Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tư tưởng triết học của nguyễn đức đạt trong tác phẩm nam sơn tùng thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ THANH HIỀN

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ THANH HIỀN

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Quốc Quân

Hà Nội – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Dương Quốc Quân
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Dương Thị Thanh Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
CHƢƠNG 1.ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜITƢ TƢỞNG
TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT.................................................... 9
1.1. Những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học
của Nguyễn Đức Đạt ....................................................................................... 9
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị Việt Nam thế kỷ XIX ................... 9
1.2.2. Tiền đề văn hóa – tư tưởng ................................................................... 15
1.2. Khái quát về thân thế, sự nghiệp và các trƣớc tác của Nguyễn Đức Đạt.... 17
1.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt ........................................ 17

1.2.2. Các trước tác của Nguyễn Đức Đạt ...................................................... 21
1.3. Hoàn cảnh ra đời, kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm Nam Sơn
tùng thoại ....................................................................................................... 25
1.3.1. Hồn cảnh ra đời và vị trí của tác phẩm .............................................. 25
1.3.2. Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm ............................................ 27
CHƢƠNG 2.NỘI DUNG, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾUTRONG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠTQUA TÁC PHẨM
NAM SƠN TÙNG THOẠI ........................................................................... 34
2.1. Nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức Đạt qua
tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ..................................................................... 34
2.1.1. Vũ trụ quan trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt.................. 34


2.1.2. Nhân sinh quan trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt ........... 49
2.2. Giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Đức
Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại ....................................................... 77
2.2.1. Giá trị chủ yếu trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt............. 77
2.2.2. Hạn chế chủ yếu trong tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt .......... 80
2.3. Ý nghĩa của tƣ tƣởng triết học Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam
Sơn tùng thoại trong giai đoạn hiện nay ..................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Ngay từ thời Âu Lạc, nhân dân ta đã phải đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bao thăng trầm
lịch sử với hàng ngàn năm văn hiến, cha ông ta đã xây dựng cho mình những

truyền thống văn hóa, những hệ tư tưởng riêng mang màu sắc dân tộc Việt.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi một quốc gia, dân tộc đều
hình thành nên cho mình những hệ tư tưởng, trong đó có tư tưởng triết học.
Nếu lịch sử tư tưởng triết học là lăng kính phản chiếu trình độ phát triển tư
duy lý luận của mỗi dân tộc, thì việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam là điều phải làm hôm nay. Hiện tại, chúng ta đang sống trong thời
đại mới với nền kinh tế tri thức và bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế
trên mọi lĩnh vực. Hội nhập đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho hầu hết các
quốc gia trên thế giới, Việt Nam khơng nằm ngồi dịng chảy đó. Thực tế cho
thấy, muốn phát triển bền vững thì khơng thể chỉ nhìn vào thực tại, hướng tới
tương lai mà lãng quên đi lịch sử dân tộc. Vì thế, quay trở về tìm hiểu những
giá trị tư tưởng triết học truyền thống của dân tộc là tiền đề vững chắc cho sự
phát triển trong thời kỳ hội nhập, góp phần thực hiện mục tiêu: “Xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân –
thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”[10,tr.126].
Trong số các nhà tư tưởng Việt Nam cận đại phải kể đến Nguyễn Đức
Đạt (1824-1887) – người con ưu tú của quê hương Nam Đàn xứ Nghệ, một
nhân vật có tiếng dưới thời vua Tự Đức, một nhà Nho có kiến thức uyên
1


thâm. Cùng với việc làm quan, ơng cịn dạy học, đào tạo ra những lớp học trò
thành danh. Nguyễn Đức Đạt có sự ảnh hưởng khá lớn trong đời sống học
thuật đương thời, ông viết khá nhiều và để lại một di sản trước tác đồ sộ với
các thể loại văn thơ, tiêu biểu như: Nam Sơn tùng thoại, Cần kiệm vựng biên,
Khảo cổ ức thuyết, Vịnh sử thi tập, Vịnh sử hợp tập, Hồ dạng thi tập…Có thể

nói tồn bộ những tri thức cao nhất nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta đều được
bao quát trong các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt, trong đó nổi bật nhất là tác
phẩm Nam Sơn tùng thoại. Trong tác phẩm,Nguyễn Đức Đạt đã đưa ra nhiều
quan điểm, ý kiến đặc sắc trên lập trường Nho giáo về các vấn đề triết học và
nhiều hình thái ý thức xã hội khác;qua đó đã thể hiện rõ những quan điểm
riêng mang tư tưởng tiến bộ, tích cực và chứa đựng nhiều giá trị khoa học
nhân văn, phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện
tài năng và trí tuệ của một danh nho lỗi lạc.
Để góp phần tìm hiểu, nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Đức Đạt và
những giá trị tư tưởng triết học truyền thống của ông trong bối cảnh hiện đại
khi các cơng trình nghiên cứu về ơng cịn chưa nhiều, chúng tơi chọn vấn đề
“Tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng
thoại” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam là một cơng việc quan trọng, địi
hỏi sự công phu, bền bỉ. Cho đến nay, mặc dù vẫn cịn có những ý kiến trái
ngược nhau nhưng phần lớn đều nhất trí khẳng định Việt Nam có triết học của
mình và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội của người Việt là rõ nét.
Để minh chứng cho khẳng định trên, trong những năm gần đây, nhiều
nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu tư tưởng triết học, triết lý của các dòng
họ và danh nhân văn hóa nổi tiếng, trong đó có nhà nho Nguyễn Đức
Đạt.Khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt ở nước ta,
chúng tơi thấy có một số cơng trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết đã được
công bố, xuất bản và đăng trên các tạp chí khoa học, tiêu biểu như:
2


Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu biên dịch, giới thiệu trước tác của
Nguyễn Đức Đạt.
Nguyễn Đức Đạt đã để lại hai tập thơ và tám tập văn trong các lĩnh vực

triết học, văn học, sử học. Hiện nay, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Đức
Đạt đang được lưu trữ dưới dạng nguyên bản ở thư viện Viện triết học và thư
viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm,
nguyên bản tác phẩm Nam Sơn tùng thoạihiện còn lưu giữ 2 bản in, 2 bản viết
tay. Hai bản in có mã số: VHv.246 và VHv.1420; Hai bản viết tay có mã số
VHv.2682 và VHv.2683. Tại thư viện Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam, hiện lưu giữ tác phẩm Nam Sơn từng thoại (Bản
dịch ra ngôn ngữ phổ thông), gồm 4 quyển, có mã số từ H38 đến H41. Đây là
bản được đánh máy taytrên giấy rất cũ, mỏng, nhòe, kèm theo nhiều dòng bút
mực của các nhà nghiên cứu tham khảo về sau chú thích đè lên phần chữ in và
xung quanhlề. Mặc dù còn những hạn chế trong công tác bảo tồn và biên dịch
như vậy, nhưng chúng tôi cho rằng, công lao của các nhà dịch thuật là rất lớn,
là bước đi đầu tiên trong việc khảo cứu, chú dịch các tác phẩm của Nguyễn
Đức Đạt trong đó có Nam Sơn tùng thoại.
Thứ hai, các sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới Nguyễn Đức Đạt.
Cuốn sách “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
Cách mạng tháng tám” (1973, tập 1) của Trần Văn Giàu,đã phân tích sự thất
bại của ý thức hệ phong kiến trong quá trình vận động lịch sử của đất nước
cuối thế kỷ XIX, viện dẫn khá nhiều tư tưởng của nhà Nho Nguyễn Đức Đạt
trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Cuốn sách “Nhà giáo danh tiếng đất Lam Hồng”(2005) của Ninh Viết
Giao,viết về Nguyễn Đức Đạt với tư cách là một nhà giáo danh tiếng trên quê
hương Nam Đàn.
Cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 2 (1997) của Lê Sĩ Thắng,
trong bài viết “Nguyễn Đức Đạt và tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” tác giả đã
3


trình bày tiểu sử Nguyễn Đức Đạt và những nội dung cơ bản của tác phẩm
Nam Sơn Tùng Thoại. Tác giả phân tích khái quát tư tưởng triết học, chính trị,

giáo dục của Nguyễn Đức Đạt, chỉ ra một số nét mang màu sắc Việt Nam
trong những phạm trù căn bản của Nho giáo.
Tập bài giảng “Tư tưởng triết học Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại qua một số tác phẩm tiêu biểu” (2014) của Đỗ Thị Hòa Hới, trong tập bài
giảng của mình, tác giả đã trình bày và phân tích tương đối đầy đủ về tiểu sử
của Nguyễn Đức Đạt cũng như những nội dung tư tưởng về triết học, chính trị
xã hội của ơng trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Cuốn sách “Triết học Việt Nam, tập 1 – Triết học Việt Nam truyền
thống” (2017) của Nguyễn Hùng Hậu, trình bày khái qt tồn bộ tư tưởng
triết học Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến nửa sau thế kỷ XIX, trong đó có
giới thiệu cơ đọng tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt.
Thứ ba, một số bài báo nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt đăng trên các
tạp chí khoa học.
Bài báo “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn
Văn Phúc, đăng trên tạp chí Triết học số 10 năm 2003. Tác giả đã trình bày và
phân tích quan niệm về đạo, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư
tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt. Qua đó, tác giả đã chỉ ra mặt tích cực và
hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt.
Bài báo “Tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Văn
Phúc, đăng trên tạp chí Triết học số 9 năm 2005. Tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật trong tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt,
thông qua quan điểm văn dĩ tải đạo, chức năng đạo đức của văn học, nghệ
thuật, trách nhiệm xã hội của con người trong sáng tạo văn học, nghệ thuật.
Bài báo “Quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức
và pháp luật trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” của Mai Vũ Dũng, đăng
trên tạp chí Triết học số 6 năm 2008. Tác giả đã phân tích tư tưởng của
4


Nguyễn Đức Đạt trong việc bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật,

tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với việc trị nước.
Bài báo “Quan niệm về đạo của Nguyễn Đức Đạt” của Nguyễn Thị
Hương, đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An, bản điện tử, ngày 14/4/2010.
Tác giả trình bày những quan điểm cơ bản của Nguyễn Đức Đạt về đạo, về
nguồn gốc bản chất của đạo, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế trong quan
niệm của ơng.
Bài báo “Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt” của
Nguyễn Thị Hương, Đặng Xuân Trường, đăng trên tạp chí Xứ Nghệ - Đất và
Người số 11 năm 2016. Bài viết cũng đã trình bày những tư tưởng cơ bản về
giáo dục của Nguyễn Đức Đạt thông qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Thứ tư, các luận án và luận văn nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt.
Luận án tốt nghiệp phó tiến sĩ “Nguyễn Đức Đạt, nhà giáo và học giả
nửa cuối thế kỷ XIX” (1975)của Ngô Đức Thọ. Trong bản luận án viết tay
hiện còn lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nơm, tác giả đã trình bày về tiểu sử,
bước đầu tìm hiểu tổng quan tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Đức Đạt,
phân tích và chỉ ra một số mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng của ơng.Mặt
tích cực trong tư tưởng Nguyễn Đức Đạt là ở chỗ ông đã làm sống lại những
giá trị tinh túy của đạo đức Nho giáo, nêu lên những mặt tích cực đạo đức
Nho giáo trong việc rèn luyện con người, trau dồi kiến thức về tấm lòng yêu
nước thương dân, làm quan hết lòng với dân, thực hành liêm khiết và trong
sạch.Về mặt hạn chế, ông là một người bảo thủ đã biện hộ cho một hệ thống
đạo đức đang bị đẩy lùi vào hậu trường của lịch sử do không đáp ứng được
các yêu cầu của thời đại.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác
phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt” (2002) của Dương Tuấn
Anh. Trong luận văn, tác giả giới thiệu tổng quan về tác phẩm Nam Sơn tùng
thoại, về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt như mục đích, nội dung và
phương pháp giáo dục.
5



