Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của tự lực văn đoàn (trường hợp nhất linh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGƠN NGỮ VĂN XI
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐỒN
(TRƢỜNG HỢP NHẤT LINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGƠN NGỮ VĂN XI
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐỒN
(TRƢỜNG HỢP NHẤT LINH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thùy


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy. Các kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Phương Thùy - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình tơi
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong khoa Ngôn
ngữ học đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động
viên tôi suốt thời gian qua.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài......................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 9
1.1.1. Khái quát về Chức năng biểu cảm của ngơn ngữ ................................... 9
1.1.2. Tình thái trong ngơn ngữ ...................................................................... 11
1.1.3. Câu và phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu ....................................... 15
1.1.4. Ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến chức năng biểu cảm ........... 16
1.1.5. Tính từ và động từ ................................................................................. 19
1.2. Một số vấn đề liên quan đến đề tài ....................................................... 21
1.2.1. Tự lực văn đoàn..................................................................................... 21
1.2.2. Nhất Linh ............................................................................................... 22
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách văn chương của Nhất Linh .....25
1.3. Tiểu kết..................................................................................................... 27
Chƣơng 2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN CHỨC NĂNG BIỂU
CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG VĂN XUÔI NHẤT LINH ................. 28
2.1. Các yếu tố biểu cảm trong 4 tiểu thuyết .............................................. 28
2.1.1. Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt ......................................................................... 28
2.1.2. Tiểu thuyết Lạnh lùng............................................................................ 29


2.1.3. Tiểu thuyết Gánh hàng hoa ................................................................... 30
2.1.4. Tiểu thuyết Bướm trắng ......................................................................... 32
2.2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm ................ 33
2.3. Tác dụng của từ biểu thị tình thái ........................................................ 36
2.4. Bàn luận ................................................................................................. 57

2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 62
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ
HIỆN CHỨC NĂNG BIỂU CẢM TRONG VĂN XUÔI CỦA NHẤT
LINH ............................................................................................................... 64
3.1. Cấu trúc ngữ, câu thể hiện thái độ của ngƣời nói ............................... 64
3.1.1. Thái độ phản kháng, bất mãn, không phục tùng ................................... 64
3.1.2. Thái độ cay nghiệt, phê phán, chê bai .................................................. 67
3.1.3. Thái độ khen ngợi, đồng tình, hưởng ứng ............................................. 72
3.2. Tác dụng của việc sử dụng tính từ, động từ một cách liên hồn ....... 78
3.2.1. Tính từ ................................................................................................... 78
3.2.2. Động từ .................................................................................................. 80
3.3. Giá trị biểu cảm qua ngơn ngữ và phƣơng pháp miêu tả (từ cảnh đến
tình) ................................................................................................................. 82
3.4. Bàn luận .................................................................................................. 90
3.5. Tiểu kết .................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTBTTT

Phương tiện biểu thị tình thái


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam hiện đại, chuyển mình mạnh mẽ cả về chất, về
lượng, về diện mạo là thời kỳ văn học lãng mạn 1930- 1945 với những cái tên
như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Trọng

Phụng, nhóm nhà văn Tự lực Văn Đồn…Nếu Tản Đà, Huy Cận, Xuân
Diệu… “làm mới” nền văn học bằng thi ca thì Tự Lực văn đồn, một nhóm
nhà văn tài năng đồng chí hướng mà đứng đầu là Nhất Linh - Nguyễn Tường
Tam lại “ cách tân” nền văn học bằng văn xuôi, và mặc dù sáng tác không
nhiều nhưng cũng đủ để Nhất linh có thể “vạch ra một con đường riêng”
không chỉ khác biệt với nền văn học trung đại mà cịn vơ cùng nổi bật
trong khu vườn văn học đầy tinh anh của giai đoạn đầu thế kỷ XX. Không
quá khi nhận định rằng trong bầu trời văn học Việt Nam thời kỳ 1930- 1945,
Tự lực văn đoàn là “nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên
của nền văn học Việt Nam hiện đại” (Hoàng Xuân Hãn).
Điều làm nên thành công của Tự lực văn đồn nói chung và Nhất Linh
nói riêng, ngồi tư tưởng mới, phong cách mới cịn có ngơn ngữ thể hiện cũng
rất mới. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về Nhất Linh và các tác phẩm của ông, nhưng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ
thuật, nhất là chức năng biểu cảm của ngôn ngữ - phương diện quan trọng tạo
nên sức hút rất riêng cho các tác phẩm của ơng thì chưa có nhiều. Vì thế,
chúng tơi muốn đi sâu tìm hiểu về ngơn ngữ biểu cảm của văn xi Tự lực văn
đồn với trường hợp cụ thể là các tác phẩm văn xi của nhà văn Nhất Linh,
nhằm góp phần tiếp tục làm sáng tỏ sức hút mãnh liệt và sức sống bền bỉ của
các tác phẩm văn xuôi Nhất Linh.
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Chức năng biểu cảm của
ngôn ngữ văn xi của Tự lực văn đồn (trường hợp Nhất Linh)”, chúng tôi

1


đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ và
chức năng biểu cảm cùng cơ sở thực tiễn là các cơng trình nghiên cứu về
ngôn ngữ văn xuôi Nhất Linh.

