Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

(Luận văn thạc sĩ) truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo bắc kạn và yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LƢU THỊ BÍCH NGỌC

TRUYỀN THƠNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN BÁO BẮC KẠN VÀ YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LƢU THỊ BÍCH NGỌC

TRUYỀN THƠNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN BÁO BẮC KẠN VÀ YÊN BÁI

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, với sự hướng dẫn
tận tình, trách nhiệm của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi. Các số liệu để triển
khai luận văn này là hoàn toàn trung thực, là kết quả lao động tích cực,
nghiêm túc và sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân. Các số liệu được sử dụng
trong luận văn chưa từng được diễn giả nào cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Lƣu Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ giảng viên trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Báo chí và Truyền thơng đã nhiệt
tình truyền đạt kiến thức trong suốt q trình học tập tại trường. Đặc biệt tơi
xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi đã hướng dẫn
tận tình, chỉ bảo và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình
thực hiện luận văn của tôi với đề tài “Truyền thông về vấn đề xóa đói giảm
nghèo trên báo Bắc Kạn và n Bái”, chun ngành Báo chí học.
Tơi xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Chính quyền và các Ban, Ngành, Đồn
thể liên quan đến hoạt động xóa đói giảm nghèo tại 02 tỉnh Bắc Kạn và Yên
Bái, đặc biệt là Ban biên tập báo Bắc Kạn và báo Yên Bái đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn cao học cuối khóa của mình.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện, động viên, giúp đỡ tơi trong việc hồn thành chương trình cao học
báo chí theo đúng tiến độ.
Do năng lực và thời gian nghiên cứu của bản thân cịn hạn chế nên Luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyến khuyết. Tuy nhiên, tơi đã hết sức
nỗ lực, vì vậy tơi mong Hội đồng Khoa học đánh giá công tâm, khách quan về

đề tài luận văn "Truyền thơng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn
và n Bái" để tơi hồn thiện hơn trong những lần nghiên cứu tiếp theo.
Tác giả luận văn

Lƣu Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
1.Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................................... 16
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................... 17
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THƠNG
XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TRÊN BÁO CHÍ............................................. 18
1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................................. 18
1.2.Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn và n Bái...................................... 28
1.3 Truyền thơng về xóa đói giảm nghèo trên báo chí .................................................. 35
1.4 Vai trị của truyền thơng xóa đói giảm nghèo qua báo chí ..................................... 36
1.5 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thơng xóa đói giảm nghèo trên
báo chí .................................................................................................................................. 38
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TRÊN BÁO BẮC KẠN VÀ YÊN BÁI ............................ 41
2.1 Giới thiệu chung về hai cơ quan báo chí khảo sát ................................................... 43
2.2 Thực trạng truyền thơng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên 02 tờ báo khảo sát 50
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 85

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN
THƠNG VỀ VẤN ĐỀ XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TRÊN BÁO BẮC KẠN
VÀ YÊN BÁI .................................................................................................. 87
3.1 Vấn đề đặt ra ................................................................................................................. 82


3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên
báo Bắc Kạn và Yên Bái ................................................................................................... 84
3.3 Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................................ 90
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

PGS.TS

: Phó Giáo sư. Tiến sĩ

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

CTMTQG


: Chương trình Mục tiêu Quốc gia

XDNTM

: Xây dựng Nơng thơn mới


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nội dung các tác phẩm phản ánh XĐGN.......................................... 58
Biểu đồ 2.2 Đánh giá về hình thức của các tác phẩm truyền thông về ........... 62
XĐGN trên báo Bắc Kạn và Yên Bái ............................................................. 62
Biểu đồ 2.3: Tần suất đọc báo Đảng ở Bắc Kạn và Yên Bái. ................. 64
Biểu đồ 2.4 Mức độ quan tâm của công chúng với truyền thông XĐGN ...... 66
Biểu đồ 2.5 Tính chính xác về nội dung truyền thông về vấn đề XĐGN ....... 68
Biểu đồ 2.6: Tính trung thực về nội dung truyền thơng về vấn đề XĐGN..... 70
Biểu đồ 2.7: Tính thời sự về nội dung truyền thông về vấn đề XĐGN .......... 71
Biểu đồ 2.8 Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả truyền thông ....... 74


