Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở tây nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……….*******……….

NGUYỄN HẢI HOÀNG

QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO TRONG
BÀN VỀ TỰ DO CỦA JOHN STUART MILL

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành : TRIẾT HỌC
Mã số

: 602280

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo

HÀ NỘI 11/2008


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Những cứ liệu trích dẫn trong luận
văn là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Học viên

Nguyễn Hải Hoàng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 0
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................... 7
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL
VÀ TÁC PHẨM BÀN VỀ TỰ DO ................................................................ 9
1.1. John Stuart Mill cuô ̣c đời và sƣ̣ nghiê ̣p............................................. 9
1.2. Bối cảnh, tiền đề ra đời và tƣ tƣởng cơ bản của triết học Jonh Stuart
Mill 12
1.2.1. Bối cảnh và tiền đề ra đời triết học của Jonh Stuart Mill ......... 12
1.2.2. Vài nét về tƣ tƣởng triết học của Jonh Stuart Mill ................... 15
1.3. Tác phẩm Bàn về tự do của Jonh Stuart Mill .................................. 16
1.3.1. Bối cảnh ra đời tác phẩm Bàn về tự do .................................... 16
1.3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong tác phẩm Bàn về tự do ...... 29
1.3.3. Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm Bàn về tự do........... 30
CHƢƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM CỦA
JONH TUART MILL VỀ TỰ DO TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ TỰ DO33
2.1. Những luận điểm cơ bản của John Stuart Mill về tự do .................... 33
2.1.1. Tự do – một khái niệm triết học .................................................. 33
2.1.2. Những luận điểm cơ bản của Jonh Stuart Mill về tự do ............. 36


2.2. Quan điểm của John Stuart Mill về các loại hình tƣ̣ do trong tác phẩ m

Bàn về tự do............................................................................................... 45
2.2.1. Tự do tƣ tƣởng, tự do thảo luận và tự do tôn giáo ...................... 45
2.2.2. Tự do về sở thích và tự do lập kế hoạch cho cuộc sống ............. 59
2.2.3. Tự do hội họp .............................................................................. 68
CHƢƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM CỦA
JONH STUART MILL VỀ TỰ DO ............................................................. 71
3.1 Những giá trị của quan điểm của John Stuart Mill về tự do ............... 71
3.2. Những hạn chế của quan điểm của John Stuart Mill về tự do ........... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số những vấn đề mà triết học quan tâm nghiên cứu thì tự do là
vấn đề có lịch sử lâu đời cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Nó thu hút sự
quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ lịch sử. Điều này chứng tỏ rằng triết học
không đứng ngoài cuộc đấu tranh của các lực lƣợng xã hội tiến bộ chống lại
các thế lực phản động. Mỗi bƣớc tiến bộ về tự do của nhân loại đều gắn liền
với cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội, phản ánh quá trình
nhân loại vƣơn lên tự giải phóng mình. Vì vậy vấn đề tự do gắn liền với nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nếu đề tài về con ngƣời là đề tài
trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm
hứng chủ yếu cho những tìm tịi triết học. Chính vì thế mà vấn đề tự do đƣợc
nhắc tới và đƣợc nhấn mạnh trong nhiều tác phẩm của các nhà triết học
phƣơng Tây hiện đại.
Ở nƣớc ta, tự do là vấn đề còn ít đƣợc nghiên cứu. Trong những thập
kỷ vừa qua việc nhận thức về tự do ngày càng đƣợc đặt ra một cách cấp bách
liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, nhƣ: tơn giáo, báo chí,

ngơn luận… Trong bối cảnh tồn cầu hóa, quốc tế hố diễn ra trên tất cả lĩnh
vực nhƣ hiện nay thì vấn đề tự do ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và
cấp thiết, do đó việc nghiên cứu các quan niệm khác nhau, kể cả các quan
niệm ngồi mác xít về tự do trong giai đoạn gần đây là hết sức cần thiết.
Với mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân thì việc xây dựng hệ thống pháp luật là vô cùng quan trọng
nhằm xác định rõ ranh giới trong mối quan hệ quyền lực giữa nhà nƣớc với
công dân. Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa , pháp luật thể hiện
mô ̣t cách tâ ̣p trung nhấ t các giá trị tự do của con ngƣời . Mố i quan hê ̣ giƣ̃a tƣ̣
do và pháp luâ ̣t là mố i quan hê ̣ nhân quả , nói cách khác , pháp luật là hệ quả
của tự do . Vấ n đề này đã đƣơ ̣c đƣơ ̣c thảo luâ ̣n tƣ̀ thế kỷ XVII

, XVIII bởi
1


nhiề u ho ̣c giả lớn , trong đó nổ i bâ ̣t là Môngteskiơ với Tinh thầ n pháp luật và
Rousseau với Bàn về khế ước xã hội . Tƣ̀ thời kỳ Khai sáng , các triết gia đã đi
đến kết luận rằng , pháp luật là nhƣ̃ng khế ƣớc xã hô ̣i , là kết quả thỏa thuậ n
giƣ̃a con ngƣời với nhau . Để bình đẳng t rong quá trình thỏa thuâ ̣n , con ngƣời
cầ n phải có tƣ̣ do. Mă ̣t khác, bản chất của cuộc sống là sự đa dạng, do đó, mô ̣t
hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t chỉ có giá tri ̣khi nó mang trong mình tính đa da ̣ng của
cuô ̣c số ng . Nế u tƣ̣ do không ph ải là tinh thần của pháp luật thì pháp luật
khơng thể chứa đƣ̣ng trong nó tính đa da ̣ng của cuô ̣c số ng

. Điề u này cũng

đồ ng nghiã rằ ng , mô ̣t hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t sẽ trở nên không tƣơng thích với
cuô ̣c số ng khi nó không phải là kế t quả của sƣ̣ thỏa thuâ ̣n mà là kế t quả của
viê ̣c áp đă ̣t chủ quan của mô ̣t ngƣời hay mô ̣t nhóm ngƣời ; bên ca ̣nh đó tƣ̣ do

là tinh thần của pháp luật cịn bởi

vì tƣ̣ do là công cu ̣ duy nhấ t có thể điề u

chỉnh tự do cá nhân tr ở thành tự do cộng đồng . Tƣ̣ do cá nhân là phầ n sở hƣ̃u
riêng của tƣ̀ng ngƣời còn tƣ̣ do cô ̣ng đồ ng là quỹ tƣ̣ do mà mo ̣i cá nhân góp
vào. Vì vậy việc mở rộng nghiên cứu tiếp thu có phê phán những tinh hoa tƣ
tƣởng trên thế giới về pháp luật, nhà nƣớc và quyền con ngƣời là một đòi hỏi
cấp bách với nƣớc ta hiện nay.
John Stuart Mill (1806 - 1873) mô ̣t nhà triế t ho ̣c ngƣời Anh . Ngƣời
ta biết đến ông không chỉ nhƣ một nhà triết học thực chứng, mà cịn nhƣ
một nhà lơgich học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà xã hội học với
các tác phẩm đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ Hệ thống lơgích (1843), Các
nguyên lý về kinh tế chính trị học (1848), Bàn về tự do (1859), Chính thể
đại diện (1861), A.Comte và chủ nghĩa thực chứng (1865), Bàn về tôn giáo
(1874, in sau khi ông mất) v.v... Tƣ tƣởng của ông mang đậm dấu ấn duy lý
của văn hoá phƣơng Tây, tôn sùng chân lý nhƣ giá trị tối thƣợng mà trí tuệ
con ngƣời khát khao hƣớng tới. Giới học thuật ngày nay vẫn cịn nhắc tới
tên tuổi của J.S.Mill vì những đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực tƣ tƣởng.
Ơng đƣợc xem nhƣ một triết gia cam đảm dám dấn thân vào những vấn đề
nhạy cảm của thời đại. Ông đƣợc coi là ngƣời tiên phong trong lĩnh vực
2