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt
trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” (2007) của Mai Vũ Dũng. Trong luận
văn này, tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Đức Đạt, một số phạm trù đạo đức được Nguyễn Đức Đạt đề cập đến trong
tác phẩm.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn
Đức Đạt (1824-1887) và ý nghĩa của chúng” (2010) của Nguyễn Thị Hương.
Trong luận văn, tác giả đã phân tích thân thế của Nguyến Đức Đạt, bối cảnh
xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, tư tưởng về đạo trị nước, quan niệm về học vấn
và giáo dục của Nguyễn Đức Đạt.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ“Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt
trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại”(2016) của Trần Thị Hải Yến. Trong
luận văn, tác giả đã trình bày về tiểu sử và bước đầu tìm hiểu tư tưởng giáo
dục của Nguyễn Đức Đạt, có những đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư
tưởng của ông, đồng thời chỉ ra được ý nghĩa trong tư tưởng giáo dục truyền
thống của ông đối với phương pháp giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những cơng trình tiêu biểu trên đây, việc nghiên cứu và giới
thiệu về Nguyễn Đức Đạt còn được đề cập tới trong một số cuốn sách
như:Danh nhân Nghệ An;Khoa bảng Nghệ An; Những ông Nghè, ông cống
triều Nguyễn;Từ điển tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam;Các nhà khoa
bảng Việt Nam; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam;Tên tự tên hiệu các tác gia
Hán Nơm; v.v.
Nhìn chung, tuy đã có một số cơng trình ở các cấp độ khác nhau, các
sách, tạp chí, luận văn nghiên cứu về nhà tư tưởng Nguyễn Đức Đạt nhưng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tư tưởng triết học của
ông. Xét thấy giá trị cũng như tính hiện đại tại nhiều khía cạnh tư tưởng triết
học của Nguyễn Đức Đạt trong điều kiện những cơng trình nghiên cứu về ơng
cịn chưa nhiều, cịn dừng lại ở những lát cắt khác nhau, thiếu hệ thống và
6



chưa xứng đáng với tầm vóc tư tưởng của ơngthì việc chúng tơi khảo
tầm,nghiên cứu, hệ thống hóa “Tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt trong
tác phẩm Nam Sơn tùng thoại” là việc làm mang nhiều ý nghĩa.
3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu
Mục đích: Luận văn làm rõ những tư tưởng triết học chủ yếu của
Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự hình
thành tư tưởng triết học của Nguyễn Đức Đạt.
Thứ hai, phân tích nội dung tư tưởng triết học chủ yếucủa Nguyễn Đức
Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Thứ ba, đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của
Nguyễn Đức Đạtqua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, ý nghĩa của tư tưởng triết
học Nguyễn Đức Đạt trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng triết học chủ yếu
của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Luận văn giới hạn việc nghiên cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Đức
Đạt chỉ trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu, phân tích về những quan điểm triết học
của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu như nghiên cứu văn bản, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic,
quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, v.v.

7



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng triết
học của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại qua đó góp phần
khẳng định những giá trị hiện đại của tư tưởng đó mà hiện thời chúng ta có thể
khai thác, vận dụng được trong q trình tích cực đổi mới tồn diện đất nước.
Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành triết học, lịch sử triết học và những ai quan tâm đến vấn đề lịch
sử tư tưởng triết học Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 2 chương, 6 tiết.

8


CHƢƠNG 1.
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
1.1. Những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng
triết học của Nguyễn Đức Đạt
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị Việt Nam thế kỷ XIX
1.1.1.1. Điều kiện kinh tế
Sau khi Nguyễn Huệ (1753-1792) đột ngột qua đời, nội bộ triều Tây
Sơn lục đục, Nguyễn Ánh(1762-1820) nhân cơ hội đó tập trung sức mạnh của
giai cấp địa chủ trong nước đồng thời cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài nên
đã đánh bại triều Tây Sơn vào năm 1802, thiết lập triều đại nhà Nguyễn.
Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đến năm 1804 đặt quốc hiệu
là Việt Nam. Năm 1920, Minh Mệnh (1791-1841) kế vị, đổi tên quốc hiệu

thành Đại Nam, đóng đơ ở Huế. Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam
trong lịch sử, nhà Nguyễn được dựng lên bằng một cuộc nội chiến kéo dài mà
kẻ thắng đã dựa vào sức mạnh của thế lực ngoại bang. Cũng như tất cả các
triều đại phong kiến trước đó, nhà Nguyễn tiếp tục củng cố chế độ phong kiến
trung ương tập quyền chuyên chế trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa
chủ, do vậy, nhà Nguyễn khơng được lịng đại đa số nhân dân. Đến trước khi
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858, bức tranh toàn cảnh kinh tế
- xã hội Việt Nam thời Nguyễn là đa dạng, phức tạp, chứa đựng những mâu
thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ lạc hậu với tiến bộ.
Về kinh tế nông nghiệp: Do xuất phát từ yêu cầu khôi phục lại đất nước
và phát triển đất nước sau chiến tranh, nhà Nguyễn đã thi hành một số chính
sách khuyến khích nơng nghiệp, mở rộng việc khai hoang, lập điền, cơ cấu lại
ruộng đất công tư.
Nhà Nguyễn ra đời khi tình hình ruộng đất và nền sản xuất nơng nghiệp
đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như tình trạng bỏ hoang ruộng đất,
9