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của Đề tài
Những năm trở lại đây Việt Nam được đánh giá là một trong những nước
có cơng tác xố đói giảm nghèo (XĐGN) tốt nhất trên thế giới. Theo thống kê
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2013 tỷ lệ nghèo ở Việt
Nam giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% trong 20 năm qua (1990-2010) với
khoảng 30 triệu người. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm xuống
còn 5,97%. Và tính đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của nước ta còn dưới
5%. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy tỷ lệ nghèo ở nước ta thuyên giảm
đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền

vững, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư cịn lớn; nhiều
vùng cịn nhiều khó khăn, có vùng cịn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có vùng
cịn 60% -70% hộ nghèo. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50%
tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số
chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước.
Nhằm khắc phục những hạn chế đó, những năm qua Đảng và Nhà nước
ta đã ln quan tâm đến vấn đề XĐGN và coi đó là một chủ trương lớn cần
triển khai. Với mục tiêu XĐGN trong thời gian tới là giảm tỷ lệ nghèo cả
nước bình quân 1,0%- 1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó
khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016- 2020, Đảng và
nhà nước đã luôn chú trọng và thực hiện xuyên suốt theo quan điểm tập trung
phát triển kinh tế gắn với XĐGN bằng nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia.
Đến nay, cơng tác giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, được thế giới công nhận và đánh giá cao. Những kết quả đó có được,
một phần cũng là nhờ việc tuyên truyền của các cơ quan báo chí của Trung
ương và địa phương.

1


Báo chí là lực lượng hết sức quan trọng, là kênh tuyên truyền, là cầu nối
kịp thời giữa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
về XĐGN đối với người dân. Ngồi ra, báo chí cịn có nhiều phản biện, phát
hiện vấn đề và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng, soạn thảo chính
sách cho phù hợp với thực tiễn; phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực, những địa
chỉ người nghèo, có hồn cảnh khó khăn trên cả nước; xây dựng nhiều
chương trình truyền hình, chuyên trang, chuyên mục về XĐGN để bà con học
hỏi cách làm hay và cả xã hội cùng chung tay góp sức giúp đỡ.
Tỉnh Yên Bái và Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc có tình trạng đói
nghèo cịn cao, trong những năm gần đây, việc tun truyền các chính sách,

chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về XĐGN qua các phương tiện
truyền thông đại chúng, nhất là qua báo chí cũng được quan tâm, chú trọng và
phát huy có hiệu quả. Truyền thơng trên báo chí có sức ảnh hưởng lớn, tác
động một cách trực tiếp vào nhận thức của người dân, giúp người dân tiếp cận
với những chính sách hỗ trợ của nhà nước, học tập những gương điển hình
trong sản xuất, đời sống để vận dụng và dần thoát khỏi cái nghèo.
Tuy nhiên, hiện nay công tác truyền thông về XĐGN tại báo Bắc Kạn và
Yên Bái còn một số hạn chế nhất định về chất lượng tác phẩm, nội dung
thông tin phản ánh chưa sinh động, nhiều chiều, chưa thật sự phát huy sức
mạnh và lợi thế của báo Đảng địa phương trong việc tuyên truyền chính sách,
pháp luật về XĐGN. Trước thực trạng đó, tơi đã lựa chọn Đề tài nghiên
cứu:“Truyền thơng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên báo Bắc Kạn và Yên
Bái” làm Luận văn thạc sỹ để khảo sát, đánh giá thực tiễn hoạt động truyền
thông về công tác XĐGN của báo Bắc Kạn và Yên Bái, góp phần tạo cơ sở
khoa học cho các đơn vị báo chí hoạch định nên những chính sách thơng tin,
truyền thơng về cơng tác XĐGN, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm
giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế trong nước. Các nội dung
truyền thông về XĐGN như: Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói; đạt phổ
cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ;
giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; tăng cường sức khỏe bà mẹ… đã được nhiều
cơng trình, cuốn sách, bài viết của các tác giả khác nhau bàn luận ở những góc
độ khác nhau như: Nghiên cứu truyền thơng trên một số lĩnh vực giáo dục,
sức khỏe, nông nghiệp, nông thôn, phổ biến pháp luật; nghiên cứu về thực
trạng, giải pháp truyền thông dân tộc;… Tiêu biểu là một số cuốn sách, bài