đấu tranh cho tự do; “lý tƣởng của ông là đem lại sự tự do cho từng ngƣời
để có đƣợc sự phồn vinh của tất cả mọi ngƣời và cuối cùng là nhằm có
đƣợc sự tiến bộ xã hội” [44, 10].
Trong số các tác phẩm để lại tên tuổi của ông cho hậu thế phải kể đến
tác phẩm Bàn về tự do. Khi đƣợc xuất bản năm 1859 nó đã gây đƣợc tiếng
vang lớn và nhanh chóng giữ “vị trí quan trọng trong tƣ duy lý luận và tƣ

tƣởng của phƣơng Tây” [44, 6]. Năm 1871, sau 12 năm phát hành, cuốn sách
đã đƣợc ngƣời Nhật dịch, xuất bản hàng triệu ấn phẩm và đƣợc các nhà duy
tân Nhật Bản rất coi trọng; nó đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của
nƣớc Nhật. Trung Quốc sau này trong phong trào Duy tân (1896 – 1898) cũng
đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân
tộc. Ngày nay các học giả phƣơng Tây coi nó là tác phẩm kinh điển, mặc dù
đƣợc xuất bản cách đây một thế kỷ rƣỡi nhƣng nó vẫn là đối tƣợng đƣợc trích
dẫn và tranh cãi trong các nghiên cứu hiện đại.
Khác với việc tiếp cận các học thuyết tƣ tƣởng phƣơng Đông, việc tiếp
cận các trào lƣu tƣ tƣởng, tinh hoa phƣơng Tây với học giả Việt Nam đã và
đang gặp khơng ít khó khăn. Khơng nói tới các nhà tƣởng cổ đại nhƣ Xơcrát,
Plantơn, Arixtốt, v v… mà ngay các nhà tƣ tƣởng cận đại của phong trào khai
sáng, thời cận – hiện đại gần đây cũng ít đƣợc tiếp cận. Khoảng trống về đề
tài quan trọng này là một điều bất lợi lớn với một nƣớc đang muốn xây dựng
nền kinh tế tri thức và mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hố
với các nƣớc phát triển.
Vì những lẽ đó việc mở rộng nghiên cứu quan niệm về tự do trong giai
đoạn gần đây – giai đoạn sau triết học Mác – Lênin với đề tài: “Quan điểm
về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill”, một nhà triết học có ảnh
hƣởng lớn đối với tƣ duy lý luận phƣơng Tây có một ý nghĩa thiết thực, cả về
lý luận lẫn thực tiễn . Tƣ̀ đó , việc rút ra những giá trị và hạn chế nhằm góp
phầ n vào viê ̣c xây dƣ̣ng hoàn thiê ̣n nhà nƣớc pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã
Viê ̣t Nam hiê ̣n nay là mô ̣t trong nhƣ̃ng viê ̣c làm có ý nghiã cầ n thiế t.
3


Bên cạnh đó việc nghiên cứu tìm hiểu triết học phƣơng Tây, đặc
biệt là dòng triết học phƣơng Tây hiện đại còn là một mong muốn, nhu cầu
từ lâu của cá nhân tác giả luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tự do là một trong những vấn đề đƣợc triết học quan tâm, nghiên cứu,
diễn giải từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, ở nƣớc ta vấn đề này chƣa đƣợc nghiên cứu và giới thiệu một
cách có hệ thống.
Ở nƣớc ngoài, phạm trù tự do cũng đã đƣợc nhiều nhà triết học quan
tâm. Trong số những tác giả nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến R. Garodi,
một học giả macxit với tác phẩm: Tự do. Trong tác phẩm này, tác giả đã có
cơng rất lớn trong việc làm sáng tỏ lịch sử và tiền sử của vấn đề tự do trong
các chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập
đến một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa tất yếu và tự do, tự do và
nền dân chủ tƣ sản, tất yếu và tự do trong xã hội Xô Viết từ quan niệm
macxit. Đáng chú ý trong số các cơng trình nghiên cứu về lịch sử triết học,
trong đó có dành phần quan trọng phân tích về vấn đề tất yếu và tự do nhƣ:
Lịch sử phép biện chứng 6 tập của viện Hàn lâm khoa học Liên Xô; Tất yếu
và ngẫu nhiên của N.V Pilipenca và cơng trình của V.Faxmuxo: Phép biện
chứng về tất ́u và tự do trong triết học lịch sử của Hêghen.
Ở Việt Nam tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và tự do (1986) của tác giả
Ngô Thành Dƣơng, Nxb Sự thật, Hà Nội, có bàn đến vấn đề tất yếu và tự
do trong lịch sử triết học, tuy nhiên vấn đề tác giả đặt ra đã không đƣợc
quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Ở trong một số giáo trình, đề
cƣơng bài giảng triết học nƣớc ta có đề cập đến vấn đề tự do nhƣng cịn rất
ít ỏi. Giáo trình triết học Mác – Lênin, chƣơng trình cao cấp của nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1994 cũng chỉ bàn đền phạm trù tất
nhiên và ngẫu nhiên. Khi nói về bản chất của quan niệm duy vật về lịch sử,

4


giáo trình này có đề cập đến quyết định luận xã hội và hoạt động tự do của
con ngƣời nhƣng cịn rất sơ lƣợc và đơn giản.

