nguồn gốc xuất xứ của triết lý Ahimsa. Một điều đáng nói,
Mahatma Gandhi đã vận dụng tư tưởng Ahimsa từ những tôn giáo này vào đường
lối đấu tranh của Ngài. Vì vậy, có thể xảy ra một điều là Ahimsa khởi nguyên từ các
19


tơn giáo có trước và là tiền đề để Mahatma Gandhi bổ sung và phát triển trong tư
tưởng chính trị của mình.
Nếu xét đến góc độ nguồn gốc ra đời của Ahimsa, trong trường hợp này phải
xét đến nguồn gốc ra đời của Hindu giáo, Phật giáo và Jain giáo.
Đầu tiên, khi nói đến Ấn Độ phải nói đến Hindu giáo. Theo nhiều nguồn sử
liệu, Hindu giáo ra đời vào khoảng 3000 năm trước trong thời kỳ Văn minh Lưu
vực sông Ấn của Ấn Độ cổ đại (2800 – 1900 trước Cơng ngun). Trong khi đó
Phật giáo ra đời thế kỷ thứ VI trước Cơng ngun cịn Jain giáo xuất hiện ở Ấn Độ
cũng gần như cùng giai đoạn với đạo Phật, khoảng từ năm 540 đến năm 468 trước
Công nguyên theo như đa số các cứ liệu lịch sử về tơn giáo đã ghi lại. Như vậy, có
thế thấy, trong ba tôn giáo lấy Ahimsa là một giáo điều trong hệ thống giáo lý của
mình, Hindu giáo là tơn giáo xuất hiện đầu tiên và trước nhất, và có khả năng
Ahimsa ra đời vào giai đoạn Hindu giáo hình thành và phát triển. Do đó, nếu nói

đến nguồn gốc ra đời của Ahimsa cũng đồng nghĩa với việc đi sâu xem xét lịch sử
hình thành của đạo Hindu ở Ấn Độ.
Hindu giáo là một tôn giáo và Đạo pháp hay cách sống của Ấn Độ, [Sharma,
Arvind (2003), The Study of Hinduism, University of South Carolina Press, tr.1213] được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á.
Hindu giáo đã được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, [Fowler: "có thể là tơn
giáo lâu đời nhất trên thế giới" (Fowler 1997, tr. 1; Klostermaier: “Tôn giáo lâu đời
nhất hiện tồn" trên thế giới (Klostermaier 2007, tr. 1)] và một số học giả gọi nó là
Đạo Pháp Sanātana, "truyền thống vĩnh cửu", hay "con đường vĩnh cửu", vượt ra
ngoài lịch sử loài người. [Lockard 2007, tr. 52: "Ấn Độ giáo có thể được xem trong
lịch sử là sự tổng hợp của tín ngưỡng Aryan với Harappan và các truyền thống
Dravidian khác đã phát triển qua nhiều thế kỷ."] [Zimmer, Heinrich
(1951), Philosophies of India, Princeton University Press, pp. 218–219; Tyler
(1973), India: An Anthropological Perspective, Goodyear Publishing Company. In:
Sjoberg 1990, tr. 4]. Các học giả coi Hindu giáo là sự hợp nhất hoặc tổng hợp
[“Trong số các nguồn gốc của nó là tôn giáo Veda ở giai đoạn cuối Veda (Flood
1996, tr. 16) và nhấn mạnh đến địa vị của các đạo sĩ Bàlamôn (Samuel 2010, trang
20


48 2009, tr. 11; Lockard 2007, tr. 52; Hiltebeitel 2007, tr.3; Jones & Ryan 2006, tr.
xviii)] của các nền văn hóa và truyền thống Ấn Độ khác nhau, với nguồn gốc đa
dạng1 [Stephen Gosch and Peter Stearns (2007), Premodern Travel in World
History, Routledge, ISBN 978-0415229418, tr. 88–99] và khơng có người sáng lập
[Fowler 1997, tr, 1, 7]. "Sự tổng hợp Hindu giáo" này bắt đầu phát triển từ 500 BCE
đến 300 CE, [Hiltebeitel 2007, tr.12] sau khi kết thúc thời kỳ Veda (1500 đến 500
BCE) [Larson 2009] và phát triển mạnh trong thời trung cổ, với sự suy tàn của Phật
giáo ở Ấn Độ [Larson 1995, tr. 109 -111].
Mặc dù Hindu giáo chứa một loạt các triết lý, nó được liên kết bởi các khái
niệm chung, các nghi lễ dễ nhận biết, vũ trụ quan, tài nguyên văn bản được chia sẻ
và hành hương đến các địa điểm linh thiêng. Các thánh điển Hindu giáo được phân

loại thành ruti ("nghe") và Smṛti ("nhớ"). Các văn bản này thảo luận về thần học,
triết học, thần thoại, Yoga, nghi lễ thờ cúng và xây dựng đền thờ, cùng nhiều các
chủ đề khác [Michaels 2004]. Kinh sách chính bao gồm Vedas và Upanishads,
Bhagavad Gita, Ramayana và Agama. [Zaehner, R. C. (1992). Hindu Scriptures,
Penguin Random House, tr. 1–7. ISBN 978-0679410782;