viết, cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố của một số tác giả trên thế giới
và trong nước, cụ thể:
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu xã hội học nhằm chứng minh ảnh
hưởng của truyền thơng, trong đó một số nghiên cứu đã tổng hợp lại kết quả
từ nhiều cơng trình khác nhau nhằm chắt lọc cho người đọc những bằng
chứng rõ ràng nhất ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tới nhận thức của
người xem về thực tế xã hội. Có thể kể đến bài viết “Sociology of Mass
Communications” của Charles R. Wright; “The Influence and Effects of Mass
Media” của Denis McQuail (1979) và “Milestones in Mass Communication:
Media Effects” của Lowery, Shearon A., DeFleur và Melvin L. Ngoài ra, mỗi
bài viết lại có những điểm khác biệt: bài viết của Denis McQuail cịn đề cập
đến tác động truyền thơng tới văn hóa xã hội một cách tổng quát hay những tổ
chức xã hội khác; bài viết của nhóm tác giả Lowery, Shearon A., DeFleur và
Melvin L. đã tìm hiểu ảnh hưởng của nhiều loại hình truyền thơng (phát
thanh, báo in…) tới đời sống của đối tượng khán giả của chúng; tác giả

3


Charles R. Wright ngồi việc tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thơng cịn
nghiên cứu về một số đặc điểm của các thành phần trong ngành truyền thơng
báo chí (trình độ học vấn, mảng hoạt động, tiêu chí làm việc của phóng viên;
cách thức duyệt bài). Các nghiên cứu này tuy có tính tổng hợp cao, tuy nhiên
bối cảnh của những nghiên cứu được đề cập bên trong đều bị giới hạn về thời
gian và không gian: thời điểm nghiên cứu rơi vào những năm thập niên 60 70 của thế kỷ trước, địa điểm tiến hành của các nghiên cứu đều nằm ở những
nước phát triển. Do đó, cần có những nghiên cứu cập nhật hơn về thời gian và
mở rộng khơng gian nghiên cứu để có thể thấy được ảnh hưởng tồn diện của
truyền thơng tới các khía cạnh xã hội của các quốc gia.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về chính sách truyền thơng dân

tộc có tác động đến cơng tác xóa đói giảm nghèo, như: Trong cuốn sách
"Understanding Ethnic Media: Producers, Consumers, and Societies" (năm
2011) của Matthew Matsaganis, Vikki Katz & Sandra Ball-Rokeach đã cung
cấp một cái nhìn tồn diện về các phương tiện truyền thông được sản xuất bởi
cộng đồng dân tộc và dành cho cộng đồng dân tộc. Các tác giả đề cập đến đối
tượng tiếp nhận hay người dùng trong truyền thông dân tộc và xác định đó là
dân nhập cư và đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phân
tích những khía cạnh của bên cung trong truyền thơng như: Vai trị lớn của số
lượng ấn phẩm và xếp hạng cùng những xu hướng đối với báo in và báo điện
tử; vấn đề cạnh tranh và các thách thức xã hội đối với báo in và báo điện tử;
cách thức cơng nghệ truyền thơng mới định hình lĩnh vực truyền thơng sắc
tộc; tồn cầu hóa và tác động đến truyền thơng dân tộc, các hình thức khác
nhau của các tổ chức truyền thông dân tộc trên khắp thế giới. Xét trên khía
cạnh xã hội, các tác giả phân tích cách thức truyền thơng xã hội kết nối cư dân
trong cộng đồng địa phương, góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe cộng
đồng và XĐGN.

4


Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu xã hội học nhằm chứng minh
ảnh hưởng của truyền thông về nhận thức người xem về thực tế xã hội, trong
đó một số nghiên cứu đã tổng hợp lại kết quả từ nhiều cơng trình khác nhau
nhằm chắt lọc cho người đọc những bằng chứng rõ ràng nhất ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông tới nhận thức của người xem, điển hình có các bài
viết “Sociology of Mass Communications” của Charles R. Wright; “The
Influence and Effects of Mass Media” của Denis McQuail (1979) và
“Milestones in Mass Communication: Media Effects” của Lowery, Shearon
A., DeFleur và Melvin L. Ngoài ra, mỗi bài viết lại có những điểm khác biệt:
bài viết của Denis McQuail cịn đề cập đến tác động truyền thơng tới văn hóa