Về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ
Trên thế giới, việc nghiên cứu chú ý đến những cách tiếp cận nghệ
thuật mới về nghê thuật thi ca cùng các yếu tố ngôn ngữ trong văn thơ đã có
mầm mống ở nhiều nơi ngay từ đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là nước Nga. Có thể
nói, “Vào đầu thế kỷ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách
tiếp cận mới về nghệ thuật thi ca. Con đường khám phá của họ là dựa vào kết
cấu hình thức để lý giải nội dung ý nghĩa. Đây có thể được coi là một bước
nhảy vọt đáng ghi nhận về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn
học. Lấy những yếu tố mang tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi
như âm luật, vần, câu thơ, đoạn thơ… làm đơn vị khảo sát, trường phái này
thực sự đã coi văn học là nghệ thuật của ngơn ngữ. Đó là sự cụ thể hóa cái cơ
bản nhất của các loại hình văn chương nằm trong định nghĩa mang tính khái
quát “văn học là nhân học” của M. Gooki.
Các nhà hình thức Nga như R. Jacobson, V. Girmunski đã đi sâu
nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng
ngơn ngữ thơng qua các đơn vị cấu trúc hệ thống [17, 5]. Bên cạnh đó, có thể
thấy những luận điểm của Roman Jakobson về chức năng của ngơn ngữ thơ
có vai trị như một cánh cửa gợi mở đường hướng cho các nhà nghiên cứu
bước sang một con đường nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, văn học
Việt thế kỷ XX nói riêng: nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học kết
hợp với lý thuyết về chức năng ngôn ngữ. Bài viết của Roman Jakobson tuy
chưa phân tích vào những dẫn liệu cụ thể nhưng lại có sức thuyết phục bởi tư
tưởng khái quát mang tính định hướng nghiên cứu cho những người muốn
đào sâu khai thác vào địa hạt của văn học, thơ ca từ góc độ ngơn ngữ - một
góc độ dù đã được giới nghiên cứu nhắc đến, vận dụng và khám phá song vẫn
chưa thực sự có nhiều bài nghiên cứu.

2



Như vậy, có thể nói, “Các cơng trình nghiên cứu theo hướng cấu trúcchức năng mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca
thỏa mãn hồn tồn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng
cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngơn ngữ
thơ có thể thực hiện tốt những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu
nghiên cứu mới.” [17, 5]
Ở Việt Nam, cũng có một số cơng trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt
từ góc độ ngơn ngữ, tiêu biểu là chuyên luận “Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du trong truyện Kiều” (1985) của Phan Ngọc [29]. Phan Ngọc đã dùng
những thao tác nghiên cứu định lượng, định tính của ngơn ngữ để tạo ra một
hướng đi hợp lý trong việc đánh giá tác phẩm.
Nói đến các bài viết hoặc cơng trình nghiên cứu, bình luận về văn học
theo hướng nghiên cứu thi pháp hoặc ngơn ngữ học, ngồi Phan Ngọc với
cơng trình nói trên, cịn có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Phan
Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Lý Toàn Thắng… các cuốn “Phong
cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” (2000) [10], “Phong cách
học tiếng Việt hiện đại” (2001) [12], của tác giả Nguyễn Hữu Đạt cũng là
những cơng trình nghiên cứu có giá trị nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu về
văn học từ phương diện phong cách học của ngôn ngữ học.
Về nghiên cứu ngơn ngữ Tự lực văn đồn và Nhất Linh
Các tài liệu nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Nhất Linh khá phong phú.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, khi văn đoàn cho ra mắt các tác phẩm đầu
tiên, đã có nhiều bài phê bình trên các báo, rồi đến sách nghiên cứu, cơng
trình biên soạn… về tự lực văn đoàn cũng như về Nhất Linh. Cho đến nay,
các cơng trình nghiên cứu về Tự lực văn đồn và Nhất Linh khơng chỉ dừng
lại ở báo chí, báo cáo, sách nghiên cứu…mà cịn có các luận án, luận văn.
Cơng trình nghiên cứu về Nhất Linh có thể chia ra thành các giai đoạn:

3



- Giai đoạn trước năm 1945: đây là giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác và
sự nghiệp của Tự lực văn đồn nói chung và Nhất Linh nói riêng. Có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về Nhất Linh như: Dưới mắt tơi (1939) của
trương Chính, là một cây bút phê bình văn học mới thời bấy giờ, Trương
Chính đã dành rất nhiều trang trong nghiên cứu của mình để viết về các tiểu
thuyết nổi bật của nhà văn Nhất Linh như: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Gánh hàng
hoa, Bướm trắng bằng thái độ ca ngợi và trân trọng [4]. Năm 1942, trong
cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng dành một thời lượng rất lớn đánh
giá về Tự lực văn đoàn và sự tiến bộ của Nhất Linh. Ngồi ra cịn có những
trang đánh giá trong Việt Nam học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1943).
Bài báo đánh giá của Trần Thanh Mại trên báo Sông Hương (1937)…Hầu hết
những đánh giá về Tự lực văn đoàn và Nhất Linh trong thời gian này đều ghi
nhận sự mới mẻ trong nội dung và cách tân trong hình thức của tiểu thuyết
Nhất Linh.
- Giai đoạn 1945- trước đổi mới: đây là giao đoạn có bối cảnh xã hội
khá phức tạp, với nhiều tư tưởng đan xen nên những đánh giá, nghiên cứu về
Nhất Linh cũng như Tự lực văn đoàn cũng khơng đồng nhất. Các cơng trình
tiêu biểu như: Văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Phan Cự Đệ, Lược thảo
lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Q Đơn…một số bài nghiên cứu nhỏ
có đề cạo tới Nhất Linh của Nguyễn Đức Đàn, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc,
Nguyễn Văn Xung, Lê Hữu Mục…Chủ yếu xoay quanh vấn đề nội dung của
các tác phẩm Tự Lực văn đoàn cũng như Nhất Linh.
- Giai đoạn từ đổi mới đến nay: Sau đổi mới, những giá trị của tiểu
thuyết Nhất Linh đã được khẳng định lại, rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã
chỉ ra những cái hay, cái đẹp của tiểu thuyết Tự lực văn đồn cũng như Nhất
Linh, khơng chỉ về phương diện nội dung mà hình thức, ngơn ngữ, tư tưởng…
trong tiểu thuyết của Nhất Linh đều được đưa ra nghiên cứu: bài báo: Tự lực
văn đoàn – một kiểu tư duy văn học của Phạm Quang Long (1990), Thêm mấy