Các cơng trình nghiên cứu Một số vấn đề triết học – con người –xã hội
(2002) của Nguyễn Trọng Chuẩn, Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh (2000) của Nguyễn Văn Huyên, Chủ nghĩa xã hội từ
lý luận đến thực tiễn (2001) của Lê Hữu Tầng cùng với các đồng nghiệp của
mình đã đặt ra và giải quyết thành công một số vấn đề có liên quan đến phạm
trù tự do về phƣơng diện nhận thức luận và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên,
các tác giả cũng chỉ mới xem xét từng khía cạnh riêng biệt mà chƣa dành một
phần riêng cho mảng đề tài này. Ngoài ra trong một vài năm gần đây có một
số cơng trình nghiên cứu về tự do nhƣ: tập tiểu luận Suy tưởng của Nguyễn
Trần Bạt (2005), Cơng trình nghiên cứu Việt Nam với vấn đề quyền con người
của Bộ tƣ pháp (2005), tác phẩm Tư duy tự do của Phan Huy Đƣờng (2006).
Trong tập tiểu luận nêu trên của Nguyễn Trần Bạt có đề cập và luận giải về tự
do tuy nhiên tác giả lại chủ yếu đi sâu vào phân tích vai trị của tự do với con
ngƣời, với xã hội, tự do sinh ra con ngƣời, “mang lại sự thức tỉnh vĩ đại cho
các dân tộc” [2, 105]. Cơng trình nghiên cứu về quyền con ngƣời của Bộ tƣ
pháp có đề cập đến tự do nhƣ một quyền của con ngƣời nhƣng không đi sâu
phân tích chúng, cơng trình chủ yếu đi sâu vào vấn đề bảo vệ quyền con
ngƣời ở Việt Nam. Còn đối với tác phẩm Tư duy tự do của Phan Huy Đƣờng
thì lại tiếp cận đến khía cạnh tự do tƣ duy thông qua suy luận biện chứng.
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu về tự do,
trong đó có thể kể đến luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Công Chiến
(12/2000) với đề tài Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn; luận án tiến sĩ triết học của tác giả
Vƣơng Thị Bích Thuỷ (6/2003) với đề tài Quan niệm của triết học Mác –
Lênin về tất yếu và tự do và ý nghĩa thực tiễn của nó. Trong luận án tiến sĩ
của tác giả Nguyễn Công Chiến đã đi sâu vào khai thác mối quan hệ biện
chứng giữa tự do và tất yếu trong lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn,
5



chƣa phân tích làm rõ phạm trù tự do với tƣ cách là một quyền dân sự của con
ngƣời. Tác giả Vƣơng Thị Bích Thủy đã trình bầy khá chi tiết và thành công
về vấn đề tự do trong mối quan hệ với tất yếu từ thời kỳ cổ đại thông qua một
số triết gia tiêu biểu cho đến triết học Mác – Lênin; từ mối quan hệ biện
chứng giữa tự do và tất yếu theo quan điểm triết học Mác - Lênin, tác giả đã
tiếp cận đến việc áp dụng vấn đề này vào công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện
nay. Tuy nhiên trong luận án, tác giả vẫn chƣa đề cập đƣợc đến vấn đề tự do
giai đoạn sau C.Mác của các nhà triết học phƣơng Tây phi mácxit.
Ngồi ra trong những năm qua cịn có một số bài viết, chuyên khảo
đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ: “Triết học”, “Cộng sản”, “Lý luận
chính trị”…. Bàn về vấn đề tự do và tất yếu trong lịch sử triết học dƣới
những góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu nhƣ
Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Hữu Tiến, Nguyễn Thế
Nghĩa, Đỗ Minh Hợp v.v..
Nhƣ vậy có thể thấy rằng đã có một số cơng trình, tác phẩm và bài viết
bàn đến vấn đề tự do trong mối quan hệ hữu cơ với tất yếu. Dƣới những góc
độ khác nhau, các cơng trình nói trên đã làm sáng tỏ lịch sử phát triển và một
số khía cạnh trong nội dung phạm trù tự do, bên cạnh những đóng góp tích
cực có giá trị cần đƣợc kế thừa, cịn có những vấn đề phải đƣợc tiếp tục
nghiên cứu thêm. Tự do là phạm trù triết học chứa đựng trong bản thân nó
những vấn đề phong phú liên quan đến hoạt động của con ngƣời và sự phát
triển tiến bộ của xã hội, đây là một đối tƣợng nghiên cứu khơng chỉ mang tính
chun biệt của triết học mà cịn có thể nghiên cứu phức hợp – liên ngành;
những hƣớng nghiên cứu này ở nƣớc ta cịn mới mẻ, dù đã có ít nhiều thành
tựu, song những cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chun khảo lại
chƣa nhiều. Chƣa có nhiều cơng trình đi sâu vào nghiên cứu về quan niệm của
triết học phƣơng Tây phi mácxit hiện đại về vấn đề tự do. Trong bối cảnh
nƣớc ta đang mở cửa giao lƣu, hội nhập với quốc tế ngày càng mạnh mẽ,
mảng đề tài này vẫn là mảnh đất còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng
6



mức. Ở nƣớc ta việc nghiên cứu về Jonh Stuart Mill vẫn chƣa nhiều. Những
cơng trình chun khảo về từng tác phẩm của ơng thì lại càng ít, hầu nhƣ chƣa
có. Đây có thể là khoảng trống mà chúng tơi kỳ vọng phần nào khắc phục
thông qua nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ quan điểm của John Stuart Mill về tự
do với tƣ cách mlột quyền con ngƣời, từ đó phân tích những giá trị và hạn chế
của quan điểm này.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, Tìm hiểu những tiền đề ra đời tƣ tƣởng tự do của J.S. Mill.
- Thứ hai, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của quan điểm của
John Stuart Mill về tự do trong Bàn về tự do.
- Thứ ba, Phân tích những giá trị và hạn chế của quan điểm về tự
do của Jonh Stuart Mill.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác–Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng ta về vấn đề tự do.
Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu trên, luận văn áp dụng tổng hợp
những nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng các phƣơng pháp: phân
tích và tổng hợp, so sánh, lơgích và lịch sử, quy nạp, diễn dịch và phƣơng
pháp văn bản học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: tƣ tƣởng về tự do của John Stuart Mill.
Vấn đề tự do là một trong những vấn đề lớn của lịch sử tƣ tƣởng nhân
loại, là đối tƣợng nghiên cứu không những của triết học mà còn là đối tƣợng
nghiên cứu của khoa học chính trị, luật học, nhân học. Luận văn này đề cập
đến quan điểm tự do của John Stuart Mill chủ yếu dƣới góc độ triết học.


7


- Luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ quan điểm
về tự do của John Stuart Mill trong tác phẩm Bàn về tự do của ông.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và những
ngƣời quan tâm trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tự do.
7. Kết cấu của luận văn
Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nói trên ngồi phần mở đầu,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chƣơng 7 tiết

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL
VÀ TÁC PHẨM BÀN VỀ TỰ DO
1.1.

John Stuart Mill cuô ̣c đời và sƣ ̣ nghiêp̣

John Stuart Mill sinh ngày 20/5/1806 ở Pentonville, London. Là con
trai cả của nhà sử học, kinh tế và triết học James Mill, ông đƣợc bố dạy học
với một chƣơng trình nghiêm khắc. Lên 8 tuổi, ông đã đọc Các truyện ngụ
ngôn Hy Lạp, Cuộc viễn chinh (Anabasis) của Xênơphơn và tồn bộ các tác
phẩm của Hêrôdốt và làm quen với các tác phẩm của nhà văn trào phúng
Lucian, nhà lịch sử triết học Diogenes Latơri và 6 hội thoại của Plantơn.