xã hội một cách tổng quát hay những tổ chức xã hội khác; bài viết của nhóm
tác giả Lowery, Shearon A., DeFleur và Melvin L. đã tìm hiểu ảnh hưởng của
nhiều loại hình truyền thơng (phát thanh, báo in…) tới đời sống của đối tượng
khán giả của chúng; tác giả Charles R. Wright ngồi việc tìm hiểu ảnh hưởng
của truyền thơng cịn nghiên cứu về một số đặc điểm của các thành phần
trong ngành truyền thơng báo chí (trình độ học vấn, mảng hoạt động, tiêu chí
làm việc, của phóng viên, cách thức duyệt bài). Các nghiên cứu này tuy có
tính tổng hợp cao, tuy nhiên bối cảnh của những nghiên cứu được đề cập bên
trong đều bị giới hạn về thời gian và không gian: thời điểm nghiên cứu rơi
vào những năm thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, địa điểm tiến hành của các
nghiên cứu đều nằm ở những nước phát triển. Do đó, cần có những nghiên
cứu cập nhật hơn về thời gian và mở rộng khơng gian nghiên cứu để có thể
thấy được ảnh hưởng tồn diện của truyền thơng tới các khía cạnh xã hội của
các quốc gia.
Năm 1996, các tác giả Jong G. Kang, Stephen S. Andersen, Michael
Pfau đã có nghiên cứu “Television Viewing and Perception of Social Reality
Among Native American Adolescents”. Nghiên cứu được tiến hành vào thời

5


điểm năm 1992, với đối tượng là khối học sinh trung học (gồm cả phổ thông
và cơ sở) trong khu vực bảo tồn ở bang South Dakota. Một bảng hỏi được đưa
ra cho các đối tượng nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của việc xem TV tới giới
trẻ người bản địa về quan niệm đời thực, trong đó chú ý đặc biệt tới lĩnh vực
giới, vai trò từng giới, các mặt trái xã hội và độ thực tế của truyền thơng. Việc
đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí: lượng thời gian dành ra để xem TV (ít - trung
bình - nhiều), giới tính, tuổi, trình độ giáo dục của cha/mẹ, thu nhập gia đình,
khả năng học tập. Sau khi tổng hợp kết quả, nghiên cứu đã cho thấy có những
dấu hiệu giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những quan niệm được đẽo gọt TV về

những lĩnh vực nói trên, đặc biệt sự dấu hiệu thể hiện rõ hơn khi thời gian
xem TV tăng lên; tuy nhiên nghiên cứu chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp, do
đó yếu tố khu vực địa lý còn chưa được xem xét; đồng thời, kết quả nghiên
cứu chỉ mang tính thức thời, cịn ảnh hưởng về mặt dài hạn thì khơng thể
được thể hiện ở đây. Dù vậy, thông qua đây ta cũng thấy được ảnh hưởng
không nhỏ của TV cũng như truyền thông hiện đại tới dân tộc thiểu số ở vùng
nông thôn với trình độ hiểu biết cịn có hạn chế.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản của truyền thông, công tác
truyền thơng, đã có nhiều nghiên cứu bàn luận như: cuốn sách “Truyền thông
đại chúng” của Tạ Ngọc Tấn (2004) đã cung cấp các kiến thức cơ bản về các
phương tiện truyền thơng hiện đại, các ngun tắc, phương pháp chính nhằm
quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình phương
tiện truyền thơng đại chúng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước;
Cuốn sách “Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn”; “Lý luận báo chí
truyền thơng” của Dương Xn Sơn; “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng”
của Dương Xn Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang (2007) cũng đề cập
đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc

6


trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí,
làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo
chí-truyền thơng; Cuốn sách “Kiến thức tổng quan về công nghệ thông tintruyền thông (Dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý)” của Nguyễn Dũng Sinh
(cb) (2011); Cuốn sách “Truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của
Nguyễn Văn Dững (2012) đã đề cập, cung cấp những kiến thức lý thuyết và
kỹ năng cơ bản nói chung, truyền thơng-vận động xã hội và truyền thơng đại
chúng nói riêng cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình
huống, cơ chế, chức năng… của một số loại hoạt động truyền thơng; chu

trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử
dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền
thông; Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tiễn trong nghiên cứu
truyền thông dân số ở nước ta hiện nay” của Trương Xuân Trường cũng
hướng đến một phương pháp hợp nhất về khái niệm truyền thông, truyền
thông dân số, lịch sử nghiên cứu truyền thông và truyền thông dân số, các vấn
đề đặt ra trong nghiên cứu truyền thông dân số ở nước ta hiện nay. Qua
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thơng, có thể thấy, có rất
nhiều nghiên cứu quan tâm, bàn luận về vấn đề này, nhìn chung các nghiên
cứu đều đưa ra những quan niệm về truyền thơng ở khía cạnh nghiên cứu của
mình. Dù nghiên cứu ở khía cạnh nào thì cũng có thể thấy, về bản chất, truyền
thơng là q trình chia sẻ, trao đổi hai chiều diễn ra liên tục giữa chủ thể
truyền thơng và đối tượng truyền thơng. Về mục đích, truyền thông hướng
đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối
tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng. Về cơ bản, các
nghiên cứu đã chỉ ra được nội hàm của truyền thông, cung cấp những thông
tin cần thiết về mục đích, vai trị, phương thức, loại hình truyền thơng. Tuy
nhiên, đứng trước thực tiễn quá trình hội nhập phát triển, với những diễn biến

7


phức tạp như hiện nay, cần xác định rõ hơn nữa về vấn đề truyền thơng, vai
trị của truyền thơng đặc biệt là công tác truyền thông đối với đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi nhằm nhận thức đúng đắn hơn, đưa ra cái nhìn tồn
diện, xác định đúng bản chất, nội hàm của truyền thơng, từ đó đưa ra những
quyết sách phát triển phù hợp, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trên địa
bàn cả nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là
những tài liệu có giá trị nhằm cung cấp, tạo nền tảng cơ sở lý luận phục vụ
cho nghiên cứu về truyền thông đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Những nghiên cứu đề cập đến hiệu quả, tác động, thực trạng của truyền
thông ở vùng dân tộc nước ta. Năm 2010, cơng trình nghiên cứu “Nâng cao
chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (Khảo sát trường hợp
người Thái ở Tương Dương, Nghệ An)” của Lữ Thị Ngọc đã làm rõ những
vấn đề lý luận chung về vai trị của cơng chúng trong q trình truyền thơng,
những đặc điểm về cơng chúng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trình bày quan
điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số và chính sách về báo
chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo báo chí dành cho đồng bào
dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, khảo sát trên tờ “Dân tộc và phát triển”,
nghiên cứu đưa ra những nhận định về thói quen, nhu cầu, khả năng tiếp nhận
thông tin của đồng bào dân tộc Thái và những nhận xét, đánh giá của họ về
báo chí dành riêng cho mình, từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trong giai
đoạn phát triển như hiện nay.
Năm 2011, cuốn sách "Thông điệp truyền thông về dân tộc thiểu số trên
báo in" của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Học
viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp thực hiện, đã trình bày khái quát bối
cảnh xã hội truyền thống vùng đồng bào các dân tộc. Thông qua lăng kính báo

8


chí in, cuốn sách đã đưa đến hình ảnh người dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực
đời sống như kinh tế, chính trị-xã hội, văn hóa, giáo dục, đưa ra những đánh
giá chung về cách khắc họa hình ảnh người dân tộc thiểu số dưới góc nhìn
báo in; qua nghiên cứu có thể thấy, đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam
khi viết về dân tộc thiểu số là phản ánh các khía cạnh tiêu cực nhiều hơn tích
cực, với tỷ lệ bài viết mang tính định kiến cao. Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề
văn hóa các dân tộc thiểu số, có thể thấy, mặc dù nội dung và hình thức

truyền đạt thơng tin của báo chí đến người đọc khá đa dạng nhưng các tin bài
thường chỉ giải thích văn hóa các tộc người thiểu số theo một số khuôn mẫu
phổ biến, theo ba khuynh hướng chủ đạo là “huyền bí hóa”; “lãng mạn hóa”
và “bi kịch hóa”. Từ việc phân tích hình ảnh người dân tộc thiểu số trên một
số báo in và các yếu tố tác động đến thơng điệp truyền thơng mang tính chất
tiêu cực về các dân tộc thiểu số, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất
nhằm từng bước thay đổi hiện trạng này như: Cần có một chiến lược đổi mới
truyền thông về các dân tộc thiểu số và miền núi; Tăng cường tính khách
quan, minh bạch của thơng tin về dân tộc thiểu số; Báo chí cần có quan điểm
“thấu hiểu” thay vì phán xét khi viết về dân tộc thiểu số.
Năm 2012, bài viết “Thực trạng tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc
thiểu số Kon Tum” của Hà Oanh khẳng định báo chí khơng chỉ là phương tiện
cung cấp thông tin, cung cấp tri thức mà cịn là nơi để phản hồi những thơng
tin từ công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với sự phát triển
của báo chí thì nhu cầu thơng tin của đồng bào dân tộc cũng thay đổi, tập
trung ở một số vấn đề chính như Thơng tin về những chính sách, đường lối
của Đảng và Nhà nước; Thông tin về dự báo thời tiết, khí hậu Thơng tin về
kinh tế, khoa học kĩ thuật… Qua nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra thực trạng
cung cấp thông tin trên địa bàn tỉnh đến đồng bào các dân tộc thiểu số trên hai