4



ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn của Lê Thị Đức Hạnh (1991), Đọc lại
Bướm trắng của Nhất Linh của Đỗ Đức Hiểu (1997). Luận án Những đóng
góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện
đại của Trịnh Hồ Khoa (1996)…
Trong suốt gần một thế kỷ, có rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá về
Nhất Linh cùng các tiểu thuyết của ơng, nhìn chung các nghiên cứu và phê
bình văn học đều khẳng định tài năng cũng như giá trị của tiểu thuyết Nhất
Linh, nhưng phần lớn vẫn đánh giá dựa trên tiến trình lịch sử, ghi nhận đóng
góp của ông đối với việc cải cách văn xuôi Việt Nam, cịn về khía cạnh nghệ
thuật thì vẫn chưa đi sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu, nghiên cứu chức năng biểu cảm của
ngôn ngữ được Nhất Linh sử dụng trong các tác phẩm văn xi, từ đó giải
thích được một phương diện trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, giúp
độc giả, các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về phong cách ngôn
ngữ trong văn xi Nhất Linh
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Thống kê, khảo sát các yếu tố thực hiện chức năng biểu cảm, các từ
ngữ biểu thị tình thái, cấu trúc ngữ, câu biểu thị thái độ, cảm xúc tư tưởng
trong 4 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Nhất Linh.
- Bàn luận và phân tích giá trị của các từ biểu thị tình thái và các cấu
trúc ngữ, câu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chức năng biểu cảm của ngôn ngữ
trong các tác phẩm tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh


5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì luận văn tìm hiểu về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ nên sẽ chỉ
xoay quanh vấn đề phong cách chức năng. Phạm vi nghiên cứu là những tiểu
thuyết, truyện ngắn tiêu biểu mà Nhất Linh đã sáng tác trong thời kỳ đỉnh cao
của sự nghiệp văn chương tức là trong giai đoạn hoạt động của Tự lực văn
đoàn, gồm:
- Gánh hàng hoa (tiểu thuyết)
- Đoạn tuyệt (tiểu thuyết)
- Lạnh lùng (tiểu thuyết)
- Bướm trắng (tiểu thuyết)
Luận văn khảo sát các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm, nhất là các
phương tiện ngôn ngữ biểu thị tình thái (từ, ngữ, kiểu cấu trúc câu) vì các
phương tiện này thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp, thủ pháp
nghiên cứu để thực hiện mục đích nghiên cứu của mình, đó là:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng để miêu tả hành
động ngôn ngữ, cách sử dụng từ, ngữ biểu cảm, trong đó có các từ thuộc 12
loại phương tiện biểu thị tình thái trong 4 tiểu thuyết của Nhất Linh, miêu tả
cách sử dụng câu của tác giả nhằm để thấy rõ được tác dụng của các hành
động ngôn từ, các từ, ngữ, câu trong việc tạo nên tính động, tính tả, tính gợi
cho nhân vật cũng như cho toàn bộ tác phẩm. Phương pháp miêu tả được kết
hợp với việc phân tích câu, phân tích đoạn văn, cách kết hợp bằng – trắc,
cách ngắt ý, ngắt nhịp trong hành động nói năng, góp phần giúp cho người
đọc thấy được dụng ý của tác giả trong việc xây dựng tình huống, xây dựng
nhân vật.

- Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh các yếu tố thể hiện chức
năng biểu cảm, nhất là các loại, nhóm phương tiện biểu thị tình thái trong nội