Ngồi ra, ơng cũng đọc say sƣa nhiều tác phẩm lịch sử bằng tiếng Anh. Cũng
ngay từ khi 8 tuổi, J.S.Mill đã bắt đầu học tiếng Latin, hình học Euclid, đại số
và dạy học cho các em trong gia đình. Năm 10 tuổi, J.S.Mill đã đọc đƣợc các
tác phẩm của Plantơn và Đêmơcrít một cách dễ dàng. Năm 12 tuổi, J.S.Mill
bắt đầu nghiên cứu lơgíc Triết học kinh viện đồng thời đọc các luận thuyết
lơgíc của Arixtốt. Vào tuổi 13 John Stuart Mill đã có đƣợc kiến thức tƣơng
đƣơng với chƣơng trình đại học tồn phần. Ơng đã tự hồn tất học vấn của
mình bằng việc nghiên cứu học thuyết của Jeremy Bentham. Điều này đã cho
9


ơng có đƣợc một tín điều, một học thuyết, một triết lý… một tôn giáo, khiến
ông sớm trƣởng thành. Năm 17 tuổi ông đã làm việc để tự kiếm sống ở công
ty Đông Ấn. Trong những năm tiếp theo, ông bắt đầu học Kinh tế chính trị,
nghiên cứu các tác phẩm của Adam Smith và David Ricardo. Trong cuốn Tự
truyện của mình, ơng khẳng định rằng sự phát triển trí tuệ của cơng chịu ảnh
hƣởng lớn của hai ngƣời đó là cha ông James Mill và vợ ông Hariet Taylor.
Từ 5/1820 đến 7/1821, J.S.Mill sống ở Pháp, học tiếng Pháp, Hóa học,
Thực vật học và Tốn học nâng cao. Khi trở về, năm 1821, ông bắt đầu học
Tâm lý học và luật La Mã. Năm 1828, J.S.Mill trở thành trợ lý thanh tra của
văn phòng India House. Trong 20 năm, từ 1836 đến 1856, J.S.Mill đảm trách
mối quan hệ của công ty Đông Ấn với các bang Ấn Độ, và năm 1856, ơng trở
thành trƣởng văn phịng thanh tra.
Các bài viết của J.S.Mill về Linh hồn của Thời đại trên tờ Ngƣời thanh
tra vào những năm 1830-1831 đã mở đầu cho sự nghiệp viết báo nổi tiếng của
ông. Năm 1832-1833, ông đóng góp nhiều bài luận cho các tờ Taits
Magazine, The Jurist, và Monthly Repository. Năm 1835, J.S.Mill làm biên
tập cho tờ The London Review. Tờ báo này sáp nhập với The Westminster
năm 1836 và J.S.Mill tiếp tục làm biên tập cho đến 1840. Sau 1840, ông xuất
bản một số bài báo quan trọng trên The Edinburgh Review. Trong những năm

này, J.S.Mill cũng đã viết các tác phẩm lớn về lơgíc và kinh tế chính trị. Sự
nhiệt tình đƣợc thức tỉnh của ông đối với chủ nghĩa nhân đạo đã phát triển
theo xu hƣớng cung cấp một phƣơng pháp chứng minh đáng tin cậy cho Đạo
đức học và khoa học xã hội. Ở đây, J.S.Mill đã phần nào chịu ảnh hƣởng của
nhà triết học thực chứng ngƣời Pháp A.Côngtơ, nhƣng chắc chắn là, cảm
hứng chính đã đến từ nhà Vật lý học và Tốn học I.Newtơn. Ơng đã nhận thấy
rằng, lơgíc mới khơng đối nghịch một cách đơn giản với lơgíc cũ. Trong một
vài năm, ơng đã tìm kiếm những giải nghĩa cho sự tƣơng đồng giữa hai lơgíc
này nhƣng khơng có kết quả. Cuối cùng, năm 1837, khi đọc Triết học của
Khoa học Quy nạp của William Whewell và đọc lại tác phẩm Mở đầu về
10


Nghiên cứu Triết học Tự nhiên của J.F.W. Herschel, J.S.Mill đã thấy đƣợc
con đƣờng rõ ràng để thành lập các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và sáp
nhập lơgíc mới vào lơgíc cũ nhƣ một sự bổ sung. Tác phẩm nổi tiếng Hệ
thống Lơgíc, gồm hai tập, đƣợc ơng xuất bản năm 1843. Cuốn sách là sự nỗ
lực xây dựng một hệ thống lơgíc cho các khoa học nhân văn dựa trên sự giải
thích nhân quả, nó bao qt cả Lịch sử, Tâm lý học, và Xã hội học.
Năm 1844, ông xuất bản tác phẩm Bàn về những vấn đề phức tạp của
Kinh tế chính trị, một số bài luận trong đó là những lời giải cho các bài
tốn chun mơn rắc rối, nhƣ sự phân chia lợi ích của thƣơng mại quốc tế,
ảnh hƣởng của tiêu dùng đối với sản xuất, việc định nghĩa lao động năng
suất và không năng suất, các mối liên hệ chính xác giữa lợi nhuận và tiền
công. Ở đây, J.S.Mill tỏ ra là một ngƣời kế tục xuất sắc David Ricardo, đƣa
ra những nhận định chính xác hơn và rút ra những hệ quả sâu sắc hơn. Tác
phẩm Những Nguyên lý của Kinh tế chính trị đƣợc ơng xuất bản năm 1848.
Cũng vào thời gian đó, J.S.Mill đang ủng hộ việc xây dựng hình thức sở
hữu nông dân, một giải pháp cho sự nghèo đói và bất ổn ở Ireland. Sau đó,
ơng thực hiện một nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn về các nhà văn xã hội chủ

nghĩa. J.S.Mill tin rằng, vấn đề xã hội cũng quan trọng nhƣ vấn đề chính
trị. Ơng đã phân tích các vấn đề của sản xuất và phân phối. J.S. Mill khơng
chấp nhận một hình thức phân phối cứ thƣờng xuyên đẩy các tầng lớp lao
động vào một cuộc sống khốn khó, thậm chí là đói kém. Tuy J.S.Mill
khơng đi đến một giải pháp xã hội chủ nghĩa, nhƣng ơng đã có những phân
tích xuất sắc đối với việc xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn. Năm 1852
ông kết hôn với bà Hariet Taylor. Trong suốt bảy năm sau khi lập gia đình,
J.S.Mill bị cuốn vào cơng việc của công ty Đông Ấn, và đây là thời kỳ mà
ơng xuất bản ít tác phẩm nhất. Năm 1858, công ty bị giải thể, J.S.Mill đƣợc
mời vào trong hội đồng mới nhƣng ông đã từ chối và về nghỉ với số tiền
hƣu 1500 bảng. Sau khi vợ mất, ông dành phần lớn quãng đời còn lại ở
Saint-Véran, gần Avignon, Pháp.
11