9


loại hình chủ yếu là loại hình thơng tin trực tiếp và loại hình thơng tin gián
tiếp, từ đó bài viết khẳng định việc chú trọng công tác truyền thông tiếng dân
tộc, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong
những hoạt động mang tính chiến lược của đất nước, với mục tiêu rõ ràng và
hiệu quả thiết thực. Làm tốt công tác thông tin ở vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách thơng tin dành cho đồng bào dân

tộc thiểu số với đồng bào miền xuôi, thay đổi nhận thức và hành vi cho đồng
bào dân tộc thiểu số theo hướng tích cực.
Trong nghiên cứu truyền thông nông nghiệp nông thôn nông dân: Cuốn
sách “Truyền thông nông nghiệp nông thôn nông dân” của các tác giả Phạm
Hoàng Ngân, Nguyễn Kha Thoa, Phạm Quang Diệu, Hoàng Sơn đã cung cấp
những thông tin cơ bản về công tác truyền thông nông nghiệp nông thôn nông
dân của Việt Nam như các loại kênh truyền thông (Kênh truyền thông Trung
ương và Kênh truyền thông địa phương), cách tiếp cận, sử dụng cũng như các
nhu cầu tiếp cận thông tin truyền thơng nơng thơn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu
tiến hành khảo sát nhu cầu thông tin nông nghiệp nông thôn tại thời điểm năm
2009 trên các khía cạnh nhất định như: Kênh thông tin nào được sử dụng
nhiều nhất; Chuyên mục nào được quan tâm nhất; Khung "giờ vàng" của phát
thanh và truyền hình; Kênh thơng tin người dân lựa chọn tốt nhất; Nhu cầu và
nguồn thông tin của người dân đồng thời đưa ra những cái nhìn rộng mở về
công tác truyền thông nông thôn của một số nước trên thế giới với những cái
nhìn tồn cảnh về những dự án đầu tư và sáng kiến phát triển truyền thông
nông thôn của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu truyền thông về tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
Trong bài viết "Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên:
Xóa "đói nghèo" pháp luật" của Huy Long (2008); "Tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La" của Văn Giang (2016);

10


"Ưu tiên tuyên truyền pháp luật về đất đai cho đồng bào dân tộc" của Ngọc
Yến; "Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu
số" của Phạm Thị Thu Hưởng (2017)… đã khẳng định vai trị của cơng tác
tun truyền, phổ biến pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Các bài
viết cơ bản đã đề cập đến những đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, chỉ ra thực trạng những kết quả đạt được cũng như những khó khăn trong
quá trình triển khai thực hiện cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật và đưa
ra các giải pháp như: tài liệu, nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu;
hình thức tuyên truyền phải mang tính đặc thù riêng cho đối tượng đặc thù là
người dân tộc thiểu số; năng lực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, nhằm nâng
cao công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần
thực hiện hiệu quả cơng tác XĐGN.
Bài viết "Điều kiện, tâm lý tiếp nhận báo chí của đồng bào Tây Bắc và
những vấn đề đặt ra với người làm báo hiện nay” của PGS.TS Đặng Thị Thu
Hương, đăng trên Tạp chí Người Làm Báo số tháng 12/2015 đã phân tích vấn
đề tiếp nhận báo chí của đồng bào Tây Bắc hiện vẫn còn nhiều bất cập, mức
độ hiểu biết các chủ trương, chính sách pháp luật của đồng bào dân tộc còn
khá hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng báo chí viết cho đồng bào dân tộc ở Tây Bắc, chú trọng các chương
trình chuyên đề, tăng cường thời lượng phát thanh ở các khu vực vùng cao.
Bài viết “Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến vùng dân tộc thiểu số”
của Trọng Thủy đã nhấn mạnh những khó khăn trong cơng tác tun truyền
đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định việc xây dựng, ban
hành Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016-2020” là hết sức cần
thiết. Bài viết cũng đồng thời nhấn mạnh Đề án cần chỉ ra những mục tiêu,
nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với vùng đồng bào các dân tộc

11


thiểu số, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các cấp, các ngành trong
công tác tuyên truyền vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thúc
đẩy phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đảm bảo cho sự phát
triển bền vững vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước.