6


bộ từng tác phẩm để thấy được tần suất sử dụng các loại phương tiện biểu thị
tình thái trong tác phẩm. Sau đó, luận văn so sánh các yếu tố biểu cảm, các
loại, nhóm phương tiện biểu thị tình thái của các tác phẩm với nhau, góp phần
giúp cho người đọc thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong
từng tác phẩm; xem xét sự thay đổi của chức năng biểu cảm trong ngôn ngữ ở
các tác phẩm theo từng thời kỳ. Luận văn cũng so sánh cách dùng từ, đặt câu
của tác giả khi khắc họa mỗi nhân vật để thể hiện những cảm xúc, tình cảm,
thái độ…một cách tinh tế, phù hợp với nhân vật trong từng hồn cảnh, phù
hợp với từng tính cách đặc trưng. Trên cơ sở các kết quả so sánh, chúng tơi
bàn luận về các phương tiện biểu cảm, trong đó có các phương tiện biểu thị
tình thái trong 4 tiểu thuyết của Nhất Linh.
- Thủ pháp thống kê: Thống kê số lượng, tỷ lệ các loại, nhóm phương
tiện biểu thị tình thái trong từng tiểu thuyết. Thống kê tổng số lượng, tỷ lệ các
phương tiện biểu thị tình thái theo loại nhóm của 4 tiểu thuyết.
- Thủ pháp phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ cảnh của ngôn ngữ
học: phân tích các cấu trúc ngữ, câu, cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu
từ... từ đó đi đến các nhận xét, kết luận khái quát.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
- Đây là luận văn đầu tiên thực hiện về đề tài tìm hiểu chức năng biểu
cảm của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của Nhất Linh. Đóng góp vào
việc nghiên cứu, tìm hiểu chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi thông
qua những khảo sát và tìm kiếm đặc điểm của các yếu tố biểu cảm trong văn
xuôi.
- Luận văn đưa đến một cái nhìn sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật

của Nhất Linh, qua đó khẳng định tài năng và sự thành công về mặt ngôn ngữ
mà Nhất Linh đã sử dụng trong các tác phẩm của mình.
- Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về các tác phẩm văn xuôi Nhất Linh và cũng là

7


một tài liệu tham khảo về phong cách, chức năng biểu cảm trong ngôn ngữ
văn học hiện đại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, luận văn gồm có các
chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2. Khảo sát các yếu tố thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ
trong văn xuôi Nhất Linh
Chương 3. Giá trị của chức năng biểu cảm trong các tác phẩm văn xuôi
Nhất Linh

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong Chương 1, luận văn trình bày một số nội dung làm cơ sở lý thuyết
cho đề tài: khái quát về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ (khái niệm chức năng
biểu cảm và quan điểm của tác giả luận văn), một số nội dung về tình thái ngơn
ngữ (các phương tiện tình thái là các yếu tố có chức năng biểu cảm), câu và
phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu, ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến

chức năng biểu cảm, một số nội dung về tính từ và động từ. Đó là những khái
niệm cơ bản, là cơ sở lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu được thực hiện ở
chương 2,3. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày một số vấn đề liên quan đến
đề tài: một số thông tin về Tự lực văn đoàn, giới thiệu về Nhất Linh, những nhân
tố ảnh hưởng đến phong cách văn chương Nhất Linh.
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái quát về Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ
Chức năng biểu cảm là một thuật ngữ ngơn ngữ học cịn tương đối mới mẻ,
các nghiên cứu về chức năng biểu cảm còn chưa được phong phú và đa dạng,
chủ yếu vẫn tồn tại trong khía cạnh lý luận và chưa thực sự đi vào chiều sâu.
Trong phần này, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm chức năng biểu cảm và
những vấn đề liên quan đến lĩnh vực biểu cảm.
1.1.1.1. Khái niệm “chức năng biểu cảm”
Ngồi chức năng cơ bản nhất của ngơn ngữ là chức năng giao tiếp, ngơn
ngữ cịn có một chức năng quan trọng khơng kém đó là chức năng biểu cảm.
Năm 1963, trong cuốn “Poetics” (Thi học), Roman Jakobson đã trình bày
6 chức năng của ngơn ngữ thay cho 3 chức năng mà K.Bühler đã cơng bố trước
đó là: Chức năng hướng tới người nói (Speaker-oriented), chức năng hướng tới
người

nghe

(Hearer-oriented) và

chức

năng

biểu


diễn/

biểu

hiện

(Representative). Nếu như trước đây, K.Bühler nhìn ngơn ngữ một cách máy
móc và cơ giới như là một biểu thức tốn học thì từ Jakobson, ngơn ngữ và chức
9


năng của ngơn ngữ được trình bày và nhìn nhận một cách tự nhiên như chính
bản chất tồn tại của nó từ trước tới nay. 6 chức năng của ngơn ngữ được
Jakobson trình bày là: Emosive (Xúc cảm), Conative (Nhận cảm), Meta –
language (Siêu ngữ), Poetics (Thi pháp), Phatics (kết nối), Refencial (Tham
chiếu). (trích: Các quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ thời kỳ của
hậu cấu trúc luận ) [web1].
Định nghĩa Biểu cảm theo Từ điển tiếng Việt: Biểu cảm (động từ, động ngữ
hoặc tổ hợp tương đương): Biểu hiện tình cảm, cảm xúc (nói khái qt) [43, 98].
Trong Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học, tác giả Diệp Quang Ban đã định
nghĩa về “ Chức năng”, “Biểu cảm” và “chức năng biểu cảm” như sau:
Chức năng: (function): Trong ngữ pháp, cái cách mà một thành tố hoạt
động trong một đơn vị lớn hơn chính nó, mối quan hệ của nó với những thành tố
khác trong đơn vị lớn hơn chính nó, chẳng hạn một từ hay một ngữ xét trong
quan hệ với câu thì nó hoạt động trong chức năng cư sphaps với tư cách chủ
ngữ, hay bổ ngữ; chức năng thường được xem xét trong quan hệ nghịch đối với
„hình thức‟; Trong dụng học (và xã hội học), cái „vai‟ mà một người đảm nhiệm
khi dùng ngơn ngữ trong một tình huống xã hội, trong vai này con người dùng
ngôn ngữ thể hiện thái độ, truyền đạt cảm nghĩ của mình; Trong phân tích
„truyện kể‟, nhât là phân tích cốt truyện, một loại hành động do một kiểu nhân