J.S.Mill đã đi tìm sự khuây khỏa bằng việc xuất bản một loạt sách về
Đạo đức học và Triết học, đó là sản phẩm của sự suy ngẫm lâu dài và một
phần đƣợc viết với sự cộng tác của ngƣời vợ. Các tác phẩm nổi tiếng nhƣ Bàn
về tự do và Những suy nghĩ về cải cách Nghị viện đều đƣợc xuất bản năm
1859. Trong tác phẩm Chính thể Đại diện (1861), ơng đã hệ thống hóa các
quan điểm đƣợc trình bày trong nhiều bài báo và tiểu luận. Thuyết vị lợi của
J.S.Mill là một cố gắng để trả lời những quan điểm chống lại lý thuyết đạo
đức của ông và cũng để loại bỏ những sự hiểu sai về nó.
Sau khi nghỉ hƣu, ơng về sống trong một ngơi nhà vùng thôn dã ở Avignon
thuộc miền nam nƣớc Pháp, là nơi chơn cất vợ ơng. J.S.Mill ln tìm thấy
niềm vui trong lao động và cũng ln nhiệt tình quan tâm đến các vấn đề của
xã hội. Năm 1867, J.S.Mill là một trong những ngƣời sáng lập tổ chức giành
quyền bầu cử đầu tiên của phụ nữ, năm 1869, ông xuất bản tác phẩm Sự khuất
phục của Phụ nữ (viết năm 1861), một tuyên ngôn kinh điển về quyền bầu cử
của phụ nữ. Hoạt động xã hội cuối cùng của ông liên quan đến sự ra đời của

Tổ chức Cải cách Sở hữu Đất đai. J.S.Mill đã qua đời ở Avignon ngày
8/5/1873. Một tƣợng đồng đúc chân dung ông đƣợc dựng lên trên đƣờng đê
sông Thames ở London.
1.2.

Bối cảnh, tiền đề ra đời và tƣ tƣởng cơ bản của triết học Jonh
Stuart Mill

1.2.1. Bối cảnh và tiền đề ra đời triết học của Jonh Stuart Mill
Thế kỷ XV k inh tế hàng hóa ở Tây Âu đã phát

triể n , nhu cầ u về thi ̣

trƣờng và hàng hóa tăng cao ; điề u này đã trở thành đô ̣ng lƣ̣c phát triể n sản
xuấ t , tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng . Do yêu cầu phát triển của sản xuất
xã hội, các ngành khoa học tự nhiên đã có cơ hội để phát triển mạnh mẽ,
cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện đáp ứng về nhu cầu sản xuất, tiêu
biể u là cuô ̣c cách ma ̣ng công nghiê ̣p ở Anh với nhƣ̃ng thành tƣ̣u nhƣ

: phát

minh ra thoi bay của John Kay năm 1733, phát minh ra máy hơi nƣớc

của

James Watt năm 1784, phát minh ra lò cao luyện gang lỏng thành thép

của
12



Henry Bessemer năm 1785, viê ̣c chế ta ̣o ra đầ u máy xe lƣ̉a cha ̣y bằ ng hơi
nƣớc năm 1804, tầ u thủy cha ̣y bằ ng hơi nƣớc năm
Fulton… Nhƣ̃ng phát minh khoa ho ̣c kỹ t
xuấ t đã làm cho lƣ̣c lƣơ ̣ng sản xuấ t

1807 của Robert

huâ ̣t đƣơ ̣c ƣ́ng du ̣ng trong sản

không ngừng phát triển . Phƣơng thức

sản xuất tƣ bản đã nhanh chóng thay thế cho phƣơng thức sản xuất Phong
kiến lạc hậu. Chế độ tƣ bản ra đời là bƣớc tiến khổng lồ so với chế độ
phong kiến gia trƣởng. Cuô ̣c cách ma ̣ng tƣ sản đã ta ̣o điề u kiê ̣n giải phóng
con ngƣời khỏi nhƣ̃ng sƣ̣ kiề m chế đô ̣c đoán của chế đô ̣ phong kiế n
nhƣ̃ng biế n đổ i ma ̣nh mẽ trên

, tạo ra

mọi lĩnh vực của xã hội. Nhƣ̃ng giá tri ̣văn

hóa tƣ tƣởng thời cở đa ̣i sau hàng trăm năm bi ̣đè nén bởi tƣ tƣởng duy tâm
tôn giáo của nhà thờ nay đƣơ ̣c phu ̣c hƣng và phát triể n .
Giai cấp tƣ sản trong quá trình thực hiện cách mạng tƣ sản đã giƣơng
cao ngọn cờ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” và nhanh chóng tập hợp đƣợc đông
đảo các tầng lớp xã hội đi theo để chống lại phong kiến.
Với thắng lợi của cách mạng tƣ sản, kinh tế, khoa học kỹ thuật và xã
hội đều có bƣớc thay đổi mạnh mẽ. Trên bình diện tƣ tƣởng thời kỳ này cũng
có bƣớc chuyển mình lớn, nếu nhƣ trong xã hội phong kiến con ngƣời bị trói

buộc vào thần học, bị mất tự do thì bây giờ con ngƣời đã đƣợc giải phóng.
Nhƣ̃ng học thuyết về chin
́ h tri ̣, thành tựu về văn học ng hê ̣ thuâ ̣t lầ n lƣơ ̣t xuấ t
hiện và đạt đƣợc những thành tựu cho đến nay vẫn còn nhiều giá trị.
Biểu hiện sinh động cho sự thay đổi lớn về tƣ tƣởng, triết học thời kỳ
này chính là phong trào triết học khai sáng với nhiều đại biểu tiêu biểu nhƣ
P.Bêcơn, T.Hốpxơ, G.Lốccơ, R.Đềcáctơ, J.Rútxô, Điđờrô…. Kỷ nguyên Khai
sáng (Enlightenment) ở châu Âu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, nhƣng
phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?
(1784) của Imanuel Cantơ (1724 – 1804, nhà triết học cổ điển Đức) ra đời,
danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng trong ngơn ngữ triết học
và lịch sử tƣ tƣởng. Khai sáng, theo định nghĩa của Cantơ, là sự thoát ra của
con ngƣời khỏi tình trạng chƣa trƣởng thành (nonage) do chính con ngƣời tự
13


gây nên. Chƣa trƣởng thành vì khơng có khả năng sử dụng lý trí của mình mà
khơng cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chƣa trƣởng thành này, nếu chính
ngun nhân khơng nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can
đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà khơng cần sự dẫn dắt của
kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, hãy dám biết và hãy
can đảm sử dụng lý trí của chính mình là phƣơng châm của khai sáng. Phong
trào khai sáng với những luận điểm của nó về căn bản vẫn còn giá trị cho đến
hiện tại. Và ở những nơi nào đó trên thế giới, nó vẫn tiếp tục lan tỏa nhằm đánh
đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mơng muội. Một số luận điểm chính
của khai sáng đến nay đƣợc chấp nhận, mà hầu nhƣ không cần phải bàn cãi:
1. Lý tính chính là khả năng trung tâm của con ngƣời, nó khơng những
giúp cho con ngƣời có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành
động một cách đúng đắn.
2. Niềm tin phải đƣợc đón nhận bằng lý tính, khơng dựa trên quyền uy và

chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống.
3. Tất cả mọi ngƣời đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân,
hồn tồn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác
hay nhà nƣớc) và do đó phải đƣợc tạo cho sự bình đẳng trƣớc luật
pháp và quyền tự do cá nhân.
Có thể nói rằng một trong nhƣ̃ng giá trị chủ đạo của tƣ tƣởng triết học
thời kỳ này là tƣ tƣởng về quyền tự do cá nhân, dân tô ̣c và quốc gia. Đại biểu
tiêu biểu luận giải cho tƣ tƣởng tự do thời kỳ Khai sáng đó là T.Hốpxơ,
G.Lốccơ, J.Rútxơ, C.L.Mơngtexskiơ…. Nội dung tƣ tƣởng tự do đƣợc đề cập
đến trong thời kỳ này không phải là tự do trong mối quan hệ với cái tất yếu,
chịu sự quy định của cái tất yếu, là sự nhận thức và hành động theo cái tất
yếu. Ở đây tự do đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một quyền công dân trong xã
hội dân sự, tự do trong mối quan hệ với quyền uy xã hội, tự do nhƣng gắn với
trách nhiệm đối với ngƣời khác, đối với xã hội.