Bài viết “Báo chí truyền thơng Việt Nam trong tiến trình phát triển và
hội nhập” của Đinh Văn Hường đã đề cập đến những thành tựu và thách thức
của báo chí truyền thơng sau 20 năm đổi mới. Theo bài viết, báo chí truyền
thơng Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và tồn diện trên
nhiều mặt: Quy mơ, số lượng, chất lượng loại hình báo chí phát triển nhanh;
đội ngũ người làm báo chí truyền thơng ngày càng đơng đảo và lớn mạnh;
Cơng chúng báo chí tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động báo chí truyền
thơng; Báo chí truyền thơng Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động các
hoạt động báo chí khu vực và thế giới; Công tác đào tạo, bồi dường cán bộ
báo chí truyền thơng được đẩy mạnh; cơ sở vật chất và tài chính được nâng
lên rõ rệt… Tuy nhiên, báo chí truyền thơng cũng cịn tồn tại những hạn chế
cần khắc phục như: cán bộ báo chí truyền thơng chưa quán triệt đẩy đủ sâu
sắc đường lối, chính sách và pháp luật Việt Nam về báo chí, trách nhiệm xã
hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo; Tình trạng thơng tin khơng
trung thực, áp đặt vơ lối, suy diễn chủ quan, viết ẩu, viết sai, bịa đặt có xu
hướng gia tăng; Một số cơ quan báo chí và nhà báo chưa bám sát nhiệm vụ
của đất nước, của ngành, của địa phương; Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lý luận về báo chí truyền thơng chưa theo kịp thực tiễn sơi động, nhanh
chóng và phức tạp của báo chí truyền thơng hiện nay... Qua đó, bài viết cũng
đồng thời chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với hoạt động báo chí truyền
thơng trong giai đoạn hiện nay và khẳng định vai trò quan trọng của cơng tác
báo chí truyền thơng trong q trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

12


Ở một góc độ khác, vấn đề truyền thơng về XĐGN trên các phương tiện
thông tin đại chúng và báo chí cũng đã được đề cập đến trong các nhóm giải
pháp của một số cơng trình nghiên cứu về đói nghèo, nhưng chiếm vị trí cịn
rất nhỏ, như: Đề tài “Vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay”,

Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Khúc Diệu Huyền,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), hay
đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Luận
văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Vũ Thanh Thủy, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), các cơng
trình này đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề đói nghèo, XĐGN như một
vấn nạn của thế giới và của Việt Nam.
Qua quá trình khảo sát và với những tài liệu có được, tơi nhận thấy rằng
những nghiên cứu về truyền thông hiện nay mặc dù đã được nghiên cứu ở
nhiều góc cạnh, có tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế xã hội và
XĐGN. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết cịn đề cập
trong phạm vi hẹp, nghiên cứu dừng lại ở những khía cạnh, lĩnh vực cụ thể
trên những nội dung thơng tin nhất định. Chưa có cơng trình nghiên cứu nào
nghiên cứu chính thức và hệ thống đầy đủ về vấn đề truyền thơng XĐGN. Do
đó, việc lựa chọn đề tài: “Truyền thơng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên
báo Bắc Kạn và Yên Bái” sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
báo đang hoạt động trên lĩnh vực thơng tin nói chung và thơng tin xã hội nói
riêng thơng qua những thơng tin XĐGN trên báo chí như báo Bắc Kạn và báo
Yên Bái. Đồng thời, cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ
chức xã hội trong hoạt động truyền thông XĐGN ở các tỉnh miền núi phía
Bắc hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