vật thực hiện, như „người anh hùng cứu thoát một nạn nhân‟ [42, 143].
Biểu cảm (Bộc lộ/ biểu lộ/ expressive): trong lí thuyết về „hành động nói‟,
lớp hành động nói trình bày trạng thái tâm lí của người nói qua việc cảm nhận
một sự vật hay hiện tượng nào đó; „đích ngơn trung của lớp hành động nói này
để lộ một trạng thái tinh thần mà người khác có thể nhận biết được việc người
nói phản ứng với sự vật hay hiện tượng mà người nói cảm nhận [42, 73].
Chức năng biểu cảm (chức năng bộc lộ/ expressive function/ chức năng
liên nhân/ interpersonal function): Trong việc phân tích ngơn ngữ trong giao tiếp
(phân tích diễn ngơn), việc sử dụng ngơn ngữ để thiết lập và duy trì quan hệ xã
hội trong giao tiếp, hoặc tác động đến người nhận (ngôi thứ hai), như: Anh mở
10


hộ tôi cái cửa sổ, hoặc nêu thái độ của người phát đối với sự việc được nói đến
trong phát ngơn, như Có lẽ mai Tị mới về (tỏ ra chưa tin chắc vào việc “Tị về
vào ngày mai”). Chức năng liên nhân cũng gọi là chức năng tương tác hay chức
năng bộc lộ (cũng dịch là chức năng biểu cảm), hay chức năng bộc lộ - xã hội
[42, 145].
Roman Jakobson cũng từng trình bày về chức năng biểu cảm như sau:
Cái chức năng được gọi là bày tỏ hay biểu cảm vốn tập trung vào người
gửi, nhằm trực tiếp biểu đạt thái độ của người nói với cái đang được nói đến. Nó
nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đấy, có thể là thật hay giả vờ; vì vậy, có lẽ nên
dùng thuật ngữ chức năng “biểu cảm” (émotive)…hơn là thuật ngữ chức năng
“cảm xúc” (émotionnelle). Cái tầng lớp thuần túy biểu cảm trong ngôn ngữ được
đại diện bằng các thán từ…một người nói, trong khi sử dụng những yếu tố biểu
cảm để tỏ ý mỉa mai, hay tức giận, rõ ràng là có chuyển đạt một thơng báo nào
đấy…[41, 52].
1.1.1.2. Quan điểm của tác giả luận văn
Dựa vào những nghiên cứu đã có, tơi xin phép được đưa ra định nghĩa của
mình về chức năng biểu cảm như sau: chức năng biểu cảm là việc biểu lộ thái

độ, cảm xúc, sự tương tác của người nói đối với một hay nhiều sự vật, hiện
tượng hoặc với đối tượng giao tiếp, thái độ bộc lộ có thể được thể hiện thơng
qua ngơn ngữ (tình thái) và (hoặc) thể hiện thông qua nội dung, ngữ điệu. Chức
năng biểu cảm cũng chính là chức năng bộc lộ thái độ, cảm xúc.
1.1.2. Tình thái trong ngơn ngữ
1.1.2.1. Khái niệm tình thái
Tình thái không phải là một vấn đề lý thuyết mới mà đã có từ lâu với rất
nhiều quan điểm của các nhà ngơn ngữ thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra rằng: “Trong những năm gần đây,
tình thái nổi lên như một trong những trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học.
Điều này được lí giải trong xu hướng chung của ngơn ngữ học là muốn mở rộng
đối tượng nghiên cứu…Có thể nói sự quan tâm đến tình thái là một tất yếu trong
11


q trình phát triển của ngơn ngữ học. Bởi lẽ nếu khơng quan tâm đến các bình
diện của tình thái thì chúng ta sẽ khơng thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ
với tư cách là công cụ để con người phản ánh thế giới trong hoạt động nhận
thức và tương tác xã hội” [19, 74]
Tác giả Đinh Văn Đức cho rằng: “Tình thái vốn là khái niệm ngữ nghĩa
của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp. Theo đó, cơ cấu nghĩa của câu truyền
thống được chia ra làm hai lớp: a) lớp nghĩa ngôn liệu (dictum) gắn với việc
miêu tả mệnh đề, b) lớp nghĩa tình thái (modus) gắn với việc đối chiếu nội dung
ngôn ngữ với thực tại qua thái độ người nói” [16, 217]
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nguyễn Văn Hiệp đã
phân tình thái làm hai dạng là tình thái trong logic hay cịn gọi là tình thái khách
quan, phản ánh cái nhìn logic học về nội dung của câu và tính thái trong ngơn
ngữ cịn gọi là tình thái chủ quan. Tình thái trong logic loại trừ vai trị của người
nói, các phán đốn mà câu biểu thị được phân nhóm dựa trên 3 tiêu chí là tính
khả năng, tính tất yếu và tính hiện thực. Ngược lại, tình thái trong ngơn ngữ thể