nông dân phiêu tán, nội chiến kéo dài đã làm cho nền nông nghiệp thêm xơ
xác, tiêu điều. Vấn đề cấp thiết với triều đình là phải khơi phục nền kinh tế
nông nghiệp, đưa nông dân trở lại ruộng đồng, ổn định làng xã. Đây là một
trong những nhiệm vụ then chốt của công cuộc trị nước an dân. Do đó, năm
1804, Gia Long ban hành phép quân điền, theo đó tất cả mọi người đều được
chia ruộng cơng ở xã, các quý tộc vương tôn được cấp 18 phần, quan lại nhất
phẩm được cấp 15 phần, cứ tuần tự hạ mức cho đến dân nghèo được 3 phần.
Ngoài ra, triều Nguyễn cịn khuyến khích nhân dân tự động tổ chức khai
hoang theo nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp thời
Nguyễn khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các hiện tượng thiên tai, mất
mùa, dịch bệnh xảy ra liên miên, ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống và tư tưởng
phụ thuộc ông trời của nhân dân, giai cấp thống trị.

Như vậy, đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp có vai trị, vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Ruộng đất là tư
liệu sản xuất chủ yếu. Chính sách của nhà Nguyễn thi hành trong vấn đề nơng
nghiệp thể hiện ở mấy đặc điểm chính: Thứ nhất, hầu hết nhân dân là nông
dân, sống bằng nghề cày cấy. Chính sách của triều đình là “trọng nơng”. Triều
đình chỉ quan tâm đến sự phát triển nơng nghiệp, vì nguồn lợi chủ yếu của
nhà nước là thu thuế nông nghiệp; Thứ hai, ruộng đất được chia làm hai loại
chính, đó là ruộng cơng và ruộng tư. Phần ruộng cơng rất lớn, gồm tịch điền,
quan điền, đồn điền và công điền cơng thổ của làng xã. Trong đó, đồn điền là
quan trọng nhất, được chú ý phát triển mà phần lớn ở các vùng biên cương,
nhất là biên cương phía Nam; Thứ ba, phần ruộng tư càng ngàycàng lớn so
với phần ruộng cơng do ảnh hưởng của sự phân hố giai cấp, phân chia đẳng
cấp dẫn đến việc chiếm hữu ruộng đất ở làng xã. Triều đình vẫn khơng ngăn
chặn được địa chủ, cường hào cướp ruộng đất của dân, khiến sự bần cùng hóa
của nơng dân diễn ra mạnh mẽ. Bởi vậy, chính sách quân điềm về thực chất là
nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của các quan lại, số ruộng đất cho nông dân
10


ngày càng ít và chỉ là những ruộng xấu; Thứ tư, nghề nông thời nhà Nguyễn
phát triển theo xu hướng tăng, giảm bất thường do nạn lưu tán xảy ra. Hiện
tượng nhân dân lưu tán dưới triều Nguyễn xảy ra thường xuyên, phổ biến
khắp ba kỳ và càng ngày càng trầm trọng. Đó cũng là nguyên nhân cơ bản
đưa nhà Nguyễn đến chỗ khủng hoảng xã hội ngày càng sâu sắc.
Về kinh tế công nghiệp: Trong lĩnh vực này, nhà Nguyễn đã có những
bước phát triển cao hơn so với các thế kỷ trước. Tuy nhiên, công nghiệp hầu
hết vẫn là các nghề thủ công với quy mô nhỏ lẻ. Năm 1803, Gia Long cho lập
xưởng đúc tiền ở Thăng Long gọi là “Bắc Thành tiền cục”. Từ 1812, nhà
Nguyễn cho đúc thêm tiền kẽm, giao cho thương nhân Trung Quốc quản lĩnh
theo quy ước nhà nước, cứ 130 quan tiền mới đúc thì đổi lấy 100 quan tiền

đồng trong kho.
Về kinh tế thương nghiệp: Đầu thế kỷ XIX, đất nước được thống nhất,
yên bình cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi. Đường cái
quan nối liền Nam Bắc và các tỉnh được sửa đắp, nhiều kênh sông được khai
đào, thuận lợi cho việc giao lưu, bn bán giữa các vùng miền. Ngồi việc
bn bán nhỏ ở các làng, huyện thông qua các chợ, việc buôn bán lớn bằng
thuyền ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chính sách “ức thương” của nhà nước
đã hạn chế sự phát triển của thương nghiệp. Chính sách thuế khố và thể lệ
kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt và phức tạp. Nhà nước đặt lệ trưng dụng
thuyền buôn tư nhân,theo quy định năm 1807 “phàm thuyền vận tải, cứ một
năm chở của cơng thì một năm đi bn”. Năm 1816, quy định lại: “Thuyền đi
buôn phải chịu thuế, chở cho nhà nước thì được miễn”. Có những năm như
năm 1834, do sợ phong trào nông dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm nhân
dân họp chợ, hoạt động thương nghiệp đình trệ.
Việc trao đổi bn bán với thương nhân nước ngồi suy giảm. Nhà
Nguyễn chủ trương “bế quan toả cảng”, không bn bán với các nước phương
Tây. Vì vậy, các đơ thị lớn như Đà Nẵng, Bến Nghé, Thăng Long - Hà Nội
11


hoạt động bình thường, khơng thay đổi nhiều, ngồi ra, các đô thị cũ như Hội
An, Thanh Hà, Phố Hiến khơng có điều kiện phục hồi.
Sự hạn chế của nơng, công, thương nghiệp ở nửa đầu thế kỷ XIX dưới
triều Nguyễn, đã không tạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự biến
chuyển xã hội. Nền kinh tế xã hội vận hành trong sự ỳ ạch, chậm chạp, khép
kín. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự thủ cựu, ngại thay đổi, không dám
mạo hiểm trong tư tưởng của các nhà nho vốn chỉ vận hành trong khuôn khổ
lễ nghĩa hiếu nhân.
1.1.1.2. Điều kiện xã hội
Ở Việt Nam từ thời Lê cho đến thời Nguyễn, luôn tồn tại sự phân biệt