14


Những thành tựu to lớn đạt đƣợc trong thời kỳ Phục hƣng và Khai sáng
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tƣ tƣởng nhƣ vậy, đã tạo tiền đề, điều kiện
cho Jonh Stuart Mill hình thành những tƣ tƣởng triết học của mình.
1.2.2. Vài nét về tƣ tƣởng triết học của Jonh Stuart Mill
John Stuart Mill là nhà triết học và kinh tế ngƣời Anh, một nhà tƣ
tƣởng lỗi lạc của thời đại cải cách xã hội thế kỷ XIX. Ơng cịn là nhà lơgíc tài
ba và nhà lý thuyết nổi tiếng về đạo đức học.
Tƣ tƣởng của ông đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
nhƣ: lơgíc học, khoa học luận, luật học, kinh tế chính trị học …, và đạt nhiều
thành tựu, đƣợc học giới đặc biệt quan tâm và ngƣỡng mộ. Vào thế kỷ XIX,
Thủ tƣớng Anh Gladstone đã gọi ông là vị Thánh của thuyết duy lý. Ông đƣợc
mệnh danh là ngƣời phát ngôn hàng đầu của chủ nghĩa tự do trong thế kỷ XIX.

Leopold Von Wiese, nhà xã hội học Đức, gần đây lại cho rằng: trong lịch sử tƣ
tƣởng châu Âu hiện đại, chỉ có một số ít các học giả đƣợc nhiều ngành khoa học
xem trọng nhƣ trƣờng hợp của Mill. Tƣ tƣởng của J.S.Mill mang đậm dấu ấn
duy lý của văn hố phƣơng Tây, tơn sùng chân lý nhƣ giá trị tối thƣợng mà trí
tuệ con ngƣời khát khao hƣớng tới. J.S.Mill tin tƣởng rằng, lịch sử nhân loại là
quá trình vận động theo hƣớng tiến bộ từ man khai tới văn minh và sứ mệnh của
trí thức là dẫn dắt dƣ luận xã hội đi theo hƣớng đó. Ơng lạc quan nhìn về tƣơng
lai nhƣ một kỷ nguyên văn minh mà nhân loại sẽ đạt tới, thơng qua thảo luận tự
do và bình đẳng để tự hồn thiện mình nhƣ những hữu thể có suy nghĩ.
Mặc dù có những quan điểm khá là khác nhau về giá trị lâu dài của triết
học J.S.Mill, nhƣng không thể phủ nhận đƣợc vị trí của ơng trong lịch sử phát
triển của triết học, đƣợc coi nhƣ là một điểm nhấn trong q trình phát triển
đó. J.S.Mill đƣợc coi nhƣ một ngƣời theo chủ nghĩa vị lợi, nhƣng ngƣời ta đã
nhận thấy rằng, trong một số bài viết của chính mình, ơng đã kịch liệt chống
lại chủ nghĩa vị lợi. Chính J.S.Mill đã điều chỉnh thuyết vị lợi đƣợc thừa
hƣởng từ Jeremy Bentham (1748 – 1832, triết gia và nhà kinh tế học ngƣời
Anh) và cha ông theo cách này hay cách khác để vƣợt qua những chỉ trích,
15


phê bình đối với thuyết này. Ngƣời ta cũng cho J.S.Mill là một ngƣời theo
chủ nghĩa kinh nghiệm (mặc dù ông đã phủ nhận điều đó), các lý thuyết về
tam đoạn luận và tốn học của ơng thƣờng đƣợc sử dụng để minh họa cho các
hệ quả tiền định của chủ nghĩa này. Lý thuyết của J.S.Mill đƣợc trình bày
trong tác phẩm Khảo sát Triết học của William Hamilton (1865), đó là một sự
gắn kết đúng đắn các học thuyết của Beccơly và Hium. Nó thể hiện sự nghi
ngờ của J.S.Mill đối với chủ nghĩa siêu hình, phủ nhận yếu tố nhận thức
không qua trải nghiệm và chống lại mọi hình thức trực giác. Những tƣ tƣởng
chủ đạo của J.S.Mill đƣợc tìm thấy trong tác phẩm Hệ thống Lơgíc (1843) của
ông. Tác phẩm này, cũng nhƣ tiêu đề phụ của nó - Các Nguyên lý về Bằng

chứng và các Phương pháp Khảo sát Khoa học, đã cho thấy một sự liên hệ
với phƣơng pháp luận khoa học nhiều hơn là lơgíc hình thức. Ở đây, J.S.Mill
đã phân biệt một cách cơ bản các phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp, định
nghĩa quy nạp là quá trình mà con ngƣời khám phá và chứng minh những
nhận định tổng quát, ông cũng đƣa ra bốn phƣơng pháp thẩm định thực
nghiệm và chúng đã trở thành trung tâm của phƣơng pháp quy nạp.
Lơgíc của J.S.Mill là cực kỳ có sức thuyết phục, hiện nay nó vẫn tiếp
tục đƣợc dạy ở các đại học Oxford và Cambridge. J.S.Mill đã là ngƣời
đứng đầu chủ nghĩa tự do chính trị trong thế kỷ XIX, một ngƣời kế tục xuất
sắc G.Lốccơ. Nếu nhƣ Lốccơ và Rútxô đã chắp những đôi cánh tự do và
cấp tiến cho lý thuyết xã hội trong giai đoạn đầu của thời kỳ hiện đại, thì
chính Stuart Mill và C.Mác đã vạch ra những phƣơng hƣớng cho sự cải
cách xã hội 100 năm sau này. Những tƣ tƣởng của C.Mác và J.S.Mill đƣợc
coi là những đối trọng bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển kinh tế
chính trị và triết học xã hội.
1.3.