hiện vai trị của người nói đối với nội dung được đề cập đến trong câu. Tình thái
trong ngôn ngữ về cơ bản cũng dựa trên 3 tiêu chí như với tình thái trong logic,
khác ở chỗ người nói hoặc nêu lên bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ
sở cho cam kết nào đó đối với tính chân thực của điều được nói ra trong câu
hoặc thể hiện thái độ của mình đối với điều được nói đến trong câu.
Hiện nay, rất nhiều khái niệm tình thái được đưa ra bởi các nhà nghiên
cứu ngơn ngữ học. Nhưng dù có những khác nhau như thế nào thì các cách định
nghĩa này vẫn có những đặc điểm chung đó là: Tình thái là để chỉ một phạm trù
ngữ nghĩa rộng lớn, xoay quanh mối quan hệ giữa người nói – nội dung phát
ngơn – thực tế. Trong đó vai trị của người nói ln được đề cao.
Theo Nguyễn Văn Hiệp, tình thái trong ngơn ngữ có sự tồn tại của một số
đối lập chủ yếu, đó là: Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa.
Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản. Đối lập giữa tình thái
hướng tác thể và tình thái hướng người nói. Những đối lập tình thái mang tính
12


chủ quan, thể hiện quan điểm cá nhân của người nói đối với nội dung được nói
đến trong câu như: đánh giá tích cực/ tiêu cực sự tình; đánh giá về chủng loại
nghèo nàn/ phong phú; đánh giá về lượng ít/ nhiều; đánh giá về thời điểm sớm/
muộn;…Tất cả những kiểu đánh giá này đều được tựu trung là tình thái thuộc
phạm vi nghĩa học.
1.1.2.2. Các phương tiện biểu thị ý nghĩa, tình thái trong tiếng Việt
Trên thế giới có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ngơn ngữ khác nhau
nhưng hầu như ngôn ngữ nào cũng đều tồn tại các phương tiện biểu thị tình thái
với những đặc điểm chung dựa trên 3 phương tiện chính là phương tiện từ vựng,
phương tiện ngữ pháp và phương tiện ngữ điệu.
Tiếng Việt là loại ngơn ngữ đơn lập, nên có hiện hữu phương tiện biểu thị
tình thái khá rõ ràng:
1, Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, đang sẽ, vừa, mới,

cũng, từng, đếch, rắt, ắt, bè bỗng, đều, hề, hơi, hẵng, không, ứ, càng, chẳng,
chưa, cùng, cứ, cũng, chỉ, lại vẫn, đi, lên, ra,…
2, Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: đinh, toan,
cố, muốn, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ, chớm, ngưng, ngừng, nghỉ, dứt, chợt,
bật, phát, đâm ra, đâm, cố tình, giả bộ, dám, lỡ, trót, nỡ, thành ra, thèm muốn,
mong, ước, ngại, lo, dự định, định bụng, quyết, nhất định, thà sắp, toan, st,
chực, hịng thơi, quyết, nhất định, thơi, bèn, hịng.
3, Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: Tôi e
rằng, tội nghĩ rằng, tôi sợ rằng
4, Các quán ngữ tình thái: Ngó bộ, nói gì thì nói, thảo nào, tội gì, đằng,
thành ra, kể ra, hơi đâu, may mà, làm như thể, nhỡ ra, thì ra, có mà, nào ngờ,
cấm bao giờ, dáng hẳn, có lẽ, tội gì, ai lại đi, việc gì thì chết, cái đà này, mới
được, thì dù có vậy, vậy thì,…
5, Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành: đề nghị, van, xin, ra
lệnh, yêu cầu,…
6, Các thán từ: ôi, á, ố, ôi trời, chao ôi, eo ôi,…
13


7, Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ: ừ, nhỉ, nhé, thôi,
chứ, đi, cũng nên, thì chết, lại cịn, mất, thật, đây đấy, chắc, hẳn, nào, với, vậy,
mà, ấy, thế ạ, đâu, chán, chăng, phỏng, ru, sao, hả, chắc, xem, đi, nữa, này, thật,
đấy, cả, quá, a, kia, nghe,…
8, Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái
(là), đáng buồn (là), đáng tiếc (là), đáng mừng (là),…
9, Các trợ từ: những, mỗi, đã, được, mất, mới, lại, đến,…
10, Các đại từ nghi vấn được dùng trong các câu phủ định, bác bỏ: P làm
gì? P thế nào được?, các liên từ dùng câu hỏi: hay P? Hay là P?,…
11, Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: Mua cha nó rồi, hỏi cái đếch gì,…
12, Kiều câu điều kiện, giả định: Nếu…thì, giá…thì, cứ…thì,…

Đây là quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp về các phương tiện biểu thị tình
thái trong tiếng Việt được viết trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp.
Cịn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2010, tác giả Đinh Văn Đức có chia từ loại tiếng Việt làm ba loại là
thực từ, hư từ và thán từ. Quan sát 12 loại phương tiện biểu thị tính thái mà tác
giả Nguyễn Văn Hiệp đã nêu ở trên, kết hợp với cách phân chia từ loại của tác
giả Đinh Văn Đức cùng với việc xem xét chức năng, vai trò của các phương tiện
biểu thị tính thái trong các tác phẩm của Nhất Linh, chúng tơi xếp 12 loại
phương tiện biểu thị tình thái này vào ba nhóm để khảo sát:
Nhóm 1: Gồm các phương tiện biểu thị tình thái loại 2, 3, 5, 8, 11. Là các vị
từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ, các vị từ chỉ thái độ mệnh đề
trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề, các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn
hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời…), các vị từ đánh giá và các tổ
hợp có tính đánh giá, các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái. Các phương tiện
biểu thị tình thái nhóm 1 đều là các thực từ, chúng mang ý nghĩa từ vựng và ý
nghĩa ngữ pháp. Các phương tiện này đều tham gia vào cấu trúc của đoản ngữ và
đều có khả năng đứng làm trung tâm của đoản ngữ (động ngữ hoặc tính ngữ),
đều tập hợp xung quanh chúng những yếu tố phụ trong một kết cấu tự do. Vì là
14