đẳng cấp mà trong đó dân bị chia làm bốn hạng, gọi là tứ dân: sĩ, nông, công,
thương. Cách chia đó có tính chất nghề nghiệp chun mơn, nhưng cũng là sự
sắp xếp có tính cao thấp về địa vị xã hội của các hạng người. Tuy nhiên, về
tổng thể dưới góc nhìn địa vị kinh tế căn bản đối lập nhau, cũng như ở các
triều đại trước, xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn được chia thành hai giai
cấp lớn: thống trị và bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thư lại trong hệ thống chính
quyền và giai cấp địa chủ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội
khác nhau nhưng do vị thế của mình, trở thành lớp người đối lập với nhân
dân, hạch sách, bóc lột nhân dân. Giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành một
lực lượng đông đảo, vừa có thế trong quan trường, vừa có nhiều uy quyền ở
làng xã. Xu thế phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không tạo ra
những địa chủ lớn có ruộng đất tập trung ở Bắc cũng như ở Nam. Do đó, giai
cấp địa chủ là cơ sở xã hội của nhà Nguyễn, vừa phải dựa vào lực lượng hào
lý ở làng xã và quyền lực chính trị của nhà nước để tồn tại.
Giai cấp bị trị bao gồm tồn bộ nơng dân, thợ thủ cơng, thương nhân,
một số dân nghèo thành thị. Lớp người bị lưu đày, nơ tì cùng gia quyến sống
trong các đồn điền cũng tăng lên đáng kể.
12


Về đời sống nhân dân, tuyệt đại đa số cư dân làm nơng nghiệp. Họ có ít
nhiều ruộng đất tư để cày cấy, sinh sống. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai
hoạ của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội; cùng với chế độ binh
dịch, công tượng, sưu cao, thuế nặng của triều đình phong kiến, đã khiến họ
ngày càng cùng cực, và cuối cùng dẫn đến những cuộc nổi dậy ngày càng
nhiều, quy mô ngày càng lớn của phong trào nông dân những thập kỷ sau của
thế kỷ XIX.
Điều kiện xã hội này là cơ sở cho những quan niệm về chính danh định
phận, sự kỷ cương, nền nếp, sự duy trì nội giao về địa vị xã hội.

1.1.1.3. Điều kiện chính trị
Nước Đại Nam về danh nghĩa là lệ thuộc chính trị vào “Thiên triều”
nhà Thanh, nhưng trên thực tế hoàn toàn là một nước độc lập. Nhà Nguyễn ra
đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, mà trong cả
tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây
Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn
bán quốc tế. Hàng loạt các nước châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ thực dân,
và Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó.
Ngay từ những ngày đầu thiết lập vương triều, Nguyễn Ánh đã đặt
quan, phong tước cho những người phò tá. Sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà,
Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt
quan chức cai quản. Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ. Ở
Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã; ở Đàng Trong là thị trấn, dinh,
huyện, xã. Sau đó ít lâu, nhà Nguyễn nâng tổng thành một cấp hành chính
trung gian giữa huyện và xã. Ngoài ra, 11 trấn Bắc thành được hợp thành một
tổng trấn, 5 trấn cực Nam hợp thành 1 tổng trấn gọi là Gia Định thành. Như
vậy, về chính quyền trung ương, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán.
Bên cạnh sự nhất thể hố về mặt tổ chức chính quyền trung ương, thì chính
quyền địa phương có sự tồn tại của hai khu vực gần như độc lập ở Bắc và
13


Nam. Để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo quyền lực nhà vua, Gia
Long cho sửa đắp hệ thống đường giao thơng chính từ các địa phương về
trung ương và đặt một hệ thống trạm dịch nhằm chuyển đệ văn thư.
Năm 1831-1832, Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành
chính địa phương, xố bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ
cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Năm 1831, đổi các trấn phía Bắc
thành 18 tỉnh. Năm 1832, đổi các dinh trấn phía Nam thành 12 tỉnh.
Ban đầu, quan lại chủ yếu bao gồm những người có cơng theo Nguyễn

Ánh chống Tây Sơn (bao gồm cả một số những người Pháp), một số cựu thần
nhà Lê hoặc từng đỗ đạt dưới thời Lê. Về sau, thông qua thi cử, nhà Nguyễn
mới bổ dụng thêm người. Tuy nhiên, năm 1807 mới có khoa thi Hương đầu
tiên, năm 1822 mới mở khoa thi Hội đầu tiên. Do lượng người đi thi ít nên số
đỗ đạt khơng đủ để bổ nhiệm vào các chức vụ cần thiết.
Như vậy, chế độ phong kiến Việt Nam sau một thời gian dài khủng
hoảng, đã để lại cho triều Nguyễn những hệ quả hết sức nặng nề, tình trạng
cát cứ, các giá trị đạo đức truyền thống khơng những bị hủy hoại, mà cịn cả
mối đe dọa thường trực về sự tái diễn của cuộc khủng hoảng mới. Vì vậy, bên
cạnh những giải pháp về hành chính, thì về mặt tư tưởng ý thức hệ, Nguyễn
Ánh khơng thể tìm thấy một cơng cụ hữu hiệu nào tốt hơn Nho giáo, bởi nó
vừa hợp lý hóa được địa vị thống trị chính trị của nhà Nguyễn, vừa thiết lập
và bảo vệ được chính quyền, vừa đảm bảo quyền lợi cho hoàng gia và tầng
lớp quý tộc phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.
Như vậy, trên phương diện chính trị - xã hội, “nhà Nguyễn cũng đã mở
ra một bước ngoặt lịch sử với một tổ chức chính quyền quy mơ hơn thay thế
cho những chính quyền cũ đã quá nát ruỗng, một sự ổn định mới thay thế cho
tình cảnh bấp bênh, loạn lạc, v.v mà ai cũng đã chán ghét đến cực điểm và
một nền văn hóa chính thống thay thế cho sự vơ trật tự, đưa lại cho xã hội sự
kỷ cương nền nếp, một sự phục hồi bản sắc. Đó quả là mong mỏi chung của
14