Klostermaier, Klaus

(2007). A Survey of Hinduism (3rd ed.). State University of New York Press, tr. 46–
52, 76–77. ISBN 978-0791470824]. Nguồn thẩm quyền và sự thật vĩnh cửu trong
các thánh điển Hindu giáo đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của tơn
giáo này.

1

Arvind Sharma (2002) và các học giả khác tuyên bố rằng học giả Trung Quốc thế kỷ thứ VII, Huyền Trang
đã du hành tới Ấn Độ 17 năm và tương tác với người dân và tôn giáo của Ấn Độ, ghi lại và bảo tồn bằng
ngôn ngữ Trung Quốc, sử dụng thuật ngữ phiên âm In-tu khi nói về tơn giáo". Huyền Trang mô tả các ngôi
đền thờ thần của Hindu giáo vào đầu thế kỷ thứ VII, tôn thờ thần Mặt trời và thần Shiva, các cuộc tranh luận
của ông với các học giả thuộc các trường phái Samkhya và Vaisheshika về triết học, đạo sĩ và tu viện Hindu
giáo, cả Jain giáo và Phật giáo (cả Mahayana và Theravada), nghiên cứu về Veda cùng với các văn bản Phật
giáo tại Nalanda. Arvind Sharma (2002) cũng đề cập đến việc sử dụng từ Hindu trong các văn bản Islam giáo
như những gì liên quan đến cuộc xâm lược Muhammad ibn Qasim người Ả Rập vào thế kỷ thứ VIII ở vùng
Sindh, văn bản thế kỷ thứ XI của Al Biruni Tarikh Al-Hind, và những người trong thời kỳ Vương quốc
Delhi, trong đó thuật ngữ Hindu khá mơ hồ bao gồm tất cả những người không theo đạo Islam như Phật giáo
và là "một khu vực hoặc một tôn giáo". [Sharma, Arvind (2002). "On Hindu, Hindustān, Hinduism and
Hindutva". Numen. 49 (1): 1–36. doi:10.1163/15685270252772759. JSTOR 3270470]
David Lorenzen (2006) tuyên bố, theo trích dẫn Richard Eaton: "một trong những lần xuất hiện sớm nhất của
từ" Hindu "trong văn học Islam giáo xuất hiện trong tác phẩm Ba Tư của Abd al-Malik Isami, Futuhu'ssalatin, sáng tác tại Deccan năm 1350. Trong văn bản đó, 'Isami sử dụng từ' tiếng Hin-ddi 'có nghĩa là Ấn Độ
theo nghĩa địa lý và từ' Hindu 'có nghĩa là' Hindu giáo 'theo nghĩa của một tín đồ Hindu ". [David Lorenzen

(2006), Who Invented Hinduism: Essays on Religion in History, Yoda Press, ISBN 978-8190227261, tr. 33]

21


Trước thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên (tức là trước khi đạo Phật ra
đời), cùng với quá trình phân hóa xã hội bộ lạc, hình thành nhà nước, sự xuất hiện
của các dân tộc mới hoặc các dân tộc là sản phẩm của quá trình xâm lược lãnh thổ
đã tham gia vào quá trình hình thành và tiếp biến văn hóa Ấn Độ, thì tính hạn chế
của hệ thống triết học trong Kinh Veda (hệ thống giáo lý kinh điển của Hindu giáo
lúc bấy giờ) trở thành rào cản của sự phát triển xã hội ở Ấn Độ. Như vậy, cùng với
sự xuất hiện của Phật giáo, hệ thống triết học Veda đã tạo nên một cuộc khủng
hoảng sâu sắc đối với Hindu giáo, đồng thời, tạo điều kiện để tơn giáo này có những
bước chuyển hóa mạnh mẽ, cạnh tranh với Phật giáo để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
của xã hội, trước hết là nhờ mối liên hệ và hợp nhất với hệ thống đẳng cấp vốn đã
ăn sâu trong tâm thức người dân Ấn Độ từ xa xưa.
Để đối đầu tương xứng với Phật giáo, Hindu giáo đã tiến hành và sửa đổi một
số giáo lý bằng những điều răn tốt đẹp của Phật giáo để phù hợp với tình cảm của
người dân Ấn Độ lúc bấy giờ. Hindu giáo đã xây dựng lại sách kinh của mình bằng
cách thiết lập cẩn thận các khái niệm về sự luân hồi của linh hồn trong thế giới theo
quy luật nghiệp báo (karma) mà trước hết được quy định bởi sự tuân thủ các quy tắc
ứng xử đối với một đẳng cấp cụ thể trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ. Hindu giáo
giai đoạn tái thiết lập này cũng bắt đầu lý giải những khác biệt xã hội bằng sự trong
sáng về mặt nghi lễ của các nhân sinh ra trong các đẳng cấp khác nhau. Trong tiến
trình cải cách này, đạo Hindu đã tiếp nhận tư tưởng bất tổn sinh (Ahimsa) và từ bỏ
dần dần việc hiến sinh bằng súc vật.
1.1.3. Tư tưởng Ahimsa trong các tôn giáo lớn ở Ấn Độ
a. Hindu giáo
Hindu giáo là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ ra đời vào khoảng năm 3000 trước
Công nguyên trong thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn. Đạo Hindu được xem là “vơ