thực từ nên chúng có chức năng làm thành phần câu và góp phần biểu thị chủ đề
của câu.
Nhóm 2: Gồm các phương tiện biểu thị tình thái loại 1, 4, 10, 12. Cụ thể là:
các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, các quán ngữ tình thái, các liên từ
trong các câu hỏi (Hay P?; Hay là P?), kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì,
giá…thì, cứ…thì…Với các phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2, chúng là các
hư từ nên chúng thiên về việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Các phương tiện này
không làm trung tâm của đoản ngữ nhưng có thể làm thành tố phụ một cách giới
hạn trong đoản ngữ (ví dụ các phó từ: đã, đang sẽ…dùng làm cơng cụ ngữ pháp

để phân suất m ột vài khía cạnh ngữ pháp cho thực từ, cụ thể ở đây là khía cạnh
thời gian). Về cơ bản, các phương tiện này được dùng làm yếu tố liên kết cú
pháp và là chất xúc tác cho việc liên kết từ trong ngữ lưu qua các loại hình cấu
trúc ngữ pháp. Ở trong câu, các phương tiện này khơng có khả năng độc lập tạo
ra câu, cũng khơng làm thành phần câu, do đó chúng khơng biểu thị chủ đề của
câu mà chúng chỉ có tác dụng liên kết, đưa đẩy sự tình trong câu mà thơi.
Nhóm 3: Các thán từ, các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp các đặc ngữ
tương đương, các trợ từ. Theo quan điểm truyền thống thì các phương tiện này
khơng có ý nghĩa từ vựng và cũng khơng có ý nghĩa ngữ pháp. Chúng được sử
dụng một các linh hoạt ở trong câu chú không cố định một chỗ nên các phương
tiện này thiên về công cụ của ngữ nghĩa học. Về mặt chức năng, chúng không
tham gia vào cấu trúc của đoản ngữ và cũng khơng có khả năng làm thành phần
câu nên không biểu thị chủ đề của câu mà chỉ diễn tả mối quan hệ của người nói
với sự tình của phát ngơn
1.1.3. Câu và phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa của câu
Ngoài những từ biểu thị tình thái thì thái độ, tình cảm và tư tưởng của
nhân vật còn được thể hiện, gửi gắm trong các cấu trúc ngữ, cấu trúc câu.
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt – câu” tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng
câu lệ thuộc vào ngôn từ. Câu bao giờ cũng mang tính tình thái: “Tính tình thái
là phạm trù của câu. Ở trong dạng tiềm tàng nó có mặt trong tất cả các kiểu
15


câu. Qua câu người nhận hiểu rõ người nói có thái độ như thế nào đối với sự
đánh giá của mình (đúng hay sai, tin hay ngờ, ước đốn hay đã tồn tại thực,
khun bảo hay ra lệnh…)(…) Tính tình thái của câu bắt nguồn từ sự tương ứng
của nội dung câu và bối cảnh phi ngôn ngữ thông qua tư duy. Ý nghĩa của phạm
trù tính tình thái khơng phải chỉ gắn với các thế của vị ngữ động từ mà nó gắn
với tồn bộ các thành phần câu. Dùng một phương tiện nào đó để bộc lộ ý nghĩa
tình thái đồng thời cũng là bổ sung thêm yếu tố mơ hình câu” [31, 30-31].

Trong bài viết “Vấn đề tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa
của trợ từ tiếng Việt”, Phạm Hùng Việt cho rằng, phương tiện biểu thị ý nghĩa
của câu bao gồm:
- Phương tiện ngữ âm: Dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ tình
cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý.
- Phương tiện ngữ pháp: Đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của câu để thể hiện
ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm nhấn nào đó trong phát ngơn.
- Phương tiện từ vựng: Động từ tình thái (muốn, toan, định, hòng…), phụ
từ (đã, đang, sẽ, vẫn, cũng), thán từ (chà, ôi!, chao!…) và một số đơn vị khác
(có lẽ, có thể, huống chi, huống hồ…)
- Có thể nói rằng tính tình thái có mặt trong hầu hết các kiểu câu, người
phát ngơn có thể thể hiện thái độ tình cảm của mình thơng qua nhiều loại
phương tiện truyền tải như ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng và ngữ pháp. Và điều này
đã được Nhất Linh vận dụng rất thuần thục nhằm tạo nên những sắc thái đa
dạng, từ đơn giản đến phức tạp cho các nhân vật của mình.
1.1.4. Ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến chức năng biểu cảm
1.1.4.1. Ngữ cảnh
Trong từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Ngữ cảnh được định nghĩa như sau:
Ngữ cảnh (context) Trong cách hiểu chung nhất, cái môi trường chung
quanh một yếu tố ngôn ngữ đang xét, được phân biệt thành ba trường hợp cụ
thể: „ngữ cảnh ngữ âm‟, „ ngữ cảnh của phát ngơn‟ (hay đồng văn bản), „ngữ
cảnh tình huống‟ (hay „tình huống‟) [42, 368]. Đây là định nghĩa chung nhất của
16