nhiều tầng lớp nhân dân, là khát vọng của cả một giai đoạn, là điều kiện hình
thành và củng cố địa vị của triều đại Nguyễn trong lịch sử trung đại Việt
Nam” [23,tr.198].
1.2.2. Tiền đề văn hóa – tư tưởng
Xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị dưới triều
Nguyễn mà Nho giáo một lần nữa chiếm giữ vị trí độc tơn ở nước ta. Nước ta
là nước nơng nghiệp, có nền kinh tế tiểu nông, nông nghiệp phụ thuộc chủ

yếu vào thời tiết, hay đúng hơn là phụ thuộc vào trời. Trời theo Nho giáo
quan niệm, có quyền quyết định mọi sự, ngay cả sự thành bại, thịnh suy của
một quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, những quan niệm, học thuyết về “trời”,
“mệnh”, “mệnh trời” trong Nho giáo là những tư tưởng được nhân dân ta dễ
ràng tiếp nhận lúc bấy giờ.
Tư tưởng trời, mệnh trời cũng là công cụ hữu hiệu để giai cấp thống trị
trấn an dân chúng. Vua lĩnh mệnh trời mà trị dân. Người chiếm được nước là
do mệnh trời. Ở đâu có qn chủ chun chế thì ở đó tư tưởng mệnh, mệnh
trời được đề cao và thịnh hành dưới hình thức này hay hình thức khác, nhờ đó
mà uy thế của nhà vua được đề cao. Nhà vua đã lĩnh mệnh trời, chỉ chịu trách
nhiệm với trời mà thôi. Bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, bởi vua
là thiên tử - con trời. Ngơi vua gọi là ngôi trời. Với thuyết thiên nhân tương
cảm, thiên nhân hợp nhất thì nhà vua lĩnh hội ý trời, chịu trách nhiệm trước
trời, vâng mệnh trời mà giáo hóa và dưỡng dân. Các triều đại phong kiến ở
nước ta đề cao những quan niệm đó, như một hệ thống, trong đó có thiên đạo,
đạo đức, chính trị, lấy sức người làm cơ bản, lấy xã hội làm mục tiêu, song kỳ
thực nó vẫn phụ thuộc vào trời, vào thần, trói cột lý trí váo số, vào mệnh trời.
Chính từ những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã hội nước ta nửa đầu
thế kỷ XIX, và cũng là để chính danh hóa địa vị chính trị của mình, nhà
Nguyễn cần phải có một cơng cụ tư tưởng hữu hiệu để đưa đất nước vào
khuôn khổ và ổn định, một trật tự xã hội theo kiểu Tam cương, Ngũ thường
15


đã đáp ứng được yêu cầu đó. Do vậy, nhà Nguyễn đã lựa chọn sử dụng Nho
giáo trong việc cai trị và quản lý đất nước. Và chủ trương độc tơn Nho giáo đã
trở thành chủ trương có tính tất yếu, xuyên suốt lịch sử của vương triều
Nguyễn. Sự độc tôn ấy được khẳng định qua các vị vua nhà Nguyễn từ Gia
Long và Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Bên cạnh đó, gia cố cho sự độc
tơn Nho giáo, phụng sự triều đình, những nhà tư tưởng tiêu biểu như Phạm

Quí Thích (1720-1825), Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Nguyễn Đức Đạt và
một số nhà nho tiêu biểu khác đã có những đóng góp lớn lao.
Nhằm củng cố vững chắc bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế,
nhà Nguyễn tìm mọi cách phục hồi Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành cơ sở lý
luận để thống nhất quốc gia, chống lại sự bành trướng của tư tưởng Thiên
chúa giáo. Lo sợ sự nổi dậy của nhân dân dưới ngọn cờ của các học thuyết tôn
giáo phi Nho nên lúc đầu nhà Nguyễn chủ trương hạn chế Phật và Đạo giáo.
Về sau lại nới lỏng cho Phật, Đạo giáo gia tăng. Nửa cuối xuất hiện tư tưởng
duy tân theo hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước, trí thức tiến bộ
như Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898), Đặng
Huy Trứ (1825-1874)… Trước tình hình mới đó, triều Nguyễn đã cố gắng vận
dụng nhỏ giọt các thành tựu văn hóa Phương Tây, nỗ lực xây dựng một hệ tư
tưởng có bản sắc văn hóa dân tộc riêng nhưng vẫn lấy Nho giáo làm nòng cốt.
Vua Gia Long đã chú ý đến điều này mở đầu bằng việc pháp điển hóa các nội
dung tư tưởng Nho giáo bằng bộ luật Gia Long. Tiếp liền định hướng đổ
khuôn hệ tư tưởng Nho giáo “Minh Mệnh chính yếu” của Minh Mệnh khẳng
định đường lối đức trị kết hợp với pháp trị theo Nho giáo. Tư tưởng của việc
trị nước, dù vẫn lấy Nho giáo làm chính yếu thì cùng với đó Minh Mệnh đã
tiếp thu giá trị tư tưởng tiền nhân, ông đề cao Lê Thánh Tông (1442-1497) và
đã đề cập đến nhiều vấn đề mới như nhấn mạnh tính độc lập của Nhà nước,
quân sự, quốc phòng mạnh để bảo vệ lãnh thổ. Nguyễn Văn Siêu cũng cố
gắng đưa ra những khuynh hướng xây dựng một nền tư tưởng, học thuật riêng
16