Tác phẩm Bàn về tự do của Jonh Stuart Mill

1.3.1. Bối cảnh ra đời tác phẩm Bàn về tự do
Tác phẩm Bàn về tự do đƣợc J.S. Mill viết và hoàn thành năm 1859,
đây là thời kỳ mà ở Anh nền kinh tế Tƣ bản chủ nghĩa đã giữ vai trò thống
16


trị và phát triển mạnh, phƣơng thức sản xuất phong kiến đã hoàn toàn bị
thay thế bởi phƣơng thức sản xuất Tƣ bản chủ nghĩa. Trên lĩnh vực tƣ
tƣởng, chính trị ở Anh đã và đang diễn ra nhiều cuộc cải cách theo hƣớng
chủ trƣơng tự do hoá.
Đạo luật cải cách đầu tiên năm 1832 mở rộng quyền bầu cử cho tầng

lớp trung lƣu mới nhằm giảm bớt căng thẳng chính trị trong xã hội
Đạo luật cải cách thứ hai năm 1867 đem lại quyền đi bầu cử cho ngƣời
lao động ở các đô thị
Đạo luật cải cách thứ ba năm 1884, 1885 đem lại quyền đi bầu cử cho
ngƣời lao động ở khu vực nông nghiệp
Trong bối cảnh hoạt động hoạt động chính trị đầy sơi động đó John
Stuart Mill đã nghiên cứu vấn đề tự do và công bố tác phẩm Bàn về tự do.
Căn cứ để J.S.Mill xây dựng ngun tắc tự do của mình đó là:
Thứ nhất, bắt nguồn từ sự tự bảo hộ của cá nhân hay tập thể trong
quá trình tồn tại. Tự bảo hộ trong quá trình tồn tại của cá nhân, tập thể hay
của nhân loại là một nhu cầu tất yếu, nó thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối
với tập thể và xã hội. Chính từ nhu cầu tự bảo hộ này mà nó cho phép xã hội
kiểm sốt cá nhân và cá nhân phải chịu sự kiểm soát của xã hội và vì thế,
J.S.Mill đề ra nguyên tắc tự do – để xác định ranh giới của quyền lực hợp
pháp và hợp lý của xã hội. Theo đó, tự do cá nhân chỉ có thể bị giới hạn với
điều kiện giúp cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những ngƣời khác. Một sự xác
định ranh giới rất lơgíc nhƣng thật khơng dễ dàng và đơn giản để thực hiện,
ơng viết: “Mỗi ngƣời là ngƣời bảo vệ chính đáng nhất cho sự lành mạnh của
chính mình, dù là sự lành mạnh của thân thể, tinh thần hay tâm linh. Bằng cách
cho phép mỗi ngƣời sống hạnh phúc theo ý họ, loài ngƣời đƣợc lợi nhiều hơn
là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những ngƣời xung quanh” [44, 137] và theo
J.S.Mill thì “Mục đích của luận văn này là nhằm khẳng định một nguyên lý
rất giản dị cho phép xác lập tuyệt đối việc giao dịch cƣỡng bức và kiểm soát
của xã hội đối với cá nhân, bất kể phƣơng tiện sử dụng là sức mạnh vật thể
17


dƣới hình thức trừng phạt theo pháp luật hay sự ép buộc tinh thần bằng công
luận. Nguyên lý ấy là: mục đích duy nhất mà nhân loại, cá nhân hay tập thể,
nhắm tới trong việc can thiệp vào quyền tự do hành động của bất cứ số thành

viên nào, phải là sự tự-bảo-hộ. Tức là quyền lực có thể đƣợc thực thi chính
đáng đối với bất cứ thành viên nào của một cộng đồng văn minh chống lại ý
chí của anh ta, chỉ khi nó nhằm mục tiêu ngăn chặn tổn hại cho những ngƣời
khác” [44, 33 - 34].
Thứ hai, coi tự do là phẩm chất, động lực của tiến bộ và phát triển xã
hội. Trực tiếp nếm trải trong thời đại mà con ngƣời mất đi các thiên hƣớng
phát triển, họ ƣa thích ở trong đám đơng và làm theo những tập quán, các
năng khiếu của họ bị tàn lụi đi và thiếu những khát vọng mạnh mẽ; cá nhân
đánh mất đi bản sắc riêng của mình, họ bị hòa tan vào cộng đồng, những hành
vi khác thƣờng đều là những thứ phải tránh xa nhƣ tội lỗi. Theo Mill vơ hình
dung mơi trƣờng đó đã giới hạn và tƣớc bỏ đi động lực phát triển của xã hội,
nó làm cho xã hội trở thành một thực thể tĩnh tại, không vận động, không phát
triển và nhƣ thế tiến bộ xã hội dƣờng nhƣ trở thành cái xa lạ với xã hội và với
con ngƣời. Ông khẳng định tự do là điều kiện cơ bản cho sự tiến bộ xã hội,
cho nên nó cần phải đƣợc bảo vệ và triển khai. Ở đây J.S.Mill đã xuất phát từ
tính hữu ích của chủ nghĩa công lợi để biện giải và đặt cơ sở cho tự do. Dễ
dàng thấy đƣợc sự ảnh hƣởng này trong tác phẩm Bàn về tự do của Mill, ông
viết “Cần phải khẳng định rằng là tôi khƣớc từ bất cứ lợi thế nào có thể dẫn
xuất cho luận cứ của tôi từ ý tƣởng về pháp quyền trừu tƣợng nhƣ một thứ độc
lập với tính hữu ích. Tôi xem tính hữu ích nhƣ nhƣ tiếng gọi tối hậu trong mọi
vấn đề đạo đức; nhƣng đó phải là tính hữu ích theo nghĩa rộng dựa trên quyền
lợi lâu dài của con ngƣời nhƣ một thực thể tiến bộ” [44, 37]. Chủ nghĩa công
lợi hƣớng tới hạnh phúc nhiều nhất cho số đơng nhất, nó đối lập lại với chủ
nghĩa vị kỷ chỉ biết lợi ích của mình, đồng thời nó cũng đối lập với các lý
thuyết đạo đức coi hành vi đúng hay sai phụ thuộc vào động cơ của tác nhân .
Ngƣời diễn giải chủ chố t của chủ nghiã công lơ ̣i đó chiń h là Jeremy
18


Bentham (1748 – 1832) triế t gia và nhà kinh tế ho ̣c ngƣời Anh


; “ông cho

rằ ng mỗi ngƣời là kẻ xét đoán tố t nhấ t cho lơ ̣i thế riêng của mình, rằ ng đƣ́ng
trên quan điể m công chúng mà xem xét thì cầ n khuyế n khić h an

h ta theo

đuổ i lơ ̣i thế riêng mô ̣t cách công khai không giấ u giế m” [44, 254]. Tác phẩm
lớn của J .Bentham về triế t ho ̣c là cuố n Một dẫn đề về các nguyê n tắ c của
đạo đức và luật pháp

đƣợc viết năm 1789. Trong tác phẩ m này ông

luận

chứng nguyên tắ c hƣ̃u ích , coi nó nhƣ là tính chấ t trong bấ t cƣ́ khách thể
nào có khuynh hƣớng sản sinh ra niềm vui , điề u thiê ̣n hay niề m ha ̣nh phúc ,
hoă ̣c có khuynh hƣớng ngăn chă ̣n không cho xảy ra sƣ̣ tổ n ha ̣i , nỗi đau khổ ,
điề u ác hay nỗi bấ t ha ̣nh đố i với nhóm ngƣời can dƣ̣ mà lơ ̣i ích của ho ̣ đang
đƣơ ̣c xem xét . Mục đích c ủa mọi luật pháp theo J . Bentham phải là hạnh
phúc nhiề u nhấ t cho nhiề u ngƣời nhấ t . Từ ngun tắc hữu ích ơng đƣa ra kế t
luâ ̣n rằ ng mo ̣i trƣ̀ng pha ̣t đề u gắ n với đau khổ nên đó là điề u ác