tạo giả” vì khơng có người sáng tạo, khơng có giáo chủ, khơng có hệ thống kinh
điển riêng mà chỉ dựa vào các bản kinh sách và sử thi cổ của Ấn Độ như Kinh Veda,
Upanishads,..., sử thi Mahabharata và Ramayana để đề ra các giáo lý và thực hành
nghi thức tế lễ. Brahman là linh hồn bất tử trong tất cả mọi mặt cuộc sống của tín đồ

22


Hindu giáo, được đại diện trong Tam vị nhất thể - ba vị thần: Brahma – đấng Sáng
tạo, Vishnu – thần Bảo vệ và Shiva – đấng Hủy diệt.
Kinh Veda – bộ kinh cổ của Ấn Độ xuất hiện vào thời Văn minh Veda ở giữa
thiên niên kỷ thứ II TCN – là một văn bản quan trọng của Hindu giáo, bao gồm các
giáo lý và tín điều quan trọng dành cho tín đồ của mình. Và dĩ nhiên, mầm mống
của triết lý Ahimsa của nhà Phật cũng được bổ sung vào bộ kinh này kể từ sau khi
thu phục lại lòng dân từ tay Phật giáo.
Ahimsa trong Hindu giáo cũng quy định về việc không sát hại, không gây tổn
thương đối với mọi chúng sinh nhân loại. Ở một góc độ nào đó, Ahimsa trong Phật
giáo Đại thừa cũng tương tự với Hindu giáo vì ngun tắc này khơng áp dụng với
tội phạm, những người làm điều ác và chiến tranh chính nghĩa bảo vệ quốc gia, dân
tộc.
Khái niệm về Ahimsa không được xem như một nguyên tắc đạo đức được
hình thành sớm trong thánh điển của Bàlamơn giáo lúc bấy giờ, mặc dù trong Rig
Veda và Yajur Veda có đề cập đến việc “khơng gây hại”. Tuy nhiên, “không gây
hại” trong Veda chỉ nhắc đến việc không làm hại đến người thực hành tế lễ mà
khơng có tính phổ biến, khơng răn dạy tín đồ hoặc mang một ý nghĩa đạo đức nào.
Việc tế lễ bằng mạng sống của mng thú vẫn diễn ra bình thường.
Như đã nói, thú vật được dùng làm vật hiến lễ trong các buổi tế thần linh của
đạo Hindu. Trong sử thi Mahabharata, săn bắn và tế lễ thú vật được xem là hợp
pháp, mặc dù nội dung của Mahabharata có đoạn viết rằng “Không bạo lực là bổn
phận đạo đức tối thượng” (ahimsa paramo dharma).

Sau này, khi đã tiếp thu triết lý đạo đức Ahimsa một cách đầy đủ từ Phật giáo,
việc không gây hại với tất cả các sinh mệnh mới được Hindu giáo xem như là một
nguyên tắc cần phải thực hiện, là điều kiện cho sự thoát ly khỏi vòng luân hồi sinh
tử. Về sau, khi xã hội càng phát triển, Hindu giáo đã xem Ahimsa như một triết lý
đạo đức tất yếu của mình. Việc tơn trọng mạng sống và chấp hành việc không giết
hại chúng sinh nhân loại được xem là nguyên tắc căn bản trong thực hành đời sống
Hindu giáo. Vì vậy mà nhờ kết hợp với lối tu tập phù hợp và những giáo lý có phần
mềm mỏng và nhân đạo hơn của mình, đa số người dân Ấn Độ đã chọn Hindu giáo
23


×