của dân tộc, cho dù nó vẫn nằm trong khn khổ của Nho giáo. Tiếp thu ảnh
hưởng của những nhà tư tưởng đương thời, Nguyễn Đức Đạt – với tác phẩm
“Nam Sơn tùng thoại” cũng đã thể hiện khát vọng xây dựng một tư tưởng
riêng nhưng vẫn lấy Nho giáo làm nền tảng.
1.2. Khái quát về thân thế, sự nghiệp và các trƣớc tác của Nguyễn

Đức Đạt
1.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt
Nguyễn Đức Đạt (1824-1887), tự là Khoát Như, hiệu là Khả Am chủ
nhân, Nam Sơn chủ nhân, Nam Sơn dưỡng tẩu, người làng Ngang (chữ Hán là
Hồnh Sơn), xã Khánh Lộc, nay là xóm 5, xã Khánh Sơn 1, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
Nam Đàn – nơi Nguyễn Đức Đạt và gia đình sinh sống là một vùng đất
nổi tiếng của Nghệ An.Trải qua chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, nơi đây đã
sinh ra những người con ưu tú cho đất nước, quê hương. Những nhân vật lịch
sử kiệt xuất, những danh nhân lỗi lạc, chính họ đã góp phần quan trọng tơ
điểm truyền thống văn hóa đẹp đẽ của quê hương Nam Đàn xứ Nghệ.
Tác giả Ninh Viết Giao và Trần Thanh Tâm trong sách “Nam Đàn –
quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh” đãtự hào khẳng định: “Ở Nam Đàn, kỳ tích
lồng trong thắng cảnh. Kỳ tích làm cho thắng cảnh lung linh, sinh động, thêm
gắn bó lịng người. Thắng cảnh làm cho kỳ tích sống mãi với thế gian, với đất
trời vạn thuở dù xã hội có đổi thay. Và tất cả các kỳ tích thắng cảnh đều đưa
chúng ta nghĩ đến những người con ưu tú, vĩ đại của đất nước, q hương. Đó
là niềm tự hào chính đáng mà khơng phải đâu cũng có, thời gian nào cũng có”
[19,tr.56-57].
Trong lịch sử truyền thống của quê hương Nam Đàn, gia đình Thám
hoa Nguyễn Đức Đạt là một điểm sáng. Cha của ông là Nguyễn Đức Hiển đỗ
cử nhân vào năm 1824.Truyền thống gia đình khoa bảng và quê hương hiếu
học có sự tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của Nguyễn Đức Đạt.
17


Tiếp bước truyền thống đó, nămThiệu Trị thứ 7 (1847), Nguyễn Đức Đạt đỗ
cử nhân khoa Đinh Mùi trường Nghệ. Năm Quý Sửu (1853), đời Tự Đức thứ
6, ông đỗ Thám hoa. Nguyễn Đức Đạt được bổ nhiệm chức Thị giảng ở Viện
Hiền tập tại kinh đơ Huế. Được ít lâu thấy thế sự đổ nát, sức khỏe yếu kém,

ông xin cáo quan về quê và mở trường dạy học, hy vọng vào thế hệ sau. Đến
đầu năm 1860, ông trở lại làm việc ở kinh đô, được thăng hàm Cấp sự trung
giữ chức Khởi cư trú ở Điện Kinh Diên.
Năm Quý Hợi (1863), ông được bổ nhiệm làm Đốc học Hà Nội. Trước
khi nhậm chức, ông ghé thăm nhà, Tổng đốc Nghệ An là Vũ Trọng Bình
(1808-1898) mến tài đức của ơng đã xin với triều đình để ơng được bổ nhiệm
làm Đốc học Nghệ An. Tới năm Ất Sửu (1865), ông được triệu về kinh thăng
chức Chưởng ấn Ngự sử ở Đô Sát viện. Tháng Bảy cùng năm, thân phụ ơng
mất. Ít lâu sau mẹ ơng cũng qua đời. Do đó, ơng xin ở lại q nhà để lo tang sự.
Đầu năm Bính Dần (1866), trong thời gian cư tang, ông nhận lời dạy
học ở làng Hương Vân (Nam Đàn). Sau vì học trị nghe tiếng tới xin học rất
đông, dân làng Lãng Đông (nay là xã Hưng Thơng, huyện Hưng Ngun,
Nghệ An) dựng một ngơi trường đón ông về dạy. Ông dạy ở đâycho tới năm
Kỷ Tị (1869). Đó là giai đoạn trường Thơng Lãng, giai đoạnmở đầu trong sự
nghiệp giáo dục của ông.
Mùa đông năm Kỷ Tị (1869), theo thỉnh cầu của Tổng đốc Nghệ An,
triều đình lại cử ơng làm Đốc học tỉnh nhà lần thứ hai. Cuối năm Tân Mùi
(1871), ông được bổ nhiệm làm Quyền Án sát tỉnh Thanh Hoá. Tháng Bảy
năm Nhâm Thân (tháng Tám năm 1872), ông lại được triệu trở lại chức vụ cũ,
làm Đốc học Nghệ An (lần thứ ba). Về Nghệ An được vài hôm, ông lại được
thăng chức Bố chính sứ, kiêm giữ chức Tuần phủ tỉnh Hưng Yên. Trong thời
điểm ấy, đất nước đang đứng trước sự khiêu khích, lăm le xâm lược của thực
dân Pháp. Tại Hưng Yên, Nguyễn Đức Đạt phải lo chống nạn thủy tai do hệ
thống đê điều hư hỏng, vừa lo việc thuế má triều đình mới đặt ra làm tổn sức
18


dân, lại phải giữ cho Hưng Yên được yên ổn trước sự nhịm ngó của giặc
Pháp. Tháng Hai năm Bính Tý (tháng Ba năm 1876), sau khi tờ sớ xin hoãn
thi hành thuế mới cho dân Hưng Yên bị vua Tự Đức bác đi, lấy cớ ốm đau,