; trƣ̀ng pha ̣t

chỉ nên sử dụng trong chừng mực nó hứa hẹn loại trừ điều ác lớn hơn




đem lại sự an toàn và hạnh phúc cho nhiều ngƣời hơn. Trong chừng mực đó,
tác phẩm Bàn về tự do cần đƣợc tìm hiểu trong quan hệ chặt chẽ với đạo đức
học của Mill. Luận điểm ấy mang lại bốn kết luận sau:
Thứ nhất: Hành vi và quy tắc hành vi đƣợc đánh giá trong sự tƣơng
quan với ngƣời khác chứ không phải từ bản thân chúng.
Thứ hai: Các kết quả đƣợc đánh giá từ ích lợi của chúng.
Thứ ba: Đánh giá về ích lợi dựa trên hạnh phúc của con ngƣời.
Thứ tƣ: Hạnh phúc của con ngƣời không chỉ liên quan đến cá nhân mà
đến toàn thể mọi ngƣời.
Do đó, ngun tắc cơng lợi, nhƣ là tiêu chuẩn cho giá trị luân lý của
hành vi và quy tắc hành vi, có hai chức năng:
Đầu tiên, chức năng của một tiêu chuẩn để quyết định và chọn lựa
những hành vi và quy tắc hành vi nào tối đa hóa sự ích lợi cho hạnh phúc
tập thể.

19


Tiếp đến, không chỉ là tiêu chuẩn để quyết định và chọn lựa mà còn là
quy phạm luân lý: luân lý là tổng thể những quy tắc hành vi mà việc tn thủ
chúng có thể mang lại ích lợi tối đa cho hạnh phúc tập thể.
Ở đây, nhất thiết phải nhận rõ sự khác biệt và chuyển hoá rất cơ bản về
thuyết công lợi giữa J.Bentham và J.S.Mill. Mill cũng sử dụng công thức của
Bentham về hạnh phúc lớn nhất cho số lƣợng ngƣời lớn nhất, ông cũng hiểu
hạnh phúc là sự sung sƣớng và sự vắng mặt của đau khổ. Hành vi là đúng khi
nó có mục đích hỗ trợ cho hạnh phúc và là sai khi tạo ra cái đối lập với hạnh
phúc. Nhƣng, trái ngƣợc với khái niệm hạnh phúc – có thể đo lƣờng đƣợc về
lƣợng và hƣớng đến tri giác cảm tính đơn thuần – của Bentham, J.S.Mill chủ
trƣơng một khái niệm hạnh phúc đƣợc dị biệt hố về chất. Ơng dành cho niềm
vui của trí tuệ, của tình cảm và của sự tƣởng tƣợng cũng nhƣ của những cảm

nhận luân lý một chất lƣợng cao hơn hẳn khối lạc đơn thuần cảm tính. Với
J.Bentham, bản thân con ngƣời cùng lắm chỉ có khả năng nhận định điều gì là
có lợi cho hạnh phúc của bản thân mình. Thuyết cơng lợi của J.Bentham dễ
dàng biến thành chủ nghĩa cá nhân. Chính ở đây, J.S.Mill xa rời Bentham (và
cả với cha của ông, một môn đệ trung thành và nhà diễn giải J.Bentham).
J.S.Mill áp dụng khái niệm hạnh phúc không chỉ cho những cá nhân riêng lẻ
mà cịn ln nghĩ đến hạnh phúc của những ngƣời khác, thậm chí cho tồn bộ
nhân loại. Trong Tự truyện của mình ơng đã quan niệm hạnh phúc đích thực
đó là hƣớng ý nghĩa cuộc sống vào một đối tƣợng khác hơn là quá quan tâm
đến hạnh phúc của cá nhân mình: đó là hƣớng đến hạnh phúc của những
ngƣời khác, hƣớng đến việc cải thiện nhân loại. Xét trong bối cảnh lịch sử cụ
thể, học thuyết của J.Bentham giới hạn rõ rệt trong phạm vi tầng lớp trung lƣu
tƣ sản, trong khi thuyết công lợi của J.S.Mill bao hàm cả giai cấp cơng nhân,
lao động đang hình thành trong lịng cuộc cách mạng cơng nghiệp đƣơng thời.
Học thuyết ấy mang tầm vóc xã hội rộng lớn hơn nhiều. Các đề nghị của ơng
cịn nhắm đến một sự cải cách xã hội bao gồm cả tầng lớp lao động đông đảo.

20


Khác với J.Bentham, J.S.Mill đã có sự nhạy cảm trƣớc những biến đổi của xã
hội và thời cuộc mà cuộc cách mạng cơng nghiệp đã báo hiệu.
Tóm lại, thuyết cơng lợi của J.S.Mill là thuyết tự nhiên về đạo đức học,
vì trong cách tiếp cận ấy, các khái niệm giá trị và các mệnh đề quy phạm về
luân lý đƣợc định nghĩa và đặt cơ sở bằng các khái niệm và mệnh đề mang
tính mơ tả: giá trị ln lý của hành vi và quy tắc hành vi đƣợc xác định phụ
thuộc vào ích lợi của chúng đối với hạnh phúc tập thể. Và vì J.S.Mill xem đạo
đức học cơng lợi của mình nhƣ là một khoa học thƣờng nghiệm, khơng có u
sách nào về nhận thức tiên nghiệm cả, nên nó nhất trí với thuyết tự nhiên về
nhận thức luận của ông.

Thứ ba, J.S.Mill xuất phát từ quan điểm của Wilhelm Von
Humbolđt (1767 – 1835, học giả ngƣời Đức) nhận định rằng: mục tiêu của
nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hoà nhất mọi năng lực của con
ngƣời. Để mục tiêu ấy có thể đạt đƣợc địi hỏi cần có hai điều kiện đó là tự
do và sự đa dạng của các tình huống, rằng “ tự do và tính đa dạng của những
hồn cảnh bên ngoài là hai điều kiện cơ bản cho sự phát triển của con ngƣời
và sự tiến bộ của xã hội” [44, 133]. Sự phát triển của cơng nghiệp hóa khiến
các điều kiện sống ngày càng tƣơng đồng làm cho lối sống và cả lối suy nghĩ
cũng trở lên dập khuôn, “…đọc cùng một thứ, nghe cùng một thứ, xem cùng
một thứ, đi đến cùng một nơi, hy vọng, lo âu về cùng một thứ” [44, 166]. Tất
cả những điều này theo J.S.Mill đều gây tổn hại và ngáng trở đến tự do cá
nhân vì nó dẫn đến chỗ “cá tính” khơng cịn đƣợc xem nhƣ là giá trị nữa.Từ
đó ơng đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt đƣợc sự hài hòa trong
quan hệ giữa con ngƣời cá nhân và cộng đồng xã hội, hƣớng tới mục tiêu
phát triển. Theo chúng tơi đây chính là tiền đề trực tiếp để John Stuart Mill
viết tác phẩm Bàn về tự do.
Thứ tư, J.S.Mill cho rằng con người là một sinh thể có tư duy, có tính
độc lập và sáng tạo trong quá trình tồn tại, vì vậy cần phải tạo ra mơi trường
để phát huy những giá trị đó của con người, mơi trường này theo Mill đó
21


×