ngữ cảnh, còn theo David Nunan trong cuốn Dẫn nhập phân tích diễn ngơn thì
ngữ cảnh là một khái niệm quan trọng trong phân tích diễn ngơn. Ngữ cảnh quy
chiếu về tình huống gây ra diễn ngơn và tình huống trong đó diễn ngơn được gắn
vào. Có hai loại ngữ cảnh khác nhau: loại thứ nhất là ngữ cảnh ngôn ngữ- ngôn
ngữ bao quanh hoặc đi kèm với sản phẩm diễn ngơn đang được phân tích; loại

thứ hai là ngữ cảnh phi ngôn ngữ hoặc ngữ cảnh thuộc về kinh nghiệm mà trong
đó diễn ngơn xảy ra. Các ngữ cảnh phi ngơn ngữ gồm có: kiểu loại của sự giao
tiếp (ví dụ: truyện cười, câu chuyện, bài thuyết trình, lời chào hỏi, hội thoại), đề
tài, mục đích của sự kiện bối cảnh gồm: vị trí, thời gian trong ngày, mùa trong
năm và những phương diện vật lý của tình huống (ví dụ: kích thước của căn
phịng, sự bố trí đồ đạc); những người tham dự giao tiếp và những mối quan hệ
giữa họ; những hiểu biết cơ sở và những giả định làm cơ sở cho sự kiện giao tiếp
[30, 22-23].
Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ngữ cảnh là
những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi diễn ngơn” và ngữ
cảnh là một tổng thể những hợp phần: nhân vật giao tiếp và vai giao tiếp [3, 15]
Ngữ cảnh là một trong những khía cạnh tác động đến chức năng biểu cảm,
nên tìm hiểu về chức năng biểu cảm thì khơng thể khơng nhắc đến ngữ cảnh.
1.1.4.2. Phân tích diễn ngơn
Diễn ngôn là chỉ ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ được sử dụng trong
ngữ cảnh văn hóa-xã hội.
Theo Teun Adrianus Van Dijk một học giả ngôn ngữ học văn bản người
Hà Lan thì “Diễn ngơn là sự kiện giao tiếp giữa người nói và người nghe (người
quan sát…), trong quá trình hành động giáo tiếp trong ngữ cảnh khơng gian
thời gian nhất định” [web 5]
Khái niệm phân tích diễn ngơn được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ
ngôn ngữ học như sau: Phân tích diễn ngơn (discourse analysis) cách tiếp cận
thuộc phương pháp luận (chưa được đồng thuận xác nhận như một lý thuyết) đối
với việc phân tích ngơn ngữ trên bậc câu, bao gồm cả các tiêu chuẩn như „liên
17


kết‟ (cohesion- gồm hồi chiếu, thay thế), „mạch lạc‟ (coherence), „mạng mạch‟
(texture)…, có tính đến mối quan hệ với tình huống bên ngoài và các quy ước xã
hội ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ [42, 401]

Trong cơng trình dụng học – Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ,
George Yule thuộc Đại học Tổng hợp Oxford đã trình bày khái qt: “phân tích
diễn ngôn (discourse analysis) bao trùm một phạm vi hoạt động cực kỳ rộng
lớn” và “khi hạn chế trong các vấn đề về ngơn ngữ, phân tích diễn ngơn tập
trung vào cái được ghi lại (nói hoặc viết) của q trình, theo đó ngơn ngữ được
dùng trong một số ngữ cảnh để diễn đạt ý định”
Yule phân tích: “Đương nhiên có sự quan tâm nhiều đến cấu trúc của
diễn ngôn, chủ yếu là chú ý cụ thể đến cái tạo nên một văn bản có hình thức tốt.
Bên trong góc độ cấu trúc này, tiêu điểm là ở các đề tài như là những nối kết
tường minh giữa các câu trong một văn bản tạo nên sự liên kết, hoặc là ở các
yếu tố của tổ chức văn bản chẳng hạn như đặc tính của kể chuyện khác nhau
như thế nào với cách diễn đạt ý kiến hay các loại hình văn bản khác”.
Ơng cho rằng trong nghiên cứu diễn ngơn, quan điểm dụng học được sử
dụng một cách chuyên môn hơn. Vì thế, “để nghiên cứu mặt dụng học của diễn
ngôn, chúng ta phải đi xa hơn những mối quan tâm sơ khởi về mặt xã hội của sự
tương tác và của việc phân tích hội thoại, phải nhìn vào đằng sau những hình
thức và những cấu trúc có mặt trong văn bản, và chú ý nhiều hon đến những
khái niệm tâm lý như kiến thức nền, niềm tin và sự mong đợi. Trong dụng học
của diễn ngôn, chúng ta nhất thiết phải khám phá những gì người nói hay người
viết có trong đầu”.
1.1.4.3. Phân tích hội thoại
Phân tích hội thoại (conversation analysis), phân tích hội thoại được khởi
xướng ở Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ XX về sau cũng được triển khai ở
Châu Âu. Nghiên cứu phân tích hộ thoại bao gồm một số phân tích xã hội học,
đối tượng của nó khơng chỉ thuần túy là sự miêu tả mặt hình thức về từ ngữ
trong các lời hội thoại mà còn là những yếu tố về mặt xã hội học trong các thủ
tục tiến hành hội thoại [3, 402].
18



×