Nguyễn Đức Đạt xin cáo quan về làng.
Giữa năm Đinh Sửu (1877), học trị cùng dân làng Hồnh Sơn góp
cơng của dựng cho ôngmột gian nhà và một ngôi trường để ông sinh sống và
dạy học. Trong suốt 7 năm (1877-1883), ông chuyên chú vào dạy học và viết
sách. Đây là giai đoạn trường Đơng Sơn (gọi theo tên trường), hay cịn gọi là
trường Nam Sơn (gọi theo hiệu của ơng), trường Hồnh Sơn (gọi theo tên
làng, địa điểm đặt trường học).
Sau sự kiện tấn công đồn Mang Cá không thành (rạng sáng ngày 7
tháng Bảy năm 1885), Tơn Thất Thuyết (1839-1913) phị vua Hàm Nghi
(1872-1943) chạy ra Quảng Trị. Tại căn cứ Tân Sở trên cao nguyên miền
Trung, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi cả nước ra sức chống
giặc Pháp. Nguyễn Đức Đạt được vua Hàm Nghi bổ làm Lại bộ Thượng Thư
kiêm An Tĩnh Tổng đốc lỵ sở tạm đóng ở làng Hồnh Sơn và giao nhiệm vụ
hiểu dụ thân hào các nơi cần vương. Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương,
Nguyễn Đức Đạt cùng nhiều cộng sự đã tập hợp được mấy trăm nghĩa quân
ứng nghĩa. Nghĩa quân đã có một số trận đánh, nhưng sau bị thất bại, phải rút
lui vào vùng Vạc Nở trong núi Bạch Sơn (nay là xã Tiến Sơn, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Đức Đạt vì già yếu khơng thể theo kịp được
nghĩa quân, đành cải trang thành người mù lồ ngây dại đến lánh tại chùa
Đơng Sơn. Gian nhà và ngôi trường của ông do dân làng dựng cho bị giặc đốt
phá. Cuối năm Ất Dậu (1886), những vụ lùng quét của giặc tạm lắng, ông mới
trở về gian nhà cịn sót lại trên đống tro tàn.
Ngày 9 tháng Giêng năm Đinh Hợi (tức ngày mồng 1 tháng 2 năm
1887), ông qua đời tại cư gia, hưởng thọ 63 tuổi.

19


Riêng về sự nghiệp trồng người, sự nghiệp mà ở đó tư tưởng của ơng
được hun đúc mạnh mẽ và truyền dạy, thì chưa kể khoảng gần 4 năm làm Đốc

học Nghệ An, Nguyễn Đức Đạt đã có trên mười năm trực tiếp dạy học. Quá
trình tham gia dạy học của ơng có thể khái qt lại thành hai giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1866 đến 1869 (4 năm):Giai đoạn này cịn được gọi
là giai đoạn trường Thơng Lãng. Đây là giai đoạn ông đang cư tang cha mẹ tại
quê nhà, khơng bị vướng bận việc triều đình. Lúc đầu, ông dạy học ở làng
Hương Vân (Nam Đàn), sau vì học trị đến xin học rất đơng, ơng đã dựng một
ngôi trường bên bờ hồ sen làng Lãng Đông (sau hai làng Lãng Đông và Lãng
Tây nhập làm một, lấy tên là Thông Lãng)[46].
Giai đoạn từ năm 1877 đến 1883 (7 năm): Giai đoạn này còn gọi là giai
đoạn trường Đông Sơn. Đây là giai đoạn ông cáo quan về q. Học trị của
ơng và dân làng Hồnh Sơn đã xây dựng một gian nhà và một ngôi trường để
ông dạy học cho con em họ. Trong thời gian này, học trị theo học rất đơng,
ơng đã tranh thủ thời gian để biên khảo và viết khá nhiều sách làm tài liệu
phục vụ cho công việc dạy học.
Trong hơn mười năm dành tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, ông
đã đào tạo được hàng trăm học trị, trong đó có nhiều người đỗ đạt cao, giữ
những trọng trách trong triều như Kinh lược Hoàng Cao Khải (1850-1933),
Thượng thư Bộ học Cao Xuân Dục (1843-1923), Hồ Sĩ Tạo (1841-1907),
Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923), Đặng Văn Thụy (1858-1936), Nguyễn Sinh
Sắc (1862-1929), Phan Bội Châu (1867-1940), Nguyễn Thức Thự (18411923), Đặng Văn Bá (1873-1931), Nguyễn Đức Cơng (1874-1916),…
Rõ ràng, trình độ học vấn, tài năng sư phạm, tư cách người thầy của
Nguyễn Đức Đạt đã giúp ơng có được thành cơng ấy. Cảm động và kính phục
trước những cống hiến của ơng, học trị giành cho ông nhiều lời ngợi ca. Ngày
nay, trong nhà thờ của chi họ Nguyễn Đức có một tấm biển gỗ sơn đỏ đề 4
chữ “Sắc tứ vinh hồi”, một lá cờ hình chữ nhật khổ dọc màu đỏ rua tơ thêu 6
20


×