13


Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn đánh
giá thực trạng công tác truyền thông về XĐGN trên báo in và báo điện tử của
tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Yên Bái trong năm 2015 và 2016, từ đó đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về XĐGN tại hai cơ quan báo chí khảo
sát.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề
nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông về XĐGN trên báo in và báo
điện tử tại cơ quan báo chí của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Yên Bái trong năm 2015 và
2016.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị khoa học góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động truyền thông về công tác XĐGN của cơ quan báo chí trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động truyền thông về vấn đề XĐGN tại
báo Bắc Kạn và báoYên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tác phẩm tuyên truyền về công tác XĐGN trên
các chuyên mục "Tin tức sự kiện", "Chính trị", "Kinh tế", “Nông thôn mới”,
“Xã hội”, "Văn bản mới", "Nhân đạo", "Vấn đề hôm nay" và một số chuyên
mục liên quan phản ánh các chính sách, chế độ, pháp luật về XĐGN, tập thể,
gương điển hình phát triển kinh tế, các vấn đề xoay quanh công tác XĐGN
trên báo in và báo điện tử tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái.
Thời gian khảo sát: Từ năm 2015 đến 2016.

14


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối chính sách và quan điểm của Đảng,
Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của báo chí; dựa trên những lý thuyết về
truyền thơng báo chí, lý thuyết về truyền thơng phát triển.
5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập những
thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu từ các tài liệu,
cơng trình nghiên cứu khoa học, được cơng bố chính thức trên sách, báo, tạp
chí, Website, các báo cáo của cơ quan báo chí, các báo cáo phát triển kinh tế
xã hội, XĐGN tại địa phương khảo sát.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát về nội dung, hình thức của các tác
phẩm tun truyền về cơng tác XĐGN trên báo in và báo điện tử của tỉnh Bắc
Kạn và Yên Bái trong năm 2015 và 2016. Số lượng khảo sát là 2.172 tác
phẩm (tin, bài, phóng sự, hình ảnh); từ khóa chính sử dụng để tìm kiếm, khảo
sát trên báo điện tử là “xóa đói giảm nghèo”, “giảm nghèo bền vững”, “phát
triển nông thôn”, “phát triển kinh tế”, “hỗ trợ hộ nghèo”; trên báo in là chuyên
mục “Kinh tế”, “ Xã hội”, “Nông thôn mới”, “Tin tức - sự kiện”.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket: Đề tài sử dụng
200 dung lượng mẫu, khảo sát 200 đối tượng khác nhau (những người trực
tiếp và gián tiếp liên quan đến công tác XĐGN gồm: Cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền địa phương, cơ quan báo chí và các đối tượng cơng chúng
mà các tờ báo tác động tới). Trong đó: Tỉnh Bắc Kạn 100 phiếu/100 người;
tỉnh Yên Bái 100 phiếu/100 người, đảm bảo tỷ lệ nam chiếm 50% và nữ
chiếm 50% giúp phản ánh phản hồi của công chúng một cách khách quan nhất

15


về 02 tờ báo khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Hệ thống các bảng hỏi sơ thảo với những
nội dung chính làm cơng cụ và trực tiếp phỏng vấn 10 đối tượng là các đồng

chí lãnh đạo, quản lý; lãnh đạo ban biên tập và nhà báo phụ trách về cơng tác
XĐGN tại địa bàn khảo sát, trong q trình phỏng vấn có thể đưa thêm các
câu hỏi phụ để hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp phân tích nội dung: Dựa trên kết quả tổng hợp đã thống kê
được về kết quả khảo sát, tiến hành phân tích nội dung để đánh giá thực trạng
truyền thơng, những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động truyền
thơng về XĐGN trên báo chí tại hai địa bàn khảo sát, từ đó đưa ra những giải
pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về XĐGN trong thời gian
tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu tham khảo góp phần cung cấp những luận cứ khoa
học về các lý thuyết truyền thông, XĐGN và vấn đề lý luận về tầm quan
trọng, nội dung của truyền thơng XĐGN. Thơng qua đó, góp phần giúp cơ
quan báo chí, các nhà lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo phối hợp thực hiện các giải
pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông XĐGN ở địa phương.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính xác,
hữu ích, có hệ thống cho các nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thơng tin
nói chung và thơng tin xã hội nói riêng thơng qua những thơng tin XĐGN trên
báo chí như báo in, báo Bắc Kạn điện tử và báo in, báo Yên Bái điện tử. Đồng

16


thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức xã hội trong hoạt
động truyền thông XĐGN.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm phần Mở đầu, Ba chương và Kết luận.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thơng XĐGN trên báo

chí
Chương 2: Thực trạng truyền thông về vấn đề XĐGN trên báo Bắc Kạn
và Yên Bái
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn đề
XĐGN trên báo Bắc Kạn và Yên Bái.

17


×